KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Bình Định: Bắt 01 đối tượng phản động chống phá Nhà nước Việt Nam



Tối 28, rạng sáng ngày 29/8/2018, dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Công an, Công an tỉnh Bình Định phối hợp Công an tỉnh Phú Yên đã bắt giữ đối tượng Lê Quốc Bình (sinh năm 1974, hộ khẩu thường trú tại Tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), đối tượng tham gia tổ chức khủng bố Việt Tân, từ Campuchia vượt biên về nước, mang theo nhiều vũ khí nhằm hoạt động khủng bố, phá hoại.


Bình Định: Bắt 01 đối tượng phản động chống phá Nhà nước Việt Nam
Đối tượng Lê Quốc Bình.
Khám xét người, nơi ở của đối tượng, Công an tỉnh Bình Định thu giữ 02 súng quân dụng, 07 súng hơi và hơn 500 viên đạn các loại; 01 xe mô tô phân khối lớn (nhãn hiệu Honda, dung tích 300cc) cùng nhiều tài liệu có nội dung phản động chống phá Nhà nước Việt Nam. Tại cơ quan Công an, đối tượng Lê Quốc Bình đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội.

Bình Định: Bắt 01 đối tượng phản động chống phá Nhà nước Việt Nam
Tang vật thu giữ được của đối tượng Lê Quốc Bình.
Hiện vụ việc đang được Công an tỉnh Bình Định tiếp tục điều tra mở rộng, làm rõ theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

Gia Lai: Mụ đàn bà lương tri có hạn nhưng khốn nạn vô biên!

Mụ là một phụ nữ trung niên, ngoại hình xuề xòa, không được sạch sẽ lắm, khá xúc phạm người nhìn nhưng được cái sắc miệng… Mụ thích chửi - xem đó là một nghề, mụ chửi trời, chửi đất, chửi những gì xem là tôn nghiêm nhất của đất nước này… Khi chửi, mụ phun lên biết bao thứ ô uế, tởm lợm nhất của người đàn bà; “sinh động” hơn, mụ dở chiêu bài quen thuộc, tụt quần, gào thét “làng nước ơi! cán bộ hiếp dâm!” 

Gia Lai: Mụ đàn bà lương tri có hạn nhưng khốn nạn vô biên!
Vợ chồng Vũ Đức Mượt - Nguyễn Thị Huệ
Mụ là Nguyễn Thị Huệ, sinh năm Mậu Thân, cầm tinh con khỉ (1968), hiện đang sống ảo tưởng tại thôn Kim Thành, xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Chả biết từ hồi nào, với trình độ đang bậc tiểu học (4/12), mụ bắt đầu dấn thân vào con đường chính chị, chính em. Cùng sự hỗ trợ đắc lực từ chiếc sờ mát phôn, hệ thống Internet, cùng việc học luật trên mạng, mụ lập hàng loạt phây búc như “ Công lí về tôi”, “Thuong Nguyen Hue”, “Nguyễn Thị Huệ”…vân vân và mây mây. Tự bao giờ mụ biến nó thành công cụ kiếm cơm, xem đó là một phần không thể thiếu của cuộc đời mụ. Nhờ tính năng tán phát rộng của ứng dụng này, mụ bắt đầu rống lên, mụ than thân, trách phận, rằng xã hội thiếu công bằng với gia đình mụ. 
Qua những nguồn lượm lặt được biết, giữa năm 2014 được đánh dấu là “mốc son chói lọi” trên con đường “chính trị” của Huệ tỉ, mụ là bị hại trong một vụ án cưỡng đoạt tài sản. Mặc dù các cơ quan chức năng đã xét xử đúng người, đúng tội, trả lại công bằng - những gì mụ đáng được hưởng, nhưng với bản tính tham lam của mình, mụ không chấp nhận… Mụ bắt đầu chiêu bài khiếu kiện với bản án, vu khống các cơ quan làm trái pháp luật, làm sai, bỏ lọt tội phạm. Như một quy luật, mụ liên kết, cộng hưởng với các đối tượng khiếu kiện phức tạp, kéo dài ở các địa phương của tỉnh Gia Lai, để nâng cao thanh thế “dân oan” của mình. Từ đó, đám nhố nhăng, loi nhoi này thường xuyên rồng rắn kéo nhau lên Trụ sở tiếp công dân tỉnh Gia Lai, gây hấn, quay phim, vu cáo, xúc phạm đến lãnh đạo của tỉnh, các cơ quan của Đảng và Nhà nước. 

Gia Lai: Mụ đàn bà lương tri có hạn nhưng khốn nạn vô biên!
Con gái Vũ Thị Thương (1999) cũng bị lôi kéo vào những hoạt động chống phá.
Trong những lần như thế, mụ lôi kéo chồng và cô con gái út phát triển không bình thường của mình (nghe bảo còn bị bệnh tim) tham gia; biến gia đình nhỏ của mình thành “gia đình chống phá”. Cô con gái nhỏ người, thở không ra hơi nhưng sắc miệng của mụ, với phây “Vũ Quỳnh Thương” thực hiện nhiệm vụ với lai chim, kiêm “phát thanh viên”, tiến hành chia sẻ, kêu gọi “cộng đồng mạng”, mà thực chất là các đối tượng “rận chủ”, nhân quyền nửa mùa, các tổ chức phản động để cổ vũ, phát tán các clip đó. Thế mới kinh! 
Có điều tôi cứ suy nghĩ mãi, tại sao mụ lại có thể lôi kéo con gái yếu đuối của mụ vào con đường này, mà đúng ra với tư cách, vai trò làm mẹ, tình mẫu tử thiêng liêng của mình… thì mụ không nên lôi kéo, ép buộc, phải để con gái của mình tránh xa những thị phi, xấu xa này. Bởi lẽ, với tuổi đời đôi mươi của nó, thì tiếp tục học tập, vui chơi cùng bạn bè đồng trang lứa, cho thỏa tuổi thanh xuân thì đáng quý. Phải chăng, mụ muốn biến con gái mình thành công cụ, phương tiện chống phá? Mụ muốn lấy sự khuyết tật, đau ốm của nó để kêu gọi xã hội rủ lòng thương, để các lực lượng chức năng “không dám” động chạm vào con gái mụ. Làm mẹ mà cay nghiệt, đốn mạt như thế, thì đúng là lương tri có hạn, nhưng khốn nạn vô biên, đúng không quý zị!?
Sau một thời gian "tâm thần chính trị", nhờ các hoạt động lai chim, “tự sướng” của mình, mụ dần dần có chút tiếng tăm ít nhiều trong làng chống Cộng, ba que xỏ lá. Mụ bắt đầu liên hệ hay bị các đối tượng phản động trong và ngoài nước móc nối, hướng dẫn chống phá. Trong nhiều lần khiếu kiện vượt cấp tại Hà Nội mụ gặp kẻ “cái gì cũng biết, trừ luật” như Vũ Mạnh Tuấn, Trần Phương Yến, Ngô Văn Dũng… - thành viên của tổ chức phản động “Phong trào chấn hưng nước Việt”. Khi được chúng hà hơi, tiếp sức, cổ vũ và giúp mụ tư vấn pháp lý, khiếu kiện, mụ sướng rên người! He..he…
Có người đã từng nói rằng "Lòng nhiệt tình cộng với sự ngu dốt bằng sự phá hoại". Thế nên con đường chống phá theo cách ảo tưởng, điên rồ của mụ sẽ sớm có kết cục cũng bi đát, nhục nhã mà thôi. Chuyện về mụ còn dài và khôi hài hơn nữa… tôi sẽ nói sau, thưa quý zị! 

