KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn hy sinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hy sinh. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2020

CẢNH GIÁC ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG VỤ VIỆC ĐỒNG TÂM ĐỂ KÍCH ĐỘNG, CHỐNG PHÁ


Vụ việc khiếu kiện đất đai tại Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) diễn ra trong nhiều năm qua, đã được các cơ quan chức năng tích cực đối thoại, giải quyết. Tuy nhiên, lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động đã xuyên tạc, kích động người dân chống đối, là một trong những nguyên nhân khiến vụ việc diễn biến ngày càng phức tạp, các đối tượng được thể cố tình chống phá, gây rối trật tự công cộng, sử dụng vũ khí, chống người thi hành công vụ và giết người.

CẢNH GIÁC ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG VỤ VIỆC ĐỒNG TÂM ĐỂ KÍCH ĐỘNG, CHỐNG PHÁ

Trong quá trình giải quyết, ổn định trật tự, 3 chiến sĩ CAND đã hy sinh, để lại niềm thương xót, cảm phục trong lòng nhân dân; đồng thời dư luận lên án, đề nghị làm rõ, xử lý nghiêm minh những kẻ phạm pháp, gây tội ác.
Việc tranh chấp, khiếu kiện đất đai tại xã Đồng Tâm theo hồ sơ được thông tin: Năm 1980, Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng xây dựng sân bay Miếu Môn trên địa bàn các xã Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc (Chương Mỹ) và Đồng Tâm (Mỹ Đức).
Tháng 10-2014, Bộ Quốc phòng giao cho Quân chủng Phòng không - Không quân tiếp tục sử dụng làm vị trí đóng quân cho Lữ đoàn 28 (đất quốc phòng) với các mốc giới không thay đổi. Bộ Quốc phòng đã thu hồi 50,03 ha đất do Quân chủng Phòng không - Không quân quản lý giao cho Viettel tiếp nhận quản lý, sử dụng vào công trình quốc phòng A1 (trong đó gồm 46 ha đất thuộc xã Đồng Tâm). Trên một phần diện tích đất này, do có sự buông lỏng của chính quyền địa phương nên đã để xảy ra tình trạng lấn chiếm, sử dụng, xây dựng trên đất quốc phòng.
Từ tháng 2-2017, khi Viettel tổ chức triển khai thi công dự án, một số công dân khiếu kiện và gây mất trật tự. Cuối tháng 2-2017, công dân khiếu kiện đã vận động người dân trên địa bàn tổ chức ngăn cản, nhổ biển báo “khu vực quân sự”, đưa máy móc nông nghiệp vào cày bừa, canh tác tại khu vực Đồng Sênh...
Nhiều hoạt động vi phạm cũng được thực hiện, như: dựng trái phép một túp lều, đổ đá mạt làm đường, cắm cờ dọc đường, căng băng rôn với nội dung “đất từ đây trở xuống là đất nông nghiệp xã Đồng Tâm”; sử dụng loa phóng thanh tuyên truyền nhiều nội dung trái phép, kích động, tụ tập đông người, kéo lên trụ sở UBND xã, huyện để phản ứng; cắt loa phóng thanh xã; buộc con em nghỉ học...
Ngày 15-4-2017, Công an TP Hà Nội đã bắt 4 người gây rối trật tự công cộng tại xã Đồng Tâm nhưng ngay sau đó, một số người tại đây đã bao vây, không cho xe của các lực lượng ra khỏi xã Đồng Tâm; đồng thời đập phá 9 phương tiện và bắt giữ trái phép 38 cán bộ thuộc huyện Mỹ Đức và cán bộ, chiến sĩ Công an TP Hà Nội. Sau khi đối thoại, những người bị bắt giữ trái phép mới được thả.
Từ đó đến nay, cơ quan chức năng thành phố Hà Nội và các bộ ngành Trung ương đã nỗ lực để thanh tra, giải quyết các khiếu kiện cũng như thuyết phục vận động người dân chấp hành chủ trương, quy định pháp luật. Từ ngày 31-12-2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhân dân, nhiều hộ gia đình tạo điều kiện tốt cho bộ đội hoàn thành công việc.
Tuy nhiên ở chiều ngược lại, sự việc Đồng Tâm như “mảnh đất màu mỡ” được các phần tử cơ hội, chống đối, các tổ chức chống phá đội lốt “xã hội dân sự” triệt để lợi dụng, khai thác, bịa đặt, tung tin giả mạo, thất thiệt, xuyên tạc chủ trương, chính sánh của Nhà nước, kích động người dân chống đối, lôi kéo, bơm tiềm dưới danh nghĩa “ủng hộ quỹ Đồng Thuận”.
Chúng hứa hẹn với các đối tượng chống đối sẽ được tổ chức quốc tế bảo lãnh, tài trợ. Sự can thiệp này khiến một số đối tượng hám lợi, chống phá chính quyền với tính chất ngày càng côn đồ, manh động. Đỉnh điểm là việc các đối tượng dưới sự chủ mưu của ông Lê Đình Kình đã hành động tàn nhẫn, dùng vũ khí, bom xăng, khiến 3 chiến sĩ Công an hy sinh.
Sau vụ việc này, những thông tin nhiễu loạn, thất thiệt, giả mạo tràn ngập trên nhiều phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Nhiều người lấy cớ vu cáo Nhà nước, chính quyền “cướp” đất của dân, Công an “đàn áp” người dân Đồng Tâm; kích động “phải giữ đất dù phải hy sinh”, hô hào người dân trong nước, nước ngoài đồng hành cùng “dân oan Đồng Tâm mất đất”… Thủ đoạn của các đối tượng tập trung vào những vấn đề sau đây:

Một là, tung tin, vu cáo Nhà nước “cướp” đất của nhân dân.
Chúng ta đều biết, đất đai là tài nguyên quốc gia, tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, giao quyền sử dụng cho các đối tượng theo quy định của pháp luật. Đất đai được Nhà nước giao cho các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng là một trong những hướng ưu tiên để thực hiện nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên này.
Diện tích đất sân bay Miếu Môn đã được Nhà nước giao cho quân đội sử dụng vào mục đích quốc phòng là hoàn toàn cụ thể, rõ ràng, nhất quán, được thực hiện từ lâu. Cùng với thời gian đã dài và một số yếu kém, buông lỏng trong công tác quản lý của chính quyền địa phương, cán bộ liên quan, một số cá nhân, hộ gia đình đã tự ý lấn chiếm, sử dụng.
Khi thực hiện chủ trương thu hồi, chúng cố tình xuyên tạc để nhiều người hiểu sai, thậm chí cố tình “lập lờ đánh lận con đen” cho rằng diện tích đó thuộc quyền sử dụng của mình và từ đó có nhiều hành vi sai trái, gây rối, chống đối kéo dài. Mục đích của chúng là vu cáo Nhà nước, chính quyền, tạo ra nhận thức sai lệch, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào nhà nước, chính quyền nhân dân, kích động tâm lý ức chế, xung đột, chống đối trong một số đối tượng này.

