KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn phim. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phim. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2023

TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU BÀI VIẾT CỦA TRUNG TƯỚNG NGUYỄN THANH TUẤN, NGUYÊN CỤC TRƯỞNG CỤC TUYÊN HUẤN, TCCT QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Tôi định không bàn về phim Đất rừng phương Nam nữa; nhưng vừa qua trên báo Thanh niên có đưa tin bộ phim này tham gia Liên hoan phim Việt Nam tại thành phố Đà Lạt, và được đưa vào ứng cử giải cao nhất Bông sen vàng, và nhất là mới đây bà ĐBQH Bích Châu lại chất vấn ông Bộ trưởng Bộ VHTT&DL về chế tài xử lý việc cộng động mạng xã hội “bạo hành” phim Đất rừng phương Nam. Thế là buộc tôi phải suy nghĩ tìm hiểu kỹ để viết bài này.

Trước hết xét về nghệ thuật đơn thuần đó là việc chọn cảnh, tạo tiết tấu, diễn võ thuật, kỷ xảo điện ảnh và trình độ diễn xuất của những diễn viên chính… có thể đạt điểm khá cao. Phải thừa nhận ê kíp làm phim từ đạo diễn đến diễn viên, từ sử dụng hiệu ứng âm thanh đến ánh sáng đã tôn vẻ đẹp của phim và tạo sự hấp dẫn người xem theo tiêu chuẩn giải trí đơn thuần nếu đây chỉ là một phim hư cấu, dã tưởng không gắn gì với lịch sử. Đây là thực tế tôi không phủ nhận.
Song khi bàn đến phim với tư cách là một sản phẩm văn hóa, nhằm phục vụ công chúng thì lại đang là vấn đề cần phải làm rõ.
Trước hết cần khẳng định đã là sản phẩm đưa ra phục vụ công chúng đều là sản phẩm văn hóa, và chính vì nó là sản phẩm văn hóa nên Bộ VHTT&DL với chức năng quản lý Nhà nước về văn hóa phải thành lập Hội đồng thẩm định kịch bản phim Đất rừng phương Nam. Như vậy điều đầu tiên đã được làm rõ đây không phải là phim giải trí đơn thuần.
Điều thứ hai, phim Đất rừng phương Nam có là phim sản xuất “theo kế hoạch sản xuất phim truyện điện ảnh do Nhà nước đặt hàng năm 2022“ (như CV số 01/CV/HKF/ ĐRPN ngày 12/10/2022) hay không? Điều này cũng đã được Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành bác bỏ “không phải phim do Nhà nước đặt hàng sản xuất“. Như vậy Nhà sản xuất phim đã tự ý sửa đổi văn bản quản lý của Nhà nước từ “đăng ký kế hoạch sản xuất phim truyện điện ảnh do Nhà nước đặt hàng“ thành “theo kế hoạch sản xuất phim truyện điện ảnh do Nhà nước đặt hàng“ một sự đánh tráo với ý định lừa đảo mọi người liên quan cho đây là một phim truyện do Nhà nước đặt hàng sản xuất, mà đã là của Nhà nước thì nó không chỉ mang tính giải trí đơn thuần mà phải là một sản phẩm mang đậm chất văn hóa (dân tộc, khoa học, đại chúng), trong khi đó đây không phải là phim do Nhà nước đặt hàng (một biểu hiện cố tình sửa đổi văn bản của nhà nước nhằm mục đích riêng.
Điều thứ ba, sau khi lùm xùm xảy ra, với sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận xã hội và nhất là cộng động mạng các nhà làm phim và những người bảo vệ phim này đều hướng lái dư luận theo hướng đây là phim giải trí, cốt truyện là hư cấu, không phải dựa vào tác phẩm văn học Đất rừng phương Nam của cố nhà văn Đoàn Giỏi mà chỉ là lấy cảm hứng từ ĐRPN mà thôi và đây không phải là sách giáo khoa, không có trách nhiệm giáo dục lịch sử …v…v… vậy có đúng như thế không ?
Trước tiên để trả lời chính xác vấn đề này tôi nghĩ Hội đồng duyệt kịch bản mà trực tiếp ông Cục trưởng Cục Điện ảnh cần nói rõ khi Hội đồng duyệt kịch bản đã kết luận kịch bản phim này thuộc thể loại gì, phim truyện lịch sử hay phim giả tưởng, hư cấu ? Song trong khi chờ sự trả lời của ông Cục trưởng tôi nghĩ các nhà làm phim đã khẳng định tại CV số01/…/ĐRPN “Bộ phim nhằm tái hiện lịch sử hào hùng của người dân Nam bộ cũng như phong cảnh hữu tình của miền Tây sông nước thế kỷ 19 …” như vậy phim này là phim lịch sử, tên phim là tên tác phẩm văn học của cố nhà văn Đoàn Giỏi, toàn bộ nội dung phim là giai đoạn lịch sử chống thực dân Pháp… mọi lấp liếm hiện nay đều nhằm mực đích bao che cho việc làm sai lệch lịch sử nước nhà của các nhà làm phim.

