KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn tuyên án. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tuyên án. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2019

Báo chí đã định hướng dư luận đến sự giả dối và kích động lòng dân như thế nào?

Có hay không vụ việc tài xế lái xe bị oan sai khi giúp đỡ một em bé bị lạc để rồi vướng vào vòng lao lý tại TX Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk?

Báo chí đã định hướng dư luận đến sự giả dối và kích động lòng dân như thế nào?

Dư luận tại tỉnh Đăk Lăk nói riêng và cả nước nói chung vài tháng gần đây đã xôn xao về một vụ án xảy ra tại TX Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk khi tài xế Nguyễn Ngọc Dũng (SN 1989) ngụ tại TP. Buôn Ma Thuột bị xử sơ thẩm 24 tháng tù giam, phúc thẩm 15 tháng tù giam sau khi “giúp đỡ” một cháu bé đi lạc bằng cách đưa lên xe của Dũng và một ga chạy thẳng về hướng TP. Buôn Ma Thuột. Vậy thực sự thì Dũng có bị oan hay không? Hay làm sao mà một việc “tốt” lại khiến một người anh em “thiện lành” phải nhập kho đi chăn kiến, mời các bạn đọc tiếp các tình tiết dưới đây.

Trước hết, tôi muốn giới thiệu các bạn về nhân thân của tài xế Nguyễn Ngọc Dũng.

Dũng sinh năm 1989, sống tại TP. Buôn Ma Thuột cùng vợ và 2 con bằng nghề lái xe khách. Nói về quá khứ hay hiện tại của Dũng thì người ta cũng sẽ bất ngờ về cuộc đời nam thanh niên mà báo đài ca ngợi là “thiện lành” này. Ngày 27/10/2006, Nguyễn Ngọc Dũng bị TAND thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An xử phạt 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý... Khi ấy Dũng mới 17 tuổi!
Nếu nói Dũng có ý chí khởi nghiệp khá sớm với ngành “ma túy” thì tôi tin, còn “thiện lành” từ tấm bé thì có vẻ hơi sai cho Dũng, bởi 17 tuổi đã làm shipper cho “ngành” này thì được mấy ai hiền lành?
Chưa hết, ngày 22/8/2011, Dũng tiếp tục bị TAND tỉnh Gia Lai xử phạt 07 năm 06 tháng tù về tội Vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ. Án giao thông mà để đến mức đi tù thì quý bạn cũng hiểu Dũng đã phạm tội gì rồi chứ ạ? Vâng, anh ấy gây tai nạn để lại hậu quả nghiêm trọng nên đã phải đi chăn kiến 07 năm 06 tháng tù. Và nếu ngày bị bắt vì ship ma túy năm 2006 mà Dũng tròn 18 tuổi thì có lẽ Dũng sẽ dành cả thanh xuân để đi tù. Tính sơ sơ tổng 2 hình phạt trước khi dính vào vụ việc tại TX Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk thì cũng ngót nghét 09 năm tù.

“Cháu nó ở nhà ngoan lắm, là thanh niên gương mẫu” - lều báo said.

Quay trở lại với vụ việc xảy ra tại TX. Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk, địa điểm xảy ra vụ việc bắt cóc trẻ em của Dũng. Báo chí nói gì trên báo? Chỉ lấy ví dụ là Báo Người Đưa Tin đăng bài vào thứ 5, ngày 21/2/2019 như sau: "...bị cáo Dũng là lái xe tuyến Đắk Lắk - Gia Lai và ngược lại. Xe 16 chỗ có dán tên nhà xe, số điện thoại để mọi người gọi khi có nhu cầu đi lại. Khi đi trên đường quốc lộ thuộc TX. Buôn Hồ phát hiện thấy cháu bé gần 2 tuổi chạy ra giữa đường suýt bị xe ô tô khách 40 chỗ đi ngược chiều đâm phải. Cùng lúc đó xe 16 chỗ của bị cáo chở hơn 10 hành khách đi tới cũng dừng lại tránh gây nguy hiểm cho cháu bé.
Thấy cháu bé khóc, Dũng bảo phụ xe xuống bế cháu vào ven đường. Do bố mẹ cháu bé ngày hôm đó gửi cháu ở nhà ông cậu (cách đó mấy km) nên khi phụ xe bế cháu vào lề đường hỏi mọi người đứng xem thì không ai biết và lắc đầu. Thấy vậy, Dũng nói phụ xe đưa cháu lên xe để Dũng ẵm đưa đến trạm CSGT trên đường.
Khi đi được khoảng 10km, Dũng chủ động giảm tốc, xi nhan táp vào phía trạm CSGT theo hướng đưa khách về TP.Buôn Mê Thuột. Cùng lúc đó, CSGT cũng ra tín hiệu dừng xe để nhờ đưa 2 người khách trên đường về Chư Rê (2 khách này đi xe đang bị xử lý vi phạm).
Lúc phụ xe nhảy xuống mở cửa thì CSGT thấy lái xe đang ôm cháu bé nên hỏi. Anh Dũng trình bày lại sự việc như đã nói ở trên. Cùng lúc đó, CSGT nhận được điện thoại thông báo vừa có vụ bắt cóc trẻ em, yêu cầu lái xe và hành khách về trụ sở Công an TX. Buôn Hồ để làm việc.
Tại cơ quan điều tra, lái xe, phụ xe cùng tất cả hành khách đều tường trình đúng lại sự việc. Tuy nhiên, cơ quan Công an cho rằng đã có sự câu kết giữa nhà xe và hành khách để bắt cóc trẻ em..."

Vậy sự thật của vụ việc ra sao ?

Chiều ngày 18/3/2018, Dũng điều khiển xe ô tô BKS 47B - 012.50 chở theo 10 hành khách cùng phụ xe là anh Lê Thanh Toàn (SN 1992) từ tỉnh Gia Lai về TP. Buôn Ma Thuột. Khoảng 18 giờ cùng ngày, khi đến km 1739 + 500m, đường Hồ Chí Minh (thuộc TDP 4, phường Thiện An, TX. Buôn Hồ), phát hiện cháu Trương Minh Huy (SN 2016) là con trai của chị Lương Thị Ái Nhi (SN 1989) cùng trú trên địa bàn TDP 4, phường Thiện An, TX. Buôn Hồ vừa chạy vừa khóc ra giữa đường mà không có người lớn trông chừng nên Dũng đã dừng xe lại. Lúc này cũng có một xe khách BKS 51B - 192.71 do anh N.Q.T, ngụ tại TX. Buôn Hồ cũng dừng xe lại khi thấy cháu bé đứng khóc giữa đường. Cùng lúc đó, một số người dân hiếu kì cũng xuất hiện tại hiện trường.
Thấy vậy Dũng mới nhờ Toàn là phụ xe xuống bế cháu bé vào lề đường. Tại địa điểm xảy ra vụ việc, vì cháu bé là cháu của một người dân sống tại khu vực mới đến chơi nên khi phụ xe Toàn hỏi người dân “đây là con ai” thì mọi người đều lắc đầu không biết. Lúc này, Dũng nói Toàn bế cháu bé lên xe để giao cho cơ quan Công an. Nghe Dũng nói vậy thì mọi người cũng an tâm mà giao cháu bé cho Dũng, 01 người dân lo xa đã ghi lại biển số xe của Dũng phòng khi gia đình cháu bé đi tìm.
Tuy nhiên, Dũng đã không làm theo những gì mình đã nói, dù xe chạy ngang qua rất nhiều cơ quan ban ngành hay cả Công an phường thì Dũng cũng không có ý định dừng xe để giao cháu cho đơn vị có thẩm quyền tìm cha mẹ. Lúc này, 02 hành khách có trên xe gồm anh P.V.V (SN 1985, HKTT tại huyện Ea Hleo, tỉnh Đăk Lăk) và anh Đ.T.H (SN 1974, HKTT tại Gia Lai) cùng nhiều hành khách hành trên xe có ý kiến yêu cầu Dũng nên giao đứa bé cho Công an hay trụ sở cơ quan ban ngành nhưng Dũng vẫn không làm theo mà còn đáp trả “các bác thông cảm, bế cháu đi để bố mẹ nó đi tìm cho chừa cái tội để con cái đi lung tung giữa đường” - một hành khách trên xe còn thông tin thêm rằng tài xế Dũng còn định gửi cháu bé vô chùa để bố mẹ khỏi tìm.
Khi phát hiện cháu mình bị thất lạc ở gần nhà, người thân của cháu bé đã đi tìm thì được người dân thuật lại sự việc và cung cấp thông tin về chiếc xe chở cháu bé. Sau đó, người thân của cháu bé đã báo Công an khi không có thêm bất cứ thông tin gì về cháu bé sau khi lên xe của Dũng.

