KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn các miền đất nước. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn các miền đất nước. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2019

BIỆT ĐỘNG SÀI GÒN: TRẬN ĐÁNH KHÁCH SẠN MAJESTIC CỦA 4 CÔ GÁI CẢM TỬ.

Quang cảnh sang trọng của khách sạn Cửu Long ở đầu đường Đồng Khởi ngày nay chính là phiên bản của rạp xinê Majestic cách đây hơn nửa thế kỷ, nơi đã ghi lại chiến công vang dội của 4 cô gái cảm tử Sài Gòn thuộc trung đội Minh Khai, Quyết tử quân Sài Gòn - Chợ Lớn. Trong trận tập kích vô cùng táo bạo tại đây ngày 10/6/1948, 50 sĩ quan Pháp chết và bị thương trong đó có 2 quan năm và tên mật thám Albert.

BIỆT ĐỘNG SÀI GÒN: TRẬN ĐÁNH KHÁCH SẠN MAJESTIC CỦA 4 CÔ GÁI CẢM TỬ.
Nữ cảm tử quân Nguyễn Thị Kim Dung thời trẻ.
Thời đó, rạp chiếu bóng này sang trọng vào bậc nhất Sài Gòn, có máy điều hòa nhiệt độ và được canh gác rất nghiêm ngặt bởi rạp chủ yếu dành cho sĩ quan và thủy binh Pháp. Bọn này là đối tượng tác chiến số một của biệt động thành vì diệt “sinh lực cao cấp” của thực dân Pháp ngay tại nội thành Sài Gòn sẽ làm rung động quân địch và cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta.
Nhiệm vụ quan trọng đó, Ban công tác thành giao cho trung đội Minh Khai thực hiện, trực tiếp là 4 chiến sĩ: Bùi Thị Huệ, Hoàng Thị Thanh, Nguyễn Thị Kim Dung, Mạc Thị Lan (Huệ nhỏ). Trong số này Huệ lớn tuổi nhất (27 tuổi), Dung nhỏ nhất (15 tuổi). Cách thức tấn công: dùng lựu đạn đánh trực tiếp.
Được cơ sở mật báo tối thứ 5 (10/6/1948) rạp Majestic chiếu phim “Vĩnh biệt người yêu” cho bọn Pháp coi, trung đội Minh Khai quyết định hành động theo kế hoạch đã được cấp trên chấp nhận.
Vé đã mua sẵn, chính trị viên (Huệ lớn) bí mật trao cho các chiến đấu viên tại một tiệm may đường Võ Thị Sáu. Tới giờ, bốn chị y trang lộng lẫy, thơm ngát nước hoa, ngồi trên xe tay từ các hướng tới Majestic “xem phim”. Huệ “nhỏ” không trực tiếp đánh chỉ làm nhiệm vụ cảnh giới. Cô dắt theo một bé trai 10 tuổi để đánh lạc sự chú ý của lính gác.
Bốn cô gái lịch lãm lần lượt vào rạp, không quên mời lính ăn kẹo và mở bóp đầm cho chúng kiểm tra. Chúng có biết đâu những quả lựu đạn bé xíu nằm ngay ở dưới đáy bóp mà các nữ chiến sĩ đã khéo léo nắm chặt khi nâng lên ngay mặt chúng kèm theo nụ cười tình tứ xã giao. Dung và Huệ đi bên phải, Lan và Thanh đi bên trái ung dung vào đúng chỗ ngồi ghi trên vé. Những hàng ghế hạng sang phía sau, các sĩ quan và thủy binh Pháp đã yên vị. Ba cô lấy lựu đạn sẵn sàng rút chốt.
Đèn tắt, cuốn phim phụ trình chiếu trên màn ảnh vừa ngừng, không gian mờ tối. Đã tới giờ qui định, khi màn ảnh vừa chuyển sang phim chính, Kim Dung tung ngay quả lựu đạn vào quân Pháp ở phía sau. Tiếng nổ kinh hoàng chưa dứt thì tiếp liền hai quả của Thanh và Lan là rạp phim rung lên. Trong màn khói mù mịt và tiếng kêu la náo lọan, các cô gái lấy khăn tẩm sẵn nước hoa lau tay rồi chùi lên tóc xóa ngay mùi tanh của gang lựu đạn rồi nhập vào đám người đang hỗn loạn.
Nhân lúc lộn xộn, Thanh làm bộ sợ hãi bám vào một phụ nữ thoát ra ngoài và gọi xích lô về nhà. Huệ nhỏ bị miếng lựu đạn trúng gần mắt cá chân giả vờ kêu khóc và lôi em bé ra khỏi rạp, bọn cảnh sát không nghi ngờ gì. Kim Dung ra đến sát cửa thì cánh cửa sắt phía ngoài đóng chặt lại, Huệ cũng bị kẹt trong rạp. Cảnh sát được huy động đến bao vây chặt và mở cuộc điều tra tại chỗ. Trước lúc đi chiến đấu, các cô đã giao ước với nhau là sau khi vụ nổ xảy ra thì không ai được nhìn nhau.
Sau khi xe cứu thương chở hết những người bị thương vong vào các bệnh viện Grall (nay là Nhi đồng 2), Chợ Rẫy, địch buộc mọi người ngồi đúng vào chỗ của mình trên vé và bắt đầu xét hỏi từng người. Kim Dung nhanh trí lượm được một chiếc vé đổi ngay chỗ ngồi phía sau chỗ quả lựu đạn nổ. Chúng xét hỏi vài câu không thấy gì nghi vấn nên cho cô ra về. Huệ ngay thật ngồi lại chỗ cũ bị bắt tại trận cùng mấy người bị tình nghi đưa về bót Catinat.
Do có kẻ khai báo (có thể người chở xích lô đưa Thanh về nhà hôm đó là mật thám), ít lâu sau, số chị em trong đội nữ Minh Khai lần lượt bị địch “bắt nguội”. Qua nhiều lần tra tấn cực hình tại bót Catinat, các cô vẫn giữ được khí tiết. Chúng giải các cô sang Khám Lớn - Sài Gòn để chờ ngày đưa ra tòa xét xử.
Sau nhiều lần lấy cung, tháng 6/1949 địch đưa vụ Majestic ra xử và kết án:
* Bùi Thị Huệ - tử hình.
* Nguyễn Thị Đào 20 năm tù khổ sai (Đào không đánh trận này nhưng Thanh còn có tên là Đào nên chúng bắt nhầm).
* Nguyễn Thị Kim Dung 10 năm tù khổ sai.
Các can phạm đều chống án, địch cũng chống án vì cho xử như thế là quá nhẹ đối với các phần tử Việt Minh vô cùng nguy hiểm đã gây thiệt hại trầm trọng cho quân đội Pháp quốc.
Ở Sài Gòn dậy lên một làn sóng phản đối Tòa án Pháp xử ba phụ nữ Việt Nam quá nặng, trong đó Kim Dung còn tuổi vị thành niên. Ủy ban kháng chiến hành chánh Sài Gòn - Chợ Lớn và Trung tướng Nguyễn Bình gửi lời khen ngợi và tuyên dương công trạng Trung đội Minh Khai.
Sau một năm biệt giam trong Khám Lớn, ba cô được giảm án, nghĩa là không có ai bị án tử hình.

BIỆT ĐỘNG SÀI GÒN: TRẬN ĐÁNH KHÁCH SẠN MAJESTIC CỦA 4 CÔ GÁI CẢM TỬ.
Dù có tuổi, nhưng bà Dung vẫn giữ được nhan sắc một thời.
Trận đánh làm nức lòng người dân Sài Gòn yêu nước và gây chấn động mạnh trong quân Pháp. Và dư vang của nó còn đi qua nhiều thế hệ. Bốn cô gái cảm tử năm xưa, người trở về đời thường, người trở thành giảng viên đại học Kim (cô Kim Dung), người trở thành dược sĩ cao cấp (cô Thanh)... Nay các cô đã về hưu và trở thành bà nội, bà ngọai nhưng trận Majestic vẫn ngời lên trong tâm tưởng như một dấu son lịch sử kháng chiến của Sài Gòn - Chợ Lớn anh hùng!
Thu Lê

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2019

CẢM GIÁC BẤT CÔNG

Trên cánh đồng Đại Thịnh một chiều hè, đàn vịt con bì bõm dưới mương nước; bên cạnh, đàn bò gần ba chục con gặm cỏ trên đám đất hoang. Không gian xanh mướt màu cỏ nhưng vẫn thấm vẻ điêu tàn của một mưu tính dang dở.

