KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2023

TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU BÀI VIẾT CỦA TRUNG TƯỚNG NGUYỄN THANH TUẤN, NGUYÊN CỤC TRƯỞNG CỤC TUYÊN HUẤN, TCCT QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Tôi định không bàn về phim Đất rừng phương Nam nữa; nhưng vừa qua trên báo Thanh niên có đưa tin bộ phim này tham gia Liên hoan phim Việt Nam tại thành phố Đà Lạt, và được đưa vào ứng cử giải cao nhất Bông sen vàng, và nhất là mới đây bà ĐBQH Bích Châu lại chất vấn ông Bộ trưởng Bộ VHTT&DL về chế tài xử lý việc cộng động mạng xã hội “bạo hành” phim Đất rừng phương Nam. Thế là buộc tôi phải suy nghĩ tìm hiểu kỹ để viết bài này.

Trước hết xét về nghệ thuật đơn thuần đó là việc chọn cảnh, tạo tiết tấu, diễn võ thuật, kỷ xảo điện ảnh và trình độ diễn xuất của những diễn viên chính… có thể đạt điểm khá cao. Phải thừa nhận ê kíp làm phim từ đạo diễn đến diễn viên, từ sử dụng hiệu ứng âm thanh đến ánh sáng đã tôn vẻ đẹp của phim và tạo sự hấp dẫn người xem theo tiêu chuẩn giải trí đơn thuần nếu đây chỉ là một phim hư cấu, dã tưởng không gắn gì với lịch sử. Đây là thực tế tôi không phủ nhận.
Song khi bàn đến phim với tư cách là một sản phẩm văn hóa, nhằm phục vụ công chúng thì lại đang là vấn đề cần phải làm rõ.
Trước hết cần khẳng định đã là sản phẩm đưa ra phục vụ công chúng đều là sản phẩm văn hóa, và chính vì nó là sản phẩm văn hóa nên Bộ VHTT&DL với chức năng quản lý Nhà nước về văn hóa phải thành lập Hội đồng thẩm định kịch bản phim Đất rừng phương Nam. Như vậy điều đầu tiên đã được làm rõ đây không phải là phim giải trí đơn thuần.
Điều thứ hai, phim Đất rừng phương Nam có là phim sản xuất “theo kế hoạch sản xuất phim truyện điện ảnh do Nhà nước đặt hàng năm 2022“ (như CV số 01/CV/HKF/ ĐRPN ngày 12/10/2022) hay không? Điều này cũng đã được Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành bác bỏ “không phải phim do Nhà nước đặt hàng sản xuất“. Như vậy Nhà sản xuất phim đã tự ý sửa đổi văn bản quản lý của Nhà nước từ “đăng ký kế hoạch sản xuất phim truyện điện ảnh do Nhà nước đặt hàng“ thành “theo kế hoạch sản xuất phim truyện điện ảnh do Nhà nước đặt hàng“ một sự đánh tráo với ý định lừa đảo mọi người liên quan cho đây là một phim truyện do Nhà nước đặt hàng sản xuất, mà đã là của Nhà nước thì nó không chỉ mang tính giải trí đơn thuần mà phải là một sản phẩm mang đậm chất văn hóa (dân tộc, khoa học, đại chúng), trong khi đó đây không phải là phim do Nhà nước đặt hàng (một biểu hiện cố tình sửa đổi văn bản của nhà nước nhằm mục đích riêng.
Điều thứ ba, sau khi lùm xùm xảy ra, với sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận xã hội và nhất là cộng động mạng các nhà làm phim và những người bảo vệ phim này đều hướng lái dư luận theo hướng đây là phim giải trí, cốt truyện là hư cấu, không phải dựa vào tác phẩm văn học Đất rừng phương Nam của cố nhà văn Đoàn Giỏi mà chỉ là lấy cảm hứng từ ĐRPN mà thôi và đây không phải là sách giáo khoa, không có trách nhiệm giáo dục lịch sử …v…v… vậy có đúng như thế không ?
Trước tiên để trả lời chính xác vấn đề này tôi nghĩ Hội đồng duyệt kịch bản mà trực tiếp ông Cục trưởng Cục Điện ảnh cần nói rõ khi Hội đồng duyệt kịch bản đã kết luận kịch bản phim này thuộc thể loại gì, phim truyện lịch sử hay phim giả tưởng, hư cấu ? Song trong khi chờ sự trả lời của ông Cục trưởng tôi nghĩ các nhà làm phim đã khẳng định tại CV số01/…/ĐRPN “Bộ phim nhằm tái hiện lịch sử hào hùng của người dân Nam bộ cũng như phong cảnh hữu tình của miền Tây sông nước thế kỷ 19 …” như vậy phim này là phim lịch sử, tên phim là tên tác phẩm văn học của cố nhà văn Đoàn Giỏi, toàn bộ nội dung phim là giai đoạn lịch sử chống thực dân Pháp… mọi lấp liếm hiện nay đều nhằm mực đích bao che cho việc làm sai lệch lịch sử nước nhà của các nhà làm phim.

Xin hỏi nhưng ai bao che bảo vệ phim dám khẳng định một phim hư cấu có thể được phép làm sai lệch lịch sử, có thể thay đổi mốc lịch sử hay sao ? ĐRPN của nhà văn Đoàn Giỏi lấy mốc lịch sử là sau 1945, sau thời kỳ khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là thời gian thực dân Pháp quay trở lại xâm lược đất nước ta. Lúc đó sự nghiệp giữ nước của dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc, vậy những người làm phim có quyền hư cấu có quyền làm thay đổi lịch sử hay sao ?
Thành quả cách mạng của dân tộc nói chung và của người dân miền Tây Nam bộ nói riêng theo cách mạng, kiên cường chiến đấu giữ từng tất đất, tất làng, kháng chiến chống Pháp cho đến ngày buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ cũng như tiếp tục kiên cường đánh Mỹ góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc lại không đủ cảm hứng, đủ tư liệu, đủ đất để các nhà làm phim thỏa sức sáng tạo hay sao ? Để rồi không có nội dung mà phải hư cấu nên một kịch bản, một bộ phim không còn gốc anh hùng, cái phẩm chất của người dân Nam bộ thành đồng Tổ quốc, mà phải hư cấu thành những tổ chức ảo gốc của người Hoa như Thiên Địa hội (Chính nghĩa hội), Nghĩa hòa đoàn (Nam hòa đoàn) trong khi giai đoạn này những tổ chức này đã tha hóa, hợp tác với Pháp để kinh doanh sòng bạc, buôn lậu, ma túy, bảo kê… Rõ ràng sự hư cấu nay không chỉ phi lịch sử mà là sai lệch lịch sử, phải chăng cũng nằm trong âm mưu thay đổi nhận thức về lịch sử của dân tộc, một biểu hiện lật sử trên lịch vực văn hóa.
Điều thứ ba là sự quảng cáo cho phim, nếu không phải là phim lịch sử sao lại đưa vào trường học từ phổ thông đến đại học với sự quảng cáo khá bài bản, cùng với việc tổ chức giao lưu giữa những người làm phim với học sinh, sinh viên tạo nên dấu ấn trong nhận thức lớp trẻ phải chăng vì thu lợi hay vì mục đích nào khác. Thiết nghĩ cũng cần làm rõ. Dù vì thu lợi nhuận cũng cần phê phán vì trường học không thể ai muốn đưa nội dung giáo dục nào cũng được, trường học là môi trường giáo dục không cho phép những sản phẩm sai lệch lịch sử vào tuyên truyền, truyền bá cho thế hệ trẻ. Cần phải lên án và ngăn chặn.
Nhân đây xin hỏi ĐBQH Bích Châu, bà hãy trả lời ai “bạo hành“ phim ĐRPN và bà đề nghị cần có chế tài xử lý những người nào, phải chăng là những người phê phán phim này ? Hay những người như bà để bảo vệ phim ĐRPN, bà đang “bạo hành“ người dân yêu nước Việt Nam nói chung và người dân yêu quý Nam bộ nói riêng ?
Tôi tha thiết đề nghị cần loại ngay ra khỏi danh sách tranh giải Bông Sen vàng của Liên hoan phim Việt Nam và làm rõ, xử lý những người liên quan đến chủ trương dựng phim và truyền bá một bộ phim sai lệch lịch sử, xúc phạm đến truyền thống của quê hương Nam bộ thành đồng.

