KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn đoàn độc lập Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn đoàn độc lập Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

CHUYỆN TẤU HÀI LÀNG VĂN


Gần đây, nghe nói hội bên cụ Ngọc náo nhiệt dữ lắm, nghe bảo sắp oánh nhau to tới nơi chứ chẳng đùa…
Mị nghe chỉ biết phì cười. Làm gì tới nỗi ấy. Là vì toàn văn nghệ sĩ, trí thức với nhau cả. Dân chữ nghĩa nhà Mị làm gì có cái kiểu trợn mắt, đập bàn sỉ vả vào mặt nhau, làm gì có cái kiểu thổ ra với nhau toàn cái thứ ngôn từ thô tục đến sùi bọt mép như cái đám ruồi bu ngoài kia đang đồn thổi, vu vạ. Như thế là phàm tục. Phàm tục hết sức! Hiểu chửa?

Để Mị nói cho mà nghe!
Ừ thì cũng có mấy thằng đang chửi nhau thật! Ấy là vì xung quanh cái Giải Văn Việt lần thứ 4. Nghe nói anh Khải ảnh không hài lòng, chẳng phải vì ảnh không có giải mà ảnh lộn lên như rồng thế đâu. Thật đấy! Ảnh chỉ bảo: Viết như tao thì không được trao giải, lại đi trao cho cái thằng Vũ Lập Nhật. Thằng đó thì thơ thẩn đ.é.o gì, viết như c*t, đ.é.o ngửi được! Đấy, chỉ có thế thôi mà người ta chỉ trích ảnh, lên án ảnh, nói ảnh làm mất đoàn kết nội bộ. Người ta quên mất ảnh là một trong những người đầu tiên đề xuất thành lập “Văn đoàn độc lập”. Trước khi đến với văn nghệ, ảnh còn là nhà báo, ảnh nhiều chữ, ảnh nho nhã! Mà nghe nói ảnh tức lắm, ảnh tức thật. Ảnh lỏ c*t, ảnh tuyên bố cạch mặt, đòi giải tán “Văn đoàn độc lập” cơ. Mà nghĩ, ảnh có cái lý của ảnh. Đừng ai vu cho ảnh cái tội hám danh, thèm khát chi ba đồng tiền giải thưởng (mà nghe nói nó cũng nhiều thiệt!). Tội ảnh!


CHUYỆN TẤU HÀI LÀNG VĂN

Chuyện chỉ có vậy, có gì to tát đâu mà nghe bảo anh Dũng đầu bạc xỉa xói ảnh là đồ nhà báo cùi lú, đến đánh máy còn không biết, viết bài toàn đi nhờ con nít đánh. Đến cái đơn đòi cạch mặt hội cũng đi nhờ người khác đánh dùm. Ủa, lạ à nhen, ảnh là nhà báo chứ đâu phải dân IT. Ảnh làm gì ra chữ thì thôi chớ, kỳ cục!
Mà nghĩ cũng buồn. Hồi Ban vận động thành lập “Văn đoàn độc lập” vừa ra mắt, Mị cũng khấp khởi lắm! Lót dép hóng mấy năm trời, không biết mùa quýt nào  “Văn đoàn độc lập” mới bỏ được dòng chữ Ban vận động thành lập đằng trước, hiên ngang lẫy lừng đứng một mình như cái tôn chỉ mục đích của nó. Chả thấy đâu, chỉ thấy một đám người lục tục ghi tên vào rồi lại lục tục xin ra. Từ ông đầu bạc đến thằng đầu xanh, không tuyên bố đòi giải tán hội thì cũng trề cái môi dài cả thớt khi dứt áo ra đi. Thì mới đây, anh Phu râu dài ảnh chả bảo ảnh ẻ vào cái trang Văn Việt chấm in phô đấy còn gì. Nguyên nhân theo ảnh là trang này ngày càng đăng bài đết ngửi được!
Lại còn chuyện đám anh Hưng, anh Văn, anh Trọng coi nhau như mấy cái mặt thớt ấy hả? Ấy, chuyện văn nghệ sĩ, đừng có nói mấy ảnh ăn chia không đều quay ra cắn nhau à nha. Bậy bạ hết sức! Thì đúng là cái giải thưởng Văn Việt ấy có nguồn tài trợ thật! Thì đúng là giải ngân kinh phí thật! Tiền nhiều để làm gì? Còn ai tài trợ ấy hả? Chắc không phải các nhà yêu nước, dân chủ hải ngoại, lực lượng giải phóng cứu độ chúng sinh gì gì đó đâu. Mị biết nhưng chả nói. Đi mà hỏi cụ Ngọc!
Chuyện là như thế, có gì đâu. Đã nói rồi, đó là cuộc đấu thanh giữa “Nghệ thuật vị nghệ thuật” và “Nghệ thuật vị nhân sinh”. Nghe chửa?
Nghe rồi thì cố mà hiểu, đừng đồn thổi lung tung!
Với cả, cấm cười, có cười thì nhớ che miệng. Đấy là chuyện làng văn nghệ, có phải tấu hài đâu mà cười… Vô duyên!
Mị

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2019

NGUYÊN NGỌC XƯA, NAY CÒN ĐÂU?

“Bã vinh hoa làm chết cả tâm hồn,
Ham mồi béo nạp mình cho quỷ dữ”...

