KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đinh La Thăng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đinh La Thăng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018

7 VỤ ĐẠI ÁN “RÚNG ĐỘNG” ĐƯỢC XÉT XỬ TRONG NĂM 2018!

7 VỤ ĐẠI ÁN “RÚNG ĐỘNG” ĐƯỢC XÉT XỬ TRONG NĂM 2018!

1. Đại án kinh tế tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty xây lắp Dầu khí (PVC).
Phiên xử phúc thẩm tháng 5/2018 y án 13 năm tù giam với ông Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ông Đinh La Thăng bị cáo buộc là vụ cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc PVN góp vốn vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại dương (OceanBank) vào tháng 9/2008.
Đối với Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT PVC), sau khi trở về nước đầu thú đã bị kết án chung thân về tội “Tham ô tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
2. Đại án kinh tế ở ngân hàng Ocean Bank: Theo cáo trạng, trong quá trình làm Chủ tịch HĐQT Oceanbank, Hà Văn Thắm cùng các đồng phạm đã có nhiều vi phạm trong hoạt động tín dụng, gây thiệt hại cho ngân hàng gần 2.000 tỷ đồng.
Hà Văn Thắm bị tuyên mức án tù chung thân về 4 tội: cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về cho vay, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản và tham ô tài sản.
Năm 2018 diễn ra giai đoạn II của vụ án này. Cơ quan điều tra xác định: Ngoài hành vi chỉ đạo chi lãi suất ngoài hợp đồng để thu hút khách hàng, gây thiệt hại cho ngân hàng 1.500 tỷ đồng đã bị xét xử, bị cáo Thắm còn liên quan đến các khoản vay có tổng dư nợ xấu tới 1.800 tỷ đồng của 8 khách hàng là doanh nghiệp...
Liên quan đến vụ án, ông Nguyễn Xuân Sơn (nguyên TGĐ Oceanbank) bị tuyên án tử hình về các tội “Tham ô tài sản”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng”, “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
3. Vụ đánh bạc nghìn tỷ qua mạng: Đường dây đánh bạc qua mạng thu hút hàng triệu tài khoản tham gia, với số tiền hàng chục nghìn tỷ đồng được vạch trần trong tháng 4/2018. Cơ quan điều tra xác định liên quan trong đường dây này có hai cựu tướng Công an là Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa.
Phiên tòa sơ thẩm diễn ra tháng 11/2018 kết án: Bị cáo Phan Văn Vĩnh 9 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Cùng tội trên, bị cáo Nguyễn Thanh Hóa nhận bản án 10 năm tù. Bị cáo Phan Sào Nam nhận bản án án 5 năm tù về tội Tổ chức đánh bạc và Rửa tiền. Bị cáo Nguyễn Văn Dương bị tuyên 10 năm tù về hai tội danh tương tự.
4. Vụ đại án ngân hàng Đông Á (DAB) liên quan đến Phan Văn Anh Vũ: Tháng 12/2017, cơ quan điều tra khởi tố Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") về tội “Làm lộ bí mật Nhà nước” sau đó tiếp tục khởi tố thêm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Ông Phan Văn Anh Vũ còn bị điều tra, xác minh làm rõ những sai phạm trong việc thực hiện dự án, mua bán, chuyển nhượng tại Đà Nẵng. Tại phiên sơ thẩm diễn ra tháng 7/2018, Phan Văn Anh Vũ bị tuyên phạt 9 năm tù.
5. Đại án Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB): Xét xử nguyên Chủ tịch HĐQT của VNCB - Phạm Công Danh; nguyên Phó Chủ tịch ngân hàng Sacombank Trầm Bê và đồng phạm.
Tháng 8/2018, HĐXX nhận định Phạm Công Danh và đồng phạm đã gây thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng cho VNCB. Tòa án Nhân dân TPHCM quyết định tuyên phạt bị cáo Phạm Công Danh 20 năm tù, tổng hợp với hình phạt trong giai đoạn một của vụ án, bị cáo Danh nhận mức án tổng cộng 30 năm tù giam. Bị cáo Trầm Bê, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank nhận 4 năm tù giam.
6. Vụ án ở Tổng công ty Thái Sơn (thuộc Bộ Quốc phòng): Xét xử Út "trọc" Đinh Ngọc Hệ và đồng phạm.
Trong vụ án này, cựu thượng tá quân đội Đinh Ngọc Hệ (tức Út "trọc) bị VKS Quân sự Trung ương truy tố về 2 tội: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ và Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Ngày 01/11, bị cáo Đinh Ngọc Hệ - nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn - bị tuyên án 12 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.
7. Xét xử vụ lừa đảo ở Housing Group, liên quan đến cựu Đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga và đồng phạm.
Tòa cho rằng có đủ căn cứ kết luận bà Châu Thị Thu Nga có hành vi gian dối khiến khách hàng góp vốn vào các dự án. Tháng 4/2018, Tòa phúc thẩm Tòa án cấp cao tại Hà Nội tuyên án Chung thân với bà Châu Thị Thu Nga về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

Khai trừ Đảng đối với ông Đinh La Thăng

Trung ương đã quyết định khai trừ Đảng đối với ông Đinh La Thăng, nguyên Ủy viên Ban chấp hành T.Ư Đảng, nguyên Phó trưởng Ban Kinh tế T.Ư.


Ông Đinh La Thăng
Trong ngày làm việc thứ 3 của Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư Đảng lần thứ 7 khóa XII, sáng ngày 09/5, Ban Chấp hành T.Ư Đảng làm việc tại hội trường bàn về công tác cán bộ. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và điều hành phiên họp.

Tại phiên họp, T.Ư đã xem xét và quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng, nguyên Uỷ viên Ban Chấp hành T.Ư Đảng, nguyên Phó trưởng Ban Kinh tế T.Ư bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng.

Trước đó, tại Hội nghị T.Ư 5 (07/5/2017), T.Ư đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo và cho thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII đối với ông Đinh La Thăng. Sau đó, ông Đinh La Thăng thôi giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM, được điều động giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế T.Ư.

Ngày 08/12/2017, ông Đinh La Thăng bị tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, đình chỉ sinh hoạt Đảng, bị khởi tố và tạm giam do những sai phạm khi giữ chức Chủ tịch Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).

Ngày 23/4/2018 tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã họp kỳ 24, trong đó có nội dung xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng. Tại kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành T.Ư xem xét, thi hành kỷ luật ở mức cao nhất đối với ông Đinh La Thăng.