Thứ Ba, 31 tháng 10, 2023

HUỲNH VĂN TRÍ: XUẤT THÂN TƯỚNG CƯỚP, NGƯỜI DUY NHẤT DÁM XƯNG “THẰNG EM” VỚI BÁC HỒ, ĐẾN MỘT CON NGƯỜI KIÊN TRUNG, CỐNG HIẾN CẢ ĐỜI CHO CÁCH MẠNG

Năm 1949, có một “giang hồ anh chị” gửi thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, bức thư ấy không được dính hay niêm phong, thậm chí còn viết trên những tờ giấy rất sờn, cũ. Lúc đầu, các cán bộ phía ta khá nghi ngại vì giọng điệu trong thư hơi… có vấn đề. Trong thư có đoạn:
“Thằng em của anh là Mười Trí gửi thư này chúc anh khỏe mạnh... Thằng Bảy Viễn đã đầu Tây rồi, thằng em của anh rất lấy làm buồn vì không ngăn cản được nó. Nhưng thằng em của anh xin hứa chắc với anh là thằng em của anh sẽ tiếp tục kháng chiến cho tới thắng lợi cuối cùng. Dân giang hồ một khi đã theo cách mạng là nhất định sẽ đi tới cùng, không bao giờ sanh nhị tâm”
Người viết thư này là thủ lĩnh của Bộ đội Mười Trí, tên thật là Huỳnh Văn Trí. Một con người có một "profile" rất là giang hồ. Khi ông từng là tướng cướp ở khu vực Gia Định và Đông Nam Bộ. Băng nhóm của ông bên dưới toàn là các thành viên có máu mặt bấy giờ, nhiều người từng là tàn dư của các hội nhóm như Thiên Địa hội, Nghĩa Hòa đoàn… Đều từng vào tù ra tội, hút thuốc phiện, bảo kê, đâm thuê, chém mướn…
Huỳnh Văn Trí từng bị đày ra Côn Đảo nhiều lần. Đến Cách mạng Tháng Tám, ông tụ tập tàn dư trong băng cũ, tham gia cách mạng và đầu quân dưới sự quản lý của Thiếu tướng Dương Văn Dương và Trung tướng Nguyễn Bình. Bị quân Pháp càn quét, nhóm của Mười Trí phân rã ra nhiều nhóm nhỏ, một người đồng đội thân thiết của ông là Bảy Viễn phản bội cách mạng, đi theo Bảo Đại và gia nhập Quốc gia Việt Nam.

Nghệ sĩ Trung Dũng đóng vai Huỳnh Văn Trí. 

Mười Trí được Bảy Viễn và quân địch ra sức chiêu hàng. Thậm chí, Quốc gia Việt Nam từng gửi tặng Mười Trí một vị trí chỉ huy quân đội tương đương cấp Đại tá cũng như tặng nhà cửa, lương cao nhưng Mười Trí nhất quyết từ chối. Khi Bảy Viễn dùng tiền, quyền lôi kéo anh em giang hồ thì Mười Trí lại không có gì để níu kéo anh em. Lực lượng anh em giang hồ Bình Xuyên theo Bảy Viễn đầu quân cho Quốc gia Việt Nam rất nhiều, trở thành tay sai cho giặc… Còn nhóm của Mười Trí ít hơn, được biên chế thành các lực lượng Vệ Quốc Đoàn.
Trong suốt kháng chiến chống Pháp, ông và đàn em chiến đấu ác liệt, đặc biệt tại khu vực phía Đông của Gia Định và Rừng Sác. Và phớt lờ mọi lời chiêu hàng vì lời hứa với cách mạng là “một ngày theo cách mạng, cả đời sẽ theo cách mạng”. Với năng lực võ thuật của mình, ông tham gia huấn luyện đàn em, các lực lượng cách mạng ở Gia Định, Rừng Sác. Rồi chính sau này, từ những miếng võ này, đã một phần giúp gây dựng lên Đặc công Rừng Sác lừng danh sau này…
Rồi Pháp đầu hàng, ông được ra Bắc tập kết. Khi được gặp Bác Hồ, anh giang hồ ngày nào xưng là “thằng em chào anh” đã biết cúi đầu và nói “Kính chào Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Nhiều lời kể lại cho biết, đây là lần thứ hai thấy Huỳnh Văn Trí rưng rưng nước mắt. Lần đầu là vì người bạn Bảy Viễn bỏ cách mạng theo Tây. Lần thứ hai khi được công nhận là “một người của cách mạng” khi gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vào những năm 1960, ông trở lại miền Nam, tham gia Cố vấn Chính trị và Quân sự Chiến khu D, giúp đảm nhiệm công tác tôn giáo và đề ra những biện pháp dân vận. Nhờ những gì đã cống hiến, ông được bầu làm ủy viên của Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam, rồi trở thành cố vấn của Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Sau năm 1975, chàng trai “giang hồ” ngày nào trở thành Đại biểu Quốc hội khóa VI của Quốc hội Việt Nam, đại diện cho tỉnh An Giang. Nhưng chỉ 4 năm sau, ông mất vì lý do sức khỏe. Có một câu chuyện vui về ông mà ông vẫn hay chia sẻ, rằng ông là đại biểu duy nhất tham gia họp Quốc hội mà có rất nhiều vết sẹo, hình xăm ở trên người…
Một con người đặc biệt, có một số phận đặc biệt, một con người trung kiên theo cách mạng khi mà đồng đội thân thiết nhất và những con người dưới trướng cũng bỏ đi…
Bất kể xuất thân của bạn là gì, những việc mà bạn làm sẽ định nghĩa con người của bạn.
tifosi
Do không có ảnh của nhà cách mạng Huỳnh Văn Trí, nên mình dùng minh họa từ phim Dưới lá cờ đại nghĩa. Nghệ sĩ Trung Dũng đóng vai Huỳnh Văn Trí. 

CẦN NGĂN CHẶN LỄ HỘI HALLOWEEN XÂM NHẬP VÀO TRƯỜNG HỌC!

Lễ hội Halloween (hay Hóa lộ quỷ) bắt nguồn từ dân tộc Celt sống cách đây hơn 2000 năm. Họ sống rải rác trên các vùng đất bây giờ là Anh quốc, Ireland và miền Bắc nước Pháp và Lễ hội này có ý nghĩa tri ân người đã chết, thường diễn ra vào ngày 31/10 hàng năm.

Lễ hội này được du nhập vào Việt Nam những năm gần đây và được một bộ phận giới trẻ ưa thích, khi được hóa trang thành những hình thù kỳ dị, rùng rợn, ma quỷ, thậm chí hóa trang thành “xác sống”. Đáng lo ngại hơn, khi xuất hiện nhiều trường, thậm chí là cấp mầm non, tiểu học cũng chạy theo trào lưu này, đưa nó trở thành một buổi sinh hoạt ngoại khóa, cũng bắt chước hóa trang đầy ma mị… Chúng ta không khó để bắt gặp những video các em nhỏ phải hét thất thanh, khóc lóc về những hình ảnh mà các em bắt gặp, nhìn thấy về những tấm mặt nạ đáng sợ, những vết “máu loang” được vẽ một cách chi tiết khi thấy ở trường hay nơi công cộng; và liệu rằng, nhà trường, những người tổ chức có thực sự hiểu hết ý nghĩa của cái Lễ hội đó hay chỉ a dua, a tòng và chạy theo xu thế?

Quyết liệt ngăn chặn Halowwen vào trường học

Đành rằng, xu thế hội nhập sẽ kéo theo sự giao thoa văn hóa, chuyển tải văn hóa, nhưng mọi sự tiếp cận phải có chọn lọc một cách chặt chẽ, phải biết gợn đục khơi trong, học những cái tốt đẹp, có ích và đặc biệt phù hợp với văn hóa, thuần phong mĩ tục của người Việt Nam. Chúng ta phải thanh lọc, loại trừ đi quan niệm theo ý niệm phương Tây rằng: “vào thời gian này (31/10) vị thần của mùa xuân và mùa hè không còn ngự trị và nhường chỗ cho thần Chết. Khi linh hồn của người chết quay trở lại nhà người thân để xin thức ăn và nước uống, các xác chết đi lại tự do...”; bởi nó hoàn toàn xa lạ và không phù hợp với văn hóa truyền thống thờ cúng ông bà, tổ tiên và những người thân đã khuất của chúng ta!

Những hình ảnh "rùng rợn" của Halowwen


Do đó, việc một cơ quan, đơn vị nào có tổ chức lễ hội Halloween và tổ chức ở đâu thì quyền của họ (vì pháp luật không cấm), nhưng phải gay gắt và quyết liệt ngăn chặn lễ hội này được tổ chức ở cơ sở giáo dục với bất kỳ hình thức nào, đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non, tiểu học. Hãy để nhà trường trở thành môi trường giáo dục lành mạnh, trong sáng, để các em được học lễ nghĩa, đạo đức và học làm người; thay bằng việc cho các em tiếp cận thứ văn hóa lai căng, dị hợm thì hãy dạy cho các em biết thế nào là tết cổ truyền, tảo mộ, thế nào gọi là tế tổ, giỗ chạp ông bà, tổ tiên... Chúng ta hòa nhập chứ không thể hòa tan, do đó phải ngăn chặn ngay lập tức Lễ hội Halloween tràn vào trường học!
Công văn của trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm - Hà Nội

-P/s: Xin hoan nghênh trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm – Hà Nội đã nói KHÔNG với lễ hội này. Mong rằng các trường khác trong cả nước sẽ tiếp thu và học hỏi.
-ĐC-
Vấn đề đa chiều

Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2023

TRÁCH NHIỆM CỦA NGHỆ SĨ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

 Vừa qua, một nữ nghệ sĩ đã lên tiếng nhận sai khi quảng cáo sản phẩm không đúng sự thật và công khai xin lỗi khán giả. Người này thổi phồng công dụng của sản phẩm sữa được chị quảng cáo, là có thể điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường, không khác nào “tiên dược”.