CẢM GIÁC BẤT CÔNG

Đám đất và mương nước, thực ra là đất dự án treo gần mười năm của Tổng công ty phát triển nhà và đô thị. Nếu đúng những gì xảy ra trên bản vẽ, thay thế cho vịt và bò phải là một khu đô thị mới với chung cư 15 tầng cùng hàng loạt nhà ở thấp tầng, siêu thị, bể bơi, công viên.
Đó là khung cảnh ngoại thành Hà Nội sau mười năm mở rộng địa giới hành chính. Trước ngày sáp nhập, Mê Linh được hứa hẹn là “không gian sống lý tưởng” với những dự án xây dựng khu đô thị, nhà vườn, biệt thự... khi thực hiện giãn dân, khiến cả vùng lên cơn sốt đất.
Khắp nơi ở phía Tây Hà Nội có thể tìm được khung cảnh dự án bỏ hoang có đàn bỏ nhởn nhơ gặm cỏ như thế. Ở Hà Đông, ở Hòa Lạc, ở Thạch Thất hay rất nhiều nơi từng được quy hoạch trở thành không gian sống mới của người thủ đô - giờ là các vùng hoang phế.
Trong nội thành, mười năm sau ngày mở rộng, mỗi ngày người dân mở mắt lao ra đường là một ngày mới vật lộn trong cảnh “thủ đô sục sôi ách tắc”.
Trên đường La Thành, Viện Nhi Trung ương cách Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chỉ độ trăm mét. Cảnh ùn ứ có thể xảy đến bất cứ lúc nào, chỉ cần một chiếc taxi cố tình di chuyển chậm để bắt khách. Đi kèm một sản phụ bao giờ cũng là vài ba người nhà, kèm một đứa trẻ là cặp vợ chồng.
Ở phố Phủ Doãn, nơi đặt trụ sở Bệnh viện Việt Đức, người đi bộ không len nổi lên vỉa hè khi nó đã được trưng dụng làm bãi giữ xe. Tiếng còi hụ xe cấp cứu, xe đưa đón bệnh nhân nối đuôi nhau ra vào. Bảo vệ cầm loa đứng ở cổng viện kiêm mặt phố, giục các xe đi nhanh. Bên kia đường là dãy hàng ăn, tạp hoá bán đồ bệnh viện, la liệt những mẹt hàng rong. Quanh đó, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện K, Răng Hàm Mặt chen chúc người và người.
Trên quãng đường 2 cây số từ Xuân Thuỷ đến Hồ Tùng Mậu là một đại công trường xây dựng với tuyến đường sắt đô thị chưa biết bao giờ hoàn thành. Cũng là nơi đóng quân của 5 trường đại học với vài chục nghìn sinh viên. Đi kèm là hệ thống phòng trọ, hàng quán, chợ búa.
Trên đường Giải Phóng, bên này là ba trường đại học: Bách khoa, Xây dựng, Kinh tế quốc dân. Bên kia là Bệnh viện Bạch Mai, Tim mạch, Viện da liễu, Tai mũi họng. Trước cổng bệnh viện Bạch Mai luôn có bảo vệ, Công an làm nhiệm vụ giữ trật tự, điều tiết giao thông. Nhưng vẫn tắc nghẽn, và ngột ngạt.
Địa giới Hà Nội mở rộng, song công cuộc quy hoạch thủ đô phát triển về hướng Tây đã không như kỳ vọng. Chính quyền thất bại hoàn toàn khi không di dời nổi các cơ quan về vị trí mới như trong quy hoạch.
Theo quy hoạch mạng lưới giáo dục, các trường nằm trong vùng lõi đô thị sẽ phải giảm quy mô đào tạo từ 660 nghìn xuống còn tối đa 200 nghìn sinh viên. 13 trường đại học được đề xuất di dời khỏi nội đô. Bảy huyện ngoại thành để dành trên dưới 4 nghìn ha đất để phục vụ sinh viên. Nhưng đến nay, ngoài Khoa Luật của Đại học Quốc gia chuyển lên Hoà Lạc, và một dự án xây dựng Đại học quốc gia “chưa biết khi nào hoàn thành”, các trường còn lại vẫn yên vị.
Theo quy hoạch mạng lưới y tế, tám bệnh viện nằm trong lõi đô thị sẽ phải di dời. Đồng thời, xây mới tổ hợp công trình y tế đa chức năng ở bốn huyện ngoại thành. Thời điểm này, có những bệnh viện đã di nhưng không dời, xây dựng cơ sở mới đưa vào hoạt động nhưng không trả lại quỹ đất cho thành phố.
Các bộ ngành cũng không chịu di dời trụ sở theo quy hoạch của Chính phủ. Thành phố đã vài lần kiến nghị cơ quan chủ quản đôn đốc bộ ngành. Nhưng chỉ khoảng chục bộ trong tổng số 28 bộ ngành thực hiện chủ trương.
Trường học, bệnh viện, bộ ngành nhiều năm không chịu di dời khỏi nội thành đã góp phần tạo nên cảnh tượng giao thông thảm hoạ của thủ đô. Và khi tất cả những giải pháp cũ còn dang dở, chính quyền đang bàn tới giải pháp mới: cấm xe máy.
Nguyễn Trãi hoặc Lê Văn Lương đang được Sở Giao thông Hà Nội nghiên cứu thí điểm cấm xe máy. Hai năm trước, với trên 91% đại biểu nhất trí, HĐND thành phố cũng đã thông qua nghị quyết quản lý phương tiện cá nhân, tiến tới cấm xe máy tại các quận nội thành từ năm 2030.
Hà Nội đã không thể cưỡng chế được các cơ quan ban ngành ra ngoại vi, dù có quy hoạch giấy trắng mực đen, quyết định bằng văn bản lẫn yêu cầu bất thành văn ở cấp cao hơn. Nhưng cùng một loại mệnh lệnh hành chính tương tự, với sự giúp sức của lực lượng thực thi pháp luật, chính quyền có thể cấm được người dân đi xe máy trong nội thành.
Những người đi xe máy ở Hà Nội đang ở vào thế yếu. Có những nhóm lợi ích cao cấp hơn họ có quyền chây ì, chống lại quy hoạch, gây ra cảnh tắc nghẽn hiển hiện. Và bởi thế, việc cấm xe máy, dù có cơ sở khoa học thế nào, cũng dễ tạo ra tâm lý uất ức.
Dân đi xe máy dễ điều khiển hơn giám đốc bệnh viện, hiệu trưởng đại học và lãnh đạo Bộ ngành, thực tế ở đây có thể được hiểu như vậy. Phương án A có trước tận 10 năm nhưng không thực hiện được, nên trách nhiệm đổ dồn vào phương án B, với một nhóm đối tượng dễ ra mệnh lệnh hơn.
Rất có thể việc cấm xe máy là hoàn toàn chính đáng và đằng nào cũng phải thực hiện. Nhưng đó là chuyện logic. Trong bối cảnh “phương án A” trì trệ cả một thập kỷ vì những người có quyền chức, thì bắt người dân điều chỉnh kế mưu sinh bé mọn trước mắt cho “phương án B”, khiến cho mọi logic sụp đổ. Chỉ còn cảm giác không vui.
Khi người ta tránh né những kẻ mạnh, rồi tìm cách thỏa mãn nhu cầu bằng việc ra lệnh cho kẻ yếu, động từ phù hợp và cảm giác phù hợp của những người yếu, là “bị bắt nạt”. Chính quyền Hà Nội và cao hơn là Chính phủ chắc chắn muốn làm, cần làm nhiều hơn, với những đối tượng chống quy hoạch, trước khi thuyết phục người dân hòa thuận đi theo con đường mình đã chọn.
Hoàng Phương

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2019

Thượng lưu sông Ba: nơi lưu giữ dấu tích tổ tiên loài người


Những phát hiện kỹ nghệ thời đồ đá cũ ở thị xã An Khê (Gia Lai) đã làm thay đổi nhận thức về lịch sử vùng đất và đời sống của tổ tiên chúng ta, gây chấn động về nguồn gốc lịch sử loài người.
  
