KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn vandedachieu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vandedachieu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2022

BẠN BÈ NƯỚC NGOÀI THÌ TÔN TRỌNG LỊCH SỬ VIỆT NAM. CÒN MỘT SỐ NGƯỜI VIỆT THÌ KHÔNG.

BẠN BÈ NƯỚC NGOÀI THÌ TÔN TRỌNG LỊCH SỬ VIỆT NAM. CÒN MỘT SỐ NGƯỜI VIỆT THÌ KHÔNG.

Trong vlog của Youtuber Lại Ngứa Chân khám phá thành phố Douala - thành phố lớn nhất của Cameroon, những người dân ở đây cho biết họ rất quý đất nước Việt Nam vì Việt Nam là tấm gương chiến đấu chống ngoại xâm, họ được dạy và học về những cuộc cuộc chiến vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Còn những người dân Angola qua những thước phim của Quang Linh Vlog cũng cho biết về những người dân Việt Nam anh hùng, chiến đấu đánh đuổi những cường quốc để thống nhất nước…
“Chính họ đã truyền cảm hứng cho chúng tôi. Chúng tôi biết họ qua lịch sử. Một quốc gia mạnh mẽ, những con người anh hùng. Một quốc gia đáng được tôn trọng”
Sách giáo khoa lịch sử Ấn Độ ghi rõ rằng “Nhân dân Việt Nam đã đoàn kết thống nhất đất nước, đánh bại sự can thiệp của nhiều quốc gia”. Còn trong sách giáo khoa lịch sử Trung Quốc viết: “Nhân dân Việt Nam đã chống lại sự xâm lược của Mỹ, giải phóng Sài Gòn ngày 30/04/1975, giành thắng lợi cuối cùng trong Chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước”. Riêng dân số hai quốc gia này đã chiếm 35% dân số thế giới rồi. Theo Bộ Quốc phòng Nga, các sách lịch sử phát hành tại quốc gia này đều cho biết cuộc chiến tại Việt Nam (1954 - 1975) là cuộc chiến mà Việt Nam đã chiến thắng Hoa Kỳ, thống nhất đất nước.
Người dân một số nước tại châu Phi, Latinh - Caribbean, Trung Đông đều được học về cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thống nhất đất nước của Việt Nam. Youtuber Lại Ngứa Chân cũng phỏng vấn những người dân Iraq và họ cũng được học về lịch sử Việt Nam qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để giành lấy độc lập tự do.

Tại Thụy Điển, các bộ sách lịch sử từ năm 1970 đến nay duy trì một tâm thế ủng hộ Việt Nam, lên án sự can thiệp của các cường quốc phương Tây. Trong cuốn Perspektiv på historien A. được biên soạn bởi Bộ Giáo dục Thụy Điển có ghi rõ: “Những ngôi làng bị đốt cháy, tra tấn và các vụ hành quyết, cũng như sự tàn phá của vũ khí hủy diệt hàng loạt hiện đại". Chính quyền VNCH bù nhìn được hậu thuẫn của nhiều quốc gia và chính quyền được hậu thuẫn này có một chế độ độc tài thối nát nơi tầng lớp tinh hoa trong nước được đặc quyền và dân số nghèo bị bóc lột, đất nước bị chia cắt. Trong SGK lịch sử cho khối THPT tại Stockholm biên soạn năm 2011 cho biết số bom đạn ném xuống Việt Nam nhiều hơn CTTG thứ hai. Cuốn sách chỉ trích sự can thiệp vào Việt Nam và đẩy những người Việt Nam vào cảnh khốn cùng. Cuốn Alla tiders historia 1b - Lịch sử mọi thời đại quyển A của nước này công khai chỉ trích Hoa Kỳ và cường quốc đã áp dụng những phương pháp tàn bạo chống lại nhân dân Việt Nam.
Đấy, những người dân ở những quốc gia khác, có quốc gia cách chúng ta cả vài ngàn cây số còn biết rằng Việt Nam đã chiến thắng đế quốc, ngoại xâm và thống nhất đất nước. Vậy mà có những con người ở ngay tại Việt Nam thôi, được thừa hưởng nền hòa bình và Tổ Quốc toàn vẹn, lại mở mồm nói câu “nội chiến”, thở ra những câu nói xúc phạm lịch sử, đội giặc lên đầu. Hay đọc được dăm ba cuốn sách ở một vài nước phương Tây, đọc được dăm ba bài báo rồi nghĩ rằng cả thế giới nghĩ vậy? Thế giới bỗng chúc thu bé lại chỉ bằng một vài quốc gia đó thôi à?
Trên thế giới, còn rất đông người dân ở những quốc gia khác biết về những chiến công của người dân Việt Nam, biết về một Việt Nam anh hùng, biết về nguồn cảm hứng Việt Nam…
Đi đâu thì cúi cái đầu xuống vì những người Việt Nam chân chính luôn tự hào ngẩng cao đầu vì những gì đã làm được trong lịch sử.

Vấn đề đa chiều

ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CÁC ANH HÙNG LIỆT SỸ!

KHÚC TRÁNG CA HÒA BÌNH!!!

Trong khói lửa chiến tranh, dưới làn đạn của giặc Mỹ xâm lược, một dòng nhật ký như thức tỉnh toàn quân: "Bàn giao nguyên vẹn giang sơn Việt Nam cho thế hệ tương lai là trách nhiệm của chúng mình, của thế hệ thanh niên đang sống và chiến đấu chống Mỹ này...”.

Một thế hệ đã ra đi đầu không ngoảnh lại dẫu biết phía sau là sống, phía trước có thể là cái chết, là địa ngục, nhưng họ vẫn bước đi. Một thế hệ đã hòa mình vào Tổ quốc, quyết tử cho Tổ quốc được sống, nếu được sống cũng chỉ sống khi Tổ quốc được vẹn nguyên! Một thế hệ dám dấn thân, dám hy sinh, dám bước qua cửa tử để mở ra cánh cổng hồi sinh cho Tổ quốc, lấy tính mạng của mình để gieo nên mầm sống cho thế hệ mai sau!
Một thế hệ đã chiến đấu, hy sinh không chỉ vì cứu lấy giang sơn, Tổ quốc đang bị xâm lăng, mà còn trách nhiệm trọn vẹn: "Bàn giao nguyên vẹn giang sơn Việt Nam cho thế hệ tương lai". Họ đã lấy máu của mình để vẽ nên màu xanh của núi non, lấy thịt của mình để lấp đầy vết nứt của đất, san lấp những hố sâu trong cơ thể Tổ quốc do đạn bom của giặc cày xới. Lấy xương cốt của mình để nối liền hai miền Bắc - Nam của Tổ quốc. Lấy tinh thần, lý tưởng cao đẹp của mình để xua đuổi bóng ma tội ác, vẽ nên vẻ đẹp, sức sống cho Tổ quốc. Họ đã hiến dâng tất cả sức lực, trí lực, tinh lực, cơ thể mình cho Tổ quốc được nguyên vẹn để bàn giao cho thế hệ chúng ta.



Nhiều người may mắn sống sót trở về, bước ra từ cuộc chiến lại thân thể không còn nguyên vẹn hình hài, thay vào đó là nham nhở, cháy sạm, thiếu đi một phần, thậm chí một nửa cơ thể. Có nhiều người còn nguyên cơ thể nhưng tâm lý, ý chí, tinh thần lại để lại nơi chiến trường, bị bom đạn của kẻ thù nhấn chìm vào sâu trong đất, họ trở về như trẻ thơ, như hoang dại, quảng đời còn lại vẫn cầm súng chiến đấu trong các trại tâm thần, bệnh viện...
Chúng ta cũng cũng đã cố gắng đem hết sức bình sinh của mình cống hiến cho Tổ quốc, xây dựng đất nước, xây dựng xã hội ngày càng tươi đẹp. Thế nhưng, chính trong thế hệ chúng ta, vẫn còn đó sự vô tâm, có người vô tâm đến tàn nhẫn, bất nghĩa, không chỉ làm hoen ố máu của người đi trước, mà đang tâm dẫm lên máu của anh hùng liệt sỹ để mưu cầu lợi ích riêng.
Để thỏa mãn khát vọng và dục vọng cá nhân, không ít kẻ đã bẻ cong lịch sử, bẻ cong nòng súng của thế hệ cha anh, tạo cớ cho kẻ thù hoặc cấu kết với kẻ thù để đổi trắng thay đen lịch sử, hòng đổi màu của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
Cũng không ít kẻ bế kẻ thù lên bàn thờ cung phụng thay thế hương hồn của anh hùng liệt sỹ. Lại có người bằng nhiều thủ đoạn đê hèn, việc làm phi nghĩa, tìm đủ mọi cách để đặt tên cho bọn tay sai, bán nước mà chẳng mảy may nghĩ đến rất nhiều ngôi mộ của anh hùng liệt sỹ vẫn đang khuyết danh!
Chỉ mong rằng chúng ta sẽ sống xứng đáng với thế hệ cha anh đã ngã xuống, đem hết sức lực, trí tuệ, ý chí, tinh thần chung tay xây xựng đất nước giàu mạnh, cũng sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ đến cùng màu máu và thanh danh của thế hệ đi trước. Sẽ bàn giao nguyên vẹn giang sơn này cho thế hệ mai sau như cha anh đã bàn giao cho chúng ta.
Muốn làm được điều đó, xin đừng phải bội quá khứ, đừng phản bội lịch sử. Xin đừng xét lại tiếng súng năm xưa! Và phải có trách nhiệm với tương lai như cha anh đã làm tròn trách nhiệm với chúng ta.
Gửi đến các thương binh, liệt sĩ những người đã xả thân, bỏ lại máu thịt, tính mạng và thanh xuân lời biết ơn của thế hệ được sống trong hoà bình.
Vấn đề đa chiều

