KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn OLYMPIA: NHÂN TÀI CHO NƯỚC ÚC HAY LÀ CÂU CHUYỆN Ở LẠI HAY VỀ NƯỚC CỐNG HIẾN.. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn OLYMPIA: NHÂN TÀI CHO NƯỚC ÚC HAY LÀ CÂU CHUYỆN Ở LẠI HAY VỀ NƯỚC CỐNG HIẾN.. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

OLYMPIA: NHÂN TÀI CHO NƯỚC ÚC HAY LÀ CÂU CHUYỆN Ở LẠI HAY VỀ NƯỚC CỐNG HIẾN.

Sau mỗi trận chung kết Đường lên đinh Olympia, câu nói được sử dụng nhiều nhất không phải là những lời chúc mừng dành cho đường kim vô địch, mà là câu nói: “Chúc mừng nước Úc có thêm một nhân tài” hoặc là: “Ở Việt Nam sẽ bị con ông cháu cha vùi dập”.
Nếu nhà vô địch của Đường lên đỉnh Olympia là một thiên tài, vậy thì Á quân, hai người đồng hạng Ba, có phải là nhân tài hay không? Rồi những nhà vô địch các cuộc thi Tuần, thi Quý, thi Tháng, có phải là nhân tài hay không? Mỗi năm, có khoảng gần 150 nhà “leo núi”, mà bất cứ một nhà leo núi nào cũng đều tài năng, giỏi giang tại ngôi trường của họ, và đa phần họ sẽ ở lại Việt Nam để học tập, làm việc và cống hiến. Chỉ một người ra đi thôi, mà họ đã bị quan cực độ, chửi bới Việt Nam rằng “để mất chất xám”, vậy hóa ra, cả Việt Nam chỉ có một nhân tài thôi à? 
Vậy, mỗi năm, có hàng trăm học sinh đạt các giải quốc gia và thế giới, mấy bạn đó có phải là nhân tài không? Rồi cũng có rất nhiều các thủ khoa cả đầu vào, đầu ra các trường đại học, mấy thủ khoa đó có phải là nhân tài hay không?
Việt Nam là một trong những quốc gia hiếm hoi trên thế giới sở hữu và làm chủ công nghệ 5G, có ai trong đội ngũ làm chủ công nghệ ấy là “nhà vô địch Olympia” hay không? Rồi đội ngũ tạo ra những chiếc điện thoại “Make in Vietnam” tại BKAV, Vsmart…, họ có phải là nhân tài hay không? 


Ít lâu nữa, vệ tinh siêu nhỏ NanoDragon do các kỹ sư Việt Nam chế tạo ngay tại Việt Nam sẽ bay lên vũ trụ. Đây là thành quả của các kỹ sư thuộc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. NanoDragon thực thi nhiệm vụ thử nghiệm công nghệ điều khiển vệ tinh trên quỹ đạo và thu nhận tín hiệu nhận dạng tàu thủy - đây là hai nhiệm vụ do chính những người Việt nghiên cứu vận hành. Vậy chúng ta có thể gọi họ là nhân tài được không?
Cuối năm 2019, ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam đạt được một thành tựu rực rỡ, đó là việc nghiên cứu và chế tạo thành công radar cảnh giới bầu trời tầm trung chống máy bay tàng hình thế hệ thứ năm - loại máy bay hiện đại nhất hiện tại. Đây là loại radar “nội địa hóa” 100%, tất cả những người tham gia nghiên cứu và chế tạo đều là người Việt, được bảo mật tuyệt đối. Ngoài ra, trong những năm gần đây, các kỹ sư của Viettel đã chế tạo thành công nhiều loại UAV quân sự - thiết bị bay không người lái, dần từng bước loại bỏ các UAV “nhập ngoài” và thay bằng các UAV “nội địa”. Song song với đó, từ việc ở vị thế của “kẻ đi mua”, chúng ta trở thành một trong chín quốc gia có thể xuất khẩu thiết bị quân sự chất lượng cao. Từ “không biết làm ốc vít”, chúng ta chỉ làm tàu đổ bộ xuất ngoại, radar xuất ngoại, UAV… Vậy, những người làm ra những sản phẩm trên, có phải là nhân tài hay không? 