Thượng lưu sông Ba: nơi lưu giữ dấu tích tổ tiên loài người
Công cụ ghè một mặt
Ngày 30/3, tại thị xã An Khê diễn ra hội thảo khoa học quốc tế về “Kỹ nghệ đá cũ An Khê trong bối cảnh các kỹ nghệ ghè hai mặt ở Châu Á” do UBND tỉnh Gia Lai phối hợp Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga tổ chức, với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối - Quyền Viện trưởng Viện khảo cổ học khái quát: Vào tháng 6/2014, khi Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam triển khai đề tài nghiên cứu hệ thống di tích khảo cổ thời đại Đá vùng thượng du sông Ba ở tỉnh Gia Lai, cán bộ Viện đã phát hiện 5 di tích thời đại đá cũ ở thị xã An Khê.
Cuối năm 2014, các di tích được thẩm định, đưa vào chương trình hợp tác Quốc tế nghiên cứu quá khứ xa xưa giữa Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Viện Khảo cổ - Dân tộc học Novosibirsk, Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga (2015 - 2019).
Các phát hiện điển hình như di tích Gò Đá ở phường An Bình (thị xã An Khê) nằm ở bờ phải sông Ba. Năm 2015, di tích được khai quật 20m2, năm 2016 khai quật 4 hố với diện tích 74m2. Các hố khai quật có cấu trúc địa tầng giống nhau.
Lớp chứa vết tích hoạt động của người tiền sử nằm dưới lớp đất canh tác và trên lớp sinh thổ, dày trung bình 10cm-25cm. Đất tầng văn hóa thuộc loại sét vốn phong hóa tại chỗ từ đá granite lẫn nhiều sạn sỏi, đá quartz đã bị laterit và đôi nơi có hiện tượng bị rửa trôi. Nhìn chung tầng văn hóa ở đây được bảo tồn khá nguyên vẹn.
Trong các hố khai quật. các nhà khảo cổ đã tìm thấy 58 hiện vật đá (9 công cụ mũi nhọn, 5 công cụ chặt kiểu chopper, 9 mảnh nạo, 2 hòn ghè, 6 công cụ mảnh tước, 3 công cụ hạch không định hình, 12 mảnh tước và 12 hạch đá). Hầu hết công cụ ở đây được làm từ đá quartz. Trong các hố khai quật còn tìm thấy 21 mảnh đá tectit, phân bố trong lớp văn hóa chứa công cụ đá. Điều đó có nghĩa là đá tectit rơi từ vũ trụ xuống khi tầng văn hóa đã và đang hình thành.
Về việc phá hiện cụm di tích Rộc Tưng ở xã Xuân An (thị xã An Khê): Năm 2016, 2018 các nhà khoa học tiến hành khai quật 2 điểm nằm ở bờ trái sông Ba. Các di tích Rộc Tưng phân bố trên nhiều đồi gò lượn sóng, xung quanh là các bồn địa khe suối ven bờ sông Ba. Trong khu vực này đã phát hiện được 14 địa điểm có di tồn văn hóa của người nguyên thủy, được đặt tên theo trật tự phát hiện từ Rộc Tưng 1 đến Rộc Tưng 14.

Nơi cổ xưa nhất

An Khê là vùng trũng chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ, có địa hình núi cao xen lẫn các bồn địa, thung lũng, đồi gò thấp cùng hệ thống sông khu vực sông Ba. Đây là vùng thuận lợi để người cư trú cả thời tiền sử và hiện nay.
Theo tài liệu của các nhà nghiên cứu, những phát hiện kỹ nghệ đá cũ An Khê đã làm thay đổi nhận thức về lịch sử vùng đất và đời sống của tổ tiên chúng ta. Con người xuất hiện lúc nào thì lịch sử bắt đầu từ đó. Lâu nay, chúng ta thường lấy điểm xuất hiện Người đứng thẳng (Homo erectus) ở Thẩm Khuyên và Thẩm Hai (Lạng Sơn) cách đây 0,5 triệu năm làm mốc mở đầu cho lịch sử Việt Nam. Với phát hiện di tích đá cũ An Khê, chúng ta có thêm cơ sở kéo dài hơn lịch sử Việt Nam về quá khứ.
Trên thế giới, chủ nhân các nền văn hóa trong khung niên đại từ 1,8 đến 0,2 triệu năm là những người đứng thẳng, tổ tiên của Người hiện đại (Homo sapiens). Như vậy, vùng thượng lưu sông Ba được ghi dấu vào bản đồ thế giới, là một trong những nơi lưu giữ dấu tích văn hoá của tổ tiên loài người - Người đứng thẳng, chủ nhân của kỹ nghệ Đá cũ An Khê.
Ngoài ra, có 2 mẫu niên đại ở 2 điểm Đá cũ vùng An Khê đã được phòng thí nghiệm đồng vị hoá và niên đại địa chất Igem Ran, Viện Địa chất trầm tích quặng, thạch học, khoáng vật và địa hoá thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga phân tích cuối năm 2017, bằng phương pháp K/Ar cho niên đại ở di tích Gò Đá là khoảng 806.000 năm và Rộc Tưng I là khoảng 782.000 năm cách ngày nay.
Khi phân tích so sánh về mặt hình thái và kỹ thuật sưu tập công cụ đá ở An Khê với một số di tích sơ kỳ ở Hà Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, các chế phẩm tìm thấy ở An Khê còn có một số nét cổ xưa hơn.
Trao đổi với PGS. TS Nguyễn Khắc Sử - Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học, Trưởng phòng Nghiên cứu thời đại đồ đá (Viện Khảo cổ học Việt Nam) đánh giá: Hội thảo này có tầm quan trọng vô cùng lớn vì tổng kết kết quả khai quật trong 5 năm. Trên cơ sở kết quả này sẽ đánh giá lại, thêm và sâu sắc hơn cái đã làm. Đồng thời đưa ra dự án mới cho công việc tiếp tục trong tương lai.
Tất cả để tập trung làm rõ hơn nữa giai đoạn về lịch sử tối cổ ở Việt Nam, giai đoạn xuất hiện của Người đứng thẳng - tổ tiên trực tiếp của người Homo erectus (người hiện đại). Đồng thời đóng góp một vị trí quan trọng trong bản đồ khảo cổ học thế giới, góp phần nghiên cứu sự tiến triển của lịch sử nhân loại.
“An Khê ngày hôm nay không chỉ là di tích của An Khê mà đã mang tầm của thế giới. Sắp tới sẽ rất nhiều chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam nghiên cứu nhằm làm rõ tính chất niên đại, đặc điểm của văn hoá cổ xưa” - PGS. TS Nguyễn Khắc Sử nhấn mạnh và cho biết:  ba yếu tố (văn hoá, tự nhiên, lịch sử) được kết hợp với nhau sẽ tạo cho An Khê tầm vóc mới. Làm sao vừa bảo tồn tốt được di sản văn hoá tổ tiên, đồng thời làm điểm tựa cho sự phát triển của vùng đất năng động này. Bí thư Thị uỷ An Khê Nguyễn Thị Thanh Lịch cũng cho biết đang triển khai xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu An Khê - Kbang trong những năm tới.

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2019

KHỞI TỐ NGUYÊN PHÓ CHỦ TỊCH UBND TP ĐÀ NẴNG NGUYỄN NGỌC TUẤN


Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cùng một loạt cán bộ khác bị khởi tố do các vi phạm liên quan đến quản lý đất đai.

KHỞI TỐ NGUYÊN PHÓ CHỦ TỊCH UBND TP ĐÀ NẴNG NGUYỄN NGỌC TUẤN

Ngày 18/3, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Ngọc Tuấn, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, để điều tra các vi phạm liên quan đến quản lý đất đai.
Cùng ngày, Cơ quan điều tra Bộ Công an và Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có mặt tại nhà ông Nguyễn Ngọc Tuấn tại đường Hoàng Kế Viêm, phường Mỹ An, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng để khám xét, thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ điều tra.
Ông Hồ Sĩ Hoàng, tổ trưởng tổ dân phố 22, phường Mỹ An, cho biết ông được công an mời đến chứng kiến khám xét nhà ông Tuấn.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn (61 tuổi, kiến trúc sư, quê quán Điện Ngọc, Điện Bàn, Quảng Nam) nguyên là Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng.
Trước khi làm Phó Chủ tịch thành phố, ông Tuấn từng đảm nhiệm các chức vụ: Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Đà Nẵng; Phó Giám đốc Sở Xây dựng; Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng.
Khi đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, ông Tuấn phụ trách và chỉ đạo các lĩnh vực: quản lý đô thị; quản lý đất đai; quản lý chất lượng công trình xây dựng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường các dự án đầu tư và công trình xây dựng trên địa bàn (không phân biệt nguồn vốn đầu tư); tài nguyên - môi trường; giao thông vận tải…
Ông Tuấn có quyết định nghỉ hưu từ ngày 01/01/2019, tuy nhiên do có nguyện vọng cá nhân, ông xin được nghỉ hưu sớm tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng ngày 19/12/2018.
Được biết ngày hôm nay, Cơ quan điều tra cũng ra quyết định khởi tố nhiều bị can khác, trong đó có ông Nguyễn Đình Thống, nguyên Giám đốc Công ty Quản lý và khai thác đất TP Đà Nẵng.
Ông Thống đã từng bị Ủy ban kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng thi hành kỷ luật hình thức cảnh cáo.
Theo kết luận của Ủy ban kiểm tra, trong thời gian giữ chức vụ Giám đốc Công ty Quản lý và khai thác đất thành phố, ông Nguyễn Đình Thống đã ký hợp đồng giao đất có thu tiền sử dụng đất không đúng quy định pháp luật về đất đai.
Sai phạm của ông Thống liên quan đến vụ bán Sân vận động Chi Lăng (diện tích hơn 6ha ở khu đất bốn mặt tiền giữa trung tâm thành phố Đà Nẵng gồm đường Lê Duẩn, Chi Lăng, Ngô Gia Tự, Hùng Vương và một số sai phạm khác.
Năm 2010, Đà Nẵng giao đất sân vận động Chi Lăng cho Tập đoàn Thiên Thanh của đại gia Phạm Công Danh xây khu phức hợp, thương mại. Tuy nhiên đến nay dự án đang bị “treo”, các cầu thủ đã được chuyển sang thi đấu tại Sân vận động mới Hòa Xuân.
Ông Thống cùng một số bị can khác bị khởi tố hôm nay đều được áp dụng biện pháp cho tại ngoại.
Liên quan đến sai phạm đất đai tại Đà Nẵng, trong năm 2018 có nhiều nguyên lãnh đạo thành phố này bị khởi tố.
Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố bị can hai nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng là ông Trần Văn Minh (bị bắt tạm giam) và ông Văn Hữu Chiến do các vi phạm về quản lý đất đai.
Thực tế, từ năm 2007 đến nay, rất nhiều nhà đất công sản ở Đà Nẵng được bán, giao đất cho nhà đầu tư, trong đó chủ yếu là ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”), có dấu hiệu vi phạm khi không thực hiện đúng Luật đất đai.
Vai trò của cá nhân lãnh đạo TP Đà Nẵng lúc bây giờ có ông Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến (nguyên Chủ tịch UBND TP).
Các cơ quan, cá nhân tham mưu có vai trò của ông Nguyễn Điểu (nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường), Đào Tấn Bằng (nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND TP Đà Nẵng)...
Cơ quan điều tra cũng khởi tố các ông Trần Văn Toán (sinh năm 1957, trú tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Đà Nẵng) và Lê Cảnh Dương (sinh năm 1975, trú tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Giám đốc Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư thành phố Đà Nẵng).