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

Khai trừ Đảng đối với ông Đinh La Thăng

Trung ương đã quyết định khai trừ Đảng đối với ông Đinh La Thăng, nguyên Ủy viên Ban chấp hành T.Ư Đảng, nguyên Phó trưởng Ban Kinh tế T.Ư.


Ông Đinh La Thăng
Trong ngày làm việc thứ 3 của Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư Đảng lần thứ 7 khóa XII, sáng ngày 09/5, Ban Chấp hành T.Ư Đảng làm việc tại hội trường bàn về công tác cán bộ. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và điều hành phiên họp.

Tại phiên họp, T.Ư đã xem xét và quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng, nguyên Uỷ viên Ban Chấp hành T.Ư Đảng, nguyên Phó trưởng Ban Kinh tế T.Ư bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng.

Trước đó, tại Hội nghị T.Ư 5 (07/5/2017), T.Ư đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo và cho thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII đối với ông Đinh La Thăng. Sau đó, ông Đinh La Thăng thôi giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM, được điều động giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế T.Ư.

Ngày 08/12/2017, ông Đinh La Thăng bị tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, đình chỉ sinh hoạt Đảng, bị khởi tố và tạm giam do những sai phạm khi giữ chức Chủ tịch Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).

Ngày 23/4/2018 tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã họp kỳ 24, trong đó có nội dung xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng. Tại kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành T.Ư xem xét, thi hành kỷ luật ở mức cao nhất đối với ông Đinh La Thăng.

Thứ Bảy, 3 tháng 2, 2018

TÔI KỂ EM NGHE...


"Đội tuyển Việt Nam không có ngôi sao, ngôi sao duy nhất nằm bên ngực áo trái"

Tôi kể em nghe, lúc Trần Minh Chiến cứa lòng chân trái đưa chúng ta vào chung kết SEA Games 18 thì Trường Híp mới oe oe chào đời. Khi thủ môn Nguyễn Văn Phụng trở về với HCĐ SEA Games 19 và trả lời phỏng vấn rất thật thà "Đời cầu thủ chỉ mong chiến thắng, nếu mà được như vậy thì không còn hạnh phúc nào hơn" thì "ông chồng quốc dân" hiện tại của các cô gái trẻ là thủ môn Bùi Tiến Dũng vẫn còn đang bú mẹ. Khi Văn Sỹ Hùng khéo léo tâng bóng qua thủ môn và đưa vào lưới trống đối thủ truyền kiếp của chúng ta tại khu vực tạo nên cơn địa chấn khi lần đầu tiên "làm gỏi" Thái Lan với 3 bàn không gỡ, thì người hùng Quang Hải chắc mới thôi nôi. Tôi khi đó, như rất nhiều những đứa nhỏ lứa 8x đời đầu mới biết thế nào là xuống đường, mới biết thế nào là hâm mộ, mới biết thế nào là tự hào dân tộc. Tôi khi đó, trốn học thêm đạp xe đạp ra Nhà văn hóa Thanh Niên để thập thò xin chữ ký các cầu thủ, thuộc làu làu từ tên tuổi, năm sinh, chiều cao của từng người một, có thể đoán chính xác đội hình ra sân và chiến thuật mà các "ông thầy" áp dụng là 5-3-2 hay 4-4-2. Tôi ngày đó tràn đầy niềm tin và nhiệt huyết với đội tuyển, dẫu chúng ta chưa một lần chạm tay đến chiến thắng cuối cùng.
TÔI KỂ EM NGHE...
Niềm vui chiến thắng khi Quang Hải gỡ hòa cho đội tuyển

Tôi kể em nghe, lứa cầu thủ thần đồng Văn Quyến, Quốc Vượng.... khiến cho niềm tin vô địch trong lòng các cổ động viên chúng tôi lớn hơn bao giờ hết. Dù rằng những người có tuổi khó tính không hài lòng về thái độ "lấc xấc" của Quyến béo, nhưng ai cũng nghĩ "có tài có tật". Vậy mà những người yêu bóng đá chân chính nhận được cái tát từ chính các em, bằng 1 trận dàn xếp tỷ số mà nói trắng ra là bán độ, kinh khủng hơn lại ở khuôn khổ 1 giải đấu quốc tế. Quá thất vọng, quá ngỡ ngàng, tôi nhìn "Rooney Việt Nam" hay "John Terry Việt Nam" đứng trước vành móng ngựa mà lặng lẽ thu lại những kỳ vọng, những niềm tin vào bóng đá nước nhà. Tôi không còn xem bóng đá nam Việt Nam đá nữa, không còn hào hứng mỗi lần chúng ta thắng nữa.... Tôi - chúng tôi, đau và buồn khi bị phản bội như thế.

Tôi kể em nghe, chỉ cách đây mấy tháng, tôi vẫn rất dửng dưng khi chúng ta lần nữa bị Thái Lan đánh bại ở SEA Games. Kiểu như cái dớp đúng không nhỉ, như ai đó nói "Trăm năm Kiều vẫn là Kiều - Việt Nam thua Thái là điều hiển nhiên" vậy đó. Để rồi niềm vui các em mang về cho chúng tôi thực sự quá lớn, quá bất ngờ. Những cầu thủ đến giải đấu châu lục từ vùng trũng của bóng đá thế giới, những thanh niên hồn nhiên chiều thi đấu, sáng vẫn chăm chỉ rao bán mỹ phẩm trên mạng để tranh thủ kiếm tiền; những đứa nhỏ từ hồi sinh ra đến giờ mới biết thế nào là tuyết, thế nào là lạnh âm độ C. Tôi ngỡ ngàng về một lứa cầu thủ mới rất lễ độ, và thay đổi suy nghĩ về những thanh niên quần đùi áo số vô cùng tự tin trả lời phỏng vấn của báo chí quốc tế bằng tiếng Anh lưu loát cực kỳ. Vui mừng vì chiến thắng, nhưng tôi nhận ra niềm tin vào các em đang dần quay trở lại. Không phải tin tưởng chúng ta chắc chắn giành chức vô địch, mà tin tưởng vào cách mà các em chiến đấu. Luôn là đội bóng bị đánh giá thấp hơn, luôn thua kém đội bạn về thể hình.... nhưng các em luôn chiến thắng về mặt tinh thần và ý chí.

TÔI KỂ EM NGHE...
Đừng buồn, các em đã là nhà vô địch trong người hâm mộ.

Tôi kể em nghe, nhìn cảnh toàn đội chúng ta lăn xả trên tuyết, tôi thực sự đau lòng lắm. Tuyết rơi dày làm ảnh hưởng đường bóng lăn, nhiệt độ quá thấp khiến cho cái đau đớn khi va chạm sẽ bị khuếch tán nhiều lần, thậm chí trung vệ Tiến Dũng vì quá lạnh mà bật cả máu miệng... đã có lúc tôi cầu mong trận đấu kết thúc nhanh trong vòng 90 phút, bất kể chúng ta thắng hay thua..... vì xót xa quá. Thế nhưng lần nữa, các em lại đưa trận đấu đến con số 120 phút, lần thứ 3 liên tục. Tôi tự hỏi, đó có phải là sức người nữa không?