Có hay không việc Dũng chủ động giao cháu bé bị lạc cho cơ quan Công an?

Nhận được thông báo về một trường hợp cháu bé bị thất lạc được đưa đi trên một chiếc xe khách, đang đi ra khỏi địa bàn TX. Buôn Hồ về hướng TP. Buôn Ma Thuột. Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an TX. Buôn Hồ đã phối hợp cùng trạm CSGT huyện Krong Buk (thuộc Phòng CSGT tỉnh Đak Lăk) bố trí chốt chặn. Đến khoảng 18h25 phút cùng ngày, tổ tuần tra kiểm soát đã phát hiện xe của Dũng đang lưu thông với tốc độ 50-60km/h. Khi bị yêu cầu dừng xe thì tài xế mới giảm tốc và bị lố qua khỏi chốt tuần tra kiểm soát. Một đồng chí CSGT lên xe của Dũng làm việc với y, thì lúc này tài xế Dũng vẫn ngồi im trên xe ôm đứa bé vào lòng, khi được hỏi “cháu bé là con ai? Tại sao lại nằm trên đùi anh thế này?”, lúc này Dũng mới trình bày sự việc và bị đưa về cơ quan CSĐT Công an TX Buôn Hồ làm việc.
Tại cơ quan Công an, Dũng quanh co chối tội, khi được hỏi vì sao lại không giao cháu bé cho các cơ quan ban ngành dọc đường đi hay đến khi gặp chốt CSGT của Công an tỉnh Đak Lăk mà Dũng vẫn không chủ động giao cháu bé cho Công an thì Dũng im lặng, khai báo thiếu thành khẩn. Tất cả những hành động của Dũng từ việc không giao cháu bé cho các cơ quan ban ngành dọc đường đi của Dũng (từ TX Buôn Hồ về TP. Buôn Ma Thuột), rồi cả việc Dũng nói với hành khách trên xe là muốn đưa cháu đi để bố mẹ khỏi tìm, cho đến việc Dũng không chủ động dừng xe khi thấy chốt tuần tra kiểm soát của CSGT cũng đã thể hiện dã tâm của Dũng trong việc này.
Khoảng cách giữa người tốt và kẻ xấu lúc này rất mong manh. Dũng có rất nhiều cơ hội để trở thành ân nhân với gia đình cháu bé thay vì trở thành một kẻ phạm pháp nếu như Dũng chủ động giao cháu bé cho cơ quan có thẩm quyền trên đường đi về TP Buôn Ma Thuột hay tại mốc thời điểm nhìn thấy chốt CSGT, nếu Dũng chủ động dừng xe lại thay vì bị yêu cầu bởi CSGT thì có lẽ sự việc đã khác. Chúng ta không thể biết được chuyện gì sẽ xảy ra nếu như Dũng đưa cháu bé trót lọt về TP Buôn Ma Thuột, một vụ buôn bán trẻ em hay cháu bé sẽ được gửi vô một ngôi chùa hoang vắng nào đó để rồi không bao giờ về được với cha mẹ?.... Với suy nghĩ của một kẻ ăn cơm nhà nước, mặc áo sọc nhiều hơn ở nhà từ khi trưởng thành như Dũng thì hắn sẽ làm gì? Chúng ta chỉ có thể biết rằng việc các đồng chí Công an ngăn chặn kịp thời không để cho Dũng đưa cháu bé ra khỏi địa bàn TX Buôn Hồ là đã giúp cho gia đình cháu bé không bị chia ly, một gia đình không bị mất con và ông chú sẽ đỡ áy náy khi không trông nom đứa cháu cẩn thận. Đó là một bài học to lớn đối với gia đình về việc coi sóc trẻ nhỏ.
Còn đối với Dũng, một bản án công minh vẫn phải thực thi bởi không ai có quyền xâm phạm thân thể hay muốn đưa ai đó đi đâu tuỳ thích cũng được. Với tình tiết tăng nặng như việc Dũng mới chấp hành án xong vào 31/8/2015 và chưa được xoá án tích. Ngày 21/2/2019, TAND Tỉnh Đắk Lắk đưa ra xét xử phúc thẩm 15 tháng tù giam đối với bị cáo Nguyễn Ngọc Dũng (SN 1989, trú tại phường EaTam, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) về tội Giữ người trái pháp luật (theo khoản 2, Điều 157, BLHS 2015). Còn phụ xe Toàn được trắng án bởi việc tài xế Dũng không muốn giao cháu bé cho cơ quan có thẩm quyền chỉ nằm ngoài ý chí chủ quan của Toàn bởi Toàn vẫn nghĩ rằng Dũng sẽ đưa cháu bé giao cho Công an. Bản án cuối vẫn chưa được tuyên, nhưng sự thật vẫn được bảo vệ. Bắt cóc không thành thì vẫn phải xử lý cho dù Dũng chỉ có ý định đưa cháu vô chùa hay bắt đưa sang Trung Quốc. Tương lai của một đứa trẻ đã có thể về vực sâu u tối nếu ý định của Dũng thành công. Từ đây, tôi cũng xin cảnh báo mọi người cảnh giác khi tiếp nhận nguồn thông tin trên mạng xã hội, chả bao giờ có 2 chữ “tự nhiên” xuất hiện sau một quá trình điều tra của cơ quan Công an. Ác đúng chỗ là thiện nhưng thiện KHÔNG đúng chỗ lại là ác, chia sẻ thông tin đúng thì sẽ lan toả sự thật. Chia sẻ thông tin sai sự thật thì sẽ làm xã hội chỉ có thể rối loạn thêm thôi./.

Lan Phương

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

“Út trọc” Đinh Ngọc Hệ bị tuyên phạt 12 năm tù giam



Sau 2 ngày xét xử, chiều 31/7, Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án quân sự Quân khu 7 đã tuyên phạt bị cáo Đinh Ngọc Hệ (biệt danh Út “trọc,” nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn - Bộ Quốc phòng) 10 năm tù giam về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và 2 năm tù giam về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”. Tổng hợp hình phạt, bị cáo Đinh Ngọc Hệ phải chấp hành hình phạt chung 12 năm tù giam.