10 NĂM TÙ CHO ĐỐI TƯỢNG Ý ĐỊNH KHÔI PHỤC “TIN LÀNH ĐÊ-GA”

Ngày 15-3, Hội đồng xét xử sơ thẩm của Toà án nhân dân tỉnh Gia Lai đã tuyên phạt bị cáo Ksor Ruk (SN 1975, trú tại buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) 10 năm tù về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”.

 Trước đó, năm 2007, Ksor Ruk từng bị Toà án nhân dân tỉnh kết án 6 năm tù cũng về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”. Đến năm 2011, đối tượng này đã chấp hành xong hình phạt tù và trở về địa phương sinh sống. Tuy nhiên, đến tháng 7-2016, y vẫn tiếp tục hoạt động phá hoại khi cấu kết cùng người chú là Ksor Phom cũng từng bị kết án 7 năm về tội “Phá rối an ninh”, đã phục hồi “Tin lành Đê-ga” khu vực Lệ Bắc, huyện Krông Pa. Ksor Ruk đã đi tuyên truyền, lôi kéo nhiều người tham gia nhóm họp để bầu ra Ban chấp sự “Tin lành Đê-ga” ở khu vực này cùng các chức danh chấp sự trưởng, chấp sự phó, thư ký, thủ quỹ…
Đồng thời nhóm này đã bầu ra Ban chấp sự ở 9 buôn với mục đích kêu gọi những người trước đây đã từng tham gia “Tin lành Đê-ga” tái nhóm họp, cầu nguyện, nhằm tập hợp lực lượng khi có điều kiện sẽ đấu tranh thành lập “Nhà nước Đê-ga” do Ksor Kơk làm Tổng thống. Tuy nhiên hoạt động này của Ksor Ruk đã sớm bị phát hiện từ tháng 10-2016, lực lượng Công an đã đưa các đối tượng ra kiểm điểm, giáo dục nên đã chấm dứt hoạt động.
Đến tháng 10-2017, Nay Phoan - con của Ksor Phom là đối tượng FULRO sống lưu vong ở Mỹ đã điện thoại và chỉ đạo cho Ksor Ruk tiếp tục hoạt động phục hồi tổ chức FULRO, “Tin lành Đê-ga” trên địa bàn huyện Krông Pa và huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên); khôi phục lại Ban chấp sự “Tin lành Đê-ga” huyện Krông Pa như năm 2016 và thành lập Ban chấp sự “Tin lành Đê-ga” từ cấp huyện đến cấp xã và cấp buôn. Đồng thời, tìm cách liên lạc với các đối tượng trước đây tham gia “Tin lành Đê-ga” nay đã hết hạn tù về, động viên họ tiếp tục tham gia hoạt động trong tổ chức FULRO, “Tin lành Đê-ga” như trước đây, tiếp tục tin tưởng vào sự thành công của “Nhà nước Đê-ga” và thu thập số điện thoại của các đối tượng này cung cấp cho Nay Phoan.

10 NĂM TÙ CHO ĐỐI TƯỢNG Ý ĐỊNH KHÔI PHỤC “TIN LÀNH ĐÊ-GA”
Đối tượng Ksor Ruk tại phiên toà.
 Nay Phoan giao nhiệm vụ cho Ksor Ruk, trực tiếp đến gặp những người đứng đầu “Tin lành Đê-ga” các buôn đã bầu năm 2016 để tuyên truyền, giao nhiệm vụ cho họ giữ lại chức vụ cũ; tuyên truyền, vận động, lôi kéo, nhiều người tham gia nếu có điều kiện thuận lợi thì cùng nhau đứng lên đấu tranh đòi lại đất đai của người Jrai, đuổi người Kinh ra khỏi Tây Nguyên để thành lập cái gọi là “Nhà nước Đê-ga”.
Để tránh sự phát hiện của Công an, Nay Phoan yêu cầu Ksor Ruk sử dụng facebook để liên lạc. Ksor Ruk không biết sử dụng mạng xã hội facebook nên đã nhờ một đối tượng là Nay Bông sử dụng facebook của Nay Bông có tên là “Sít Tơi Lơi” liên lạc qua facebook của Nay Phoan có tên là “Tơi Lơi Pogop” để nhận sự chỉ đạo của Nay Phoan vào các sáng chủ nhật hàng tuần. Ngoài ra, Nay Phoan còn tuyên truyền cho Ksor Ruk và Nay Bông ở nước Mỹ đã có Nhà thờ “Tin lành Đê-ga”, có “Nhà nước Đê-ga” do Ksor Kơk làm Tổng thống.
Theo sự chỉ đạo của Nay Phoan, từ tháng 10-2017 đến tháng 9-2018, tại huyện Krông Pa, Ksor Ruk đã tái phục hồi Ban chấp sự “Tin lành Đê-ga” cấp huyện và phân công nhiệm vụ cho 10 người phụ trách “Tin lành Đê-ga” tại 10 buôn/7 xã; thành lập bộ khung Ban chấp sự “Tin lành Đê-ga” tại buôn Toát và buôn Nu A xã Ia Rsươm với tổng số 18 người tham gia. Tại huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) Ksor Ruk đã phục hồi Ban chấp sự “Tin lành Đê-ga” tại 1 buôn/1 xã với 5 người tham gia. Đồng thời, Ksor Ruk còn tuyên truyền cho 3 người tại huyện Ia Pa không được từ bỏ “Tin lành Đê-ga” và cung cấp số điện thoại của 4 đối tượng theo “Tin lành Đê-ga” đã chấp hành xong án phạt tù cho Nay Phoan để Nay Phoan trực tiếp liên lạc với họ, nhằm tập hợp lực lượng đấu tranh thành lập “Nhà nước Đê-ga”.
Với những hành vi trên, ngày 30-10-2018, Ksor Ruk đã bị lực lượng Công an bắt giữ. Với các đối tượng khác đã thành khẩn khai báo, nhận thức được việc làm sai trái và cam kết không tái phạm, lực lượng Công an đã ban giao cho địa phương theo dõi, quản lý giáo dục đồng thời đưa ra kiểm điểm trước nhân dân. Riêng đối tượng Nay Phoan, Cơ quan An ninh Điều tra đã ra quyết định truy nã và quyết định tách vụ án để tiếp tục điều tra về hành vi phạm tội của y.

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2019

ĐẾN SƠN MỸ KHÔNG QUÊN TỘI ÁC CHIẾN TRANH


Có dịp đến Quảng Ngãi, tôi đã nằng nặc bảo đứa bạn học của tôi dẫn đến thăm Khu di tích Sơn Mỹ (tại thôn Mỹ Lai, xã Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi). Tôi rất mừng vì xã nghèo, bị tàn phá bởi chiến tranh năm xưa giờ đã rất phát triển, đổi mới. Vào thăm khu di tích, những kỷ vật, hình ảnh về tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ đối với nhân dân thôn Mỹ Lai, xã Sơn Mỹ vẫn còn lưu giữ, nhắc nhở tôi và mọi người, các thế hệ sau cái khốc liệt, dã man tàn bạo của chiến tranh; và càng yêu quý, có trách nhiệm gìn giữ hòa bình đến nhường nào.