Hai là, kích động phần tử chống đối với chính quyền, cơ quan chức năng nhà nước.
Lợi dụng sự việc này, chúng xuyên tạc, kích động những đối tượng chống đối với luận điệu như: phải “đấu tranh đến cùng”, “thà hy sinh cũng phải chống lại quân cướp đất”, “chống lại lợi ích nhóm, tham nhũng”… Mục đích của chúng là đẩy người dân đối đầu với chính quyền, xóa nhòa bản chất Nhà nước “của dân, do dân, vì dân”, phá hoại mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân, hòng tạo ra nhận thức, chia rẽ, kích động tư tưởng đối đầu.

Ba là, xuyên tạc, vu khống hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Công an, vu cáo, bịa đặt Công an “đàn áp”, “tấn công” nhân dân.
Thủ đoạn của chúng là lập lờ, đánh đồng khái niệm giữa nhân dân với đối tượng chống đối, giết người, gây rối an ninh, trật tự, vu khống Công an, lực lượng chức năng “đàn áp”, “khủng bố”, sử dụng vũ khí để “tấn công nhân dân”. Thực tế, trong sự việc vừa qua, các đối tượng đã rất mưu mô, thâm độc, chuẩn bị kỹ lưỡng vũ khí, phương tiện nhằm giết người thi hành công vụ với tính chất hết sức tàn độc, man rợ (những vũ khí cực kỳ nguy hiểm như bom xăng, lựu đạn, dao phóng, xây hầm chông…).
Công an từ nhân dân mà ra, dựa vào nhân dân để công tác, chiến đấu, vì nhân dân mà phục vụ. Tư tưởng, bản chất, mục đích, phương châm hành động ấy luôn luôn được khắc cốt, ghi tâm trong từng cán bộ, chiến sỹ. Làm sao có thể đánh lận giữa những kẻ gây tội ác, giết hại Công an với khái niệm nhân dân Đồng Tâm?

Bốn là, quốc tế hóa thông tin sự việc Đồng Tâm, cố tình tạo ra nhận thức sai trái về sự việc Đồng Tâm, từ đó kêu gọi các tổ chức, cá nhân lên tiếng, can thiệp.
Để kích động cho số đối tượng quyết liệt chống đối nêu trên, các phần tử xấu đã hậu thuẫn, hứa hẹn sẽ được quốc tế bảo trợ, bảo lãnh, hỗ trợ tài chính từ bên ngoài để tổ chức, hoạt động. Nhiều đối tượng lợi dụng trực tiếp livestream, cắt, ghép, đưa những hình ảnh sai sự thật để gây hiểu nhầm, từ đó kêu gọi, kiến nghị các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng, can thiệp.

Năm là, xuyên tạc, làm phức tạp thêm tình hình, làm giảm hình ảnh, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.
Lợi dụng sự việc Đồng Tâm để gây hoang mang tâm lý, bất ổn xã hội, lựa vào thời điểm Việt Nam bước vào năm 2020 đảm nhận luân phiên Chủ tịch ASEAN 2020, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021, Chủ tịch AIPA 41, trước thềm diễn ra nhiều sự kiện chính trị trọng đại, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng… Chúng triệt để lợi dụng, khai thác những vấn đề như Đồng Tâm, khai thác, xuyên tạc những tồn tại, bất cập trong đời sống xã hội để kích động người dân chống đối, lấy đó làm ngòi nổ, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Mục đích cuối cùng là làm suy giảm niềm tin trong nhân dân, gây bất ổn, tiến tới lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng, thể chế chính trị Việt Nam. Âm mưu, thủ đoạn này người dân cần nhận diện, đấu tranh, cũng như góp phần để hiểu đúng vấn đề, bản chất sự việc./.
Lê Thế Cương


Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2019

NGƯỜI LÍNH GIẢI PHÓNG HY SINH TRƯỚC CỬA NGÕ SÀI GÒN.

Cứ mỗi tháng Tư về, tôi lại tìm đến những đồng đội đã cùng mình thần tốc tiến về giải phóng Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Những người lính ngày ấy, số ít đang tại ngũ, số nhiều hơn đã trở về đời thường.

NGƯỜI LÍNH GIẢI PHÓNG HY SINH TRƯỚC CỬA NGÕ SÀI GÒN.

