KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn đảng viên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đảng viên. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2019

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Trong mọi giai đoạn của cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng việc nêu gương của cán bộ, đảng viên; coi đây là một trong những phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng. 

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”; “Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”; “Muốn cho quần chúng nghe lời mình, làm theo mình thì người đảng viên từ việc làm, lời nói cho đến cách ăn ở phải thế nào cho dân tin, dân phục, dân yêu”.

Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nội dung nêu gương của cán bộ, đảng viên được thể hiện trên ba mối quan hệ: Đối với mình, đối với người và đối với việc. 

Đối với mình, không được tự cao tự đại, tự mãn, mà phải cần, kiệm, liêm, chính; phải “Nhân, Trí, Dũng, Liêm”; bản thân mình phải làm gương trong công việc từ nhỏ đến lớn, thường xuyên học tập, rèn luyện, tự phê bình, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm của bản thân về mọi mặt để tiến bộ. 

Đối với người, phải chân thành, khiêm tốn, thật thà, đoàn kết, và có tình thương yêu, bao dung, độ lượng. Đối với người, trước hết và quan trọng nhất là đối với đồng chí, đồng sự, nhất là đối với cấp dưới và sau đó là đối với quần chúng nhân dân.

Đối với việc, phải tận tâm, tận lực, có trách nhiệm, gương mẫu phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; phải luôn giữ vững nguyên tắc “Dĩ công vi thượng”, phải “chí công vô tư”, phải biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích của Tổ quốc, nhân dân và của Đảng.

Quy định số 08-QĐ/TW, ngày 25-10-2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, yêu cầu cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải “gương mẫu thực hiện Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 7-6-2012, của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, chủ chốt các cấp”.

Thắng lợi của nhân dân ta trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước lâu dài, đầy khó khăn, gian khổ, hy sinh, biết bao cán bộ, đảng viên đã nêu cao tấm gương sáng ngời, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. 

Nhiều cán bộ, đảng viên đã xung phong đi đầu, sẵn sàng nhận mọi khó khăn, gian khổ, thiếu thốn, thậm chí là cả hy sinh xương máu của mình để thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao. Tinh thần nêu gương của cán bộ, đảng viên không chỉ trong thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, mà còn được thể hiện cả trong cuộc sống hàng ngày, với tinh thần “nhường cơm, sẻ áo”, “dành khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho bạn”. 

Chính vì vậy mà đội ngũ cán bộ, đảng viên đã thu hút, lôi kéo, động viên được quảng đại quần chúng theo mình, không chỉ đi tiên phong, mà còn là người nêu gương cho những người khác đi theo, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao, trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh, góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong Đại thắng mùa xuân năm 1975 lịch sử.

Trong quá trình đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện chủ trương, nghị quyết, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; thực hiện Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 07-6-2012 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; và Quy định số 55-QĐ/TW, ngày 19-12-2016 về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. 

Kết quả đã bước đầu tạo chuyển biến tích cực, góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, đảng viên; kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực.

Tuy nhiên, nhận thức và thực hiện trách nhiệm nêu gương của một số cấp ủy, tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên còn có những hạn chế, bất cập, kết quả chưa được như mong muốn. Đội ngũ cán bộ còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. 

Một số tổ chức Đảng, nhất là ở cấp cơ sở và không ít cán bộ, đảng viên phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác chưa ngang tầm với yêu cầu, đòi hỏi của tình hình mới. 

Một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược thiếu gương mẫu trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, thậm chí vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Hiện nay, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta bước sang một giai đoạn mới với nhiều thời cơ, thuận lợi và không ít nguy cơ, khó khăn, thách thức đan xen. 

Trong khi đó, các thế lực thù địch liên tục chống phá ta về mọi mặt, đặc biệt là việc tấn công trên mặt trận tư tưởng, chính trị bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nhằm vào đội ngũ cán bộ, đảng viên, trọng tâm là bôi nhọ, xuyên tạc, thổi phồng khuyết điểm của cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là cán bộ cấp cao để hạ thấp uy tín, chia rẽ, làm suy giảm niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta.

Vì vậy, hơn lúc nào hết phải đẩy mạnh phương thức nêu gương, đặc biệt là phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Việc phát huy trách nhiệm nêu gương của các đồng chí cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng, có sức mạnh to lớn về tinh thần, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; tạo động lực, niềm tin vững chắc cho quần chúng tự nguyện, tự giác làm theo để thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng, góp phần xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.

Nguyễn Vĩnh Thắng

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018

CHU HẢO - SAO CHƯA CHỊU SÁM HỐI, HỔ THẸN VỚI TIỀN NHÂN!