“Út trọc” Đinh Ngọc Hệ bị tuyên phạt 12 năm tù giam
Quang cảnh phiên tòa, sáng 31/7.
Cùng về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, các bị cáo: Trần Văn Lâm (nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn) bị tuyên mức án 5 năm tù giam; Trần Xuân Sơn (nguyên Giám đốc Chi nhánh tại Bình Dương, Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn) 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Bùi Văn Tiệp (nguyên Sư đoàn trưởng 367, Quân chủng Phòng không - Không quân) 24 tháng tù, cho hưởng án treo.

Tòa cũng tuyên bố trả tự do ngay tại phiên tòa đối với Trần Xuân Sơn do được hưởng án treo.

Bị cáo Phùng Danh Thắm (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn - Bộ Quốc phòng) bị tuyên phạt mức án 24 tháng cải tạo không giam giữ về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Hội đồng xét xử cũng tuyên cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý doanh nghiệp đối với bị cáo Hệ trong thời gian 4 năm, Lâm 3 năm, Sơn 3 năm, Tiệp 2 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật; cấm bị cáo Thắm đảm nhiệm chức vụ quản lý doanh nghiệp trong thời gian 2 năm.

Về dân sự, các bị cáo phải liên đới bồi thường thiệt hại cho Nhà nước số tiền 1,4 tỷ đồng. Tòa ghi nhận các bị cáo đã nộp tổng số tiền bồi thường thiệt hại 1,280 tỷ đồng. Trong đó: bị cáo Đinh Ngọc Hệ nộp 500 triệu đồng; Trần Xuân Sơn nộp 500 triệu đồng; Bùi Văn Tiệp nộp 250 triệu đồng; Phùng Danh Thắm 20 triệu đồng và Trần Văn Lâm 10 triệu đồng.

Hội đồng xét xử nhận thấy việc bị cáo Hệ được tặng huân huy chương trong khoảng thời gian bị cáo sử dụng giấy tờ giả để lừa dối cơ quan, tổ chức. Do đó, cần kiến nghị tước bỏ các huân huy chương của bị cáo.

Bị cáo Hệ là người chủ mưu

Về vị trí, vai trò của các bị cáo trong vụ án, Hội đồng xét xử nhận định, tính chất vụ án là rất nghiêm trọng, hành vi của các bị cáo trực tiếp xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước; xâm phạm đến việc quản lý, sử dụng tài sản công, cũng như xâm phạm quy định của nhà nước về kinh tế, kinh doanh xăng dầu, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước; làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Quân đội, Công an. Hành vi phạm tội của các bị cáo cần được xử phạt nghiêm minh.

Trong vụ án này, bị cáo Hệ là người chủ mưu, chỉ đạo việc sử dụng xe quân sự, xe biển xanh 80A trái pháp luật và đồng thời chỉ đạo việc hợp thức hóa kinh doanh xăng dầu kém chất lượng. Bị cáo Hệ đã chỉ đạo bị cáo Trần Văn Lâm ký các hợp đồng thế chấp ô tô mang biển quân sự, biển 80A cho các tổ chức tín dụng để vay, hoặc bảo lãnh vay tiền.

Ngoài ra, bị cáo Trần Văn Lâm là người tiếp nhận ý chí, mục đích, nhiệm vụ được Hệ giao và là người thực hành tích cực làm giả hợp đồng gửi xăng dầu nhằm hợp thức hóa xăng kém chất lượng khi bị kiểm tra nên phải chịu trách nhiệm sau Hệ về hành vi này.

Các bị cáo Bùi Văn Tiệp, Trần Xuân Sơn là người giúp sức cho bị cáo Lâm, Hệ hợp thức hóa giấy tờ liên quan đến số xăng kém chất lượng, nhưng không được hưởng lợi gì nên chịu trách nhiệm sau cùng. Đối với bị cáo Phùng Danh Thắm, với cương vị là Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn - Bộ Quốc Phòng đã buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động của công ty cổ phần và quân nhân cấp dưới./.

Theo TTXVN

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

Trung tướng tình báo lãnh 7 năm tù


Hôm nay, TAND Hà Nội xét xử kín ông Phan Văn Anh Vũ và hai cựu công an về tội Cố ý làm lộ bí mật nhà nước.


Các bị cáo gồm: Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "Nhôm", 43 tuổi), Phan Hữu Tuấn (63 tuổi, cựu Trung tướng, cựu Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tình báo, Bộ Công an) và Nguyễn Hữu Bách (55 tuổi, cựu cán bộ Bộ Công an) về tội Cố ý làm lộ bí mật nhà nước, theo điều 337 Bộ luật hình sự 2015.

An ninh tại TAND Hà Nội được thắt chặt với hàng rào sắt đặt dọc hai bên cổng. Quanh khu vực cách tòa chừng một cây số, nhiều cảnh sát mặc thường phục được bố trí làm nhiệm vụ. Mỗi xe cảnh sát đỗ cách nhau chừng 200m.

Phiên tòa được xét xử kín song sẽ công khai phần tuyên án. 

Trung tướng tình báo lãnh 7 năm tù
Xe chở bị cáo đến TAND Hà Nội trong sáng nay.
Phan Văn Anh Vũ là đại gia bất động sản có tiếng ở Đà Nẵng. Ngày 21/12/2017, ông Vũ bị Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) khởi tố về tội Cố ý làm lộ bí mật nhà nước. Ngày 04/01, ông Vũ bị đưa về Hà Nội sau nhiều ngày trốn lệnh truy nã tại Singapore với ba cuốn hộ chiếu.

Ba tháng sau, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) thông báo đã bắt ông Phan Hữu Tuấn và Nguyễn Hữu Bách để điều tra về cùng tội Cố ý làm lộ bí mật nhà nước.

Liên quan ông Phan Văn Anh Vũ, ngày 28/7, Bộ Chính trị xác định: Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành đã tự ý ký quyết định cho ông Vũ tham gia đoàn đi nước ngoài và đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao cho ông Vũ không đúng đối tượng, tiêu chuẩn.

Cùng với lỗi buông lỏng quản lý để xảy ra nhiều vi phạm tại Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước và Quy chế làm việc của Bộ Công an… tướng Thành đã bị Bộ Chính trị kỷ luật cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng; giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo thực hiện quy trình xử lý kỷ luật về hành chính và giáng cấp bậc hàm.

Theo cơ quan điều tra, ông Vũ còn là bị can tại một số vụ án khác, trong đó có vụ án sai phạm mua bán nhà đất công sản tại Đà Nẵng và nhiều địa phương. Khi mở rộng điều tra vụ án này, Bộ Công an đã khởi tố bị can với ông Trần Văn Minh (cựu Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, giai đoạn năm 2006 - 2011), Văn Hữu Chiến (cựu Chủ tịch UBND Đà Nẵng năm 2011-2014) cùng về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phíVi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai, theo điều 219 và 229 Bộ luật Hình sự năm 2015.

---------------

Lúc 17h15' ngày 30/7, sau một ngày xét xử, TAND TP. Hà Nội đã công bố bản án đối với ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”, Chủ tịch HĐQT Công ty Bắc Nam 79) và đồng phạm trong vụ án "cố ý làm lộ bí mật nhà nước".

HĐXX nhận định các bị cáo đã phạm tội Cố ý làm lộ bí mật nhà nước và tuyên phạt Phan Văn Anh Vũ 9 năm tù giam.