Không ít đồng đội tôi đã nằm lại cửa ngõ Sài Gòn, nằm lại với đất phương Nam trước ngày toàn thắng. Tháng Tư này, tôi tìm đến nhà liệt sĩ Trần Văn Trắc ở xóm Lương Ninh (xã Xuân Đan, Nghi Xuân, Hà Tĩnh), thắp nén nhang lên bàn thờ người đồng đội, trong khói hương trầm mặc, lòng tôi bỗng sống dậy cả một miền ký ức…
Khoảng giữa năm 1974, ngày ấy tôi đang là Tiểu đoàn trưởng bộ binh thuộc Trung đoàn 266, Sư đoàn 341. Tiểu đoàn tôi được bổ sung gần 30 tân binh quê Hà Tĩnh. Trong gần 30 chiến sĩ ấy, người gây được sự chú ý nhất của tôi là một anh lính đồng hương, mang cái tên ngồ ngộ: Trần Văn Trắc.
Là “dân” Hà Tĩnh, nên Trắc rất cần cù, chịu khó. Từ việc nấu ăn, quét nhà, đánh tranh, dựng lán… Trắc đều làm trơn tru. Nhưng nỗi đam mê nhất của Trắc là những cuốn sách giáo khoa. Đêm đêm, trong tiếng gào rú của đạn bom, của tiếng máy bay trên đầu, dưới căn hầm cá nhân, Trắc mải mê với những trang sách.
Những lần đến thăm đồng hương, Trắc thường ngước đôi mắt trong veo lên nhìn tôi: “Chúng ta sẽ tiến về Sài Gòn, phải không thủ trưởng? Sài Gòn giải phóng thì đồng bào ta trong đó được sống trong độc lập, tự do; đất nước được hòa bình. Em sẽ được thi vào đại học để thực hiện ước mơ của mình. Em sẽ trở thành kỹ sư xây dựng, thủ trưởng ạ!”.
Những năm tháng ấy, thời gian trôi đi dữ dội quá. Dữ dội đến độ người lính chúng tôi không còn cảm giác về thời gian nữa. Thời gian nhập nhòa màu lửa cháy, nhập nhòa màu máu đỏ. Chỉ có màu xanh áo lính chúng tôi và những ước mơ của người lính làm cho chúng tôi nhận ra ở đây còn có màu xanh. Một màu xanh khát khao và hy vọng…!
Tháng 4-1975, sư đoàn chúng tôi nhận lệnh tiến về giải phóng Xuân Lộc, đập tan cái chốt chặn kiên cố nhất của địch ở cửa ngõ Sài Gòn. Lúc này, Trắc đã là hạ sĩ, tiểu đội trưởng thuộc trung đội hỏa lực trực thuộc tiểu đoàn. Tiểu đoàn ém quân trong một rừng cao su, chặn đánh quân địch tiếp viện cho Xuân Lộc.
Hôm đó, chừng 9 giờ sáng, hình như đánh hơi được điều gì bất ổn, địch cho máy bay rà soát trên đội hình quân ta và tung thám báo ra lùng sục. Bọn thám báo dàn hàng ngang, vừa đi, vừa bắn như vãi đạn, tiến về hướng trận địa quân ta. Nguy cơ trận địa bị lộ treo lơ lửng ngay trước mắt. Đúng lúc đó, Trắc ôm súng chạy đến bên tôi:
- Báo cáo thủ trưởng, cho tiểu đội em xuất kích!
- Xuất kích? - Tôi tròn mắt - Đồng chí có khùng không đấy? Nổ súng bây giờ trận địa sẽ lộ, còn đâu là phục kích, là bất ngờ nữa?!
- Báo cáo: Nếu không xuất kích, cả đại đội thám báo đang càn vào đội hình ta thế kia, sớm muộn gì trận địa cũng lộ. Theo em biết, trong tiểu đoàn đang có 5 đồng chí du kích địa phương làm nhiệm vụ dẫn đường. Bọn em sẽ đổi quần áo cho họ rồi tách ra khỏi đội hình, nổ súng đánh lạc hướng địch. Nếu có bề gì, chúng cũng chỉ nghi bọn em là du kích và sẽ chẳng còn nghi ngờ có chủ lực ta ở đây!
Tôi đã hiểu ý định của người tiểu đội trưởng, người đồng hương của mình. Một thoáng đắn đo trong đầu tôi. Như đọc được ý nghĩ đó, Trắc gằn giọng:
- Để bọn em xuất kích, khi đang còn kịp! Quyết định đi, thủ trưởng!
Tôi cắn môi, gật đầu. Hơn 15 phút sau, tiếng súng của tiểu đội 5 người do Trắc chỉ huy đã nổ vào sau lưng lũ thám báo. Các anh vừa bắn, vừa rút. Bọn địch hò nhau đuổi theo. Tiếng AK nổ từng điểm xạ ngắn, lúc nơi này, lúc nơi khác, xa dần đội hình phục kích của tiểu đoàn.
Gần một giờ sau, tiếng súng của tiểu đội Trắc chỉ còn nổ lẻ tẻ rồi im bặt. Ngồi trong công sự, bằng mắt thường, nhiều cán bộ, chiến sĩ cũng thấy lũ giặc đang kéo thi thể 5 anh em ra mặt đường. Chúng tôi thấy ruột mình như đang bị xát muối. Nhiều người cố ghìm tiếng nấc, răng nghiến kèn kẹt; có người đôi tròng mắt bật máu!
Qua bộ đàm, tôi nghe bọn thám báo báo về thượng cấp của chúng: “đã chạm súng với một trung đội du kích cộng quân. Tất cả cộng quân đã bị bắn hạ (!)”, rồi chúng hí hửng rút lui. Lũ máy bay L19 cũng không còn vo ve trên đầu nữa.
Một lúc sau, đoàn quân xa của địch tiếp viện cho Xuân Lộc chẳng nghi ngờ gì, tiến vào trận địa ta phục kích. Khi chiếc xe cuối cùng lọt vào tầm ngắm của DKZ, tôi đấm mạnh tay xuống đất, gầm lên:
- Vì Sài Gòn giải phóng! Trả thù cho tiểu đội đồng chí Trắc! B…ắn!
Trong cuộc đời trận mạc của mình, chưa bao giờ tôi thấy tiếng súng tiểu đoàn nổ dữ dội đến thế. Những luồng đạn DKZ, B40, B41 đầu tiên đã thiêu cháy gần hết đoàn xe. Tôi phát lệnh xung phong. Cả tiểu đoàn lao lên bằng sức mạnh căm thù và tình yêu đồng đội. Đoàn quân tiếp viện của địch bị tiêu diệt hoàn toàn. Lúc đó là trưa ngày 12-4-1975!
Đã 31 năm Sài Gòn được giải phóng!
Đất nước đang khởi sắc từng ngày trong công cuộc đổi mới của Đảng ta. Sống trong thanh bình, rất nhiều đêm, rất nhiều năm, hình ảnh của Trắc, của tiểu đội anh hùng ấy cứ hiện về cháy rát trong tim tôi. Và có thể hình bóng của người đồng đội ấy sẽ đi theo tôi suốt cuộc đời.
Trắc đã đi xa. Anh đã được đồng đội và bà con cô bác đưa về an nghỉ ở nghĩa trang Long Khánh ngay cửa ngõ Sài Gòn. Trong ký ức của tôi và bao đồng đội, mãi mãi, anh và những người lính như anh đã ngã xuống cho cuộc đời hôm nay, đã trở thành bất tử!
Và, cứ độ tháng tư về, trong tôi lại hiện về lấp lánh màu xanh quân phục của những đoàn quân ào ạt tiến về Sài Gòn; lại hiện về lấp lánh màu xanh quân phục sạm đen khói súng của Trắc đang ôm súng lao lên dưới một trời đạn lửa. Hình như đâu đó trên các giảng đường đại học, tôi vẫn thấy Trắc bằng xương, bằng thịt đang ngồi trước trang sách mở, miệng mỉm cười, ngước đôi mắt trong veo lên bục giảng.
Và, tôi bỗng nhận ra một điều thật ấm áp: Những người lính như anh vẫn còn sống mãi trong trái tim, trong nỗi nhớ, trong ký ức mỗi chúng tôi; đứng cao hơn số phận con người!
* Tháng 4-2006 (Viết theo lời kể của Trung tá Lê Văn Vinh, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 266, Sư đoàn 341).
Thu Lê

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2018

Xót xa tiễn biệt chiến sĩ công an trẻ hy sinh ở Gia Lai



Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai đã ký Quyết định thăng quân hàm từ Thượng sĩ lên Thiếu úy cho chiến sĩ Bùi Minh Quý, hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ.


Đại tá Vũ Văn Lâu, Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai đã ký Quyết định thăng cấp bậc hàm từ Thượng sĩ lên Thiếu úy trước thời hạn cho đồng chí Bùi Minh Quý (25 tuổi, quê quán tại xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam). Thiếu úy Quý công tác tại Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn khu vực An Khê (thuộc Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn Công an tỉnh).

Xả thân cứu người

Trước đó, vào chiều ngày 03/3, Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn khu vực An Khê, Công an tỉnh Gia Lai nhận được tin báo của người dân về một xe ô tô chở mía bị kẹt tại đập tràn qua Nhà máy Đường An Khê. Do xe bị chết máy, tài xế bị kẹt lại trong ca bin, nước lũ càng lúc càng dâng cao, đe dọa tính mạng tài xế.

Xót xa tiễn biệt chiến sĩ công an trẻ hy sinh ở Gia Lai
Đập tràn nơi Thiếu úy Bùi Minh Quý hy sinh.

