KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Công an hiệu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Công an hiệu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2018

CHẤN CHỈNH NGAY SAI PHẠM VỀ TRANG PHỤC TRONG PHIM “QUỲNH BÚP BÊ”



Bộ phim “Quỳnh búp bê” vừa được chiếu mấy tập trên kênh truyền hình VTV1 nhưng đã gây ra không ít những tranh cãi về trang phục của các nhân vật trong phim. Trước hết là những cảnh nóng và trang phục hở hang của gái mại dâm. Nhưng điều này cũng dễ hiểu bởi đó là yêu cầu của kịch bản (NS Kim Ngân là tác giả kịch bản phim này). Nếu các nhân vật trong vai gái mại dâm không ăn mặc “lộ hàng” chút ít thì không tạo được khung cảnh cũng như hình ảnh gần với thực tế của một động mại dâm.

CHẤN CHỈNH NGAY SAI PHẠM VỀ TRANG PHỤC TRONG PHIM “QUỲNH BÚP BÊ”

Tập 2 phim “Quỳnh búp bê” phát sóng trên VTV1, diễn viên Duy Hưng trong vai tên bảo kê mặc sắc phục của Cảnh sát cơ động; sao trên mũ là sao tự chế của bảo vệ, dân phòng từ cành tùng cũ mà Quân đội đã không sử dụng.
Sai phạm về trang phục nằm ở chỗ khác và nghiêm trọng hơn. Đó là trang phục của một số nhân vật “bảo kê” của động mại dâm trong phim.

Trong bộ phim này, các diễn viên đã diễn khá đạt trong vai những kẻ bảo kê tàn bạo, thú tính, tra tấn và hành hạ các cô gái mại dâm không tiếc tay. Sẽ là không có vấn đề gì nếu như đạo diễn Mai Hồng Phong không cho họ mặc trang phục chiến đấu của… Cảnh sát cơ động.

Việc để cho diễn viên trong vai những tên “bảo kê” động mại dâm trong phim sử dụng trang phục của Cảnh sát cơ động đã tạo nên một sự phản cảm không hề nhỏ, đã gián tiếp bôi nhọ hình ảnh của những chiến sĩ Cảnh sát cơ động - những người đang ở trên tuyến đầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm đầy cam go, ác liệt. Và không ít cán bộ chiến sĩ Cảnh sát cơ động đã đổ máu, thương vong trong những cuộc chiến đấu đó.

Về luật pháp, việc đạo diễn Mai Hồng Phong cho nhân vật bảo kê (Duy Hưng đóng) sử dụng trang phục của Cảnh sát cơ động (dù sao mũ là của bảo vệ và không có cấp hàm, phù hiệu kèm theo) đã vi phạm nghiêm trọng Thông tư số 31/2014/TT-BCA ngày 24/7/2014 của Bộ Công an quy định về Giấy chứng nhận công tác đặc biệt, phù hiệu và trang phục chiến đấu của Cảnh sát cơ động. Đạo diễn Mai Hồng Phong không thể chối bỏ trách nhiệm về sự cố tình vi phạm này. Bởi theo diễn viên Duy Hưng (vào vai tên bảo kê) cho biết thì anh ta đã có thắc mắc về trang phục của mình với đạo diễn nhưng Mai Hồng Phong vẫn yêu cầu Duy Hưng sử dụng trang phục của Cảnh sát cơ động.

Vậy sự cố tình này của đạo diễn Mai Hồng Phong là có ý đồ gì? Phải chăng anh ta muốn mượn chuyện phim này để bôi xấu hình ảnh của lực lượng Cảnh sát cơ động? Phải chăng anh ta không biết đến những hiệu ứng phản cảm sẽ đến với khán giả khi để cho nhân vật kẻ xấu “diện” bộ đồ của một trong các lực lượng chiến đấu trụ cột của Công an Nhân dân Việt Nam?

Là một người được đào tạo bài bản về nghệ thuật điện ảnh, tốt nghiệp đại học, chắc chắn đạo diễn Mai Hồng Phong hoàn toàn có đủ kiến thức về vấn đề này, bao gồm cả kiến thức về pháp luật. Nhưng tại sao anh ta tại cố tình làm như vậy mặc dù diễn viên đã nêu lên những thắc mắc? Phải chăng anh ta muốn mượn tình huống sử dụng trang phục này để bôi nhọ lực lượng cảnh sát cơ động? Không ai khác, đạo diễn Mai Hồng Phong phải trả lời câu hỏi này trước công luận.