Hai đồng phạm, ông Phan Hữu Tuấn bị tuyên phạt 7 năm tù; ông Nguyễn Hữu Bách bị tuyên phạt 6 năm tù.

Vũ nhôm tiếp tục ra tòa ở giai đoạn 2 tới đây.

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2018

Án 13 năm tù giam, 5 năm quản chế dành cho Nguyễn Văn Túc

Hôm nay 10/4/2018, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Văn Túc, sinh năm 1964, thường trú tại thôn Cổ Dũng 1, xã Đông La, huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình) về tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Từ năm 2006, Nguyễn Văn Túc bị các đối tượng phản động trong và ngoài nước vận động tham gia một số tổ chức "Đảng dân chủ 21”, “Hội dân oan”, “Nhóm dân chủ”, “Khối 8406”… Đây là các tổ chức bất hợp pháp, có âm mưu và hoạt động nhằm lật đổ chế độ chính trị tại Việt Nam. Mục đích của các tổ chức phản động trên là muốn hỗ trợ và tạo dựng Túc trở thành "ngọn cờ", để qua Túc tập hợp, phát triển lực lượng, hình thành các tổ chức chính trị đối lập với Đảng cộng sản Việt Nam. Trước mắt là tham gia các hoạt động chống phá nhà nước Việt Nam nhưng núp bóng việc chống Trung Quốc và tự do ngôn luận.


Tháng 12/2007, Túc tham gia biểu tình, tuần hành tại Hà Nội dưới danh nghĩa chống Trung Quốc xâm lược, bảo vệ môi trường... Đồng thời liên tục lợi dụng việc trả lời phỏng vấn báo, đài nước ngoài để xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, Nguyễn Văn Túc cũng tự tay viết và phát tán bài viết có nội dung xấu lên mạng internet. 

Vào tháng 9/2008, Nguyễn Văn Túc cùng một số đối tượng thực hiện treo khẩu hiệu, rải truyền đơn nội dung kêu gọi người dân chống lại các quyết định của chính quyền, đồng thời kêu gọi có hành động lật đổ chế độ tại TP Hải Phòng và tỉnh Hải Dương.

Ngày 10/9/2008, Nguyễn Văn Túc bị Cơ quan An ninh điều tra bắt tạm giam và khởi tố về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và bị Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã tuyên phạt 4 năm tù giam, 3 năm quản chế tại địa phương.

Năm 2012, sau khi chấp hành xong hình phạt 4 năm tù giam, Nguyễn Văn Túc trở về địa phương, nhưng không chấp hành án phạt 3 năm quản chế. Trái lại, Túc tiếp tục dấn thân vào con đường tội lỗi, tiếp tục có các hoạt động chống đối.

Thời gian này, Nguyễn Văn Túc chính thức tham gia tổ chức khủng bố “Việt Tân” với cương vị Ủy viên của cái gọi là "Ban cố vấn chống tham nhũng". 

Đáng chú ý, tháng 2/2014, Nguyễn Văn Túc đã tham gia tổ chức “Hội anh em dân chủ” với chức vụ Phó ban đại diện “Hội anh em dân chủ” miền Bắc, Phó Chủ tịch thứ nhất của “Hội anh em dân chủ”. Đây là tổ chức phản động, hoạt động trái pháp luật, nhằm âm mưu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ chính quyền nhân dân, thay đổi thể chế chính trị.

Hội đồng xét xử đánh giá hành vi phạm tội của bị cáo Nguyễn Văn Túc là đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia. 

Tòa tuyên phạt Nguyễn Văn Túc 13 năm tù giam và 5 năm quản chế tại địa phương về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Khoản 1, Điều 79 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Có 4 người trong gia đình Nguyễn Văn Túc được tham dự phiên tòa với tư cách là nhân chứng. 


Phát biểu với một đài phản động ở hải ngoại, con gái của Nguyễn Văn Túc là Nguyễn Thị Mai cho rằng đó là "mức án quá nặng dành cho bố tôi". Điều này có nghĩa, Mai đã thừa nhận hành vi phạm tội của bố mình, và theo Mai, nhẽ ra bản án phải nhẹ hơn.

Trong khi đó, luật sư Ngô Anh Tuấn, người bào chữa cho Nguyễn Văn Túc tại phiên tòa, nói với BBC rằng mức án dành cho ông Túc cũng tương tự như mức dành cho 6 sáu nhà hoạt động, bao gồm luật sư Nguyễn Văn Đài, trong phiên tòa hôm 05/4. 

Luật sư Tuấn khen ngợi phiên tòa có nhiều tiến bộ, với việc có hai kiểm sát viên và "chịu khó đối đáp với luật sư" mặc dù ông không thể nói là mình hài lòng với chất lượng đối đáp, bởi có nói càng thể hiện yếu kém và bất lực của ông vì sai phạm của Nguyễn Văn Túc đã quá rõ tại phiên tòa.

Thứ Tư, 7 tháng 2, 2018

TÒA TUYÊN PHẠT HOÀNG ĐỨC BÌNH 14 NĂM TÙ GIAM

Sáng 06/02/2018, tại TP Vinh diễn ra phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với các bị cáo Hoàng Đức Bình (sinh năm 1983 tại xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên) và Nguyễn Nam Phong (sinh năm 1980 tại xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu).

TÒA TUYÊN PHẠT HOÀNG ĐỨC BÌNH 14 NĂM TÙ GIAM

Kết thúc phiên tòa, trưa 06/02/2018, Tòa án nhân dân huyện Diễn Châu tuyên phạt Hoàng Đức Bình 7 năm tù về tội "Chống người thi hành công vụ" và 7 năm tù về tội "Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức, công dân". Tổng cộng hình phạt là 14 năm tù.

 Do thành khẩn nhận tội và xin được hưởng lượng khoan hồng, bị cáo Nguyễn Nam Phong chỉ lĩnh 02 năm tù giam về tội "Chống người thi hành công vụ".

 Ngày 14/02/2017, Hoàng Đức Bình đã câu kết với Nguyễn Đình Thục (quản xứ Song Ngọc, Quỳnh Lưu) kích động khoảng 500 giáo dân (chủ yếu là thanh niên, phụ nữ) thuộc giáo xứ Song Ngọc và Phú Yên (Quỳnh Lưu) tập trung tại giáo xứ Song Ngọc để thực hiện cái gọi là “vào TAND thị xã Kỳ Anh nộp đơn khởi kiện công ty Formosa”.

Khi đoàn phương tiện này đến địa phận xã Diễn Hồng thuộc huyện Diễn Châu, lực lượng CSGT đã tổ chức phân luồng, ổn định trật tự, nhưng Nguyễn Đình Thục đã ra lệnh cho lái xe của mình dừng xe giữa Quốc lộ 1A nhằm chặn tuyến giao thông huyết mạch Bắc - Nam, gây ách tắc giao thông. Lực lượng CSGT đã yêu cầu những người ngồi trên ô tô xuống xe để làm việc. Đáp lại, Thục ra lệnh cho Nam khóa chặt cửa, cố thủ trên xe, không chấp hành hiệu lệnh của CSGT và CSTT. Hậu quả là Quốc lộ 1A bị ách tắc nghiêm trọng, kéo dài khoảng 5 km ở cả hai chiều.