Rồi những người đang nghiên cứu vaccine Covid-19 ở các đơn vị nghiên cứu tại Việt Nam, có ai trong số họ là nhà vô địch Olympia hay không? Câu trả lời chắc chắn là không. Vậy họ có phải là nhân tài không? Chắc chắn là có. 
Rồi nếu bạn nào rảnh, lướt qua các trang thông tin của một số đơn vị nghiên cứu như VinAI Research, Vin Big Data, Viện Toán cao cấp, Viện Hàm lâm khoa học Việt Nam, Viện nghiên cứu và phát triển Viettel… sẽ thấy có rất nhiều những chuyên gia mang quốc tịch Việt Nam, gốc Việt và cả nước ngoài. Họ học MIT, Havard, Oxford, Stanford, Tokyo,... - những ngôi trường mà gần như chúng ta đều biết đến, chứ không phải là một trường hạng mấy bên Úc. Họ đều được “trải thảm đỏ” về Việt Nam, cống hiến và làm việc. Họ có phải là nhân tài hay không? 
Xem ra, định nghĩa về từ nhân tài của chúng ta nhỏ bé quá. 
Về cơ bản, việc “đi đi và không trở lại” của các du học sinh nói chung và các quán quân của Đường lên đỉnh Olympia là việc... bình thường. Mỗi người có một lựa chọn cho cuộc đời, chúng ta không thể thay họ lựa chọn được. Và tất nhiên, cũng không bao giờ được phê phán họ rằng: “Mày không về Việt Nam cống hiến thì mày là loại vất đi”. 
Có những ngành nghề đặc trưng chưa phát triển ở Việt Nam, như ngành AI chẳng hạn, chỉ mới vài năm nay, ngành AI ở Việt Nam mới thực sự bùng lên. Rồi như câu chuyện tiến sĩ Bùi Hải Hưng - VinAI trở về để đón “làn sóng” đó, chứ nếu như về cách đây chục năm, thì đúng là một nhân tài như tiến sĩ Hưng có khi chẳng có tác dụng gì thật. 
Yêu nước không có nghĩa là phải về nước cống hiến bằng mọi giá, chưa về không có nghĩa là không bao giờ về.
Cống hiến thì có thể bằng nhiều cách. Có khi là trợ giúp sinh viên Việt Nam sang bên nước bạn, gửi tiền về trợ giúp người thân. Rồi tuyên truyền về văn hóa Việt bên nước ngoài. Có khi, cống hiến chỉ đơn giản là việc sống yên ổn ở bên nước bạn, không chống phá Tổ Quốc, thi thoảng về Việt Nam xem Việt Nam đã làm được những gì, nhận xét về Việt Nam với con mắt công tâm. Chứ đừng có hằn học, vứt ánh nhìn về Tổ Quốc một cách đầy khinh bỉ, tỏ ra thượng đẳng, tự cho mình là “bề trên”, những gì mình tiếp xúc là “văn minh”, những gì ở Việt Nam là cỏ rác. 
Như câu chuyện giáo sư Ngô Bảo Châu chẳng hạn, chúng ta có những đại ngộ “chưa từng có” với ông như nhà chung cư cao cấp, xe hạng sang và chức vụ Viện trưởng viện Toán cao cấp. Đúng là để chiêu mộ nhân tài như ông thì cái giá đó tính ra vẫn chẳng là bao. Nhưng những gì giáo sư Châu làm được tại Việt Nam là gì? Một vài chuyến thiện nguyện, một vài lần về nước, nhưng lại đính kèm theo đó là hàng lô những bài viết, dòng trạng thái mà nếu nói nặng nề là vớ vẩn hết sức. Giáo sư từng châm chọc công cuộc chống dịch ở Việt Nam, nói những lời xúc phạm Bác Hồ và tướng Giáp,... Nhân tài thế này, thì hơi buồn thật.