ĐỜI CÁT

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

Mọi “kịch bản” biểu tình phi pháp đều thất bại trước khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam


Gần đây trên mạng xã hội, các thế lực thù địch và phản động kêu gọi "tổng biểu tình" toàn quốc dịp 02/9. Không chỉ lợi dụng mạng xã hội để hô hào, các thế lực này còn "tuyên bố" sẽ liên tiếp phát động biểu tình đến khi nào lật đổ được chế độ cộng sản ở Việt Nam mới thôi.


Nhưng dù các thế lực thù địch có kêu gọi đến đâu, đưa ra những kịch bản gì thì với người dân Việt Nam yêu nước chân chính, đó chỉ là những chiêu trò phá hoại lố bịch sớm bị lên án, tẩy chay và thất bại trước khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

Những kịch bản ảo tưởng, dối lừa

Cái gọi là lời kêu gọi “tổng biểu tình” ban đầu xuất phát từ ý kiến của một số nhân vật chống cộng cực đoan từ nước ngoài, sau đó được một vài tổ chức khủng bố và phản động nước ngoài "tát nước theo mưa", trong đó có tổ chức Việt Tân và cái gọi là "Chính phủ lâm thời quốc gia" do Đào Minh Quân cầm đầu. Những ngày vừa qua, lợi dụng mạng xã hội, các thế lực thù địch đã ráo riết kêu gọi, hô hào người dân trong nước “hưởng ứng”. Song, lo ngại không lôi kéo được ai trong không khí cả nước đang náo nức chuẩn bị nghỉ lễ 02/9 Tết Độc lập, các phần tử phản động, cơ hội chuyển sang phương án thứ hai, kêu gọi "tổng biểu tình" vào ngày 04/9. Từ nước ngoài, các thế lực thù địch tiếp tục “chiêu binh”“hiến kế”, xúi giục người dân những hành vi vi phạm pháp luật hết sức nguy hiểm. Chúng công khai tuyên bố rằng, đây là cuộc biểu tình để lật đổ chế độ, rồi kêu gọi người dân mang theo bom xăng, vũ khí để tự vệ “ôn hòa”!

Mọi “kịch bản” biểu tình phi pháp đều thất bại trước khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam

Không khó để nhận thấy hầu hết các lời kêu gọi đều xuất phát từ nước ngoài và từ những kẻ cực đoan, ngông cuồng, ảo tưởng, thậm chí hoang tưởng chính trị. Một hòa thượng từ hải ngoại còn “lạc quan” đưa ra những con số lừa dối, mị dân: Chỉ sau 8 ngày, bản kiến nghị yêu cầu Mỹ “giải thể chế độ Cộng sản Việt Nam” mà ông ta soạn thảo đã thu được một triệu chữ ký.

Một trang mạng xã hội phản động có tên “Phong trào Dân trị” thì hướng dẫn người dân sử dụng bạo lực khi tham gia biểu tình và đe dọa các lực lượng chức năng phải cẩn trọng để bảo đảm an toàn tính mạng. Chúng đặt vấn đề người dân cần “mang gì khi đi biểu tình” để rồi hướng dẫn người dân không nên “chỉ dám nói chứ không dám làm”“thà hy sinh một lần để các thế hệ mai sau được thừa hưởng”... Chúng hướng dẫn người biểu tình mang mũ bảo hiểm nhằm bảo vệ đầu khi bị trấn áp và đó cũng sẽ là vũ khí để chống vào lực lượng chức năng. Chúng cũng hướng dẫn người biểu tình mang khẩu trang để không bị ghi hình nhưng lại khuyên họ mang theo gạch, đá, xăng, dao, gậy… Chúng xúi giục: “Tinh thần biểu tình là ôn hòa nhưng chúng ta sẽ không ngại ngần gì cho lực lượng chức năng ăn gạch đá, bom xăng như Bình Thuận đã làm”.

Cảnh giác và đấu tranh kiên quyết

Những lời kêu gọi nêu trên cho dù phần nhiều là giả dối, lừa dân, mang tính kích động nhưng có một điểm chung là các thế lực thù địch vẫn không từ bỏ âm mưu lôi kéo người dân tham gia các hoạt động biểu tình phi pháp để chống phá chính quyền theo mô hình cách mạng đường phố. Từ các cuộc biểu tình, chúng sẽ tạo ra điểm nóng, tạo ra bạo loạn chính trị tiến tới lật đổ chính quyền. Chúng thể hiện rõ mục tiêu lâu dài đó khi thông báo sẽ còn kêu gọi biểu tình cho đến khi lật đổ chế độ cộng sản mới thôi.