Chúng ta thua trận. Tôi biết chứ. Kết thúc trận đấu, tôi khóc luôn vì xúc động quá. Khóc không phải vì buồn, không phải vì tiếc nuối, càng không phải vì bất mãn bị xử ép hoặc trách hoàn cảnh thi đấu bất lợi. Khóc vì các em đã hoàn thành sứ mệnh, chiến đấu hết mình, chạy ngược gió ngược tuyết, lao về phía trước với tất cả sức mạnh nội tại và ý chí quật cường. Công bằng mà nói, đội bạn hơn hẳn chúng ta về mọi thứ, và họ cũng phải đá trong hoàn cảnh bất lợi như chúng ta mà. Đội hay hơn đã giành chiến thắng xứng đáng, nhưng đội truyền cảm hứng hơn mới là người lưu lại ấn tượng. Và tôi cho rằng, giải thưởng Fair Play mới là điều chúng ta nên tự hào. Tự hào vì một lứa cầu thủ rất tốt đang dần trưởng thành, tự hào vì những suy nghĩ chín chắn của các em sau trận thua "Em xin lỗi vì mình có thể làm tốt hơn", tự hào vì dù đổ mồ hôi, đổ máu trên sân tuyết nhưng các em vẫn cương quyết không lùi.

Tôi kể em nghe, HLV Hoàng Anh Tuấn đã từng nói thế này "Đội tuyển Việt Nam không có ngôi sao, ngôi sao duy nhất nằm bên ngực áo trái". Bóng đá là môn thể thao tập thể, nhưng ngày trước nếu Hồng Sơn bị chấn thương là coi như tuyến tiền vệ hỏng cả, hoặc chỉ cần Huỳnh Đức bị bắt chết là Việt Nam như rắn mất đầu. Còn hiện tại, Công Phượng đá không hiệu quả thì có Quang Hải, quân xanh Phan Văn Đức hoàn toàn đảm đương được cánh trái mỗi khi được tung vào sân, hay cậu nhóc Hồng Duy đỏm dáng có cái chân trái dẻo quẹo. Đội tuyển chúng ta hiện giờ không có vị trí nào là không thể thay thế, mỗi lần ra sân là một lần các em thể hiện tinh thần "một cho tất cả". Và đó chính là nét đẹp của bóng đá.

TÔI KỂ EM NGHE...
Kết nối tình Đồng bào thiêng liêng nhất.
Tôi kể em nghe, trận bán kết con gái thấy tôi khóc, nó bảo sao mẹ xem bóng đá mà mẹ cũng khóc vậy. Tôi trả lời con đó là vì lòng tự hào dân tộc, và nhìn vẻ mặt con tôi chắc chắn rằng nó chưa hiểu. Nhưng chiều tối hôm ấy, sau khi chúng ta đấu xong chung kết, mẹ con tôi hòa vào dòng người hô vang "Việt Nam vô địch", cùng hát vang bài "Việt Nam ơi". Chính con gái đã nói với tôi rằng "Mẹ ơi con xúc động quá!". Tôi thực sự mừng vì con đã trải nghiệm lòng tự hào dân tộc một cách rất trực tiếp, rất đơn giản, hơn cả những buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần hoặc những bài học đạo đức khô khan. Chúng tôi, những cổ động viên không quen biết nhau, nhưng đều nhìn nhau cười, đập tay ăn mừng chiến công của đội tuyển. Chúng tôi, những người xa lạ, tự dưng đã xích lại gần nhau hơn, khoan dung với những va chạm khi dòng người dòng xe quá đông, nắm tay nhau hô vang "Tự hào quá Việt Nam ơi". Khi chúng ta đang rơi vào khủng hoảng niềm tin, người với người dần mất đi sự tin tưởng và nhiều thêm sự nghi kỵ, đề phòng..... thì đêm hôm đấy tất cả những ranh giới đều được xóa nhòa. Các em giúp những bạn trẻ có thêm một ký ức khó phai mờ lưu vào thời thanh xuân của họ; giúp những người trung niên chứng kiến đủ nhiều hỷ, nộ, ái, ố lần nữa có niềm tin vào những điều tốt đẹp; giúp những đứa trẻ có được trải nghiệm cụ thể về lòng tự hào dân tộc. Cám ơn bóng đá.


TÔI KỂ EM NGHE...
Không khí tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình ngày 27/01/2018
Các em, trong một thoáng đã được nhân dân cả nước nhớ mặt nhớ tên, trong một thoáng đã trở thành những hình ảnh "quốc dân" này nọ. Với sự bơm vá của truyền thông, chỉ hy vọng các em giữ được sự tỉnh táo, biết mình đang đứng ở đâu, biết được những thiếu sót của mình để rèn luyện bù đắp. Đời cầu thủ vốn ngắn lắm em ạ, nhưng đời người lại dài hơn rất nhiều. Cố gắng nhé, để dẫu cho cuộc đời cầu thủ kết thúc, người ta sẽ vẫn nhớ đến tên em một cách trìu mến trong cả quãng đời người.
Tôi kể em nghe, chiều tối hôm ấy, 27/01/2018..... tôi đã góp phần nhuộm đỏ thành phố. Và 1 lần nữa cảm thấy tự hào về dòng máu Lạc Hồng mình đang mang, và kiêu hãnh vì hào khí Đông A chúng ta đang có.

TÔI KỂ EM NGHE...
Sắc đỏ Tổ quốc trên phố đi bộ Nguyễn Huệ



Thứ Sáu, 2 tháng 2, 2018

TÔI KỂ EM NGHE...


"Đội tuyển Việt Nam không có ngôi sao, ngôi sao duy nhất nằm bên ngực áo trái"


Tôi kể em nghe, lúc Trần Minh Chiến cứa lòng chân trái đưa chúng ta vào chung kết SEA Games 18 thì Trường Híp mới oe oe chào đời. Khi thủ môn Nguyễn Văn Phụng trở về với HCĐ SEA Games 19 và trả lời phỏng vấn rất thật thà "Đời cầu thủ chỉ mong chiến thắng, nếu mà được như vậy thì không còn hạnh phúc nào hơn" thì "ông chồng quốc dân" hiện tại của các cô gái trẻ là thủ môn Bùi Tiến Dũng vẫn còn đang bú mẹ. Khi Văn Sỹ Hùng khéo léo tâng bóng qua thủ môn và đưa vào lưới trống đối thủ truyền kiếp của chúng ta tại khu vực tạo nên cơn địa chấn khi lần đầu tiên "làm gỏi" Thái Lan với 3 bàn không gỡ, thì người hùng Quang Hải chắc mới thôi nôi. Tôi khi đó, như rất nhiều những đứa nhỏ lứa 8x đời đầu mới biết thế nào là xuống đường, mới biết thế nào là hâm mộ, mới biết thế nào là tự hào dân tộc. Tôi khi đó, trốn học thêm đạp xe đạp ra Nhà văn hóa Thanh Niên để thập thò xin chữ ký các cầu thủ, thuộc làu làu từ tên tuổi, năm sinh, chiều cao của từng người một, có thể đoán chính xác đội hình ra sân và chiến thuật mà các "ông thầy" áp dụng là 5-3-2 hay 4-4-2. Tôi ngày đó tràn đầy niềm tin và nhiệt huyết với đội tuyển, dẫu chúng ta chưa một lần chạm tay đến chiến thắng cuối cùng.
TÔI KỂ EM NGHE...
Niềm vui chiến thắng khi Quang Hải gỡ hòa cho đội tuyển

Tôi kể em nghe, lứa cầu thủ thần đồng Văn Quyến, Quốc Vượng.... khiến cho niềm tin vô địch trong lòng các cổ động viên chúng tôi lớn hơn bao giờ hết. Dù rằng những người có tuổi khó tính không hài lòng về thái độ "lấc xấc" của Quyến béo, nhưng ai cũng nghĩ "có tài có tật". Vậy mà những người yêu bóng đá chân chính nhận được cái tát từ chính các em, bằng 1 trận dàn xếp tỷ số mà nói trắng ra là bán độ, kinh khủng hơn lại ở khuôn khổ 1 giải đấu quốc tế. Quá thất vọng, quá ngỡ ngàng, tôi nhìn "Rooney Việt Nam" hay "John Terry Việt Nam" đứng trước vành móng ngựa mà lặng lẽ thu lại những kỳ vọng, những niềm tin vào bóng đá nước nhà. Tôi không còn xem bóng đá nam Việt Nam đá nữa, không còn hào hứng mỗi lần chúng ta thắng nữa.... Tôi - chúng tôi, đau và buồn khi bị phản bội như thế.

