KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2023

Trào lưu “chữa lành” có thực sự chữa lành?

 Có lẽ chưa bao giờ trào lưu “chữa lành” lại phát triển phổ biến như hiện nay. Bất cứ điều gì khiến tâm hồn con người ta thư thái, an nhiên; những nỗi đau, sự tổn thương được xoa dịu; những cảm xúc suy nghĩ tiêu cực, bất an được vứt bỏ, họ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, yêu đời hơn thì đều được gọi là “chữa lành”. “Chữa lành” trở thành nhu cầu thực sự của cả một thế hệ, thế nhưng không ít người đang lợi dụng các phương pháp “chữa lành” để trục lợi trên nỗi đau của người khác.

1. Chị Nguyễn Thu Hương (Kim Giang, Hà Nội) tìm được sự “chữa lành” tâm hồn cho mình sau hơn 10 năm ly hôn. Thời gian đầu chị sống khép kín một mình nuôi cậu con trai nhỏ, không muốn giao lưu tiếp xúc với ai. Nhưng sau khi tham gia các phong trào chạy bộ nâng cao sức khỏe, giảm stress, hay những cuộc đi “phượt” vùng cao, chị dần tìm lại được ý nghĩa của cuộc sống. Chị mở lòng mình hơn, vui vẻ, yêu đời hơn, và quan trọng là chị đã đón nhận một tình yêu mới sau những lần tham gia phong trào như thế. Người bạn đời mới của chị cũng là một người đam mê “phượt” và chạy bộ như chị.
Không phủ nhận vai trò của trào lưu “chữa lành” khi nhiều người tự thay đổi được bản thân, cảm xúc, tâm lý, thoát khỏi rối loạn, trầm cảm, lo âu. Nhất là sau đại dịch COVID-19 bủa vây, nhiều thông tin tiêu cực xuất hiện, áp lực về cơm áo gạo tiền đè nặng khiến người trẻ ngày càng quan tâm nhiều hơn tới vấn đề sức khỏe tinh thần, tâm lý.
Chỉ cần lên mạng gõ cụm từ “chữa lành” sẽ cho hơn 60 triệu kết quả tìm kiếm trong vòng 0,2 giây, đủ để thấy trào lưu “chữa lành” đang trở thành “trend” và được nhiều người tìm kiếm. Đi đâu cũng dễ dàng bắt gặp cụm từ “chữa lành”, từ “du lịch chữa lành”, “bộ phim chữa lành”, “đọc chữa lành”, “điện ảnh chữa lành”, “âm nhạc chữa lành”, đến “cách chữa lành tâm hồn”, “cách chữa lành vết thương tâm lý”… Thậm chí là cách “chữa lành cơ thể”, tức là thải độc cơ thể, ăn uống thực dưỡng để chữa các bệnh nan y, tránh rước họa vào người như các “thánh” thực dưỡng đang tuyên truyền.
Bản thân “chữa lành”, đúng như tên gọi của nó là sự xoa dịu, chuyển hóa cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực, bất an, cảm giác bị tổn thương để trở về trạng thái an yên, mãn nguyện, từ đó giúp mỗi người tiếp tục tìm được những niềm vui, ý nghĩa, sống lạc quan hơn. Trong xã hội hiện nay, người ta tìm đến “chữa lành” thông qua nhiều hình thức như thiền định, du lịch trải nghiệm, bỏ phố về quê, âm nhạc, phim ảnh, sách, các podcast, workshop, thể thao… Tuy nhiên, khái niệm “chữa lành” hiện đang gây ra nhiều tranh cãi khi đang là cơ hội kiếm tiền của nhiều người. Không ít cá nhân, tổ chức đang lợi dụng sự bất ổn về tâm lý, nỗi đau trong tâm hồn của nhiều người để lôi kéo, dụ dỗ bán những khóa học “chữa lành” với giá từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng.
Anh Hoàng Minh Anh (Hà Đông, Hà Nội) kể rằng, trước đây anh có một người đồng nghiệp rất giỏi kiến thức văn hóa, nghệ thuật. Người này có thể ngồi hàng giờ giảng giải về Phật pháp, về những chuyện liên quan đến thế giới tâm linh. Nhờ đó mà anh ta có rất nhiều người theo dõi trên các trang mạng xã hội, kênh YouTube cũng như đắt “show” trong các cuộc talk với người trẻ. Cái tên gọi “chuyên gia chữa lành” với anh ta cũng xuất phát từ đó. Thời gian sau, người này nghỉ hẳn việc ở cơ quan và bắt đầu hành trình làm “coach” của mình.
Các khóa học “chữa lành” được anh này mở ra khắp mọi miền đất nước, nhưng điều khiến anh Minh Anh khó chịu là mỗi lần bạn bè, đồng nghiệp hỏi thăm, hay tâm sự về vấn đề gì đó, là người này lập tức gửi… “báo giá” cho một khóa học “chữa lành” với giá cắt cổ. “Chẳng biết có thật sự “chữa lành” cho người khác không, nhưng tôi đã từng thử nghe mà không thể “thẩm” được, vì chỉ toàn giáo điều, sáo rỗng. Những điều ấy ai cũng biết, cũng nhìn nhận được, nhưng quan trọng tùy vào hoàn cảnh mỗi người mới áp dụng được. Còn chắc chắn là “chữa lành” cho người rao giảng rồi vì họ vừa kiếm được tiền vừa làm được công việc họ thích”.