Về góc độ quản lý, chúng tôi đề nghị Bộ Thông tin và truyền thông yêu cầu Đài truyền hình Việt Nam và ông Đỗ Thanh Hải (Giám đốc Trung tâm sản xuất phim truyền hình của VTV, viết tắt là VFC) dừng phát sóng ngay lập tức bộ phim “Quỳnh búp bê” trên các kênh sóng, thu hồi các bản phim đã phát hành; đồng thời chỉnh sửa ngay những sai phạm về trang phục của các nhân vật “bảo kê” trong phim.

Đề nghị lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương bày tỏ chính kiến của mình và đồng tình cùng chúng tôi yêu cầu VFC nói chung và ê kíp làm phim “Quỳnh búp bê” nói riêng phải chỉnh sửa nghiêm túc sai phạm nêu trên. VFC cũng phải chịu trách nhiệm liên đới vì đã duyệt phát hành bộ phim này mà không phát hiện và ngăn chặn sai phạm.

Đạo diễn Mai Hồng Phong phải giải trình trước lãnh đạo của VFC, của VTV và công chúng về việc này, đồng thời phải có lời xin lỗi đối với khán giả nói chung và lực lượng Cảnh sát cơ động nói riêng, những người đã chịu ảnh hưởng uy tín và danh dự bởi sai phạm của anh ta.

CHẤN CHỈNH NGAY SAI PHẠM VỀ TRANG PHỤC TRONG PHIM “QUỲNH BÚP BÊ”
Nhân vật bảo kê do Duy Hưng đóng (ở giữa, hình trên) trong sắc phục của Cảnh sát cơ động và trang phục chiến đấu của Cảnh sát cơ động (hình dưới, để độc giả tiện so sánh).
Đây là những hành vi cố tình bôi xấu lực lượng Công an, thông tư đã có, vi phạm ở các doanh nghiệp khá nhiều, bộ phim này thì dùng trang phục một cách táo tợn, đã đi quá xa với quy định và lấn sân, hòng âm mưu đánh lận con đen, bịt mắt dắt mũi người dân. Đây là cố tình cổ súy cho việc bôi nhọ lượng công an, vi phạm quá nghiêm trọng quy định, thông tư và pháp luật nhà nước. Cần nghiêm trị thật nặng những tổ chức cá nhân, liên quan. Kể cả nhà đài tiếp tay thiếu kiểm duyệt, cục nghệ thuật biểu diễn và Bộ TT&TT

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2018

Đừng cẩu thả như thế, “Quỳnh búp bê”!


Những ngày giữa tháng sáu, trên kênh VTV1 đang trình chiếu bộ phim dài 30 tập, có tựa đề “ Quỳnh búp bê” do Mai Hồng Phong làm đạo diễn. Bộ phim khai thác một đề tài được coi là nhạy cảm, chạm tới một vấn đề nóng của cuộc sống đương đại, đó là những mảng màu tối, những thân phận và hoàn cảnh tủi nhục của những cô gái hành nghề bán dâm. Những cô gái bán dâm phải chịu đựng bao điều cay đắng, thể xác bị hành hạ và mọi cánh cửa cuộc đời đều đóng sập trước mắt mà dường như không còn lối thoát.

Bên cạnh những hoàn cảnh khốn cùng tưởng chừng như không còn gì để bấu víu, bị lừa lọc tưởng chừng như không gì để tin tưởng, bộ phim đã khắc họa tính nhân văn cuộc sống, nỗi niềm của những con người vẫn đi bên lề xã hội, giúp chúng ta thấu hiểu và bao dung hơn với họ. Và quan trọng hơn cả là để thấy rằng trong cuộc sống, dù bi kịch đến đâu, hoàn cảnh nào vẫn luôn tồn tại những điều tốt đẹp và những hy vọng về một tương lai phía trước.

Đừng cẩu thả như thế, “Quỳnh búp bê”!