ĐẾN SƠN MỸ KHÔNG QUÊN TỘI ÁC CHIẾN TRANH
Tháng 10/2011, ông Ronald Haeberle - tác giả bộ ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai - gặp lại ông Đỗ Ba, nạn nhân sống sót vụ thảm sát.
Đúng 51 năm trước (vào ngày 16/3/1968) tại thôn Sơn Mỹ, các đơn vị lính Lục quân Hoa Kỳ đã thảm sát 504 dân thường không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Trước khi bị sát hại, nhiều người trong số các nạn nhân còn bị cưỡng bức, quấy rối, tra tấn, đánh đập, hoặc bị cắt xẻo các bộ phận trên cơ thể. Sự kiện thảm khốc này đã gây sốc cho dư luận Mỹ, Việt Nam và trên thế giới, hâm nóng phong trào phản chiến tại chính đất nước Hoa Kỳ.
Cuối ngày hôm đó, trên các bản tin của Quân đội Mỹ, “128 tên Việt Cộng đã bị tiêu diệt sau một ngày chiến đấu khốc liệt”. Tướng Wiliam Westmoreland, tư lệnh của lực lượng Mỹ tại miền Nam Việt Nam, có lời khen đơn vị của ông đã “làm việc kiệt xuất”. Vụ thảm sát nêu trên đã bị che dấu ngay sau đó. Trong báo cáo của quân đội Mỹ ghi rằng họ đã “tiêu diệt 128 binh lính kẻ thù mà không chịu bất cứ thương vong nào. Đến cuối năm 1969, vụ việc trên mới bị phát hiện. Tuy nhiên, tòa án Mỹ đã không kết tội bất cứ sỹ quan hay binh lính Hoa Kỳ nào sau vụ thảm sát này, ngoại trừ một chỉ huy cấp trung đội là Wiliam Calley bị tuyên án chung thân, nhưng chỉ một ngày sau, Tổng thống Mỹ đã ra lệnh ân xá và Calley chỉ phải chịu quản thúc tại gia 3,5 năm.
Có thể nói, tội ác của đế quốc Mỹ trong vụ thảm sát tại Sơn Mỹ là “trời không dung, đất không tha” của quân đội Mỹ. Chiến tranh là tàn ác, nhưng thảm sát dân thường mà chủ yếu là phụ nữ, trẻ em và người già là sự tàn ác đến đỉnh điểm. Lịch sử không thể nào quên tội ác chiến tranh này của đế quốc Mỹ.
Xin được thắp nén tâm nhang và cúi đầu để tưởng nhớ những người đã khuất. Lịch sử bị xâm lược của dân tộc ta như nhắc nhở chúng ta rằng phải luôn đoàn kết, xây dựng đất nước hùng cường, giàu mạnh và yêu chuộng hòa bình; xây dựng và củng cố thế trận Quốc phòng toàn dân gắn với thế trận An ninh Nhân dân để bảo vệ Tổ quốc ngày càng vững mạnh./.
Thảo Nhiên


Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

CÔNG AN THÔNG TIN VỤ TÀI XẾ KHÔNG MUA VÉ BOT, CHỐNG CẢNH SÁT

Tuy đưa cho nhân viên trạm thu phí 1.600 đồng để mua vé qua trạm nhưng nhân viên thu phí không bán vé vì còn thiếu 38.400 đồng… Sau đó là màn quậy phá cảnh sát.
Ngày 12/02, Công an huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) thông tin với báo chí về vụ việc khởi tố Nguyễn Quang Tuy (49 tuổi, trú tại thôn Tân Bắc, xã Ea Kênh, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk) về tội chống người thi hành công vụ.
Theo cơ quan Công an, qua công tác nắm tình hình, Công an tỉnh Nghệ An biết ngày 09/02 có nhóm ba ô tô đi theo hướng TP.HCM - Hà Nội khi qua các trạm BOT thì thể hiện phản đối, chống đối và có quay phát trực tiếp trên mạng xã hội. Do đó, Công an tỉnh Nghệ An triển khai lực lượng đảm bảo an ninh trật tự tại các trạm BOT trên địa bàn Nghệ An.

CÔNG AN THÔNG TIN VỤ TÀI XẾ KHÔNG MUA VÉ BOT, CHỐNG CẢNH SÁT
Bị can Nguyễn Quang Tuy tại cơ quan Công an.
Khoảng 15 giờ cùng ngày, nhóm đi trên ba ô tô qua Trạm BOT Bến Thủy 2 thì ô tô BKS 47A - 130.89 do Tuy điều khiển chây ì, không chịu đưa đủ tiền mặt ra mua vé qua trạm.
Tuy đưa cho nhân viên trạm thu phí 1.600 đồng để mua vé qua trạm nhưng nhân viên thu phí không bán vé vì còn thiếu số tiền 38.400 đồng.
Tuy đề nghị được viết giấy xin nợ tiền, đòi quẹt thẻ ngân hàng, nhân viên bán vé không đồng ý và giải thích với Tuy trạm thu phí không quẹt thẻ ATM.
Sau đó, Tuy điều khiển ô tô lách qua barie đang đóng phía trước, đâm vào dải phân cách mềm và chạy qua trạm. Khi đến km 444 + 220, quốc lộ 1A, thuộc địa phận huyện Nghi Lộc, lực lượng CSGT Công an tỉnh Nghệ An ra tín hiệu dừng xe nhưng Tuy không chịu xuất trình giấy tờ.
Đến 19 giờ cùng ngày, lực lượng CSGT Công an tỉnh, Công an huyện Nghi Lộc phối hợp với Công an huyện Hưng Nguyên yêu cầu Tuy điều khiển xe chở 3 người cùng đi trên xe về trụ sở Công an huyện Hưng Nguyên để làm việc.
Đến khoảng 21 giờ cùng ngày, sau khi cơ quan Công an ra quyết định tạm giữ phương tiện và đang tiến hành làm việc thì Tuy tự ý bỏ ra ô tô rồi chốt khóa cửa.
Trước tình hình trên, lực lượng Công an đã kiên trì tuyên truyền, vận động, yêu cầu người này xuống xe để tiếp tục làm việc nhưng Tuy không những không chấp hành mà còn cố tình khóa kín cửa xe rồi điều khiển xe chạy lòng vòng trong trụ sở Công an huyện. Ngoài ra, Tuy còn lao xe vào cán bộ, chiến sỹ công an huyện nhưng các chiến sĩ tránh được.
Sau nhiều giờ thuyết phục bất thành, đến 0 giờ ngày 10/02, Công an phải phá kính, lập biên bản bắt giữ quả tang Tuy.
Đại tá Lê Văn Thái cho biết: Hiện bị can Tuy đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình và cơ quan điều tra đang tiếp tục làm rõ thêm một số tình tiết, hành vi. Về tờ tiền 200.000 đồng Tuy mang theo, vì chưa giám định nên chưa khẳng định được đó là giả hay thật.
“Cơ quan điều tra đã làm việc chắc chắn, cẩn trọng, tất cả các tài liệu liên quan đến sự việc chống người thi hành công vụ đã được thu thập đầy đủ từ camera hành trình ô tô, camera BOT Bến Thủy 2, đến lời khai cán bộ thi hành công vụ…” - Đại tá Thái nói.

B.SANG

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2019

THÔNG TIN CHÍNH THỨC VỤ NỮ SINH ĐI GIAO GÀ BỊ SÁT HẠI Ở ĐIỆN BIÊN


Liên quan đến vụ nữ sinh đi giao gà bị sát hại trên địa bàn tỉnh Điện Biên, sau một thời gian khẩn trương điều tra xác minh vụ án, Công an tỉnh Điện Biên đã có những thông tin chính thức về vụ việc.