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018

Đề nghị Trung ương kỷ luật ở mức cao nhất đối với ông Đinh La Thăng


Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật ở mức cao nhất đối với ông Đinh La Thăng.

Ngày 23/4 tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 24. Ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

Tại kỳ họp này, Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương (Bộ Chính trị đã đình chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy và đình chỉ chức vụ Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương).

Đề nghị Trung ương kỷ luật ở mức cao nhất đối với ông Đinh La Thăng
Ông Đinh La Thăng đã bị tuyên phạt lần lượt 13 và 18 năm tù trong 2 vụ án về tội Cố ý làm trái.
Căn cứ Quy định số 30-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng và Quy định số 102-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, căn cứ các bản án của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, UBKT Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật ở mức cao nhất đối với ông Đinh La Thăng.

Trước đó, ông Đinh La Thăng đã phải hầu toà về tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong 2 vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam - PVN, PVC liên quan dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 và mất 800 tỷ đồng góp vốn vào Oceanbank.

Bị cáo Đinh La Thăng bị tuyên phạt 2 bản án tù giam là 13 năm và 18 năm trong 2 vụ án trên.

Về trách nhiệm dân sự, tòa tuyên buộc bị cáo Đinh La Thăng cùng 6 đồng phạm liên đới bồi thường 800 tỷ đồng cho PVN. Trong đó, ông Đinh La Thăng chịu trách nhiệm bồi thường 600 tỷ đồng vì là người phải chịu trách nhiệm chính./.

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

CHUẨN BỊ RA TÒA, ÔNG ĐINH LA THĂNG MỜI THÊM LUẬT SƯ


CHUẨN BỊ RA TÒA, ÔNG ĐINH LA THĂNG MỜI THÊM LUẬT SƯ
Ông Đinh La Thăng và 6 đồng phạm chuẩn bị được đem ra xét xử tại phiên tòa thứ 2 vào ngày 19/3/2018 trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sảnliên quan đến việc góp vốn 800 tỷ đồng của PVN vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank) vào ngày 19/3 tới. Hiện tại đã có 20 luật sư đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo. 
Các bị cáo trong vụ án gồm: Đinh La Thăng (SN 1960, nguyên Chủ tịch HĐQT/HĐTV - PVN); Nguyễn Xuân Sơn (SN 1962, nguyên Phó TGĐ PVN); Ninh Văn Quỳnh (SN 1958, nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính kế toán và Kiểm toán PVN) và 4 bị cáo nguyên là thành viên HĐTV PVN gồm: Vũ Khánh Trường (SN 1954), Nguyễn Xuân Thắng (SN 1955), Nguyễn Thanh Liêm (SN 1955), Phan Đình Đức (SN 1960) cùng bị Viện KSND tối cao truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại khoản 3, Điều 165 - BLHS năm 1999.
Riêng bị cáo Ninh Văn Quỳnh bị truy tố thêm tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, theo quy định tại điểm a khoản 4, Điều 280 - BLHS năm 1999.
Được biết, bị cáo Đinh La Thăng có 5 luật sư bào chữa gồm: Nguyễn Huy Thiệp, Đào Hữu Đăng, Phan Trung Hoài, Nguyễn Ngọc Luận, Lê Văn Thiệp. So với phiên tòa trước đó bị cáo Đinh La Thăng đã mời thêm 2 luật sư nữa. 
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN mời 4 luật sư bào chữa gồm: Nguyễn Đình Ngọc, Phạm Công Hùng, Nguyễn Minh Tâm và Nguyễn Thị Minh Châu. 
Bị cáo Ninh Văn Quỳnh, nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng Ban Tài chính Kế toán và Kiểm toán PVN có 2 luật sư Đỗ Ngọc Quang và Đỗ Ngọc Anh tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo tại phiên tòa.

***

 Theo cáo trạng, sau khi PVN không được thành lập Ngân hàng thương mại cổ phần Hồng Việt, bị cáo Đinh La Thăng khi đó với tư cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị PVN đã chỉ đạo bị cáo Nguyễn Xuân Sơn làm việc với một số tổ chức tín dụng để thỏa thuận việc góp vốn, trong đó có OceanBank.
Đến tháng 9/2008, Nguyễn Xuân Sơn và Hà Văn Thắm, nguyên CT HĐQT OceanBank trao đổi, bàn bạc và thống nhất về việc PVN góp vốn trở thành cổ đông chiến lược của OceanBank.
Theo thỏa thuận, PVN đã nhiều lần góp vốn với tổng số 800 tỷ đồng vào OceanBank. Tuy nhiên, toàn bộ số tiền 800 tỷ đồng này của PVN đến nay đã bị mất hoàn toàn khi OceanBank kinh doanh thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu và Ngân hàng Nhà nước buộc phải mua lại OceanBank với giá 0 đồng.
Ngoài ra, tham dự phiên tòa có 1 nguyên đơn dân sự là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); 1 giám định viên; 4 người làm chứng; 6 cá nhân và 1 tổ chức (OceanBank) tham dự phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Được biết, HĐXX gồm 5 người: hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân. Thẩm phán Nguyễn Thị Xuân Thu làm chủ tọa phiên tòa. Hai kiểm sát viên: Trần Thị Thanh Huyền và Nguyễn Thị Hồng Vân (Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội) giữ quyền công tố tại phiên tòa. Ngoài ra, do tính chất nghiêm trọng của vụ án, Tòa án và Viện Kiểm sát còn bố trí thêm 1 Thẩm phán, 2 Hội thẩm nhân dân, 1 kiểm sát viên dự khuyết tham gia phiên tòa.

Dự kiến, phiên tòa xét xử sẽ diễn ra khoảng 10 ngày, từ ngày 19 - 29/3, xét xử cả ngày thứ Bảy và Chủ nhật.


Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018

BỊ CÁO ĐINH LA THĂNG CHUẨN BỊ HẦU TÒA TẠI VỤ ÁN THỨ HAI


Thông tin từ TAND TP Hà Nội cho biết, ngày 19/3 tới bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm sẽ hầu tòa ở vụ án thứ 2: vụ án gây thiệt hại 800 tỷ đồng tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).

BỊ CÁO ĐINH LA THĂNG CHUẨN BỊ HẦU TÒA TẠI VỤ ÁN THỨ HAI
Ông Đinh La Thăng bị tuyên 13 năm tù trong phiên xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại PVN và Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam đầu năm 2018.

