KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn đất rừng phương nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đất rừng phương nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2023

TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU BÀI VIẾT CỦA TRUNG TƯỚNG NGUYỄN THANH TUẤN, NGUYÊN CỤC TRƯỞNG CỤC TUYÊN HUẤN, TCCT QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Tôi định không bàn về phim Đất rừng phương Nam nữa; nhưng vừa qua trên báo Thanh niên có đưa tin bộ phim này tham gia Liên hoan phim Việt Nam tại thành phố Đà Lạt, và được đưa vào ứng cử giải cao nhất Bông sen vàng, và nhất là mới đây bà ĐBQH Bích Châu lại chất vấn ông Bộ trưởng Bộ VHTT&DL về chế tài xử lý việc cộng động mạng xã hội “bạo hành” phim Đất rừng phương Nam. Thế là buộc tôi phải suy nghĩ tìm hiểu kỹ để viết bài này.

Trước hết xét về nghệ thuật đơn thuần đó là việc chọn cảnh, tạo tiết tấu, diễn võ thuật, kỷ xảo điện ảnh và trình độ diễn xuất của những diễn viên chính… có thể đạt điểm khá cao. Phải thừa nhận ê kíp làm phim từ đạo diễn đến diễn viên, từ sử dụng hiệu ứng âm thanh đến ánh sáng đã tôn vẻ đẹp của phim và tạo sự hấp dẫn người xem theo tiêu chuẩn giải trí đơn thuần nếu đây chỉ là một phim hư cấu, dã tưởng không gắn gì với lịch sử. Đây là thực tế tôi không phủ nhận.
Song khi bàn đến phim với tư cách là một sản phẩm văn hóa, nhằm phục vụ công chúng thì lại đang là vấn đề cần phải làm rõ.
Trước hết cần khẳng định đã là sản phẩm đưa ra phục vụ công chúng đều là sản phẩm văn hóa, và chính vì nó là sản phẩm văn hóa nên Bộ VHTT&DL với chức năng quản lý Nhà nước về văn hóa phải thành lập Hội đồng thẩm định kịch bản phim Đất rừng phương Nam. Như vậy điều đầu tiên đã được làm rõ đây không phải là phim giải trí đơn thuần.
Điều thứ hai, phim Đất rừng phương Nam có là phim sản xuất “theo kế hoạch sản xuất phim truyện điện ảnh do Nhà nước đặt hàng năm 2022“ (như CV số 01/CV/HKF/ ĐRPN ngày 12/10/2022) hay không? Điều này cũng đã được Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành bác bỏ “không phải phim do Nhà nước đặt hàng sản xuất“. Như vậy Nhà sản xuất phim đã tự ý sửa đổi văn bản quản lý của Nhà nước từ “đăng ký kế hoạch sản xuất phim truyện điện ảnh do Nhà nước đặt hàng“ thành “theo kế hoạch sản xuất phim truyện điện ảnh do Nhà nước đặt hàng“ một sự đánh tráo với ý định lừa đảo mọi người liên quan cho đây là một phim truyện do Nhà nước đặt hàng sản xuất, mà đã là của Nhà nước thì nó không chỉ mang tính giải trí đơn thuần mà phải là một sản phẩm mang đậm chất văn hóa (dân tộc, khoa học, đại chúng), trong khi đó đây không phải là phim do Nhà nước đặt hàng (một biểu hiện cố tình sửa đổi văn bản của nhà nước nhằm mục đích riêng.
Điều thứ ba, sau khi lùm xùm xảy ra, với sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận xã hội và nhất là cộng động mạng các nhà làm phim và những người bảo vệ phim này đều hướng lái dư luận theo hướng đây là phim giải trí, cốt truyện là hư cấu, không phải dựa vào tác phẩm văn học Đất rừng phương Nam của cố nhà văn Đoàn Giỏi mà chỉ là lấy cảm hứng từ ĐRPN mà thôi và đây không phải là sách giáo khoa, không có trách nhiệm giáo dục lịch sử …v…v… vậy có đúng như thế không ?
Trước tiên để trả lời chính xác vấn đề này tôi nghĩ Hội đồng duyệt kịch bản mà trực tiếp ông Cục trưởng Cục Điện ảnh cần nói rõ khi Hội đồng duyệt kịch bản đã kết luận kịch bản phim này thuộc thể loại gì, phim truyện lịch sử hay phim giả tưởng, hư cấu ? Song trong khi chờ sự trả lời của ông Cục trưởng tôi nghĩ các nhà làm phim đã khẳng định tại CV số01/…/ĐRPN “Bộ phim nhằm tái hiện lịch sử hào hùng của người dân Nam bộ cũng như phong cảnh hữu tình của miền Tây sông nước thế kỷ 19 …” như vậy phim này là phim lịch sử, tên phim là tên tác phẩm văn học của cố nhà văn Đoàn Giỏi, toàn bộ nội dung phim là giai đoạn lịch sử chống thực dân Pháp… mọi lấp liếm hiện nay đều nhằm mực đích bao che cho việc làm sai lệch lịch sử nước nhà của các nhà làm phim.