Tôi kể em nghe, chỉ cách đây mấy tháng, tôi vẫn rất dửng dưng khi chúng ta lần nữa bị Thái Lan đánh bại ở SEA Games. Kiểu như cái dớp đúng không nhỉ, như ai đó nói "Trăm năm Kiều vẫn là Kiều - Việt Nam thua Thái là điều hiển nhiên" vậy đó. Để rồi niềm vui các em mang về cho chúng tôi thực sự quá lớn, quá bất ngờ. Những cầu thủ đến giải đấu châu lục từ vùng trũng của bóng đá thế giới, những thanh niên hồn nhiên chiều thi đấu, sáng vẫn chăm chỉ rao bán mỹ phẩm trên mạng để tranh thủ kiếm tiền; những đứa nhỏ từ hồi sinh ra đến giờ mới biết thế nào là tuyết, thế nào là lạnh âm độ C. Tôi ngỡ ngàng về một lứa cầu thủ mới rất lễ độ, và thay đổi suy nghĩ về những thanh niên quần đùi áo số vô cùng tự tin trả lời phỏng vấn của báo chí quốc tế bằng tiếng Anh lưu loát cực kỳ. Vui mừng vì chiến thắng, nhưng tôi nhận ra niềm tin vào các em đang dần quay trở lại. Không phải tin tưởng chúng ta chắc chắn giành chức vô địch, mà tin tưởng vào cách mà các em chiến đấu. Luôn là đội bóng bị đánh giá thấp hơn, luôn thua kém đội bạn về thể hình.... nhưng các em luôn chiến thắng về mặt tinh thần và ý chí.

TÔI KỂ EM NGHE...
Đừng buồn, các em đã là nhà vô địch trong người hâm mộ.

Tôi kể em nghe, nhìn cảnh toàn đội chúng ta lăn xả trên tuyết, tôi thực sự đau lòng lắm. Tuyết rơi dày làm ảnh hưởng đường bóng lăn, nhiệt độ quá thấp khiến cho cái đau đớn khi va chạm sẽ bị khuếch tán nhiều lần, thậm chí trung vệ Tiến Dũng vì quá lạnh mà bật cả máu miệng... đã có lúc tôi cầu mong trận đấu kết thúc nhanh trong vòng 90 phút, bất kể chúng ta thắng hay thua..... vì xót xa quá. Thế nhưng lần nữa, các em lại đưa trận đấu đến con số 120 phút, lần thứ 3 liên tục. Tôi tự hỏi, đó có phải là sức người nữa không?

Chúng ta thua trận. Tôi biết chứ. Kết thúc trận đấu, tôi khóc luôn vì xúc động quá. Khóc không phải vì buồn, không phải vì tiếc nuối, càng không phải vì bất mãn bị xử ép hoặc trách hoàn cảnh thi đấu bất lợi. Khóc vì các em đã hoàn thành sứ mệnh, chiến đấu hết mình, chạy ngược gió ngược tuyết, lao về phía trước với tất cả sức mạnh nội tại và ý chí quật cường. Công bằng mà nói, đội bạn hơn hẳn chúng ta về mọi thứ, và họ cũng phải đá trong hoàn cảnh bất lợi như chúng ta mà. Đội hay hơn đã giành chiến thắng xứng đáng, nhưng đội truyền cảm hứng hơn mới là người lưu lại ấn tượng. Và tôi cho rằng, giải thưởng Fair Play mới là điều chúng ta nên tự hào. Tự hào vì một lứa cầu thủ rất tốt đang dần trưởng thành, tự hào vì những suy nghĩ chín chắn của các em sau trận thua "Em xin lỗi vì mình có thể làm tốt hơn", tự hào vì dù đổ mồ hôi, đổ máu trên sân tuyết nhưng các em vẫn cương quyết không lùi.

Tôi kể em nghe, HLV Hoàng Anh Tuấn đã từng nói thế này "Đội tuyển Việt Nam không có ngôi sao, ngôi sao duy nhất nằm bên ngực áo trái". Bóng đá là môn thể thao tập thể, nhưng ngày trước nếu Hồng Sơn bị chấn thương là coi như tuyến tiền vệ hỏng cả, hoặc chỉ cần Huỳnh Đức bị bắt chết là Việt Nam như rắn mất đầu. Còn hiện tại, Công Phượng đá không hiệu quả thì có Quang Hải, quân xanh Phan Văn Đức hoàn toàn đảm đương được cánh trái mỗi khi được tung vào sân, hay cậu nhóc Hồng Duy đỏm dáng có cái chân trái dẻo quẹo. Đội tuyển chúng ta hiện giờ không có vị trí nào là không thể thay thế, mỗi lần ra sân là một lần các em thể hiện tinh thần "một cho tất cả". Và đó chính là nét đẹp của bóng đá.
TÔI KỂ EM NGHE...
Kết nối tình Đồng bào thiêng liêng nhất.

Tôi kể em nghe, trận bán kết con gái thấy tôi khóc, nó bảo sao mẹ xem bóng đá mà mẹ cũng khóc vậy. Tôi trả lời con đó là vì lòng tự hào dân tộc, và nhìn vẻ mặt con tôi chắc chắn rằng nó chưa hiểu. Nhưng chiều tối hôm ấy, sau khi chúng ta đấu xong chung kết, mẹ con tôi hòa vào dòng người hô vang "Việt Nam vô địch", cùng hát vang bài "Việt Nam ơi". Chính con gái đã nói với tôi rằng "Mẹ ơi con xúc động quá!". Tôi thực sự mừng vì con đã trải nghiệm lòng tự hào dân tộc một cách rất trực tiếp, rất đơn giản, hơn cả những buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần hoặc những bài học đạo đức khô khan. Chúng tôi, những cổ động viên không quen biết nhau, nhưng đều nhìn nhau cười, đập tay ăn mừng chiến công của đội tuyển. Chúng tôi, những người xa lạ, tự dưng đã xích lại gần nhau hơn, khoan dung với những va chạm khi dòng người dòng xe quá đông, nắm tay nhau hô vang "Tự hào quá Việt Nam ơi". Khi chúng ta đang rơi vào khủng hoảng niềm tin, người với người dần mất đi sự tin tưởng và nhiều thêm sự nghi kỵ, đề phòng..... thì đêm hôm đấy tất cả những ranh giới đều được xóa nhòa. Các em giúp những bạn trẻ có thêm một ký ức khó phai mờ lưu vào thời thanh xuân của họ; giúp những người trung niên chứng kiến đủ nhiều hỷ, nộ, ái, ố lần nữa có niềm tin vào những điều tốt đẹp; giúp những đứa trẻ có được trải nghiệm cụ thể về lòng tự hào dân tộc. Cám ơn bóng đá.

TÔI KỂ EM NGHE...
Không khí tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình ngày 27/01/2018
Các em, trong một thoáng đã được nhân dân cả nước nhớ mặt nhớ tên, trong một thoáng đã trở thành những hình ảnh "quốc dân" này nọ. Với sự bơm vá của truyền thông, chỉ hy vọng các em giữ được sự tỉnh táo, biết mình đang đứng ở đâu, biết được những thiếu sót của mình để rèn luyện bù đắp. Đời cầu thủ vốn ngắn lắm em ạ, nhưng đời người lại dài hơn rất nhiều. Cố gắng nhé, để dẫu cho cuộc đời cầu thủ kết thúc, người ta sẽ vẫn nhớ đến tên em một cách trìu mến trong cả quãng đời người.
Tôi kể em nghe, chiều tối hôm ấy, 27/01/2018..... tôi đã góp phần nhuộm đỏ thành phố. Và 1 lần nữa cảm thấy tự hào về dòng máu Lạc Hồng mình đang mang, và kiêu hãnh vì hào khí Đông A chúng ta đang có.

TÔI KỂ EM NGHE...
Sắc đỏ Tổ quốc trên phố đi bộ Nguyễn Huệ



Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

Cần tiêu thụ thực phẩm một cách có lương tâm

Chỉ cần mỗi người trong chúng ta có ý thức tiết kiệm thực phẩm sẽ góp phần xóa đi cái sự thật phi lý là hàng tỉ tấn thực phẩm bị lãng phí mỗi năm – trong khi gần một tỉ người trên Trái đất đang phải chung sống với nạn đói.