Các bị cáo sẽ bị xét xử gồm Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch HĐQT/HĐTV PVN; Ninh Văn Quỳnh - nguyên Kế toán trưởng, kiêm trưởng Ban Tài chính kế toán và kiểm toán PVN; Vũ Khánh Trường - nguyên thành viên HĐTV PVN; Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Phó tổng Giám đốc PVN; Nguyễn Xuân Thắng - nguyên thành viên HĐTV PVN; Nguyễn Thanh Liêm - nguyên thành viên HĐTV PVN và Phan Đình Đức - nguyên Thành viên HĐTV PVN. 

Cáo trạng cho hay, trong thời gian giữ chức Chủ tịch HĐQT PVN, bị cáo Đinh La Thăng đã có hành vi ký thỏa thuận hợp tác số 6934 ngày 18/9/2008 tham gia góp vốn với Hà Văn Thắm - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) nhưng không thông qua HĐQT. 

Tổng số tiền PVN góp vốn vào Oceanbank lên đến 800 tỷ đồng. 

Cáo trạng cũng nêu rõ, đến thời điểm ngày 01/01/2011, Luật Tổ chức tín dụng có hiệu lực, với vai trò Chủ tịch HĐTV, ông Đinh La Thăng không thực hiện việc thoái vốn của PVN tại Oceanbank để đảm bảo tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ là không vượt quá 15% mà tiếp tục ký quyết định giao cho bà Vũ Thị Thanh Hương là người đại diện 20% vốn của PVN tại Oceanbank trái quy định. 

800 tỷ này được cho là mất hoàn toàn khi Oceanbank kinh doanh thua lỗ và Ngân hàng Nhà nước buộc phải mua lại với giá 0 đồng. 

Bị cáo Đinh La Thăng bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". 

Trước đó (tháng 01), Hội đồng xét xử sơ thẩm (TAND TP Hà Nội) đã tuyên bị cáo Đinh La Thăng 13 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". 

Phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng vào tháng 3 tới sẽ do thẩm phán Nguyễn Thị Xuân Thu làm chủ tọa và khoảng 20 luật sư. 

Tòa dự kiến làm việc trong 10 ngày, từ ngày 19-29/3/2018. 




Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

BỊ CÁO ĐINH LA THĂNG CHUẨN BỊ HẦU TÒA TẠI VỤ ÁN THỨ HAI


Thông tin từ TAND TP Hà Nội cho biết, ngày 19/3 tới bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm sẽ hầu tòa ở vụ án thứ 2: vụ án gây thiệt hại 800 tỷ đồng tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).

BỊ CÁO ĐINH LA THĂNG CHUẨN BỊ HẦU TÒA TẠI VỤ ÁN THỨ HAI
Ông Đinh La Thăng bị tuyên 13 năm tù trong phiên xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại PVN và Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam đầu năm 2018.

Các bị cáo sẽ bị xét xử gồm Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch HĐQT/HĐTV PVN; Ninh Văn Quỳnh - nguyên Kế toán trưởng, kiêm trưởng Ban Tài chính kế toán và kiểm toán PVN; Vũ Khánh Trường - nguyên thành viên HĐTV PVN; Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Phó tổng Giám đốc PVN; Nguyễn Xuân Thắng - nguyên thành viên HĐTV PVN; Nguyễn Thanh Liêm - nguyên thành viên HĐTV PVN và Phan Đình Đức - nguyên Thành viên HĐTV PVN. 

Cáo trạng cho hay, trong thời gian giữ chức Chủ tịch HĐQT PVN, bị cáo Đinh La Thăng đã có hành vi ký thỏa thuận hợp tác số 6934 ngày 18/9/2008 tham gia góp vốn với Hà Văn Thắm - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) nhưng không thông qua HĐQT. 

Tổng số tiền PVN góp vốn vào Oceanbank lên đến 800 tỷ đồng. 

Cáo trạng cũng nêu rõ, đến thời điểm ngày 01/01/2011, Luật Tổ chức tín dụng có hiệu lực, với vai trò Chủ tịch HĐTV, ông Đinh La Thăng không thực hiện việc thoái vốn của PVN tại Oceanbank để đảm bảo tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ là không vượt quá 15% mà tiếp tục ký quyết định giao cho bà Vũ Thị Thanh Hương là người đại diện 20% vốn của PVN tại Oceanbank trái quy định. 

800 tỷ này được cho là mất hoàn toàn khi Oceanbank kinh doanh thua lỗ và Ngân hàng Nhà nước buộc phải mua lại với giá 0 đồng. 

Bị cáo Đinh La Thăng bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". 

Trước đó (tháng 01), Hội đồng xét xử sơ thẩm (TAND TP Hà Nội) đã tuyên bị cáo Đinh La Thăng 13 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". 

Phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng vào tháng 3 tới sẽ do thẩm phán Nguyễn Thị Xuân Thu làm chủ tọa và khoảng 20 luật sư. 

Tòa dự kiến làm việc trong 10 ngày, từ ngày 19-29/3/2018. 


Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2018

Cha mất, anh em ông Đinh La Thăng có được về chịu tang?

Ngày 26-1, cha của hai ông Đinh La Thăng và Đinh Mạnh Thắng đã mất. Nhiều người thắc mắc, theo quy định của pháp luật hiện hành thì hai ông Đinh La Thăng và Đinh Mạnh Thắng (đều đang bị tạm giam) có được về chịu tang cha hay không?



Cha mất, anh em ông Đinh La Thăng có được về chịu tang?


Về mặt pháp lý, luật sư Phạm Công Hùng (nguyên thẩm phán TAND Tối cao) cho hay: Bộ luật tố tụng hình sự (TTHS) hiện hành không có quy định về việc cho phép bị can, bị cáo đang bị tạm giam được về nhà một thời gian nhất định để giải quyết chuyện gia đình (trong đó có việc đám tang của người thân). Trường hợp bị can, bị cáo đang bị tạm giam được cho về chịu tang người thân cũng chưa từng xảy ra trong thực tiễn. Chỉ trừ trường hợp bị can, bị cáo đang bị tạm giam được cơ quan có thẩm quyền thay đổi biện pháp ngăn chặn. Cụ thể là ông Đinh La Thăng hoặc ông Đinh Mạnh Thắng được cơ quan có thẩm quyền thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang tại ngoại, cấm đi khỏi cư trú và chịu sự quản lý của cơ quan chức năng.


Về thẩm quyền thay đổi biện pháp ngăn chặn hiện nay đối với trường hợp anh em ông Thăng thuộc Tòa án và phải thỏa mãn các điều kiện rất khắt khe theo luật định. Ông Đinh Mạnh Thắng đang bị TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm về tội tham ô tài sản nên thẩm quyền thay đổi biện pháp ngăn chặn cho bị cáo này là do HĐXX ở phiên tòa này quyết định. Còn trường hợp ông Đinh La Thăng vừa bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt 13 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", do bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực, cấp phúc thẩm chưa thụ lý nên chưa biết thẩm quyền thuộc về tòa nào giải quyết (tòa sơ thẩm hay phúc thẩm).