Lúc này, Thượng sĩ Bùi Minh Quý, học đúng chuyên ngành, mới 25 tuổi, trẻ, khỏe và bơi rất giỏi nên xung phong đi cứu người. Tới hiện trường, Quý chính là Tiểu đội trưởng chỉ huy tiểu đội cứu hộ, 5 người còn lại đều là lính nghĩa vụ.

Lo ngại đồng đội thiếu kỹ năng, sau khi trang bị dây, phao cứu hộ, Quý một mình bơi ra giữa dòng nước lũ. Bất ngờ, nước lũ đổ về nhanh và siết hơn. Sức trẻ của anh không thể chống chọi với dòng nước lũ oan nghiệt. Vừa bơi tới đúng vị trí chiếc xe tải thì anh bị nước cuốn dập vào thành xe, bị choáng và bị cuốn đi trong sự bất lực của những đồng đội. Các anh em trên bờ cố hết sức kéo sợi dây cứu hộ quấn ngang người Quý nhưng cũng bất thành do dây cứu hộ bị vướng vào hốc đá.

Thương xót đồng đội, một số anh em định bơi ra cứu Quý nhưng bị Chỉ huy Đội ngăn lại. Nước lũ quá mạnh, thêm một người ra là có nguy cơ thêm một người bị nạn. Chỉ huy Đội Cảnh sát PCCC & CNCH khu vực An Khê tức tốc liên lạc với Thủy điện An Khê - Ka Nak yêu cầu ngừng xả nước để cứu người. Tuy nhiên, hơn một tiếng sau nước mới rút xuống, các đồng đội tìm thấy Quý tại một hốc đá, ngay tại ngầm tràn. Anh bị mắc kẹt và đã hy sinh tại đây.

Gia cảnh đặc biệt khó khăn của chiến sĩ trẻ

13h chiều ngày 04/3, tại trụ sở Đội Cảnh sát PCCC & CNCH khu vực An Khê, Lễ truy điệu Thiếu úy Bùi Minh Quý diễn ra trong niềm tiếc thương của người thân, anh em, đồng chí, đồng đội. Rất đông người dân ở An Khê đã tới viếng Quý lần cuối để được đưa anh về yên nghỉ tại xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Xót xa tiễn biệt chiến sĩ công an trẻ hy sinh ở Gia Lai
Lễ truy điệu Thiếu úy Bùi Minh Quý.

Thiếu tá Trần Đăng Khoa, Đội trưởng - Đội Cảnh sát PCCC & CNCH khu vực An Khê xúc động cho biết: Trong công việc, Quý rất nhiệt tình, sẵn sàng xung phong đi làm nhiệm vụ bất cứ lúc nào, kể cả ngày không trực. Quý luôn hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao. Còn trong cuộc sống, Quý sống rất tình cảm và được anh em đồng đội, mọi người yêu quý.

“Quý đang hoàn tất các thủ tục để kết nạp Đảng. Quý cũng đã có người yêu ở An Khê này, hai đứa dự định năm nay tổ chức đám cưới. Vậy mà, đều lỡ làng hết rồi!” - Thiếu tá Khoa cho biết.

Một số đồng đội thân thiết của chiến sĩ Bùi Minh Quý cũng cho biết, hoàn cảnh gia đình của anh rất khó khăn. Anh là con độc nhất trong gia đình nghèo, có cha bị bệnh tâm thần, mẹ lại hay ốm đau.

Các tổ chức, ban ngành, đoàn thể tại Thị xã An Khê đang phát động nhà hảo tâm tiến hành hỗ trợ để tiễn đưa chiến sĩ trẻ về nơi an nghỉ cuối cùng. Đồng thời, qua đó, có nguồn kinh phí để chăm lo cho cha mẹ chiến sĩ trẻ khi không còn ai chăm sóc.

Ông Nguyễn Hùng Vỹ, Chủ tịch UBND Thị xã An Khê cho biết: “UBND thị xã đã hỗ trợ 10 triệu đồng, Nhà máy thủy điện cũng đã hỗ trợ 20 triệu đồng cho gia đình chiến sĩ Bùi Minh Quý. Thị xã cũng đang phát động các nhà hảo tâm, doanh nghiệp hỗ trợ gia đình Quý. Gia đình em rất khó khăn mà giờ lại mất đi đứa con duy nhất thì lại càng khó khăn. Rất cần sự chung tay của xã hội”./.

Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2018

CHIẾN SĨ CÔNG AN GIA LAI HY SINH LÚC CỨU NGƯỜI KHI THỦY ĐIỆN XẢ LŨ



Chiều 03/3, một chiến sĩ Công an tại tỉnh Gia Lai đã hy sinh trong lúc cứu người bị nước lũ thủy điện An Khê Ka Nak cô lập.

CHIẾN SĨ CÔNG AN GIA LAI HY SINH LÚC CỨU NGƯỜI KHI THỦY ĐIỆN XẢ LŨ
Nơi chiến sĩ Công an ở Gia Lai hy sinh lúc cứu người khi thủy điện xả lũ.

Bà Nguyễn Thị Thanh Lịch, Bí thư Thị ủy An Khê, tỉnh Gia Lai cho biết, ngày 03/3, Thủy điện An Khê Ka Nak thông báo xả lũ để sửa kênh dẫn dòng.

Khoảng 11h, một tài xế xe tải chở mía đã cố tình đi qua đập tràn phía dưới thân đập thủy điện An Khê Ka Nak, gần nhà máy đường An Khê (thuộc phường An Thành, TX An Khê, Gia Lai). Lúc đi qua đập, nước lũ bất ngờ dâng cao và xe bị chết máy, nằm giữa dòng nước lũ.

Nhận được tin báo, lực lượng cứu hộ của tỉnh Gia Lai và thị xã An Khê ra cứu tài xế xe tải. Trong lúc cứu người, Thượng sĩ Bùi Minh Quý (sinh năm 1993, quê Hà Nam) đang công tác tại Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Thị xã An Khê, Công an tỉnh Gia Lai đã bị nước lũ cuốn trôi và hy sinh.

Đến khoảng 15h cùng ngày, lực lượng cứu hộ đã đưa được thi thể Thượng sĩ Quý lên bờ./.


Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018

NGÔI MIẾU NHỎ VÀ SỰ HY SINH KHÔNG THỂ QUÊN CỦA 6 Y BÁC SĨ TRONG ĐẠI DỊCH SARS 15 NĂM TRƯỚC

Muốn giữ cho người nhà không bị lây bệnh SARS và chia sẻ sự vất vả, rất nhiều y bác sĩ đến bảo vệ của Bệnh viện Việt - Pháp đã quyết định ở lại bệnh viện chứ không về nhà.



NGÔI MIẾU NHỎ VÀ SỰ HY SINH KHÔNG THỂ QUÊN CỦA 6 Y BÁC SĨ TRONG ĐẠI DỊCH SARS 15 NĂM TRƯỚC
Suốt 15 năm qua, ngôi miếu nhỏ này là nơi tưởng nhớ những "chiến sĩ áo trắng" hy sinh thân mình ngay tại Bệnh viện Việt Pháp.