Xin hỏi nhưng ai bao che bảo vệ phim dám khẳng định một phim hư cấu có thể được phép làm sai lệch lịch sử, có thể thay đổi mốc lịch sử hay sao ? ĐRPN của nhà văn Đoàn Giỏi lấy mốc lịch sử là sau 1945, sau thời kỳ khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là thời gian thực dân Pháp quay trở lại xâm lược đất nước ta. Lúc đó sự nghiệp giữ nước của dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc, vậy những người làm phim có quyền hư cấu có quyền làm thay đổi lịch sử hay sao ?
Thành quả cách mạng của dân tộc nói chung và của người dân miền Tây Nam bộ nói riêng theo cách mạng, kiên cường chiến đấu giữ từng tất đất, tất làng, kháng chiến chống Pháp cho đến ngày buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ cũng như tiếp tục kiên cường đánh Mỹ góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc lại không đủ cảm hứng, đủ tư liệu, đủ đất để các nhà làm phim thỏa sức sáng tạo hay sao ? Để rồi không có nội dung mà phải hư cấu nên một kịch bản, một bộ phim không còn gốc anh hùng, cái phẩm chất của người dân Nam bộ thành đồng Tổ quốc, mà phải hư cấu thành những tổ chức ảo gốc của người Hoa như Thiên Địa hội (Chính nghĩa hội), Nghĩa hòa đoàn (Nam hòa đoàn) trong khi giai đoạn này những tổ chức này đã tha hóa, hợp tác với Pháp để kinh doanh sòng bạc, buôn lậu, ma túy, bảo kê… Rõ ràng sự hư cấu nay không chỉ phi lịch sử mà là sai lệch lịch sử, phải chăng cũng nằm trong âm mưu thay đổi nhận thức về lịch sử của dân tộc, một biểu hiện lật sử trên lịch vực văn hóa.
Điều thứ ba là sự quảng cáo cho phim, nếu không phải là phim lịch sử sao lại đưa vào trường học từ phổ thông đến đại học với sự quảng cáo khá bài bản, cùng với việc tổ chức giao lưu giữa những người làm phim với học sinh, sinh viên tạo nên dấu ấn trong nhận thức lớp trẻ phải chăng vì thu lợi hay vì mục đích nào khác. Thiết nghĩ cũng cần làm rõ. Dù vì thu lợi nhuận cũng cần phê phán vì trường học không thể ai muốn đưa nội dung giáo dục nào cũng được, trường học là môi trường giáo dục không cho phép những sản phẩm sai lệch lịch sử vào tuyên truyền, truyền bá cho thế hệ trẻ. Cần phải lên án và ngăn chặn.
Nhân đây xin hỏi ĐBQH Bích Châu, bà hãy trả lời ai “bạo hành“ phim ĐRPN và bà đề nghị cần có chế tài xử lý những người nào, phải chăng là những người phê phán phim này ? Hay những người như bà để bảo vệ phim ĐRPN, bà đang “bạo hành“ người dân yêu nước Việt Nam nói chung và người dân yêu quý Nam bộ nói riêng ?
Tôi tha thiết đề nghị cần loại ngay ra khỏi danh sách tranh giải Bông Sen vàng của Liên hoan phim Việt Nam và làm rõ, xử lý những người liên quan đến chủ trương dựng phim và truyền bá một bộ phim sai lệch lịch sử, xúc phạm đến truyền thống của quê hương Nam bộ thành đồng.

Thứ Ba, 31 tháng 10, 2023

HUỲNH VĂN TRÍ: XUẤT THÂN TƯỚNG CƯỚP, NGƯỜI DUY NHẤT DÁM XƯNG “THẰNG EM” VỚI BÁC HỒ, ĐẾN MỘT CON NGƯỜI KIÊN TRUNG, CỐNG HIẾN CẢ ĐỜI CHO CÁCH MẠNG

