KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2019

QUỐC HỘI, NGƯỜI ĐẠI DIỆN CHÂN CHÍNH CHO Ý CHÍ VÀ NGUYỆN VỌNG CỦA NHÂN DÂN

Một số trang mạng và tài khoản cá nhân trên internet đang có những bình luận xấu độc về hoạt động của Quốc hội Việt Nam. Họ cho rằng đây là Quốc hội của Đảng chứ không phải của nhân dân vì có tới hơn 90% đại biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

QUỐC HỘI, NGƯỜI ĐẠI DIỆN CHÂN CHÍNH CHO Ý CHÍ VÀ NGUYỆN VỌNG CỦA NHÂN DÂN
Quốc hội, người đại diện chân chính cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
Thể chế bầu cử của Việt Nam là “Đảng chọn dân bầu”… Vậy vì sao các thế lực thù địch, những người tự gọi là “người bất đồng chính kiến” lại tung ra những luận điệu đó? Qua bài viết này, chúng tôi xin góp phần giải đáp những vấn đề trên.
Xuyên suốt các Hiến pháp của Việt Nam từ Hiến pháp 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đến Hiến pháp 2013 của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam đều quy định: Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) được bầu cử theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, hội đồng nhân dân (HĐND) và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.
Điều 69, Hiến pháp 2013 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”. Về quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước là “có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Khoản 3, Điều 2 - Chế độ chính trị).
Hiến pháp 2013 quy định về bầu cử như sau: Việc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND. ĐBQH là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước.
Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND quy định: Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu ĐBQH và bỏ một phiếu bầu đại biểu HĐND tương ứng với mỗi cấp. Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu. Luật cũng quy định: Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì tổ bầu cử sẽ mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu và thực hiện bầu cử. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri.
Những quy định về bầu cử của pháp luật Việt Nam là tiên tiến, công bằng và bình đẳng nhất. Ở một số quốc gia, như Hoa Kỳ chẳng hạn, việc bầu cử nguyên thủ (tổng thống và phó tổng thống) do các Đại cử tri (Elector) của các bang chứ không phải do dân bầu trực tiếp. Trước đó ở mỗi bang sẽ cử ra một số đại cử tri bằng đúng tổng số Thượng nghị sĩ và Hạ nghị sĩ của bang. Như vậy chỉ có phiếu của đại cử tri mới quyết định chức vụ nguyên thủ.
Theo báo cáo của Hội đồng Bầu cử quốc gia, cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV, năm 2016 như sau: Tổng số cử tri đủ điều kiện bầu cử là 67.485.482 người, trong đó số cử tri đã tham gia bỏ phiếu là 67.049.091 người, đạt tỷ lệ 99,35%. Cơ cấu (kết hợp) như sau: Đại biểu là người dân tộc thiểu số: 86 người (đạt 17,30%); phụ nữ: 133 người (đạt 26,80%); đại biểu là người ngoài Đảng có 21 người (đạt 4,20%)… Như vậy có thể nói cuộc bầu cử ĐBQH được nhân dân ta đặc biệt quan tâm; cơ cấu đại biểu toàn diện bao gồm cả người ngoài Đảng; các cơ quan chức năng chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc nhằm bảo đảm kết quả đúng với đánh giá của cử tri.
Tỷ lệ đại biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam cao chỉ chứng tỏ là uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam rất cao trong nhân dân Việt Nam. Và do đó, việc những người ngoài Đảng ứng cử, nhưng không trúng cử cũng là điều dễ hiểu. Còn nhớ, trong cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV, một tiến sĩ khoa học từng có nhiều bài viết trên mạng “phản biện” chế độ xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, được nhiều “người bất đồng chính kiến” đề cao nên tự tin tự ứng cử. Song hội nghị cử tri (theo luật định) tại địa phương đã bỏ phiếu với kết quả 6/75. Kết cục ứng cử viên này đã bị loại.
Hoạt động lập pháp của Quốc hội Việt Nam trong thời gian qua, nhất là từ sau Hiến pháp 2013 có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp tiến hành. Về nội dung, pháp luật Việt Nam ngày nay không thể “sao chép” theo tư duy cũ mà phải bảo đảm đúng với quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và tinh thần Hiến pháp 2013, trong đó bảo đảm các nguyên tắc: Pháp luật là tối thượng; kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thực tế xã hội-tâm tư nguyện vọng của nhân dân và bảo đảm quyền con người. Hoạt động lập pháp ngày nay cũng phải kịp thời thể chế hóa nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoạt động lập pháp cũng gắn liền với đổi mới tổ chức, hoạt động của Chính phủ và chính quyền địa phương cũng như các cơ quan tư pháp. Một trong những đổi mới của Quốc hội khóa XIV là tăng số lượng đại biểu chuyên trách. Trong hoàn cảnh của Việt Nam, theo Luật Tổ chức Quốc hội (có hiệu lực từ ngày 01/01/2016), ĐBQH gồm: Đại biểu chuyên trách và đại biểu kiêm nhiệm. Đại biểu chuyên trách dành toàn bộ thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình; đại biểu kiêm nhiệm dành 30% thời gian cho hoạt động của Quốc hội. Theo đó, cơ cấu Quốc hội khóa XIV có 114 đại biểu chuyên trách Trung ương (thuộc các cơ quan của Quốc hội) và 67 đại biểu chuyên trách địa phương, còn lại là đại biểu kiêm nhiệm.
Giám sát đang là một hoạt động được tăng cường, nhất là trong khóa XIV. Hoạt động giám sát hiện nay tập trung vào việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo, tình trạng ô nhiễm môi trường, quản lý đất đai…  Tại Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội đã biểu quyết, năm 2020 thực hiện giám sát chuyên đề “Thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”. Đây là một trong những vấn đề mà cử tri đang bức xúc.
Sinh hoạt của Quốc hội Việt Nam đã và đang đổi mới theo hướng dân chủ-thẳng thắn; phản ánh sát, cập nhật những vấn đề-kể cả vụ việc đang diễn ra mà cử tri quan tâm. Ví dụ, tại Kỳ họp thứ bảy, trước khi thông qua dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia các ĐBQH đã có cuộc trao đổi rất cởi mở về việc có nên quy định cấm người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông hay không? Kết quả quy định này đã được thông qua với 374/446 (chiếm 77,27% tổng số đại biểu).
Sở dĩ các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội tập trung công kích Quốc hội Việt Nam thật không có gì khó hiểu. Đây là thủ đoạn nằm trong chiến lược chống phá Việt Nam toàn diện - từ vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đến toàn bộ hệ thống chính trị các cấp. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, thực hiện âm mưu xuyên tạc, bôi nhọ cơ quan này, các thế lực thù địch hy vọng sẽ làm giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ xã hội, dần dần tiến tới chuyển hóa chế độ XHCN ở Việt Nam.
BẮC HÀ

