KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn xã hội dân sự. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn xã hội dân sự. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

THỦ ĐOẠN THÂM ĐỘC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRONG LỢI DỤNG TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ.

Những năm qua, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng một số “tổ chức xã hội dân sự” chống phá Việt Nam tập trung vào các hướng sau đây:
- Thực hiện xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam;
- Tác động chuyển hóa, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng;
- Tập hợp lực lượng, sử dụng bạo động dân sự, bạo lực quần chúng để thay đổi chế độ như chúng đã thực hiện thành công, từ “phong trào công đoàn đoàn kết” ở Ba Lan những năm 1989 - 1990 cho đến các cuộc “Cách mạng sắc màu” ở Trung Đông và Bắc Phi thời gian qua.

THỦ ĐOẠN THÂM ĐỘC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRONG LỢI DỤNG TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ.

Phương châm thực hiện của chúng là “3 tại chỗ”:
+ Mâu thuẫn tại chỗ
+ Nguồn lực tại chỗ
+ Giải quyết tại chỗ
Những thủ đoạn chính của các thế lực thù địch, phản động:
Thứ nhất, tuyên truyền, quảng bá xã hội dân sự vào xã hội Việt Nam. Tác động gây sức ép để Việt Nam công nhận vai trò, hoạt động của xã hội dân sự và “tổ chức xã hội dân sự” ở Việt Nam. Triệt để khai thác tính đa dạng về thành phần, mục tiêu thành lập, lợi ích của tổ chức và các thành viên để tập hợp lực lượng, đặc biệt là các đối tượng bất đồng hoặc đa nguyên về tư tưởng, chính kiến.
Thứ hai, tuyệt đối hóa, tối đa hóa tính độc lập của các “tổ chức xã hội dân sự” để thúc đẩy xu hướng thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hình thành các lực lượng đối lập, tổ chức chính trị đối lập. Từng bước hướng lái hoạt động của các “tổ chức xã hội dân sự” (đã hình thành hoặc chuẩn bị hình thành) vào các khuynh hướng tư tưởng chính trị khác nhau, từ đa nguyên về tư tưởng, dẫn tới đa nguyên về chính trị và mục đích cuối cùng là đối lập về tư tưởng chính trị.
Một số “tổ chức xã hội dân sự” mang tính giai cấp rõ rệt. Những người sáng lập không đứng trên lập trường của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Thay vì đặt mục tiêu hoạt động nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, họ đã hướng lái tổ chức phục vụ cho lợi ích của một số tầng lớp, một nhóm người, đối lập với lợi ích của dân tộc, quốc gia. Vì vậy, họ luôn tìm cách tách hoạt động của tổ chức khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và các cơ quan chức năng. “Tổ chức xã hội dân sự” của họ chỉ là vỏ bọc, thực chất đó là những tổ chức mang màu sắc chính trị, ẩn chứa trong mục đích thành lập và hoạt động là động cơ và mục đích chính trị. Về lâu dài, đây sẽ là mặt trận đấu tranh giai cấp trên mọi phương diện: chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế.
