KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn tin quốc tế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin quốc tế. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2021

CĂNG THẲNG MỸ - CAMPUCHIA LEO THANG

Ngày 12.11, tờ Khmer Times dẫn tuyên bố từ Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia chỉ trích Mỹ đang thực hiện “chiến dịch bôi nhọ”.
Chỉ trích được đưa ra sau khi Bộ Tài chính Mỹ cấm vận 2 quan chức quân đội Campuchia liên quan dự án xây dựng tại căn cứ hải quân Ream - được đặt tại tỉnh Sihanoukville (Campuchia) nằm bên bờ vịnh Thái Lan, tức phía nam Biển Đông.


Từ năm ngoái đến nay, Washington và Phnom Penh thường xuyên hục hặc xoay quanh vấn đề căn cứ Ream. Bởi tại căn cứ này, một số cơ sở do Mỹ tài trợ đã bị phá hủy, rồi một số cơ sở được xây mới mà theo Washington là do Trung Quốc đứng sau. Thậm chí, Mỹ còn khẳng định Bắc Kinh và Phnom Penh thỏa thuận cho quân đội Trung Quốc sử dụng Ream và quân đội Trung Quốc đã có mặt tại đây.
Dù Phnom Penh nhiều lần bác bỏ thông tin về thỏa thuận vừa nêu, đồng thời khẳng định sẽ không cho quân đội nước ngoài sử dụng Ream, tuy vậy, các cam kết của Phnom Penh vẫn không thể thuyết phục Washington.
Đến tháng 6 vừa qua, Washington được xem là có động thái đầu tiên trừng phạt Phnom Penh khi Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) sẽ ngừng tài trợ cho dự án bảo vệ rừng mang tên Greening Prey Lang dành cho Campuchia. Đến ngày 10.11, chính phủ Mỹ tuyên bố trừng phạt 2 quan chức trên với cáo buộc tham nhũng liên quan căn cứ hải quân Ream, dẫn đến Campuchia phản ứng như đã nói.
Với những diễn biến liên tục xảy ra, “hòn đá tảng” Ream trong quan hệ Mỹ - Campuchia có lẽ còn khiến căng thẳng giữa 2 nước chưa thể sớm lắng xuống.

Thứ Ba, 19 tháng 10, 2021

CỤM NHÀ GIÀN DK1: SỐNG VÀ CHIẾN ĐẤU NHƯ NHỮNG ĐÓA HOA!

“Vietnam: A bird sitting on a tree is never afraid of the branch breaking, because her trust is not on the branch but on it’s own wings. Always believe in yourself”. Dịch nôm na có nghĩa là: “Việt Nam như là một con chim đậu trên cành cây và không bao giờ sợ cành gãy. Bởi vì niềm tin của con chim ấy không nằm ở cành cây mà nằm ở đôi cánh. Hãy luôn luôn tin tưởng chính bản thân mình”.
Đó là dòng viết của độc giả Philippines trên diễn đàn quân sự Asean Military Forum, kèm theo bức ảnh chụp nhà giàn DK của Việt Nam tại Biển Đông. Những dòng viết ấy được đăng tải vào thời điểm tháng 6 vừa qua. Và ở cùng mốc thời gian 9 năm về trước, bãi cạn Scarborough - tên tiếng Việt là Hoàng Nham, đã bị mất về phía tay Trung Quốc sau một lần Philippines hành động hồn nhiên ngây thơ khi rút lực lượng tự vệ tại nơi này.