Theo Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), mỗi năm thế giới lãng phí 1,3 tỉ tấn thực phẩm, tương đương 1/3 sản lượng nông nghiệp toàn cầu, trong khi cứ bảy người có một người bị đói và hơn 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết đói mỗi ngày.
Trước thực trạng lãng phí thực phẩm, Ngày môi trường thế giới năm nay là tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cộng đồng, các đơn vị kinh doanh về ý thức tiết kiệm, tránh lãng phí trong sản xuất cũng như tiêu dùng.
Những con số do FAO nêu ra đầy thuyết phục để mọi người chú ý hơn đến những ảnh hưởng tới môi trường từ việc lựa chọn thực phẩm, tránh lãng phí thực phẩm. Đó là việc sản xuất lương thực trên toàn cầu chiếm 25% diện tích đất lưu trú, tiêu tốn khoảng 75% lượng nước ngọt, góp 80% vào nạn chặt phá rừng và 30% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Cũng theo FAO, lượng lương thực, thực phẩm thất thoát và lãng phí hằng năm ở các nước đang phát triển – trong đó có VN – là 630 triệu tấn (không kém gì so với các nước công nghiệp là 670 triệu tấn), nhiều nhất là lúa gạo, rau, củ, quả.
Mặc dù VN nằm trong những nước hàng đầu về xuất khẩu gạo nhưng tỉ lệ người thiếu ăn và suy dinh dưỡng vẫn cao. Trong khi đó, tình trạng lãng phí, thất thoát lương thực, thực phẩm trong quá trình sản xuất, bảo quản và sử dụng lại khá cao.
Như đồng bằng sông Cửu Long, tỉ lệ tổn thất sau thu hoạch lúa hiện nay đến 13,7%, trong đó khâu phơi sấy tổn thất lên đến 4,2%.
Điều đáng nói hơn là sự lãng phí của người tiêu dùng, đặc biệt là trong các buổi giỗ chạp, cưới xin, tiệc tùng tại các nhà hàng, quán ăn, lãng phí tại các hộ gia đình… cũng không nhỏ.
Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh khi tự phục vụ, nhiều người tranh thủ lấy đầy ắp thức ăn, cuối cùng ăn không hết phải bỏ. Chúng ta cũng chưa có thói quen nếu không dùng hết thực phẩm đã đặt thì có thể nhờ nhân viên nhà hàng gói ghém để mang về. Trong khi tại bàn ăn của những người có điều kiện thừa mứa, thì tại vùng sâu, vùng cao, trong các gia đình nghèo… nhiều người thiếu ăn hoặc bữa ăn rất đạm bạc.
Nơi thừa, chỗ thiếu phản ánh sự phân hóa giàu nghèo nhưng cũng cho thấy con người không được giáo dục ý thức công dân biết quý trọng công sức của người nông dân phải trải qua biết bao công đoạn nhọc nhằn để làm ra sản phẩm và trong quá trình đó cũng tác động xấu đến môi trường.
Do vậy, chỉ cần mỗi người trong chúng ta có ý thức tiết kiệm thực phẩm sẽ góp phần xóa đi cái sự thật phi lý là hàng tỉ tấn thực phẩm bị lãng phí mỗi năm – trong khi gần một tỉ người trên Trái đất đang phải chung sống với nạn đói.
Ý thức nhằm giảm thiểu thất thoát và lãng phí lương thực, từ thu hoạch vận chuyển, sản xuất đến tiêu dùng luôn là vấn đề thời sự. Vì vậy, mỗi cá nhân hay mỗi gia đình cần quan tâm việc quản lý ăn uống hợp lý để tránh lãng phí lương thực, vừa tiết kiệm ngân quỹ mà còn góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.
Theo TUỔI TRẺ ONLINE (2013)

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Khi những thứ âm nhạc dễ dãi, nhảm nhí lên ngôi

“Chất lượng âm nhạc chạm đáy” không còn là lời cảnh báo mà dần trở thành hiện thực với âm nhạc giải trí trong nước hiện nay. Bởi, thay vì được thưởng thức các ca khúc hay, những giọng hát đẹp, giờ đây công chúng bị “bội thực” những bài hát có nội dung đánh đố hoặc câu từ dễ dãi, phản cảm,…