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2018

NÓI DÀI, NÓI DAI… NÓI DẠI

“Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”. Biết sai mà nhận, sai thì sửa sai chứ không phải lấp liếm cái sai cho qua chuyện.

Ông Lưu Bình Nhưỡng đang nói gì?

Thẳng thắn phê bình, nói ra cái xấu không phải là đi ngược lại lợi ích tập thể, của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, chỉ ra cái sai “khủng khiếp” của người khác bằng chính cái sai “khủng khiếp” của bản thân thì không chấp nhận được.

Sau khi nghe ông Lưu Bình Nhưỡng phát biểu về số liệu sai phạm của cơ quan kiểm sát, lực lượng Công an tôi thật sự bất ngờ và khẳng định tỷ lệ % những số liệu ông đưa ra đó hoàn toàn không đúng.

Trước đòi hỏi dẫn nguồn về số liệu mà mình đã đưa ra, ông Lưu Bình Nhưỡng nói tránh trớ rằng đó là các số liệu tại Phụ lục báo cáo có đóng dấu “Mật” số hiệu 158 đính kèm báo cáo số 495/BC-CP và nói cứng rằng “tôi dựa trên cơ sở báo cáo này và tất cả các thứ tôi đã ngồi tính toán chi li từng số phần trăm ở đây.