Thứ ba, tối đa hóa vai trò tham gia quản lý nhà nước của các “tổ chức xã hội dân sự”, đề cao và nhấn mạnh vai trò “phản biện xã hội” của các “tổ chức xã hội dân sự” để làm suy giảm niềm tin của nhân dân, khuyếch tán, gia tăng bức xúc trong xã hội. Từ đó, chúng đẩy mạnh từ “phản biện xã hội” lên “phản ứng”, đến “phản đối”, rồi chuyển thành “phản kháng”, chống lại mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Đây cũng là thủ đoạn cơ bản mà các thế lực thù địch, phản động, dưới danh nghĩa ủng hộ quan điểm mở rộng dân chủ ở cơ sở, đảm bảo quyền con người để tuyên truyền, vận động có thêm lực lượng, tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng, các tổ chức phi chính phủ tham gia, từng bước hình thành các “phong trào”, “mặt trận” dân chủ, trở thành lực lượng đối trọng, đối lập với Đảng và Nhà nước ta trong tương lai. Họ triệt để lợi dụng những sai sót, yếu kém trong phát triển kinh tế - xã hội, những chủ trương, chính sách chưa hợp lòng dân, các vấn đề phức tạp nổi lên về an ninh, trật tự để phê phán đường lối của Đảng, đổ lỗi, quy kết trách nhiệm cho Đảng ta trong các vấn đề hạn chế, tồn tại của đất nước, nhất là trong phát triển kinh tế - xã hội, quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế, trong bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo… Một số tổ chức thông qua hoạt động nghiên cứu, phản biện, tư vấn để truyền bá quan điểm, tư tưởng sai trái, phê phán đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phủ nhận thành quả cách mạng, yêu cầu Đảng ta từ bỏ vai trò lãnh đạo.
Thứ tư, thúc đẩy xã hội dân sự hình thành ở Việt Nam và sử dụng các “tổ chức xã hội dân sự” từng bước tác động, chuyển hóa/thay đổi chế độ ở Việt Nam. Các thế lực thù địch lợi dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” để hướng lái “tổ chức xã hội dân sự” vào các hoạt động trái với tôn chỉ, mục đích, đi theo mục tiêu chính trị, đề cao các “giá trị” tự do, dân chủ, nhân quyền của phương Tây. Chúng tìm cách tuyên truyền, tác động, lôi kéo một số trí thức, văn nghệ sĩ, học sinh, sinh viên, luật sư tham gia, mở rộng phạm vi, không gian hoạt động trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền; phụ họa và tiếp tay cho các thế lực bên ngoài chống phá Việt Nam. Một số người công khai viết, tán phát tài liệu, sách, sử dụng các trang mạng truyền bá những quan điểm, tư tưởng trái chiều, tạo diễn đàn đối lập với Đảng, Nhà nước. Nhiều bài viết, tài liệu công khai cổ vũ, đề cao mô hình “xã hội dân sự” kiểu phương Tây và yêu cầu, hô hào, tác động áp dụng mô hình này vào xã hội Việt Nam để mở rộng diễn đàn dân chủ, phát huy đa nguyên… Các thế lực thù địch còn tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động móc nối, tác động chuyển hóa các tổ chức xã hội đích thực ở Việt Nam, nhất là các hội, các tổ chức phi chính phủ, trở thành các “tổ chức xã hội dân sự” kiểu phương Tây, làm mất dần bản chất đích thực, vai trò quan trọng của các tổ chức xã hội hiện nay. Từ đó sẽ trực tiếp chi phối, khích lệ các hoạt động chống đối chế độ, đòi thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập ở nước ta.
Thứ năm, hỗ trợ các “tổ chức xã hội dân sự” hoạt động và nâng cao năng lực hoạt động. Các thế lực thù địch bên ngoài gia tăng các hoạt động móc nối, liên kết, hậu thuẫn, tài trợ cho những đối tượng “bất đồng chính kiến” trong nước, những người bất mãn trong một bộ phận văn nghệ sĩ, trí thức, luật sư… hoạt động theo khuynh hướng “độc lập”, hình thành “tổ chức xã hội dân sự” đối lập theo mô hình của phương Tây, các nước Đông Âu và Liên Xô trước khi sụp đổ, tan rã.
Chúng phát tán tài liệu, phổ biến kinh nghiệm biểu tình, lật đổ, tiến hành “cách mạng đường phố”, “cách mạng màu”, để cổ vũ, bồi dưỡng năng lực hoạt động cho lãnh đạo của các “tổ chức xã hội dân sự”.