Nữ nghệ sĩ cho biết đã chủ quan khi quảng cáo sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người. Khi ý thức được hậu quả của sự việc, chị đã liên lạc bên nhãn hàng, nhờ tháo gỡ các video, nhưng việc này không thể chấm dứt ngay vì chưa hết hạn hợp đồng.
Thực tế cho thấy, vụ việc của nghệ sĩ nêu trên không còn là cá biệt. Những năm gần đây, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng “dính” ồn ào quảng cáo sản phẩm kém chất lượng. Cũng đã có nữ nghệ sĩ từng phải xin lỗi khán giả khi quảng cáo về một viên sủi thảo dược, là thực phẩm chức năng được giới thiệu là có tác dụng phòng các loại bệnh u xơ, cân bằng nội tiết tố. Tuy nhiên, sản phẩm này bị Cục An toàn thực phẩm cảnh báo không đúng công dụng như quảng cáo. Có những nghệ sĩ từng xuất hiện trong clip quảng cáo liệu trình “siêu giảm béo” sai sự thật của một phòng khám tại Thành phố Hồ Chí Minh. Gần đây, có nghệ sĩ quảng cáo tiền ảo, giới thiệu vòng, nhẫn phong thủy, tâm linh.


Ðáng chú ý, có những nghệ sĩ vì ham thù lao mà dễ dãi trong việc tham gia quảng cáo sản phẩm trên mạng xã hội. Họ chưa có ý thức quan tâm đến khâu thẩm định chất lượng hay thông tin sản phẩm mà chỉ quan tâm đến cát-xê nhận được. Họ cho phép đối tác sử dụng tràn lan hình ảnh của bản thân trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng. Ðiều này cho thấy sự thiếu trách nhiệm đối với niềm tin của công chúng, vì món lợi trước mắt mà phớt lờ quy định pháp luật, đạo đức nghề nghiệp.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa, với sự phát triển vượt bậc của các phương tiện truyền thông, người dân ngày càng có nhiều kênh thông tin để nắm bắt, tiếp xúc và cập nhật tin tức hằng ngày để tìm hiểu những sản phẩm, hàng hóa phù hợp với nhu cầu của mỗi người.
Thế nhưng chính vì có quá nhiều nguồn tin đã dẫn đến tình trạng quá tải, nhiễu loạn thông tin, khiến cho việc chọn lọc ngày càng trở nên khó khăn hơn. Và đây cũng là thời cơ chín muồi cho các đối tượng lợi dụng những nghệ sĩ nổi tiếng và người có ảnh hưởng lớn trong xã hội tiếp tay cho hành vi lừa dối, che mắt người tiêu dùng. Ðiều này cũng dấy lên một hồi chuông đáng báo động về trách nhiệm xã hội của một số nghệ sĩ.
Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đang phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng quy trình xử phạt đối với nghệ sĩ, người có tầm ảnh hưởng có hành vi vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục. Theo đó, các nghệ sĩ, người nổi tiếng… quảng cáo sai sự thật, ngoài xử phạt hành chính sẽ còn có thể bị khóa tài khoản mạng xã hội và hạn chế hình ảnh trên các phương tiện truyền thông.
Cùng với đó, Luật Quảng cáo sửa đổi cũng đang được xây dựng, với kỳ vọng lấp những khoảng trống pháp lý, trong đó có nội dung liên quan người nổi tiếng. Tuy nhiên, cùng với những quy định xử phạt đối với các hành vi quảng cáo sai sự thật, nhiều ý kiến cho rằng, cần xem xét, bổ sung các quy định để ràng buộc những cá nhân, nghệ sĩ khi xuất hiện trong các clip quảng cáo cần phải ý thức được sứ mệnh của mình. Bởi họ không chỉ có nhiệm vụ cống hiến nghệ thuật cho công chúng mà còn phải có trách nhiệm với xã hội, với những người hâm mộ, để giữ gìn hình ảnh của bản thân trước niềm tin công chúng.
(Nguồn NDO)

Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2021

THIÊN TÀI DANH TƯỚNG TRƯỜNG CA

Quê hương từ buổi lao lung
Gà không gáy sáng, chim cùng lối bay
Xích xiềng trói chặt bàn tay
Gót giầy xâm lược xéo dày non sông
Đội quân cảm tử tiền phong
Bác khai sinh dưới ánh hồng cờ sao
Nhóm lên ngọn lửa phong trào
Toàn dân chung sức đi vào đấu tranh
Càng qua chiến đấu trưởng thành
Bốt đồn quân giặc tan thành khói mây
Trăm năm về lại một ngày
Điện Biên chiến thắng cờ bay rợp trời.
Bác Võ Nguyên Giáp, bác ơi!
Điện Biên gióng động đất trời năm châu
Việt Nam giương ngọn cờ đầu
Đứng lên thuộc địa mưu cầu tự do.
Non sông rộn tiếng reo hò
Nhớ người ngã xuống dành cho đất này
Nâng vành hoa đỏ trên tay
Lòng đau Bác nghĩ những ai không về
Dẫu lo việc nước trăm bề
Quà cho lính trẻ, thư về quân xa
Nghĩa tình chiến sĩ xông pha
Như người Anh cả, như Cha tinh thần.
Trọn đời vì nước vì dân
Một lòng son sắt theo chân Bác Hồ
Bác Hồ dựng lá cờ sao
Bác qua chinh chiến điểm tô lẫy lừng
Từ trong quân đội anh hùng
Bác thành vị tướng của chung đồng bào
Tài cao sáng bởi đức cao
Bác thương gian khó cần lao nẻo đời
Giữa lòng chung ngọn đèn khơi
Lợi danh như áng mây trời phù vân
Tấm gương vời vợi trong ngần
Càng soi sáng tỏ muôn phần tuổi cao
Mấy vần thơ – vạn tấm lòng
Thắm tô trang sử, hào hùng non sông.
_______________________
Tác giả : Duy Linh + Nguyễn Đức


Thứ Năm, 21 tháng 1, 2021

CHÁO LÒNG, SÁNG NAY ĂN GÌ VÀ NHỮNG ẤN TƯỢNG CỦA DU KHÁCH NƯỚC NGOÀI VỀ ẨM THỰC VIỆT NAM

"Không McDonald's, không vấn đề" - Đó là câu nói của Youtuber Max McFarlin, một người chuyên làm những hành trình thưởng thức ẩm thực đường phố tại nhiều quốc gia châu Á. Câu nói ấy được anh thốt ra đầy cảm thán trước "ma trận" đồ ăn nhanh tại Việt Nam, nơi có bánh mì, hủ tiếu, bánh xèo,.. Và những món ăn đó, đã khiến anh không còn cần tới McDonald's nữa.


