KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn BỘ NỘI VỤ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BỘ NỘI VỤ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2018

Vì sao Bộ Nội vụ đề nghị tạm dừng sáp nhập các Sở, ngành?


Bộ Nội vụ có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư tạm dừng việc sáp nhập các sở ngành, phòng ban.

Vì sao Bộ Nội vụ đề nghị tạm dừng sáp nhập các Sở, ngành?

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân vừa ký văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư về việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết số 18 của T.Ư về “đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Theo đó, Bộ Nội vụ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư tạm dừng việc sắp xếp cơ quan chuyên môn cấp tỉnh (sở, ngành) và cấp huyện (phòng, ban).
Lý do được Bộ Nội vụ đưa ra là Bộ này đã xây dựng hai dự thảo liên quan đến việc sáp nhập Sở, ngành. Đó là dự thảo Nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và dự thảo Nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh, TP trực thuộc T.Ư).
Hiện hai dự thảo này đã được trình Chính phủ và báo cáo Ban cán sự đảng Chính phủ để trình Bộ Chính trị cho ý kiến một số nội dung liên quan đến khung số lượng cơ quan chuyên môn, tiêu chí thành lập tổ chức, biên chế tối thiểu, số lượng cấp phó tối đa của một tổ chức hành chính ở địa phương.
Theo Bộ Nội vụ, đây là hai Nghị định làm cơ sở để phân cấp cho chính quyền địa phương quyết định sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm phù hợp với đặc điểm đô thị, nông thôn, hải đảo và yêu cầu quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực ở địa phương.
Và trong khi Chính phủ chưa ban hành hai Nghị định này, Bộ Nội vụ đề nghị UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương tạm dừng việc sắp xếp các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện. Như vậy nghĩa là Bộ Nội vụ đề nghị các tỉnh dừng việc sáp nhập một số sở ngành, phòng, ban.
Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã đi đầu hợp nhất Sở GTVT và Sở Xây dựng thành Sở GTVT - Xây dựng vào hồi tháng 6/2018.
Tiếp đó, Hà Giang quyết định hợp nhất Ban Tổ chức Tỉnh ủy với Sở Nội vụ, cơ quan Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy với Thanh tra tỉnh, Đảng bộ khối Doanh nghiệp tỉnh với Đảng bộ khối Cơ quan tỉnh vào tháng 9. Hải Phòng cũng tiến hành hợp nhất một loạt cơ quan Đảng với chính quyền ở cấp huyện như: Văn phòng Quận ủy với Văn phòng HĐND và UBND quận Hồng Bàng, huyện An Dương; Ban Tổ chức Huyện ủy với Phòng Nội vụ huyện Kiến Thụy; cơ quan Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Kiến Thụy với Thanh tra huyện.
Theo phương án đề xuất của Bộ Nội vụ, trong số hơn 20 sở, ngành, cơ quan tham mưu giúp việc, chỉ có 4 Sở được đề xuất tổ chức thống nhất trên phạm vi cả nước, nhằm bảo đảm giữ ổn định và phát huy hiệu quả của mô hình tổ chức Sở quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, chuyên sâu gồm: Tư pháp; Tài nguyên và Môi trường; Lao động,Thương binh & Xã hội và Y tế.
Đối với bốn Sở đặc thù, chuyên ngành không được tổ chức thống nhất giữa các địa phương gồm: Sở Quy hoạch - Kiến trúc (thuộc UBND TP Hà Nội và TP.HCM) và 3 Sở do Chính phủ quy định tiêu chí thành lập là Ban Dân tộc, Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch dự thảo đề xuất trao quyền để cấp tỉnh có thể xem xét quyết định giữ ổn định hoặc sáp nhập…
Theo Bộ Nội vụ, nếu thí điểm hợp nhất Sở Nội vụ với Ban Tổ chức Tỉnh ủy thì có tên gọi là Sở Tổ chức - Nội vụ; hợp nhất Thanh tra tỉnh với Ủy ban kiểm tra thì gọi là Kiểm tra - Thanh tra cấp tỉnh. Còn 3 văn phòng: Đoàn ĐBQH, UBND, HĐND cấp tỉnh hợp nhất thành văn phòng tham mưu giúp việc dùng chung với tên gọi là Văn phòng địa phương cấp tỉnh.
Tương tự Sở Kế hoạch & Đầu tư và Sở Tài chính nếu hợp nhất sẽ có tên gọi Sở Tài chính - Kế hoạch.
Với Sở GTVT và Sở Xây dựng có tên gọi mới là Sở GTVT - Xây dựng. Việc hình thành một cơ quan quản lý thống nhất hai lĩnh vực này sẽ bảo đảm nâng cao tính hiệu quả, khắc phục những bất cập chồng chéo, thiếu đồng bộ trong quản lý hạ tầng đô thị.
Còn hợp nhất Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn với Sở Công thương sẽ có tên gọi mới là Sở Công nghiệp, Nông nghiệp và Thương mại.
Việc Sở Thông tin & Truyền thông sáp nhập Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch, Bộ Nội vụ lý giải, tại một số tỉnh có địa bàn nhỏ, dân số ít thì yêu cầu quản lý Nhà nước về báo chí, xuất bản, in và phát hành… không lớn nên không cần thiết duy trì một sở tham mưu chuyên trách về các lĩnh vực nêu trên.
Trong trường hợp hợp nhất các Sở này có tên gọi là Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thông tin và Thể thao. Sở Khoa học & Công nghệ và Sở Giáo dục & Đào tạo cũng được đề xuất sáp nhập với lý giải, các lĩnh vực trên có liên quan mật thiết với nhau.