NGUYÊN NGỌC XƯA, NAY CÒN ĐÂU?
Nguyên Ngọc xưa, nay còn đâu??
Nhiều người, nhất là lớp học sinh, sinh viên Việt Nam đều biết đến nhà văn mang bút danh Nguyên Ngọc với những tác phẩm đã đi vào bất hủ như “Rừng xà nu”, “Đất nước đứng lên”, “Đất Quảng”, “Đường chúng ta đi”… Tôi đã từng đọc đi đọc lại những tác phẩm này mà không cảm thấy chán. Thật đáng khâm một con người có lòng nhiệt huyết với đất nước, tích cực tham gia chiến đấu bằng ngòi bút, bằng tư tưởng cách mạng như Nguyên Ngọc.
Cho đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ mãi phẩm chất của T nú - nhân vật chính trong tác phẩm “Rừng xà nu” là một người có tính kỷ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng, dù bị kẻ thù đốt mười đốt mười ngón tay nhưng T nú không kêu nửa lời, anh luôn tâm niệm lời dạy của anh Quyết: “người cộng sản không thèm kêu van”. Và khi đọc truyện ngắn này tôi đã từng tin rằng tác giả “Rừng xà nu” cũng mang trong mình những phẩm chất như T nú, có khi còn nhiều hơn vì ông là tác giả, là cha đẻ của tác phẩm mà. Vậy nhưng, điều gì đã xảy ra với tác giả của “Rừng xà nu”? Sự trung thành, kiên trung với cách mạng, tính kỷ luật của nhà văn cách mạng lẽ nào đã sói mòn dần theo thời gian khi tại các buổi hội thảo sau khi đã về hưu, nhà văn Nguyên Ngọc liên tục cho rằng: “Tất cả các tác phẩm văn học viết trong chiến tranh đều là những kiểu viết minh họa đầy chất đặt hàng của Đảng mà không phải viết do cảm xúc, do tình người của nhà văn. Do đó những tác phẩm thời chiến không có giá trị, bây giờ ta phải có nhận thức mới để thoát khỏi sự can dự của Đảng”.
Tôi nghe sao mà thấy đắng chát, quá tàn nhẫn và bẽ bàng với chúng tôi, thế hệ hậu chiến tranh và được hun đúc tình yêu quê hương đất nước qua những tập truyện ngắn của các nhà văn cách mạng như ông. Chẳng lẽ những câu chuyện, những áng văn, những nhiệt huyết cách mạng trong các tác phẩm mà bao thế hệ chúng tôi lưu giữ là giả dối?! Vì ở một con người đã mượn văn học để nói lên nguyện vọng, tư tưởng của mình “chỉ có anh Cầm” (nhân vật trong “Đất nước đứng lên”) - người đại diện cho sự lãnh đạo của Đảng mới là gương sáng để đi theo. Vậy sao hiện tại lại có những suy nghĩ và hành động gây thất vọng đến thế???
Nhất là từ khi ông - nhà văn Nguyên Ngọc xưa kia đứng ra làm “lãnh tụ” cho Văn đoàn độc lập, cổ súy văn nghệ sỹ ly khai khỏi Hội nhà văn Việt Nam, bảo kê cho các văn sĩ chống Đảng lập nên trang Văn Việt ca tụng và trao giải thưởng vinh danh cho bất cứ tác phẩm và người nào có thành tích “chống cộng”, ông mơ về cái ngày được tận tay trao giải thưởng chính thức cho văn sĩ thời VNCH trong Dinh Thống Nhất… đã giết chết hình ảnh và tình cảm của chúng tôi đối với ông bấy lâu nay.
Một số ý kiến của ông như dạy lịch sử không nên “bồi đắp chủ nghĩa yêu nước”, “không nên ca ngợi các bà mẹ Việt Nam Anh hùng quá vì sẽ làm đau lòng các bà mẹ lính VNCH” là cớ vì sao? Làm sao lại cho rằng lịch sử “không nên bồi đắp chủ nghĩa yêu nước”? Không nên ca ngợi các Bà mẹ Việt Nam anh hùng vì sẽ làm khổ đau các bà mẹ “lính Việt Nam cộng hòa” trước đây? Có đúng là “trời đất đảo điên, lòng người thay đổi” rồi sao? Không bồi đắp chủ nghĩa yêu nước để cho con cháu chúng ta sau này sẵn sàng “rước voi về xéo mả tổ” để rồi không có hạt muối mà ăn như dân làng “Krông-hoa” trước kia sao? Không bồi đắp chủ nghĩa yêu nước để những kẻ ngoại xâm lại một lần nữa dày xéo quê hương, bắn giết dân lành, đốt phá làng xóm, quê hương như tên “A-lê-nô” trong Đất Quảng ư? Các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng luôn chịu đựng gian khổ, hy sinh để chồng, con đánh giặc cứu nước, đánh đuổi những tên như “thằng Pháp”, “A-lê-nô” để giành lấy muối, giành lại độc lập tự do, sao lại không ca ngợi? Những bà mẹ đó có đòi hỏi điều gì khi chồng, con không trở về đâu. Đây chỉ là tình cảm của dân tộc ta đối với họ mà thôi. Làm sao lại so sánh bà mẹ Việt Nam Anh hùng với những bà mẹ lính “cộng hòa”?
Bẵng đi một thời gian, mấy hôm nay tôi lại thấy tên ông “đại náo” mạng xã hội, tiếc thay sự trở lại đó không phải vì các tác phẩm vang bóng một thời mà vì một tuyên bố xanh rờn “rời bỏ Đảng”, có lẽ nào ông đã quên đi lời văn năm nào: “Ngày xưa, người đối với người coi nhau như thú dữ, bây giờ có Đảng, có chính phủ, có cán bộ… người với người mới tin yêu nhau, giúp nhau như thể anh em một nhà vậy. Đó là bản chất của Chủ Nghĩa Xã Hội chúng ta đấy bà con ạ...” trong “Mùa hoa thuốc phiện cuối cùng”!!!
Thưa nhà văn Nguyên Ngọc, tôi không quan tâm nhiều đến chính trị vì còn bộn bề với cuộc sống nhưng qua những lời ông nói, những việc ông làm và cả những bài viết về ông mà không khỏi suy nghĩ. Tôi tình cờ thấy dòng chia sẻ của Facebooker Trung Võ (được cho là của Trung tướng quân đội Võ Tiến Trung) viết thế này: “Sáng nay ngủ dậy đọc mấy lời của nhà văn Nguyên Ngọc nói về Đà Nẵng ông ấy nói rằng vì nôn nóng giành độc lập chúng ta chọn sai đường là đấu tranh bằng bạo lực mà không kiên trì đi theo con đường cải lương của Phan Chu Trinh. Tôi quá bất ngờ và tiếc nuối cho một Nguyên Ngọc anh hùng. Khi xưa ông ấy chưa được tuyên dương anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nhưng với tôi đã từng kính trọng ông coi ông là thần tượng, là anh hùng. Còn nhớ vào những năm 1966 - 1968 tôi đã nhiều lần ôm khẩu AK đi trước để đưa ông vào vùng sâu (vùng lõm của ta nằm sâu trong vùng địch tạm chiếm) nghĩa là tôi sẵn sàng chết cho ông được sống, một thời chúng tôi luôn mang bên mình bài bút ký của ông “Đường chúng ta đi” đó là hành trang quí giá nhất của chúng tôi khi ra trận, khi có những khó khăn chúng tôi lại đọc để củng cố niềm tin vào thắng lợi, vậy mà giờ đây Nguyên Ngọc lại xét lại lịch sử vô lương tâm chà đạp lên sự hy sinh của hàng triệu đồng bào ta đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc. Mất rồi, mất Vĩnh viễn một Nguyên Ngọc xưa! Đúng là “bã vinh hoa làm chết cả tâm hồn, ham mồi béo nạp mình cho quỉ dữ”. Đây có lẽ là lời tâm tình chua xót của vị tướng già về cây bút chiến sỹ Nguyên Ngọc đã góp phần không nhỏ làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc, thống nhất đất nước, đem lại nền hoà bình cho dân tộc. Tôi đã tự hỏi rất nhiều tại sao một con người như ông lại dễ dàng có suy nghĩ và hành động trái đạo lý thế. Phải chăng ông đã trở thành Bí thư Thiệt - nhân vật trong tiểu thuyết Đất Quảng (tập II) mà chính ông cũng không chịu nổi, đành phải dứt bỏ?
Dẫu sao những người như tôi - thế hệ từng một thời gối đầu giường các tác phẩm cách mạng của ông vẫn mong cuối cùng ông vẫn luôn là nhà văn Nguyên Ngọc, nhà văn Trung Thành trong mỗi chúng tôi. Cũng chỉ là hy vọng thế thôi./.