Xin hỏi nhưng ai bao che bảo vệ phim dám khẳng định một phim hư cấu có thể được phép làm sai lệch lịch sử, có thể thay đổi mốc lịch sử hay sao ? ĐRPN của nhà văn Đoàn Giỏi lấy mốc lịch sử là sau 1945, sau thời kỳ khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là thời gian thực dân Pháp quay trở lại xâm lược đất nước ta. Lúc đó sự nghiệp giữ nước của dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc, vậy những người làm phim có quyền hư cấu có quyền làm thay đổi lịch sử hay sao ?
Thành quả cách mạng của dân tộc nói chung và của người dân miền Tây Nam bộ nói riêng theo cách mạng, kiên cường chiến đấu giữ từng tất đất, tất làng, kháng chiến chống Pháp cho đến ngày buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ cũng như tiếp tục kiên cường đánh Mỹ góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc lại không đủ cảm hứng, đủ tư liệu, đủ đất để các nhà làm phim thỏa sức sáng tạo hay sao ? Để rồi không có nội dung mà phải hư cấu nên một kịch bản, một bộ phim không còn gốc anh hùng, cái phẩm chất của người dân Nam bộ thành đồng Tổ quốc, mà phải hư cấu thành những tổ chức ảo gốc của người Hoa như Thiên Địa hội (Chính nghĩa hội), Nghĩa hòa đoàn (Nam hòa đoàn) trong khi giai đoạn này những tổ chức này đã tha hóa, hợp tác với Pháp để kinh doanh sòng bạc, buôn lậu, ma túy, bảo kê… Rõ ràng sự hư cấu nay không chỉ phi lịch sử mà là sai lệch lịch sử, phải chăng cũng nằm trong âm mưu thay đổi nhận thức về lịch sử của dân tộc, một biểu hiện lật sử trên lịch vực văn hóa.
Điều thứ ba là sự quảng cáo cho phim, nếu không phải là phim lịch sử sao lại đưa vào trường học từ phổ thông đến đại học với sự quảng cáo khá bài bản, cùng với việc tổ chức giao lưu giữa những người làm phim với học sinh, sinh viên tạo nên dấu ấn trong nhận thức lớp trẻ phải chăng vì thu lợi hay vì mục đích nào khác. Thiết nghĩ cũng cần làm rõ. Dù vì thu lợi nhuận cũng cần phê phán vì trường học không thể ai muốn đưa nội dung giáo dục nào cũng được, trường học là môi trường giáo dục không cho phép những sản phẩm sai lệch lịch sử vào tuyên truyền, truyền bá cho thế hệ trẻ. Cần phải lên án và ngăn chặn.
Nhân đây xin hỏi ĐBQH Bích Châu, bà hãy trả lời ai “bạo hành“ phim ĐRPN và bà đề nghị cần có chế tài xử lý những người nào, phải chăng là những người phê phán phim này ? Hay những người như bà để bảo vệ phim ĐRPN, bà đang “bạo hành“ người dân yêu nước Việt Nam nói chung và người dân yêu quý Nam bộ nói riêng ?
Tôi tha thiết đề nghị cần loại ngay ra khỏi danh sách tranh giải Bông Sen vàng của Liên hoan phim Việt Nam và làm rõ, xử lý những người liên quan đến chủ trương dựng phim và truyền bá một bộ phim sai lệch lịch sử, xúc phạm đến truyền thống của quê hương Nam bộ thành đồng.

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Phim tài liệu The Vietnam war: Vẫn chỉ là ‘cái nhìn Mỹ’

Những ngày vừa qua, một bộ phim đã thu hút sự quan tâm của không ít người Việt Nam, “The Vietnam war” (Chiến tranh Việt Nam) của hai đạo diễn người Mỹ, Ken Burns và Lynn Novick.