“Tại sao chính phủ Philippines không xây dựng những nhà giàn như Việt Nam tại Hoàng Nham, họ đã xây dựng những nhà giàn từ hơn 30 năm về trước và những công trình này đang giúp Việt Nam bảo vệ vùng biển của họ” - tài khoản Raymon Aquino.
“Chúng ta không những đã chậm trễ 30 năm mà sẽ còn lâu hơn nữa, chúng ta không biết chắc rằng bao nhiêu lâu nữa, Scarborough mới về lại với Philippines” - tài khoản Ylana Sapphire
“Người Việt đi sau chúng ta từ rất lâu. Nhưng họ lại vượt lên trước. Họ nghèo hơn chúng ta rất nhiều, họ xây những căn nhà giữa biển (nhà giàn DK), họ bồi lấp căn cứ tại đất của chúng ta (ý nói các đảo tại Trường Sa), họ mua tàu ngầm… Với ngân sách quốc phòng tương đương Việt Nam, chúng ta có một đội tàu có thể giao chiến sòng phẳng với tàu đánh cá Việt Nam” - tài khoản Delfin Guelan
Cụm nhà giàn DK là một trong những công trình vĩ đại nhất của nước từ sau giải phóng đến năm 2000, cùng với nhà máy thủy điện Sơn La và đường dây 500kV Bắc Nam. Điều khiến cụm nhà giàn DK vĩ đại không nằm ở quy mô, mà nằm ở ý nghĩa to lớn về an ninh, quốc phòng, bảo vệ tài nguyên biển đảo Tổ Quốc.
Ngay đến cả Trung Quốc, một quốc gia với tiềm lực mạnh hơn, kinh tế mạnh hơn, khoa học kỹ thuật nổi trội hơn, cũng không nghĩ rằng một dự án như nhà giàn DK có thể được thực hiện. Họ cũng không nghĩ rằng Việt Nam dám làm, dám thực hiện một dự án đầy tính mạo hiểm như vậy giữa lúc bộn bề khó khăn. Năm 1988, sau Hải chiến Trường Sa, Trung Quốc tăng cường sự hiện diện tại thềm lục địa Tây Nam của Việt Nam. Trung Quốc không loại trừ việc lấn lướt xuống phía Nam và Tây Nam Biển Đông vì ưu thế gần như tuyệt đối về hải quân của khu vực. Ngày 17/10/1988, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã ký Quyết định số 19/NQ-TW về việc tiến hành xây dựng các công trình trên tất cả các bãi đá ngầm với tên gọi “Trạm dịch vụ Kinh tế - Khoa học kỹ thuật”, gọi tắt là công trình DK1.
Cùng thời điểm đó, khi biết Việt Nam đưa ra quyết định như vậy. Các nước Đông Nam Á đều thấy khá lạ lùng, họ cho rằng đây là một dự án “dở hơi” của người Việt. Vì lúc ấy Việt Nam đang là quốc gia hạ cấp ở một khu vực vùng trũng của thế giới. Để triển khai các cụm nhà giàn như vậy là một điều phi lý và chưa từng có tiền lệ trên thế giới. Họ nghĩ rằng Việt Nam đang lãng phí lớn cho một dự án đầy mạo hiểm và không khả thi. Có quá nhiều lý do khiến họ không tin vào hiệu quả của một dự án như vậy: kĩ thuật, thiên tai, chi phí xây dựng - duy trì và cả áp lực từ Trung Quốc.