         Ông Chu Hảo, sinh năm 1940 tại Bắc Giang, nay đã sắp bước qua tuổi 80 - cái tuổi gần đất xa trời; cái tuổi đáng sẽ được vui vầy, điền viên bên con cháu, làm vườn, chăm hoa... Chu Hảo - một người được sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân nuôi dưỡng, chăm bẵm và đùm bọc từ khi còn rất nhỏ, đến khi đứng trên đỉnh cao về danh vọng, tiền bạc và được tạo điều kiện tối đa để thỏa đam mê làm khoa học, lại “trở cờ” và biến chất đến đáng thương. Hậu quả có lẽ đã được dự báo từ trước! Và ngày 19/10/2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật ông Chu Hảo vì “đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, tự diễn biến, tự chuyển hóa” như là điều tất yếu. Vậy vì sao lại như thế? Và cái án lơ lửng trên đầu ông Chu Hảo liệu có đáng và nhẹ quá hay không? Vấn Đề Đa Chiều xin được chia sẻ đôi lời cùng quý độc giả. 

CHU HẢO - SAO CHƯA CHỊU SÁM HỐI, HỔ THẸN VỚI TIỀN NHÂN!

         Là con trai của cụ Chu Đình Xương, một cán bộ cách mạng lão thành, từng giữ nhiều trọng trách quan trọng của ngành Công an thời kỳ trước và sau Cách mạng tháng 8/1945. Ông Chu Hảo được sinh ra, lớn lên, học tập, trưởng thành từ mái trường XHCN; được uống nước hòa bình, ăn cơm của tự do. Và có lẽ, ông chưa biết và nếm được mùi khốc liệt, đau thương nhưng đầy bi tráng của chiến trường, nơi hàng triệu những người con ưu tú khác đã nằm xuống, để đổi lấy giá trị của độc lập và tự do. Bởi ngay từ nhỏ, ông đã được sang Trung Quốc học 5 năm, đến lớp 10 mới về Việt Nam để học tập; 20 tuổi, đã được Đảng, Nhà nước đài thọ và cử sang Liên Xô (nay là Nga) để học tập, nghiên cứu và lấy tới bằng Phó Tiến sĩ, Tiến sĩ… và lên tới học hàm Giáo sư, cùng chức vụ Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 1996. Đó là con đường như được trải thảm, vinh dự và rất đỗi tự hào. Cuộc đời của mỗi con người sinh ra, chỉ luôn ao ước được một phần như thế! 
         Tuy nhiên, sau khi nghỉ hưu vào năm 2005 và làm Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản (NXB) Tri thức, ông đã lựa chọn, biên tập, xuất bản nhiều cuốn sách có nội dung sai phạm, trái quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng. Cụ thể trong các năm (2005 - 2009), ông đã cho xuất bản 5 cuốn sách có nội dung sai trái, bị cơ quan chức năng thẩm định, kết luận, xử lý, tiêu hủy cũng như cấm phát hành. Một số cuốn như “Đường về nô lệ” của F.A. Hayek đã thổi phồng các mặt hạn chế của chủ nghĩa xã hội, đánh đồng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô với chủ nghĩa phát xít; đề cao các giá trị dân chủ của chủ nghĩa tư bản, phủ nhận hoàn toàn hệ thống triết học, chính trị, kinh tế, văn hóa của chủ nghĩa xã hội, phủ định chủ nghĩa Mác, gắn mô hình kinh tế của Liên Xô trước đây với mô hình của chủ nghĩa phát xít; cho rằng tất yếu mô hình đó sẽ dẫn đến nô lệ. Cuốn sách “Việt Nam thay đổi và hạnh phúc” có những quan điểm, nhận định, đánh giá thiếu căn cứ khoa học, mơ hồ về chính trị, hết sức sai lầm, lệch lạc, trái với những quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng. Ngoài ra, cuốn sách “Ông Sáu Dân trong lòng dân” cho thấy Nhà xuất bản có dấu hiệu khuynh hướng tập hợp những bài viết về những người có quan điểm khác với chủ trương, đường lối của Đảng, nhằm “gợi ý”“gợi mở” một hướng đi khác, cách nhìn khác không có lợi cho sự nghiệp xây dựng đất nước. 
