KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn NGHỀ GIÁO BẠC NHƯ VÔI. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NGHỀ GIÁO BẠC NHƯ VÔI. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2022

NGHỀ GIÁO BẠC NHƯ VÔI

Nói vui một chút, thế hệ 8x và 9x đời đầu có lẽ một thế hệ "lớn lên bằng roi vọt". Vì nếu được hỏi rằng, liệu anh chị đã từng bị thầy cô giáo đánh đòn hay chưa? Hẳn là phần đông sẽ trả lời là “có”.
Nghề giáo là một nghề cao quý, là một nghề được tưởng thưởng và coi trọng trong xã hội, đó là vì sao chúng ta có hẳn một ngày lễ dành cho các thầy cô giáo, có hẳn một truyền thống “tôn sư trọng đạo”... Nhưng khi đọc bài báo về việc một cô giáo bị một học sinh thách thức rằng sẽ kiện cho cô giáo nghỉ dậy nếu cô giáo dám động vào người nam sinh này… Điều này thoạt chừng khiến chúng ta cảm thấy gai người đau lòng, nhưng quả thực là nó không hiếm trong xã hội hiện nay.

Mình thường hay tâm sự với cô giáo dạy Lịch sử của mình hồi cấp ba, cô kể rằng nhiều khi không dám trách mắng học sinh, không dám phạt, không dám to tiếng vì học sinh rất là quái và phụ huynh thì cực chiều. Có hôm cô thấy một học sinh trong lớp đi xe Air Blade không đội mỹ bảo hiểm, cô có gọi điện về cho bố mẹ thì nhận được câu nói là “Trời thì nắng, nhà lại xa nên chúng tôi mua cho cháu con xe đi lại. Cô giáo chỉ đứng trên bục giảng thôi, đừng nên lo chuyện ở ngoài”. Cô vừa bực, vừa tức nhưng chẳng nói thêm được gì.
Một chuyện khác, khi cô phạt một nam sinh đứng góc lớp vì tội không soạn bài trước khi lên lớp. Hôm sau, cô nhận được cuộc gọi từ bố mẹ nam sinh này và cô bị mắng rằng chỉ là một giáo viên dạy môn phụ mà bắt phạt như vậy sẽ ảnh hưởng tâm lý đến kỳ thi THPT sắp tới của con họ…
Nói không ngoa, rằng có một bộ phận lứa tuổi học sinh hiện nay như “cậu ông giời”, được nuôi dưỡng bằng những bố mẹ “con tôi ở nhà ngoan lắm”. Ví dụ như một trường hợp vào năm 2019, một phụ huynh xông vào hành hung cô giáo mầm non vì họ “nghĩ” rằng con của họ bị cô giáo đánh. Nhưng sau khi rà soát thì không ghi nhận cô giáo đánh đứa bé, người bé cũng chẳng hề có dấu vết gì của việc bị bạo lực, phụ huynh cũng chẳng thèm xin lỗi và âm thầm rút hồ sơ còn nhà trường thì hạ thi đua của cô giáo… Hay như một trường hợp khác, học sinh rút điện thoại ra quay phim các bạn nữ vào giờ khai giảng bị thầy giáo nhắc, học sinh này liên đợi thầy giáo tan tiết học và “úp” thầy giáo ngay tại hàng lang.. Khi bị triệu tập đến trường, phụ huynh của em này có hàm ý đổ lỗi cho thầy đã gây ra điều gì đó khiến cháu “bộc phát”...
Đôi khi, thật khó hiểu cho một xã hội mà anh công an muốn cứu người thì phải cẩn thận nhờ người dân quay chụp, làm chứng để khỏi bị vu cho là gây ra tai nạn. Rồi các bác sĩ đang khám bệnh cấp cứu thì bị tấn công, bị chém, bị đe dọa, bị bắt là phải làm cái này cái kia… Hay những giáo viên bất lực vì phải đối diện với những học sinh ngổ ngáo được phụ huynh nâng đỡ, che chở…
Hồi xưa, học sinh sợ giáo viên như sợ chúa sơn lâm, giáo viên chỉ điện về nhà thôi là tối đó lãnh đủ. Nhưng ngày nay thì gió đổi chiều, khi những người giáo viên uy quyền phải chịu trước “quyền lực đen” của đám học sinh được phụ huynh chiều chuộng…
Thương con là điều tốt, nhưng nuông chiều con lại là một thảm họa. Rất nhiều gia đình dường như lãng quên đi trách nhiệm rèn luyện, chỉ bảo, uốn nắn con cái... Nhiều khi cứ nghĩ rằng vứt cho con cái điện thoại, mua cho con chiếc xe máy là thương con và họ chắc là chẳng dành nổi vài phút để nghĩ rằng, liệu làm như vậy có đúng không?
Giáo viên vẫn luôn là một nghề cao quý nhưng đôi khi cũng rất bạc...
Có lần, mình khuyên với cô là cô chỉ tập trung vào dạy thôi và kệ những đứa ngáo ngơ đi, nhưng cô bảo lại là: "Lương tâm làm nghề mười mấy năm, biết rằng chúng nó ngỗ nghịch nhưng làm sao mà mặc kệ được"...