Max McFarlin đã làm hơn 100 video về ẩm thực Việt Nam, từ Nam ra Bắc, từ thành thị đến nông thôn, từ những địa danh thưa vắng người đến những khu chợ đông đúc.... Anh chàng đã sản xuất hơn 100 video về ẩm thực Việt Nam và số lượng video này nhiều hơn bất cứ lượng video dành cho một quốc gia khác và Max McFarlin vẫn chưa có ý định dừng lại.
Trong đoạn video thưởng thức món cháo lòng ở TP. Hồ Chí Minh, Max McFarlin ca ngợi món ăn đầy dân dã này như cháo đặc ngon, nhân cháo thơm, giòn và bùi, rất tốt cho người ốm và bất cứ người dân Việt Nam nào đều ăn được.
"Cháo lòng là một món ăn không dành cho những người yếu tim. Nó chỉ thực sự tốt khi bạn đã quen với nó. Một người bạn gốc Việt đưa tôi đến quán Chao Long ở Little Saigon. Người phụ nữ chủ nhà hàng phát hoảng khi thấy tôi, một người đàn ông da trắng, đang ăn và yêu cháo lòng" - Tài khoản LotusLatte bình luận.
Vậy với những người nước ngoài khác, ấn tượng của họ về ẩm thực Việt Nam là gì?
"Họ có quy tắc 5s, nếu đồ ăn rơi xuống đấy trong vòng 5s, họ vẫn nhặt và ăn bình thường" - Phúc Mập Vlog, cũng là một kênh Youtube chuyên về ẩm thực đường phố Việt Nam.
"Nhìn cái cách mà họ đổi xử với Gordon kìa, như kiểu là họ không quan tâm ông ấy là vua đầu bếp vậy, cũng đúng thôi, vì họ thực sự nấu ăn quá tuyệt mà" - Một bình luận được nhiều lượt yêu thích trong đoạn phim tài liệu của "vua đầu bếp" Gordon Ramsay ngâm cứu món vịt sốt chua ngọt. Cũng trong đoạn phim đó, có khá nhiều người xem thích thú với việc chị đầu bếp có ý định không muốn tiết lộ công thức nước sốt gia truyền.
Tài khoản James hài hước kể lại rằng anh này có một người bạn Việt Nam, sáng nào người bạn này cũng nói câu tiếng Việt: "Sáng nay ăn gì", và dần dần, James quen thuộc với câu nói này trong hành trình gần một tháng ở tại Việt Nam. Anh này bình luận: "Sáng nay ăn gì là một câu hỏi khó, vì tôi không biết chọn món gì cả, món nào cũng ngon". Bình luận này nhận được khá nhiều sự đồng ý của cả người Việt và người nước ngoài.
"Người Việt Nam sẽ chừa lại chút nước dùng sau khi ăn bún phở. Nhưng tôi húp hết, vì nước cũng ngon cơ" - Một bình luận khác trong nhóm. Và anh chàng Youtube nổi tiếng Max McFarlin cũng đồng quan điểm khi anh ăn món cháo lòng, anh nói vui với các bán hàng là không cần phải rửa tô đâu vì anh ấy đã liếm sạch sẽ luôn rồi.
Tài khoản Vance Gerkovich: "Mọi người hỏi tôi có nhớ Mỹ không. Tất nhiên tôi nhớ bạn bè và gia đình nhưng tôi không bao giờ cảm thấy cô đơn... Tôi thích món mướp đắng nhồi thịt do vợ tôi làm. Nó tương tự như món tiêu xanh nhồi thịt tại các nước phương Tây".
"Điều đầu tiên tôi trở về từ Pháp là tìm mua nước mắm Việt Nam" - Một người xem từ Pháp viết.
Tài khoản Michael Cadwallader nói vui: "Tôi đã đến Việt Nam 7 lần, 2 lần để thăm quan, các lần còn lại để ăn". Tài khoản Duy Do phản hồi: "Tôi nhập cư vào Mỹ cách đây 6 năm và mỗi năm quay lại Việt Nam để ăn. Mỗi lần quay lại, đồ ăn Việt Nam khiến tôi tăng từ 20 - 30 lbs", tức là tương đương với khoảng 9 - 12kg.
"Nghe như Gordon Ramsay phát hiện ra lý do mà Anthony Bourdain thường đến Việt Nam và anh ấy rất yêu thích các món ăn từ Việt Nam." - Jill Dawson.
Anthony Bourdain là một đầu bếp Mỹ, đã nhiều lần ghé qua Việt Nam và không ít lần, đầu bếp này bày tỏ tình yêu với Việt Nam nói chung và ẩm thực Việt Nam nói riêng. Anthony Bourdain đã tìm ra được vẻ đẹp thực sự của các món ăn, từ món Pháp với giá 300 đô la đến những món ăn bình dân tại Việt Nam có giá chỉ 3 đô la.
Chính đầu bếp này đã đưa tổng thống Obama ngồi quán ven đường, ăn bún chả và uống bia Hà Nội. Đoạn phim ghi lại cảnh đó đã gây sốt một thời trên thế giới, có rất nhiều du khách nước ngoài đã tìm đến Việt Nam, họ đến Việt Nam để ăn bún chả Obama nhưng lại phát hiện ra một kho tàng ẩm thực vô cùng đồ sộ.
Tài khoản Fanima Dekoi viết: "Nếu bạn yêu thích ẩm thực, thì Việt Nam là thiên đường. Mọi thứ rất thoải mái, đều ngon và bạn sẽ không tiếc tiền để chi tiêu. Bữa ăn của Anthony Bourdain chỉ hết 4 đô la, bao gồm cả bia".
Khoi Eats Word bình luận về món cơm hến: "Chúa ơi, tôi cũng yêu cơm hến. Đó là một món ăn xuất phát từ miền Trung Việt Nam và được làm bởi 15 nguyên liệu tươi sống."
"Hồi công tác ở Việt Nam, tôi nhờ lễ tân khách sạn giới thiệu một vài món ăn sáng. Và anh ấy liệt kê 10 món bún, 10 món xôi, 10 món phở và mấy món khác nữa..." - Tài khoản Kasha bình luận.
Max McFarlin đã sản xuất hơn 100 video về ẩm thực Việt Nam và chưa dừng lại. Trong cái rủi, có cái may, vào thời điểm dịch bệnh, Max McFarlin không thực hiện được các chuyến đi đến các quốc gia khác như mong muốn, nhưng lại là cơ hội để Youtuber này khám phá mọi ngóc ngách của nền ẩm thực Việt Nam.
Tài khoản Cebu and Davao Journey cho biết trên kênh Best Ever Food Review Show rằng sẽ chọn Việt Nam là một điểm đến sau đại dịch, vì sự an toàn và vì nền ẩm thực phong phú của Việt Nam. Còn tài khoản Ismail Niyaz viết: "Trong khi thế giới đang chiến đầu với Covid-19, thì người Việt Nam vẫn đang thưởng thức những món ăn thường ngày của họ."
"Là một người nước ngoài, mình cảm thấy rất may mắn khi ở lại đây" - Max McFarlin

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2020

NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC: GIÀ RỒI VẪN BỊ XỎ MŨI VỤ ĐỒNG TÂM


Đã quá xa rồi cái thời rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) với nhiệt huyết cách mạng, giờ đây chỉ còn cái tên dân chủ Nguyên Ngọc với chuỗi ngày ăn tàn phá hoại, chạy theo lũ trẻ ranh học đòi dân chủ, nhân quyền thực hiện hành vi phá hoại đất nước Việt Nam.

Liên quan đến vụ án xảy ra tại Đồng Tâm, một người có độ tuổi xế chiều như Nguyên Ngọc lại bị đám trẻ ranh dân chủ xỏ mũi, lừa gạt thông tin đến ngu muội. Ông lão nhà văn này vẫn tin Lê Đình Kình là lão nông chi điền, là người chân chính, lão thành cách mạng quyết hy sinh để giữ đất cát cho làng xóm và cái chết của lão Kình không phải như những gì mà cả xã hội Việt Nam đang biết.

 
NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC: GIÀ RỒI VẪN BỊ XỎ MŨI VỤ ĐỒNG TÂM

Xin thưa với cụ Ngọc là chẳng có lão nông nào chứa chấp mấy chục con nghiện rồi những kẻ có tiền án tiền sự ở trong nhà cả và cũng chẳng có người chân chính nào lại tích trữ đến 200 lít xăng rồi chia nhỏ vào các chai bia để tạo bom xăng, tích trữ nhiều dao chọc tiết lợn rồi hàng chục quả lựu đạn cả. Chỉ đơn giản là việc tàng trữ trái phép vũ khí thôi cũng đủ để “bế” lão Kình hưởng vé bóc lịch đến cuối đời rồi chứ chưa kể đến hành vi chỉ đạo giết người của hắn.
Lão Kình cũng chẳng phải lão thành cách mạng gì bởi lẽ Đảng Cộng sản đã khai trừ thành phần rác rưởi này từ lâu rồi. Đúng là trước đây Lê Đình Kình có sinh hoạt Đảng và giữ một số chức vụ tại xã Đồng Tâm nhưng bản chất lưu manh, vụ lợi, thiếu trách nhiệm đã khiến lão Kình mất đi toàn bộ vị trí đó trở thành một lão già khố rách áo ôm, chí Phèo của xã Đồng Tâm.
Hành vi giết người của Lê Đình Kình đã quá rõ ràng khi Cơ quan điều tra thu thập được đầy đủ chứng cứ chứng minh. Những kẻ trong cuộc là con cháu của Lê Đình Kình và các con nghiện được lão Kình bao ăn ở đã khai ra toàn bộ sự thật về một kẻ sát nhân mang tên Lê Đình Kình. Chỉ tiếc là lão chết hơi nhanh bởi một phát đạn thấu tim của lực lượng Công an chứ dạng như Lão Kình phải đưa ra pháp trường xử tử trước bàn dân thiên hạ mới xứng đáng.
Sự thật về Lê Đình Kình đã quá rõ ràng, ấy vậy mà Nguyên Ngọc vẫn u mê tin theo đám trẻ ranh dân chủ, thấm tâm can theo từng lời lẽ bịa đặt của bọn chúng, đúng là cá mè một lứa thì cái gì cũng gật đầu tin theo. Chính vì vậy mà Nguyên Ngọc còn làm một điều hồ đồ của một cụ già không còn nhiều năm dương lịch là tố cáo hành vi giết lão Kình và yêu cầu cơ quan chức năng khởi tố ngược lại những người đã giết lão Kình trong khi cả xã hội đang lên án và quyết xử lý bằng được những kẻ đã sát hại 03 chiến sĩ Công an. Đúng là con người thì vẫn làm việc của loài người còn chó cứ sủa là việc của chó.
Sở dĩ tư tưởng của Nguyên Ngọc xuống đốc không phanh bởi lẽ ông ta không được bổ nhiệm chức vụ gì trong Hội nhà văn Việt Nam, thậm chỉ còn bị đuổi khỏi Hội vì tư tưởng bất mãn, thoái hóa biến chất nặng nề. Giờ đây, không thể thấy tư tưởng mang tính xây dựng đất nước như rừng xà nu nữa mà là những bài viết với lời lẽ tục tĩu, xuyên tạc sự thật bôi xấu uy tín, danh dự của các cơ quan Nhà nước. Thanh danh cả đời gây dựng có thể mất đi khi cuối đời chạy theo đám mạt hạng dân chủ rởm./.