Nhưng chỉ trong 9 tháng từ khi có quyết định, khoảng giữa tháng 6/1989, nhà giàn đầu tiên đã được hình thành. Trong tháng 6 năm đó, ta hoàn tất 3 nhà giàn DK1 trong sự ngỡ ngàng của hải quân các quốc gia trong khu vực. Cùng với hệ thống nhà giàn được hình thành, con đường từ đất liền ra Trường Sa được rút ngắn lại, ngư dân có thêm một “cột mốc” xác định chủ quyền Việt Nam giữa biển cả.
Khi nhận thấy Việt Nam đã xây dựng thành công cụm nhà giàn DK, người Philippines đã nhận thấy rõ tác động to lớn của những công trình như vậy tại vùng thềm lục địa, hải đảo. Và họ còn tham vọng hơn khi muốn xây dựng một ngọn hải đăng lớn cùng một công trình nghiên cứu, quân sự, hỗ trợ ngư dân tại bãi cạn Scarborough. Jose T. Almonte, từng là Tổng Giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia trong Nội các của Tổng thống Philippines Fidel V. Ramos, đã đề xuất xây dựng một cụm công trình như vậy với sự trợ giúp của Liên Hợp Quốc và Mỹ. Nhưng phía Mỹ và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Boutros Boutros-Ghali lại không muốn làm “mích lòng” Trung Quốc, vì thế dự án này mãi mãi trôi vào quên lãng và chỉ còn xuất hiện trong tiềm thức nuối tiếc của người dân Philippines. Trên thực tế, những thành phần của cụm công trình này đã được hình thành, nhưng chúng chưa bao giờ được đưa ra bãi cạn.
“Giá như, nếu Philippines xây được ngọn hải đăng ấy, thì một khi ngọn hải đăng này bị tấn công, sẽ kích hoạt được điều khoản phòng thủ chung với Mỹ” - Carlyle Thayer, vị giáo sư khá có tiếng về các vấn đề Biển Đông của Học viện Quốc phòng Úc. Học giả Richard Heydarian, Đại học De ​​La Salle ở Manila cho biết giá như Mỹ không bỏ rơi Philippines ngay từ đầu và hỗ trợ Philippines xây dựng những công trình trên biển, thì cục điện Biển Đông có thể đã rất khác.
Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines đã nghỉ hưu Antonio T. Carpio phát biểu trên tờ Philippine Daily Inquirer cho biết Philippines có “bằng chứng lịch sử về việc kiểm soát bãi cạn Scarborough. Nhưng trên thực tế, mặc dù hải quân Philippines từng kiểm soát khu vực này, nhưng chẳng có một tư liệu, công trình… nào cho thấy hải quân Philippines từng “thừa kế” hay “hiện diện” tại đây cả. Đó là vì sao từng có một giai đoạn người Philippines lấy những mảng rác từ Biển Đông để châm chọc hải quân Philippines: “Họ chỉ để lại rác mà thôi”.
Với cụm nhà giàn DK1,Việt Nam đã chứng minh cho thế giới thấy sự hiện diện của hải quân nhân dân Việt Nam tại đây và chỉ có Việt Nam mà thôi. Hơn 33 năm trôi qua, những công trình này đã vượt qua bao nhiêu gian khó, mưa bão, sự đe dọa của kẻ thù, biết bao nhiêu thế hệ, đang và sẽ chiến đấu, sống, làm việc để duy trì hình hài Tổ Quốc giữa biển. Những công trình trình ấy đứng vững chãi giữa biển khơi, như những đóa hoa giữa biển cả bao la!