Bí ẩn ngôi miếu nhỏ trong Bệnh viện Việt - Pháp

Hàng ngày, có hàng trăm lượt người qua lại thăm khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Việt - Pháp (Hà Nội), song có ít người để ý đến một ngôi miếu nhỏ nằm đìu hiu ngay gần cổng ra vào của viện. Cũng dễ hiểu bởi ngôi miếu này chẳng thấy khắc ghi tên tuổi nhân vật thờ cúng.

Tuy nhiên, đối với những người đã từng và đang công tác tại đây đều khắc cốt ghi tâm: đây là nơi tưởng niệm 6 vị y bác sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến chống dịch SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) làm kinh hoàng cả thế giới 15 năm về trước…

Tháng 3 năm 2003 cả nước dường như “hoảng loạn” bởi ngay tại Thủ đô Hà Nội xuất hiện căn bệnh mới quen mà rất “lạ” khi các triệu chứng có vẻ giống cúm nhưng diễn tiến rất lạ: sốt, ho nhiều và khó thở khiến người bệnh nhanh chóng bị hôn mê sâu dẫn đến tử vong mà không có cách chữa.

Ngày 26/2 năm đó, một bệnh nhân vốn là một thương nhân gốc Hoa, quốc tịch Mỹ tên là Johnie Chong Cheng nhập viện Bệnh viện Việt - Pháp (Hà Nội) với các biểu hiện bệnh giống cúm trên. Các bác sĩ, y tá tại Viện vẫn thăm khám và điều trị cho bệnh nhân này như với bệnh cúm thông thường khác.

Vài ngày sau, tình trạng bệnh nhân xấu đi rất nhanh, gia đình ông đã thuê chuyên cơ đưa về nước, để lại sau lưng Bệnh viện Việt - Pháp nhiều y bác sĩ và các bệnh nhân khác đang điều trị tại viện bị sốt, ho với biểu hiện giống bệnh nhân Chong Cheng… Đồng thời, gây dịch ra cộng đồng (tại Hà Nội và Ninh Bình).

Rồi sau đó, bệnh viện rối ren vì gần một nửa nhân viên mắc bệnh. Vậy là bác sĩ phải đi làm công việc của hộ lý, giám đốc đi đổ rác, hộ lý đi đo huyết áp…

Trong cuộc chiến chống SARS năm đó tại Hà Nội, có 5 y bác sĩ đã mất gồm: Y tá Nguyễn Thị Lượng (ngày 15/3); Bác sĩ Jean - Paul Dirosier (19/3); Y tá Phạm Thị Uyên (24/3); Bác sĩ Nguyễn Thế Phương (24/3); Bác sĩ Nguyễn Hữu Bội (12/4). Ngoài ra, còn Bác sĩ Jacque (7/2003 - mất sau khi về Pháp).

Vì thế, để tưởng nhớ những y bác sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến này, miếu thờ được đặt trong khuôn viên của Viện sau đó.

Lúc đầu, nó được đặt ở vị trí to và rộng hơn nhưng khi có dự án mở rộng bệnh viện cách đây 2 năm, ngôi miếu đã dời tới một góc nhỏ gần cổng ra vào của Viện như hiện nay. Tấm bia ghi danh các y bác sĩ đã bị vỡ khi di chuyển chưa thấy làm lại.

Có lẽ vì thế mà giờ đây, ít người lý giải được tại sao trong khuôn viên bệnh viện lại có một ngôi miếu nhỏ nằm “im lìm” như vậy.

Lặng lẽ im lìm trong bóng cây um tùm, ngôi miếu này như một dấu tích để nhắc nhở những người ở lại nhớ đến sự hy sinh của các y bác sĩ đã mất trong đại dịch SARS 2003.

Đại dịch qua lời kể của nhân chứng sống 15 năm về trước….

Là một trong những người “chứng kiến” dịch SARS năm đó, ông Nguyễn Sỹ Hùng, nhân viên bảo vệ Bệnh viện Việt - Pháp tâm sự: “Tôi cũng là một trong những người ở lại bệnh viện năm đó. Thực sự lúc đó bản thân cũng là người sợ lây bệnh, nhưng vì nhiệm vụ nên anh em trong tổ vẫn cố gắng ở lại, hoàn thành nhiệm vụ. Suốt một tháng bệnh viện đóng cửa, anh em tổ bảo vệ chúng tôi ăn ngủ tại đây mà ruột gan cũng nóng như lửa đốt”.

Cũng là một trong những "nhân chứng sống" của đại dịch, ông Đỗ Đức Hùng, lái xe cấp cứu tại Bệnh viện Việt - Pháp kể lại: “Lúc đó, chúng tôi (những người làm việc tại bệnh viện - PV) thì chẳng sợ dịch, nhưng cũng muốn giữ cho người nhà không bị lây bệnh và thứ nữa là muốn ở lại, chia sẻ sự vất vả chăm sóc bệnh nhân với các y, bác sĩ nên lúc đó chúng tôi quyết định ở lại viện.

Hồi đó, khi các khách sạn đưa cơm đến cho nhân viên bệnh viện thì họ chỉ dừng xe lại trước cổng viện, sau đó gọi chúng tôi ra nhận cơm và rồi họ đi ngay chứ họ cũng tránh không vào viện.

Con phố Phương Mai đông đúc chả khác bây giờ là mấy nhưng khi xảy ra dịch vắng tanh không bóng người qua lại, mà nếu có thì họ cũng đi sát mép đường bên kia một cách vội vã và dùng tay hay khẩu trang bịt kín vì sợ".

“Đỉnh điểm hồi ấy, chúng tôi lái xe đi đâu đó có việc mà trên xe có logo của Bệnh viện Việt - Pháp là bị đuổi không cho đỗ xe vì sợ lây bệnh.

Hồi ấy nhân viên bệnh viện ở lại đông lắm, gần như toàn bộ nhân viên. Rồi thì ăn, ngủ tại bệnh viện, thiếu chỗ nằm nên bệnh viện tận dụng hội trường, nhà kho làm nơi ngủ nghỉ của nhân viên. Bệnh viện phát cho mỗi người một tấm xốp mỏng trải dưới sàn làm giường ngủ.

Tôi cũng là một trong những người chứng kiến những y bác sĩ ở đây mất và cũng là người trực tiếp lái xe chở họ xuống Đài hóa thân Hoàn Vũ. Vì mất do nhiễm bệnh nên gần như người nhà cũng không được đến mà chỉ có Giám đốc điều hành bệnh viện, Trưởng phòng nhân sự và tôi đưa những y bác sĩ đã khuất vào Đài hóa thân Hoàn Vũ.