Lan Hương

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019

CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ VỀ NGƯỜI CỘNG SẢN CHÂN CHÍNH, TỬ TẾ.

🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳
Nhắc đến Bộ trưởng Trương Đình Tuyển, người dân ai cũng nhớ hình ảnh ông tại những phiên đàm phán gia nhập WTO, những phiên trả lời chất vấn trực tiếp tại các kỳ họp hàng năm của Quốc Hội khóa XI... Ông nói việc nước, việc đại sự mà làu làu như việc nhà. Ông bao giờ cũng trực diện, thẳng thắn không rào đón, nói năng rất hào hứng. Nắm và phân tích sâu sắc tình hình thương mại đất nước và quốc tế một cách vanh vách với các số liệu dẫn chứng thuyết phục. Nhưng ông lại nói vo, không chuẩn bị trước văn bản.
CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ VỀ NGƯỜI CỘNG SẢN CHÂN CHÍNH, TỬ TẾ.
Nhiều lần nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã khen ngợi ông sau các phiên trả lời chất vấn. Còn cử tri cả nước khi xem truyền hình nghe ông nói ai cũng thích thú tán thưởng. Nhắc đến Bộ trưởng Trương Đình Tuyển, mọi người đều nhớ hình ảnh người chèo lái con thuyền Việt Nam trong các dịp ký kết Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, đàm phán để Mỹ dành cho Việt Nam quy chế thương mại vĩnh viễn (PNTR); đàm phán đa phương, song phương về WTO vô cùng căng thẳng, gay cấn và mưu mẹo.
Ông đã nhiều lần bỏ ra khỏi phòng đàm phán. Ông đã tuyên bố với phái đoàn WTO rằng, Việt Nam không thể vào WTO với bất cứ giá nào. Nhiều người gọi ông là “ông WTO”.
Việc kết thúc đàm phán vào đêm 26/10/2006, mở đường cho Việt Nam gia nhập WTO ngày 07/11/2006, trước Hội nghị thượng đỉnh APEC Hà Nội 2006 có lẽ là chiến công lớn nhất cuộc đời làm quan của ông. Nhìn vẻ mặt rạng rỡ của ông trong lễ kết nạp Việt Nam làm thành viên thứ 150 của WTO ở Giơnevơ Thụy Sĩ hôm 07/11, ta hiểu được ông đã sung sướng hạnh phúc như thế nào trước thắng lợi vang dội đó của đất nước.
Bộ trưởng Trương Đình Tuyển là “tư lệnh” Việt Nam trong 14 phiên trường kỳ đàm phán kéo dài 11 năm, trực tiếp là 8 năm 2 tháng và 26 ngày ròng rã. Côn

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2019

TỪ VỤ ÁN NỮ SINH GIAO GÀ ĐẾN VỤ GATEWAY: HÃY ĐỂ SỰ THẬT LÊN TIẾNG!

Tự do ngôn luận là quyền của mỗi công dân. Tuy nhiên, tự do ngôn luận không đồng nghĩa với việc phát ngôn thiếu kiểm soát, vô trách nhiệm.

TỪ VỤ ÁN NỮ SINH GIAO GÀ ĐẾN VỤ GATEWAY: HÃY ĐỂ SỰ THẬT LÊN TIẾNG!
Trường tiểu học Gateway
Thời gian qua, chúng ta có thể thấy các “điều tra viên” mạng hoạt động rất sôi nổi. Từ vụ án nữ sinh giao gà bị sát hại tại Điện Biên xảy ra hồi đầu năm cho đến vụ án cháu Lê Hoàng Long, học sinh Trường Gateway bị tử vong diễn ra gần đây, dư luận, mạng xã hội bàn tán với muôn vàn thông tin được đưa ra. Ấy vậy nhưng, thay vì tin tưởng vào các thông tin chính thống được cung cấp bởi các cơ quan chức trách, một bộ phận không nhỏ cộng đồng mạng lại hùa theo những thông tin thất thiệt được các “điều tra viên” mạng tung lên.
Vụ án “Vô ý làm chết người” xảy ra tại trường tiểu học Gateway ngay từ khi xảy ra đã tạo sự quan tâm của dư luận. Trong khi phía cơ quan CSĐT - Công an quận Cầu Giấy và các cơ quan liên quan đang tích cực điều tra, thu thập, củng cố chứng cứ, tài liệu nhằm làm rõ hành vi của từng người liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật thì trên cộng đồng mạng xã hội, một sự “hỗn loạn” về thông tin cũng đang diễn ra.
Dưới vỏ bọc tự do ngôn luận, dưới danh nghĩa đấu tranh cho công lý, không ít người bằng các bài viết, bình luận, thậm chí gán ghép, đánh tráo hình ảnh đã làm nhiễu loạn thông tin, làm tổn thương đến người nhà nạn nhân. Đáng chú ý, mũi nhọn công kích của cộng đồng mạng liên tiếp hướng về phía cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là cơ quan điều tra.
Ngày 27/8/2019, cơ quan CSĐT - Công an quận Cầu Giấy đã ra quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bà Nguyễn Bích Quy, người đưa đón học sinh Trường Gateway. Ngay sau đó, trên hàng loạt trang mạng xã hội, rất nhiều “thám tử”, “điều tra viên” mạng đã lên tiếng. Trong đó, một số người đã vu khống cơ quan điều tra vi phạm tố tụng, thậm chí có người còn tung tin cơ quan điều tra tạm giam bị can là để thuận lợi cho việc bức cung, nhục hình...
Bằng những lập luận mang tính suy diễn, võ đoán của mình, người ta phủ nhận những chứng cứ được cơ quan điều tra thu thập một cách khoa học đúng quy định pháp luật. Cùng với đó, một loạt “giả thuyết điều tra” cũng được các “điều tra viên” mạng vẽ ra. Nguy hiểm hơn, những “định hướng” điều tra được cộng đồng mạng vẽ ra lại đi theo hướng tấn công cơ quan chức năng, tạo ra sự hoài nghi trong xã hội. Đặc biệt, các đối tượng phản động, cơ hội chính trị cũng triệt để lợi dụng vụ án “Vô ý làm chết người” tại trường Gateway để xuyên tạc tình hình, tiến hành tuyên truyền chống phá đất nước.
Trên các trang facebook như Việt Tân, Chân trời mới Media, RFA, BBC, Người buôn gió… rất nhiều thông tin mang tính quy chụp, vu khống, xuyên tạc, bóp méo bản chất và kết quả điều tra ban đầu đã được đưa ra. Từ một vụ án hình sự, các đối tượng nhào nặn, bẻ lái theo hướng chính trị hoá. Các đối tượng đổ lỗi cho hệ thống chính trị, đổ lỗi cho chế độ, thậm chí là tô vẽ ra các “thuyết âm mưu” để gây sự hoài nghi, hoang mang trong dư luận.
Xuất phát từ các mục tiêu khác nhau, mỗi người sẽ có những quan điểm, cách nhìn nhận riêng, trong đó không loại trừ các quan điểm mâu thuẫn, trái ngược nhau do cách tiếp cận, do động cơ, ý đồ riêng.
Với cơ quan điều tra, nhiệm vụ là làm rõ nội dung vụ án, hành vi của từng cá nhân, tổ chức có liên quan để cơ quan chức năng xử lý đúng người, đúng tội theo quy định của pháp luật. Với những người hiếu kỳ, không hẳn có ý đồ, động cơ tiêu cực song vẫn đưa ra các quan điểm, ý kiến liên quan đến vụ án để thể hiện “trình độ”, hiểu biết của bản thân trên cộng đồng mạng.
Với các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị, mục tiêu chúng nhằm gây bất ổn trong xã hội, tạo sự nghi kỵ giữa quần chúng nhân dân và nhà nước, tiến hành hướng lái, tác động gây hậu quả xấu cho xã hội. Và để đạt được mục tiêu, các cá nhân, tổ chức này sẵn sàng xuyên tạc, bóp méo, bẻ lái thông tin.
Do đó, về cùng một vụ án nhưng vô số thông tin trái chiều được đưa ra. Khi mà các thông tin thật giả lẫn lộn, thiếu kiểm chứng vẫn ngày ngày xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, nếu mỗi người không tự trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng và khả năng chắt lọc thông tin thì sẽ rất dễ bị mắc vào ma trận thông tin, thậm chí là bị đối tượng xấu dắt mũi.
Trần Anh Tú

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2019

MÃI LÀ NGƯỜI ANH CẢ CỦA QUÂN ĐỘI, VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người cộng sản kiên trung, mẫu mực, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh - đã về cõi vĩnh hằng, nhưng với bộ đội, dân quân tự vệ và nhân dân Việt Nam cũng như nhiều bạn bè trên thế giới, kể cả những người từng một thời là đối thủ ở bên kia chiến tuyến, Võ Nguyên Giáp - “Anh Văn” vẫn luôn được nhắc tới với sự trân trọng đặc biệt.