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Nhà văn Nguyên Ngọc tuyên bố ra khỏi Đảng

Việc nhà văn Nguyên Ngọc tuyên bố ra khỏi Đảng được các trang mạng phản động, các đối tượng chống đối lan truyền rất nhiều ngày hôm qua. Và theo suy nghĩ của cá nhân tôi, việc này nhiều khả năng là sự thật vì tôi đã biết những vấn đề liên quan đến ông Nguyên Ngọc từ lâu và cũng đã sớm dự đoán hành động này từ lâu.

Nhà văn Nguyên Ngọc tuyên bố ra khỏi Đảng

Nguyên Ngọc là một nhà văn nổi tiếng, được nhiều người biết đến với tác phẩm "Đất nước đứng lên" với các nhân vật cụ Mết, anh Tnú, em Dít,... đã đi vào tâm trí của bao người. Nhưng có điều nhiều người chưa biết đó là từ một nhà văn chuyên viết về các đề tài anh hùng cách mạng, ca ngợi cuộc kháng chiến của dân tộc, trong những năm 90 của thế kỷ trước, khi đất nước đang rất khó khăn, nhà văn Nguyên Ngọc đã có những thay đổi trong tư tưởng, hướng tới "tự do phương Tây""xã hội dân sự" mà đỉnh điểm nhất là đứng ra vận động thành lập Văn đoàn độc lập - một tổ chức theo khuynh hướng một tổ chức xã hội dân sự được nhiều tổ chức phương Tây tài trợ. Từ lâu, cùng với nhiều văn nghệ sỹ khác như Nguyễn Duy, Nguyễn Xuân Diện... Nguyên Ngọc đã nhiều lần phê phán sự lãnh đạo của Đảng, yêu cầu thoát ly văn học, nghệ thuật ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng.
Tôi nghĩ, chẳng phải đến khi UBKT kỷ luật Chu Hảo, nhà văn Nguyên Ngọc mới xin ra khỏi Đảng mà đã từ lâu, ông ta đã tự đặt mình ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, hành động đi ngược lại với lợi ích của Đảng, vi phạm những điều Đảng viên không được làm. Việc tuyên bố rùm beng này được đưa ra chỉ nhằm thu hút sự chú ý dư luận, khi kẻ cùng hội cùng thuyền với ông ta, Chu Hảo bị kỷ luật.
Nhiều người cho rằng việc một nhà văn có tiếng xin ra khỏi Đảng sẽ ảnh hưởng tới uy tín của Đảng. Nhưng tôi cho rằng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ không mấy bận tâm vấn đề này bởi lẽ chúng ta đang đấu tranh với những Đảng viên "tự diễn biến, tự chuyển hóa" ngay trong Đảng. Chúng ta rất cần những người tài để xây dựng Đảng nhưng chúng ta không cần những kẻ thoái hóa, tự diễn biến, đi ngược lại với uy tín của Đảng.
Việc một Đảng viên "tự diễn biến" tự ra khỏi Đảng không phải là thất bại của Đảng, mà là sự thất bại đáng xấu hổ của chính Đảng viên đó, khi không giữ vững được tư tưởng, giữ vững được lời hứa trung thành với Đảng. Và khi thấy mình không xứng đáng là một đảng viên, tự ra khỏi hàng ngũ là điều nên làm. 

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2018

LÝ GIẢI NGUYÊN NHÂN NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC TRỞ THÀNH KẺ TRỞ CỜ, HÈN HẠ


Nhà văn Nguyên Ngọc tên thật là Nguyễn Văn Báu, sinh ngày 05/9/1932. Sinh ra quê ở xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Năm 1950, gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam khi tuổi đời còn rất trẻ (đang học trung học phổ thông), Nguyên Ngọc tham gia chiến trường chính ở mảnh đất Tây Nguyên, thuộc Liên khu V lúc bấy giờ. Sau một thời gian ở đơn vị chiến đấu, chuyển sang làm phóng viên báo Quân đội nhân dân Liên khu V và lấy bút danh Nguyên Ngọc. Sau thời kỳ làm báo, ông tham gia tích cực trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và chấn hưng giáo dục Việt Nam. Sau chiến tranh, ông có thời gian làm Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ. Trong thời kỳ đổi mới và phong trào Cởi mở, ông đã có những đổi mới quan trọng về nội dung tư tưởng của tờ báo và được coi là người có công phát hiện, nâng đỡ nhiều nhà văn tên tuổi sau này như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư, Phạm Thị Hoài...

Tuy vậy, trải qua những thăng trầm biến cố, trong cuộc đời của Nguyên Ngọc cũng đã từng có những quyết định sai lầm: Ông cũng từng tham gia phong trào quần chúng biểu tình phản đối việc gây hấn, xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông năm 2011 trong bối cảnh có sự ngăn cấm; Là một con người tự đánh giá mình quá cao, Nguyên Ngọc đã đưa ra đề cương “Đổi mới nền văn học Việt Nam” theo quan điểm của riêng cá nhân ông. Nguyên Ngọc đưa ra thuyết “tự chọn món ăn” - có thể hiểu nôm na là theo ông ở trong văn học, mọi người muốn viết gì thì viết và các tác phẩm không cần phải qua một cơ quan nào để kiểm duyệt; bên cạnh đó, ông quan niệm và đưa ra cách nhìn về văn học của những năm 1945 vào thực tế văn học Việt Nam lúc bấy giờ, nó hoàn toàn không phù hợp và làm kìm hãm sự phát triển của Văn học Việt Nam.

Chính từ lối suy nghĩ và hành động đó, trong thời gian gần đây nhất, Nguyên Ngọc không được bầu vào Ban Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam. Và cũng từ đó, ông bộc lộ tư tưởng bất mãn, chống đối cao độ. Cách đây không lâu, ông đứng ra chủ trương thành lập cái gọi là “Văn đoàn độc lập Việt Nam” do chính ông làm Trưởng ban.
Thực chất khi thành lập “Văn đoàn độc lập Việt Nam” đó là Nguyên Ngọc muốn thông qua đó để thành lập tổ chức mang danh “xã hội dân sự” để lừa bịp và tập hợp quần chúng, đến một lúc nào đó đủ mạnh sẽ tuyên bố công khai hóa thành các đảng phái đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, đấu tranh đòi đa nguyên đa đảng, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Và thực tế sau khi ra đời, “Văn đoàn độc lập” đã phủ nhận mọi công lao của Hội Nhà văn Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam cũng như với sự phát triển của dân tộc Việt Nam.