Ngày ấy bệnh viện gần như bị “xa lánh, kỳ thị” đến mức đưa người đã khuất xuống hỏa táng mà còn không dám dùng xe của bệnh viện, chúng tôi phải gọi xe từ nhà tang lễ đưa xuống. Nghĩ lại ngày ấy cứ như chỉ vừa mới xảy ra ngày hôm qua thôi!”, ông Hùng bồi hồi nhớ lại.

Năm đó, dịch SARS không chỉ “hoành hành” tại Việt Nam mà ở Hong Kong, Singapore, Canada… đều có người mắc bệnh. Dịch SARS lan ra toàn thế giới.

Hơn một tháng sau đó, thế giới xác định chủng virus cấp tính corona gây bệnh SARS. Từ đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương kết hợp với Viện Y học nhiệt đới dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế cùng chống dịch ngay ở các cửa khẩu biên giới, sân bay...

Chính phủ đầu tư hàng trăm tỷ đồng mua thêm trang thiết bị, máy thở, máy đo nhiệt độ...

Và trong 25 nước hứng chịu đại dịch bệnh năm đó, Việt Nam được WHO công nhận là nước đầu tiên khống chế được đại dịch.

GS Lê Đăng Hà (phải) và đồng nghiệp kiểm tra phim X-quang của bệnh nhân SARS năm đó.
Ảnh tư liệu do GS Lê Đăng Hà cung cấp

"Chúng tôi chỉ cần sự cảm thông để hoàn thành công việc mà xã hội đã giao phó…"

Sau chuỗi ngày kinh hoàng “chiến đấu” với đại dịch, Bệnh viện Việt - Pháp phải khử trùng, đóng cửa gần nửa năm, rồi tháng 11 năm đó bệnh viện lại tiếp tục mở cửa đón bệnh nhân.

Để đến ngày hôm nay sau 15 năm sự kiện “kinh hoàng” đó xảy ra, cùng với thân nhân của người đã khuất và các đồng nghiệp, ngôi miếu nhỏ như một lời nhắc nhở chẳng thể quên về 6 người “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng đã anh dũng hy sinh ngay tại nơi làm việc.

Chia sẻ về điều này, ông Trương Kiều Nghị, một cán bộ tại Bệnh viện Việt - Pháp tâm sự: “Cây nhang đó bệnh viện mới chuyển tạm về chỗ đấy được gần 2 năm, vì chỗ cũ phải nhường chỗ cho tòa nhà mới. Sau khi hoàn thành khu nhà mới bệnh viện sẽ chuyển về một vị trí mới uy nghi hơn.

Nó được xây dựng sau khi bệnh viện mở lại, lúc đó thành viên trong viện bảo nhau làm nên chưa được “hoàn hảo” vì nhiều tâm trạng. 

Nhớ về những ngày đó, quả thực chẳng có một lời nào có thể diễn tả được. Mình hiện tại vẫn được ngắm hoàng hôn mỗi ngày là may mắn hơn họ. Những đồng nghiệp cũ của mình đã ra đi khi đó mà chả biết lý do, họ ra đi khi mà y học chưa thể nhận diện ra thể virus gì mang độc lực đến vậy …

Họ vô tư quên mình lao vào công cuộc cứu bệnh nhân mà không hay chính mình lại nhiễm bệnh. Đấy là lý do mà những người ở lại như mình luôn canh cánh trong lòng. Luôn mong muốn họ được ấm áp trong vòng tay của mọi người”, ông Kiều Nghị bùi ngùi khi nhắc đến đồng nghiệp xưa.

Ông Trương Kiều Nghị chia sẻ: “Tôi vẫn nhớ như in từng ngày diễn ra trong mấy tháng chả biết sống chết thế nào. Tôi chứng kiến từng thứ từng thứ một mà thời điểm đó bế tắc bao trùm. Đồng nghiệp của tôi ra đi từng ngày mà ai ai cũng trong tâm trạng chả biết ngày nào là đến lượt mình.

Họ chọn nghề y để theo đuổi và họ là người luôn phải đối diện với nguy cơ mất mạng sống. Thấy họ hy sinh là họ hết chứ người đời có dành cho họ mấy lời ca tụng cũng để làm gì đâu. Họ thiệt thòi vô cùng!”...

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân SARS lúc đó.
Ảnh tư liệu do Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cung cấp.

Ngày hôm nay (27/02) một trong những ngày thiêng liêng, ý nghĩa với những người làm ngành y, lật giở từng trang ký ức, không ít bác sĩ bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm, sự việc đã được chứng kiến trong ngành y suốt những năm qua.

Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh cũng là người từng “chứng kiến” sự kiện dịch SARS tại Việt Nam chia sẻ cảm xúc về ngày 27/2: Trong khuôn viên cây cối um tùm, ngôi miếu thờ lặng lẽ yên tĩnh, trái ngược với sự ồn ào của khu vực khám chữa bệnh. Trên tấm bia tưởng niệm ghi tên 6 người đã mất trong cuộc chiến chống dịch SARS - Hội chứng hô hấp cấp tính nặng, theo thứ tự thời gian họ ra đi trong năm 2003:

1/ Y tá Nguyễn Thị Lượng (15/3).

2/ Bác sĩ Jean - Paul Dirosier (19/3).

3/ Y tá Phạm Thị Uyên (24/3).

4/ Bác sĩ Nguyễn Thế Phương (24/3).

5/ Bác sĩ Nguyễn Hữu Bội (12/4).

6/ Bác sĩ Jacque 7/2003 (chết sau khi về Pháp).

Trong danh sách này còn thiếu 1 cái tên: Carlo Urbani, bác sĩ người Ý làm việc cho tổ chức y tế thế giới, là người đầu tiên phát hiện ra căn bệnh quái ác này, ông mất tại một bệnh viện ở Thái Lan thời gian ngắn sau đó và vài năm sau, Tổ chức Y tế Thế giới cùng với Bộ Y tế đã có 1 buổi lễ tưởng niệm và ghi ơn ông.

Bác sĩ Carlo Urbani (trái). Ảnh: Thể thao Văn hóa

Xin kết lại bài viết bằng lời của ông Trương Kiều Nghị: “Trong những ngày này, tưởng nhớ những đồng nghiệp đã hy sinh thân mình là một hành động thiết thực nhất, hơn những lời sáo rỗng và các lẵng hoa đắt tiền rất nhiều.

Chúng tôi không cần các lời chúc tụng “có cánh”, chúng tôi cũng không muốn được gọi là từ mẫu, chúng tôi chỉ cần một sự cảm thông để chúng tôi hoàn thành công việc mà xã hội đã giao phó cho chúng tôi”.

Ngọc Nga - Ly Linh/GIADINHMOI.VN



Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

NGÔI MIẾU NHỎ VÀ SỰ HY SINH KHÔNG THỂ QUÊN CỦA 6 Y BÁC SĨ TRONG ĐẠI DỊCH SARS 15 NĂM TRƯỚC

Muốn giữ cho người nhà không bị lây bệnh SARS và chia sẻ sự vất vả, rất nhiều y bác sĩ đến bảo vệ của Bệnh viện Việt - Pháp đã quyết định ở lại bệnh viện chứ không về nhà.