Ảnh minh họa

2. Nếu như trước kia khi gặp vấn đề bất ổn về cảm xúc, tâm lý, không thể thổ lộ cho ai, nhiều người phải ôm trong lòng, lâu dần tích tụ, kìm nén dễ dẫn đến trầm cảm, rối loạn tâm thần. Nhưng thời buổi công nghệ 4.0, khắp các mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok, YouTube… dễ dàng bắt gặp các chuyên gia tâm lý với những lời khuyên nhủ, sẻ chia, trở thành cứu cánh cho người trẻ. Rất nhiều câu chuyện người trẻ vượt qua được những áp lực tâm lý, stress lo âu, trầm cảm, hoặc bệnh tật được chia sẻ trên mạng và dần dần câu chuyện của họ trở thành những bài học, kinh nghiệm giúp người khác vượt qua những giai đoạn khó khăn, bất ổn về tâm lý. Và lâu dài chính họ trở thành các chuyên gia tâm lý, thành “coach” để tiếp tục thực hiện “sứ mệnh” đi “chữa lành” cho người khác.
Trong khi các bác sĩ tâm lý thường phải mất 4-5 năm, thậm chí cả chục năm để có bằng cấp liên quan đến tư vấn tâm lý, nhưng với các “chuyên gia”, các “coach” “chữa lành” thì dường như người ta không thấy có một nơi nào đào tạo bài bản, bằng cấp, mà tất cả là tự nhận mà ra. Chỉ cần lên mạng rao giảng bài học đạo đức, đưa ra những lời khuyên nhủ, cảnh báo, được nhiều người ủng hộ, theo dõi, xin tư vấn, hoặc theo học vài khóa học trong vài tháng… là đã có thể trở thành “chuyên gia”. Chưa bao giờ, tư vấn tâm lý lại diễn ra nhanh chóng và dễ dàng đến vậy.
Theo TS. Nguyễn Ngọc Mai, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, khi đời sống vật chất quá dư thừa, thậm chí dư thừa đến mức khủng hoảng, cuộc sống hàm chứa nhiều nguy cơ với những căn bệnh về tinh thần hiển hiện rất rõ trong đời sống hiện đại ngày nay như stress, trầm cảm, thì sẽ nảy sinh nhu cầu cần được giải tỏa, “chữa lành”.
“Người Việt Nam thường không có thói quen trị liệu tâm lý, khi gặp vấn đề trục trặc trong đời sống tinh thần thì lại đi cầu cúng, tìm đến các dịch vụ “chữa lành”, nên hiện nay dịch vụ “chữa lành” do tư nhân tổ chức mọc lên rất nhiều. Đó là quy luật tất yếu. Các trung tâm thường có sự quảng bá rất lớn, ví dụ mời đến hội thảo, kết hợp du lịch tâm linh, bán sản phẩm thực dưỡng nên kích thích tâm lý tò mò muốn trải nghiệm của nhiều người vì đánh đúng vào tâm lý, nhu cầu thực của họ. Nhưng người đứng ra tư vấn thực sự có được đào tạo bài bản hay không, có chứng chỉ không và trung tâm có được cấp phép không thì không ai biết. Có người thấy có hiệu quả, nhưng có người thì không.
Để tránh tiền mất tật mang, mỗi một cá nhân phải tự nâng cao nhận thức, hiểu biết, phải có trí tuệ, có tri thức phân biệt được “chữa lành” thật, “chữa lành” giả, lựa chọn dịch vụ phù hợp với bản thân, túi tiền của mình và để biết bản thân mình có cần được “chữa lành” hay không. Bản thân chính mình có thể tự “chữa lành” được mà không cần phải tìm đến các dịch vụ. Giảm bớt hoạt động vô bổ, chọn công việc phù hợp với hoàn cảnh gia đình, thể trạng sức khỏe, làm việc hiệu quả, hưởng thụ hợp lý là chúng ta đã có thể tự “reset” lại cơ thể và tự “chữa lành”, TS. Nguyễn Ngọc Mai đưa ra quan điểm cá nhân.
Cùng quan điểm này, TS. Bùi Thị Phương Thảo, chuyên gia tâm lý, Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội, cho biết, “Chữa lành” là một quá trình điều trị và phục hồi tái tạo lại sự cân bằng, hài hòa trong tâm hồn và cơ thể của con người. “Chữa lành” là cần thiết trong cuộc sống nhưng hiện nay phương thức “chữa lành” đang có hiện tượng bị lợi dụng để kinh doanh và thương mại hóa quá mức. Những dịch vụ “chữa lành” đang có xu hướng tự phát, ai cũng có thể làm được, ai cũng có thể kinh doanh dù không có chuyên môn gì về y tế, tâm lý. Các cơ quan chức năng hiện nay chưa có quy định cụ thể cho loại hình chữa trị này. Tất nhiên hiện tượng nở rộ trào lưu chữa lành là do quy luật phát triển tất yếu của xã hội, có cung ắt có cầu. Trên thực tế không thể phủ nhận “chữa lành” có nhiều mặt tốt, nhưng hiện nay nhiều dịch vụ “chữa lành” đang biến mọi thứ trở nên cao siêu, huyễn hoặc với mục đích thu tiền. Kiếm tiền trên những người có đau khổ, tổn thương đôi khi lại dễ nhất.
“Chữa lành” thực chất là cơ chế tự nhiên của cơ thể con người, chúng ta cần hướng vào bên trong, lắng nghe cơ thể và tâm hồn mình, để luôn cảm thấy an yên, cân bằng dù bên ngoài xảy ra bất cứ điều gì. “Các cụ ngày xưa cũng thường nói, thời gian là phương thuốc hữu hiệu nhất để “chữa lành” mọi tổn thương. Chúng ta đôi khi chỉ cần sống một cuộc sống thường nhật an yên, nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, hòa nhập với thiên nhiên, tĩnh dưỡng là đã có thể tự “chữa lành” mà không cần phải làm điều gì đó cao siêu”, TS. Bùi Thị Phương Thảo cho hay.
Sau thời gian ngắn, nhiều người bắt đầu ngán ngẩm khi các dịch vụ gắn mác “chữa lành” nở rộ. Vì vậy, từ một khái niệm mang ý nghĩa tích cực, “chữa lành” giờ đây mang cả hàm ý châm biếm, mỉa mai về sự bội thực những dịch vụ gắn mác sức khỏe tinh thần. Với những người có tiền, có điều kiện, họ dễ dàng tìm đến các phương pháp “chữa lành”, đi du lịch “chữa lành”, xem phim để “chữa lành”, làm những điều mình thích để “chữa lành” khi gặp vấn đề về tâm lý; còn với những người lao động nghèo đang vật lộn với mưu sinh, với cơm áo gạo tiền thì “chữa lành” dường như không có trong từ điển sống của họ.
Ngọc Trâm (cand.com.vn)

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

BỒ TÁT GIỮA ĐỜI THƯỜNG

NGƯỜI ĐÀN ÔNG CỨU 300 NGƯỜI DÂN TRONG CƠN LŨ DỮ
Chiều 18/10, mưa như trút nước khiến Hồ Kẻ Gỗ phải xả lũ. Cơn lũ nhận chìm bao nhiêu nhà cửa tài sản. Và người dân ở Hà Tĩnh phải ráng sức cứu nhau. Tại xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, anh Lê Văn Thành, 36 tuổi ( người trong hình) đã tập hợp các anh em ngư dân khác là anh Đồng, anh Công và anh Hoàng ( ảnh dưới) trong hai ngày ròng cứu 300 người dân trong vùng khỏi cơn lũ dữ.
Bà Trần Thị Loan cho biết gia đình bà có 4 người phải dầm mình trong lũ một ngày khi nước tiếp tục dâng.


"Nước lên đến cổ, chúng tôi không còn chỗ trú nữa. Chúng tôi la hét cầu cứu nhưng mãi không thấy ai đến. Đến chiều tối ngày 19/10, nhóm chú Thành đi đò tới và chở đến khu vực an toàn. Chúng tôi như được sinh ra một lần nữa vậy"
Khi được hỏi vì sao làm vậy, các anh chỉ trả lời "Nếu sợ c.h.ế.t thì chúng tôi đã không làm... Việc đó, chúng tôi phải làm chứ không có gì to tát cả. Chúng tôi làm nghề đánh cá trên sông, thông thuộc địa bàn nên có kinh nghiệm thôi”.
Cám ơn các anh, thật là các vị Bồ tát giữa đời thường đã cứu hơn 300 sinh mạng an toàn sau cơn khốn đốn.
Chúc các anh cùng gia đình khỏe mạnh và hạnh phúc. Nhìn nụ cười thiện lành của anh Thành thật là quá vui

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2020

THƯƠNG LẮM ĐỒNG ĐỘI ƠI!!!

[20 giờ cắt rừng, bám dây vượt lũ đưa thi thể đồng đội hy sinh trở về]
Hai tổ công tác của Công an huyện Hướng Hóa với hơn 20 cán bộ, chiến sĩ, sau gần 1 ngày xẻ núi, băng rừng, cuốc bộ hàng chục km đã đến được địa bàn xã Hướng Việt, đưa thi thể Đại úy Trương Văn Thắng trở về.

Thượng tá Hồ Sỹ Nhung – Trưởng Công an huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) cho biết, các cán bộ chiến sĩ trong đơn vị đang trên đường đưa thi thể Đại úy Trương Văn Thắng (Công an viên xã Hướng Việt) ra khỏi khu vực bị cô lập, trở về gia đình.
Khoảng 16h ngày 17/10, sau khi nhận tin báo có 7 người dân đi rẫy bị mất tích, Đại úy Thắng cùng một số lãnh đạo chính quyền đi tìm kiếm người dân thì gặp nạn, hy sinh.
Thời điểm xảy ra vụ việc, do ảnh hưởng của mưa lớn kết hợp lũ quét làm sạt lở đồi núi, vùi lấp đường sá, 2 xã Hướng Việt và Hướng Lập (huyện Hướng Hóa) bị chia cắt, cô lập hoàn toàn với bên ngoài.
Sau khi nhận thông tin, lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo Công an tỉnh Quảng Trị, Công an huyện Hướng Hóa huy động nhân lực, vật lực, gấp rút tiếp cận hiện trường để đưa thi thể đồng chí Thắng ra ngoài, trở về với gia đình.
Theo Trưởng Công an huyện Hướng Hóa, thời điểm xảy ra vụ việc, tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây là con đường độc đạo nối xã miền núi Hướng Việt đến trung tâm huyện Hướng Hóa.
Sau hơn 20 giờ băng rừng, vượt suối, đến 17h30 chiều nay (20/10), Công an huyện Hướng Hóa phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng Hướng Lập đã đưa được thi thể Đại úy Trương Văn Thắng ra khỏi khu vực gặp nạn về xã Hướng Phùng, lên xe cứu thương chở về trung tâm huyện Hướng Hóa.
Cũng theo Thượng tá Nhung, quá trình đưa thi thể từ xã Hướng Việt gặp rất nhiều khó khăn, gian khổ vì quãng đường xa, đồi núi hiểm trở và nguy cơ đồi núi sạt lở có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Sau khi tiếp nhận thi thể Đại úy Trương Văn Thắng từ chính quyền địa phương, đoàn công tác của Công an huyện với hơn 20 cán bộ, chiến sĩ phải thay nhau gánh bộ suốt quãng đường hàng chục km.
Có nhiều đoạn qua sông, suối, nước lũ dâng cao, lực lượng cứu nạn phải nối dây thông dòng, đoàn cán bộ hơn 20 người phải xếp thành hàng, cẩn thận thay nhau chuyền thi thể của đồng đội lên bờ”, Trưởng Công an huyện Hướng Hóa chia sẻ.

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

GÓC ÂN NHÂN

Vụ tài xế bị đ.âm, trong những phút đầu đã không có ai dám giúp đỡ đưa vào bệnh viện. Người phụ nữ trong đêm đánh xe đưa tài xế đi cấp cứu là chị Nhung (44 tuổi) khiến nhiều người cảm phục.
Chị kể lại: "Vào khoảng 2h30’ ngày 19/7, trên đường đi làm đêm về, tôi có ngồi ở quán trà đá với bạn bè thì có người đi xe máy chạy lại hốt hoảng nói có vụ c.ướp ở gần đó, một người bị thương không ai đưa đi cấp cứu”.
GÓC ÂN NHÂN
“Khi đến nơi, tôi thấy nam lái xe Grab nằm ven đường, có má.u chảy. Tôi tiếp cận nạn nhân hỏi danh tính thì nam thanh niên này thều thào nói quê ở Yên Bái.
Nam thanh niên kể với tôi là bị bọn c.ướp đ.âm và c.ướp mất tiền, xe máy. Khi biết bị cướp, nam lái xe Grab đã van xin bọn cướp “lấy đồ gì thì lấy, đừng “xử” em vì em còn vợ, hai con và bố mẹ già”, nhưng bọn c.ướp vẫn cố tình xử lái xe Grab”
Chị Nhung cho biết thêm, đây là lần thứ 2 chị cứu giúp người bị nạn trên đường khi chưa có lực lượng chức năng và xe cứu thương đến hiện trường.
“Đối với tôi, khi gặp người đi trên đường không may bị nạn, mình cứu giúp họ là việc tốt nên làm. Người ta bảo với tôi, cứu người như vậy hay bị vạ lây nhưng tôi nói lại với họ vạ lây tôi không sợ, mình có làm gì sai đâu mà sợ" - chị Nhung chia sẻ.
Trần Hiếu

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2019

MỒ CÔI VĂN HOÁ CỔ VŨ

MỒ CÔI VĂN HOÁ CỔ VŨ
Trong trận cầu nảy lửa trên svđ Hàng Đẫy tối nay, đã có quá nhiều bi kịch xảy đến cùng với những nỗi đau của người hâm mộ bóng đá. Không còn là những pha bóng đẹp, tỉ số áp đảo, tinh thần giao hữu. Giữa thủ đô, ta thấy tiếng còi cứu thương, tiếng pháo nổ, những cú xô đẩy bạo lực và hò hét chửi bới lẫn nhau của đám người không còn được kiểm soát.
Trước đây cũng tại SVĐ Hàng Đẫy, CĐV Hải Phòng cũng tạo ra cảnh ném pháo sáng xuống sân khiến quanh khu vực Khán Đài B mù trời. Đến bây giờ lại là SVĐ Hàng Đẫy, CĐV Nam Định tiếp tục sử dụng pháo sáng trong sân, ném xuống khu vực khán đài A gần bàn làm việc của trọng tài. Cuối cùng điều không may xảy ra là một nữ CĐV bị thương và phải đưa đi cấp cứu.
Pháo nổ và máu đổ, người ta đưa nhau đi vào viện để cố cứu một cổ động viên vô tội.
Cổ động viên này phải mổ gấp vì bị bỏng nặng bởi nhiệt độ cao và lưu huỳnh từ pháo sáng. Vết thương sâu vào tận xương khiến cô phải thực hiện tới hai ca mổ để chữa trị. Quả pháo ấy có cố tình hay bị cướp cò, người bị thương chắc chắn không phải kẻ đã bắn. Người hả hê ra tay nhìn người chảy nhiều máu không cần gánh chịu hậu quả.
Bắn pháo sáng vào cổ động viên đội bạn?! Văn hoá đã được cất kĩ trước khi ra ngoài.
Tiếng chửi bới loạn lạc, người đi về sớm vì chọn nhầm trận đấu, kẻ chạy mất dép vì sợ mình cũng bị thương, pháo sáng bắn thẳng vào nhóm cảnh sát cơ động đang làm nhiệm vụ.
"Tối ấy còn có một người mẹ gọi điện cho con trai, hỏi dồn dập nhưng đầu dây kia mà người trả lời không phải con trai bà mà là đồng đội của cậu ấy. Cậu con trai nôn khan vì vừa bị đánh, chẳng nói được câu nào, nghĩ được gì hơn sao. Giữa cơn lên đồng của một đám đông, cậu bị dần một trận nhừ tử vì dám bắt 1 cđv đốt pháo sáng, 1 đồng đội khác thì gãy tay.
Thay vì về nhà, họ nằm lại khoa cấp cứu."
Một đêm dài cho những người chứng kiến khung cảnh đổ máu giữa một trận đấu thể thao.
CÁC BẠN Ạ, ĐỪNG ĐỂ NGÀY CÁC CẦU THỦ CHÚNG TA YÊU THÍCH PHẢI THI ĐẤU DƯỚI MỘT MẶT SÂN KHÔNG BÓNG KHÁN GIẢ. HÃY LÀ NGƯỜI HÂM MỘ CÓ Ý THỨC.

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Đừng để bị dắt mũi bởi các loại tin đồn trên internet

Với nhiều ưu thế, internet đã trở thành phương tiện quan trọng giúp con người thể hiện tính tích cực xã hội. Song với mưu đồ xấu, một số tổ chức, cá nhân đã sử dụng internet để tung tin đồn và bình luận tiêu cực gây hoang mang dư luận và nhiễu loạn niềm tin xã hội.


Thời gian gần đây, việc bịa đặt, tung tin đồn trên internet gây hoang mang trong dư luận, không còn là hiện tượng đơn lẻ, mà có nguy cơ lan rộng. Có thể điểm qua vài sự kiện: tháng 4-2015, Ngô Bá Sơn, Vũ Văn Bằng đưa lên facebook tin một nữ sinh viên ở Hà Nội bị “hiếp dâm đến chết” để người dùng nào nhấp chuột vào tin này sẽ bị chuyển hướng đường dẫn đến những trang mạng cần tăng lượng người truy cập hòng hưởng tiền từ dịch vụ quảng cáo của Google; tháng 8-2016, Trần Tuấn Vĩnh đưa lên facebook thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm tới uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự cá nhân; tháng 6-2017, Nguyễn Thị N tung lên facebook tin giả bắt cóc trẻ em; tháng 7-2017, Phạm Thị Mùi đăng trên facebook tin: “Mưa to quá, máy bay rơi luôn” kèm theo năm ảnh máy bay rơi với chú thích vụ việc xảy ra tại sân bay quốc tế Nội Bài;…
Đáng chú ý là tin đồn trên mạng xã hội không chỉ liên quan đến động cơ thiếu lành mạnh trong cạnh tranh kinh doanh, gây chú ý bằng bịa tin giật gân, kiếm lời từ hoạt động quảng cáo, bôi nhọ uy tín và danh dự của người khác, trả thù đối tượng thù ghét, tăng số người truy cập để khoe khoang,… thời gian qua, nhiều tin đồn nhằm phục vụ âm mưu của các thế lực thù địch, một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam. Mục đích đen tối của họ là bằng thủ đoạn bịa đặt, vu cáo, vu khống nhằm vào uy tín của Đảng, Nhà nước Việt Nam,… gây hoang mang trong tâm lý xã hội, tác động tiêu cực đến niềm tin của công chúng đối với chế độ, hòng đẩy tới sự rối loạn, bất ổn về kinh tế, văn hóa, từ đó gây bất ổn về chính trị.
Năm 2016, Tổng cục An ninh, Bộ Công an đã bắt giữ Nguyễn Xuân Long và hai người khác cùng là quản trị trang mạng do một người ở Mỹ là Nguyễn Hằng lập ra, đã tung tin đồn Việt Nam sắp đổi tiền, dàn dựng hình ảnh mẫu tiền mới, khẳng định các mẫu tiền này được in và vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam, kêu gọi mọi người rút tiền từ ngân hàng để mua vàng, ngoại tệ và kèm theo các bình luận phỉ báng chính quyền, kích động chống phá. Một số kẻ xấu lập tức khai thác, bình luận theo lối đơm đặt, xuyên tạc về tin đồn này; một số địa chỉ truyền thông thiếu thiện chí với Việt Nam cũng triệt để khai thác.
Cũng năm 2016, Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh bắt, tạm giam đối với đối tượng Nguyễn Danh Dũng về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” quy định tại Điều 258 Bộ luật Hình sự. Trước đó, từ tháng 10-2015, Nguyễn Danh Dũng trực tiếp lập, quản trị tài khoản trên youtube, facebook, blog đăng tải thông tin bịa đặt, xuyên tạc…
Tuy nhiên với kẻ xấu, tung tin đồn mới chỉ là một mặt của vấn đề, điều chúng muốn là tìm mọi cách để tin đồn có thể “in dấu” vào nhận thức của người tiếp cận. Để làm điều này, các đối tượng cố gắng tạo ra hiệu ứng tin cậy trong người đọc, với thủ đoạn phổ biến là tin đồn thường kèm theo sự bảo đảm như “một nhân vật quan trọng giấu tên cho biết”, “một nguồn tin khả tín nói rằng”, “một văn bản không được phổ biến cho hay”,… Đồng thời, phổ biến tin đồn trên không gian mạng, cố gắng “giải mã” theo lối bịp bợm, phóng đại tin đồn theo thuyết âm mưu, liên kết một số sự kiện ngẫu nhiên,… bịa chuyện “đấu đá nội bộ”, “phe này, phe kia”, dựng ra tình huống giả tạo, giật gân, ly kỳ,… nhằm tác động tới sự tò mò của người tiếp cận, từ đó biến tin đồn thành “tin thật”, biến không thành có, biến tin đồn thành một thứ “hoang tin có lý” gây nghi ngờ, hoang mang, đầu độc dư luận.
Hiện nay, các mạng xã hội người Việt Nam đang sử dụng thường có xuất xứ nước ngoài, như facebook, youtube,… và xuất xứ trong nước, như me.zing.vn, yume.vn, tamtay.vn, clip.vn… Tuy nhiên, ở Việt Nam có tới 45 triệu người dùng mạng xã hội facebook, Việt Nam là một trong 10 nước có số người dùng youtube nhiều nhất, và tin đồn chủ yếu xuất hiện, lan truyền từ các mạng này.
Đến nay, dù chủ quản facebook thừa nhận bị lợi dụng và bảo đảm sẽ thay đổi, nâng cấp giải pháp bảo mật, an ninh cho nền tảng mạng xã hội của họ để đối phó các thủ đoạn tung tin giả, tin lừa gạt, thao túng nội dung tại diễn đàn trao đổi,… nhưng thực tế chỉ vài giây sau khi tin đồn xuất hiện trên mạng xã hội, đã được lan truyền, thì khó có thể giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả. Vì vậy, chúng ta cần chủ động ứng phó tin đồn trên mạng, trong đó các cơ quan có trách nhiệm cần cung cấp thông tin chính thống, chính xác, kịp thời (trừ thông tin mật liên quan tới an ninh quốc gia) để tin đồn, tin sai sự thật không có cơ hội lan rộng tác động xấu đến xã hội, con người.
Phải chủ động tuyên truyền để mỗi người dân luôn tin tưởng vào thông tin chính thống, đồng thời tạo điều kiện để mỗi người nâng cao nhận thức và ý thức cảnh giác, có tinh thần trách nhiệm, tỉnh táo và tự sàng lọc khi tiếp cận tin đồn, không biến bản thân và không biến trang cá nhân thành nơi chuyển tiếp, lưu giữ, truyền bá tin đồn.
Về luật pháp, hành vi tung tin đồn tác động tiêu cực, ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội, uy tín, danh dự của tổ chức và cá nhân,… dưới bất kỳ hình thức nào, với bất cứ phương tiện truyền tải nào cũng đều là vi phạm pháp luật. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, tại khoản 1 Điều 5 quy định các hành vi bị cấm, có một số điểm đáng chú ý như: “a. Chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;… d. Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;… e. Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Vì thế, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần dựa trên cơ sở luật pháp để xử lý nghiêm mọi hành vi xâm phạm, góp phần củng cố niềm tin xã hội.
Theo QUANG HÀ / NHÂN DÂN ONLIN