Lực lượng Công an khám xét khẩn cấp nơi ở của Vương Văn Hùng
Theo thông tin Ban chuyên án, vào khoảng 18 giờ 30’ ngày 04/02 (tức 30 tháng Chạp), con gái chị Trần Thị Hiền (sinh năm 1975, trú tại Đội 5, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) là Cao Thị Mỹ Duyên (sinh năm 1997, cùng trú tại địa chỉ trên, hiện là sinh viên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên) sử dụng xe máy biển kiểm soát 27H1-7407 chở 13 con gà đi giao cho một người khách lạ tại khu vực C13, phường Thanh Trường, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Sau khi Duyên đi khoảng 2 giờ, gia đình đã nhiều lần gọi điện nhưng Duyên không nghe máy. Sau đó, gia đình không liên lạc được nên đã đến cơ quan Công an trình báo sự việc.
Đến 9 giờ ngày 06/02 (tức mùng 2 Tết năm Kỷ Hợi), lực lượng chức năng phát hiện chiếc xe máy mà Duyên dùng để chở gà, tại khu vực Đội 18, xã Noong Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Đến 10 giờ 30’ ngày 07/02 (tức mùng 3 Tết), lực lượng điều tra tiếp tục phát hiện thi thể nạn nhân Cao Thị Mỹ Duyên tại ngôi nhà hoang trước cổng Công ty Công trình giao thông, thuộc khu vực Đội 11, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên. Qua khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, cơ quan Công an xác định nạn nhân Cao Thị Mỹ Duyên bị chết do siết cổ.
Đến ngày 10/02, Công an tỉnh Điện Biên đã bắt giữ đối tượng Vương Văn Hùng (sinh năm 1984) trú quán tại khối Tân Thủy, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Đây là đối tượng đã 4 lần vi phạm pháp luật và có 3 tiền án, hiện sống lang thang ở địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên. Bước đầu Vương Văn Hùng khai nhận đã giết nạn nhân để cướp tài sản.
Lực lượng Công an đã thu giữ nhiều vật chứng gồm 1 xe máy, thẻ ATM của nạn nhân, 1 giấy đăng ký xe máy, 8 con gà sống, 1 lồng gà và nhiều vật chứng khác liên quan được đối tượng cất giấu tại nhiều nơi khác nhau.
Đấu tranh mở rộng vụ án, ngày 11/02, Cơ quan Cảnh sát điều tra tiếp tục khám xét khẩn cấp căn nhà cậu ruột của Vương Văn Hùng tại Đội 16, xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên. Đây là căn nhà đối tượng Hùng cư trú từ ngày 02/02 đến khi bị bắt.
Qua khám xét, lực lượng chức năng tiếp tục phát hiện chiếc điện thoại của nạn nhân Cao Thị Mỹ Duyên và 1 sim điện thoại đối tượng đã sử dụng để liên lạc với nạn nhân, yêu cầu giao gà vào chiều 30 Tết.
Ban chuyên án, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Điện Biên đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc./.


Thứ Năm, 6 tháng 12, 2018

Vụ giết cán bộ phường ở TX AyunPa, Gia Lai: Đám phản động hả hê trên mùi tang tóc!

Những ngày gần đây, trên các phương tiện truyền thông rầm rộ đưa tin về vụ giết người xảy ra tại UBND phường Đoàn Kết, TX. Ayunpa, Gia Lai.
Vụ việc xảy ra vào khoảng 07h15’ ngày 03/12/2018. Sau buổi chào cờ đầu tháng, đối tượng Bùi Chí Hiếu, SN 1986, là Phó Ban chỉ huy quân sự phường Đoàn Kết đã sử dụng hai khẩu súng quân dụng nổ súng chỉ thiên tại hội trường của phường, làm tất cả cán bộ, viên chức hoảng loạn, bỏ chạy để tìm nơi an toàn. Sau đó, đối tượng Hiếu uy hiếp và đã sát hại chị Kpă H’Ven, SN 1987, là Phó Chủ tịch HĐND phường Đoàn Kết, rồi tự sát nhưng chỉ bị thương nặng và được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai, hiện đối tượng đã qua cơn nguy kịch. Công an tỉnh Gia Lai xác định nguyên nhân ban đầu, có thể là do mâu thuẫn tình cảm giữa hung thủ và nạn nhân, đồng thời cơ quan Công an đã ra quyết định khởi vụ án, điều tra về hành vi “giết người” đối với Bùi Chí Hiếu. 

Vụ giết cán bộ phường ở TX AyunPa, Gia Lai: Đám phản động hả hê trên mùi tang tóc!
Hai khẩu súng Hiếu trộm tại cơ quan để gây án. Ảnh: Công an cung cấp.
Tuy nhiên, như kền kền gặp xác thối, các kênh thông tin và một số trang chống cộng như VOA, RFA,Việt Tân… cùng một số đối tượng phản động đội lốt tri thức, mang trong mình dòng máu Việt nhưng ăn bã của Hitler đã ra sức xuyên tạc, thêm nhặt và cường điệu hóa vụ việc. Khốn nạn hơn, chúng còn hả hê, sảng khoái cười trên nỗi đau, sự mất mát không gì bù đắp nỗi của gia đình nạn nhân. Chúng cho rằng, vụ việc được thực hiện theo kiểu “xả súng vào đám đông”, là đấu đá, thanh trừng nội bộ ở địa phương, là điển hình cho cho sự “bất ổn” trong hệ thống chính trị tỉnh Gia Lai nói riêng và cả nước nói chung. Chúng còn quy chụp, bao đồng, lấy hiện tượng để đánh giá bản chất vụ việc, rằng hành vi của đối tượng là đại diện cho kiểu hành xử mang tính “côn đồ” của đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay. Chúng liên hệ tới vụ việc nổ súng do Đỗ Cường Minh thực hiện ở Yên Bái năm 2016, hay một số vụ việc riêng lẻ mà hung thủ và nạn nhân đều đang công tác trong ngành Công an như tại Quảng Trị, Đồng Nai… để phụ họa và minh chứng cho sự “bất ổn” mà chúng vẽ ra, nhằm tuyên truyền chống phá, gây nên tâm lý hoang mang, sợ hãi trong quần chúng nhân dân. 
Nhưng cái chiêu bài “mập mờ đánh lận con đen” thực sự đã quá cũ rích, bởi vì chúng quên rằng đó là “mâu thuẫn tình cảm”. Xin khẳng định là mâu thuẫn tình cảm cá nhân giữa hai người. Việc đối tượng thực hiện hành vi phạm tội mang tính chất bộc phát, có mục tiêu, mục đích rõ ràng là chị Kpă H’Ven, chứ không phải là ai khác. Lại càng không phải là “xả súng vào đám đông” theo nền “dân chủ giả cầy” chơi súng tự do kiểu Mỹ. Bên cạnh đó, bản thân đối tượng là người chưa có tiền án, tiền sự; trước khi gây án không có biểu hiện gì khác lạ, vụ việc diễn ra nhanh, tính chất nguy hiểm cao và nằm ngoài tầm kiểm soát của những người có mặt tại hiện trường cũng như các lực lượng chức năng. Mặt khác, vụ việc này chưa có tiền lệ, là “vô tiền khoáng hậu” trên địa bàn TX AyunPa nói riêng và địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung. Bùi Thanh Hiếu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nên không thể và không bao giờ được đánh đồng, gắn vào cho toàn bộ đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay. Chỉ có những kẻ ảo tưởng và tâm thần trốn trại mới suy diễn viển vông như thế, hay vấn nạn “nhét chữ vào mồm” của đám chống phá đã trở thành đại dịch, hết thuốc chữa!? 
Nhưng khốn nạn và mất dạy hơn, là thay vì bày tỏ sự cảm thông, thương tiếc cho sự ra đi của một con người, một cán bộ mẫn cán, nhiệt tình, hăng say trong các hoạt động đoàn hội (không nói đến vấn đề tình cảm riêng tư, cá nhân ở đây), lại đang nuôi hai con gái nhỏ như Kpă H’Ven, thì chúng lại hả hê, vui mừng vì sự ra đi của chị, cổ vũ, a-dua cho hành vi bạo lực… Chúng cười trên nỗi đau thương, mất mát của gia đình nạn nhân, thái độ hờ hững, lạnh lùng đến đáng sợ trước nỗi đau thương mất mát ấy. Tất cả như lưỡi dao cứa vào vết thương đang chảy máu gia đình cả nạn nhân và hung thủ (hung thủ cũng có gia đình riêng, con nhỏ). Sự vô cảm và trơ trẽn đó đã đi ngược lại truyền thống tốt đẹp, tương thân tương ái, chia sẻ khó khăn, hoạn nạn của dân tộc. Bởi vì, dù bất kể người đó là ai, địa vị xã hội như thế nào nhưng mất đi cũng cần lắm sự cảm thông, chia sẻ; chúng thực sự không xứng đáng mang nghĩa “đồng bào”.
Dân tộc ta có câu “nghĩa tử là nghĩa tận”. Người mất thì cũng đã mất rồi, xin được thắp nén tâm nhang gửi đến chị Kpă H’Ven, mong gia đình chị vượt qua sự mất mát, đau thương không gì bù đắp được này, mong hai cô con gái của chị sẽ vững vàng vượt lên và trưởng thành hơn trong tương lai; hung thủ Bùi Thanh Hiếu chắc chắn phải chịu sự trừng phạt thích đáng của pháp luật. Còn những kẻ ăn theo và xuyên tạc trắng trợn, chắc chắn rằng sẽ bị trừng phạt bởi lương tâm, sự khinh ghét của người đời vì trời xanh luôn có mắt./. 
ĐỜI CÁT

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

Khởi tố vụ án 10 quả mìn cài quanh cây ATM ở Quảng Ninh

Cảnh sát nhận định kẻ xấu có ý định phá hoại chứ không nhằm cướp tiền trong cây ATM, mìn trong trạng thái chờ kích nổ.
Chiều 16/10, đại tá Thái Hồng Công, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan điều tra vừa khởi tố vụ án sử dụng trái phép vật liệu nổ và đang truy bắt nghi phạm cài 2kg thuốc nổ trong cây ATM.
Sáng 13/10, nhân viên một ngân hàng thương mại vào nạp tiền cho cây ATM ở chung cư Than Nam Mẫu, phường Yên Thanh, thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) đã phát hiện phía dưới máy rút tiền có nhiều thỏi hình dáng giống mìn đã được ghim chốt. Sự việc được báo cơ quan chức năng.