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Nhà văn Nguyên Ngọc tuyên bố ra khỏi Đảng

Việc nhà văn Nguyên Ngọc tuyên bố ra khỏi Đảng được các trang mạng phản động, các đối tượng chống đối lan truyền rất nhiều ngày hôm qua. Và theo suy nghĩ của cá nhân tôi, việc này nhiều khả năng là sự thật vì tôi đã biết những vấn đề liên quan đến ông Nguyên Ngọc từ lâu và cũng đã sớm dự đoán hành động này từ lâu.

Nhà văn Nguyên Ngọc tuyên bố ra khỏi Đảng

Nguyên Ngọc là một nhà văn nổi tiếng, được nhiều người biết đến với tác phẩm "Đất nước đứng lên" với các nhân vật cụ Mết, anh Tnú, em Dít,... đã đi vào tâm trí của bao người. Nhưng có điều nhiều người chưa biết đó là từ một nhà văn chuyên viết về các đề tài anh hùng cách mạng, ca ngợi cuộc kháng chiến của dân tộc, trong những năm 90 của thế kỷ trước, khi đất nước đang rất khó khăn, nhà văn Nguyên Ngọc đã có những thay đổi trong tư tưởng, hướng tới "tự do phương Tây""xã hội dân sự" mà đỉnh điểm nhất là đứng ra vận động thành lập Văn đoàn độc lập - một tổ chức theo khuynh hướng một tổ chức xã hội dân sự được nhiều tổ chức phương Tây tài trợ. Từ lâu, cùng với nhiều văn nghệ sỹ khác như Nguyễn Duy, Nguyễn Xuân Diện... Nguyên Ngọc đã nhiều lần phê phán sự lãnh đạo của Đảng, yêu cầu thoát ly văn học, nghệ thuật ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng.
Tôi nghĩ, chẳng phải đến khi UBKT kỷ luật Chu Hảo, nhà văn Nguyên Ngọc mới xin ra khỏi Đảng mà đã từ lâu, ông ta đã tự đặt mình ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, hành động đi ngược lại với lợi ích của Đảng, vi phạm những điều Đảng viên không được làm. Việc tuyên bố rùm beng này được đưa ra chỉ nhằm thu hút sự chú ý dư luận, khi kẻ cùng hội cùng thuyền với ông ta, Chu Hảo bị kỷ luật.
Nhiều người cho rằng việc một nhà văn có tiếng xin ra khỏi Đảng sẽ ảnh hưởng tới uy tín của Đảng. Nhưng tôi cho rằng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ không mấy bận tâm vấn đề này bởi lẽ chúng ta đang đấu tranh với những Đảng viên "tự diễn biến, tự chuyển hóa" ngay trong Đảng. Chúng ta rất cần những người tài để xây dựng Đảng nhưng chúng ta không cần những kẻ thoái hóa, tự diễn biến, đi ngược lại với uy tín của Đảng.
Việc một Đảng viên "tự diễn biến" tự ra khỏi Đảng không phải là thất bại của Đảng, mà là sự thất bại đáng xấu hổ của chính Đảng viên đó, khi không giữ vững được tư tưởng, giữ vững được lời hứa trung thành với Đảng. Và khi thấy mình không xứng đáng là một đảng viên, tự ra khỏi hàng ngũ là điều nên làm. 

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2018

CẢNH GIÁC VỚI CHIÊU TRÒ CỔ VŨ CHO SỰ RA ĐỜI, HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ ĐỘC LẬP


Cho đến nay, khái niệm xã hội dân sự (XHDS) thường được hiểu theo hai nghĩa, đó là: (1) Một chế độ xã hội và (2) là tổ chức XHDS độc lập. Vậy, XHDS là gì? Tổ chức XHDS độc lập là gì? Vì sao các thế lực thù địch, những kẻ tự xưng là “người bất đồng chính kiến” lại đang cổ vũ cho sự ra đời, hoạt động của tổ chức XHDS độc lập; cho rằng “chỉ có XHDS độc lập mới bảo đảm được dân chủ và quyền con người”?