Trong sự ồn ào của các trò chơi truyền hình (gameshow) về âm nhạc đình đám, như Giọng hát Việt, Thần tượng âm nhạc, Nhân tố bí ẩn,… ít người còn nhớ tới chương trình Bài hát Việt. Sau 11 năm tồn tại và đã ngưng phát sóng từ ngày 22-1-2016, Bài hát Việt thật sự đã để lại nhiều tiếc nuối cho không ít tác giả, ca sĩ và khán giả trên cả nước, vì đây là một sân chơi sáng tác âm nhạc hiếm hoi trên sóng truyền hình từng giới thiệu nhiều gương mặt trẻ tài năng và bước đầu có phong cách riêng như Nguyễn Đức Cường, Lê Cát Trọng Lý, Phạm Toàn Thắng, Vũ Cát Tường…
Sự ra đi lặng lẽ của Bài hát Việt dường như cũng là dấu chấm hết cho nỗ lực hiếm hoi trong việc tìm kiếm các hướng đi mới cho âm nhạc đương đại. Cho dù tại thời điểm nói lời từ biệt, ê-kíp sản xuất từng chia sẻ rằng, Bài hát Việt sẽ sớm “tái sinh với diện mạo mới” với khung chương trình thú vị hơn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Sing my song (Bài hát hay nhất) được cho là sự kế thừa Bài hát Việt chưa thể tạo được nhiều điểm nhấn như kỳ vọng, chưa kể những lùm xùm không đáng có về tư cách của một vài thí sinh, khiến sức hấp dẫn của chương trình bị giảm sút.
Trái ngược với sự vắng bóng của các cuộc thi sáng tác âm nhạc, sự nở rộ của nhiều gameshow, liveshow âm nhạc với xu hướng giải trí bình dân, có phần dễ dãi dường như đang chiếm lĩnh nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Một trong những trào lưu “đang lên”, gây nhiều tranh cãi trong dư luận thời gian qua là bolero với sự ra đời của hàng loạt các gameshow có tên gọi na ná nhau: Thần tượng Bolero, Song ca cùng Bolero, Solo cùng Bolero, Tình Bolero, Tình Bolero hoan ca, Kịch cùng Bolero…
Một số cuộc thi âm nhạc tuy không gắn “mác” bolero nhưng đội hình ban giám khảo ngồi trên “ghế nóng” đều chủ yếu nổi lên từ dòng nhạc này, vì thế phần lớn thí sinh đã lựa chọn giải pháp an toàn bằng việc hát… bolero! Sự thái quá dẫn đến tình trạng: một dòng nhạc bình dân, ít được đánh giá cao tại chính mảnh đất từng sản sinh ra nó, bolero đã bất ngờ trở thành trào lưu được một bộ phận ca sĩ và khán, thính giả ở Việt Nam nhiệt tình hưởng ứng. Điều này sẽ không có gì đặc biệt nếu như bolero không phải là một dòng nhạc “giẫm chân tại chỗ”, vì dù đã có lịch sử hình thành gần 60 năm mà số lượng sáng tác vẫn ít ỏi, không có nhiều sáng tạo từ giai điệu, phối khí đến ca từ và phong cách biểu diễn. Và nội dung của hầu hết các bài hát bolero chỉ quẩn quanh những chuyện tình ngang trái, đẫm nước mắt.
Vì vậy, nhận định của một ca sĩ nổi tiếng cho rằng: “Bolero chỉ mang tính hoài niệm, không mang tính chất sáng tạo, phát triển nền âm nhạc. Già trẻ, lớn bé mà đều đắm đuối với bolero thì đúng là một sự thụt lùi” tuy có làm mất lòng nhiều người trong giới giải trí nhưng đã đề cập một cách thẳng thắn tình trạng “nghèo nàn trong sáng tạo” trong đời sống âm nhạc Việt Nam đương đại.
Theo dõi trên bảng xếp hạng ca khúc mới của một số website âm nhạc nổi tiếng thời gian qua, vị trí “độc tôn” thường thuộc về một số bài hát không mấy xuất sắc, cho thấy “mảnh đất” này còn quá nghèo nàn và thiếu tính cạnh tranh. Điều đó trái ngược với các bảng xếp hạng âm nhạc nước ngoài, bởi ở đó sự thay đổi ngôi vị liên tục của nhiều ca khúc, giọng ca, nhóm nhạc cho thấy một đời sống âm nhạc thật sự sôi động và phát triển. Sự chiếm lĩnh của bolero cùng các trào lưu K-pop (nhạc pop Hàn Quốc), C-pop (nhạc pop tiếng Trung) trên thị trường âm nhạc Việt Nam hiện nay đang đặt ra câu hỏi về sự yếu kém trong một bộ phận nhạc sĩ, ca sĩ trẻ.
Các nhạc sĩ, ca sĩ trẻ chiếm được sự yêu mến của người hâm mộ bằng những sáng tạo của mình như Lê Cát Trọng Lý, Tạ Quang Thắng hay Hà Anh Tuấn không nhiều. Thay vì tìm lối đi riêng, dày công tập luyện thanh nhạc, rèn luyện vũ đạo, tham gia các chương trình âm nhạc có tính chất cống hiến, không ít ca sĩ trẻ mải mê với các gameshow để đánh bóng hình ảnh, hoặc sa vào thể hiện lại ca khúc của người nổi tiếng, như trong các chương trình Gương mặt thân quen, Giọng ải giọng ai, Gương mặt thân quen nhí, Phiên bản hoàn hảo…
Thậm chí, một số nhạc sĩ còn bị tố đạo nhạc. Đáng chú ý, xu hướng ca khúc, ca từ dễ dãi, thiếu lành mạnh, tục tĩu từng chìm xuống một thời gian,… nay đang có dấu hiệu bùng phát trở lại. Điểm qua danh sách ca khúc “đình đám” trong thời gian gần đây, nhiều người phát hoảng với những ca khúc có nhan đề khó hiểu như: Đ.C.M.A, Đ.C.M.E, Quăng tao cái boong…
Mới nhất, ca khúc thảm họa “Như cái lò” tiếp tục gây bức xúc trong dư luận với những ca từ gợi dục, kích động. Đáng buồn hơn, người sáng tác ca khúc này từng là một nhạc sĩ trẻ triển vọng có dấu ấn nhất định trong lòng người hâm mộ. Nội dung sáo rỗng, ca từ vô nghĩa của nhạc giải trí Việt Nam cũng trở thành chủ đề châm biếm trên nhiều diễn đàn, website, mạng xã hội. Một số trang giải trí còn thường xuyên đăng tải video thống kê về số lượng ca khúc đạo nhạc hoặc chứa các ca từ vô nghĩa. Bất ngờ là đến thời điểm hiện tại, loạt video nhiều kỳ này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại! Có thể coi đây là minh chứng về sự bất cập của thị trường âm nhạc giải trí hiện nay.
Khi thị trường âm nhạc đang trở nên bão hòa, một bộ phận nhạc sĩ, ca sĩ và thính giả trẻ bắt đầu tìm đến những xu hướng âm nhạc mới như Underground (Underground music – âm nhạc phi chính thống), Indie (Independent music – âm nhạc độc lập). Về cơ bản, đây là hai xu hướng âm nhạc với sự tham gia của các nhà sản xuất, nhạc sĩ, ca sĩ hoạt động độc lập, phân biệt với những hãng ghi âm, công ty giải trí hoạt động mang tính thương mại, chịu sự chi phối của thị trường.
Tuy nhiên, giữa Underground và Indie vẫn có nhiều điểm khác biệt. Từ lịch sử hình thành của nó, Underground gắn liền với các hoạt động nghệ thuật ngợi ca tinh thần tự do cá nhân đến mức cực đoan. Có nhiều trường hợp, các ca sĩ theo dòng Underground chỉ tham gia hoạt động sáng tác trên internet, không biểu diễn, phát hành ca khúc. Trong khi đó, Indie là xu hướng âm nhạc theo hướng tìm tòi, thể nghiệm cá nhân. Các nhạc sĩ, ca sĩ thường tự phát hành ca khúc, album thông qua các website chia sẻ nhạc trực tuyến như Soundcloud, youtube,… và tổ chức các chương trình biểu diễn tại nhiều địa điểm công cộng nhỏ lẻ như đường phố, quán cafe, quán bar… Những nhạc sĩ theo trào lưu Indie cũng không cố định mình trong bất kỳ một phong cách rap, pop, rock hay dân ca,… mà đi theo sở thích cá nhân.
Đều là những xu hướng âm nhạc xuất hiện từ những năm 50 đến 60 của thế kỷ trước tại các quốc gia phương Tây, song Underground và Indie mới chỉ thật sự trở thành cơn sốt trong giới “chơi nhạc” thời gian qua nhờ các tiện ích chia sẻ nhạc trực tuyến. Một vài gương mặt quen thuộc từ cộng đồng Indie bước đầu đã để lại dấu ấn trong công chúng phổ thông, tiêu biểu có thể kể đến: Quái vật Tý hon, ban nhạc Đa Sắc, Ngọt hay Vũ. Dẫu vậy, điểm nổi bật của các ban nhạc này mới chỉ dừng lại ở sự gần gũi, ấm áp về mặt ca từ, đề tài giản dị mang hơi thở cuộc sống chứ chưa có nhiều đột biến, thể nghiệm trong giai điệu.
Trong khi đó, phong trào Underground sau một thời gian dài phát triển tại Việt Nam cũng bắt đầu có dấu hiệu chững lại. Nguyên nhân chính đến từ sự cạn kiệt về mặt chủ đề cùng những tranh cãi không hồi kết giữa những tên tuổi đình đám của dòng nhạc này. Mặc dù đang là những trào lưu cuốn hút giới trẻ đam mê âm nhạc, đời sống của Underground và Indie cũng khá bấp bênh. Chủ yếu xuất phát từ vấn đề bản quyền âm nhạc khi nhiều sản phẩm Underground, Indie hay rất thoải mái trong việc “mượn” giai điệu, phối lại (remix) giai điệu của ca khúc khác.
Vì lý do này, nhiều trang chia sẻ âm nhạc trực tuyến – “mái nhà” của các sản phẩm Underground và Indie đang đối mặt với các vụ kiện lớn dẫn đến nguy cơ đóng cửa, dừng hoạt động. Bên cạnh đó, việc tự ý phát hành album mà không qua cấp phép của một số ca sĩ thuộc dòng nhạc Underground, Indie đã và đang vi phạm các quy định của pháp luật.
Dù đã đạt được một số điểm nhấn tại Việt Nam nhưng cũng như tại các quốc gia khác trên toàn thế giới, Underground và Indie mới chỉ là sân chơi, nơi tập dượt, tìm cơ hội của những người đam mê âm nhạc trước khi họ bắt đầu bước vào hoạt động chuyên nghiệp. Ở Việt Nam, sự phát triển của Underground và Indie cũng cho thấy thực tế thiếu hụt các cuộc thi, sân chơi âm nhạc chính thống, uy tín để các nhạc sĩ, ca sĩ tiềm năng cho đến nhà sản xuất âm nhạc thể hiện năng lực của mình thay vì chạy theo các trào lưu có tính nhất thời.
Chính vì thiếu sân chơi chuyên nghiệp, thiếu các hoạt động khuyến khích sáng tạo âm nhạc, các buổi biểu diễn, khóa học khuyến khích sự tìm tòi những phong cách mới,… mà hiện nay số người “làm âm nhạc tử tế” tại Việt Nam ngày một ít ỏi. Tình trạng này cũng có một phần trách nhiệm của cơ quan chức năng quản lý về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, nhất là trong vấn đề định hướng, kiểm soát các chương trình, hoạt động âm nhạc kém chất lượng, tạo những sân chơi âm nhạc lành mạnh, thúc đẩy sự sáng tạo. Trong xã hội hiện đại, giải trí và hưởng thụ âm nhạc là nhu cầu quan trọng của công chúng, bởi vậy, nếu không sớm tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng của nền âm nhạc giải trí trong nước thì sớm hay muộn thị phần âm nhạc Việt Nam sẽ bị sản phẩm âm nhạc nước ngoài lấn lướt trên chính sân nhà.
Theo QUANG MINH / NHÂN DÂN ONLINE

Phim tài liệu The Vietnam war: Vẫn chỉ là ‘cái nhìn Mỹ’

Những ngày vừa qua, một bộ phim đã thu hút sự quan tâm của không ít người Việt Nam, “The Vietnam war” (Chiến tranh Việt Nam) của hai đạo diễn người Mỹ, Ken Burns và Lynn Novick.