Khởi tố vụ án 10 quả mìn cài quanh cây ATM ở Quảng Ninh
Cây ATM bị cài mìn.

Chiều cùng ngày, lực lượng công binh thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh đã tiếp cận cây ATM, phát hiện bên trong có 10 thỏi mìn, tổng cộng hơn 2 kg. Khoảng 14h10, toàn bộ số mìn đã được tháo gỡ và đưa về nơi an toàn.
Cây ATM nằm bên hông khu chung cư gồm bốn tòa nhà 9 tầng, gần quốc lộ 18A và Công ty giày da sao vàng - nơi có hàng nghìn công nhân ở và làm việc.
Trung tá Phạm Thanh Toàn, Trưởng ban Công binh Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh cho biết, thuốc nổ sử dụng trong những quả mìn là loại công nghiệp dẻo - loại thuốc nổ mạnh. 10 thỏi mìn với 8 kíp đã được đấu nối vào nhau, hai dây kích nổ giấu dưới gầm. Có hai dây kéo ra phía sau cây ATM nhằm đánh lạc hướng cơ quan chức năng.
Ông Toàn cho hay, mìn được đặt ở trạng thái chờ kích nổ, nếu không phát hiện sớm, khả năng thủ phạm sẽ cho nổ. Với hơn hai kg thuốc, bán kính sát thương có thể tới hàng trăm mét.
Trung tá Toàn nhận định, mục đích đặt mìn nhiều khả năng là để phá hoại chứ không phải để lấy tiền, vì thủ phạm nhằm vào khu dân cư đông đúc, ở trung tâm thành phố. Hơn nữa, số thuốc nổ này có thể thổi tung cả cây ATM.

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2018

Phút đấu trí thót tim cắt dây nổ 10 quả mìn gài ATM cứu chung cư

10 quả mìn được xếp theo hình chữ V, các dây nối bọc đất sét, nếu số mìn này nổ thì sức công phá có phạm vi lên đến vài trăm mét.
Trao đổi với báo chí sáng nay, Trưởng ban Công binh - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh Phạm Thanh Toàn (người trực tiếp tham gia phá gỡ số mìn gài tại ATM) khẳng định: đây là loại mìn nhẹ (hay còn gọi là nhũ tương) được dùng trong công nghiệp phá đá tại các hầm lò than.
Ông Toàn phân tích, những đối tượng gài 10 quả mìn sau cây ATM bên hông nhà CT1 chung cư 9 tầng của công ty Than Nam Mẫu (phường Yên Thanh, TP Uông Bí) rất am hiểu về thuốc nổ và cách thức hoạt động.

Phút đấu trí thót tim cắt dây nổ 10 quả mìn gài ATM cứu chung cư
Cây ATM bị gài 10 quả mìn
Những đối tượng này kết nối 10 quả mìn với nhau bằng dây điện, xếp theo hình chữ V và đấu nối vào hệ thống điện của cây ATM, các mối điện được bọc bằng đất sét nhằm tránh bốc khói nếu chập điện. Vì cách thức gài mìn rất tinh vi nên nếu được kích hoạt, toàn bộ 10 quả sẽ nổ cùng lúc, xuyên phá tường của chung cư, phạm vi ảnh hưởng lên tới hàng trăm mét.
"Ban đầu nhìn cách bày trí mìn, chúng tôi đã biết người gài rất chuyên nghiệp và am hiểu về thuốc nổ, cách kết nối hệ thống dây điện nhằm đánh lạc hướng lực lượng tháo gỡ khiến dẫn đến sai lầm" - ông Toàn nhận định.
Trước tình thế trên, lực lượng Công Binh lên kế hoạch vô hiệu hóa dây điện kết nối nhằm ngắt hệ thống kích nổ bằng kíp điện.
"Số mìn được gắn rất nhiều dây điện, nếu không có kiến thức về tháo gỡ mìn và cắt nhầm dây dẫn thì có thể khiến số mìn trên nổ ngay lập tức, khi đấy hậu quả sẽ khôn lường" - ông Toàn khẳng định.
Sau 3 tiếng cùng sự trợ giúp của lực lượng Công binh, ông Toàn đã tháo gỡ thành công 10 quả mìn, giải nguy cho chung cư CT1 và cây ATM.
Trước đó, vào lúc 8h45 hôm qua, khi tổ công tác của phòng giao dịch của một ngân hàng chi nhánh Uông Bí gồm 5 nhân viên, đến mở két nạp tiền vào 2 cây ATM số 7 và 8 đặt bên hông nhà CT1 chung cư 9 tầng của công ty Than Nam Mẫu (phường Yên Thanh, TP Uông Bí).
Tổ công tác phát hiện trong cây ATM số 7 có một số thỏi hình trụ dài khoảng 20cm nghi là thuốc nổ, nên đã cấp báo đến bảo vệ chung cư và cơ quan Công an.
Tổ chức kiểm tra, khám nghiệm tại 2 cây ATM, lực lượng chức năng phát hiện tháo gỡ và thu giữ 10 thỏi nghi là thuốc nổ, gồm: tại cây ATM số 7 có 6 thỏi, cây ATM số 8 có 4 thỏi, tổng trọng lượng khoảng 2kg.

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2018

THÁO GỠ 4 THỎI CHẤT NỔ NGHI LÀ MÌN TẠI MỘT CÂY ATM Ở QUẢNG NINH


      Vào lúc 15 giờ ngày 13/10/2018, đại diện Công an thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh cho biết, lực lượng công binh của thành phố Uông Bí đã tháo gỡ thành công số mìn gài tại cây rút tiền ATM của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB), trong khu vực chung cư than Nam Mẫu (phường Yên Thanh, thành phố Uông Bí).

THÁO GỠ 4 THỎI CHẤT NỔ NGHI LÀ MÌN TẠI MỘT CÂY ATM Ở QUẢNG NINH
Hiện trường vụ việc.
Trước đó, vào sáng cùng ngày, nhân viên của Ngân hàng SHB đã phát hiện có 4 thỏi chất nổ nghi là mìn được gài trong cây rút tiền ATM đặt tại tòa nhà 9 tầng CT1 của chung cư than Nam Mẫu. Ngay lúc đó, gần 50 công nhân đã được sơ tán khỏi chung cư để đảm bảo an toàn.
Khi lực lượng công binh đến hiện trường tiến hành tháo gỡ, đã xác định các thỏi chất nổ trên là mìn và còn phát hiện thêm một số quả mìn khác gài tại cây rút tiền ATM này.
Hiện lực lượng chức năng đang tiến hành phân loại số mìn trên và mở rộng điều tra vụ việc.

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2018

Hà Nội trước ngày giải phóng năm 1954


Đêm trước 10/10/1954, người Hà Nội hồi hộp không ngủ, bí mật may cờ đỏ sao vàng rồi tìm chỗ cất giấu, tránh giặc Pháp phát hiện.
Đã 64 năm trôi qua, ký ức nhiều cựu binh và người dân đất Thăng Long vẫn vẹn nguyên cảm giác vừa háo hức, vừa căng thẳng, lo lắng của những ngày mùa thu năm 1954. Đoàn quân Việt Minh từ chiến khu Việt Bắc hẹn về tiếp quản Thủ đô từ tay thực dân Pháp vào ngày 10/10.
Chàng trai Lê Văn Ba khi ấy vừa tròn 20 tuổi. Anh tham đội Thanh niên cứu quốc Hà Nội, được giao nhiệm vụ bí mật tổ chức in báo Tiền Phong 16 trang để kịp phát cho mọi người trong thời khắc lịch sử.
Chỉ có mấy anh em xúm vào cùng nhau làm. Ông Ba vừa đi lấy tin, viết bài, biên tập, dàn trang, liên hệ với họa sĩ làm bìa và mang đi in. Người khác thì viết xã luận, tin tức. Nhóm vận động được nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ sáng tác bài hát Mừng giải phóng thủ đô dành riêng cho ngày lịch sử sắp tới và kịp in lời trên báo.
Vì máy móc còn thô sơ, ông phải in bìa ở một nơi, ruột báo ở nơi khác rồi mang về ghép lại với nhau.