LÝ GIẢI NGUYÊN NHÂN NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC TRỞ THÀNH KẺ TRỞ CỜ, HÈN HẠ

Với bản chất không có gì tốt đẹp đó cho nên sau khi hô hào thành lập, Nguyên Ngọc chỉ lôi kéo được một số người có tư tưởng bất mãn, chống đối chế độ đi theo bước chân của ông như một số nhân vật có tai tiếng: Nguyễn Quang A, Hà Sĩ Phu, Phạm Chí Dũng, Phạm Xuân Nguyên….

Như vậy, cũng chỉ trong một thời gian không dài, riêng đối với nhà văn Nguyên Ngọc đã mất đi tinh thần, ý thức của một người đảng viên Đảng Cộng sản, mất đi khí chất của một người lính hùng tráng năm xưa. Ngày nay khi nói đến Nguyên Ngọc, người ta không nghĩ về một nhà văn với những tác phẩm bất hủ của mình mà thay vào đó, họ đang thầm tiếc nuối cũng như bày tỏ sự tức giận đối với một con người muốn đi ngược lại với sự phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam.

LÝ GIẢI NGUYÊN NHÂN NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC TRỞ THÀNH KẺ TRỞ CỜ, HÈN HẠ

Tại một quán café ở phố Ngô Thời Nhiệm, Quận 3, TP Hồ Chí Minh, Nguyễn Quang A là kẻ trực tiếp quay clip, dẫn dắt câu chuyện cho nhà thơ Nguyễn Duy kể về nhận vật Bé Bê - làm tay sai cho Pháp bị chị Võ Thị Sáu giết hụt tố chị Sáu “tâm thần”, nhà tưởng niệm chị Sáu ở quê là nơi “chị em chị Sáu tiếp khách” (kiểu mua vui). Sau đó, thêm một người tự nhận ở quê chị Sáu biết rõ anh chị em, bố mẹ chị Sáu cho dân chúng vùng Đất Đỏ ở đây đều biết chị Sáu là “tâm thần”. Đồng thời, xuất hiện một cô gái được giới thiệu làm phim về chị Võ Thị Sáu công nhận, chị gái của chị Sáu nói chị Sáu bị “chập”.

Câu chuyện với sự tham gia hào hứng của hầu hết các “nhân sỹ trí thức” trong cái gọi là “Văn đoàn độc lập” như Nguyên Ngọc, Hoàng Hưng, Hoàng Dũng… cùng nhà tài trợ chính giải thưởng là ông Nguyễn Quang A (một kẻ dày đặc thành tích chống phá chính quyền) đã cho thấy đây hoàn toàn không phải là cuộc trò chuyện phiếm kiểu “trà dư tửu hậu” của những văn sỹ, mà là một cuộc sắp đặt có chủ đích của những đạo diễn và diễn viên “không chuyên” nhưng đang được tung hô như là “nhân chứng” tố ngành Công an, Đảng Cộng sản Việt Nam dựng lên những “anh hùng” không có thật để cổ vũ dân chúng đánh đuổi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ - một cuộc chiến tranh giành độc lập mà chính những “gương mặt” tham dự này đã dành nhiều công sức để đánh đổi ý nghĩa của nó với hòa bình ngày nay, chứng minh nó là “cuộc chiến huynh đệ tương tàn”, “vô nghĩa”, “đánh đuổi đi các nền văn minh”…

LÝ GIẢI NGUYÊN NHÂN NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC TRỞ THÀNH KẺ TRỞ CỜ, HÈN HẠ

Chị Võ Thị Sáu, nữ anh hùng huyền thoại vùng Đất Đỏ, tượng của Chị đã dựng ở Côn Đảo, được người dân cả nước ngưỡng mộ, nườm nượp đến viếng chị như một biểu tượng cho sự anh hùng bất khuất của dân tộc. Đặc biệt là, những cán bộ chiến sỹ ngành Công an Việt Nam lấy hình tượng của chị Võ Thị Sáu như là biểu tượng tinh thần xả thân vì nước cho mỗi chiến sỹ Công an hiện nay. Dễ hiểu vì sao những kẻ luôn luôn mong ngóng ngày đêm “năm sau sẽ trao giải thưởng ở Dinh Thống Nhất” này cần phải đạp đổ.

-------------

Nữ anh hùng Võ Thị Sáu:

Câu chuyện này cũng gần giống như một câu chuyện ở nước Nga. Người bị xuyên tạc để hạ bệ cũng là một nữ anh hùng trẻ tuổi: Zoya Kosmodemyanskaya. Chị Sáu (sinh năm 1933) hy sinh cách đây vừa tròn 65 năm (năm 1952). Zoya sinh năm 1923, hy sinh năm 1941. Cả hai đều vừa bước qua tuổi 18 thanh xuân và đều được truy tặng danh hiệu Anh hùng. Ấy vậy mà một số nhà văn và tờ báo tại Nga (nhà văn A.Zhovtis, bác sĩ A.Melnikov, Andrey Bilzho, tờ “Luận chứng và sự kiện”…) xuyên tạc rằng trước chiến tranh, Zoya đã nhiều lần nằm điều trị ở bệnh viện Kashenko với chẩn đoán bị tâm thần phân liệt. Cái ý kiến vẩn vơ thiếu kiểm chứng đó, đã ngay lập tức được một số người vồ vập, coi đó là bằng chứng 100% cho thấy Zoya bị bệnh lý tâm thần.

Trước sự xuyên tạc trắng trợn lịch sử và phỉ báng nữ anh hùng của những kẻ phản động, các chuyên gia đã vào cuộc ngay. Và sự thật đã được phơi bày: bọn chúng đã nói láo, chúng tịt ngóp, không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào để khẳng định ý kiến của mình.

Việc xuyên tạc hết sức phản cảm và lộ liễu này cho chúng ta thấy một điều rằng ngày tàn của giới “dân chủ” và đám phản động đã đến. Họ không còn có thể viện vào lý do hay câu chuyện nào để xuyên tạc, bôi nhọ hay chống phá nữa. Dân trí dân mình giờ đã cao, không thể dựa vào những lý luận bậy bạ để chia rẽ nhân dân với nhà nước được.

Chỉ có một điều, thật đáng tiếc cho những nhà văn, nhà thơ, tiến sĩ khoa học… (cán bộ Viện Văn học, chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội..) đã tự đánh mất hết liêm sỉ của bản thân và uy tín với người dân trong nước. Tiếc cho cả đời cống hiến và được một bộ phận xã hội ghi nhận, nhưng càng già thì càng đổ đốn, tự đốt đi “cái danh” với đời. Đặc biệt là tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A, khi đã thụ hưởng điều kiện ăn học, kinh doanh thuận lợi do Nhà nước hết sức tạo điều kiện và có một tài sản kếch xù, vẫn không làm ông này hài lòng với cuộc sống. Ông quyết định trở thành một “ngọn cờ dân chủ” đại diện cho giới “nhân sỹ trí thức” trong cái gọi là “phong trào dân chủ Việt Nam” để được các chính khách phương Tây, giới chống đối cả trong và ngoài nước săn đón. Ông “sa ngã” vào con đường chống đối, phản động cũng từ cái “tâm lí ham của mới, ham được ca tụng”. Một kẻ “bội bạc đất nước” được sinh ra từ đấy.


Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

Quyết định rời bỏ Hội Nhà văn Việt Nam, Nguyên Ngọc càng sa lầy trong chính vũng bùn mình tạo ra


Lỗi lầm là của Nguyên Ngọc:

Khi Nguyên Ngọc và một số Nhà văn cùng hội, cùng thuyền với mình ra tuyên bố thành lập “Văn Đoàn Độc lập” (Ngày 03/3/2014) - một tổ chức ngoài Hội Nhà Văn Việt Nam, nơi mà Nguyên Ngọc và những người kia đã từng được nuôi nấng để lớn lên trên văn đàn Việt Nam sau hòa bình (1957). Việc này làm cho dư luận thắc mắc và tự hỏi có phải Nguyên Ngọc và những người cùng phe của mình muốn đối lập với Hội Nhà Văn Việt Nam, và ông ta chọn đây là cơ hội tốt nhất của đời ông vùng lên thoát khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam về văn học rồi từ đó ông và những kẻ cùng hội cùng thuyền của mình với cảm hứng mới không bị đè nén bởi lý luận Cộng Sản; họ sẽ có những tác phẩm tuyệt vời, những áng văn có thể tự tin thi thố với các tác phẩm được giải Nobel làm rạng rỡ nền Văn học Việt Nam mà trước đó chưa ai làm ngoài ông?

Tuy nhiên đi ngược lại thời gian ta thấy những hành vi của Nguyên Ngọc làm cho những người lương thiện đặt dấu chấm hỏi nghi ngờ.

Chúng ta chưa quên khi được giao nhiệm vụ làm Tổng Biên tập Báo Văn nghệ và Phó tổng thư ký Hội Nhà Văn VN, Nguyên Ngọc đã o bế Nguyễn Huy Thiệp (1), Phạm Thị Hoài cho đăng những truyện ngắn, những tiểu luận chửi vung vít danh nhân và lịch sử Việt Nam. Cho đến lúc Nguyễn Huy Thiệp bị bắt do vi phạm pháp luật Việt Nam khi viết lời thoại cho một bộ phim được dàn dựng và đạo diễn ở Pháp; nội dung anh ta chửi bới tất cả Dân tộc Việt Nam và bị sửa đi sửa lại nhiều lần cho hợp với ý đồ xấu của họ, rồi Thiệp lén lút nhận một số tiền của kẻ đặt hàng! Lúc này Nguyên Ngọc mới bị tổ chức phê phán và cách chức buộc rời khỏi các vị trí quan trọng nhất trong đời văn của ông mà trước đó ông mơ tưởng mình sẽ là người quyết định bước đi tới của sự nghiệp Văn học Việt Nam, thiên hạ sẽ nằm trong tay ông, rồi họ sẽ ngưỡng mộ ông, coi ông là lãnh tụ tinh thần của họ!

Quyết định rời bỏ Hội Nhà văn Việt Nam, Nguyên Ngọc càng sa lầy trong chính vũng bùn mình tạo ra
Nguyên Ngọc cùng với những đồng đảng của mình

Nguyên Ngọc tự ném mình vào đen tối

Nguyên Ngọc liền quay ngoắt lại chống phá Nhà nước Việt Nam qua các tham luận tại các hội thảo; Nguyên Ngọc liên tục đưa ra những khái niệm mới do ông nghĩ ra nào là “Tất cả các phẩm văn học viết trong chiến tranh (Việt Nam) đều là những kiểu viết “minh họa” đầy chất đặt hàng của Đảng mà không phải viết do cảm xúc, do tình người. Do đó những tác phẩm thời chiến không có giá trị, bây giờ ta phải có nhận thức mới để thoát khỏi sự đặt hàng của Đảng". Những nhận định hồ đồ thiếu suy nghĩ này không biết ông ta có nghĩ tới rằng Đất Nước Đứng Lên, Rừng Xà Nu, Đường chúng ta đi, Đất Quảng (1) có phải do ông đã ngu ngốc “minh họa” theo đơn đặt hàng của Đảng hay ông tự viết ra từ cảm xúc một người lính khi đối mặt với kẻ thù gian ác mà chính ông đã từng vạch tội chúng trong các tác phẩm nói trên?

Vì muốn trả thù Đảng do bất mãn mà Nguyên Ngọc không kiềm nổi chính mình đã điên cuồng làm những hành vi sai trái cho nó ra sao thì ra, ông vội quên đi những dòng viết còn chưa ráo mực của ông rằng: “Ngày xưa, người đối với người coi nhau như thú dữ, bây giờ có Đảng, có chính phủ, có cán bộ… người với người mới tin nhau, giúp nhau như thể anh em một nhà vậy. Đó là bản chất của Chủ nghĩa xã hội đấy, chúng ta đấy bà con ạ…”. (xem Mùa hoa thuốc phiện cuối cùng, khi ông viết về vùng cao Mèo Vạc) .

Trước khi hô hào, vận động để thành lập Văn Đoàn Độc Lập, Nguyên Ngọc có một “âm mưu rất chiến lược” mà chỉ có người ngây thơ về chính trị mới không nhận ra: Đó là ông đi diễn thuyết từ Nam chí Bắc hô hào, khuếch trương, ca ngợi nêu gương, tô son trát phấn cho Nhà chí sĩ Phan Châu Trinh, ông và đồng đảng mới của ông cho rằng Phan Châu Trinh mới là người yêu nước chân chính và nếu Dân tộc Việt Nam biết đi theo con đường của Phan Châu Trinh phải “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” thì đất nước ta “sẽ không điêu tàn như ngày nay”; cái cốt lõi của Nguyên Ngọc muốn làm là phủ định sạch trơn Chủ nghĩa Xã Hội ở Việt Nam, phủ định sự lãnh đạo Đảng Cộng Sản ở Việt Nam và cuối cùng Nguyên Ngọc cũng không còn dấu nổi hành vi phản đảng tất yếu của mình: “ló cái đuôi con hồ ly tinh” mà bao năm y dấu kín, là thò tay ký “Bản góp ý Sửa đổi Hiến Pháp 2013” mà trong đó phủ định hoàn toàn Đảng Cộng Sản, như bỏ điều 4 trong Hiến Pháp, chấp nhận đa nguyên, đa đảng, đổi tên nước, thay quốc kỳ, lập lưỡng viện, tam quyền phân lập v.v…

Quyết định rời bỏ Hội Nhà văn Việt Nam, Nguyên Ngọc càng sa lầy trong chính vũng bùn mình tạo ra


Nhận thức lại hay sự phục thù

Nguyên Ngọc và những người “dân chủ” thường cùng “Anh thư” Bùi Thị Hằng xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, ra nhiều yêu sách đòi Việt Nam phải đánh Trung Quốc, đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa. Ông cũng kiện Truyền hình Hà Nội vì đã gọi ông và Nguyễn Huệ Chi là “những tên phản động”.