Năm 1949, có một “giang hồ anh chị” gửi thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, bức thư ấy không được dính hay niêm phong, thậm chí còn viết trên những tờ giấy rất sờn, cũ. Lúc đầu, các cán bộ phía ta khá nghi ngại vì giọng điệu trong thư hơi… có vấn đề. Trong thư có đoạn:
“Thằng em của anh là Mười Trí gửi thư này chúc anh khỏe mạnh... Thằng Bảy Viễn đã đầu Tây rồi, thằng em của anh rất lấy làm buồn vì không ngăn cản được nó. Nhưng thằng em của anh xin hứa chắc với anh là thằng em của anh sẽ tiếp tục kháng chiến cho tới thắng lợi cuối cùng. Dân giang hồ một khi đã theo cách mạng là nhất định sẽ đi tới cùng, không bao giờ sanh nhị tâm”
Người viết thư này là thủ lĩnh của Bộ đội Mười Trí, tên thật là Huỳnh Văn Trí. Một con người có một "profile" rất là giang hồ. Khi ông từng là tướng cướp ở khu vực Gia Định và Đông Nam Bộ. Băng nhóm của ông bên dưới toàn là các thành viên có máu mặt bấy giờ, nhiều người từng là tàn dư của các hội nhóm như Thiên Địa hội, Nghĩa Hòa đoàn… Đều từng vào tù ra tội, hút thuốc phiện, bảo kê, đâm thuê, chém mướn…
Huỳnh Văn Trí từng bị đày ra Côn Đảo nhiều lần. Đến Cách mạng Tháng Tám, ông tụ tập tàn dư trong băng cũ, tham gia cách mạng và đầu quân dưới sự quản lý của Thiếu tướng Dương Văn Dương và Trung tướng Nguyễn Bình. Bị quân Pháp càn quét, nhóm của Mười Trí phân rã ra nhiều nhóm nhỏ, một người đồng đội thân thiết của ông là Bảy Viễn phản bội cách mạng, đi theo Bảo Đại và gia nhập Quốc gia Việt Nam.

Nghệ sĩ Trung Dũng đóng vai Huỳnh Văn Trí. 

Mười Trí được Bảy Viễn và quân địch ra sức chiêu hàng. Thậm chí, Quốc gia Việt Nam từng gửi tặng Mười Trí một vị trí chỉ huy quân đội tương đương cấp Đại tá cũng như tặng nhà cửa, lương cao nhưng Mười Trí nhất quyết từ chối. Khi Bảy Viễn dùng tiền, quyền lôi kéo anh em giang hồ thì Mười Trí lại không có gì để níu kéo anh em. Lực lượng anh em giang hồ Bình Xuyên theo Bảy Viễn đầu quân cho Quốc gia Việt Nam rất nhiều, trở thành tay sai cho giặc… Còn nhóm của Mười Trí ít hơn, được biên chế thành các lực lượng Vệ Quốc Đoàn.
Trong suốt kháng chiến chống Pháp, ông và đàn em chiến đấu ác liệt, đặc biệt tại khu vực phía Đông của Gia Định và Rừng Sác. Và phớt lờ mọi lời chiêu hàng vì lời hứa với cách mạng là “một ngày theo cách mạng, cả đời sẽ theo cách mạng”. Với năng lực võ thuật của mình, ông tham gia huấn luyện đàn em, các lực lượng cách mạng ở Gia Định, Rừng Sác. Rồi chính sau này, từ những miếng võ này, đã một phần giúp gây dựng lên Đặc công Rừng Sác lừng danh sau này…
Rồi Pháp đầu hàng, ông được ra Bắc tập kết. Khi được gặp Bác Hồ, anh giang hồ ngày nào xưng là “thằng em chào anh” đã biết cúi đầu và nói “Kính chào Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Nhiều lời kể lại cho biết, đây là lần thứ hai thấy Huỳnh Văn Trí rưng rưng nước mắt. Lần đầu là vì người bạn Bảy Viễn bỏ cách mạng theo Tây. Lần thứ hai khi được công nhận là “một người của cách mạng” khi gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vào những năm 1960, ông trở lại miền Nam, tham gia Cố vấn Chính trị và Quân sự Chiến khu D, giúp đảm nhiệm công tác tôn giáo và đề ra những biện pháp dân vận. Nhờ những gì đã cống hiến, ông được bầu làm ủy viên của Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam, rồi trở thành cố vấn của Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Sau năm 1975, chàng trai “giang hồ” ngày nào trở thành Đại biểu Quốc hội khóa VI của Quốc hội Việt Nam, đại diện cho tỉnh An Giang. Nhưng chỉ 4 năm sau, ông mất vì lý do sức khỏe. Có một câu chuyện vui về ông mà ông vẫn hay chia sẻ, rằng ông là đại biểu duy nhất tham gia họp Quốc hội mà có rất nhiều vết sẹo, hình xăm ở trên người…
Một con người đặc biệt, có một số phận đặc biệt, một con người trung kiên theo cách mạng khi mà đồng đội thân thiết nhất và những con người dưới trướng cũng bỏ đi…
Bất kể xuất thân của bạn là gì, những việc mà bạn làm sẽ định nghĩa con người của bạn.
tifosi
Do không có ảnh của nhà cách mạng Huỳnh Văn Trí, nên mình dùng minh họa từ phim Dưới lá cờ đại nghĩa. Nghệ sĩ Trung Dũng đóng vai Huỳnh Văn Trí.