Bộ phim đã và đang hứa hẹn mang lại sự thành công nếu như không có sự cẩu thả, thiếu và yếu về ý thức chính trị của những người trong cuộc, sự buông lỏng công tác kiểm duyệt của Cơ quan quản lý nhà nước, sự tắc trách của nhà đài VTV. Số là những nhân vật bảo kê của khách sạn ở trong phim đã sử dụng sắc phục của lực lượng Cảnh sát cơ động, đội mũ có gắn công an hiệu CAND, diễn những phân cảnh đánh đập vô cùng tàn bạo; dùng những ngôn từ, lời lẽ nhục mạ, thô tục đối với nhân vật "gái bán dâm". Vấn đề này, dù vô tình hay cố ý sẽ luận bàn sau. Nhưng việc sử dụng trang phục trên để thực hiện vai diễn phản diện, thì đó đã là một sự xúc phạm lên hình ảnh, danh dự và uy tín của lực lượng CAND. Và điều đó là không thể chấp nhận được. Trong khi quy định của pháp luật đã chỉ rõ tại Nghị định số 160/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 29/2016/NĐ-CP ngày 21/4/2016 của Chính phủ quy định cờ truyền thống, công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng Công an nhân dân. Tại khoản 3, Điều 7 quy định: “Nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, tàng trữ, đổi, mua, bán, sử dụng trái phép cờ truyền thống, Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, trang phục Công an nhân dân. Trường hợp vi phạm thì tùy tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”.


Đừng cẩu thả như thế, “Quỳnh búp bê”!

Điều đáng nói là trong tình hình hiện nay, các tổ chức phản động lưu vong, đám chống cộng cực đoan hay lũ “rận chủ” bờ hồ, những nhà “nhân quyền”, "dân chủ" rởm coi tiền trên hết… vẫn đang hàng ngày, hàng giờ sử dụng nhiều hình thức, thủ đoạn dù là đớn hèn nhất để ra sức bôi nhọ, hạ uy tín lực lượng Công an. Liệu có ai, cơ quan nào dám đảm bảo rằng chúng sẽ không cắt ghép, hay “nhét chữ vào mồm”, sử dụng hình ảnh trên phim để xuyên tạc, vu khống Công an? Ai dám đảm bảo rằng, chúng không che mặt diễn viên để tiếp tục bài cũ diễn lại với câu thần chú “Ôi làng nước ơi! Công an đánh dân”; hay đơn giản nhất chúng chụp màn hình có đoạn bảo kê đánh đập, rồi kèm thêm một câu mất dạy: “Công an... đánh đập phụ nữ”, vân vân và mây mây. Nguy hiểm hơn, hiện nay việc nhận diện đâu là tin thất thiệt, xuyên tạc, đâu là tin chính thống; là phim hay đời thực của một đại bộ phận cư dân mạng mà “tay nhanh hơn não” là rất đáng báo động. Họ sẵn sàng like, share, bình luận với những lời lẽ thô tục, phiến diện, xúc phạm lực lượng Công an, xuyên tạc Đảng, Nhà nước… mà đôi khi không chịu bỏ ra vài phút để suy nghĩ, quan sát hay đơn giản là lên Google tìm kiếm, xem nội dung đó có đúng hay không. 

Vậy thì ai, cơ quan nào phải chịu trách nhiệm cho sự bất cẩn khó có thể chấp nhận này. Mục đích, ý đồ của đạo diễn, phụ trách phục trang trong êkip làm phim là gì? Tại sao không phải là trang phục khác mà là trang phục Công an?! Trách nhiệm kiểm duyệt của cơ quan quản lý văn hóa, mà cụ thể Hội đồng Trung ương thẩm định và phân loại phim (trực thuộc Cục Điện ảnh - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) như thế nào? Và cuối cùng là trách nhiệm của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) - một Đài truyền hình quốc gia ở đâu? 

Ngay lúc này, trước khi để bọn phản động, thế lực xấu sử dụng những hình ảnh trên phim vào mục đích chống phá của chúng, thì trước hết VTV hãy tạm ngừng phát sóng bộ phim này. VTV hãy nhớ rằng, đây là kênh truyền hình quốc gia, chứ không phải của nhà anh, muốn chiếu gì thì chiếu, vì nó ảnh hưởng đến hàng triệu người trong cả nước. Đạo diễn Mai Hồng Phong cùng êkip sản xuất của mình hãy chỉnh sửa, cắt ghép, đóng lại những phân cảnh đó (đó là chuyên môn của quý vị). Đồng thời hãy xin lỗi khán giả và lực lượng Công an nhân dân vì những sai sót không đáng có này. 

Chúng tôi đang chờ câu trả lời chính thức từ quý vị! 

ĐỜI CÁT