        Nhưng phải chăng mầm móng của sự “phản trắc” của ông đã được nuôi dưỡng âm thầm, manh nha từ rất lâu. Đến khi không còn ở vị trí đỉnh cao của địa vị, quyền lực, danh lợi thì nó ngày càng lộ rõ và biểu hiện ngày càng rõ ràng hơn. Đó là biểu hiện của tư tưởng “cấp tiến”, “cơ hội chính trị”. Đặc biệt nguy hiểm hơn, khi ông cũng là một thành viên chủ chốt trong nhóm Diễn đàn Xã hội Dân sự của tên ngáo đá, “lưu manh chính trị” Nguyễn Quang A; đã từng tham gia ký vào các thư kiến nghị, thư ngỏ và có nhiều bài viết trên báo chí trong và ngoài nước, mạng xã hội; kiến nghị đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp; yêu cầu đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; đòi phi chính trị đối với lực lượng vũ trang... “Thư kiến nghị về Luật An ninh mạng” trong đó kiến nghị bãi bỏ hoàn toàn một số điều của Luật, tự ý đưa tên đồng chí Nguyễn Khánh Toàn, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an (không được sự đồng ý của đồng chí Nguyễn Khánh Toàn) vào danh sách những người đứng tên thư kiến nghị, đưa lên mạng xã hội gây xôn xao dư luận, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình chính trị, tư tưởng của nhân dân. Đồng thời, ông còn có nhiều bài viết, bài phát biểu trên báo chí và mạng xã hội có nội dung sai trái; tự ý sáng lập, tham gia các hội, nhóm, diễn đàn, câu lạc bộ, các tổ chức khác và có các hoạt động để truyền bá tư tưởng, quan điểm sai trái của mình. Việc có quan hệ với các phần tử có quan điểm lệch lạc, sai trái là đã góp phần tiếp tay cho các phần tử cơ hội, thù địch chống phá Đảng. 
        Là đảng viên, phải chăng Chu Hảo đã quên đi lời thề trước Đảng, lời hứa với nhân dân; quên đi công lao, bề dày truyền thống được xây dựng bằng máu và nước mắt của gia đình; quên đi lý tưởng, chế độ đã nuôi dưỡng và tạo điệu kiện hết mực để ông phát triển tài năng, trí tuệ. Là đảng viên trí thức nhưng ông đã đi ngược lại phẩm giá của người trí thức, đi ngược lại Cương lĩnh, Điều lệ của Đảng, đi ngược lại niềm tin, kỳ vọng của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, không thể và không còn xứng đáng với cái tâm, cái tầm của người tri thức và tư cách đảng viên chân chính. 
        Tuy nhiên, thật biết chớp lấy thời cơ, chụp giật kiểu phường chợ búa, các phần tử cơ hội, phản động “cấp tiến” đã lợi dụng việc ông bị đề nghị xử lý kỷ luật để đu theo, hô hào như “nấm mọc sau mưa”. Lần lượt, nào là Nguyên Ngọc, Mạc Văn Trang - nguyên Tổng biên tập Tạp chí Phát triển giáo dục, ả diễn viên hết thời Kim Chi tuyên bố “bỏ Đảng”. Gần đây, có vài người cũng tự tuyên bố bỏ Đảng, như “tiến sĩ” Trần Thanh Tuấn (được cho là công tác tại Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM), “trung tá” Trần Nam (được cho là “quân nhân chuyên nghiệp”… Thậm chí các tổ chức, cá nhân chống đối còn nêu lên viễn cảnh là sẽ có cái gọi là “một trào lưu ra Đảng”. Nhưng cần phải thấy rằng, đây không phải là một “hiện tượng” mới mà đã diễn ra trong vài năm qua, có thể kể đến như Nguyễn Đình Cống - giáo sư, tiến sĩ, sinh năm 1937, vào Đảng năm 1985 tại Đảng bộ Đại học Xây dựng, tuyên bố bỏ Đảng ngày 03/02/2016; ông Tương Lai - Giáo sư, vào Đảng năm 1959, tuyên bố ra Đảng ngày 02/9/2017… Như vậy, đây thực chất là thủ đoạn “bổn cũ soạn lại” để gây áp lực với các cấp ủy đảng, tạo điều kiện cho một số kẻ “theo đóm ăn tàn” cổ vũ cho hành động trở cờ của những nhân vật được hưởng rất nhiều ưu đãi của Đảng, Nhà nước, đồng thời vu khống Đảng và Nhà nước ta “ruồng bỏ trí thức”.