MÃI LÀ NGƯỜI ANH CẢ CỦA QUÂN ĐỘI, VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN

Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp không chỉ là một danh tướng, một “nhà chính trị đi trước nhà quân sự”, mà còn là một “cây đại thụ rợp bóng nhân văn”.
Ngày 22-12-1949, nhân kỷ niệm 5 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Trong thư, Người nêu rõ: “Quân đội ta quen gọi Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là Anh Cả. Cách gọi thân ái ấy rất đúng với tinh thần và lịch sử của Quân đội ta…”.
Năm 2004, nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, khi được nhà báo Pháp D.Ba-ri phỏng vấn về chiến lược của Việt Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời: “Chiến lược của chúng tôi là chiến lược hòa bình. Tôi là vị tướng của hòa bình”. Còn Tướng Bi-gia, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí vào cuối tháng 4-2004, đã thốt lên rằng: “Xin ngả mũ chào bái phục tướng Giáp!”.
Là một học trò xuất sắc và gần gũi của lãnh tụ Hồ Chí Minh, lại xuất thân từ một nhà giáo dạy sử, Võ Nguyên Giáp là một vị tướng hiểu rõ và thấm nhuần sâu sắc tư tưởng “trọng dân”, “nước lấy dân làm gốc” của các bậc tiền nhân. Yếu tố nhân dân luôn bám rễ sâu trong tư duy quân sự của ông. Ngay trong buổi đầu thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp soạn thảo “Mười lời thề” cho đội, trong đó nhiều nội dung đều đề cập đến quan hệ quân-dân.
Là một người am hiểu lịch sử dân tộc, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp hiểu rất rõ, trong dặm dài lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, các triều đại phong kiến Việt Nam đã không ít lần để mất nước, mà một trong những căn nguyên chủ yếu là đã để mất dân, mất làng xóm, xã tắc. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp thường lưu ý và nhắc nhở các mặt trận, các địa phương, thà tạm thời để mất đất, chứ nhất quyết không để mất dân. Với ông, yếu tố chính trị quần chúng là chỗ dựa không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động quân sự nào. Trên cương vị Tổng Tư lệnh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có công lớn cùng tập thể Quân ủy Trung ương đưa quan hệ quân - dân trở thành một trong những nét đẹp truyền thống quý báu của Quân đội nhân dân Việt Nam, cũng như trong việc tạo dựng hình ảnh đẹp của Bộ đội Cụ Hồ trong lòng nhân dân.
Võ Nguyên Giáp luôn ghi nhớ, noi gương và thực hiện lời căn dặn của lãnh tụ Hồ Chí Minh: Làm cách mạng là phải “dĩ công vi thượng” (tức là phải đặt lợi ích chung lên trên hết); đồng thời, ông luôn đề cao vai trò của tập thể, phục tùng tổ chức. Điển hình, tại Mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954, tuy là người chỉ huy cao nhất được Bác Hồ và Bộ Chính trị trao toàn quyền quyết định các vấn đề, nhưng trên cương vị Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy mặt trận, trước khi quyết định những vấn đề hệ trọng, bao giờ Đại tướng cũng đưa ra thảo luận ở tập thể Đảng ủy, Bộ chỉ huy chiến dịch, tham khảo ý kiến của Đoàn cố vấn, nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, quyết định thay đổi phương châm tác chiến, từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa thể hiện tư duy quân sự sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân, đồng thời cũng thể hiện việc quán triệt sâu sắc, chấp hành tuyệt đối ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “đánh chắc thắng”.
Thể hiện tính nhân văn, nhân nghĩa của một vị tướng “dĩ công vi thượng”, ông luôn biết đề cao vai trò của tập thể, hết sức tôn trọng ý kiến của tập thể, vì lợi ích chung và luôn tính toán kỹ đến sự hy sinh xương máu của bộ đội. Đúng 30 năm sau sự kiện này, vào tháng 5-1984, trong buổi gặp mặt truyền thống, một số cựu cán bộ chỉ huy cho rằng: “Hồi đó mà cứ đánh theo phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh”, không kịp thời và kiên quyết thay đổi phương châm tác chiến như Đại tướng đã làm, thì có lẽ chúng mình đã không còn có dịp hội ngộ như hôm nay”.
Võ Nguyên Giáp là một vị tướng thương yêu bộ đội hết mực, dù người đó giữ chức vụ gì, quân hàm cao hay thấp. Với cán bộ, chiến sĩ dưới quyền, ông như người cha, người anh, người đồng chí thân thiết và gần gũi. Trước nhiều trận đánh, Đại tướng đều viết thư động viên, nhắc nhở và thăm hỏi tình hình sức khỏe của bộ đội, dân công, thanh niên xung phong… Trong điều kiện cực kỳ khó khăn, thiếu thốn tại chiến trường, Đại tướng vẫn thường xuyên quan tâm, nhắc nhở cơ quan hậu cần, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị chăm lo sức khỏe, bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội, hết lòng thương yêu bộ đội… Viên tướng Na-va, Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương, khi nhận xét về “quan hệ cán-binh” của Việt Minh ở Mặt trận Điện Biên Phủ từng phải thốt lên: “Đã bao lần tôi phát ghen với tướng Giáp!”.
Nhà cầm quân nào cũng khát khao chiến thắng, nhất là trong các trận đánh, chiến dịch có tầm quan trọng đặc biệt. Song với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, không phải lúc nào cũng giành chiến thắng bằng mọi giá, mà chiến thắng đó phải luôn đi kèm với việc giảm đến mức thấp nhất hy sinh xương máu của bộ đội. Với Đại tướng, quý trọng sinh mệnh của cán bộ và chiến sĩ, suy cho cùng cũng là quý trọng sinh mệnh của người dân. Thượng tướng Trần Văn Trà từng nói: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một vị Tổng Tư lệnh biết đau với từng vết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu của mỗi chiến binh!”. Ngược dòng lịch sử, tại cuộc họp kiểm điểm phê bình và tự phê bình trong đợt 2 của Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng đã thẳng thắn, nghiêm khắc phê bình, đồng thời truy vấn một số cán bộ chỉ huy: “Các đồng chí có xót xa không, khi bao nhiêu đồng chí của mình ngã xuống mà trận đánh không thành công do thiếu sót của lãnh đạo và chỉ huy?”. Nói xong, ông lấy khăn lau nước mắt. Lời phê bình nghiêm khắc nhưng chân thành, thắm đượm tình cán - binh của vị chỉ huy cao nhất làm cho những cán bộ có mặt thực sự cảm thấy thấm thía, nhận thức sâu sắc hơn trách nhiệm to lớn của mình, nhất là phải làm thế nào để giảm thấp nhất hy sinh xương máu của bộ đội.
Đối với kẻ địch, thấu triệt tinh thần “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” của các bậc tiền nhân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một vị tướng biết đánh thắng địch bằng quân sự, mà còn biết thắng địch bằng nhân nghĩa, biết khoan dung đối với kẻ địch đã đầu hàng. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người từng một thời đứng bên kia chiến tuyến, từ những tướng lĩnh của Pháp đến những người lính Âu - Phi... đều dành cho Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp sự kính trọng và khâm phục đặc biệt. Tư tưởng nhân nghĩa được kết tinh từ truyền thống nhân văn trong chống giặc ngoại xâm của cha ông trên tinh thần “không vì tư thù, tư oán” được Võ Nguyên Giáp kế thừa và phát triển lên một tầm cao mới. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, sau trận mở màn chiến dịch, tiến công cụm cứ điểm Him Lam của Đại đoàn 312, thương vong của địch rất lớn, tử thương la liệt khắp trận địa. Theo đề nghị của Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ thị cho ông Mạc Ninh thảo ngay một bức thư chuyển cho Bộ chỉ huy quân Pháp ở Điện Biên Phủ đề nghị cho người ra Him Lam nhận tử thương. Ngay sau ngày chiến thắng, trên cánh đồng Mường Thanh và dọc theo bờ sông Nậm Rốm, Đại tướng cùng Bộ chỉ huy chiến dịch đã cho dựng hàng chục chiếc lều từ vải dù để cứu chữa cho tù binh, hàng binh bị thương. Một nữ tù binh sau khi được phẫu thuật cứu sống kịp thời đã thốt lên: “Cha mẹ tôi đã sinh ra tôi, nhưng chính nhân dân và quân đội Việt Nam đã thực sự cứu tôi sống lại”.
Với chính mình, cái “tôi” trong con người Võ Nguyên Giáp là cái tôi “dĩ công vi thượng”. Ông là người nghiêm khắc, nhưng khiêm tốn, bình dị, bao dung và độ lượng. Cho dù trên cương vị nào, dường như ít khi thấy Đại tướng Võ Nguyên Giáp cáu gắt, to tiếng với cấp dưới. Trong cuộc sống, Đại tướng thường nói về cái tốt, cái đúng của đồng chí, đồng đội, mà ít khi thấy ông thanh minh bất cứ một vấn đề nào thuộc về bản thân mình. Khi đề cập đến chiến thắng của các chiến dịch, thắng lợi của hai cuộc kháng chiến, bao giờ và trước hết Đại tướng cũng nói đến vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Tổng Quân ủy; nhắc đến công lao, cống hiến của đồng đội, đồng chí và đồng bào cả nước…
Có lẽ, ngay từ khi dấn thân vào đời binh nghiệp, nhà giáo Võ Nguyên Giáp không hề nghĩ rằng mình sẽ “làm tướng”, cho dù năm 1948 ông đã được phong quân hàm Đại tướng. Suốt chặng đường hoạt động cách mạng, trong đó hơn một phần ba thế kỷ trực tiếp cầm quân, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp luôn hết lòng vì công việc, tận tụy hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ; luôn có tấm lòng tôn trọng, yêu thương mọi người. Cũng chính vì vậy, mặc dù Đại tướng đã mãi đi xa, nhưng trong trái tim mọi người, ông vẫn là bất tử.
Thời nào cũng vậy, phấn đấu để được “làm tướng” đã khó, giữ được đức NHÂN trong đạo làm tướng, như Bác Hồ đã dạy, càng khó hơn. Vậy nhưng, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã làm được điều đó. Chất nhân văn trong con người Đại tướng cũng chính là hiện thân của tư tưởng nhân nghĩa, nhân văn trong văn hóa giữ nước của dân tộc Việt Nam được tích tụ, bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử và được tỏa sáng, phát triển lên tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh./.
PGS, TS TRẦN NGỌC LONG
Nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2019