Hà Nội trước ngày giải phóng năm 1954
Những toán lính Pháp cuối cùng trên phố hàng Bông, Hà Nội tháng 10/1954.
“Tôi đã chuẩn bị bài vở trước đó vài ngày, mua giấy, mực từ các văn phòng phẩm và in nhờ tại xưởng của một nhà tư sản yêu nước. Ngay đêm trước quân ta tiến về, chúng tôi đã in xong hơn 1.000 số báo, phân phát khắp nội thành” - ông Ba kể.
Số báo ấy ngoài thông tin đến nhân dân thời gian quân giải phóng vào tiếp quản thủ đô, còn giải thích các chính sách của Chính phủ cách mạng. “Có kẻ phao tin khi quân Việt Minh vào tiếp quản Hà Nội sẽ cắt tóc, nhổ móng tay nữ sinh, bắt công chức… khiến nhiều người rất sợ hãi” - ông Ba nhớ lại.
Vì vậy, báo nói rõ với người dân Hà Nội rằng sau giải phóng, trường học sẽ mở cửa trở lại, công chức được giữ nguyên lương và “không ai bị cắt tóc, nhổ móng tay”.
Trên nhiều tuyến phố, sau khi quân Pháp rút gần hết, những cổng chào bằng tre nứa phủ vải, lá dừa được cấp tốc dựng lên. Cổng chào ở trước cửa đền Ngọc Sơn to, đẹp nhất. “Đó là những khải hoàn môn chào đón đoàn quân chiến thắng trở về sau 9 năm xa thủ đô” - ông Ba nói trong niềm xúc động.
Trước ngày tiếp quản, ông Vũ Tiến Bằng là chiến sĩ tiểu đoàn 172, F350 được cử vào Hà Nội cùng công nhân đấu tranh không cho lính Pháp mang máy móc của bệnh viện Phủ Doãn đi.
Còn ông Dương Tự Minh, tham gia đoàn thanh niên cứu quốc Hà Nội, bí mật cùng bạn tù Hỏa Lò làm cờ, hoa, khẩu hiệu chuẩn bị đón quân kháng chiến.
“Tình hình thủ đô lúc đó rất căng thẳng. Khu nhà tôi sống ở Lương Yên đêm nào cũng có kẻng báo động. Khi đó quân Pháp đã rệu rã nhưng có thể bắt chúng tôi bất cứ lúc nào” - ông Minh nhớ lại.

Những đêm thấp thỏm

Nhà sử học Vũ Dương Ninh khi đó là học sinh cấp 3 trường Bưởi - Chu Văn An nhận nhiệm vụ “nghe tin tức từ đài phát thanh của ta, rồi phổ biến cho bạn bè, mọi người”.
“Càng gần ngày tiếp quản thủ đô, trong thành phố xuất hiện một số xe jeep cắm cờ đỏ sao vàng cùng chiến sĩ giải phóng quân. Đó là những người lính vào thành phố tiền trạm, chuẩn bị cho việc tiếp quản. Chúng tôi cực kỳ ngạc nhiên và thích thú truyền tai nhau tin tức ấy” - ông Ninh kể.
Trước ngày quân giải phóng tiến vào tiếp quản thủ đô là những đêm căng thẳng, thấp thỏm khó ngủ của người Hà Nội. Những học sinh hoạt động bí mật như ông Vũ Dương Ninh phải rất đề phòng để không bị Pháp bắt. “Trong lòng người Hà Nội ai cũng háo hức chờ đợi đoàn quân giải phóng, nhưng phải cố gắng kìm nén vì lính Pháp có thể gây sự” - ông Ninh cho hay.
Buổi tối, đường phố vắng tanh, nhà nào cũng đóng kín cửa, im lặng chờ đợi. Thi thoảng mới có người hé cửa ngó xem ngoài phố có động tĩnh gì hay không. Nhà ông Ninh có bố và hai anh đều theo kháng chiến, nên mỗi tối cả nhà ngồi quây quần ngóng theo từng mẩu tin tức từ radio.
Dù còn nhỏ, nhà văn Lê Phương Liên vẫn ấn tượng sâu sắc với không khí Hà Nội thời khắc ấy. Trong những căn nhà đóng kín cửa, người dân bí mật mua giấy, vải may cờ đỏ sao vàng và tìm chỗ cất giấu.
Còn trên đường phố, những toán lính Pháp cuối cùng tiếp tục rút qua cầu Long Biên. “Nhà tôi trên phố Hàng Dầu. Tôi nghe rất rõ tiếng giày đinh lính Pháp nện xuống đường phố rầm rập và tiếng còi xe jeep phóng trên đường Đinh Tiên Hoàng trong đêm. Cảm giác rất ghê sợ” - nhà văn Lê Phương Liên nhớ lại.

“Ba không” của người lính giải phóng

Trong khi người Hà Nội bí mật chuẩn bị tiếp đón quân giải phóng trở về, thì ở ngoại thành, những người lính cũng bồn chồn chờ giây phút được tiến vào thủ đô.
Hơn một tháng trước ngày tiếp quản, chiến sĩ Trần Quốc Hanh cùng Trung đoàn 57, Sư đoàn 304 được vinh dự nhận lệnh về tiếp quản Hà Nội. Trung đoàn hành quân từ thị xã Sơn Tây về Chúc Sơn, Chương Mỹ chuẩn bị.

Hà Nội trước ngày giải phóng năm 1954
Cựu chiến binh Trần Quốc Hanh.
Dù phía Việt Nam và Pháp đã ký kết các điều khoản tiếp quản, các chiến sĩ như ông Hanh vẫn được tập luyện kỹ lưỡng tình huống tác chiến trong thành phố, đề phòng quân Pháp trở mặt.
“Cấp trên yêu cầu chúng tôi thực hiện nghiêm kỷ luật khi vào thành phố. Phải làm cho dân tin tưởng vào Đảng, Chính phủ, quân đội. Không để địch lợi dụng phá hoại quan hệ quân dân. Tôi vẫn nhớ lời Bác Hồ dặn trong thư gửi trung đoàn, có người không gục ngã trước những viên đạn của quân thù, nhưng lại gục ngã trước những viên đạn bọc đường” - người cựu binh năm xưa nhớ lại.
Lính trung đoàn 57 chủ yếu là thanh niên quê Thanh Hóa, Nghệ An, nên có người từ bé đến khi vào Hà Nội thậm chí còn chưa biết bật, tắt công tắc điện, cách dùng nhà vệ sinh… Mỗi chiến sĩ đều được hướng dẫn cách thức sinh hoạt, đi lại trong thành phố rất tỉ mỉ.
Ông Hanh vẫn rất nhớ một trong ba điều kỷ luật khi tiếp quản thủ đô là không ra phố một mình; không được phiền nhiễu, xin ăn của dân; lên xe phải từ tốn, nhường dân.

Hà Nội trước ngày giải phóng năm 1954
Quân giải phóng vào tiếp quản Hà Nội tháng 10/1954 (ảnh tư liệu)
Ngày 09/10, trung đoàn 57 bắt đầu tiến về Hà Nội theo 4 hàng dọc. Hai bên đường, nhân dân mang cờ hoa đổ ra đón như trẩy hội.
“Nhưng đến Phùng Khoang, Thanh Xuân, chúng tôi nhận được tin quân báo là Pháp đang dàn 4 xe tăng ở Ngã Tư Sở. Chỉ huy trung đoàn hội ý và sắp thành hai hàng đi hai bên đường tiếp tục tiến vào. Súng vác trên vai được lệnh hạ xuống cầm tay, sẵn sàng chiến đấu” - ông Hanh nhớ như in khoảnh khắc căng thẳng đó.
Đến Ngã Tư Sở, sĩ quan Pháp thông báo đó chỉ là nghi thức tiếp đón Trung đoàn Thủ đô một cách trang trọng. Vậy là xe tăng Pháp dẫn đầu cùng đoàn quân giải phóng tiến về tiếp quản sân bay Bạch Mai.
“Đêm đầu tiên sau 9 năm xa cách, tôi trằn trọc không ngủ được. Hà Nội là nơi tôi sinh ra và lớn lên, có bao người thân yêu đang đón đợi tôi về” - ông Hanh chia sẻ.
Sau 9 năm trường kỳ kháng chiến, quân đội nhân dân Việt Nam đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Genève (ngày 20/7/1954) công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, đồng thời rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam.
Đúng 16h ngày 09/10/1954, những người lính Pháp cuối cùng đã rút qua cầu Long Biên.
Sáng ngày 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội chia làm nhiều cánh quân lớn ca khúc khải hoàn tiến vào trung tâm Hà Nội. Dẫn đầu đoàn quân chiến thắng là những chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô giương cao ngọn cờ “Quyết chiến - Quyết thắng”.

Viết Tuân/VNE