Những năm gần đây, chúng đã nhiều lần thực hiện âm mưu, thủ đoạn thâm độc này. Tuy nhiên, các lần kêu gọi của chúng đều bị thất bại trước sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, với thế trận an ninh nhân dân gắn với quốc phòng toàn dân vững chắc, cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Ngay cả ở một vài địa phương để xảy ra những vụ tụ tập, gây rối thì số người tham gia cũng chỉ là cá biệt, là số ít so với đông đảo quần chúng nhân dân tiến bộ, chân chính vẫn tuyệt đại đa số tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, ở đường lối đổi mới đất nước. Bao nhiêu chiến dịch “chuyển lửa về quê nhà”, bao nhiêu lời kêu gọi lật đổ chế độ để mang về tự do, dân chủ, nhân quyền… của các lực lượng từ bên ngoài sau cùng chỉ mang lại đau khổ, bất hạnh, sự lầm đường đến đáng thương của một số người dân nhẹ dạ, cả tin. Bao nhiêu viễn cảnh "ngồi mát ăn bát vàng" mà chúng vẽ ra đều chỉ là trò lừa phỉnh để những người dân nghèo sa vòng lao lý, đánh mất cả tương lai và cuộc sống bình thường.

Đất nước Việt Nam sau 73 năm độc lập, đổi mới ngày càng phát triển và hoàn thiện, xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Nhà nước pháp quyền của Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm đấu tranh với những chiêu trò phá hoại, lật đổ nên người dân Việt Nam luôn đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, tinh thần cảnh giác, chủ động đấu tranh kiên quyết với những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Với truyền thống dân tộc, Nhà nước Việt Nam cũng có kinh nghiệm để ứng xử nhân văn, mang tính giáo dục cao với những người dân bị kích động, lôi kéo. Những lời kêu gọi “tổng biểu tình” dù thâm hiểm nhưng xét cho cùng chắc chắn cũng sẽ thất bại trước sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, của thế trận an ninh nhân dân, của sự chủ động, kịp thời rút kinh nghiệm sau những chiêu trò, thủ đoạn mà chúng thực hiện ở Bình Thuận và một số tỉnh, thành phố thời gian vừa qua.

Với mỗi người dân yêu nước chân chính, thực tiễn một số cuộc biểu tình thời gian qua đã cho thấy một sự thật là chưa bao giờ những lời kêu gọi đó mang lại điều gì tốt đẹp cho đất nước mà chỉ là sự dối lừa, kích động, gây ra những điều xấu xa, kìm hãm sự phát triển của đất nước, ảnh hưởng xấu tới hình ảnh một đất nước Việt Nam hòa bình, thân thiện, an toàn trong mắt du khách và bạn bè quốc tế. Đã đến lúc, không chỉ người dân ở các đô thị mà cả người dân ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa cũng phải cảnh giác trước trò kêu gọi, lôi kéo đi biểu tình của chúng. Chưa có một vùng quê nào, một địa phương nào thu lượm được điều gì tốt đẹp từ những cuộc tụ tập, tuần hành, gây rối và đập phá có bàn tay của các thế lực từ nước ngoài. Người dân cũng phải hết sức cảnh giác với những lời xúi giục mang theo hung khí, gạch, đá, chai xăng… vì với hành vi này sẽ rất dễ dẫn đến vi phạm pháp luật hình sự và bị khởi tố bởi các tội danh rất nặng như chống người thi hành công vụ, tội bạo loạn… theo quy định của pháp luật.


Chính quyền cơ sở, các lực lượng vũ trang và toàn thể nhân dân phải chủ động, nhạy bén, kịp thời hơn nữa trong phát hiện, xử lý kiên quyết, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của chúng. Trong đó, cần chủ động nắm bắt thông tin và bảo đảm an toàn thông tin tốt hơn nữa trên mạng xã hội, không để kẻ xấu biến mạng xã hội thành môi trường tán phát, kích động biểu tình. Với những đối tượng cầm đầu kêu gọi biểu tình và chuẩn bị biểu tình, cần phải bị xử lý nghiêm khắc hơn nữa, kịp thời khởi tố các vụ án hình sự có đủ căn cứ gắn với tội bạo loạn, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, không thể nương nhẹ hoặc dung túng để chúng tiếp tục quá mù ra mưa, nhất là không để một số đối tượng cực đoan, cầm đầu tiếp tục “nhảy múa trên thanh gươm pháp luật”, kêu gọi bạo lực để phá hoại cuộc sống yên bình của người dân trong ngày Tết Độc lập đầy ý nghĩa.

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018

Nhận diện mưu đồ, thủ đoạn kêu gọi xuống đường dịp 02-9



Càng gần đến ngày Quốc khánh, trên mạng internet lại xuất hiện những bài viết, video có nội dung kích động người dân xuống đường dưới danh nghĩa “thể hiện lòng yêu nước”. Lời lẽ những bài viết dùng những từ ngữ thiếu văn hóa, miệt thị chế độ, đả kích lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cho rằng lễ Quốc khánh là dịp để người dân “bày tỏ thái độ, chính kiến”.

Tiếp tục điệp khúc chúng đã dựng lên từ vụ gây rối tại Bình Thuận hồi tháng 6/2018, các đối tượng quy chụp “đặc khu là bán nước”, đưa ra những bình luận hết sức lố lăng. Thậm chí, các đối tượng còn tung video hướng dẫn người dân khi xuống đường mang theo gì, phản ứng ra sao khi bị lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát…

Thực tế, cơ quan chức năng đã phát hiện, vạch trần bản chất qua hành vi móc nối, xây dựng cơ sở ở nội địa của các tổ chức phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài như: Tổ chức khủng bố “Đảng Việt Tân”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, tổ chức “Triều đại Việt Nguyễn”...

Các tổ chức này còn trực tiếp cung cấp tiền bạc, chỉ đạo các đối tượng thành viên trong nước tiến hành lôi kéo, xúi giục những người nhẹ dạ cả tin, số đối tượng hình sự, bất mãn, thiếu hiểu biết biểu tình, tấn công trụ sở cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tấn công người thi hành công vụ... Trong số đó có cả các đối tượng hình sự, đối tượng nhiễm HIV, AIDS được thuê bằng tiền.

Trợ giúp cho các trang mạng thù địch là những Facebooker tự nhận “nhà dân chủ”, “trí thức”, “nhà yêu nước”… Thực chất, đây là thành viên hội nhóm, đối tượng cực đoan chống đối chính trị chủ yếu ở hải ngoại như Billy Bui, Ngọc Chằn, Hong Linh, Benny Truong, Tan Thai, Thich Thong Lai, Hoang Ngoc Dieu, Nguyễn Uyên Thùy đăng tải và kêu gọi người dân hưởng ứng cái gọi là “tổng biểu tình toàn quốc dịp 2/9” tại các thành phố lớn, khu công nghiệp… Một số đối tượng là con rối ở trong nước tìm cách cổ súy, phát tán những bài viết trên các trang này. 