CẢNH GIÁC VỚI CHIÊU TRÒ CỔ VŨ CHO SỰ RA ĐỜI, HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ ĐỘC LẬP

Xã hội là quan hệ giữa người với người. Trong các chế độ nô lệ, phong kiến, quan hệ giữa người với người là quan hệ đẳng cấp, về chính trị, kinh tế luôn luôn bất bình đẳng. Xã hội dân sự (Civil society) chỉ ra đời sau khi có các cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Những cuộc cách mạng này đã lật đổ chế độ đẳng cấp đó, tuyên bố về quyền bình đẳng, về “quyền công dân” (tất nhiên đây chỉ là về mặt pháp lý, còn trên thực tế thì quyền bình đẳng thực sự chưa được bảo đảm). Giai cấp tư sản thống trị xã hội bằng quan hệ kinh tế, quan hệ giữa chủ với thợ và bằng thể chế chính trị của mình.
Tổ chức XHDS chính trị độc lập (còn gọi là các tổ chức “phi chính phủ”- non-governmental organization-NGOs) là những tổ chức tự nguyện, là liên minh, là sự tập hợp những người có chung những mục tiêu, lý tưởng, tự quản trong hoạt động và tự chịu trách nhiệm về tài chính.
Về mặt lịch sử, XHDS ra đời từ sau khi có Cách mạng Dân chủ tư sản Anh (1642-1689). Tuy nhiên, hai cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình là Cách mạng Pháp năm 1789, Cách mạng giành độc lập của Mỹ năm 1776 và Hiến pháp Mỹ năm 1787 mới là cơ sở bền vững cho XHDS và tổ chức XHDS độc lập.
Ở Việt Nam, các quyền công dân và quyền con người là thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Trong Tuyên ngôn Độc lập công bố trước quốc dân đồng bào ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn văn kiện "Tuyên ngôn độc lập" của Mỹ và "Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền"của Pháp, như là một sự kế thừa, phát triển những giá trị chung của nhân loại trong điều kiện của một nước thuộc địa. Đó là độc lập dân tộc (đưa đất nước thoát khỏi sự thống trị của chủ nghĩa thực dân) và quyền con người, quyền công dân. Các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013, tuy ngôn từ có khác nhau nhưng về bản chất xã hội Việt Nam là chế độ dân chủ, là chế độ tôn trọng và bảo đảm quyền công dân, quyền con người.
Trên phạm vi quốc tế, cơ sở chính trị, pháp lý của XHDS bắt nguồn từ những văn kiện quạn trọng nhất của cộng đồng quốc tế. Đó là Hiến chương Liên hợp quốc (United Nations Conference on International Organization, tại San Francisco, California, ngày 26/6/1945); tiếp đó là văn kiện “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người”, ngày 10/12/1948. Trong "Tuyên ngôn thế giới về quyền con người", quyền tự do hội họp và lập hội đã được quy định như sau: “Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa; không một ai có thể bị cưỡng bức gia nhập vào một đoàn thể” (Ðiều 20).
Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, những giá trị chung của nhân loại, trong đó có quyền con người với những giá trị nền tảng là tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết và trách nhiệm (bổ sung của tác giả) được chia sẻ giữa các quốc gia, dân tộc theo những phương thức khác nhau. Tuy nhiên, Hoa Kỳ và các quốc gia tư bản chủ nghĩa (TBCN) phương Tây đã dùng chiến lược “diễn biến hòa bình”, lợi dụng khái niệm dân chủ, nhân quyền, XHDS đưa các “giá trị dân chủ, nhân quyền” của họ “thẩm thấu” vào các quốc gia xã hội chủ nghĩa (XHCN), từng bước “mở tung bức màn sắt của chế độ cộng sản” (theo cách nói của họ).
Vào những năm từ 1985 đến 1991, các nước XHCN cải tổ. Ở Ba Lan, tổ chức “Công đoàn đoàn kết” giữ vai trò ngòi nổ và đột phá làm sụp đổ chế độ xã hội và nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Ở Liên Xô, Mỹ và phương Tây sử dụng quan điểm về dân chủ, nhân quyền, XHDS độc lập để tấn công phá hủy ý thức hệ XHCN. Rốt cuộc, quốc gia hùng mạnh bậc nhất thế giới một thời đã tan rã, sụp đổ.
Tuy nhiên ở một số quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, quá trình đổi mới đã tiếp thu có chọn lọc các giá trị quyền con người, kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền với sự vận dụng, phát triển sáng tạo phù hợp truyền thống dân tộc và chế độ xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã vượt qua khủng hoảng, tồn tại và ngày càng phát triển.