Tuyên bố thành lập “Văn đoàn độc lập” Nguyên Ngọc đưa ra cái lý do: "Sau năm 1975, kết thúc một thời kỳ lịch sử kéo dài hơn trăm năm, đất nước cần một cuộc phục hưng dân tộc căn bản, mà nền tảng là phục hưng văn hóa. Tiếc thay công cuộc cần thiết và nghiêm trang ấy đã không diễn ra như mong đợi. Trái lại văn hóa Việt Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản văn tốt nhất, uy hiếp đến cả sự tồn vong của dân tộc. Những người viết văn tiếng Việt không thể nói rằng mình hoàn toàn không có phần trách nhiệm về thực trạng đó. Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học là thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội. Trong bước ngoặt lớn này của lịch sử, văn học Việt Nam đã không làm đúng được vai trò của mình…”

Nguyên Ngọc đưa ra cái lý do rất kỳ quái và giả dối: Thực tế từ sau khi thống nhất đất nước, đội ngũ những nhà viết văn chúng ta ngày càng đông đảo và đóng góp nhiều tác phẩm văn học có giá trị được dư luận và bạn đọc trong nước, ngoài nước hoan nghênh và cổ vũ. Nhiều thành viên của Hội nhà văn được đào tạo chính quy ở trong nước hoặc nước ngoài, quan hệ giao lưu giữa Hội và Quốc tế bè bạn ngày một cởi mở, đổi mới. Bỗng nhiên Nguyên Ngọc giả vờ thức tỉnh và phủ định sạch trơn những thành tựu văn học kháng chiến trong đó có những tác phẩm của chính mình. Nguyên Ngọc đã kéo còi báo động giả vì không hề có chuyện làm cho Nguyên Ngọc và những kẻ đồng đảng “lo lắng đầy trách nhiệm” là hiện nay Văn học Việt nam đã “đánh mất những giá trị nhân bản căn cốt nhất…” và “ đã lộ rõ nguy cơ uy hiếp đến cả sự tồn vong của dân tộc”.

Chính Nguyên Ngọc và đồng đảng mới là nhân tố xấu kích động cho sự mất an toàn của sự tồn vong của nền văn học Việt Nam qua việc bọn họ ca ngợi, khuyến khích, o bế, đánh giá cao, kết bè với nhóm văn chương quái gỡ MỞ MIỆNG, nơi mà từ ngữ trên thơ văn được cho là “thơ rác, thơ thối” vô cùng bẩn thỉu tục tĩu của nhóm thơ này nó được bày trên “bàn tiệc thơ” mà thực khách là Nguyên Ngọc cùng đồng lõa đã khoái trá thưởng thức những bộ phận sinh dục, những kiểu làm tình của loài dê chó, những câu thơ mà chính cha mẹ, người thân của các “nhà thơ MỞ MIỆNG” đó (Khúc Duy, Bùi Chắt, Lý Đợi, Nguyễn Quán) cũng phải quay mặt buồn nôn, khinh bỉ và nguyền rủa !!! Vậy thì cái “nguy cơ của tồn vong dân tộc” do Nguyên Ngọc tuyên bố là láo toét, là giả nó xuất phát từ thâm tâm đen tối, hằn học muốn trả thù cho bỏ tức, nham hiểm ứng dụng theo hành vi của loại côn đồ ở chợ Cầu Muối như người Sài Gòn thường ví von cho kẻ bất lương giả dạng tử tế! Cuối cùng “tham vọng soán ngôi của rác thối” do Nguyên Ngọc và đồng đảng đề xướng đã bị thất bại và bị dư luận lương thiện lên án gay gắt!

Tại sao Nguyên Ngọc lại quay ngoắt lại như vậy

Mọi chuyện đều có nguyên nhân chính của nó, như tôi đã nói ở trên. Khi bị buộc từ chức Tổng Biên tập Báo Văn Nghệ và cách chức Phó TTK Hội Nhà Văn, vì những sai lầm có tính nguyên tắc, Nguyên Ngọc về hưu ôm hận thù chờ cho đến một ngày…

Năm 2000 Nguyên Ngọc được mời nhận Huân chương Độc Lập hạng nhì, nhưng từ chối không nhận, bác bỏ nó vì có hai lý do mọi người đều biết: Là Nguyên Ngọc tự cho mình phải là hạng nhất, có cống hiến nhiều thế, có nằm gai, nếm mật nhiều thế sao lại hạng nhì, thế đứa nào là hạng nhất. Nhưng thực tế năm đó không có ai giành hạng nhất. Người ta biết thừa rằng Nguyên Ngọc bực tức, bất mãn đến điên cuồng vì các thành viên trong hội đồng xét duyệt các Giải thưởng văn học năm ấy không bỏ phiếu cho ông để được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh! Và sau đó còn vài giải nữa Nguyên Ngọc đều tẩy chay cho mình phải là người đoạt hạng nhất, hạng thấp hơn ông không nhận. Ông ta muốn mọi người tôn sùng ông, coi ông là lãnh tụ, ông phải là con người quyết định mọi việc cho người khác, không ai có quyền quyết định giùm ông.

Nguyên Ngọc là người có bản tính cố chấp đến cùng, trong một bài viết nịnh Nguyên Ngọc nhưng Trần Đăng Khoa cũng phải buột miệng: “Nguyên Ngọc gàn lắm! Cực đoan lắm. Có người bảo, Nguyên Ngọc đã quyết cái gì thì không ai có thể ngăn cản nổi. Có túm tay ông kéo lại thì lập tức ông hoá thành anh La Văn Cầu, rút mã tấu chặt phéng ngay cái cánh tay bị níu giữ ấy ngay…” Đúng thật vậy, Nguyên Ngọc đã trải qua hết sai lầm này đến sai lầm khác mà không hề tự vấn, tự nhận lấy sai lầm vẫn lao lên làm bậy như một con thiêu thân!