Những kẻ chống đối cực đoan kêu gọi “tổng biểu tình” với ý đồ tạo ra một sự kiện có màu sắc chính trị, dựng cái gọi là “một cuộc cách mạng tháng Tám lần thứ hai” hòng tạo cớ gây ra bạo loạn chính trị theo mô hình cách mạng đường phố, “cách mạng màu”

Thủ đoạn của chúng là soạn thảo, tán phát trên mạng Internet kêu gọi việc cùng ký tên vào các văn bản gửi đến cơ quan chức năng để phản đối dự thảo Luật Đặc khu, kích động “đặc khu là bán nước”, từ đó xúi giục người dân xuống đường “phản đối Luật Đặc khu là thể hiện lòng yêu nước”

Thủ đoạn nữa là thông qua ứng dụng gửi tin nhắn trên phần mềm Facebook để lan truyền tin nhắn từ những tài khoản ẩn danh với nội dung kêu gọi, kích động người dân cả nước cùng xuống đường biểu tình. 

Chúng viết lời kêu gọi biểu tình lên các tờ tiền có mệnh giá thấp từ 1.000 đến 5.000 đồng để tán phát, lan truyền thông tin tới cả những người không dùng mạng xã hội. Kích động người dân mang hung khí đi biểu tình với lý do tự vệ nhưng thực chất là để chống trả lại lực lượng chức năng, gây rối, gây bạo loạn tiến tới lật đổ chính quyền. 

Manh động hơn, các đối tượng còn công khai kêu gọi người dân tham gia biểu tình, hướng dẫn cách thức chế tạo bom xăng... để tấn công lực lượng chức năng, trụ sở cơ quan nhà nước và các địa điểm công cộng đông người dân...

Nhận diện mưu đồ, thủ đoạn kêu gọi xuống đường dịp 2-9
Xét xử 7 đối tượng kích động gây rối tại UBND tỉnh Bình Thuận
Chiêu bài này không mới, chúng từng áp dụng trong vụ gây rối tại Bình Thuận cũng như các vụ gây rối tại miền Trung, lợi dụng việc Formosa xả thải, kích động người dân bao vây, gây sức ép với chính quyền. Chúng đã dụ được những đối tượng xấu hoặc người nhẹ dạ, cả tin làm mắt xích trong nước bằng lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác. 

Chẳng hạn, ngày 09/6/2018, Cơ quan điều tra tỉnh Bình Dương tạm giữ Trần Minh Huệ (sinh năm 1981, quê Thanh Hóa, thường trú tại khu phố Đông Chiêu, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) và Nguyễn Đình Thành (sinh năm 1991, quê Nghệ An; thường trú phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) để điều tra, xử lý về hành vi in ấn và phát tán tờ rơi kêu gọi người dân biểu tình trái phép.

Tại thời điểm bắt quả tang hành vi nêu trên, đối tượng Trần Minh Huệ đang thực hiện rải, phát tờ rơi tại khu vực Khu công nghiệp Sóng Thần, thị xã Dĩ An. Công an thu giữ được hàng ngàn tờ rơi với nội dung kêu gọi người dân tham gia biểu tình, phản đối việc xem xét cho thuê đất làm đặc khu kinh tế. Kiểm tra nơi cư ngụ của Huệ, Công an còn thu giữ được nhiều tài liệu, máy móc liên quan đến hành vi phạm pháp của Huệ. 

Sau khi bị Cơ quan An ninh điều tra tạm giữ, Huệ đã thừa nhận toàn bộ hành vi của mình là theo sự chỉ đạo của các tổ chức phản động bên ngoài, qua mạng xã hội, internet, đồng thời nhận thức được việc làm vi phạm pháp luật vì thiếu hiểu biết của mình.



Như chúng tôi đã cảnh báo, “cách mạng màu” là một chiến lược của các thế lực thù địch, phản động nhằm áp đặt quan niệm, giá trị “dân chủ” kiểu phương Tây thông qua các thủ đoạn can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. 

Thực chất, đây là việc làm phản dân chủ, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của thời đại, xét trên mọi khía cạnh, nó chính là một bộ phận hợp thành của chiến lược “diễn biến hòa bình” thời kỳ hậu “Chiến tranh lạnh”

Đây là phương thức tiến hành các hoạt động chủ yếu là phi vũ trang, phi quân sự nhằm xóa bỏ chế độ XHCN, đưa các nước XHCN đi theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa; chống phá nền độc lập của các quốc gia, dân tộc. 

Qua các cuộc “cách mạng màu” trong những năm gần đây cho thấy đây là thủ đoạn rất nguy hiểm mà các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng. 

Ở Việt Nam, từ những vụ việc xảy ra những năm qua cho thấy sự câu kết, móc nối khá bài bản giữa các thế lực trong và ngoài nước. Các đối tượng cơ hội, cực đoan trong nước trở thành những quân cờ, con rối lợi hại cho kẻ địch, thực hiện các hành vi phạm pháp một cách cố ý. 

Trong khi đó, không ít người vì nhẹ dạ, cả tin, vì bị lôi kéo cũng xuống đường làm theo ý đồ của chúng, thậm chí có người vẫn mù quáng cho rằng đập phá trụ sở cơ quan công quyền, tấn công lực lượng làm nhiệm vụ là… thể hiện lòng yêu nước!

Hậu quả của những vụ gây rối, bạo loạn đó rất tai hại, nhất là khi lòng yêu nước của người dân mà thiếu nhận thức, kiến thức, bị điều khiển bởi bàn tay của kẻ xấu biến họ thành kẻ phản quốc, đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Bài học và mưu đồ nguy hiểm của kẻ địch đòi hỏi mỗi người dân luôn phải đề cao cảnh giác và trở thành tuyên truyền viên để nhắc nhở người khác không bị xúi giục, rơi vào bẫy kẻ xấu.

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018

Không thể dung thứ những kẻ muốn “lật đổ chính quyền nhân dân”


Không một quốc gia nào có thể dung thứ những thành phần cố tình phá hoại sự ổn định, phát triển của nước mình.