Ở nước ta, các thế lực thù địch, tổ chức phản động lưu vong, trong đó có tổ chức FULRO do Ksor Kơk cầm đầu (ở Mỹ) đã lợi dụng internet, mạng xã hội tuyên truyền về “quyền tự do dân chủ” về “nhân quyền”… kích động đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đòi thành lập “Nhà nước Tin Lành Đê Ga”. Vào năm 2001 và 2004, chúng đã lôi kéo được một số lượng lớn đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên gây ra hai cuộc bạo loạn là ví dụ. Gần đây, các thế lực thù địch đã chuyển sang dùng thủ đoạn đấu tranh “bất bạo động”, “bất tuân dân sự” để chống lại chính quyền nhân dân. Thủ đoạn này chủ yếu là dùng các tổ chức XHDS độc lập huy động lực lượng tạo ra “hội chứng đám đông” để chống chính quyền nhân dân. Ai cũng biết đằng sau những “đám đông” đó vẫn là những tổ chức XHDS độc lập phản động, chẳng hạn như tổ chức Việt Tân… Những sự kiện người dân gây ách tắc giao thông trên Quốc lộ 1A ở Hà Tĩnh, Nghệ An các năm 2016-2017 sau vụ Công ty Fomosa Hà Tĩnh gây ra sự cố môi trường diện rộng là một ví dụ.
Như vậy có thể nói, sử dụng các tổ chức XHDS độc lập là thủ đoạn chính trị của các thế lực thù địch, nhằm “cài cấy” người của chúng chi phối hoạt động của nhân dân. Thông qua hoạt động của các tổ chức XHDS độc lập, chúng “rèn luyện” lực lượng chống phá chế độ và lựa chọn kẻ cầm đầu. Ngoài ra, dựa trên các tổ chức XHDS độc lập, chúng còn tính đến sẽ kêu gọi nước ngoài can thiệp vào công việc của đất nước khi có cơ hội.
Để phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng tổ chức XHDS độc lập, mỗi người cần nhận thức đúng âm mưu chính trị của các thế lực lợi dụng khái niệm XHDS độc lập. Trên thế giới, cho đến nay không có mô hình “chuẩn” nào về chế độ xã hội, XHDS, tổ chức XHDS độc lập và quyền con người. Chế độ một đảng lãnh đạo, cầm quyền hay chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập đều là những hình thức chính trị nhằm duy trì chế độ xã hội do các đảng chính trị cầm quyền. Ở các nước TBCN, các cuộc cạnh tranh chính trị chỉ có thể dẫn đến những thay đổi nào đó về pháp luật, thay đổi nội các… nhưng chế độ TBCN vẫn không thay đổi.
Quan điểm cho rằng “chỉ có XHDS độc lập mới có dân chủ và quyền con người” hoàn toàn không có cơ sở lý luận và thực tiễn. Ở các nước TBCN hiện nay, điển hình là Hoa Kỳ, có rất nhiều NGOs, nhưng thử hỏi ở quốc gia giàu có nhất hành tinh này, quyền con người có được bảo vệ và bảo đảm không? Thực tế đã trả lời: Quyền sống của con người ở đây luôn luôn bị xâm phạm. Chẳng hạn, vụ xả súng ở Las Vegas ngày 02/10/2017 làm ít nhất 50 người chết, hơn 200 người bị thương. Truyền thông Mỹ nói “đây là vụ xả súng đẫm máu nhất trong lịch sử hiện đại nước Mỹ”[1]. Về các quyền kinh tế xã hội thì sao? Theo Reuters, Cơ quan Thống kê dân số Mỹ ngày 13/9/2011 cho biết, “tỷ lệ người nghèo nước này trong năm 2010 đã tăng năm thứ ba liên tục, lên mức 15,1%, đồng nghĩa với việc cứ 6 người Mỹ thì có gần 1 người sống dưới mức nghèo”[2].
Mặc dù Việt Nam đang là nước chưa phát triển, nhưng nhờ có chính sách kinh tế, xã hội hướng vào người dân nên Việt Nam đã trở thành một quốc gia có thành tích xóa đói, giảm nghèo được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Điều này được thể hiện “bằng số lượng người nghèo giảm từ 89% trong tổng dân số vào năm 1993 xuống còn 8-9% vào năm 2016, trong một thời gian rất ngắn. Giảm nghèo không chỉ ở thu nhập mà còn là khả năng tiếp cận những dịch vụ căn bản như giáo dục, y tế, nhà ở”[3].
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn không ít cán bộ, đảng viên vì nhiều lý do có nhận thức mơ hồ, sai trái về XHDS, một số đảng viên “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về lập trường, quan điểm chính trị, trong đó có những đảng viên đã từng có đóng góp cho cách mạng đã lập tổ chức XHDS độc lập (thực chất là tổ chức xã hội phi pháp). Hiến pháp năm 2013 xác định: Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Như vậy có thể nói, luận điểm “chỉ có XHDS độc lập mới có dân chủ, quyền con người” thực chất là một thủ đoạn chính trị, tư tưởng thâm độc, nhằm xóa bỏ chế độ xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, chuyển hóa chế độ Việt Nam sang con đường đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập theo mô hình phương Tây-ngoại nhập, đi ngược lại với quyền và lợi ích của đại đa số nhân dân ta./.

BẮC HÀ