 Trên xe, Hoàng Đức Bình và các đối tượng liên tục quay phim, chụp hình, bình luận xuyên tạc và tán phát lên mạng internet nhằm kêu gọi sự ủng hộ, hậu thuẫn của các thế lực thù địch và các tổ chức, cá nhân phản động để “biểu dương lực lượng”, khuyếch trương thanh thế. Đồng thời, một số đối tượng quá khích, chống đối đã kích động giáo dân kéo lên Quốc lộ 1A để gây áp lực, một số đã ném gạch, đá vào lực lượng chức năng làm 16 cán bộ Công an bị thương, vỡ nhiều kính xe ô tô đang làm nhiệm vụ và một số xe đang lưu thông trên Quốc lộ 1A.

 Trên Faceboook cá nhân của mình, phản ảnh về vụ việc, Hoàng Đức Bình liên tục phát trực tiếp với những hình ảnh, lời lẽ vu khống các lực lượng chức năng, xuyên tạc sự thật, mang tính kích động bạo loạn.

Khi bị bắt, Hoàng Đức Bình đã tỏ vẻ ăn năn, hối cải, thành khẩn khai báo, nhưng sau đó lại phản cung, quanh co chối tội với lý lẽ của kẻ cực đoan "cù nhầy".
  
Tại tòa, Hoàng Đức Bình vẫn bộc lộ bản chất ngoan cố, chống phá chính quyền, không thành tâm hối cải. Trong khi đó, Nguyễn Nam Phong lại nhận ra sai phạm của mình và thành khẩn khai báo, xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.

 Căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng và ý kiến của người làm chứng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Hoàng Đức Bình tổng cộng 14 năm tù với cả 2 tội danh là, "Chống người thi hành công vụ" và "lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức,công dân". Bị cáo Nguyễn Nam Phong bị tuyên phạt mức án 02 năm tù về tội “Chống người thi hành công vụ”.
  
Bản án được đông đảo người tham dự phiên tòa đồng tình cao, là bài học, lời cảnh tỉnh cho các đối tượng còn có ý định coi thường pháp luật, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân.

Dư luận cũng mong mỏi, Nguyễn Đình Thục cũng cần được đem ra xét xử như Hoàng Đức Bình.

 ****************************

Hoàng Đức Bình, sinh ngày 10/02/1983, cư trú tại xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An; CMND số 182457414 do Công an tỉnh nghệ An cấp ngày 26/5/2010. Bình có Facebook cá nhân với nickname Hoàng Bình.

Hoàng Đức Bình là một trong những thành viên cốt cán của cái gọi là "Phong trào Lao động Việt", thực chất là "Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam", một tổ chức phản động do Trần Ngọc Thành cầm đầu dựng lên ở Ba Lan với mục đích chính là lừa gạt người lao động nhằm trục lợi cho cá nhân, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động chống phá Việt Nam.


TÒA TUYÊN PHẠT HOÀNG ĐỨC BÌNH 14 NĂM TÙ GIAM

Trong thời gian Ba Lan có những bất ổn về chính trị, Trần Ngọc Thành đã lập ra một đường dây chuyên đưa các lao động Việt nhập cảnh vào Ba Lan. Một mặt y sắp xếp bố trí công việc cho họ, mặt khác y lại khuyến khích họ tìm cách phá hợp đồng với công ty chủ để “nhảy” ra ngoài lao động với lời dụ ngon ngọt “chế độ lương bổng cao hơn”. Chính điều này đã khiến không ít lao động Việt Nam rơi vào tình trạng cư trú bất hợp pháp, bị thất nghiệp và bị tước các quyền cơ bản của con người, để rồi sau đó, y xuất hiện “dang tay cứu vớt” họ nhằm tạo ân uy, thông qua đó đánh bóng tên tuổi của tổ chức phản động này.

 Tuy nhiên, do bất đồng về ý tưởng và mâu thuẫn do chia chác quyền lợi, nên một số thành viên của tổ chức này như Trần Ngọc Thành, Đoàn Việt Trung, Đỗ Thị Minh Hạnh, Trương Minh Đức đã lần lượt ra đi và lập nên cái gọi là "Ban điều hành Phong trào Lao động Việt" do Đỗ Thị Minh Hạnh làm “chủ tịch”, Trương Minh Đức “phó chủ tịch” đại diện khu vực phía Nam, Hoàng Đức Bình "phó chủ tịch" đại diện khu vực miền Trung, Nguyễn Thái Phong “tổng thu chi” đại diện khu vực phía Bắc, Đoàn Việt Trung đại diện cho giới “ngoại lai” và núp sau cùng là Trần Ngọc Thành.

Trong thời gian sinh sống, làm việc tại TP HCM, Bình đã tham gia một số tổ chức, hội, nhóm chống đối, như “NoU Sài Gòn”“Phong trào Lao động Việt”. Ngày 25/12/2015, Hoàng Đức Bình tiến hành rải tờ rơi tại TP HCM và bị Công an TP HCM bắt tạm giữ 24 tiếng, để điều tra hành vi rải tờ rơi lôi kéo người tham gia “Nghiệp đoàn độc lập”; bị phạt vi phạm hành chính 24.000.000 đồng về hành vi vi phạm quy định về tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm và sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm (Điều 27, Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản), nhưng đối tượng Bình không nộp phạt, trốn về Nghệ An.

Sau khi trở về Nghệ An, Hoàng Đức Bình thường xuyên đăng tải, chia sẻ trên Facebook cá nhân những thông tin, tài liệu tuyên truyền nói xấu chế độ, cổ vũ phong trào đa nguyên, đa đảng. 

Tháng 5/2016, trong lúc Chính phủ cùng các Bộ ngành liên quan đang tìm cách khắc phục hậu quả, đền bù thiệt hại do Formosa gây ra cho ngư dân thì Hoàng Đức Bình xuất hiện với danh nghĩa “bảo vệ quyền lợi cho ngư dân". Y đã tham gia vào cái gọi là "Hiệp hội ngư dân miền Trung" mà bản chất là một tổ chức bất hợp pháp, phản động do số linh mục cực đoan thuộc giáo phận Vinh thành lập và ra sức kích động giáo dân biểu tình, gây rối ANTT dưới danh nghĩa kiện Fomosa. Bình trực tiếp vận động số linh mục cực đoan và giáo dân chặn xe trên tuyến đường quốc lộ 1A nhằm phá rối xã hội.

Hoàng Đức Bình cũng có mối liên hệ chặt chẽ với các tổ chức, cá nhân phản động trong và ngoài nước và coi đó như nguồn thu nhập chính nuôi sống cả gia đình. Y thường xuyên kết nối với những đối tượng phản động trong nước như Trương Minh Tam, Bạch Hồng Quyền, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Văn Tráng... Bản thân Hoàng Đức Bình nhiều lần bị Công an TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, Hà Tĩnh bắt, xử lý về các hành vi tàng trữ, in ấn, tán phát tài liệu có nội dung chính trị xấu, bôi nhọ chủ tịch Hồ Chí Minh.
  

Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018

TÒA TUYÊN PHẠT HOÀNG ĐỨC BÌNH 14 NĂM TÙ GIAM

Sáng 06/02/2018, tại TP Vinh diễn ra phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với các bị cáo Hoàng Đức Bình (sinh năm 1983 tại xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên) và Nguyễn Nam Phong (sinh năm 1980 tại xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu).

TÒA TUYÊN PHẠT HOÀNG ĐỨC BÌNH 14 NĂM TÙ GIAM

Kết thúc phiên tòa, trưa 06/02/2018, Tòa án nhân dân huyện Diễn Châu tuyên phạt Hoàng Đức Bình 7 năm tù về tội "Chống người thi hành công vụ" và 7 năm tù về tội "Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức, công dân". Tổng cộng hình phạt là 14 năm tù.

 Do thành khẩn nhận tội và xin được hưởng lượng khoan hồng, bị cáo Nguyễn Nam Phong chỉ lĩnh 02 năm tù giam về tội "Chống người thi hành công vụ".

 Ngày 14/02/2017, Hoàng Đức Bình đã câu kết với Nguyễn Đình Thục (quản xứ Song Ngọc, Quỳnh Lưu) kích động khoảng 500 giáo dân (chủ yếu là thanh niên, phụ nữ) thuộc giáo xứ Song Ngọc và Phú Yên (Quỳnh Lưu) tập trung tại giáo xứ Song Ngọc để thực hiện cái gọi là “vào TAND thị xã Kỳ Anh nộp đơn khởi kiện công ty Formosa”.

Khi đoàn phương tiện này đến địa phận xã Diễn Hồng thuộc huyện Diễn Châu, lực lượng CSGT đã tổ chức phân luồng, ổn định trật tự, nhưng Nguyễn Đình Thục đã ra lệnh cho lái xe của mình dừng xe giữa Quốc lộ 1A nhằm chặn tuyến giao thông huyết mạch Bắc - Nam, gây ách tắc giao thông. Lực lượng CSGT đã yêu cầu những người ngồi trên ô tô xuống xe để làm việc. Đáp lại, Thục ra lệnh cho Nam khóa chặt cửa, cố thủ trên xe, không chấp hành hiệu lệnh của CSGT và CSTT. Hậu quả là Quốc lộ 1A bị ách tắc nghiêm trọng, kéo dài khoảng 5 km ở cả hai chiều.

 Trên xe, Hoàng Đức Bình và các đối tượng liên tục quay phim, chụp hình, bình luận xuyên tạc và tán phát lên mạng internet nhằm kêu gọi sự ủng hộ, hậu thuẫn của các thế lực thù địch và các tổ chức, cá nhân phản động để “biểu dương lực lượng”, khuyếch trương thanh thế. Đồng thời, một số đối tượng quá khích, chống đối đã kích động giáo dân kéo lên Quốc lộ 1A để gây áp lực, một số đã ném gạch, đá vào lực lượng chức năng làm 16 cán bộ Công an bị thương, vỡ nhiều kính xe ô tô đang làm nhiệm vụ và một số xe đang lưu thông trên Quốc lộ 1A.

 Trên Faceboook cá nhân của mình, phản ảnh về vụ việc, Hoàng Đức Bình liên tục phát trực tiếp với những hình ảnh, lời lẽ vu khống các lực lượng chức năng, xuyên tạc sự thật, mang tính kích động bạo loạn.

Khi bị bắt, Hoàng Đức Bình đã tỏ vẻ ăn năn, hối cải, thành khẩn khai báo, nhưng sau đó lại phản cung, quanh co chối tội với lý lẽ của kẻ cực đoan "cù nhầy".
  
Tại tòa, Hoàng Đức Bình vẫn bộc lộ bản chất ngoan cố, chống phá chính quyền, không thành tâm hối cải. Trong khi đó, Nguyễn Nam Phong lại nhận ra sai phạm của mình và thành khẩn khai báo, xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.

 Căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng và ý kiến của người làm chứng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Hoàng Đức Bình tổng cộng 14 năm tù với cả 2 tội danh là, "Chống người thi hành công vụ""lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức,công dân". Bị cáo Nguyễn Nam Phong bị tuyên phạt mức án 02 năm tù về tội “Chống người thi hành công vụ”.
  
Bản án được đông đảo người tham dự phiên tòa đồng tình cao, là bài học, lời cảnh tỉnh cho các đối tượng còn có ý định coi thường pháp luật, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân.

Dư luận cũng mong mỏi, Nguyễn Đình Thục cũng cần được đem ra xét xử như Hoàng Đức Bình.

 ****************************

Hoàng Đức Bình, sinh ngày 10/02/1983, cư trú tại xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An; CMND số 182457414 do Công an tỉnh nghệ An cấp ngày 26/5/2010. Bình có Facebook cá nhân với nickname Hoàng Bình.

Hoàng Đức Bình là một trong những thành viên cốt cán của cái gọi là "Phong trào Lao động Việt", thực chất là "Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam", một tổ chức phản động do Trần Ngọc Thành cầm đầu dựng lên ở Ba Lan với mục đích chính là lừa gạt người lao động nhằm trục lợi cho cá nhân, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động chống phá Việt Nam.

 
TÒA TUYÊN PHẠT HOÀNG ĐỨC BÌNH 14 NĂM TÙ GIAM

Trong thời gian Ba Lan có những bất ổn về chính trị, Trần Ngọc Thành đã lập ra một đường dây chuyên đưa các lao động Việt nhập cảnh vào Ba Lan. Một mặt y sắp xếp bố trí công việc cho họ, mặt khác y lại khuyến khích họ tìm cách phá hợp đồng với công ty chủ để “nhảy” ra ngoài lao động với lời dụ ngon ngọt “chế độ lương bổng cao hơn”. Chính điều này đã khiến không ít lao động Việt Nam rơi vào tình trạng cư trú bất hợp pháp, bị thất nghiệp và bị tước các quyền cơ bản của con người, để rồi sau đó, y xuất hiện “dang tay cứu vớt” họ nhằm tạo ân uy, thông qua đó đánh bóng tên tuổi của tổ chức phản động này.

 Tuy nhiên, do bất đồng về ý tưởng và mâu thuẫn do chia chác quyền lợi, nên một số thành viên của tổ chức này như Trần Ngọc Thành, Đoàn Việt Trung, Đỗ Thị Minh Hạnh, Trương Minh Đức đã lần lượt ra đi và lập nên cái gọi là "Ban điều hành Phong trào Lao động Việt" do Đỗ Thị Minh Hạnh làm “chủ tịch”, Trương Minh Đức “phó chủ tịch” đại diện khu vực phía Nam, Hoàng Đức Bình "phó chủ tịch" đại diện khu vực miền Trung, Nguyễn Thái Phong “tổng thu chi” đại diện khu vực phía Bắc, Đoàn Việt Trung đại diện cho giới “ngoại lai” và núp sau cùng là Trần Ngọc Thành.

Trong thời gian sinh sống, làm việc tại TP HCM, Bình đã tham gia một số tổ chức, hội, nhóm chống đối, như “NoU Sài Gòn”, “Phong trào Lao động Việt”. Ngày 25/12/2015, Hoàng Đức Bình tiến hành rải tờ rơi tại TP HCM và bị Công an TP HCM bắt tạm giữ 24 tiếng, để điều tra hành vi rải tờ rơi lôi kéo người tham gia “Nghiệp đoàn độc lập”; bị phạt vi phạm hành chính 24.000.000 đồng về hành vi vi phạm quy định về tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm và sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm (Điều 27, Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản), nhưng đối tượng Bình không nộp phạt, trốn về Nghệ An.

Sau khi trở về Nghệ An, Hoàng Đức Bình thường xuyên đăng tải, chia sẻ trên Facebook cá nhân những thông tin, tài liệu tuyên truyền nói xấu chế độ, cổ vũ phong trào đa nguyên, đa đảng. 