         Cơ mà, trớ trêu thay, những kẻ tuyên bố “bỏ đảng” thường rơi vào trường hợp theo chủ nghĩa “xét lại”, đề cao những giá trị của Tây lông, hoặc đã từng bị kỷ luật, đã làm đơn xin ra khỏi Đảng (nhưng chưa được chấp thuận), từ lâu đã không tham gia sinh hoạt Đảng, có mối quan hệ mật thiết và thường xuyên được các đối tượng chống đối, phản động khác "nuôi dưỡng". Và như muối bỏ bể, vì cho đến nay những hành động này không gây ra được hiệu ứng gì và cũng không có ai hưởng ứng. Có thể nhận thấy, khi Đảng đang thực hiện việc siết chặt kỷ cương, kỷ luật, những hành vi sai trái của các đối tượng khó còn che đậy hoặc lấp liếm được nữa, sẽ phải đối mặt với kỷ luật nghiêm khắc của Đảng. Do đó, các đối tượng đã tuyên bố “bỏ Đảng” để tự gán cho mình cái mác “kiên quyết từ bỏ, sám hối”“giữ vững lập trường chống Đảng” và “đỡ mang tiếng vì là đảng viên”... Hay nói một cách dân gian là tuyên bố “bỏ Đảng” để không bị “Đảng bỏ” vì vi phạm kỷ luật nghiêm trọng đến mức Đảng phải thi hành kỷ luật, thậm chí ở hình thức cao nhất!
       Để thêm phần đặc sắc, sinh động, vẽ vời công lao của Chu Hảo, những người như Nguyễn Quang A, Huy “vẩu” Trương Huy San đồng loạt viết trên facebook rằng, Chu Hảo “có công lớn với dân tộc” vì đã “đưa Internet vào Việt Nam” và đã đưa tri thức của thế giới vào Việt Nam khi làm Giám đốc NXB Tri thức hay nhóm “Tinh thần Khai Minh” với Nguyễn Vi Yên, Nguyễn Trường Sơn, Nguyệt Hà thì đồng loạt mô tả ông Chu Hảo như một “ân nhân” vì Nhà xuất bản của ông đã trang bị kiến thức chính trị cho họ, đồng thời cung cấp “cơ sở vật chất” và “sự bảo trợ” để họ hoạt động. Nhưng những thành phần này đã “thần tượng hóa” vai trò cá nhân Chu Hảo, mà quên rằng những đóng góp đó được thực hiện trên cơ sở tập hợp, cộng hưởng trí tuệ và tâm huyết của bao tập thể cán bộ, đảng viên, đội ngũ chuyên gia, tri thức những nơi ông từng công tác. Đó còn là sự đầu tư, chỉ đạo triển khai quyết liệt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp phát triển Khoa học và Công nghệ. Đằng này, dù từng là cán bộ cao cấp, khi “hạ cánh an toàn”, ông đã phản bội lại niềm tin, lý tưởng, lời tuyên thệ của người đảng viên khi tự nguyện xin đứng vào hàng ngũ của Đảng, tự phủ định những đóng góp đã được tổ chức, đồng chí, đồng nghiệp ghi nhận. 
        Ngáo đá hơn, một số tên đồng loạt xuyên tạc “Kỷ luật Giáo sư Chu Hảo là tuyên chiến chống giới trí thức Việt Nam” (Đài RFA tiếng Việt), “là chống lại tri thức, chống lại sự tiến bộ” (nhóm Tinh thần Khai minh). Viện dẫn những nội dung được cho là “công lớn” của ông Chu Hảo như nêu trên, để chứng minh cho luận điệu đó. Nhưng có lẽ chúng đã quên rằng, Ủy ban kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật ông Chu Hảo - là một ĐẢNG VIÊN, xin nhắc lại là Đảng viên. Mà đảng viên khi viết đơn xin vào vào Đảng thì phải chấp hành mọi quy định của Đảng. Sai phạm của Chu Hảo là đặc biệt nghiêm trọng, vì vậy việc đề nghị xử lý kỷ luật là hợp lý, hợp tình. Điều này, hoàn toàn không liên quan tới việc chúng lu loa “chống lại giới tri thức”, bởi trí thức đâu chỉ là đảng viên. Thật nực cười! 
        Lời cuối dành cho ông Chu Hảo - một đất nước giàu không chỉ có nền kinh tế mạnh, có một nền chính trị ổn định, mà đó còn là cả một chiều sâu văn hóa, nền tảng tư tưởng vững chắc và truyền thống ngàn năm của dân tộc. Vì thế những lời nói, việc làm của ông đã chà đạp lên truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, biểu hiện của sự “ăn cháo đá bát” trắng trợn. Nó đã phá tan, vùi dập những cống hiến của cụ thân sinh, của bao thế hệ, nó như một vết lem không thể xóa nhòa. Nay đã ở tuổi xế chiều, thời gian ở lại chốn nhân gian chẳng được bao nhiêu, sao không làm những việc có ích hơn, dạy dỗ con cháu nên người mà lại thường trực dã tâm phá hoại cuộc sống này. Dân ta có câu: “Trăm năm bia đá cũng mòn - Ngàn năm bịa miệng vẫn còn trơ trơ” ông Chu Hảo ạ. Mong ông sớm tỉnh ngộ và quay đầu. 

ĐỜI CÁT