NÓI DÀI, NÓI DAI… NÓI DẠI
Ảnh chụp từ facebook được cho là của ông Lưu Bình Nhưỡng
Đúng là Ngành Công an còn sai phạm, nhưng ai sai? Sai như thế nào? Và sai đến đâu thì đã bị xử lý theo quy định. Còn việc ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng đại diện cho nhân dân phát biểu trước nghị trường Quốc hội, trước đồng bào cử tri cả nước mà nói Ngành Công an tỷ lệ điều tra sai phạm rất “khủng khiếp”. Trong khi những Đại biểu khác không tán thành và cũng có những phát biểu phản hồi là số liệu mà ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng đã đưa ra là không có (những con số ấy chỉ một mình ĐBQH tự có và tự tính).

Ông Lưu Bình Nhưỡng cũng biết, lực lượng Công an là ngành đầu tiên tái cơ cấu lại bộ máy tổ chức, đấu tranh quyết liệt, xử lý không có vùng cấm với những sai phạm đặc biệt nghiêm trọng của các tướng lĩnh, lãnh đạo từ cấp Bộ đến CBCS, điều đó đau xót lắm chứ, mất uy tín, danh dự lắm chứ. Nhưng để có một bộ máy trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với sự tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân thì phải cương quyết làm.

Đã là đại biểu Quốc hội, mọi lời nói của ông Lưu Bình Nhưỡng phải thực sự cân nhắc, đằng này câu phát biểu vô căn cứ của ông làm rúng động dư luận, làm bàng hoàng nghị trường, gây bức xúc trong các đại biểu lực lượng Công an và các cử tri trong lực lượng. Chắc hẳn trong những ngày qua ông Lưu Bình Nhưỡng đã nhận được những quan điểm trái chiều, không đồng tình của dư luận, cũng có những ý kiến ủng hộ ông.

Trong nội dung bài thanh minh của ông ở trên trang Facebook cá nhân, ông đã thực sự không quan tâm và nói về số liệu mình đưa ra là đúng hay sai mà chỉ chăm chăm nói về sai phạm nghiêm trọng của lực lượng Công an. Đó là sự đánh đồng cả một hệ thống, một lực lượng. Nếu số liệu khủng khiếp như ông đưa ra mà là sự thật thì tôi nghĩ xã hội này loạn lâu rồi, đâu có được môi trường sống ổn định, xã hội kỷ cương, đất nước phát triển như hiện nay.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Lưu Bình Nhưỡng có những phát ngôn sai trái chiều như vậy trên nghị trường Quốc hội. Còn nhớ, khi tình hình vụ việc ở Đồng Tâm, Mỹ Đức còn đang rất nóng, tại kỳ họp thứ tư của Quốc hội khóa XIV, ông Lưu Bình Nhưỡng đã trắng trợn phát ngôn rằng: “Vì lực lượng Công an đến đàn áp bằng vũ lực nên bà con nhân dân mới chống lại và bắt giữ Cảnh sát cơ động”. Quả là một sự bịa đặt hoang đường. Trên thực tế là trong suốt quá trình giải quyết sự cố đất đai Đồng Tâm, lực lượng Cảnh sát cơ động và các lực lượng chức năng khác đã không hề có bất cứ một hành động sử dụng vũ lực nào đối với bà con nhân dân Đồng Tâm mà chỉ có một số kẻ quá khích đã sử dụng vũ lực tấn công Cảnh sát Cơ động và các lực lượng chức năng.

Sau vụ “phát biểu lộn xộn” này, ông Lưu Bình Nhưỡng đã phải xin lỗi. Những tưởng ông ta đã rút kinh nghiệm sâu sắc hơn để cẩn trọng khi phát ngôn thì diễn biến vừa qua cho thấy ông ta lại chứng nào tật nấy. Ông Lưu Bình Nhưỡng đang nợ cả nước, nợ ngành Kiểm sát, Công an một lời xin lỗi chứ không phải lời bao biện.