Người Mỹ từng làm nhiều phim về cuộc chiến mà họ gọi là “The Vietnam war”. Gần đây nhất là “Vietnam in HD” công bố năm 2011, xa hơn một chút là “Battlefield Vietnam” (Chiến trường Việt Nam, 1999), “Vietnam: A Television History” (Việt Nam thiên lịch sử truyền hình, 1983) và “Vietnam The Ten Thousand Day War” (Việt Nam cuộc chiến 10.000 ngày, 1980).
“The Vietnam war” là cái tên mới nhất trong danh sách này, đồng thời cũng là cái tên mà người Mỹ đặt cho cuộc chiến mà ngày nay, họ rộng rãi thừa nhận là “sai lầm”, bắt nguồn từ tham vọng và dối trá của các đời tổng thống, từ Harry S. Truman tới Gerald Ford.
Đây cũng là nội dung trọng tâm trong 10 phần của bộ phim của đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick, với những thông tin không mới nhưng được nhấn mạnh, liên tục củng cố bởi câu chuyện từ những nhân chứng trực tiếp tham gia cuộc chiến khi tuổi đời còn rất trẻ.
Hầu hết họ là những người lính bước chân đầu tiên vào đời cũng là bước chân vào chiến trường cách nước Mỹ nửa vòng trái đất. Theo diễn biến của cuộc chiến, họ dần biến đổi từ những chàng trai thơ ngây, trong sáng của nước Mỹ, mang hoài bão phục vụ Tổ quốc, trở thành những kẻ trơ lì, thậm chí sắt máu, tàn bạo. Nhiều người trong số họ đã trở thành những tên tội phạm chiến tranh. Những tội ác mà người lính Mỹ trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến đã trở thành nỗi ám ảnh của cả nước Mỹ, mang tên “Hội chứng Việt Nam”.
Sự chia sẻ suy nghĩ của họ trong bộ phim dường như là lời sám hối cho những sai lầm của bản thân và chính quyền Mỹ. Thế nhưng, dù vậy, thông điệp trong bộ phim vẫn thể hiện của thái độ “dĩ Mỹ vi trung”, lấy quan điểm của người Mỹ làm cốt lõi. “The Vietnam war”, dù các nhà làm phim đã gắn mác “There is no single truth in war” (Không có sự thật đơn nhất trong cuộc chiến) thì những phân tích bình luận, nhận xét của người Việt, ở hai bên chiến tuyến, cũng chỉ để minh họa cho quan điểm cơ bản của người Mỹ.
Bởi vậy, nhiều sự kiện lịch sử, đáng lẽ cung cấp cho khán giả cái nhìn đầy đủ về thời cuộc, đã vô tình hoặc cố ý bị lờ đi. Ví dụ, sau tháng 9/1945, đứng trước nguy cơ tái lập thuộc địa của người Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi ấy đã gửi thư tới các lãnh đạo cường quốc, kêu gọi sự ủng hộ cho nền độc lập vừa được thiết lập của Việt Nam, gồm có Tổng thống Mỹ Harry S. Truman và Tổng bí thư ĐCS Liên Xô Joseph Stalin. Vậy mà bộ phim chỉ nhắc tới bức thư gửi cho Tổng thống Mỹ, dường như Washington là niềm hy vọng duy nhất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ.
Một sự kiện khác, cái chết của Peter Dewey – thành viên OSS ở Sài Gòn vào ngày 26/9/1945. Dewey được cho là người hiểu rõ khát vọng độc lập của dân tộc Việt Nam, và cũng là người có thể tác động tới chính quyền Mỹ đề ra những chính sách đối ngoại có lợi cho Việt Nam trước dã tâm tái xâm lược của người Pháp.
Bị tưởng nhầm là người Pháp nên Dewey đã bị bắn chết trong một vụ phục kích của Việt Minh. Trường hợp của Dewey, tất nhiên là một sự tiếc nuối nhưng dường như đã bị đẩy cao quá tầm mức của vai trò cá nhân và sự kiện. Bởi ai cũng rõ, sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, nước Mỹ cần nước Pháp ở châu Âu như thế nào trong cuộc đối đầu ý thức hệ với Liên Xô và đó là lý do để Mỹ dung dưỡng một nước Pháp thực dân ở châu Á.
Hơn nữa, và nếu như Dewey là người Mỹ đầu tiên thiệt mạng ở Việt Nam (kể từ 1945) thì bộ phim đã không hoàn toàn không nhắc tới bất kỳ người Việt Nam nào cũng hy sinh trong cuộc chạm súng với phái bộ OSS cuối tháng 9/1945 ấy.
Nói như chính ông Đại sứ Mỹ: “Chúng ta cần thừa nhận và thành thực về quá khứ” – thì để thành thực với quá khứ, The Vietnam war còn phải có thêm nhiều “sự thật đơn nhất” một cách đầy đủ và công bằng hơn.
Liên quan tới bộ phim tài liệu được phía Hoa Kỳ đưa ra gần đây mang tựa đề “The Vietnam War” và sự phản ánh về cuộc kháng chiến chống Mỹ được nêu lên trong bộ phim này, người phát ngôn bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu:
“Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam là cuộc kháng chiến mang tính chính nghĩa, đã phát huy được sự đoàn kết và sức mạnh của toàn dân tộc, được bạn bè và nhân dân trên toàn thế giới hết lòng ủng hộ. Chính vì thế đã đi đến thắng lợi cuối cùng là thống nhất đất nước”.

Theo DƯƠNG TUẤN LINH / NGƯỜI ĐƯA TIN

NGƯỜI ĐỐT LÒ LỊCH SỬ



Lịch sử nước Việt ta
Qua bao nhiêu triều đại
Suy vong rồi tồn tại
Để rồi khải hoàn ca.
Nay nước Việt Nam ta
Đang tạo đà đổi mới
Lòng dân đang phấn khởi
Chờ tin người đốt lò.
Bao quan nhỏ quan to
Ngồi thi nhau đục khoét
Giờ lại đang lấm lét
Sợ mình là củi tươi.
Lịch sử sẽ ơn người
Một sỹ phu yêu nước
Nếu người "đốt lò" được
Nhân dân sẽ tôn thờ.
Đất nước đang trông chờ
Một chính phủ liêm khiết
Giờ đây dân đã biết
Một "sỹ phu Bắc Hà".
Đảng từ dân mà ra
Và lấy dân làm gốc
Ông xứng người nô bộc
Đại sỹ phu hiền tài.
Cuộc chiến chắc còn dài
Mong ông không đơn độc
Trước thế lực phản động
Đang vần vũ như mây.
Người nghĩa khí bậc thầy
Gióng lên hồi trống trận
Dẹp tan nỗi uất hận
Quét sạch lũ sói lang.
Nghĩa khí tấm lòng vàng
Làm lên trang sử mới
Lòng dân đang phấn khởi
Hướng về phía Ba Đình.
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ta làm nên lịch sử
Vượt qua cơn sóng dữ
Đưa đất nước vinh quang.
Từ quan huyện, quan làng
Bao quan đang run sợ
Những tên quan mắc nợ
Tội bất hiếu với dân.
Giờ đất nước đang cần
Những con người nghĩa khí
Chúng ta cùng chân lý
Hãy lên tiếng đi thôi.
Vận nước đã đến rồi
Chung tay ta tìm củi
Đốt chúng thành tro bụi
Bọn bán nước, hại dân.
Hãy sát lại thật gần
Nắm tay ta đoàn kết
Chúng ta không thể chết
Đừng vô cảm ngồi yên.
Người dân khắp mọi miền
Ta đồng tâm kiếm củi
Lửa thiêng đừng để lụi
Lò ta đã nóng rồi!
Hỡi các bạn của tôi
Hãy đáp lời đi chứ
Bớt đi lời trách cứ
Vô cảm và buông xuôi.
Chín mươi triệu con người
Lẽ nào ta bất lực
Cùng chung tay đồng sức
Giúp Bác Trọng đốt lò.
Dù củi nhỏ củi to
Cho vô lò đốt hết
Dẫu ta có phải chết
Để đất nước hồi sinh.
Hỡi tất cả dân mình
Cùng đồng tình đi nhé
Không phân biệt già trẻ
Cùng lên tiếng đấu tranh.
Góp gió bão sẽ thành
Lai nhiều thành bão mạng
Quan tham phải hoảng loạn
Đất nước sẽ thanh bình
Rạng rỡ ánh bình minh
Đất nước mình tươi sáng.
--- Nguyễn Tiến Du ---

Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

Một góc nhìn khác về nền giáo dục của nước Mỹ

Việc nhìn sơ qua vào các hệ thống giáo dục nước ngoài có vẻ ưu việt, rồi cho rằng giáo dục Việt Nam phải bắt chước một cách máy móc những mô hình đó là một sai lầm. Kể cả giáo dục Mỹ cũng đang phải vật lộn với những vấn đề riêng của họ.