Tuy nhiên các phân tích trên chỉ dựa vào các quy định của Bộ luật TTHS hiện hành. Còn thực tế như thế nào lại phụ thuộc vào việc anh em ông Thăng có đề nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết cho về chịu tang cha hay không và quan trọng nhất là các cơ quan thẩm quyền có chấp thuận hay không…

Tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng,Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm



Bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV PVN, bị tuyên phạt 13 năm tù về tội “Cố ý làm trái”. Nguyên Chủ tịch HĐQT PVC Trịnh Xuân Thanh bị tuyên 14 năm tù về tội “Cố ý làm trái”, chung thân về tội “Tham ô tài sản”; tổng hình phạt là chung thân.



Ghi nhận quá trình cống hiến của ông Đinh La Thăng


Sáng 22/1, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án các bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) và các đồng phạm trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’’ và ‘‘Tham ô tài sản”.

Tại bản án sơ thẩm vừa được tuyên, Hội đồng xét xử (HĐXX) xác định, đây là vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận đặc biệt quan tâm. Hầu hết các bị cáo đều là cán bộ chủ chốt, được Nhà nước và nhân dân giao quản lý nguồn tài nguyên quốc gia, giao thực hiện dự án công trình trọng điểm. Tuy nhiên, lợi dụng vị thế và đặc thù, ưu đãi của tập đoàn dầu khí, vì động cơ khác nhau mà các bị cáo, đứng đầu là bị cáo Đinh La Thăng, đã thực hiện hàng loạt hành vi sai phạm, gây thiệt hại cho Nhà nước và để lại nhiều hệ luỵ.



Tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng,Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm
Bị cáo Đinh La Thăng nghe Tuyên án sáng 22/01/2018



Về hành vi tham ô tài sản, Trịnh Xuân Thanh và nhiều bị cáo đã đã câu kết với nhau cũng như với doanh nghiệp bên ngoài để chiếm đoạt số tiền rất lớn.



Hậu quả của vụ án chưa nói hết được mức nghiêm trọng của vụ án. Bởi hành vi của các bị cáo còn dẫn đến làm chậm tiến độ, đội vốn dự án, gây thất thoát lớn vốn của Nhà nước. Không chỉ bị cáo Đinh La Thăng mà kéo theo hàng loạt cán bộ vướng vòng lao lý, gây tổn thất đáng kể, trong đó có nhiều người là nhà khoa học trong ngành.

Căn cứ các tài liệu, chứng cứ thu thập được, căn cứ lời khai của các bị cáo và người làm chứng, người liên quan tại tòa có đủ cơ sở khẳng định, bị cáo Đinh La Thăng biết rõ điều kiện, năng lực của PVC đang rất khó khăn nhưng bị cáo vẫn yêu cầu và chỉ định cho PVC làm tổng thầu thực hiện dự án Thái Bình 2 là vi phạm pháp luật về quản lý kinh tế. Hành vi của bị cáo thoả mãn đầy đủ của tội “Cố ý làm trái” chứ không phải tội danh khác như ý kiến của luật sư.

HĐXX ghi nhận quá trình cống hiến của bị cáo Đinh La Thăng, xem xét tình tiết giảm nhẹ nhưng pháp luật cần được tôn trọng, công minh, bình đẳng, không loại trừ bất kỳ ai. Một bản án có tình có lý, tính đến cả công và tội nhưng nghiêm khắc cũng là sự cảnh báo cần thiết cho sự lạm dụng quyền lực và tuỳ tiện, vi phạm pháp luật gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho lợi ích của Nhà nước và lợi ích của nhân dân.

Đủ cơ sở xác định hành vi phạm tội

Bản án xác định, ông Đinh La Thăng lợi dụng vị trí cao nhất của PVN, khi PVC đang gặp khó khăn về tài chính và chưa có kinh nghiệm thi công các dự án lớn nhưng bị cáo vẫn giao cho PVC làm tổng thầu dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.

Bị cáo chỉ đạo cấp dưới ký kết hợp đồng và hợp đồng chuyển đổi chủ thể. Thông qua việc tạm ứng hợp đồng với số tiền hơn 1.000 tỷ đồng, PVC đã rút tiền để sử dụng sai mục đích gây thiệt hại cho PVN 119 tỉ đồng. Hành vi phạm tội thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.

Tại tòa, bị cáo Đinh La Thăng nhận trách nhiệm của người đứng đầu gây sức ép tiến độ cũng như việc thiếu kiểm tra, giám sát, đồng thời cho rằng sau này mới biết hợp đồng 33 là sai. Tuy nhiên, căn cứ vào tài liệu thu thập được, biên bản họp và lời khai của bị cáo cho thấy hành vi phạm tội của bị cáo.

Đối với Trịnh Xuân Thanh, tại tòa, bị cáo thừa nhận bản thân biết PVC không đủ năng lực, kinh nghiệm làm tổng thầu, hồ sơ chưa đầy đủ nhưng vẫn chỉ đạo PVC ký kết hợp đồng EPC. Ngoài ra, bị cáo còn thừa nhận đã đôn đốc ban giám đốc tạm ứng tiền, còn HĐQT ra trương góp vốn vào công ty con.

HĐXX nhận thấy Trịnh Xuân Thanh thừa nhận hợp đồng EPC số 33 được ký khi hồ sơ không đầy đủ. Sau khi ký, Ban Giám đốc PVC đã có tờ trình đề nghị HĐQT phê duyệt nội dung. Bị cáo Thanh đã ký phiếu lấy ý kiến phê duyệt nội dung thực hiện gói thầu. Hành vi bị cáo thỏa mãn dấu hiệu tố “Cố ý làm trái”.

Về hành vi Tham ô tài sản, Trịnh Xuân Thanh không thừa nhận chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ khống, không chiếm hưởng 4 tỷ đồng. HĐXX xét thấy, từ lời khai Vũ Đúc Thuận, Nguyễn Anh Minh và Bùi Mạnh Hiển có thể xác định Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ khống để chiếm đoạt tài sản. Lời khai này phù hợp với khai nhận của các bị cáo khác và tài liệu cơ quan điều tra thu thập, trong đó có chữ ký của Trịnh Xuân Thanh trong văn bản lấy ý kiến đã bị xóa bằng bút xóa.


Tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng,Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại tòa vào sáng 22/01/2018
Mức án cụ thể của các bị cáo:
1. Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN): 13 năm tù, cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
2. Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT, TGĐ Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam PVC): 14 năm tù về tội cố ý làm trái, tù chung thân về tội tham ô tài sản, tổng hợp hình phạt là chung thân. Phạt tiền 50 triệu đồng
3. Phùng Đình Thực (nguyên TGĐ PVN): 9 năm tù, cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
4. Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó TGĐ PVN): 9 năm tù, cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
5. Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó TGĐ PVN): 9 năm tù, cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
6. Vũ Đức Thuận (nguyên TGĐ PVC): 7 năm tù về tội cố ý làm trái, 15 năm tù về tội tham ô, tổng hợp hình phạt là 22 năm tù. cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt. Phạt tiền 30 triệu đồng.
7. Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng Ban tài chính kế toán và Kiểm toán PVN): 7 năm tù. Cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
8. Lê Đình Mậu (nguyên Phó Trưởng Ban Kế toán và Kiểm toán PVN): 4 năm 6 tháng tù. Cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 3 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
9. Vũ Hồng Chương (nguyên Trưởng Ban quản lý Dự án điện lực Dầu khí Thái Bình 2): 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm. Cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 3 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
10. Trần Văn Nguyên (nguyên Kế toán trưởng Ban Quản lý Dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2): 30 tháng tù cho hưởng án treo. Cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 3 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
11. Nguyễn Ngọc Quý (nguyên Phó chủ tịch HĐQT PVC): 6 năm tù. Cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 3 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
12. Nguyễn Mạnh Tiến (nguyên Phó TGĐ PVC): 6 năm tù. Cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 3 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
13. Phạm Tiến Đạt (nguyên Kế toán trưởng PVC): 4 năm 6 tháng tù. Cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 3 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
14. Trương Quốc Dũng (nguyên phó TGĐ PVC): 17 tháng tù. Cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 3 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
Nhóm bị cáo phạm tội tham ô
15. Nguyễn Anh Minh (nguyên Phó TGĐ PVC): 16 năm tù, cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt. Phạt tiền 30 triệu đồng
16. Bùi Mạnh Hiển (nguyên Chánh Văn phòng PVC): 10 năm tù. cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt. Phạt tiền 30 triệu đồng.
17. Lương Văn Hòa (nguyên Giám đốc Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch thuộc Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC): 10 năm tù, cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt. Phạt tiền 30 triệu đồng.
18. Nguyễn Thành Quỳnh (Giám đốc Kỹ thuật Công nghệ, Tổng Công ty CP Miền Trung - Công ty Cổ phần (Đà Nẵng): 8 năm tù. Phạt tiền 30 triệu đồng.
19. Lê Thị Anh Hoa (Giám đốc Công ty TNHH MTV Quỳnh Hoa): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm.
20. Nguyễn Đức Hưng (nguyên Trưởng phòng Tài chính kế toán, Ban điều hành Vũng Áng - Quảng Trạch): 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm. Phạt tiền 20 triệu đồng. Trả tự do cho bị cáo nếu không bị giam về tội khác.
21. Lê Xuân Khánh (nguyên Trưởng phòng kinh tế Kế hoạch, Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch): 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm. Trả tự do cho bị cáo nếu không bị giam về tội khác.
22. Nguyễn Lý Hải (nguyên Trưởng phòng kỹ thuật, Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch): 3 năm tù cho hưởng án treo. Phạt tiền 20 triệu đồng. Trả tự do cho bị cáo nếu không bị giam về tội khác.


Trước đó, trong phần luận tội, đại diện Viện KSND TP Hà Nội đánh giá, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận xã hội quan tâm. Các bị cáo trong vụ án hầu hết là những người giữ vị trí chủ chốt trong những đơn vị kinh tế quan trọng, được Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao quản lý vốn và thực hiện những dự án, công trình lớn của quốc gia trong đó có Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.

Quá trình thực hiện dự án, lợi dụng cơ chế đặc thù và nhiều ưu đãi khác của Nhà nước với PVN, vì các động cơ khác nhau, trên đó là lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, các bị cáo, trong đó đứng đầu là bị cáo Đinh La Thăng, đã thực hiện hàng loạt các hành vi sai phạm, làm trái các quy định của Nhà nước về lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng để tạo nguồn vốn tạm ứng gây thiệt hại cho PVN số tiền đặc biệt lớn.

Thậm chí, một số bị cáo còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để lập chứng từ khống rút tiền của Dự án để ăn chia, chiếm đoạt sử dụng cá nhân. Hành vi này của các bị cáo đã gây bức xúc trong dư luận, gây mất lòng tin của nhân dân.

Theo đại diện VKS, ngoài các thiệt hại ban đầu đã được xác định, việc làm sai trái của bị cáo đã tăng kế hoạch gấp đôi thời gian, đội vốn lên hàng trăm triệu USD, hụt vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng… gây thất thoát vốn lớn của Nhà nước. Đây là những sai phạm điển hình của PVN trong những năm vừa qua, thời điểm mà bị cáo Đinh La Thăng giữ trọng trách cao của tập đoàn.

Không chỉ bị cáo Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm trong vụ án này mà còn kéo theo hàng loạt cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tập đoàn và các đơn vị thành viên của PVN, trong đó nhiều người có chức sắc, nhiều người từng là các nhà khoa học trong ngành dầu khí, nhiều người từ đây đã tha hóa, biến chất như Trịnh Xuân Thanh là điển hình.

Hành vi phạm tội của các bị cáo là biểu hiện một phần tệ tham nhũng lãng phí, quan liêu, cục bộ, lợi ích nhóm. Việc này không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn tác động xấu tới chính trị, xã hội, gây bức xúc trong dư luận nhân dân.

Theo Báo Dân Trí

Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

Cha mất, anh em ông Đinh La Thăng có được về chịu tang?

Ngày 26-1, cha của hai ông Đinh La Thăng và Đinh Mạnh Thắng đã mất. Nhiều người thắc mắc, theo quy định của pháp luật hiện hành thì hai ông Đinh La Thăng và Đinh Mạnh Thắng (đều đang bị tạm giam) có được về chịu tang cha hay không?


Cha mất, anh em ông Đinh La Thăng có được về chịu tang?