NGÔI MIẾU NHỎ VÀ SỰ HY SINH KHÔNG THỂ QUÊN CỦA 6 Y BÁC SĨ TRONG ĐẠI DỊCH SARS 15 NĂM TRƯỚC
Suốt 15 năm qua, ngôi miếu nhỏ này là nơi tưởng nhớ những "chiến sĩ áo trắng" hy sinh thân mình ngay tại Bệnh viện Việt Pháp.

Bí ẩn ngôi miếu nhỏ trong Bệnh viện Việt - Pháp

Hàng ngày, có hàng trăm lượt người qua lại thăm khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Việt - Pháp (Hà Nội), song có ít người để ý đến một ngôi miếu nhỏ nằm đìu hiu ngay gần cổng ra vào của viện. Cũng dễ hiểu bởi ngôi miếu này chẳng thấy khắc ghi tên tuổi nhân vật thờ cúng.

Tuy nhiên, đối với những người đã từng và đang công tác tại đây đều khắc cốt ghi tâm: đây là nơi tưởng niệm 6 vị y bác sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến chống dịch SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) làm kinh hoàng cả thế giới 15 năm về trước…

Tháng 3 năm 2003 cả nước dường như “hoảng loạn” bởi ngay tại Thủ đô Hà Nội xuất hiện căn bệnh mới quen mà rất “lạ” khi các triệu chứng có vẻ giống cúm nhưng diễn tiến rất lạ: sốt, ho nhiều và khó thở khiến người bệnh nhanh chóng bị hôn mê sâu dẫn đến tử vong mà không có cách chữa.

Ngày 26/2 năm đó, một bệnh nhân vốn là một thương nhân gốc Hoa, quốc tịch Mỹ tên là Johnie Chong Cheng nhập viện Bệnh viện Việt - Pháp (Hà Nội) với các biểu hiện bệnh giống cúm trên. Các bác sĩ, y tá tại Viện vẫn thăm khám và điều trị cho bệnh nhân này như với bệnh cúm thông thường khác.

Vài ngày sau, tình trạng bệnh nhân xấu đi rất nhanh, gia đình ông đã thuê chuyên cơ đưa về nước, để lại sau lưng Bệnh viện Việt - Pháp nhiều y bác sĩ và các bệnh nhân khác đang điều trị tại viện bị sốt, ho với biểu hiện giống bệnh nhân Chong Cheng… Đồng thời, gây dịch ra cộng đồng (tại Hà Nội và Ninh Bình).

Rồi sau đó, bệnh viện rối ren vì gần một nửa nhân viên mắc bệnh. Vậy là bác sĩ phải đi làm công việc của hộ lý, giám đốc đi đổ rác, hộ lý đi đo huyết áp…

Trong cuộc chiến chống SARS năm đó tại Hà Nội, có 5 y bác sĩ đã mất gồm: Y tá Nguyễn Thị Lượng (ngày 15/3); Bác sĩ Jean - Paul Dirosier (19/3); Y tá Phạm Thị Uyên (24/3); Bác sĩ Nguyễn Thế Phương (24/3); Bác sĩ Nguyễn Hữu Bội (12/4). Ngoài ra, còn Bác sĩ Jacque (7/2003 - mất sau khi về Pháp).

Vì thế, để tưởng nhớ những y bác sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến này, miếu thờ được đặt trong khuôn viên của Viện sau đó.

Lúc đầu, nó được đặt ở vị trí to và rộng hơn nhưng khi có dự án mở rộng bệnh viện cách đây 2 năm, ngôi miếu đã dời tới một góc nhỏ gần cổng ra vào của Viện như hiện nay. Tấm bia ghi danh các y bác sĩ đã bị vỡ khi di chuyển chưa thấy làm lại.

Có lẽ vì thế mà giờ đây, ít người lý giải được tại sao trong khuôn viên bệnh viện lại có một ngôi miếu nhỏ nằm “im lìm” như vậy.

Lặng lẽ im lìm trong bóng cây um tùm, ngôi miếu này như một dấu tích để nhắc nhở những người ở lại nhớ đến sự hy sinh của các y bác sĩ đã mất trong đại dịch SARS 2003.

Đại dịch qua lời kể của nhân chứng sống 15 năm về trước….

Là một trong những người “chứng kiến” dịch SARS năm đó, ông Nguyễn Sỹ Hùng, nhân viên bảo vệ Bệnh viện Việt - Pháp tâm sự: “Tôi cũng là một trong những người ở lại bệnh viện năm đó. Thực sự lúc đó bản thân cũng là người sợ lây bệnh, nhưng vì nhiệm vụ nên anh em trong tổ vẫn cố gắng ở lại, hoàn thành nhiệm vụ. Suốt một tháng bệnh viện đóng cửa, anh em tổ bảo vệ chúng tôi ăn ngủ tại đây mà ruột gan cũng nóng như lửa đốt”.

Cũng là một trong những "nhân chứng sống" của đại dịch, ông Đỗ Đức Hùng, lái xe cấp cứu tại Bệnh viện Việt - Pháp kể lại: “Lúc đó, chúng tôi (những người làm việc tại bệnh viện - PV) thì chẳng sợ dịch, nhưng cũng muốn giữ cho người nhà không bị lây bệnh và thứ nữa là muốn ở lại, chia sẻ sự vất vả chăm sóc bệnh nhân với các y, bác sĩ nên lúc đó chúng tôi quyết định ở lại viện.

Hồi đó, khi các khách sạn đưa cơm đến cho nhân viên bệnh viện thì họ chỉ dừng xe lại trước cổng viện, sau đó gọi chúng tôi ra nhận cơm và rồi họ đi ngay chứ họ cũng tránh không vào viện.

Con phố Phương Mai đông đúc chả khác bây giờ là mấy nhưng khi xảy ra dịch vắng tanh không bóng người qua lại, mà nếu có thì họ cũng đi sát mép đường bên kia một cách vội vã và dùng tay hay khẩu trang bịt kín vì sợ".

“Đỉnh điểm hồi ấy, chúng tôi lái xe đi đâu đó có việc mà trên xe có logo của Bệnh viện Việt - Pháp là bị đuổi không cho đỗ xe vì sợ lây bệnh.

Hồi ấy nhân viên bệnh viện ở lại đông lắm, gần như toàn bộ nhân viên. Rồi thì ăn, ngủ tại bệnh viện, thiếu chỗ nằm nên bệnh viện tận dụng hội trường, nhà kho làm nơi ngủ nghỉ của nhân viên. Bệnh viện phát cho mỗi người một tấm xốp mỏng trải dưới sàn làm giường ngủ.