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2018

HỌ ĐÃ TỰ LOẠI MÌNH KHỎI ĐỘI NGŨ

Sống ở nước ngoài nhưng hằng ngày tôi vẫn luôn luôn quan tâm tới tình hình trong nước, hầu như tôi không bỏ qua những thông tin nào liên quan đến con người và Tổ quốc Việt Nam, vì ở đó tôi còn anh em, họ hàng và những người bạn thân thiết từ thuở ấu thơ. Cái khó đối với một người sống xa Tổ quốc là luôn phải biết phân biệt thông tin đúng sự thật với thông tin không đúng sự thật, thông tin bị thổi phồng phục vụ ý đồ xấu. Mà trên internet lúc nào cũng tràn ngập thông tin, tin lành mạnh cũng nhiều, và tin không lành mạnh cũng lắm. Gần đây, tôi chú ý tới thông tin được mấy hãng truyền thông ở nước ngoài và một số trang mạng, blog đua nhau nhắc đi nhắc lại rồi bình luận, phỏng vấn với nội dung tiêu cực. Ðó là tin vài cá nhân tuyên bố ra khỏi Ðảng Cộng sản Việt Nam, cả đơn từ của họ cũng được đưa trên internet. Tôi ngạc nhiên vì biết đó là điều hết sức bình thường với mọi đảng chính trị, không có gì là mới mẻ, đặc biệt. Vậy tại sao họ lại làm rùm beng như thế? Tin tức, bình luận của họ và mấy người hùa theo rất giật gân. 
 