Yêu đồ lính hay tiếp tay cho chiến lược diễn biến hòa bình

Như chúng ta đã biết, trong những ngày qua, bằng những hoạt động của mình, CLB “Yêu đồ lính” miền Bắc đang gây ra phản ứng trong dư luận quần chúng nhân dân đặc biệt là nhân dân thủ đô khi liên tục diện những bồ đồ lính từ cơ sở thờ tự cho đến diễu hành ngoài phố đã được vứt bỏ cách đây 40 năm. Trong những ngày đầu năm 2019, CLB này đã có nhiều hoạt động đáng chú ý như tổ chức buổi gặp mặt tại Chùa Trầm huyện Chương Mỹ TP Hà Nội hay tổ chức diễu qua các tuyến phố Hà Nội. Nếu đây chỉ là một CLB đơn thuần tập hợp những người cùng sở thích thì không ai can thiệp, nhưng đây là CLB dưới cái mác yêu đồ lính, nhưng gần như toàn bộ đồ lính mà họ mặc trên người cho đến xe, súng mà họ vừa diễu hành vừa qua lại đậm chất ngụy quân. Có nhiều người cho rằng, việc họ mặc đồ ngụy sẽ không ảnh hưởng đến ai nhưng nếu nhìn nhận sâu sa hơn thì rất có thể, họ đang tiếp tay cho âm mưu, ý đồ thực hiện diễn biến hòa bình tại Việt Nam của các thế lực thù địch.

Để lý giải cho việc từ yêu đồ lính mà những thành viên này vô tình trở thành những người yêu đồ ngụy, chính là sở thích chơi trội của các thành viên này. Khi họ muốn mình nổi bật giữa đám đông mà không phải bằng tài năng của mình thì họ phải có chơi một cái gì đó khiến họ nổi bật. Và khi chơi đồ lính thì không đồ lính nào vừa trội vừa được nhiều người biết như đồ của lính ngụy. Tại sao vậy? Có thế nói, bộ đồ lính ngụy mang hơi hướng của bộ đồ lính Mỹ và các nước Tây Âu. Và hàng ngày, chúng ta có thể thấy rằng các bộ phim bom tấn với hình ảnh kỹ xảo đẹp mắt đã cho thấy sự hầm hố của người lính Mỹ. Và những người chơi áo lính họ mong muốn mình thừa hưởng được sự hầm hố với bộ quần áo đóng thùng, vòng bạc nanh hổ và kính dâm đen. Chứ sẽ chẳng có ai chọn bộ quân phục của anh bộ đội cụ Hồ, mộc mạc, bình dị và cả triệu con người đang mặc đâu.

Bên cạnh sự hầm hố chính là uy quyền của bộ đồ lính ngụy này. Bộ đồ này gắn với sự tàn bạo, “hèn với giặc, ác với dân” của lính ngụy, cho nên đã tạo ra sự khiếp sợ trong nhân dân nhất là nhân dân miền Nam thế kỷ trước. Do đó, bên cạnh độ “ngầu”, những người khoác lên mình trang phục ngụy muốn tạo cho mình một cái uy giả tạo, khiến người khác nhìn vào vừa ngầu vừa sợ sệt. Cho nên chúng ta có thể thấy rằng, không ít dân “anh chị” lại lại ưa thích mặc đồ ngụy cùng những hình xăm trổ khi đòi nợ sẽ uy hiếp tinh thần của con nợ ngay lập tức. Đây chính là những suy nghĩ giản đơn khiến từ cái mác yêu đồ lính mà họ trở thành yêu đồ ngụy.


Tuy nhiên, chính sở thích quái đản yêu đồ ngụy này đã giúp cho các thế lực thù địch nhất là đám phản động lưu vong đạt được 2 mục đích và nó đều nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình” mà chúng đang thực hiện ráo riết ở Việt Nam hiện nay. Thứ nhất, bằng việc phổ biến hình ảnh mặc đồ ngụy tại Việt Nam mà trước hết là tại thủ đô Hà Nội, nó sẽ làm hình ảnh người lính ngụy trở nên phổ cập trở lại, biến đây thành một trào lưu, một đam mê của không ít người. Và dưới đam mê, trào lưu này, không ít người từ mê quần áo ngụy sẽ có cái nhìn thiện cảm về ngụy quân, xóa nhòa ranh giới của một đội quân tay sai, một đội quân bán nước. Nó cũng nguy hiểm giống như một số nhà sử học xét lại lịch sử, đòi bỏ chữ ngụy đối với chính thế Việt Nam cộng hòa. Đây là điều kiện để một bộ phận người dân không còn sự đề phòng với đám phản động lưu vong vốn dính liền với hình ảnh ngụy quân, ngụy quyền. Thứ hai, từ việc xóa nhòa ranh giới, sự phân định của ngụy quân, ngụy quyền, các đối tượng phản động lưu vong sẽ xây dựng cơ sở của chúng ở ngay trong những thành viên của CLB “yêu đồ lính” thậm chí chúng có thể thao túng, biến CLB này trở thành một tổ chức ngoại vi, phục vụ cho hoạt động chống Đảng, chống Nhà nước khi có điều kiện cần thiết. Đây hoàn toàn có thể nằm trong mưu đồ gây dựng những đốm lửa nhỏ ở trong nước, để đốt lên một ngọn lửa lớn khi chúng hội đủ lực lượng.

Dù chúng ta tôn trọng sở thích cá nhân của từng người nhưng cũng không phải vì thế mà họ cho mình cái quyền dùng sở thích cá nhân đó làm tổn thương đến các cựu chiến binh, đến các gia đình đã mất mát bởi những người lính ngụy gây ra. Đặc biệt, thú chơi của họ rất dễ trở thành công cụ bị lợi dụng cho những mưu đồ chính trị của các thế lực thù địch. Những bộ đồ ngụy mà họ đang huyễn hoặc tự hào khi mặc trên người dù tốn rất nhiều tiền thì cách đây hơn 40 năm nó được vứt đầy đường gắn liền với một đội quân tay sai, hèn nhát và thất bại. Xin đừng để những bộ đồ ngụy đó ám ảnh đất nước chúng ta thêm một lần nữa. Hãy tôn trọng những giá trị mất mát mà ông cha ta đã đổ bằng xương, bằng máu để có được hòa bình, cuộc sống ấm no như ngày hôm nay.

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

CHUYỆN TẤU HÀI LÀNG VĂN


Gần đây, nghe nói hội bên cụ Ngọc náo nhiệt dữ lắm, nghe bảo sắp oánh nhau to tới nơi chứ chẳng đùa…
Mị nghe chỉ biết phì cười. Làm gì tới nỗi ấy. Là vì toàn văn nghệ sĩ, trí thức với nhau cả. Dân chữ nghĩa nhà Mị làm gì có cái kiểu trợn mắt, đập bàn sỉ vả vào mặt nhau, làm gì có cái kiểu thổ ra với nhau toàn cái thứ ngôn từ thô tục đến sùi bọt mép như cái đám ruồi bu ngoài kia đang đồn thổi, vu vạ. Như thế là phàm tục. Phàm tục hết sức! Hiểu chửa?