Tôi cũng là một trong những người chứng kiến những y bác sĩ ở đây mất và cũng là người trực tiếp lái xe chở họ xuống Đài hóa thân Hoàn Vũ. Vì mất do nhiễm bệnh nên gần như người nhà cũng không được đến mà chỉ có Giám đốc điều hành bệnh viện, Trưởng phòng nhân sự và tôi đưa những y bác sĩ đã khuất vào Đài hóa thân Hoàn Vũ.

Ngày ấy bệnh viện gần như bị “xa lánh, kỳ thị” đến mức đưa người đã khuất xuống hỏa táng mà còn không dám dùng xe của bệnh viện, chúng tôi phải gọi xe từ nhà tang lễ đưa xuống. Nghĩ lại ngày ấy cứ như chỉ vừa mới xảy ra ngày hôm qua thôi!”, ông Hùng bồi hồi nhớ lại.

Năm đó, dịch SARS không chỉ “hoành hành” tại Việt Nam mà ở Hong Kong, Singapore, Canada… đều có người mắc bệnh. Dịch SARS lan ra toàn thế giới.

Hơn một tháng sau đó, thế giới xác định chủng virus cấp tính corona gây bệnh SARS. Từ đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương kết hợp với Viện Y học nhiệt đới dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế cùng chống dịch ngay ở các cửa khẩu biên giới, sân bay...

Chính phủ đầu tư hàng trăm tỷ đồng mua thêm trang thiết bị, máy thở, máy đo nhiệt độ...

Và trong 25 nước hứng chịu đại dịch bệnh năm đó, Việt Nam được WHO công nhận là nước đầu tiên khống chế được đại dịch.

GS Lê Đăng Hà (phải) và đồng nghiệp kiểm tra phim X-quang của bệnh nhân SARS năm đó.
Ảnh tư liệu do GS Lê Đăng Hà cung cấp

"Chúng tôi chỉ cần sự cảm thông để hoàn thành công việc mà xã hội đã giao phó…"

Sau chuỗi ngày kinh hoàng “chiến đấu” với đại dịch, Bệnh viện Việt - Pháp phải khử trùng, đóng cửa gần nửa năm, rồi tháng 11 năm đó bệnh viện lại tiếp tục mở cửa đón bệnh nhân.

Để đến ngày hôm nay sau 15 năm sự kiện “kinh hoàng” đó xảy ra, cùng với thân nhân của người đã khuất và các đồng nghiệp, ngôi miếu nhỏ như một lời nhắc nhở chẳng thể quên về 6 người “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng đã anh dũng hy sinh ngay tại nơi làm việc.

Chia sẻ về điều này, ông Trương Kiều Nghị, một cán bộ tại Bệnh viện Việt - Pháp tâm sự: “Cây nhang đó bệnh viện mới chuyển tạm về chỗ đấy được gần 2 năm, vì chỗ cũ phải nhường chỗ cho tòa nhà mới. Sau khi hoàn thành khu nhà mới bệnh viện sẽ chuyển về một vị trí mới uy nghi hơn.

Nó được xây dựng sau khi bệnh viện mở lại, lúc đó thành viên trong viện bảo nhau làm nên chưa được “hoàn hảo” vì nhiều tâm trạng. 

Nhớ về những ngày đó, quả thực chẳng có một lời nào có thể diễn tả được. Mình hiện tại vẫn được ngắm hoàng hôn mỗi ngày là may mắn hơn họ. Những đồng nghiệp cũ của mình đã ra đi khi đó mà chả biết lý do, họ ra đi khi mà y học chưa thể nhận diện ra thể virus gì mang độc lực đến vậy …

Họ vô tư quên mình lao vào công cuộc cứu bệnh nhân mà không hay chính mình lại nhiễm bệnh. Đấy là lý do mà những người ở lại như mình luôn canh cánh trong lòng. Luôn mong muốn họ được ấm áp trong vòng tay của mọi người”, ông Kiều Nghị bùi ngùi khi nhắc đến đồng nghiệp xưa.

Ông Trương Kiều Nghị chia sẻ: “Tôi vẫn nhớ như in từng ngày diễn ra trong mấy tháng chả biết sống chết thế nào. Tôi chứng kiến từng thứ từng thứ một mà thời điểm đó bế tắc bao trùm. Đồng nghiệp của tôi ra đi từng ngày mà ai ai cũng trong tâm trạng chả biết ngày nào là đến lượt mình.

Họ chọn nghề y để theo đuổi và họ là người luôn phải đối diện với nguy cơ mất mạng sống. Thấy họ hy sinh là họ hết chứ người đời có dành cho họ mấy lời ca tụng cũng để làm gì đâu. Họ thiệt thòi vô cùng!”...

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân SARS lúc đó.
Ảnh tư liệu do Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cung cấp.

Ngày hôm nay (27/02) một trong những ngày thiêng liêng, ý nghĩa với những người làm ngành y, lật giở từng trang ký ức, không ít bác sĩ bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm, sự việc đã được chứng kiến trong ngành y suốt những năm qua.

Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh cũng là người từng “chứng kiến” sự kiện dịch SARS tại Việt Nam chia sẻ cảm xúc về ngày 27/2: Trong khuôn viên cây cối um tùm, ngôi miếu thờ lặng lẽ yên tĩnh, trái ngược với sự ồn ào của khu vực khám chữa bệnh. Trên tấm bia tưởng niệm ghi tên 6 người đã mất trong cuộc chiến chống dịch SARS - Hội chứng hô hấp cấp tính nặng, theo thứ tự thời gian họ ra đi trong năm 2003:

1/ Y tá Nguyễn Thị Lượng (15/3).

2/ Bác sĩ Jean - Paul Dirosier (19/3).

3/ Y tá Phạm Thị Uyên (24/3).

4/ Bác sĩ Nguyễn Thế Phương (24/3).

5/ Bác sĩ Nguyễn Hữu Bội (12/4).

6/ Bác sĩ Jacque 7/2003 (chết sau khi về Pháp).

Trong danh sách này còn thiếu 1 cái tên: Carlo Urbani, bác sĩ người Ý làm việc cho tổ chức y tế thế giới, là người đầu tiên phát hiện ra căn bệnh quái ác này, ông mất tại một bệnh viện ở Thái Lan thời gian ngắn sau đó và vài năm sau, Tổ chức Y tế Thế giới cùng với Bộ Y tế đã có 1 buổi lễ tưởng niệm và ghi ơn ông.

Bác sĩ Carlo Urbani (trái). Ảnh: Thể thao Văn hóa

Xin kết lại bài viết bằng lời của ông Trương Kiều Nghị: “Trong những ngày này, tưởng nhớ những đồng nghiệp đã hy sinh thân mình là một hành động thiết thực nhất, hơn những lời sáo rỗng và các lẵng hoa đắt tiền rất nhiều.

Chúng tôi không cần các lời chúc tụng “có cánh”, chúng tôi cũng không muốn được gọi là từ mẫu, chúng tôi chỉ cần một sự cảm thông để chúng tôi hoàn thành công việc mà xã hội đã giao phó cho chúng tôi”.

Ngọc Nga - Ly Linh/GIADINHMOI.VN