HỌ ĐÃ TỰ LOẠI MÌNH KHỎI ĐỘI NGŨ

Tuy không phải là đảng viên Ðảng Cộng sản Việt Nam, nhưng trong thời kỳ trước khi di cư hợp pháp sang châu Âu vì lý do gia đình, tôi tham gia Ðoàn Thanh niên Lao động Việt Nam - nay là Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Qua bạn bè được kết nạp Ðảng, tôi biết thường là tổ chức Ðoàn, Công đoàn cơ sở hoặc đoàn thể giới thiệu thành viên gương mẫu về mọi mặt với Ðảng. Nếu được đồng ý, người đó sẽ dự khóa bồi dưỡng đối tượng Ðảng về lý luận, nghiên cứu Ðiều lệ Ðảng, rồi làm đơn, được đảng viên chính thức giới thiệu. Tại lễ kết nạp, đảng viên mới tuyên thệ suốt đời trung thành với Ðảng và sự nghiệp của Ðảng... Ðó là quy trình nghiêm ngặt, đâu phải làm đơn khoe khoang tôi giỏi lắm là sẽ được kết nạp! Hồi còn học cấp 3, trường tôi có một số học sinh được kết nạp vào Ðảng. Họ là học sinh gương mẫu, có thành tích xuất sắc trong học tập và tu dưỡng đạo đức, tích cực tham gia công việc của trường, xã hội. Ở chiến trường Quảng Trị, một số chiến sĩ trong trung đội của tôi được kết nạp ngay tại mặt trận. Họ là những người dũng cảm, gương mẫu, lập thành tích cao. Cần nhấn mạnh là mọi người đều tình nguyện, không bị ép buộc. Với người Việt Nam, được kết nạp vào Ðảng Cộng sản Việt Nam là một vinh dự. Trở thành đảng viên, họ xác định sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ trong bất kỳ tình huống nào. Một người tin tưởng vào lý tưởng của Ðảng, và vào Ðảng không vì mục đích vụ lợi, sẽ không bao giờ rời hàng ngũ của Ðảng, ngay cả trong giây phút nguy hiểm nhất. Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn dân đấu tranh giành lại độc lập dân tộc, đã chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ, đạt được các thành tựu trong thời kỳ đổi mới là do có hàng triệu đảng viên mang phẩm chất như vậy. Một người nào đó bị khai trừ khỏi Ðảng sẽ thấy xấu hổ với gia đình, bạn bè, người quen, không "vạch áo cho người xem lưng" và thường phải giấu giếm. Nên điều tôi chú ý là tại sao một số người xin ra khỏi Ðảng lại khoe việc này trên internet như một "thành tích"?
Nhân nói đến việc gia nhập hoặc ra khỏi một đảng chính trị nào đó, xin dẫn lại một số số liệu. Ở phương Tây, một trong những điều lo ngại của các đảng chính trị là quá trình "lão hóa" đảng viên, đó là khi số đảng viên lớn tuổi ngày càng nhiều thêm, rồi số đảng viên bị khai trừ hay rời bỏ hàng ngũ tăng lên, mà đảng viên mới gia nhập không đủ để bù đắp về số lượng. Ở CHLB Ðức, một thí dụ về sự thăng trầm số lượng đảng viên là đảng Cơ đốc giáo Ðức (CDU) hiện nay do bà Thủ tướng A.Merkel làm Chủ tịch. Trong đợt bầu cử Quốc hội CHLB Ðức hôm 22/9/2013, đảng này thu thắng lợi rất lớn. So với các đảng khác, CDU có được số phiếu cử tri nhiều nhất để thành lập chính phủ liên minh với đảng Dân chủ xã hội Ðức (SPD), đảng Liên minh xã hội Cơ đốc giáo (CSU). Nhưng trong 12 tháng vừa qua CDU lại mất 8.000 đảng viên. Thời hoàng kim về số lượng đảng viên của CDU là hồi đầu những năm 90 thế kỷ trước. Lúc đó CDU có tới 750.000 đảng viên, cuối năm 2008 còn 530.755, tháng 5/2011 còn 499.646 đảng viên; hiện nay CDU có 468.329 đảng viên. Dù mấy năm qua CDU sút kém về số lượng đảng viên (281.671 người) nhưng không ai nói đảng này đang tan rã. Vừa qua, vì tranh luận liên quan tới việc chọn đảng viên của CDU làm ứng cử viên bầu vào Quốc hội CHLB Ðức, một đảng viên quan trọng của CDU đã bỏ đảng, đó là ông Siegfried Kauder. Từ tháng 11/2009 tới tháng 10/2013, ông là Chủ tịch Ủy ban Tư pháp của Quốc hội CHLB Ðức. Ai quan tâm đến chính trị, đều biết ông là em trai một chính trị gia nổi tiếng của CDU - ông Volker Kauder. Ông Volker Kauder là đại biểu Quốc hội CHLB Ðức từ năm 1990, từ năm 2005 đến nay ông là Chủ tịch khối CDU/CSU trong Quốc hội CHLB Ðức. Tuy là anh em ruột, song trong quá trình hoạt động chính trị, họ lại không tìm được một con đường chung để phấn đấu vì sự nghiệp của cùng một đảng.