Để Mị nói cho mà nghe!
Ừ thì cũng có mấy thằng đang chửi nhau thật! Ấy là vì xung quanh cái Giải Văn Việt lần thứ 4. Nghe nói anh Khải ảnh không hài lòng, chẳng phải vì ảnh không có giải mà ảnh lộn lên như rồng thế đâu. Thật đấy! Ảnh chỉ bảo: Viết như tao thì không được trao giải, lại đi trao cho cái thằng Vũ Lập Nhật. Thằng đó thì thơ thẩn đ.é.o gì, viết như c*t, đ.é.o ngửi được! Đấy, chỉ có thế thôi mà người ta chỉ trích ảnh, lên án ảnh, nói ảnh làm mất đoàn kết nội bộ. Người ta quên mất ảnh là một trong những người đầu tiên đề xuất thành lập “Văn đoàn độc lập”. Trước khi đến với văn nghệ, ảnh còn là nhà báo, ảnh nhiều chữ, ảnh nho nhã! Mà nghe nói ảnh tức lắm, ảnh tức thật. Ảnh lỏ c*t, ảnh tuyên bố cạch mặt, đòi giải tán “Văn đoàn độc lập” cơ. Mà nghĩ, ảnh có cái lý của ảnh. Đừng ai vu cho ảnh cái tội hám danh, thèm khát chi ba đồng tiền giải thưởng (mà nghe nói nó cũng nhiều thiệt!). Tội ảnh!


CHUYỆN TẤU HÀI LÀNG VĂN

Chuyện chỉ có vậy, có gì to tát đâu mà nghe bảo anh Dũng đầu bạc xỉa xói ảnh là đồ nhà báo cùi lú, đến đánh máy còn không biết, viết bài toàn đi nhờ con nít đánh. Đến cái đơn đòi cạch mặt hội cũng đi nhờ người khác đánh dùm. Ủa, lạ à nhen, ảnh là nhà báo chứ đâu phải dân IT. Ảnh làm gì ra chữ thì thôi chớ, kỳ cục!
Mà nghĩ cũng buồn. Hồi Ban vận động thành lập “Văn đoàn độc lập” vừa ra mắt, Mị cũng khấp khởi lắm! Lót dép hóng mấy năm trời, không biết mùa quýt nào  “Văn đoàn độc lập” mới bỏ được dòng chữ Ban vận động thành lập đằng trước, hiên ngang lẫy lừng đứng một mình như cái tôn chỉ mục đích của nó. Chả thấy đâu, chỉ thấy một đám người lục tục ghi tên vào rồi lại lục tục xin ra. Từ ông đầu bạc đến thằng đầu xanh, không tuyên bố đòi giải tán hội thì cũng trề cái môi dài cả thớt khi dứt áo ra đi. Thì mới đây, anh Phu râu dài ảnh chả bảo ảnh ẻ vào cái trang Văn Việt chấm in phô đấy còn gì. Nguyên nhân theo ảnh là trang này ngày càng đăng bài đết ngửi được!
Lại còn chuyện đám anh Hưng, anh Văn, anh Trọng coi nhau như mấy cái mặt thớt ấy hả? Ấy, chuyện văn nghệ sĩ, đừng có nói mấy ảnh ăn chia không đều quay ra cắn nhau à nha. Bậy bạ hết sức! Thì đúng là cái giải thưởng Văn Việt ấy có nguồn tài trợ thật! Thì đúng là giải ngân kinh phí thật! Tiền nhiều để làm gì? Còn ai tài trợ ấy hả? Chắc không phải các nhà yêu nước, dân chủ hải ngoại, lực lượng giải phóng cứu độ chúng sinh gì gì đó đâu. Mị biết nhưng chả nói. Đi mà hỏi cụ Ngọc!
Chuyện là như thế, có gì đâu. Đã nói rồi, đó là cuộc đấu thanh giữa “Nghệ thuật vị nghệ thuật” và “Nghệ thuật vị nhân sinh”. Nghe chửa?
Nghe rồi thì cố mà hiểu, đừng đồn thổi lung tung!
Với cả, cấm cười, có cười thì nhớ che miệng. Đấy là chuyện làng văn nghệ, có phải tấu hài đâu mà cười… Vô duyên!
Mị

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2019

VỀ NƠI CẢ LÀNG CÙNG LÀM GIỖ VÀO NGÀY 27/7


Vào ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7), cả làng Thạch Tân, xã Tam Thăng, TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam cùng tổ chức cúng, giỗ để tưởng nhớ cha, mẹ, anh chị em, những người đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.

VỀ NƠI CẢ LÀNG CÙNG LÀM GIỖ VÀO NGÀY 27/7
Bà Nguyễn Thị Bông làm lễ cúng tưởng nhớ những người đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc.
Toàn làng Thạch Tân nay có khoảng 262 hộ dân thì có đến 203 liệt sĩ, 59 mẹ Việt Nam Anh hùng, 18 đối tượng chính sách, mẹ, vợ liệt sĩ, 8 thương binh, 12 người nhiễm chất độc da cam. Nơi đây còn có di tích Địa đạo Kỳ Anh, chứng tích của những năm tháng bám trụ kiên cường, gìn giữ từng tấc đất quê hương trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Với những người ở Thạch Tân, ngày Thương binh - Liệt sĩ 27-7, là dịp để những người con nhớ về cội nguồn, nhớ những người đã ngã xuống. Ngay từ sáng sớm ngày 27-7, rất nhiều ngôi nhà quanh khu di tích Địa đạo Kỳ Anh đã chuẩn bị thật kỹ lưỡng những lễ vật để cúng bái, tưởng nhớ cha anh.
Bà Nguyễn Thị Bông (làng Thạch Tân) năm nay đã 79 tuổi, sống neo đơn trong ngôi nhà nhỏ gần Khu di tích Địa đạo Kỳ Anh, thờ cúng 3 liệt sỹ, 1 Mẹ Việt Nam Anh hùng.
Trong chiến tranh bà là một thiếu nữ quả cảm, cũng là nhân chứng sống một thời đào địa đạo. Bà từng bị địch bắt và tra tấn dã man ngay tại địa đạo Kỳ Anh nhằm lấy thông tin về căn cứ cách mạng này nhưng bà nhất mực không khai. Sau đó cha và lần lượt các chị gái, em trai của bà cũng hy sinh trong kháng chiến. Bà Bông ở vậy một mình, hằng ngày lo hương khói cho cha, các chị em và mẹ Việt Nam anh hùng.
Đến sáng 27-7, cùng với cả làng, bà cũng chuẩn bị những mâm cúng, thắp nén nhang để tưởng nhớ cha, anh và những người đã hi sinh trong chiến tranh. “Ngày 27-7, cả làng đều cúng, nhớ ơn cha mẹ, anh chị em đã đổ xương máu, đã ngã xuống, đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc.
Năm nay do đã lớn tuổi nên tôi phải nhờ hai người anh em thúc bá phụ nấu nướng và chuẩn bị chu đáo mọi thứ để làm mâm cúng. Với chúng tôi, ngày 27-7 là để tưởng nhớ những người thân đã ngã xuống”, bà Bông nói.
Cũng trong ngôi làng ấy, hôm nay, gia đình ông Nguyễn Viết Ngọ (53 tuổi) cũng đang chuẩn bị mọi thứ cho mâm cúng các liệt sĩ. Đưa chúng tôi vào nhà, chỉ vào những tấm huân chương kháng chiến, anh Ngọ bộc bạch cả dãy nhà ông nằm sát địa đạo Kỳ Anh, trước đây là nôi nuôi dưỡng cách mạng. Không chỉ gia đình ông mà những gia đình khác đều có những tấm huân chương kháng chiến.
“Chúng tôi đã duy trì lễ giỗ này gần 20 năm. Với tôi, 27-7 là ngày quan trọng, ngoài ngày giỗ riêng của từng người thân hy sinh thì đây là ngày giỗ chung. Sau này có già yếu, tôi sẽ dặn con cháu tiếp nối truyền thống cúng ngày thương binh liệt sĩ”, ông Ngọ nói.
Có cha hi sinh trong chiến tranh nhưng đến nay chưa tìm được hài cốt, cũng không biết ngày mất, để tưởng nhớ cha, anh Huỳnh Kim Nho (thôn Thạch Tân) cũng làm mâm cơm cúng ngày 27-7 và coi đó là ngày giỗ cha. “Gần 45 năm kết thúc chiến tranh, gia đình đã đi tìm nhiều nơi, nhưng chưa thấy hài cốt của cha. Nên cứ ngày 27-7 gia đình lại làm mâm cơm như ngày giỗ cha. Chúng tôi vẫn mong chờ một ngày tìm được hài cốt cha đưa về quê nhà an táng”, anh Nho chia sẻ.
Ông Huỳnh Kim Ta, Trưởng thôn Thạch Tân cho biết, có liệt sĩ hy sinh không biết ngày tháng, có người không biết hài cốt ở đâu, chưa đem về được nên đa phần chọn ngày 27-7 cúng giỗ tưởng nhớ. Đây là truyền thống được người dân thực hiện hàng chục năm nay. Với người dân ở đây, ngoài tưởng nhớ những người đã ngã xuống vì tổ quốc còn là dịp để nhắc nhở con cháu về truyền thống hào hùng, quý báu của ông cha để lại.
Hà Vy