Kể từ đầu tháng 8 đến nay, Tòa án nhân dân các địa phương đã đưa ra xét xử 3 vụ án liên quan đến xâm phạm an ninh quốc gia, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, kích động, tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng. Mức án cao nhất là 20 năm tù, thấp nhất là cho hưởng án treo. Hành vi của các bị cáo trong các vụ án trên được xác định là “đặc biệt nghiêm trọng”“nguy hiểm cho xã hội”, trực tiếp xâm phạm đến sự tồn tại và vững mạnh của chính quyền nhân dân và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Dư luận cho rằng, việc truy tố các bị cáo trên là hoàn toàn đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và không thể dung thứ những kẻ muốn “lật đổ chính quyền nhân dân”.

Không thể dung thứ những kẻ muốn “lật đổ chính quyền nhân dân”
12 thành viên tổ chức phản động “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” bị tuyên phạt tổng cộng 112 năm tù trong phiên tòa ngày 22/8 vừa qua tại thành phố Hồ Chí Minh. 
Gần 20 bị cáo đã bị đưa ra xét xử tại thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An và Ninh Thuận, trong đó 13 người được xác định là thành viên của những tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài như “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” và Việt Tân. Thủ đoạn của chúng là triệt để sử dụng không gian mạng để tuyên truyền, xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm gây tâm lý hoang mang, hoài nghi trong quần chúng nhân dân, rải truyền đơn, kêu gọi biểu tình, kêu gọi ủng hộ chế độ Việt Nam cộng hòa, ủng hộ Việt Tân, xúc phạm lãnh tụ, phỉ báng Đảng, Nhà nước và kêu gọi lật đổ chính quyền nhân dân; tẩy chay cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp…

Không chỉ kêu gọi trên không gian mạng, chiêu mộ người tham gia tổ chức, chúng còn trực tiếp nhúng tay vào các vụ khủng bố gây dư luận xấu trong xã hội. Điển hình như vụ dùng bom xăng tấn công trụ sở Công an phường 12, quận Tân Bình, TP. HCM ngày 20/6 vừa qua. Các cơ quan chức năng xác định, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, huy động nhiều lực lượng để nhanh chóng phá án. “Tác giả” của vụ khủng bố này được xác định là tổ chức phản động lưu vong “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”. Tổ chức này được thành lập năm 1990 tại Hoa Kỳ, do Đào Minh Quân cầm đầu với nhiệm vụ tuyên truyền, kích động biểu tình, phá hoại nhân dịp các ngày lễ, Tết của đất nước nhằm lật đổ Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Trước đó, cũng chính tổ chức này đã đốt kho xe vi phạm giao thông số 1 của Công an thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) và đặt bom xăng ở sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình, TP. HCM), lên kế hoạch phá rào, đột nhập các cơ quan phát thanh địa phương dịp 30/4 và 1/5 năm 2017 để chèn sóng phát thanh những nội dung tuyên truyền phản động…

Vi phạm pháp luật Việt Nam thì phải bị xử lý. Không một quốc gia nào có thể dung thứ những thành phần cố tình phá hoại sự ổn định, phát triển của nước mình, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tiến tới lật đổ chính quyền. Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh sau vụ khủng bố ở phường 12, quận Tân Bình đã khẳng định, các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ đấu tranh ngoại giao với các nước về việc dung dưỡng, chứa chấp các đối tượng khủng bố để chúng gây án ở Việt Nam mà hành vi này cả thế giới cùng lên án.

Không thể gọi những thành phần như vậy là những nhà “hoạt động dân chủ” hay “bất đồng chính kiến”, lại càng không thể gọi những kẻ bị pháp luật xử lý là “tù nhân chính trị”“tù nhân lương tâm” hay “tù nhân tôn giáo”. Bất kể họ là ai, thuộc thành phần nào trong xã hội, đều bình đẳng trước pháp luật. Việc đưa ra xét xử một người công giáo tại Nghệ An vừa qua là hoàn toàn dựa trên những hoạt động chống phá của đối tượng này - người được xem là “đại diện” của tổ chức khủng bố Việt Tân tại khu vực miền Trung. Ông ta đã bị tuyên 20 năm tù - mức án cao nhất từ trước đến nay cho tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”

Lợi dụng triệt để các vấn đề bức xúc về kinh tế - xã hội để tạo ra những điểm nóng hay kêu gọi “tổng biểu tình toàn quốc” trong các dịp lễ, Tết là chiêu trò đã được sử dụng từ nhiều năm nay. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, các cơ quan chức năng đã vô hiệu hóa rất nhiều âm mưu bạo loạn, lật đổ trong những dịp như vậy để giữ gìn sự bình yên của đất nước. Ngay như dịp Quốc khánh 02/9 năm nay, bằng nhiều hình thức khác nhau, các đối tượng phản động đã và đang kêu gọi “tổng biểu tình” với ý đồ tạo ra một sự kiện có màu sắc chính trị gắn với cái gọi là “cách mạng tháng Tám lần thứ hai”. Chúng gọi đây là “cách mạng mùa hè ở Việt Nam”, bắt đầu từ sự kiện ngày 10/6/2018. 

Rõ ràng “sự kiện ngày 10/6” vừa qua là một bài học đắt giá. Từ việc bày tỏ thái độ không đồng tình với một vài dự luật, nhiều cá nhân đã bị lợi dụng để tham gia vào các hoạt động gây rối. Cơ quan chức năng xác định có bàn tay đạo diễn của các phần tử phản động ở nước ngoài. Chúng hân hoan khi tạo ra được những “điểm nóng” gây chú ý trong dư luận. Trong khi những kẻ cầm đầu vẫn ở trong bóng tối thì hàng trăm người dân quá khích đã phải nhận những bản án nghiêm khắc vì vi phạm pháp luật. Nhiều người trong số đó chưa từng có tiền án tiền sự, thực sự ăn năn vì hành động bột phát của mình. 

Ngay trong tháng 8 này, tiếp tục 4 đối tượng gây rối bị khởi tố và 6 đối tượng khác bị đưa ra xét xử. Cuộc sống bình yên của hàng trăm gia đình bỗng chốc bị đảo lộn, rơi vào hoàn cảnh khó khăn khi người thân vướng vào vòng lao lý. Bình Thuận - Ninh Thuận, nơi gắn với những địa danh du lịch nổi tiếng bỗng chốc ghi “dấu ấn” không đẹp vì những cuộc xuống đường bạo loạn. Vụ việc này cũng mang đến cho các cơ quan chức năng ở đây nhiều bài học xương máu trong xử lý “điểm nóng”. Chắc chắn, họ sẽ chủ động hơn, cảnh giác hơn để không tái diễn những hành động tương tự.