Về mặt pháp lý, luật sư Phạm Công Hùng (nguyên thẩm phán TAND Tối cao) cho hay: Bộ luật tố tụng hình sự (TTHS) hiện hành không có quy định về việc cho phép bị can, bị cáo đang bị tạm giam được về nhà một thời gian nhất định để giải quyết chuyện gia đình (trong đó có việc đám tang của người thân). Trường hợp bị can, bị cáo đang bị tạm giam được cho về chịu tang người thân cũng chưa từng xảy ra trong thực tiễn. Chỉ trừ trường hợp bị can, bị cáo đang bị tạm giam được cơ quan có thẩm quyền thay đổi biện pháp ngăn chặn. Cụ thể là ông Đinh La Thăng hoặc ông Đinh Mạnh Thắng được cơ quan có thẩm quyền thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang tại ngoại, cấm đi khỏi cư trú và chịu sự quản lý của cơ quan chức năng.

Về thẩm quyền thay đổi biện pháp ngăn chặn hiện nay đối với trường hợp anh em ông Thăng thuộc Tòa án và phải thỏa mãn các điều kiện rất khắt khe theo luật định. Ông Đinh Mạnh Thắng đang bị TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm về tội tham ô tài sản nên thẩm quyền thay đổi biện pháp ngăn chặn cho bị cáo này là do HĐXX ở phiên tòa này quyết định. Còn trường hợp ông Đinh La Thăng vừa bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt 13 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", do bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực, cấp phúc thẩm chưa thụ lý nên chưa biết thẩm quyền thuộc về tòa nào giải quyết (tòa sơ thẩm hay phúc thẩm).

Tuy nhiên các phân tích trên chỉ dựa vào các quy định của Bộ luật TTHS hiện hành. Còn thực tế như thế nào lại phụ thuộc vào việc anh em ông Thăng có đề nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết cho về chịu tang cha hay không và quan trọng nhất là các cơ quan thẩm quyền có chấp thuận hay không…

Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018

Tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng,Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm



Bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV PVN, bị tuyên phạt 13 năm tù về tội “Cố ý làm trái”. Nguyên Chủ tịch HĐQT PVC Trịnh Xuân Thanh bị tuyên 14 năm tù về tội “Cố ý làm trái”, chung thân về tội “Tham ô tài sản”; tổng hình phạt là chung thân.


Ghi nhận quá trình cống hiến của ông Đinh La Thăng

Sáng 22/1, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án các bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) và các đồng phạm trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’’ và ‘‘Tham ô tài sản”.

Tại bản án sơ thẩm vừa được tuyên, Hội đồng xét xử (HĐXX) xác định, đây là vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận đặc biệt quan tâm. Hầu hết các bị cáo đều là cán bộ chủ chốt, được Nhà nước và nhân dân giao quản lý nguồn tài nguyên quốc gia, giao thực hiện dự án công trình trọng điểm. Tuy nhiên, lợi dụng vị thế và đặc thù, ưu đãi của tập đoàn dầu khí, vì động cơ khác nhau mà các bị cáo, đứng đầu là bị cáo Đinh La Thăng, đã thực hiện hàng loạt hành vi sai phạm, gây thiệt hại cho Nhà nước và để lại nhiều hệ luỵ.


Tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng,Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm
Bị cáo Đinh La Thăng nghe Tuyên án sáng 22/01/2018



Về hành vi tham ô tài sản, Trịnh Xuân Thanh và nhiều bị cáo đã đã câu kết với nhau cũng như với doanh nghiệp bên ngoài để chiếm đoạt số tiền rất lớn.

Hậu quả của vụ án chưa nói hết được mức nghiêm trọng của vụ án. Bởi hành vi của các bị cáo còn dẫn đến làm chậm tiến độ, đội vốn dự án, gây thất thoát lớn vốn của Nhà nước. Không chỉ bị cáo Đinh La Thăng mà kéo theo hàng loạt cán bộ vướng vòng lao lý, gây tổn thất đáng kể, trong đó có nhiều người là nhà khoa học trong ngành.

Căn cứ các tài liệu, chứng cứ thu thập được, căn cứ lời khai của các bị cáo và người làm chứng, người liên quan tại tòa có đủ cơ sở khẳng định, bị cáo Đinh La Thăng biết rõ điều kiện, năng lực của PVC đang rất khó khăn nhưng bị cáo vẫn yêu cầu và chỉ định cho PVC làm tổng thầu thực hiện dự án Thái Bình 2 là vi phạm pháp luật về quản lý kinh tế. Hành vi của bị cáo thoả mãn đầy đủ của tội “Cố ý làm trái” chứ không phải tội danh khác như ý kiến của luật sư.

HĐXX ghi nhận quá trình cống hiến của bị cáo Đinh La Thăng, xem xét tình tiết giảm nhẹ nhưng pháp luật cần được tôn trọng, công minh, bình đẳng, không loại trừ bất kỳ ai. Một bản án có tình có lý, tính đến cả công và tội nhưng nghiêm khắc cũng là sự cảnh báo cần thiết cho sự lạm dụng quyền lực và tuỳ tiện, vi phạm pháp luật gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho lợi ích của Nhà nước và lợi ích của nhân dân.

Đủ cơ sở xác định hành vi phạm tội

Bản án xác định, ông Đinh La Thăng lợi dụng vị trí cao nhất của PVN, khi PVC đang gặp khó khăn về tài chính và chưa có kinh nghiệm thi công các dự án lớn nhưng bị cáo vẫn giao cho PVC làm tổng thầu dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.

Bị cáo chỉ đạo cấp dưới ký kết hợp đồng và hợp đồng chuyển đổi chủ thể. Thông qua việc tạm ứng hợp đồng với số tiền hơn 1.000 tỷ đồng, PVC đã rút tiền để sử dụng sai mục đích gây thiệt hại cho PVN 119 tỉ đồng. Hành vi phạm tội thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.

Tại tòa, bị cáo Đinh La Thăng nhận trách nhiệm của người đứng đầu gây sức ép tiến độ cũng như việc thiếu kiểm tra, giám sát, đồng thời cho rằng sau này mới biết hợp đồng 33 là sai. Tuy nhiên, căn cứ vào tài liệu thu thập được, biên bản họp và lời khai của bị cáo cho thấy hành vi phạm tội của bị cáo.

Đối với Trịnh Xuân Thanh, tại tòa, bị cáo thừa nhận bản thân biết PVC không đủ năng lực, kinh nghiệm làm tổng thầu, hồ sơ chưa đầy đủ nhưng vẫn chỉ đạo PVC ký kết hợp đồng EPC. Ngoài ra, bị cáo còn thừa nhận đã đôn đốc ban giám đốc tạm ứng tiền, còn HĐQT ra trương góp vốn vào công ty con.