Tháng 5/2016, trong lúc Chính phủ cùng các Bộ ngành liên quan đang tìm cách khắc phục hậu quả, đền bù thiệt hại do Formosa gây ra cho ngư dân thì Hoàng Đức Bình xuất hiện với danh nghĩa “bảo vệ quyền lợi cho ngư dân". Y đã tham gia vào cái gọi là "Hiệp hội ngư dân miền Trung" mà bản chất là một tổ chức bất hợp pháp, phản động do số linh mục cực đoan thuộc giáo phận Vinh thành lập và ra sức kích động giáo dân biểu tình, gây rối ANTT dưới danh nghĩa kiện Fomosa. Bình trực tiếp vận động số linh mục cực đoan và giáo dân chặn xe trên tuyến đường quốc lộ 1A nhằm phá rối xã hội.

Hoàng Đức Bình cũng có mối liên hệ chặt chẽ với các tổ chức, cá nhân phản động trong và ngoài nước và coi đó như nguồn thu nhập chính nuôi sống cả gia đình. Y thường xuyên kết nối với những đối tượng phản động trong nước như Trương Minh Tam, Bạch Hồng Quyền, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Văn Tráng... Bản thân Hoàng Đức Bình nhiều lần bị Công an TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, Hà Tĩnh bắt, xử lý về các hành vi tàng trữ, in ấn, tán phát tài liệu có nội dung chính trị xấu, bôi nhọ chủ tịch Hồ Chí Minh.
  

Chủ Nhật, 4 tháng 2, 2018

Tuyên án PVP Land: TRỊNH XUÂN THANH LÃNH ÁN CHUNG THÂN

     Nhân nào quả nấy, Trịnh Xuân Thanh lại tiếp tục nhận án chung thân trong vụ án PVP Land.
Sáng nay, 05/02/2018, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Trịnh Xuân Thanh mức án chung thân. Đây là án chung thân thứ hai đối với bị cáo này.

Tuyên án PVP Land: TRỊNH XUÂN THANH LÃNH ÁN CHUNG THÂN
HĐXX nhận định: Các cơ quan tố tụng đã thực hiện đúng các quy định của BLTTHS. Tài liệu trong hồ sơ vụ án hoàn toàn hợp pháp. HĐXX cho rằng việc sửa chữa lời khai của Trịnh Xuân Thanh đã được điều tra viên giải trình, theo đó việc sửa chữa này là theo yêu cầu của chính bị cáo Thanh.

Về việc sự việc xảy ra từ năm 2010, vậy có bỏ lọt tội phạm hay không? HĐXX cho rằng ở giai đoạn trước, các bị cáo đã có sự bàn bạc để khai báo gian dối nhằm che giấu tội phạm. Bị cáo Thái Kiều Hương đã có lời khai tại cơ quan điều tra thể hiện giữa các bị cáo Thanh, Thắng, Hương có sự bàn bạc để khai báo gian dối. Tại tòa, các bị đã thay đổi lời khai tại phiên tòa nhưng không đưa ra được lý do thay đổi lời khai nên không được chấp nhận. 
Theo HĐXX, Trịnh Xuân Thanh với vai trò là chủ tịch PVC có vị trí quan trọng trong việc chuyển nhượng cổ phần của PVP Land. Bị cáo Đinh Mạnh Thắng khai đã chuyển cho Thanh số tiền 14 tỉ đồng. Tài xế của Thắng và tài xế của Thanh đều xác nhận có việc giao/nhận số tiền 14 tỉ đồng nói trên. Bị cáo Thanh cũng thừa nhận sau khi ăn tại nhà hàng số 1 Xuân Diệu, tài xế có đưa cho bị cáo một valy kéo, về mở ra thấy tiền, sau đó bị cáo đã trả lại. 
Dù bị cáo Thanh không thừa nhận số tiền nói trên là tiền chênh lệch chuyển nhượng dự án, không biết tổng số tiền là bao nhiêu nhưng HĐXX cho rằng có đủ căn cứ kết luận hành vi của bị cáo đã phạm vào tội tham ô tài sản. 
Bị cáo Đinh Mạnh Thắng trong quá trình điều tra và tại phiên tòa thừa nhận đã tác động giúp bị cáo Thái Kiều Hương gặp bị cáo Thanh và bị cáo Phong, bị cáo được hưởng lợi 5 tỉ đồng. Theo yêu cầu của Thái Kiều Hương sau đó, bị cáo Thắng đã chuyển trả lại cho Hương 19 tỉ đồng (trong đó có 14 tỉ đồng Trịnh Xuân Thanh chiếm hưởng). 
Bị cáo là người tạo lập mối quan hệ giữa Thái Kiều Hương và Trịnh Xuân Thanh. Là người nhận số tiền 19 tỉ đồng từ Thái Kiều Hương, sau đó chuyển cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh 14 tỉ đồng và bản thân bị cáo chiếm hưởng 5 tỉ đồng. Tại cơ quan điều tra, Thắng khai biết số tiền chiếm hưởng là bất hợp pháp. Hành vi của bị cáo thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu của tội tham ô tài sản với vai trò là người giúp sức. 
HĐXX cho rằng các luận cứ bào chữa cho bị cáo của các luật sư là không có cơ sở để chấp thuận. 
HĐXX cho rằng vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, thủ đoạn của các bị cáo tinh vi, gây dư luận xấu, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với chủ trương của Đảng về phòng, chống tham nhũng. 
Trong vụ án này, bị cáo Trịnh Xuân Thanh giữ vai trò chính, được hưởng số tiền 14 tỉ đồng trong tổng số 49 tỉ đồng các bị cáo chiếm hưởng. Đây là số tiền chiếm đoạt rất lớn, theo quy định của pháp luật, hình phạt áp dụng đối với bị cáo là cao nhất. Tuy nhiên, HĐXX cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ, trong đó có việc bị cáo Thanh đã nộp lại toàn bộ số tiền này nên có căn cứ để giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo. 
Đối với bị cáo Đinh Mạnh Thắng, Thái Kiều Hương... thực hiện hành vi móc nối, giúp sức cho các bị cáo trong việc chuyển nhượng dự án thấp hơn giá trị thực. Bị cáo Thắng được hưởng lợi số tiền 5 tỉ đồng nhưng bị cáo tại tòa đã thừa nhận hành vi phạm tội, đã trả lại số tiền 5 tỉ đồng, bị cáo có nhiều thành tích trong công tác, gia đình có công với cách mạng... nên được xem xét áp dụng mức án dưới mức thấp nhất của khung hình phạt. 

Tòa tuyên án: 

1. Trịnh Xuân Thanh (cựu chủ tịch PVC): Tù chung thân về tội tham ô tài sản. Phạt bổ sung 50 triệu đồng (VKS đề nghị tù chung thân). 
2. Nguyễn Ngọc Sinh (cựu tổng giám đốc PVP Land): 13 năm tù, phạt bổ sung 20 triệu đồng (VKS đề nghị từ 14 năm tù đến 15 năm tù). 
3. Đào Duy Phong (cựu chủ tịch HĐQT PVP Land): 16 năm tù, phạt bổ sung 30 triệu đồng (VKS đề nghị từ 17 năm tù đến 18 năm tù). 
4. Đinh Mạnh Thắng (cựu chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà): 09 năm tù (VKS đề nghị từ 11 năm tù đến 12 năm tù). 
5. Lê Hòa Bình (chủ tịch HĐQT Công ty 1-5): 08 năm tù, tổng hợp với hình phạt là tù chung thân (VKS đề nghị từ chín năm tù đến 10 năm tù, về tội tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt tù chung thân tại Bản án số 134 ngày 15-3-2017 của TAND Cấp cao tại Hà Nội buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai bản án là tù chung thân). 
6. Nguyễn Thị Kim Thoa (kế toán trưởng Công ty 1-5): Sáu năm tù, tổng hợp hình phạt với bản án trước là tù chung thân. (VKS đề nghị từ tám năm tù đến chín năm tù, về tội tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt tù chung thân tại Bản án số 134 ngày 15-3-2017 của TAND Cấp cao tại Hà Nội buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai bản án là tù chung thân). 
7. Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (làm nghề môi giới): 10 năm tù (VKS đề nghị từ 11 năm tù đến 12 năm tù).