Tháng Tám của 73 năm về trước, cả dân tộc đã bừng dậy trong niềm tự hào vô bờ bến vì đất nước thoát khỏi ách nô lệ, lầm than. Nhân dân có được độc lập - tự do để xây dựng Tổ quốc, xây dựng quê hương và xây dựng từng mái ấm gia đình. Mỗi dịp thu sang, mỗi dịp Tết độc lập, khắp dải đất hình chữ S lại được nhuộm đỏ sắc cờ - sắc đỏ của hy sinh, sắc đỏ của tự hào. Càng trân quý những thành quả khi chính quyền về tay nhân dân, chúng ta càng phải bày tỏ thái độ dứt khoát, không khoan nhượng, dung thứ những kẻ muốn phá hoại sự bình yên, muốn “lật đổ chính quyền nhân dân”./.


CÔN ĐỒ CẦM DAO LAO VÀO TRỤ SỞ ĐÒI CHÉM CÔNG AN


Nam thanh niên lái xe ô tô lao vào trụ sở công an TP. Đồng Hới (Quảng Bình) rút dao đòi chém cán bộ, chiến sĩ và người dân rồi leo lên xe ô tô cố thủ.

Ngày 25/8, Công an TP. Đồng Hới cho biết đơn vị vừa bắt giữ đối tượng Lê Vũ Hải ( biệt danh Hải Thái) trú tại phường Đồng Mỹ, TP. Đồng Hới về hành vi lao ô tô vào trụ sở Công an, dùng hung khí đe dọa cán bộ, chiến sĩ và người dân đến làm việc.

Theo đó, vào khoảng 8 giờ, ngày 24/8, đối tượng Lê Vũ Hải điều khiển ô tô nhãn hiệu Honda Civic màu đen mang BKS 73A - 042.33 lao vào trụ sở Công an TP. Đồng Hới, rồi rút dao đe dọa hành hung cán bộ, chiến sĩ và người dân đến làm việc.

CÔN ĐỒ CẦM DAO LAO VÀO TRỤ SỞ ĐÒI CHÉM CÔNG AN
Lực lượng Công an Quảng Bình khống chế đối tượng.
Công an TP. Đồng Hới nhanh chóng triển khai lực lượng để khống chế đối tượng. Nhận thấy yếu thế đối tượng lên xe ô tô nhằm bỏ chạy, tuy nhiên cán bộ bảo vệ đã nhanh chóng đóng cổng. Biết không thể chạy thoát Hải đóng kín cửa ô tô, cầm dao cố thủ trong xe.

Dù lực lượng Công an kiên trì vận động, thuyết phục nhưng Hải vẫn ngoan cố không chịu mở cửa xe. Ngồi trong xe, đối tượng còn bấm còi, chửi bới làm náo loạn trụ sở Công an.

Sau hơn 2 giờ đồng hồ cố thủ trong xe, đối tượng Lê Vũ Hải đã bị lực lượng Công an TP. Đồng Hới khống chế, tước hung khí và bắt giữ.

Hiện Công An TP. Đồng Hới đã lập biên bản bắt giữ người, tạm giữ 1 xe ô tô, một con dao thái, 1 điện thoại di động nhãn hiệu iPhone X và lập hồ sơ để xử lý đối tượng theo quy định của pháp luật.

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

KỶ NIỆM 107 NĂM NGÀY SINH ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP (25/8/1911 - 25/8/2018)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người anh cả của QĐND Việt Nam, vị tướng huyền thoại. Cuộc đời Đại tướng là tấm gương của một nhân cách văn hóa lớn, liêm khiết, giản dị và khoan dung. Tấm gương đó đã được ghi tạc vào lòng nhân dân và tỏa sáng. Danh hiệu dành cho Đại tướng: “Vị tướng của nhân dân” vô cùng cao quý và không một danh hiệu nào có thể so sánh được, nó sẽ trường tồn cùng lịch sử dân tộc Việt Nam và nhân loại. Hãy cùng điểm lại những dấu ấn về thân thế, sự nghiệp của vị anh hùng dân tộc Võ Nguyên Giáp. 


Tiểu sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp: 

Võ Nguyên Giáp (sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911) là một nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị Việt Nam. Là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông chỉ huy chính trong chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975). 

Ông tham gia vào nhiều chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950, Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh. 

Ông là nhà chỉ huy quân sự nổi bật nhất bên cạnh Hồ Chí Minh trong suốt cuộc chiến và lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn cho đến khi chiến tranh kết thúc.
Ông từng là một giáo viên dạy sử, nhà báo và từng giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. 


Thời niên thiếu: 

Võ Nguyên Giáp sinh ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho, con của ông Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân) (Võ Quang Nghiêm là một nho sinh thi cử bất thành về làm hương sư và thầy thuốc Đông y, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, ông bị Pháp bắt, đưa về giam ở Huế và mất trong tù). 

Năm 1925, Võ Nguyên Giáp rời trường Tiểu học Đồng Hới ở quê nhà Quảng Bình để vào Huế ôn thi vào trường Quốc học Huế (ông đỗ thứ hai sau Nguyễn Thúc Hào). 

Hai năm sau, ông bị đuổi học cùng với Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn (tức Hải Triều), Phan Bôi sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa. Ông về quê và được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng, một đảng theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có màu sắc cộng sản thành lập năm 1924 ở miền Trung Việt Nam. Nguyễn Chí Diểu cũng giới thiệu Võ Nguyên Giáp vào làm việc ở Huế, tại nhà xuất bản Quan hải tùng thư do Đào Duy Anh sáng lập và ở báo Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng. Tại đây, Võ Nguyên Giáp bắt đầu học nghề làm báo, chuẩn bị cho giai đoạn hoạt động báo chí trong thời Mặt trận Bình dân Pháp. 


Thời thanh niên: 

Đầu tháng 10 năm 1930, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và bị giam ở Nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần Nho và các giáo sư Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng,… 

Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế Đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại Huế. Ông ra Hà Nội, học trường Albert Sarraut và đỗ. Ông nhận bằng cử nhân luật năm 1937 (Licence en Droit). Do bận rộn hoạt động cách mạng, vào năm 1938, ông bỏ dở học chương trình năm thứ tư về Kinh tế Chính trị và không lấy bằng Luật sư. 

Từ 1936 đến 1939, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng. 

Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc nhà trường. 