Văn đoàn độc lập hay nơi tụ tập của kẻ bất mãn, bọn chống phá, lũ chiêu hồi

Người ta đọc danh sách 61 người ký tên vào bản tuyên bố thành lập Văn Đoàn Độc lập không rõ từ ấy đến nay có thêm nhân vật nào ký tên thêm nữa không; chỉ biết có một người đã chết (Bùi Ngọc Tấn) vài người vào tù, và có một số người rút tên khỏi hội của Nguyên Ngọc đó là: Nguyễn Quang Lập, Dạ Ngân, Trần Kỳ Trung. Lướt qua 61 gương mặt Nhà Văn ấy ta thấy ít nhất là 15 người đã từng vào tù vô khám vì lý do làm gián điệp cho nước ngoài, tham nhũng, lợi dụng tự do để viết bậy, vài người là chiêu hồi chạy trốn đang sống lưu vong ở nước ngoài, 12 người là gốc Việt có quốc tịch nước ngoài. Hầu hết họ đều là những người có ân oán với Dân tộc! Những nhà văn nói trên trừ Nguyên Ngọc chẳng ai có gương mặt sáng sủa và có tác phẩm nào đáng giá để cho công chúng đọc. Nếu có chăng là một vài tác giả vì “nhận thức lại” đã bị khai trừ khỏi đảng như Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự, Mai Thái Lính, Hoàng Hưng… Điều làm chúng ta chú ý là trong danh sách trên có nhiều người có quốc tịch nước ngoài cũng đã có dày dạn “thành tích” chống phá Tổ quốc nhưng lại có tiềm năng kinh tế, Nguyên Ngọc láu cá bắt được cả hai tay: Vừa có ý “hòa hợp hòa giải” một động thái xu nịnh bọn chống cộng ở nước ngoài, vừa kiếm được chỗ tài trợ cho hội của ông !

Một năm đi hai dây

Tính từ ngày 03/3/2014 khi ra tuyên ngôn thành lập, chưa thấy có hội của Nguyên Ngọc làm thêm được cái gì, chỉ với một vài giải thích khiến người ta nghĩ đây là hội hè của bọn lừa đảo là: Hội này không có mâu thuẫn, cạnh tranh hay đối lập với Hội nhà Văn Việt Nam, bọn họ vừa yên hùng vừa hèn nhát sợ bị Pháp luật Việt Nam trừng trị vì theo luật Việt Nam khi lập hội có tầm Quốc gia phải được sự chấp thuận và ra quyết định của chính quyền cấp Nhà nước, nếu chưa có quyết định thì mọi hoạt động đều bị coi là ngoài vòng pháp luật. Nguyên Ngọc cũng tự cho mình là “kẻ có tóc” nên phải rình rập nghe ngóng rồi mới dám đi bước nữa. Tấm gương hội “Những người kháng chiến cũ” còn đó: Những nhân vật cộm cán “vua biết mặt, chúa biết tên” như Nguyễn Hộ, Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Nguyễn Nam Khánh hễ cà chớn chống lại Nhà nước thì… còn có thể vào tù chứ thá gì cái thứ loại nhì như Nguyên Ngọc !

Cái mốc là ngày 05/5/2015 tại Đại hội Nhà văn cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh, để tiến tới Đại hội Nhà văn toàn quốc vào tháng 7/2015. Dach sách các Nhà văn vừa có tên trong Hội Nhà Văn Việt Nam vừa có tên trong Văn Đoàn Độc Lập yêu cầu bị gạch tên không để tham dự Hội Nhà văn VN nhiệm kỳ này. Có tiếng bấc, tiếng chì trong vấn đề này nhưng tôi nghĩ việc gạch tên hoàn toàn đúng. Vì theo Tuyên bố của Văn Đoàn Độc lập có nói rõ: “Ở trong hội Nhà văn Việt Nam các quyền tự do cơ bản của con người thực tế bị vi phạm trầm trọng, đương nhiên đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút, làm mờ nhạt và tắt lụi các tài năng. Quyền tự do sáng tác và tự do công bố tác phẩm đang là đòi hỏi sống còn của từng nhà văn và của cả nền văn học. Không có những quyền tự do tối thiểu đó thì không thể có một nền văn học đàng hoàng…”.

Tuy nhiên cả hai phía đều im lặng hàng năm trời, chỉ khi Đại hội Nhà Văn Thành Phố Hồ Chí Minh gạch tên những thành viên của Văn Đoàn Độc Lập thì lập tức (11/5) có 20 người vừa tham gia Hội Nhà văn Việt Nam vừa tham gia Văn đoàn độc lập ra tuyên bố rời bỏ Hội Nhà văn Việt Nam trong đó có Nguyên Ngọc, hai mươi người này đã chơi trò xiếc đi trên dây từ ngày ra tuyến bố thành lập Văn Đoàn độc (03/3/2015) lập tới giờ. Có lẽ họ vừa lo lắng, vừa chờ đợi sự xuống thang, lời mời mọc vỗ về và hứa hẹn của Hội Nhà Văn Việt Nam cho họ một chỗ đứng xứng tầm với họ, nếu không muốn sập tiệm, tan tành vá may! Qua việc này mới thấy Nguyên Ngọc người luôn cho mình là có “tầm cao” nhưng thật ra không phải như thế…lạc nước rồi cụ Nguyên Ngọc ơi !

Số phận của cái gọi là Văn đoàn Độc Lập

Năm 1990 -1991, khi Đảng Cộng Sản Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ thì dư chấn của nó lay chuyển đến tận Đảng Cộng sản Việt Nam, hơn 400 ngàn Đảng viên tự rời bỏ Đảng, có người ra tuyên bố công khai, có người lẳng lặng chuồn. Nhiều người tưởng rằng rồi Đảng CSVN cũng sẽ bị sụp đổ như Liên Xô vậy, nhưng đâu có chuyện đó, chỉ thấy thấm thía là cuộc đời này vẫn có những anh chàng sống theo “thế thái nhân tình”…có ăn thì nhào vô kiếm chác, có khó khăn thì mạnh thằng nào thằng ấy chạy, sống chết mặc bay, nhưng mồm thì luôn rao giảng đạo đức làm người… Những người rời bỏ Hội Nhà Văn Việt Nam chính là những kẻ như vậy!

Mới đây chỉ mới một năm, Đảng viên có 40 năm tuổi đảng: Lê Hiếu Đằng đang yên lành, bị kẻ xấu chọc ngoáy, bỗng ông ta bật lên như cái lò xo, rồi om sòm chửi bới, nguyền rủa và tẩy chay đảng, kết tội Đảng CSVN là “độc ác hơn Ngụy”, ông tố cáo Đảng CSVN “đã lừa ông từ một Sinh viên ở đô thị miền Nam đang sống tự do và sung sướng” bỏ chạy vào bưng biền, hy sinh chiến đấu, chịu hiểm nguy và đói khát gần chục năm trời mà khi ra Thành phố thì “cả ông và nhân dân ông không kiếm được gì…” Cho nên ông tuyên bố rời bỏ đảng, thành lập đảng Dân chủ Xã hội “để cho Đảng biết mặt ông” và sau khi ông ra khỏi đảng rồi sẽ có hàng triệu người noi gương ông cũng sẽ bỏ đảng, nên đảng nhất định sụp tiệm! Lê Hiếu Đằng già cả thành lú, ông không thuộc câu ngạn ngữ Việt Nam “Không mợ thì chợ cứ đông, mợ đi đánh đĩ chẳng mong mợ về”.

Sau đó vài tháng thì Lê Hiếu Đằng chết, mộng bá vương khi đã ở 69 tuổi đã tan vỡ theo căn bệnh tiền liệt tuyến quái ác, nếu không có nó thì…Cộng Sản sẽ toi đời trước ông !