HĐXX nhận thấy Trịnh Xuân Thanh thừa nhận hợp đồng EPC số 33 được ký khi hồ sơ không đầy đủ. Sau khi ký, Ban Giám đốc PVC đã có tờ trình đề nghị HĐQT phê duyệt nội dung. Bị cáo Thanh đã ký phiếu lấy ý kiến phê duyệt nội dung thực hiện gói thầu. Hành vi bị cáo thỏa mãn dấu hiệu tố “Cố ý làm trái”.

Về hành vi Tham ô tài sản, Trịnh Xuân Thanh không thừa nhận chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ khống, không chiếm hưởng 4 tỷ đồng. HĐXX xét thấy, từ lời khai Vũ Đúc Thuận, Nguyễn Anh Minh và Bùi Mạnh Hiển có thể xác định Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ khống để chiếm đoạt tài sản. Lời khai này phù hợp với khai nhận của các bị cáo khác và tài liệu cơ quan điều tra thu thập, trong đó có chữ ký của Trịnh Xuân Thanh trong văn bản lấy ý kiến đã bị xóa bằng bút xóa.


Tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng,Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại tòa vào sáng 22/01/2018
Mức án cụ thể của các bị cáo:
1. Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN): 13 năm tù, cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
2. Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT, TGĐ Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam PVC): 14 năm tù về tội cố ý làm trái, tù chung thân về tội tham ô tài sản, tổng hợp hình phạt là chung thân. Phạt tiền 50 triệu đồng
3. Phùng Đình Thực (nguyên TGĐ PVN): 9 năm tù, cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
4. Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó TGĐ PVN): 9 năm tù, cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
5. Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó TGĐ PVN): 9 năm tù, cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
6. Vũ Đức Thuận (nguyên TGĐ PVC): 7 năm tù về tội cố ý làm trái, 15 năm tù về tội tham ô, tổng hợp hình phạt là 22 năm tù. cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt. Phạt tiền 30 triệu đồng.
7. Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng Ban tài chính kế toán và Kiểm toán PVN): 7 năm tù. Cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
8. Lê Đình Mậu (nguyên Phó Trưởng Ban Kế toán và Kiểm toán PVN): 4 năm 6 tháng tù. Cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 3 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
9. Vũ Hồng Chương (nguyên Trưởng Ban quản lý Dự án điện lực Dầu khí Thái Bình 2): 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm. Cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 3 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
10. Trần Văn Nguyên (nguyên Kế toán trưởng Ban Quản lý Dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2): 30 tháng tù cho hưởng án treo. Cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 3 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
11. Nguyễn Ngọc Quý (nguyên Phó chủ tịch HĐQT PVC): 6 năm tù. Cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 3 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
12. Nguyễn Mạnh Tiến (nguyên Phó TGĐ PVC): 6 năm tù. Cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 3 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
13. Phạm Tiến Đạt (nguyên Kế toán trưởng PVC): 4 năm 6 tháng tù. Cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 3 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
14. Trương Quốc Dũng (nguyên phó TGĐ PVC): 17 tháng tù. Cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 3 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
Nhóm bị cáo phạm tội tham ô
15. Nguyễn Anh Minh (nguyên Phó TGĐ PVC): 16 năm tù, cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt. Phạt tiền 30 triệu đồng
16. Bùi Mạnh Hiển (nguyên Chánh Văn phòng PVC): 10 năm tù. cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt. Phạt tiền 30 triệu đồng.
17. Lương Văn Hòa (nguyên Giám đốc Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch thuộc Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC): 10 năm tù, cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý doanh nghiệp, tài chính trong các tổ chức kinh tế nhà nước 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt. Phạt tiền 30 triệu đồng.
18. Nguyễn Thành Quỳnh (Giám đốc Kỹ thuật Công nghệ, Tổng Công ty CP Miền Trung - Công ty Cổ phần (Đà Nẵng): 8 năm tù. Phạt tiền 30 triệu đồng.
19. Lê Thị Anh Hoa (Giám đốc Công ty TNHH MTV Quỳnh Hoa): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm.
20. Nguyễn Đức Hưng (nguyên Trưởng phòng Tài chính kế toán, Ban điều hành Vũng Áng - Quảng Trạch): 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm. Phạt tiền 20 triệu đồng. Trả tự do cho bị cáo nếu không bị giam về tội khác.
21. Lê Xuân Khánh (nguyên Trưởng phòng kinh tế Kế hoạch, Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch): 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm. Trả tự do cho bị cáo nếu không bị giam về tội khác.
22. Nguyễn Lý Hải (nguyên Trưởng phòng kỹ thuật, Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch): 3 năm tù cho hưởng án treo. Phạt tiền 20 triệu đồng. Trả tự do cho bị cáo nếu không bị giam về tội khác.


Trước đó, trong phần luận tội, đại diện Viện KSND TP Hà Nội đánh giá, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận xã hội quan tâm. Các bị cáo trong vụ án hầu hết là những người giữ vị trí chủ chốt trong những đơn vị kinh tế quan trọng, được Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao quản lý vốn và thực hiện những dự án, công trình lớn của quốc gia trong đó có Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.

Quá trình thực hiện dự án, lợi dụng cơ chế đặc thù và nhiều ưu đãi khác của Nhà nước với PVN, vì các động cơ khác nhau, trên đó là lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, các bị cáo, trong đó đứng đầu là bị cáo Đinh La Thăng, đã thực hiện hàng loạt các hành vi sai phạm, làm trái các quy định của Nhà nước về lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng để tạo nguồn vốn tạm ứng gây thiệt hại cho PVN số tiền đặc biệt lớn.

Thậm chí, một số bị cáo còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để lập chứng từ khống rút tiền của Dự án để ăn chia, chiếm đoạt sử dụng cá nhân. Hành vi này của các bị cáo đã gây bức xúc trong dư luận, gây mất lòng tin của nhân dân.

Theo đại diện VKS, ngoài các thiệt hại ban đầu đã được xác định, việc làm sai trái của bị cáo đã tăng kế hoạch gấp đôi thời gian, đội vốn lên hàng trăm triệu USD, hụt vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng… gây thất thoát vốn lớn của Nhà nước. Đây là những sai phạm điển hình của PVN trong những năm vừa qua, thời điểm mà bị cáo Đinh La Thăng giữ trọng trách cao của tập đoàn.

Không chỉ bị cáo Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm trong vụ án này mà còn kéo theo hàng loạt cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tập đoàn và các đơn vị thành viên của PVN, trong đó nhiều người có chức sắc, nhiều người từng là các nhà khoa học trong ngành dầu khí, nhiều người từ đây đã tha hóa, biến chất như Trịnh Xuân Thanh là điển hình.