Người Mỹ từng làm nhiều phim về cuộc chiến mà họ gọi là “The Vietnam war”. Gần đây nhất là “Vietnam in HD” công bố năm 2011, xa hơn một chút là “Battlefield Vietnam” (Chiến trường Việt Nam, 1999), “Vietnam: A Television History” (Việt Nam thiên lịch sử truyền hình, 1983) và “Vietnam The Ten Thousand Day War” (Việt Nam cuộc chiến 10.000 ngày, 1980).
“The Vietnam war” là cái tên mới nhất trong danh sách này, đồng thời cũng là cái tên mà người Mỹ đặt cho cuộc chiến mà ngày nay, họ rộng rãi thừa nhận là “sai lầm”, bắt nguồn từ tham vọng và dối trá của các đời tổng thống, từ Harry S. Truman tới Gerald Ford.
Đây cũng là nội dung trọng tâm trong 10 phần của bộ phim của đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick, với những thông tin không mới nhưng được nhấn mạnh, liên tục củng cố bởi câu chuyện từ những nhân chứng trực tiếp tham gia cuộc chiến khi tuổi đời còn rất trẻ.
Hầu hết họ là những người lính bước chân đầu tiên vào đời cũng là bước chân vào chiến trường cách nước Mỹ nửa vòng trái đất. Theo diễn biến của cuộc chiến, họ dần biến đổi từ những chàng trai thơ ngây, trong sáng của nước Mỹ, mang hoài bão phục vụ Tổ quốc, trở thành những kẻ trơ lì, thậm chí sắt máu, tàn bạo. Nhiều người trong số họ đã trở thành những tên tội phạm chiến tranh. Những tội ác mà người lính Mỹ trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến đã trở thành nỗi ám ảnh của cả nước Mỹ, mang tên “Hội chứng Việt Nam”.
Sự chia sẻ suy nghĩ của họ trong bộ phim dường như là lời sám hối cho những sai lầm của bản thân và chính quyền Mỹ. Thế nhưng, dù vậy, thông điệp trong bộ phim vẫn thể hiện của thái độ “dĩ Mỹ vi trung”, lấy quan điểm của người Mỹ làm cốt lõi. “The Vietnam war”, dù các nhà làm phim đã gắn mác “There is no single truth in war” (Không có sự thật đơn nhất trong cuộc chiến) thì những phân tích bình luận, nhận xét của người Việt, ở hai bên chiến tuyến, cũng chỉ để minh họa cho quan điểm cơ bản của người Mỹ.
Bởi vậy, nhiều sự kiện lịch sử, đáng lẽ cung cấp cho khán giả cái nhìn đầy đủ về thời cuộc, đã vô tình hoặc cố ý bị lờ đi. Ví dụ, sau tháng 9/1945, đứng trước nguy cơ tái lập thuộc địa của người Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi ấy đã gửi thư tới các lãnh đạo cường quốc, kêu gọi sự ủng hộ cho nền độc lập vừa được thiết lập của Việt Nam, gồm có Tổng thống Mỹ Harry S. Truman và Tổng bí thư ĐCS Liên Xô Joseph Stalin. Vậy mà bộ phim chỉ nhắc tới bức thư gửi cho Tổng thống Mỹ, dường như Washington là niềm hy vọng duy nhất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ.
Một sự kiện khác, cái chết của Peter Dewey – thành viên OSS ở Sài Gòn vào ngày 26/9/1945. Dewey được cho là người hiểu rõ khát vọng độc lập của dân tộc Việt Nam, và cũng là người có thể tác động tới chính quyền Mỹ đề ra những chính sách đối ngoại có lợi cho Việt Nam trước dã tâm tái xâm lược của người Pháp.
Bị tưởng nhầm là người Pháp nên Dewey đã bị bắn chết trong một vụ phục kích của Việt Minh. Trường hợp của Dewey, tất nhiên là một sự tiếc nuối nhưng dường như đã bị đẩy cao quá tầm mức của vai trò cá nhân và sự kiện. Bởi ai cũng rõ, sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, nước Mỹ cần nước Pháp ở châu Âu như thế nào trong cuộc đối đầu ý thức hệ với Liên Xô và đó là lý do để Mỹ dung dưỡng một nước Pháp thực dân ở châu Á.
Hơn nữa, và nếu như Dewey là người Mỹ đầu tiên thiệt mạng ở Việt Nam (kể từ 1945) thì bộ phim đã không hoàn toàn không nhắc tới bất kỳ người Việt Nam nào cũng hy sinh trong cuộc chạm súng với phái bộ OSS cuối tháng 9/1945 ấy.
Nói như chính ông Đại sứ Mỹ: “Chúng ta cần thừa nhận và thành thực về quá khứ” – thì để thành thực với quá khứ, The Vietnam war còn phải có thêm nhiều “sự thật đơn nhất” một cách đầy đủ và công bằng hơn.
Liên quan tới bộ phim tài liệu được phía Hoa Kỳ đưa ra gần đây mang tựa đề “The Vietnam War” và sự phản ánh về cuộc kháng chiến chống Mỹ được nêu lên trong bộ phim này, người phát ngôn bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu:
“Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam là cuộc kháng chiến mang tính chính nghĩa, đã phát huy được sự đoàn kết và sức mạnh của toàn dân tộc, được bạn bè và nhân dân trên toàn thế giới hết lòng ủng hộ. Chính vì thế đã đi đến thắng lợi cuối cùng là thống nhất đất nước”.

Theo DƯƠNG TUẤN LINH / NGƯỜI ĐƯA TIN