Bài viết của tác giả Hoàng Phong – Đại học Cornell, New York, Mỹ.
Trong tiếng Anh có câu thành ngữ: “Cỏ bên kia đồi lúc nào cũng xanh hơn”, ý khuyên người ta đừng đứng núi này trông núi nọ, vì nhìn từ ngoài vào thì mọi thứ luôn có vẻ tốt đẹp hơn thực tế bên trong.
Sau khi du học ở Mỹ thì tôi cũng phần nào thấm thía hơn câu nói này.
Không thể phủ nhận nền giáo dục Mỹ có nhiều điểm ưu việt – không phải vô lý mà học sinh hàng trăm nước trên thế giới, trong đó có rất nhiều học sinh Việt Nam – đổ xô sang Mỹ du học, nhất là cấp 3 và đại học.
Cũng không thể phủ nhận là giáo dục Việt Nam còn có nhiều yếu kém, sai lầm, dẫn đến những tình trạng như học thêm quá nhiều, chương trình học nhồi nhét, sinh viên ra trường thất nghiệp tràn lan.
Tuy nhiên, việc nhìn sơ qua vào các hệ thống giáo dục nước ngoài có vẻ ưu việt, rồi cho rằng giáo dục Việt Nam phải bắt chước một cách máy móc những mô hình đó là một sai lầm. Kể cả giáo dục Mỹ cũng đang phải vật lộn với những vấn đề riêng của họ.
Mỹ: Quá tự do, mất định hướng?
Nước Mỹ nổi tiếng với hệ thống giáo dục đại học Liberal Arts, khi mà học sinh được rất nhiều tự do trong việc lựa chọn các môn học của mình. Phong cách giáo dục này được tôn vinh là dạy cho sinh viên kĩ năng mềm, có thể áp dụng cho bất kì ngành nghề nào, là đào tạo nên những con người toàn tài, “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”.
Tuy nhiên, chính sự tự do này cũng bị chỉ trích là không thực tiễn, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn.
Nhiều ngành học bị coi là mang lại quá ít cơ hội việc làm, với mức lương quá thấp, không xứng đáng với số tiền lớn mà sinh viên và gia đình phải bỏ ra.
Câu chuyện một sinh viên có bằng đại học ngành Lịch sử nghệ thuật (Art History) hay Tiếng Anh (English), nhưng khi ra trường phải làm những công việc chân tay lương thấp như phục vụ ở cafe Starbucks hay nhà hàng ăn nhanh McDonald’s đã trở thành một trò đùa phổ biến.
Các chính trị gia từ cả hai đảng, trong đó có cả Mitt Romney và Obama, đều có những lời khuyên nhủ học sinh xem xét việc học lấy một bằng kĩ thuật (học một ngành nghề cụ thể như kế toán, kĩ sư) thay vì một bằng đại học Liberal Arts truyền thống.
Hơn nữa, nền đại học Mỹ còn bị chỉ trích là không giúp thu ngắn khoảng cách phân biệt giàu nghèo, mà còn làm khoảng cách đó nặng nề hơn.
Được nhận vào một trường đại học danh giá, ví dụ như một trường trong nhóm Ivy League, hoặc WASW (Williams, Amherst, Swarthmore, Wesleyan – các trường thường được coi là tốt nhất trong nhóm đại học Liberal Arts nhỏ), thường đòi hỏi học sinh phải có kết quả thi SAT cao, biết chơi nhạc cụ hoặc thể thao, tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa.
Rõ ràng là con em các gia đình giàu có, có đủ điều kiện đi luyện thi SAT, có huấn luyện viên thể thao hay âm nhạc, không phải đi làm thêm hay phụ giúp việc nhà mà có nhiều thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa, sẽ luôn có lợi.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rõ rằng kết quả thi SAT có liên quan trực tiếp đến thu nhập bình quân của gia đình. Không đáng ngạc nhiên khi nhóm 1% (những người có thu nhập ở 1% đầu) có thể đưa con cái mình vào những ngôi trường danh tiếng, nơi lại sản xuất ra những con người 1% thể hệ tiếp theo.
Cuối cùng, một nền giáo dục với những trang thiết bị hiện đại và các giáo sư đầu ngành của thế giới không hề miễn phí: ước tính các học sinh Mỹ đang nợ tổng cộng khoảng 1.000 tỷ đô la để chi trả cho quá trình học đại học của mình.
Những lời kêu gọi học tập châu Á
Và khi châu Á, trong đó có Việt Nam, đang tìm cách gửi con em ưu tú của mình sang Mỹ học, thì người Mỹ cũng đang bắt đầu đặt vấn đề học tập cách dạy con của người châu Á.
Người Mỹ lo lắng vì học sinh Mỹ tụt lại sau nhiều nước, trong đó có Trung Quốc (và có cả Việt Nam), về kĩ năng toán và các môn khoa học. Triết lý dạy con theo kiểu mềm mỏng, có phần tự do hơn của phụ huynh Mỹ được đem ra so sánh với triết lý nghiêm khắc, thậm chí có phần khắc nghiệt của người châu Á và gốc Á.
“Khúc chiến ca của mẹ hổ”, cuốn sách của bà mẹ gốc Á Amy Chua về quá trình dạy con vô cùng kỉ luật, đến mức gần như độc tài, trở thành best-seller và được đem ra mổ xẻ khắp nơi.
Người Mỹ bắt đầu lo lắng rằng cách giáo dục từ lâu nay của họ, nhấn mạnh vào việc bảo vệ tính tự tôn cho con trẻ, cho chúng những điểm A và những huy chương mang tính khuyến khích để khiến trẻ em hứng thú với hoạt động mà chúng tham gia, đã đi quá xa.
Trong khi châu Á đang hướng đến việc giảm bớt áp lực điểm số cho học sinh, thì Mỹ phần nào đang muốn gia tăng tầm quan trọng của việc cho điểm khắt khe hơn.
Căn bản giống nhau
Dù tôi đang học ở một trường đại học vẫn được coi là thuộc hàng tốt nhất ở Mỹ, tôi cũng thấy quanh mình những thực trạng tương tự như những lời than phiền về sinh viên Việt Nam.
Quanh tôi cũng đầy những bạn bè chưa có định hướng, luôn than thở không biết sau khi ra trường sẽ đi đâu về đâu. Thậm chí ở Mỹ, do có quá nhiều lựa chọn về ngành học, câu hỏi này còn khó trả lời hơn.
Quanh tôi cũng có đầy những người trốn tiết, chỉ đến lúc thi mới xuất hiện; đầy những buổi tiệc tùng nhậu nhẹt thâu đêm, trong đó toàn học sinh dưới độ tuổi được uống rượu hợp pháp (21 tuổi).
Ở Việt Nam cũng học thêm để thi SAT, cũng đến trung tâm thuê người giúp viết bài luận vào đại học. Ở Mỹ cũng thế.
Ở Việt Nam, có những học sinh ra trường không kiếm được việc làm, lại về nhà với bố mẹ. Ở Mỹ cũng thế, và họ gọi đây là “ thế hệ Boomerang” (ý là đáng lẽ đã phải rời gia đình để tự lập rồi, nhưng sau đó lại quay lại).
Ở Việt Nam người ta lo thừa thầy thiếu thợ, thừa cử nhân kinh tế. Ở Mỹ người ta cũng lo thiếu các kĩ sư, thừa các cử nhân ngành xã hội.
Hệ thống là một phần, nhưng không quan trọng bằng năng lực và ý chí phấn đấu của mỗi người.
Dù là ở Việt Nam hay Mỹ, nếu muốn có việc làm, bạn vẫn phải tự chọn ngành nghề cho đúng năng lực và sở thích của mình, nhưng vẫn đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội. Bạn vẫn phải, ngoài việc học tốt ở trường, tự tìm kiếm các cơ hội việc làm thêm, thực tập có liên quan đến ngành nghề sau này của mình.
Đối với những người đang đòi hỏi một sự thay đổi trong giáo dục Việt Nam, cần phải hiểu rằng không có một giải pháp dễ dàng, hay thậm chí một mô hình lý tưởng nào để bắt chước y nguyên, ít nhất là không phải từ nước Mỹ.
Còn học sinh và sinh viên thì cần phải hiểu rằng, họ luôn cần tìm con đường riêng cho mình, dù con đường chung của nền giáo dục có dẫn đi đâu chăng nữa.
Theo BBCNEWS