Bắt đầu sự nghiệp quân sự: 

Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương trong năm này và bắt đầu các hoạt động của mình trong Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam. Ông tham gia xây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt Minh ở Cao Bằng. 

Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo hướng dẫn của Hồ Chí Minh, ông thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. 

Ngày 25 tháng 12 năm 1944, Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy đội quân này lập chiến công đầu tiên là tập kích diệt gọn hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần. 

Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Võ Nguyên Giáp trở thành uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. 

Sau Cách mạng Tháng Tám, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (nay gọi là Thứ trưởng) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ. 

Trong Chính phủ Liên hiệp, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (cho đến tháng 7 năm 1947 và từ tháng 7 năm 1948 trở đi). 

Cũng trong năm 1946, ông kết hôn với bà Đặng Bích Hà (con gái giáo sư Đặng Thai Mai). 

Kháng chiến chống Pháp: 

Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ông bắt đầu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự trở lại của người Pháp (1945-1954) trên cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Tổng Quân uỷ. 

Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam: 

Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp thụ phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, Ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân Đội Quốc gia Việt Nam khi 37 tuổi. 

Sau này, trả lời phóng viên nước ngoài về tiêu chí phong tướng, Hồ Chí Minh đã nói: “người nào đánh thắng đại tá thì phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng thì phong thiếu tướng, đánh thắng trung tướng thì phong trung tướng, đánh thắng đại tướng thì phong đại tướng”. 

Cùng đợt thụ phong có Nguyễn Bình được phong Trung tướng; Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong Thiếu tướng. 

Tháng 8 năm 1948, ông là ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa mới được thành lập. 

Từ tháng 8 năm 1945 Võ Nguyên Giáp là một trong 5 ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và trở thành ủy viên Bộ Chính trị (thay thế Ban Thường vụ Trung ương) Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951. 

Như các danh tướng Việt Nam trong lịch sử, Võ Nguyên Giáp chú trọng nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lấy thô sơ thắng hiện đại. 

Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông có tên gọi là Chiến tranh Nhân dân kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, tri thức quân sự thế giới, lý luận quân sự Mác-Lênin và được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân được liên tục cập nhật trong nhiều cuộc chiến tranh mà nổi bật là chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. 

Trong 9 năm trường kỳ đánh Pháp, Võ Nguyên Giáp đã có những sáng kiến quan trọng để phát huy sức mạnh quân sự và đã trở thành những kinh nghiệm quý báu như: “Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”. Với chuyên gia quân sự Trung Quốc sang giúp huấn luyện quân đội, ông chỉ đạo chiến sĩ học tập, tiếp thu, nghiên cứu kỹ phương pháp của nước bạn, đồng thời nhắc nhở cán bộ, sĩ quan phải ghi nhớ việc tiết kiệm sinh mạng bộ đội do Việt Nam là nước nhỏ không thể nuôi nhiều quân. 

Năm 1954, Võ Nguyên Giáp được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Lao động tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi ra trận, Hồ Chí Minh đã dặn dò: “Cho chú toàn quyền chỉ huy. Trận này chỉ được thắng không được thua vì thua là hết vốn”. 

Ông tự tin lên kế hoạch và chỉ huy 4 trong 6 sư đoàn bộ binh khi đó của Quân đội Nhân dân Việt Nam là 308, 304, 312, 316 và Đại đoàn sơn pháo 351 tấn công Điện Biên Phủ, đánh bại đội quân nhà nghề được trang bị hiện đại của Liên hiệp Pháp. Chiến thắng này đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp tại Đông Dương sau 83 năm và đã đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi vào lịch sử thế giới như là một danh nhân quân sự Việt Nam, một người hùng của Thế giới thứ ba, nơi có những người dân bị nô dịch đã xem Võ Nguyên Giáp là thần tượng để hạ quyết tâm lật đổ chế độ thực dân xây dựng nền độc lập của riêng mình. 

Các chiến dịch ông đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch – Bí thư Đảng ủy trong kháng chiến chống Pháp: 

- Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) 

- Chiến dịch Biên giới (tháng 9 – 10, năm 1950) 

- Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950) 

- Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951) 

- Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951) 

- Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951) 

- Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952) 

- Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953) 

- Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 – 5 năm 1954). 

Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Sau chiến dịch này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm. 

Đại tướng đã đi về cõi vĩnh hằng. Sự ra đi mà khiến hàng chục triệu trái tim người Việt Nam thổn thức. Nhưng sự ra đi của Bác không phải là dấu chấm hết cho hình ảnh một vị tướng anh hùng. Mà đây chỉ là sự ra đi về thể xác, còn tâm hồn và trái tim của Bác mãi mãi ở lại. 

"Có những phút làm nên lịch sử 

Có cái chết hóa thành bất tử" 

(Tố Hữu) 

Kỷ niệm 107 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, xin trích lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lời điếu tại Lễ quốc tang của Bác: “Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đánh gia cao công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ quân đội ta suy tôn đồng chí là anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Con người, nhân cách và những cống hiến to lớn của đồng chí in đậm trong lòng nhân dân, là vị tướng của nhân dân, mãi lưu danh trong lịch sử dân tộc”




Vụ 9 người chạy thận tử vong: Khởi tố nguyên Giám đốc Bệnh viện


Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Trương Quý Dương - nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình để làm rõ trách nhiệm của ông này trong sự cố chạy thận làm 9 người chết xảy ra tại bệnh viện hồi tháng 5/2017

Trưa 24/8, Đại tá Phạm Hồng Tuyến - Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Trương Quý Dương - nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình để làm rõ trách nhiệm của ông này trong sự cố chạy thận làm 9 người chết xảy ra tại bệnh viện hồi tháng 5/2017.
Ông Dương bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trước đó, vào sáng 29/5, 18 bệnh nhân suy thận mãn đang chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đột ngột có dấu hiệu bất thường. 9 người lần lượt tử vong; 10 người được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai ngay trong đêm.

Vụ 9 người chạy thận tử vong: Khởi tố nguyên Giám đốc Bệnh viện
Ông Dương bị khởi tố điều tra liên quan đến sự cố chạy thận tại BVĐK Hòa Bình 
Bộ Y tế đánh giá đây là ca tai biến y khoa nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua. Công an tỉnh Hòa Bình khởi tố vụ án để điều tra nguyên nhân vụ việc.

Theo kết luận của Công an tỉnh Hòa Bình, với tư cách là Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh, ông Dương đã giao cho Phòng vật tư phối hợp Khoa hành chính thực hiện hợp đồng thay thế, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2. Tuy nhiên, quá trình thực hiện, Phòng vật tư và Khoa hồi sức tích cực đã không báo cáo tiến độ, cách thức thực hiện cho Lãnh đạo bệnh viện.

Kết luận điều tra cũng khẳng định việc ký hợp đồng giữa ông Dương và ông Đỗ Anh Tuấn (Giám đốc công ty Thiên Sơn) đúng quy định pháp luật. CQĐT đã giám định các trang thiết bị, vật tư phục vụ chạy thận đều đảm bảo chất lượng.

Vụ 9 người chạy thận tử vong: Khởi tố nguyên Giám đốc Bệnh viện
Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình nơi xảy ra sự cố y khoa khiến 9 người tử vong.
Về trách nhiệm của người đứng đầu bệnh viện nơi xảy ra sự cố y khoa làm 9 bệnh nhân tử vong, Công an tỉnh Hòa Bình điều tra bổ sung, xác định ông Trương Quý Dương chưa sâu sát khi đảm đương vai trò Giám đốc đơn vị này.

Theo đó, năm 2015-2017, ông Dương không có quyết định giao phụ trách Đơn nguyên thận cho cá nhân nào; không có văn bản giao hệ thống RO cho ai đảm nhiệm; không ban hành quy trình liên quan đến hệ thống lọc nước.

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

Tuyên án 12 bị cáo của tổ chức phản động “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”



Chiều 22/8, phiên tòa sơ thẩm xét xử 12 bị cáo là thành viên của tổ chức phản động “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” phạm tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 - Bộ luật Hình sự năm 1999 đã kết thúc với phần tuyên án. 

Tuyên án 12 bị cáo của tổ chức phản động “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”
Bị cáo Phan Angle, thành viên chủ chốt của tổ chức phản động "chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời"
Theo nội dung vụ án, lợi dụng sự phát triển của mạng Internet, thông qua các trang mạng xã hội và các ứng dụng trên không gian mạng, tổ chức phản động “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” do đối tượng Đào Minh Quân (sinh năm 1952, quốc tịch Mỹ, cựu quân nhân chế độ Việt Nam Cộng hòa) cầm đầu đã thực hiện nhiều thủ đoạn, kế hoạch tuyên truyền xuyên tạc chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam, lôi kéo những đối tượng bất mãn chế độ và Nhà nước Việt Nam, đưa người từ nước ngoài về lôi kéo người trong nước thực hiện các hoạt động chống phá, bạo động vũ trang với mục đích phá hoại, nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. 

Trong vụ án này, các bị cáo Nguyen James Han (sinh năm 1967, Việt kiều Mỹ), Phan Angle (sinh năm 1956, quốc tịch Mỹ) đã truyền đạt chỉ thị của Đào Minh Quân, chủ động bàn bạc, phân công nhiệm vụ cho các bị cáo khác thực hiện như: rải truyền đơn, đột nhập đài phát thanh chèn sóng để phát các nội dung tuyên truyền cho tổ chức, xịt sơn bôi bẩn tượng đài Bác Hồ ở nơi công cộng, tụ tập biểu tình phản đối Formosa... 

Tuy nhiên, phần lớn hoạt động của các đối tượng này đã bị lực lượng chức năng phát hiện và ngăn chặn. 

Hành vi của Nguyễn James Han, Phan Angle thể hiện vai trò chính trong vụ án, vì thế cần mức án tương xứng. Các bị cáo còn lại dù biết rõ tôn chỉ, mục đích phản động của tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” nhưng vẫn viết đơn để tham gia, thể hiện sự hưởng ứng tích cực thông qua việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức như: nhận tiền tài trợ của tổ chức, tham gia biểu tình lôi kéo người khác tham gia (thậm chí lôi kéo các học sinh trung học), viết phiếu trưng cầu dân ý bầu cho Đào Minh Quân làm “Tổng thống nền đệ tam Việt Nam cộng hòa”.

Hội đồng xét xử nhận định hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, đã xâm phạm vào an ninh quốc gia, phá hoại sự ổn định, phát triển của đất nước, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đi ngược lại lợi ích của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Hành vi của các bị cáo đã cấu thành tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, tội phạm và hình phạt được quy định tại khoản 1 điều 79 Bộ luật Hình sự năm 1999. 

Đa số các bị cáo là những người trẻ nhưng có cái nhìn phiến diện, có học vấn hạn chế, thiếu kiến thức pháp luật, mù quáng tin tưởng vào việc phong tước, hứa hẹn đãi ngộ của các tổ chức phản động nên khi tiếp xúc với những thông tin xấu, xuyên tạc từ không gian mạng đã bị các đối tượng xấu của các tổ chức phản động lừa dối, lôi kéo, thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật. 

Trong quá trình điều tra, xét xử tại phiên tòa, các bị cáo (trừ bị cáo Phan Angle) đã thể hiện sự ăn năn, hối cải, nhận ra sai lầm và mong Hội đồng xét xử xem xét tuyên mức án nhẹ để sớm được trở về với gia đình. 

Trên cơ sở những chứng cứ, xét hỏi công khai tại phiên tòa, xét những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, nhân thân của các bị cáo, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt các bị cáo: Nguyen James Han, Phan Angle mức án 14 năm tù, trục xuất 2 bị cáo ngay sau khi chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam. 

Hội đồng xét xử tuyên phạt mức án 11 năm tù đối với Trương Nguyễn Minh Trí; mức án 10 năm tù đối với Đỗ Tài Nhân, Nguyễn Hùng Anh, Trần Tuấn Tài. Các bị cáo Võ Hoàng Ngọc, Đỗ Quốc Bảo lĩnh 9 năm tù; Trần Văn Vinh 8 năm tù, Trần Quang Vinh 7 năm tù; Nguyễn Văn Chánh, Đỗ Thị Thùy Dung lĩnh 5 năm tù. Các bị cáo còn bị phạt quản chế từ 2 đến 4 năm sau khi chấp hành xong hình phạt tù. 

Theo Bộ Công an, tổ chức phản động lưu vong “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” tổ chức khủng bố, đã thực hiện nhiều hoạt động chống phá, bạo động vũ trang nguy hiểm tại Việt Nam nhằm gây tiếng vang, mục đích xóa bỏ vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam./.