KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn tiêu cực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tiêu cực. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2022

63/63 tỉnh uỷ, thành uỷ nhất trí lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trong đó đã có 5 tỉnh, thành trực thuộc Trung ương lập Ban Chỉ đạo.
Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc sáng 4/5 và dự kiến kéo dài đến 10/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, thực hiện Chương trình công tác năm 2022 và Kết luận tại phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác này, Bộ Chính trị giao Ban Nội chính Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan khẩn trương, nghiêm túc nghiên cứu, xây dựng Đề án thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tuy chưa chính thức có chủ trương chung nhưng đến nay đã có 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban Chỉ đạo để tham mưu cho tỉnh uỷ, thành uỷ lãnh đạo, chỉ đạo công tác này gồm: Hà Nội, Thái Bình, Sóc Trăng, An Giang, Khánh Hoà.
Qua góp ý xây dựng Đề án, đã có tất cả 63/63 tỉnh uỷ, thành uỷ nhất trí với chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Đề án có sự kế thừa kết quả sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 10-KL/TW của Bộ Chính trị khoá XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị khoá XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020 và xuất phát từ những yêu cầu đặt ra đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong tình hình mới.
Ban Nội chính Trung ương tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia, các cán bộ có kinh nghiệm thực tiễn về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; gửi xin ý kiến các ban, bộ, ngành, địa phương và các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để tiếp thu, hoàn thiện Đề án.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Đề án đã trình bày đầy đủ, đúng đắn, có cơ sở lý luận và thực tiễn về sự cần thiết, căn cứ và nguyên tắc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cũng đã dự thảo các văn bản liên quan.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương nghiên cứu, xem xét, cho ý kiến và quyết định về những kiến nghị, đề xuất nêu trong Tờ trình của Bộ Chính trị, nhất là về chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhằm góp phần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, theo tinh thần mà Tổng Bí thư đã nhiều lần nói là: "Trên dưới đồng lòng, dọc ngang sáng suốt!".

Thứ Hai, 12 tháng 2, 2018

LÀM RÕ PHẢN ÁNH CÓ TIÊU CỰC TRONG XÉT DUYỆT GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ

"Tôi có đủ bằng chứng để chứng minh rằng có tiêu cực rất lớn trong Hội đồng liên ngành. Nhà nước phải vào cuộc vấn đề này, vì chống tham nhũng phải theo đúng tinh thần không có vùng cấm", ông Vũ Hào Quang, Ủy viên Hội đồng Tư vấn Khoa học - Giáo dục và Môi trường của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nói.
Như tin đã đưa, Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách 1.226 giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) được xét duyệt năm 2017. Con số này cao kỷ lục trong suốt lịch sử 41 năm Nhà nước tổ chức xét phong/công nhận GS, PGS. 