Ðảng lớn nhất ở CHLB Ðức là đảng Dân chủ xã hội Ðức (SPD) cũng không tránh khỏi tình trạng suy giảm số lượng đảng viên. Năm 1977, đảng này có tới một triệu đảng viên, nhưng sang những năm 80 của thế kỷ trước còn 900.000 đảng viên. Trong những năm sau đó, SPD mất tới 400.000 đảng viên. Tháng 11/2013, SPD chỉ còn 474.820 đảng viên. Vừa qua, vì bất đồng quan điểm mà một nhân vật chủ chốt của đảng này đã rời khỏi đảng, đó là ông Wolfgang Clement. Từ năm 1998 đến năm 2002, ông là Thủ hiến tiểu bang Nodrhein-Westfalen có số dân đông nhất với 17,6 triệu người, rồi làm Bộ trưởng Liên bang phụ trách kinh tế và việc làm (nhiệm kỳ từ năm 2002 đến năm 2005). Một trong các điểm ông tranh cãi gay gắt với đảng của mình là SPD muốn đưa ra quy định pháp lý về mức lương tối thiểu cho người lao động. Tuy thuộc vào nhóm thiểu số, nhưng ông không chấp nhận ý kiến của đa số đảng viên. Có một điều thú vị là quy định về mức lương tối thiểu cho người lao động không những đã được thông qua trong nghị quyết của SPD, mà còn được ghi vào thỏa thuận mới đây giữa SPD và CDU, CSU để thành lập Chính phủ liên minh.
Ở quốc gia khác của châu Âu, thí dụ Vương quốc Anh, đảng cầm quyền hiện nay là Ðảng Bảo thủ, thành lập năm 1834, cũng có sự sụt giảm về số lượng đảng viên. Năm 1980, đảng này có 400.000 đảng viên, nhưng đến năm 2012 còn 130.000 đảng viên. Tuy giảm tới hai phần ba đảng viên, nhưng không có ai, kể cả phe đối lập ở Anh, cho rằng là Ðảng Bảo thủ đang tan rã. Một sự kiện mới đây ở Hoa Kỳ đã làm Tổng thống Obama và Ðảng Dân chủ phải đau đầu là việc do bất đồng với chính sách của Nhà Trắng, Hạ nghị sĩ thuộc Ðảng Dân chủ Parker Griffith đã rời bỏ hàng ngũ và gia nhập Ðảng Cộng hòa. Griffith ở nhóm bảy người của Ðảng Dân chủ tại Hạ nghị viện Hoa Kỳ không chỉ phản đối chính sách y tế, mà còn bỏ phiếu chống biện pháp kích thích kinh tế của Tổng thống Obama, chống dự luật thay đổi khí hậu mà Chủ tịch Hạ viện thuộc Ðảng Dân chủ Nancy Pelosi nhiệt tình xúc tiến. Nhưng với người dân Hoa Kỳ thì sự kiện này cũng rất bình thường.
Ở các nước kể trên, dư luận chỉ biết số đảng viên ra hoặc vào một đảng nào đó sau khi lãnh đạo đảng công bố, còn thông thường chỉ người đó và cơ sở người đó sinh hoạt mới biết, không ai làm đơn ra đảng hoặc vào đảng rồi đưa lên internet để quảng cáo. Riêng đảng viên giữ trọng trách của một đảng hay đảng viên là dân biểu của một đảng thì khi ra khỏi đảng sẽ công bố cho dân chúng, cử tri, để họ nắm bắt được xu hướng chính trị mới của người này, như các ông Wolfgang Clement, Parker Griffith đã nhắc tới ở trên. Chỉ với các đảng viên vào hàng "đặc biệt" như họ, báo chí, truyền hình mới đưa tin, phỏng vấn, chủ yếu giúp công chúng sáng tỏ vấn đề, không phải để tôn vinh người xin ra đảng, cũng không phải từ đó tung tin đảng này, đảng khác tan rã đến nơi! Với đảng viên bình thường thì báo chí, truyền hình hầu như không quan tâm. Do đó, việc các cơ quan truyền thông như BBC, VOA, RFI,... quan tâm tới vài ba người xin ra khỏi Ðảng Cộng sản Việt Nam là rất không bình thường, chắc chắn họ có mục đích riêng thiếu thiện chí.
Thời gian trước, tôi có đọc một số bài, nghe mấy người gần đây xin ra Ðảng trả lời phỏng vấn của BBC, RFA, VOA... Lúc đó tôi cứ ngỡ họ không phải đảng viên Ðảng Cộng sản Việt Nam, bởi nếu là đảng viên Ðảng Cộng sản Việt Nam thì không ai viết như thế, nói như thế. Hóa ra không phải. Nên tôi nghĩ chẳng cần làm đơn, họ cũng đã không còn là đảng viên rồi. Việc họ và một số người làm ầm ĩ chỉ để "ghi điểm" với ai đó, hoặc họ cố tình làm rùm beng để làm ảnh hưởng tới uy tín của Ðảng Cộng sản Việt Nam mà thôi. Với bất cứ đảng chính trị nào cũng vậy, chất lượng đảng viên, số lượng đảng viên luôn là mối quan tâm hàng đầu. Nhưng theo tôi, chất lượng đảng viên vẫn là yếu tố quan trọng hơn, vì đường lối và vai trò tổ chức, lãnh đạo của đảng, tác động và ảnh hưởng của đảng với xã hội trước hết phụ thuộc vào sự tín nhiệm của nhân dân đối với từng đảng viên. Vì thế, có thể nói mấy người làm rùm beng chuyện xin ra khỏi Ðảng đã tự đào thải mình, tự loại mình khỏi đội ngũ những người cộng sản chân chính./.

HỒ NGỌC THẮNG (CHLB Ðức)