Số phận của Nguyên Ngọc và cái Văn Đoàn Độc lập của ông nhất định cũng chung số phận với Lê Hiếu Đằng, bởi những người lập ra nó, đều có tuổi tác rất già nua (Nguyên Ngọc 84) còn tài năng và nhân cách thì thấp kém theo kiểu Lê Hiếu Đằng.

Chế Trung Hiếu.

****

(1) Nguyễn Huy Thiệp đã từng nhận định về Hội Nhà Văn Việt Nam rằng: “…Nhìn vào danh sách 1000 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam người ta đều thấy đa số đều già nua không có khả năng sáng tạo và hầu hết đều…”vô học”, tự phát mà thành danh. Trong số này có tới hơn 80% là nhà thơ tức là những người chỉ dựa vào “cảm hứng” để tùy tiện viết ra những lời lẽ du dương phù phiếm vô nghĩa nhìn chung là lăng nhăng, trừ có dăm ba thi sĩ tài năng thực sự (số này đếm trên đầu ngón tay) là còn ghi được dấu ấn ở trong trí nhớ người đời còn toàn bộ có thể nói là vứt đi cả…”

(2) Những tác phẩm văn học của Nguyên Ngọc, riêng Đất Quảng ông chỉ viết đến Tập 1..

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

Nguyên Ngọc - Một nhà văn lầm lạc

Nhắc đến Nguyên Ngọc chúng ta thường nói đến một nhà văn, nhà báo, biên tập, dịch giả, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục nổi tiếng của Việt Nam, đặc biệt là đối với chiến trường Tây Nguyên. Nguyên Ngọc từng nổi tiếng với các tác phẩm đã đi vào lịch sử của cả dân tộc Việt Nam như: Đường chúng ta đi, Đất nước đứng lên, Rẻo cao, Đất Quảng…. Và chắc hẳn mỗi chúng ta không thể nào quên được giọng văn hào hùng, đầy nhiệt huyết khi đọc tác phẩm “Rừng xà nu” - một tác phẩm nổi tiếng của Nguyên Ngọc khi miêu tả về khí chất con người cũng như cuộc chiến tranh xảy ra trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ. Chính bởi những tác phẩm này, nhà văn Nguyên Ngọc đã có những đóng góp to lớn vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc trên mặt trận văn hóa nghệ thuật phục vụ kháng chiến.

Khái lược sơ qua về nhân thân, lai lịch của nhà văn Nguyên Ngọc có thể thấy rõ nhiều điểm nổi bật:

Nhà văn Nguyên Ngọc tên thật là Nguyễn Văn Báu, sinh ngày 5/9/1932. Ông quê ở xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Năm 1950, ông gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam khi tuổi đời còn rất trẻ (đang học trung học phổ thông), Nguyên Ngọc tham gia chiến trường chính ở mảnh đất Tây Nguyên, thuộc Liên khu V lúc bấy giờ. Sau một thời gian ở đơn vị chiến đấu, ông chuyển sang làm phóng viên báo Quân đội nhân dân Liên khu V và lấy bút danh Nguyên Ngọc. Sau thời kỳ làm báo, ông tham gia tích cực trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và chấn hưng giáo dục Việt Nam. Sau chiến tranh, ông có thời gian làm Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập Báo Văn nghệ. Trong thời kỳ đổi mới và phong trào cởi mở, ông đã có những đổi mới quan trọng về nội dung tư tưởng của tờ báo và được coi là người có công phát hiện, nâng đỡ nhiều nhà văn tên tuổi sau này như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư, Phạm Thị Hoài...

Nhà văn Nguyên Ngọc (ngoài cùng bên phải)
Có thể nói, đối với các nhà văn cùng thế hệ Nguyên Ngọc xứng đáng là người bạn đồng nghiệp tin cậy; đối với đất nước, ông là người nghệ sĩ kinh qua hai cuộc chiến tranh vĩ đại và có những đóng góp to lớn cho dân tộc Việt Nam.

Tuy vậy, trải qua những thăng trầm biến cố, trong cuộc đời của Nguyên Ngọc cũng đã từng có những quyết định sai lầm: Ông cũng từng tham gia phong trào quần chúng biểu tình phản đối việc gây hấn, xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông năm 2011 trong bối cảnh có sự ngăn cấm; là một con người tự đánh giá mình quá cao, Nguyên Ngọc đã đưa ra đề cương “Đổi mới nền văn học Việt Nam” theo quan điểm của riêng cá nhân ông. Nguyên Ngọc đưa ra thuyết “tự chọn món ăn” - có thể hiểu nôm na là theo ông ở trong văn học, mọi người muốn viết gì thì viết và các tác phẩm không cần phải qua một cơ quan nào để kiểm duyệt; bên cạnh đó, ông quan niệm và đưa ra cách nhìn về văn học của những năm 1945 vào thực tế văn học Việt Nam lúc bấy giờ, nó hoàn toàn không phù hợp và làm kìm hãm sự phát triển của Văn học Việt Nam.

Chính từ lối suy nghĩ và hành động đó, trong thời gian gần đây nhất, Nguyên Ngọc không được bầu vào Ban Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam. Và cũng từ đó, ông bộc lộ tư tưởng bất mãn, chống đối cao độ. Cách đây không lâu, ông đứng ra chủ trương thành lập cái gọi là “Văn đoàn độc lập Việt Nam” do chính ông làm Trưởng ban.
Thực chất khi thành lập “Văn đoàn độc lập Việt Nam” đó là Nguyên Ngọc muốn thông qua đó để thành lập tổ chức mang danh “xã hội dân sự” để lừa bịp và tập hợp quần chúng, đến một lúc nào đó đủ mạnh sẽ tuyên bố công khai hóa thành các đảng phái đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, đấu tranh đòi đa nguyên đa đảng, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Và thực tế sau khi ra đời, “Văn đoàn độc lập” đã phủ nhận mọi công lao của Hội Nhà văn Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam cũng như với sự phát triển của dân tộc Việt Nam.
Với bản chất không có gì tốt đẹp đó cho nên sau khi hô hào thành lập, Nguyên Ngọc chỉ lôi kéo được một số người có tư tưởng bất mãn, chống đối chế độ đi theo bước chân của ông như một số nhân vật có tai tiếng: Nguyễn Quang A, Hà Sĩ Phu, Phạm Chí Dũng, Phạm Xuân Nguyên….
Như vậy, cũng chỉ trong một thời gian không dài, riêng đối với nhà văn Nguyên Ngọc đã mất đi tinh thần, ý thức của một người đảng viên Đảng Cộng sản, mất đi khí chất của một người lính hùng tráng năm xưa. Ngày nay khi nói đến Nguyên Ngọc, người ta không nghĩ về một nhà văn với những tác phẩm bất hủ của mình mà thay vào đó, họ đang thầm tiếc nuối cũng như bày tỏ sự tức giận đối với một con người muốn đi ngược lại với sự phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam.