KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn CHẠM ĐẾN THINH KHÔNG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CHẠM ĐẾN THINH KHÔNG. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2022

CHẠM ĐẾN THINH KHÔNG

“Đây là bức tượng chiến tranh nghệ thuật và ấn tượng nhất mà tôi từng xem. Bức tượng ấy miêu tả một người phụ nữ Việt Nam để ngực trần, tà áo tung bay, hai cánh giơ thẳng lên trời che chở cho những người già và trẻ em và những vết máu rỉ từ thân thể của người phụ nữ ấy”

Đó là bức tượng Thảm sát Kim Tài, Bình Định.
Thảm sát Kim Tài diễn ra vào 09/01/1966, 43 người Việt Nam tại làng Kim Tài, An Nhơn bị quân đội Hàn Quốc dồn vào một ngôi nhà. Tại ngôi nhà này, quân đội Hàn Quốc dòng súng bắn thẳng vào nhà, ném những mồi lửa vào. Cuối cùng để kết thúc "cuộc vui", những lựu đạn sẽ được ném vào, ngôi nhà nát vụn, thân thể của những nạn nhân trộn lẫn vào nhau... Vụ việc được phanh phui ra khi có một số nạn nhân được che chở còn sống và chạy thoát ra từ một đường hầm bên trong.
Khi biết tôi đến từ Hàn Quốc, họ có vẻ như không chào đón. Nếu tôi là họ, có thể sẽ không dừng lại ở việc “không chào đón” mà có thể sẽ nghiêm trọng hơn, một quả trứng thối chẳng hạn.
Tôi băn khoăn một điều là, bức tượng đó vẫn tồn tại, tấm bia ghi những nạn nhân vẫn còn đó và được dọn dẹp hàng ngày. Nhưng, người Việt Nam lại không yêu cầu điều tra hay bồi thường gì. Thật là lạ và tôi xem danh sách, có tới 7 đứa trẻ dưới 10 tuổi.
Những người Hàn Quốc chúng tôi không biết gì việc có hay không bồi thường, chúng tôi quen với việc yêu cầu người Nhật và phần lớn chúng tôi không biết về việc phải bồi thường cho quốc gia nào khác. Chúng tôi đúng là nạn nhân nhưng cũng là kẻ thủ ác ư?
Bức tượng ấy ghi: “Chứng tích thù hận” và người phụ nữ - nhân vật chính của bức tượng quay mặt về phía Hàn Quốc. Lòng căm thù ở ngôi làng này vẫn còn u ám và hướng về quê hương tôi hàng ngày… Một lòng căm thù không phát tiết, chỉ âm thầm, một lòng căm thù khiến tôi có chút cảm thấy hổ thẹn khi chính tôi đã từng biểu tình trước Đại sứ quán Nhật Bản yêu cầu bồi thường cho phụ nữ Hàn Quốc…
Tôi nhớ đến ở Itaewon có một con đường là Quy Nhon-gil và Yongsan-gu cũng kết nghĩa “chị em” với Quy Nhơn… Tôi rời khỏi bức tượng căm thù với những ánh mắt không mấy thân thiện và nghĩ rằng, tôi nhất định sẽ đến Quy Nhon-gil và Yongsan-gu…
Tôi gửi lại Hoa Hướng Dương ở nơi những nạn nhân nằm xuống… Một ngày nào đó những đóa hoa sẽ khô héo dần, tan thành cát bụi, bay lên thinh không, vuốt ve bàn tay của người phụ nữ kia… Những người bị thảm sát đã chết trong bom đạn, đen tối và tôi mong rằng những cánh hoa Hướng Dương sẽ đưa dẫn lỗi họ về với ánh sáng, niềm tin, sự siêu thoát…
Giá như, có thêm nhiều người Hàn Quốc nữa biết về những sự kiện mà quân đội chúng tôi đã gây ra tại Việt Nam, giá như nhiều người chúng tôi đồng cảm với các bạn hơn và rất nhiều những giá như khác, giá như tôi được cúi đầu dưới bức tượng…
Các bạn không yêu cầu chúng tôi đền bù bất cứ điều gì nên làm gì, chúng tôi cảm thấy không xứng đáng và hổ thẹn.