KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn HUYỀN THOẠI ANH HÙNG LLVT NHÂN DÂN LA VĂN CẦU: NHỜ ĐỒNG ĐỘI CHẶT ĐỨT CÁNH TAY BỊ GÃY NÁT ĐỂ TIẾP TỤC CHIẾN ĐẤU. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn HUYỀN THOẠI ANH HÙNG LLVT NHÂN DÂN LA VĂN CẦU: NHỜ ĐỒNG ĐỘI CHẶT ĐỨT CÁNH TAY BỊ GÃY NÁT ĐỂ TIẾP TỤC CHIẾN ĐẤU. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2020

HUYỀN THOẠI ANH HÙNG LLVT NHÂN DÂN LA VĂN CẦU: NHỜ ĐỒNG ĐỘI CHẶT ĐỨT CÁNH TAY BỊ GÃY NÁT ĐỂ TIẾP TỤC CHIẾN ĐẤU

Anh hùng La Văn Cầu (sinh 1932) tên thật là Sầm Phúc Hưởng, người dân tộc Tày. La Văn Cầu sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Phong Nậm, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Năm 1948, La Văn Cầu gia nhập vào Đại đội 671 - một đơn vị địa phương Cao Bằng của quân đội Việt Minh.

Được quân đội giáo dục, rèn luyện, người thanh niên dân tộc Tày sớm trở thành anh bộ đội Cụ Hồ “xung kích mọi mặt, gương mẫu mọi nơi”. Hằng ngày, không có nhiệm vụ nào thủ trưởng Đại đội 671 giao phó mà ông không hoàn thành xuất sắc. Năm 1950, La Văn Cầu vinh dự được kết nạp vào Đảng. Kể từ khi đứng dưới cờ Đảng với lời hứa sắt son, La Văn Cầu càng nuôi dưỡng niềm tin tuyệt đối vào cách mạng.
Nhiều người có thể chưa biết, ngoài trận đánh Đông Khê (thuộc Chiến dịch Biên giới năm 1950) oanh liệt, ông từng tham gia 28 trận đánh đầy khốc liệt nữa. Trận đánh đầu tiên mà ông cho mình vừa gan dạ, vừa mưu trí là trận phục kích trên đèo Bông Lau - Lũng Phầy ở Cao Bằng năm 1949. Khi thấy một chiếc xe tăng của Pháp đang nghếch nòng súng, bò qua đèo, trên tháp pháo của chiếc xe tăng có một lính Pháp tay lăm lăm súng, nhanh như cắt, từ điểm phục kích, La Văn Cầu đã bắn gục tên lính này, rồi nhảy phốc lên xe tăng, xả súng diệt gọn 10 tên khác.
Khi anh bạn đồng nghiệp của tôi ngỏ ý: “Anh có thể kể lại cho bọn em nghe về trận đánh Đông Khê được không?”, gương mặt anh hùng La Văn Cầu rạng rỡ hẳn lên, giọng ông hào sảng hơn:
- Theo kế hoạch của cấp trên đã vạch ra, bằng bất cứ giá nào quân ta cũng phải chiếm cho được cứ điểm Đông Khê, bởi cứ điểm này là yết hầu quan trọng nhất mở màn cho Chiến dịch Biên giới năm 1950. Nếu trận đánh Đông Khê giành được thắng lợi thì mới mở được đường thọc sâu vào sào huyệt quân thù, quân ta tiếp tục tiến lên tiêu diệt các cứ điểm khác. Trận đánh Đông Khê diễn ra vào sáng 16 và kết thúc vào chiều 18/9/1950.
Theo lời ông kể, chiến sự xảy ra cực kỳ ác liệt, bởi ta và địch không tương quan về lực lượng và khí giới, do vậy, chiến thuật quân sự “đánh úp” tạo ra được tình huống bí mật và bất ngờ làm cho quân địch không kịp trở tay. Trận đánh này, Trung đoàn 174 được giao nhiệm vụ phá lô cốt mở hàng rào cho quân ta tiến lên chiếm lĩnh cứ điểm. Trong số những chiến sĩ xung kích ôm bộc phá để xé tan hàng rào dây thép gai và phá vỡ lô cốt địch có La Văn Cầu.
Khi trung đội bộc phá của ông vừa mới tiến vào sào huyệt ném bộc phá phá hàng rào và lô cốt thứ nhất đã gặp ngay sự phản kích của địch. Đạn pháo của địch từ trong lô cốt bắn ra như mưa, khói lửa bốc lên mù mịt. Sau hơn 2 tiếng đồng hồ quần nhau với giặc, trung đội bộc phá của ông đã hy sinh gần một nửa nhưng số chiến sĩ còn lại tinh thần tiến công lại hăng hái và dũng cảm hơn bao giờ hết.
Lúc này, La Văn Cầu đã vượt qua hệ thống giao thông hào an toàn, khi ông vừa trườn mình đến hàng rào thứ 3, bỗng nghe một tiếng nổ xé trời bên tai. Thế là ông ngất đi bên miệng chiến hào, khoảng 10 phút sau tỉnh lại thấy cánh tay phải của mình máu chảy đầm đìa, ướt nhòe cả bàn chân. Quả bộc phá ông ôm trong người vẫn còn nguyên vẹn. Ba chiến sĩ tham gia chiến đấu cùng ông, khi biết ông bị thương đang tìm cách đưa ra tuyến sau. Nhưng ông nhất quyết không chịu mà nói với các chiến sĩ rằng, nhờ các cậu lấy dao chặt nhanh cho mình đi, xương nó gãy nát rồi để thế này vướng lắm. Còn một tay nữa mình vẫn ôm được bộc phá mà.
Nghe lời nói đanh thép đó, đồng đội đành phải chiều theo, cắt lìa cánh tay phải và băng bó tạm cho ông. Chính giây phút này đã làm nên một La Văn Cầu anh hùng, một La Văn Cầu huyền thoại, một La Văn Cầu sống mãi với trang sử vàng dân tộc. La Văn Cầu đã giật tung quả bộc phá, phá được hàng rào và lô cốt quan trọng để tất cả đồng đội xông thẳng vào cứ điểm Đông Khê, giành được chiến công huy hoàng đầu tiên trong Chiến dịch Biên giới năm 1950.
Tấm gương chiến đấu của Anh hùng La Văn Cầu đã cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công trong toàn quân, trở thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua sử dụng bộc phá công đồn - một hình thức chiến thuật mới của quân đội ta từ Chiến dịch Biên giới năm 1950.