LÀM RÕ PHẢN ÁNH CÓ TIÊU CỰC TRONG XÉT DUYỆT GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ
Các chuyên gia phản biện vấn đề đào tạo sau đại học
Trong số GS, PGS được xét duyệt, số người có công trình nghiên cứu khoa học được đăng trên các tạp chí ISI/Scopus rất thấp. Nhiều chuyên gia uy tín cho rằng “có tiêu cực” trong việc xét duyệt GS, PGS. Sau đây là ghi nhận ý kiến một số chuyên gia về vấn đề này.
PGS-TS Phạm Bích San - Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội và các vấn đề phát triển: Đã có dư luận nói về tiêu cực “chạy” phiếu trong các hội đồng. Rồi dư luận cũng phàn nàn vì nhiều vị trí GS, PGS không gắn với công tác giảng dạy. Cần phải đặt câu hỏi một người làm quản lý mà lại làm được cả GS? 
Vì thế, để nâng cao chất lượng giáo dục sau đại học, theo tôi, đầu tiên là phải tách chuyện học tiến sĩ để đi làm quản lý, vì đây là 2 chuyện rất khác nhau. Quản lý là việc phải làm, xử lý ngay, còn tiến sĩ thì có thể nghiên cứu cả đời cũng được.
Ông Vũ Hào Quang - Ủy viên Hội đồng Tư vấn Khoa học - Giáo dục và Môi trường của Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam: Hiện nhiều người tham gia quản lý, không giảng dạy gì cũng là GS, trong khi có những thầy giáo rất giỏi, dạy bạc đầu cũng không được phong GS, PGS. Vì thế, cần thiết trả việc xét duyệt GS, PGS về cho các trường. Bộ GD - ĐT chỉ là cơ quan xét duyệt cuối cùng của các trường, không cần đến cơ quan trung gian là hội đồng liên ngành như hiện nay. Đừng để râm ran dư luận rằng nỗi khốn cùng của người trí thức là qua 3 cấp hội đồng như hiện nay. 
Tôi có đủ bằng chứng để chứng minh rằng có tiêu cực trong Hội đồng liên ngành. Đơn cử bản thân tôi là người trong cuộc, là bằng chứng.  Tôi nghĩ có thể nếu có quan hệ không tốt thì khi bỏ phiếu, họ cứ gạch tên tôi đi,  bởi bỏ phiếu có phải ghi tên đâu? Tôi đủ tiêu chuẩn nhưng vẫn thiếu phiếu xét duyệt GS mà tôi cũng không biết vì đâu, có thể họ không thích tôi nên không bỏ phiếu. Trong khi đó điểm của tôi đến 40,6; hội đồng tuyên bố thành tích cao, tiêu chuẩn bài báo đạt. Tiêu cực chính là ở đó, tiêu cực ở quan hệ, bỏ cơ chế bỏ phiếu không ghi tên. Vì thế tôi đề nghị cần thiết thì giải tán Hội đồng liên ngành, chỉ còn 2 cấp hội đồng là cơ sở và Hội đồng Nhà nước. Hoặc không thì trả việc xét duyệt GS, PGS về cho các trường. Nhà nước phải vào cuộc vấn đề này, vì chống tham nhũng phải theo đúng tinh thần không có vùng cấm.
GS Nguyễn Xuân Hãn (ĐH Quốc gia Hà Nội): Nếu nói các ứng viên GS, PGS có hiện tượng chạy thì có thể có hội đồng nọ, hội đồng kia, như ở Hội đồng Toán - Lý tôi khẳng định luôn là không có chuyện đó. Nếu dư luận có chuyện tiêu cực thì phải làm rõ, chỉ rõ, không để mang tiếng cho toàn bộ các hội đồng cũng như hệ thống phong học hàm của chúng ta.
TS Lê Trường Tùng (Chủ tịch HĐQT ĐH FPT): “Bản chất GS tức là phải gắn với giảng dạy. Ở nước ta GS, PGS được xem là sự vinh danh và ngày càng biến tướng, thể hiện rõ nhất là năm 2017, lượng GS, PGS tăng đột biến trước khi có quy định mới về công nhận GS, PGS khiến dư luận bất bình. Giải tán Hội đồng chức danh GS Nhà nước, trả về cho các trường công nhận, mọi việc sẽ ổn. Về dư luận tiêu cực khi bỏ phiếu ứng viên ở các hội đồng, theo tôi cũng dễ hiểu, vì ứng viên phải qua 3 vòng bỏ phiếu kín ở hội đồng các cấp. Tiêu chí xét duyệt ngày càng rõ ràng hơn, nhưng khâu bỏ phiếu lại tiềm ẩn nguy cơ, vì có hội đồng theo quy định phải đạt 3/4 số phiếu, nhiều ứng viên bỏ phiếu 5 - 7 lần vẫn trượt mà không hiểu nguyên nhân vì đâu.
Nhà nước cần đưa ra quy chế công nhận GS, PGS với các tiêu chí rõ ràng, có thể cao, để xét duyệt GS, PGS; các trường căn cứ đặc thù của mình để đưa ra tiêu chí xét duyệt, tiêu chí mỗi trường có thể khác nhau nhưng ít nhất đều phải dựa vào tiêu chí của Nhà nước. Bộ GD-ĐT chỉ thực hiện vai trò quản lý nhà nước. Một khi đã có quy chế, tiêu chí rõ ràng thì sẽ tránh được cảm tính, tiêu cực trong bỏ phiếu.




LÀM RÕ PHẢN ÁNH CÓ TIÊU CỰC TRONG XÉT DUYỆT GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ

"Tôi có đủ bằng chứng để chứng minh rằng có tiêu cực rất lớn trong Hội đồng liên ngành. Nhà nước phải vào cuộc vấn đề này, vì chống tham nhũng phải theo đúng tinh thần không có vùng cấm", ông Vũ Hào Quang, Ủy viên Hội đồng Tư vấn Khoa học - Giáo dục và Môi trường của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nói.
Như tin đã đưa, Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách 1.226 giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) được xét duyệt năm 2017. Con số này cao kỷ lục trong suốt lịch sử 41 năm Nhà nước tổ chức xét phong/công nhận GS, PGS. 