Hành vi phạm tội của các bị cáo là biểu hiện một phần tệ tham nhũng lãng phí, quan liêu, cục bộ, lợi ích nhóm. Việc này không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn tác động xấu tới chính trị, xã hội, gây bức xúc trong dư luận nhân dân.

Theo Báo Dân Trí

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

ĐINH LA THĂNG XIN LỖI ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN


Bị cáo Đinh La Thăng xin lỗi Đảng, Nhà nước và nhân dân 

Sáng 17/01, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC) và đồng phạm, trước khi Hội đồng xét xử nghị án, các bị cáo được nói lời sau cùng. 

ĐINH LA THĂNG XIN LỖI ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN
Bị cáo Đinh La Thăng nói lời nói sau cùng. Ảnh: TTXVN

Trong lời nói sau cùng, các bị cáo được quyền trình bày trước tòa về những suy nghĩ, tâm tư và nguyện vọng của bản thân để Hội đồng xét xử xem xét. Trong đó, các bị cáo có quyền nhận tội hoặc kêu oan, nêu những băn khoăn trăn trở của bản thân, nêu những tình tiết giảm nhẹ cho mình, có thể xin giảm nhẹ hình phạt, xin miễn trách nhiệm hình sự, có thể nói về nỗi ân hận hoặc những cảm xúc khác khi thực hiện hành vi vi phạm… 
Là người đầu tiên nói lời sau cùng tại Tòa, bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) cho biết cảm nhận của bản thân bị cáo về phiên tòa đổi mới, dân chủ, công khai, khách quan, được tiến hành theo đúng tinh thần của Hiến pháp năm 2013, theo tinh thần cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước; cảm ơn các luật sư tích cực tham gia phiên tòa với những ý kiến sắc sảo nhằm bào chữa cho bị cáo. 
Bị cáo Đinh La Thăng nhớ lại: Cách đây 35 năm, bị cáo hăm hở chinh phục sông Đà, với mục tiêu vì dòng điện cho ngày mai hạnh phúc. Sau 35 năm công tác, trong đó có 33 năm vinh dự đứng trong đội ngũ của Đảng, trải qua rất nhiều đơn vị công tác, trải qua nhiều cương vị lãnh đạo, bị cáo luôn nỗ lực cố gắng vì tập thể, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bị cáo không bao giờ nghĩ mình phải đứng trước Tòa nói lời sau cùng như hôm nay, đây thực sự là sự đau xót, bất hạnh đối với bị cáo và gia đình. 
Được Đảng và Nhà nước giáo dục, rèn luyện, bị cáo luôn cố gắng làm tròn trách nhiệm của mình tại các đơn vị công tác với cương vị là người đứng đầu. Tuy nhiên, tại PVN đã để xảy ra những khuyết điểm tồn tại, để hôm nay một số người nguyên là lãnh đạo của Tập đoàn phải ra trước tòa để chịu trách nhiệm. 
Bị cáo Đinh La Thăng ngậm ngùi: Phải ra Tòa ngày hôm nay, bị cáo còn rất nhiều điều dang dở chưa kịp thực hiện. Bị cáo còn nợ nhân dân tuyến đường bộ Bắc - Nam; nợ người dân tuyến đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh; còn nợ người dân vùng sâu, vùng xa hàng ngàn cây cầu dân sinh, đảm bảo cho họ được đi lại an toàn, thuận tiện như người dân ở những vùng miền khác. Bị cáo thấy bị cáo còn nợ người dân Thành phố Hồ Chí Minh khát vọng đưa thành phố trở thành hòn ngọc Viễn Đông mà trước đây thành phố đã từng được coi như thế; nợ Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố bình an, không trộm cắp, không cướp giật; nợ người dân thành phố một khát vọng biến Củ Chi thành một trung tâm hành chính mới; nợ Cần Giờ một khát vọng trở thành một Singapore mới của người dân Việt Nam; nợ người dân đang sống tại những căn nhà ổ chuột; nợ các cháu học sinh về một chương trình giáo dục hiện đại không bị quá tải; nợ đến thăm một cháu bé bị bệnh… và còn rất nhiều món nợ khác. 
Đối mặt với án phạt nghiêm khắc, bị cáo Đinh La Thăng cúi đầu xin lỗi Đảng, xin lỗi Nhà nước, xin lỗi nhân dân cả nước, xin lỗi các thế hệ lao động ngành dầu khí, xin lỗi người lao động ngành giao thông vận tải, người dân Thành phố Hồ Chí Minh. 
Bị cáo Đinh La Thăng bày tỏ niềm mong mỏi Hội đồng xét xử đánh giá đúng hành vi, đúng bản chất sự việc của từng bị cáo, theo quy định của pháp luật; đồng thời bày tỏ sự tuyệt đối trung thành với sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, tin tưởng ở đường lối xử lý công tâm, khách quan, công bằng, nhân văn của Hội đồng xét xử. 
Ngay sau bị cáo Đinh La Thăng, bị cáo Trịnh Xuân Thanh là người tiếp theo nói lời sau cùng tại Tòa. Theo bị cáo Trịnh Xuân Thanh, Viện Kiểm sát truy tố bị cáo về hai tội: Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và tham ô tài sản, đó là hai tội phải đối diện với án phạt rất nặng. Vì vậy, bị cáo mong rằng, Hội đồng xét xử thận trọng, công tâm xem xét cho bị cáo trên góc độ chứng cứ cụ thể, rõ ràng, để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. 

ĐINH LA THĂNG XIN LỖI ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh nói lời nói sau cùng. 

Kết thúc lời nói sau cùng của mình, bị cáo Trịnh Xuân Thanh trình bày, bị cáo có vợ cùng 3 con nhỏ đang sống ở Đức. “Vợ bị cáo không biết tiếng Đức, sống bên đó nuôi 3 con rất vất vả. Bị cáo đề nghị Hội đồng xét xử sau khi kết thúc vụ án cho phép bị cáo có nguyện vọng được sang Đức với gia đình để có điều kiện gần gũi, chăm sóc vợ con” - bị cáo Trịnh Xuân Thanh đề nghị. 
Tiếp đó, bị cáo Phùng Đình Thực (nguyên Tổng Giám đốc PVN) cho rằng bị cáo không cố ý làm sai. Tuy nhiên trong công tác kiểm tra, đôn đốc công việc còn sơ suất, không chu đáo. Bị cáo Thực tự nhận thấy bị cáo chưa làm hết trách nhiệm của mình. 
Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN) xin Hội đồng xét xử cho bị cáo được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật… 

Kim Anh - Nguyễn Cúc (TTXVN)