KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn hành vi vi cấm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hành vi vi cấm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018

LUẬT AN NINH MẠNG CHÍNH THỨC CÓ HIỆU LỰC, NỖI LO SỢ CỦA ĐÁM DÂN CHỦ.

Hôm nay 01/01/2019, Luật An ninh mạng sẽ bắt đầu có hiệu lực điều chỉnh hoạt động của mọi tổ chức, cá nhân trên không gian mạng. Trước sự kiện này, các đối tượng “dân chủ” vẫn tiếp tục “cố đấm ăn xôi” xuyên tạc về việc luật này được thực thi trong thực tiễn đời sống. Điều này cũng rất dễ hiểu, bởi số này đang lo sợ những hoạt động xuyên tạc sự thật, tung tin bịa đặt hay kích động trên mạng lâu nay sẽ bị xử lý theo quy định của Luật An ninh mạng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

LUẬT AN NINH MẠNG CHÍNH THỨC CÓ HIỆU LỰC, NỖI LO SỢ CỦA ĐÁM DÂN CHỦ.

Sự cần thiết và ý nghĩa của Luật An ninh mạng đã bị đám “dân chủ” xuyên tạc với nhiều luận điệu như: Luật An ninh mạng tước đoạt quyền tự do riêng tư, tự do sử dụng internet và tự do ngôn luận hay đây là đạo luật sao chép của Trung Quốc, rồi Luật An ninh mạng sẽ kìm hãm sự phát triển của đất nước… Các luận điệu này là hoàn toàn sai sự thật, hết sức trắng trợn và không có căn cứ, cơ sở.
Trong luật An ninh mạng hoàn toàn không có nội dung nào cấm đoán quyền tự do ngôn luận, tự do sử dụng Internet của các tổ chức,cá nhân mà chỉ điều chỉnh để các hoạt động diễn ra trên không gian mạng tuân thủ đúng pháp luật, không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Điều này là hết sức cần thiết trong bối cảnh các nguy cơ xảy ra từ không gian mạng ngày càng tăng.
Ở nhiều quốc gia phát triển hàng đầu như Mỹ, Nga hay các nước Tây Âu cũng đều có luật liên quan đến an ninh mạng. Điều này cho thấy việc Việt Nam ban hành và thực thi Luật An ninh mạng là phù hợp với xu thế, thực tiễn đang diễn ra trên thế giới. Lạ thay, các luật liên quan đến an ninh mạng của các nước trên thế giới lại không bị các đối tượng “dân chủ” xem là ngăn cản quyền tự do ngôn luận, tự do internet... Qua đó để thấy rằng, các đối tượng “dân chủ” này đang lo ngại về những chế tài xử lý đối với hoạt động xuyên tạc, tung tin bịa đặt, vu khống mà chúng vẫn thực hiện lâu nay trên không gian mạng.

Mời các bạn nghiên cứu toàn văn Luật An ninh mạng tại đây.

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018

Cư dân mạng cần lưu ý những gì khi sử dụng MXH từ năm 2019

Ngày 01/01/2019 tới đây, Luật An ninh mạng 2018 sẽ chính thức có hiệu lực. Vậy người dùng mạng xã hội cần lưu ý gì khi Luật An ninh mạng có hiệu lực?

Cư dân mạng cần lưu ý những gì khi sử dụng MXH từ năm 2019

 1. Lưu ý các hành vi bị cấm trên mạng
Luật An ninh mạng 2018 dành riêng Điều 8 để quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trên môi trường mạng. Theo đó, người dùng mạng xã hội nói riêng và người sử dụng mạng internet nói chung cần lưu ý không vi phạm các hành vi sau:
- Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
- Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;
- Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng;
- Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

2. Không đưa lên mạng xã hội bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
Điểm d, Khoản 1, Điều 17 của Luật An ninh mạng chỉ rõ, một trong những hành vi vi phạm trên không gian mạng là đưa lên mạng những thông tin thuộc bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trái quy định của pháp luật.
Các hành vi vi phạm này sẽ được cơ quan chủ quản hệ thống thông tin triển khai các biện pháp kỹ thuật để phát hiện, ngăn chặn và kịp thời gỡ bỏ thông tin. Do đó, người dùng mạng xã hội cũng cần lưu ý thêm thông tin này khi đăng tải các bài viết, hình ảnh.

3. Đăng tải thông tin vi phạm phải gỡ bỏ ngay khi có yêu cầu
Theo Khoản 9, Điều 16 của Luật An ninh mạng 2018 quy định, tổ chức, cá nhân soạn thảo, đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung vi phạm phải gỡ bỏ thông tin khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và chịu trách nhiệm theo quy định.
Tương tự, doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng phải xóa bỏ thông tin vi phạm chậm nhất là 24 giờ, kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách.

4. Đảm bảo đời sống riêng tư của trẻ em trên mạng xã hội
Điều 29 của Luật này quy định về việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Theo đó, trẻ em có quyền được giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng.
Người tham gia mạng xã hội nói chung và cha, mẹ trẻ em nói riêng cần phải đảm bảo quyền nêu trên của trẻ em, ngăn chặn các thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em.
Trước đó, Luật Trẻ em 2016 cũng quy định việc công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em phải được sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em; nếu trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải được sự đồng ý của trẻ.