LÀM RÕ PHẢN ÁNH CÓ TIÊU CỰC TRONG XÉT DUYỆT GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ
Các chuyên gia phản biện vấn đề đào tạo sau đại học
Trong số GS, PGS được xét duyệt, số người có công trình nghiên cứu khoa học được đăng trên các tạp chí ISI/Scopus rất thấp. Nhiều chuyên gia uy tín cho rằng “có tiêu cực” trong việc xét duyệt GS, PGS. Sau đây là ghi nhận ý kiến một số chuyên gia về vấn đề này.
- PGS-TS Phạm Bích San - Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội và các vấn đề phát triển: Đã có dư luận nói về tiêu cực “chạy” phiếu trong các hội đồng. Rồi dư luận cũng phàn nàn vì nhiều vị trí GS, PGS không gắn với công tác giảng dạy. Cần phải đặt câu hỏi một người làm quản lý mà lại làm được cả GS? 
Vì thế, để nâng cao chất lượng giáo dục sau đại học, theo tôi, đầu tiên là phải tách chuyện học tiến sĩ để đi làm quản lý, vì đây là 2 chuyện rất khác nhau. Quản lý là việc phải làm, xử lý ngay, còn tiến sĩ thì có thể nghiên cứu cả đời cũng được.
- Ông Vũ Hào Quang - Ủy viên Hội đồng Tư vấn Khoa học - Giáo dục và Môi trường của Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam: Hiện nhiều người tham gia quản lý, không giảng dạy gì cũng là GS, trong khi có những thầy giáo rất giỏi, dạy bạc đầu cũng không được phong GS, PGS. Vì thế, cần thiết trả việc xét duyệt GS, PGS về cho các trường. Bộ GD - ĐT chỉ là cơ quan xét duyệt cuối cùng của các trường, không cần đến cơ quan trung gian là hội đồng liên ngành như hiện nay. Đừng để râm ran dư luận rằng nỗi khốn cùng của người trí thức là qua 3 cấp hội đồng như hiện nay. 
Tôi có đủ bằng chứng để chứng minh rằng có tiêu cực trong Hội đồng liên ngành. Đơn cử bản thân tôi là người trong cuộc, là bằng chứng.  Tôi nghĩ có thể nếu có quan hệ không tốt thì khi bỏ phiếu, họ cứ gạch tên tôi đi,  bởi bỏ phiếu có phải ghi tên đâu? Tôi đủ tiêu chuẩn nhưng vẫn thiếu phiếu xét duyệt GS mà tôi cũng không biết vì đâu, có thể họ không thích tôi nên không bỏ phiếu. Trong khi đó điểm của tôi đến 40,6; hội đồng tuyên bố thành tích cao, tiêu chuẩn bài báo đạt. Tiêu cực chính là ở đó, tiêu cực ở quan hệ, bỏ cơ chế bỏ phiếu không ghi tên. Vì thế tôi đề nghị cần thiết thì giải tán Hội đồng liên ngành, chỉ còn 2 cấp hội đồng là cơ sở và Hội đồng Nhà nước. Hoặc không thì trả việc xét duyệt GS, PGS về cho các trường. Nhà nước phải vào cuộc vấn đề này, vì chống tham nhũng phải theo đúng tinh thần không có vùng cấm.
- GS Nguyễn Xuân Hãn (ĐH Quốc gia Hà Nội): Nếu nói các ứng viên GS, PGS có hiện tượng chạy thì có thể có hội đồng nọ, hội đồng kia, như ở Hội đồng Toán - Lý tôi khẳng định luôn là không có chuyện đó. Nếu dư luận có chuyện tiêu cực thì phải làm rõ, chỉ rõ, không để mang tiếng cho toàn bộ các hội đồng cũng như hệ thống phong học hàm của chúng ta.
- TS Lê Trường Tùng (Chủ tịch HĐQT ĐH FPT): “Bản chất GS tức là phải gắn với giảng dạy. Ở nước ta GS, PGS được xem là sự vinh danh và ngày càng biến tướng, thể hiện rõ nhất là năm 2017, lượng GS, PGS tăng đột biến trước khi có quy định mới về công nhận GS, PGS khiến dư luận bất bình. Giải tán Hội đồng chức danh GS Nhà nước, trả về cho các trường công nhận, mọi việc sẽ ổn. Về dư luận tiêu cực khi bỏ phiếu ứng viên ở các hội đồng, theo tôi cũng dễ hiểu, vì ứng viên phải qua 3 vòng bỏ phiếu kín ở hội đồng các cấp. Tiêu chí xét duyệt ngày càng rõ ràng hơn, nhưng khâu bỏ phiếu lại tiềm ẩn nguy cơ, vì có hội đồng theo quy định phải đạt 3/4 số phiếu, nhiều ứng viên bỏ phiếu 5 - 7 lần vẫn trượt mà không hiểu nguyên nhân vì đâu.
Nhà nước cần đưa ra quy chế công nhận GS, PGS với các tiêu chí rõ ràng, có thể cao, để xét duyệt GS, PGS; các trường căn cứ đặc thù của mình để đưa ra tiêu chí xét duyệt, tiêu chí mỗi trường có thể khác nhau nhưng ít nhất đều phải dựa vào tiêu chí của Nhà nước. Bộ GD-ĐT chỉ thực hiện vai trò quản lý nhà nước. Một khi đã có quy chế, tiêu chí rõ ràng thì sẽ tránh được cảm tính, tiêu cực trong bỏ phiếu.