Tuyên án PVP Land: TRỊNH XUÂN THANH LÃNH ÁN CHUNG THÂN

     Nhân nào quả nấy, Trịnh Xuân Thanh lại tiếp tục nhận án chung thân trong vụ án PVP Land.
Sáng nay, 05/02/2018, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Trịnh Xuân Thanh mức án chung thân. Đây là án chung thân thứ hai đối với bị cáo này.

Tuyên án PVP Land: TRỊNH XUÂN THANH LÃNH ÁN CHUNG THÂN
HĐXX nhận định: Các cơ quan tố tụng đã thực hiện đúng các quy định của BLTTHS. Tài liệu trong hồ sơ vụ án hoàn toàn hợp pháp. HĐXX cho rằng việc sửa chữa lời khai của Trịnh Xuân Thanh đã được điều tra viên giải trình, theo đó việc sửa chữa này là theo yêu cầu của chính bị cáo Thanh.

Về việc sự việc xảy ra từ năm 2010, vậy có bỏ lọt tội phạm hay không? HĐXX cho rằng ở giai đoạn trước, các bị cáo đã có sự bàn bạc để khai báo gian dối nhằm che giấu tội phạm. Bị cáo Thái Kiều Hương đã có lời khai tại cơ quan điều tra thể hiện giữa các bị cáo Thanh, Thắng, Hương có sự bàn bạc để khai báo gian dối. Tại tòa, các bị đã thay đổi lời khai tại phiên tòa nhưng không đưa ra được lý do thay đổi lời khai nên không được chấp nhận. 
Theo HĐXX, Trịnh Xuân Thanh với vai trò là chủ tịch PVC có vị trí quan trọng trong việc chuyển nhượng cổ phần của PVP Land. Bị cáo Đinh Mạnh Thắng khai đã chuyển cho Thanh số tiền 14 tỉ đồng. Tài xế của Thắng và tài xế của Thanh đều xác nhận có việc giao/nhận số tiền 14 tỉ đồng nói trên. Bị cáo Thanh cũng thừa nhận sau khi ăn tại nhà hàng số 1 Xuân Diệu, tài xế có đưa cho bị cáo một valy kéo, về mở ra thấy tiền, sau đó bị cáo đã trả lại. 
Dù bị cáo Thanh không thừa nhận số tiền nói trên là tiền chênh lệch chuyển nhượng dự án, không biết tổng số tiền là bao nhiêu nhưng HĐXX cho rằng có đủ căn cứ kết luận hành vi của bị cáo đã phạm vào tội tham ô tài sản. 
Bị cáo Đinh Mạnh Thắng trong quá trình điều tra và tại phiên tòa thừa nhận đã tác động giúp bị cáo Thái Kiều Hương gặp bị cáo Thanh và bị cáo Phong, bị cáo được hưởng lợi 5 tỉ đồng. Theo yêu cầu của Thái Kiều Hương sau đó, bị cáo Thắng đã chuyển trả lại cho Hương 19 tỉ đồng (trong đó có 14 tỉ đồng Trịnh Xuân Thanh chiếm hưởng). 
Bị cáo là người tạo lập mối quan hệ giữa Thái Kiều Hương và Trịnh Xuân Thanh. Là người nhận số tiền 19 tỉ đồng từ Thái Kiều Hương, sau đó chuyển cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh 14 tỉ đồng và bản thân bị cáo chiếm hưởng 5 tỉ đồng. Tại cơ quan điều tra, Thắng khai biết số tiền chiếm hưởng là bất hợp pháp. Hành vi của bị cáo thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu của tội tham ô tài sản với vai trò là người giúp sức. 
HĐXX cho rằng các luận cứ bào chữa cho bị cáo của các luật sư là không có cơ sở để chấp thuận. 
HĐXX cho rằng vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, thủ đoạn của các bị cáo tinh vi, gây dư luận xấu, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với chủ trương của Đảng về phòng, chống tham nhũng. 
Trong vụ án này, bị cáo Trịnh Xuân Thanh giữ vai trò chính, được hưởng số tiền 14 tỉ đồng trong tổng số 49 tỉ đồng các bị cáo chiếm hưởng. Đây là số tiền chiếm đoạt rất lớn, theo quy định của pháp luật, hình phạt áp dụng đối với bị cáo là cao nhất. Tuy nhiên, HĐXX cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ, trong đó có việc bị cáo Thanh đã nộp lại toàn bộ số tiền này nên có căn cứ để giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo. 
Đối với bị cáo Đinh Mạnh Thắng, Thái Kiều Hương... thực hiện hành vi móc nối, giúp sức cho các bị cáo trong việc chuyển nhượng dự án thấp hơn giá trị thực. Bị cáo Thắng được hưởng lợi số tiền 5 tỉ đồng nhưng bị cáo tại tòa đã thừa nhận hành vi phạm tội, đã trả lại số tiền 5 tỉ đồng, bị cáo có nhiều thành tích trong công tác, gia đình có công với cách mạng... nên được xem xét áp dụng mức án dưới mức thấp nhất của khung hình phạt. 

Tòa tuyên án: 

1. Trịnh Xuân Thanh (cựu chủ tịch PVC): Tù chung thân về tội tham ô tài sản. Phạt bổ sung 50 triệu đồng (VKS đề nghị tù chung thân). 
2. Nguyễn Ngọc Sinh (cựu tổng giám đốc PVP Land): 13 năm tù, phạt bổ sung 20 triệu đồng (VKS đề nghị từ 14 năm tù đến 15 năm tù). 
3. Đào Duy Phong (cựu chủ tịch HĐQT PVP Land): 16 năm tù, phạt bổ sung 30 triệu đồng (VKS đề nghị từ 17 năm tù đến 18 năm tù). 
4. Đinh Mạnh Thắng (cựu chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà): 09 năm tù (VKS đề nghị từ 11 năm tù đến 12 năm tù). 
5. Lê Hòa Bình (chủ tịch HĐQT Công ty 1-5): 08 năm tù, tổng hợp với hình phạt là tù chung thân (VKS đề nghị từ chín năm tù đến 10 năm tù, về tội tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt tù chung thân tại Bản án số 134 ngày 15-3-2017 của TAND Cấp cao tại Hà Nội buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai bản án là tù chung thân). 
6. Nguyễn Thị Kim Thoa (kế toán trưởng Công ty 1-5): Sáu năm tù, tổng hợp hình phạt với bản án trước là tù chung thân. (VKS đề nghị từ tám năm tù đến chín năm tù, về tội tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt tù chung thân tại Bản án số 134 ngày 15-3-2017 của TAND Cấp cao tại Hà Nội buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai bản án là tù chung thân). 
7. Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (làm nghề môi giới): 10 năm tù (VKS đề nghị từ 11 năm tù đến 12 năm tù).