Thứ Ba, 14 tháng 9, 2021

PHƯƠNG TÂY VĂN MINH GỨM NHỈ!!!

ĐAN MẠCH VẪN TỔ CHỨC SĂN CÁ VOI, CÁ HEO BẤT CHẤP SỰ PHẢN ỨNG TỪ DƯ LUẬN THẾ GIỚI!
“Không có gì lạ khi cuộc săn bắt cá voi tại Faroe lại là một khung cảnh kinh khủng với những ai không quen thuộc với các cuộc săn lùng và tàn sát động vật có vú”, người phát ngôn của chính quyền Faroe nói với AFP vào ngày 11/09 vừa qua. “Tuy nhiên, các cuộc săn bắt được tổ chức quy củ và theo quy định”.

Theo truyền thống, các hòn đảo Bắc Đại Tây Dương - nơi có khoảng 50.000 người sinh sống - săn cá voi hoa tiêu chứ không phải cá heo, người phát ngôn cho biết.

Thứ Năm, 11 tháng 3, 2021

NÊN SUY NGHĨ VÀ HÀNH ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO VỀ TÌNH HÌNH Ở MYANMAR???

Hiện có hai luồng suy nghĩ có dấu hiệu lệch lạc tương đối nặng gồm:
- So sánh Myanmar với Campuchia thời Pol Pot rồi hô hào, dọa "giải phóng" Myanmar với đủ mọi lý do


- Cổ vũ tình hình bạo lực tại Myanmar
Thứ nhất, cần khẳng định rõ ràng là tình hình hiện nay tại Myanmar khác hoàn toàn với Campuchia thời Pol Pot, khác từ yếu tố địa chính trị cho tới bản chất bạo lực. Việc so sánh thảm họa diệt chủng Khmer Đỏ ở Campuchia với xung đột giữa chính quyền quân sự vừa đảo chính với người biểu tình ở Myanmar là quá khiên cưỡng, thậm chí còn cho thấy nhận thức giới hạn về mặt địa chính trị.
Hãy nhớ rằng năm xưa chúng ta đánh Khmer Đỏ là để thực hiện nghĩa vụ quốc tế, giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng khiến hàng triệu người chết. Bên cạnh đó, Khmer Đỏ cũng nhiều lần đưa quân đánh phá biên giới, tấn công cả vào lãnh thổ Việt Nam và thảm sát hàng nghìn đồng bào của chúng ta.
Chúng ta đánh để xóa sổ một chế độ diệt chủng, khôi phục cuộc sống cho nhân dân Campuchia và cũng là để giữ yên tuyến biên giới Tây Nam, chứ không phải hứng lên là đánh để rồi phải đổ bao nhiêu máu, kinh tế tụt hậu nhiều năm vì những cuộc chiến ở hai đầu đất nước.
Tình hình ở Myanmar là công việc nội bộ của họ, quan điểm này đã được Việt Nam thể hiện rõ ràng trên mọi diễn đàn khu vực và quốc tế. Chúng ta KHÔNG CÓ QUYỀN và cũng KHÔNG CÓ LÝ DO để can thiệp vào chuyện nội bộ của họ, chứ đừng nói là "đưa quân giải phóng Myanmar".
Nhiều người Myanmar quay ra chửi bới các nước bày tỏ thái độ trung lập như Việt Nam hay Singapore đơn giản vì họ thất vọng, không có cách nào để giải tỏa bức bối khi vẫn đang trông chờ vào sự giúp đỡ từ nước ngoài. Chúng ta nên coi đó là sự bất lực, cũng là bài học về huy động nội lực thay vì trông chờ vào những yếu tố từ bên ngoài.
Việt Nam vẫn luôn đề cao hòa bình, ổn định và thịnh vượng để Myanmar phát triển kinh tế, chúng ta không đòi hỏi hay ra lệnh cho họ phải làm thế này thế kia. Mọi câu từ trong những thông cáo ngoại giao đều phải được suy tính kỹ, chứ không phải vui mồm thốt lên vài câu là xong.
Những tuyên bố của Bộ Ngoại giao cho thấy chúng ta quan ngại với tình hình bạo lực nói chung và kêu gọi các bên giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình, chứ không thể hiện ủng hộ bất kỳ bên nào trong khủng hoảng tại Myanmar.
Thông báo chiều nay về việc yêu cầu Myanmar bảo đảm an toàn tính mạng, quyền lợi chính đáng của người dân và doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar là biện pháp bảo hộ cần thiết, chứ không phải động thái dọa nạt hay dằn mặt ai. Đó là lý do bà con bên đó vẫn nên cẩn trọng, tuân thủ những quy tắc của chính quyền sở tại và khuyến cáo của đại sứ quán cùng Bộ Ngoại giao.
Đùa đùa kiểu tư tưởng bành trướng khắp Đông Nam Á thì vui, nhưng nói dai dễ thành nói dại, cái gì quá cũng không tốt. Vì vậy hãy bỏ ngay tư tưởng động tí là đòi "giải phóng Myanmar" hay cổ vũ bạo lực, điều đó không hay ho chút nào.