Rồi như quán quân Olympia Lê Vũ Hoàng, “nhân tài” đó, đúng không? Nhưng “nhân tài” này từng ăn chặn tiền của một bạn sinh viên người Việt, bị Tòa án Úc cáo buộc tội “chiếm đoạt tài sản”. Vợ chồng của Lê Vũ Hoàng từng “thượng đẳng” nói với bạn sinh viên rằng: “Bọn chị có quốc tịch Úc thì du học sinh như em dám làm gì? Giỏi thì kiện đi xem có bị đuổi học không?”. Định nghĩa “nhân tài” xem ra không đúng lắm, nhất là trong trường hợp như thế này.
Người ta hay nói vui rằng: “Việt Nam vẫn đang để chất xám chảy đi”. Đúng là thế thật và chúng ta phải nhìn thẳng và rõ ràng. Nhưng, có những “chất xám chảy đi” thì vẫn có những “chất xám quay về” và “chất xám ở lại”. Nếu phần chảy đi nhiều hơn, thì Việt Nam sẽ đi lùi chứ không thể đi tiến như hiện tại. Các bạn du học sinh nói chung và các nhà quán quân nói riêng cần phải biết rằng, đừng có chăm chăm vào nhà nước, nếu các bạn tài năng, sẽ có hàng tá các đơn vị tư nhân, tập đoàn, viện nghiên cứu chào đón các bạn. Và thực tế đã chứng minh là như vậy. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài cũng đang mở rộng hoạt động tại Việt Nam, như Trung tâm nghiên cứu trị giá 220 triệu USD của Samsung tại Tây Hồ, Trung tâm R&D của LG tại Hải Phòng trị giá trên 50 triệu USD… 
Đúng là khi học ở bên nước ngoài mấy năm giời, về Việt Nam có thể sẽ khiến các bạn bị “đứt gãy” về tâm lý, môi trường làm việc. Bản thân môi trường làm việc cũng rất quan trọng, từ một quốc gia khác trở về, môi trường khác, đồng nghiệp khác, cách ứng xử khác. Nói vui chứ riêng việc ăn sáng trước khi đi làm bằng bún riêu ở Việt Nam đã khác hẳn với việc ăn ngũ cốc ở nước ngoài rồi. Ngoài ra, đừng tự cho rằng là du học ở bên nước ngoài thì các bạn sẽ luôn luôn hơn các bạn sinh viên trong nước - đó là một sự nhầm lẫn khá là tai hại đấy. Chính một du học sinh trở về nước làm việc cho rằng, nhiều du học sinh ảo tưởng về bản thân, cho rằng những giá trị của họ hơn hẳn so với sinh viên trong nước, rồi gặp hiện tại phũ phàng rằng sinh viên Việt Nam giỏi chẳng kém.
Cứ mỗi đến mùa tốt nghiệp, là kiểu gì cũng có những trường hợp thủ khoa đầu ra về nhà chăn lợn. Cứ mỗi sau mùa Olympia, là lại bài ca nhai lại rằng nước Úc sẽ có thêm một nhân tài. Nói như vậy, có khác gì xúc phạm các du học sinh nói chung và các quán quân khi họ đang lựa chọn con đường tốt nhất cho họ, rồi khác gì việc lờ đi những nhân tài khác, đã, đang và sẽ cống hiến cho Việt Nam?
Thay vì nói vậy, hãy thẳng thắn chúc mừng quán quân kèm lời nhắn nhủ - với cả những du học sinh đang học tập, làm việc tại nước ngoài rằng: “Nếu có thể, hãy về Việt Nam thử sức. Dù là vài năm, mười năm, hai mươi năm hoặc lâu hơn nữa”.