KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ tướng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ tướng. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2018

Vì sao Bộ Nội vụ đề nghị tạm dừng sáp nhập các Sở, ngành?


Bộ Nội vụ có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư tạm dừng việc sáp nhập các sở ngành, phòng ban.

Vì sao Bộ Nội vụ đề nghị tạm dừng sáp nhập các Sở, ngành?

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân vừa ký văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư về việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết số 18 của T.Ư về “đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Theo đó, Bộ Nội vụ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư tạm dừng việc sắp xếp cơ quan chuyên môn cấp tỉnh (sở, ngành) và cấp huyện (phòng, ban).
Lý do được Bộ Nội vụ đưa ra là Bộ này đã xây dựng hai dự thảo liên quan đến việc sáp nhập Sở, ngành. Đó là dự thảo Nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và dự thảo Nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh, TP trực thuộc T.Ư).
Hiện hai dự thảo này đã được trình Chính phủ và báo cáo Ban cán sự đảng Chính phủ để trình Bộ Chính trị cho ý kiến một số nội dung liên quan đến khung số lượng cơ quan chuyên môn, tiêu chí thành lập tổ chức, biên chế tối thiểu, số lượng cấp phó tối đa của một tổ chức hành chính ở địa phương.
Theo Bộ Nội vụ, đây là hai Nghị định làm cơ sở để phân cấp cho chính quyền địa phương quyết định sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm phù hợp với đặc điểm đô thị, nông thôn, hải đảo và yêu cầu quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực ở địa phương.
Và trong khi Chính phủ chưa ban hành hai Nghị định này, Bộ Nội vụ đề nghị UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương tạm dừng việc sắp xếp các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện. Như vậy nghĩa là Bộ Nội vụ đề nghị các tỉnh dừng việc sáp nhập một số sở ngành, phòng, ban.
Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã đi đầu hợp nhất Sở GTVT và Sở Xây dựng thành Sở GTVT - Xây dựng vào hồi tháng 6/2018.
Tiếp đó, Hà Giang quyết định hợp nhất Ban Tổ chức Tỉnh ủy với Sở Nội vụ, cơ quan Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy với Thanh tra tỉnh, Đảng bộ khối Doanh nghiệp tỉnh với Đảng bộ khối Cơ quan tỉnh vào tháng 9. Hải Phòng cũng tiến hành hợp nhất một loạt cơ quan Đảng với chính quyền ở cấp huyện như: Văn phòng Quận ủy với Văn phòng HĐND và UBND quận Hồng Bàng, huyện An Dương; Ban Tổ chức Huyện ủy với Phòng Nội vụ huyện Kiến Thụy; cơ quan Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Kiến Thụy với Thanh tra huyện.
Theo phương án đề xuất của Bộ Nội vụ, trong số hơn 20 sở, ngành, cơ quan tham mưu giúp việc, chỉ có 4 Sở được đề xuất tổ chức thống nhất trên phạm vi cả nước, nhằm bảo đảm giữ ổn định và phát huy hiệu quả của mô hình tổ chức Sở quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, chuyên sâu gồm: Tư pháp; Tài nguyên và Môi trường; Lao động,Thương binh & Xã hội và Y tế.
Đối với bốn Sở đặc thù, chuyên ngành không được tổ chức thống nhất giữa các địa phương gồm: Sở Quy hoạch - Kiến trúc (thuộc UBND TP Hà Nội và TP.HCM) và 3 Sở do Chính phủ quy định tiêu chí thành lập là Ban Dân tộc, Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch dự thảo đề xuất trao quyền để cấp tỉnh có thể xem xét quyết định giữ ổn định hoặc sáp nhập…
Theo Bộ Nội vụ, nếu thí điểm hợp nhất Sở Nội vụ với Ban Tổ chức Tỉnh ủy thì có tên gọi là Sở Tổ chức - Nội vụ; hợp nhất Thanh tra tỉnh với Ủy ban kiểm tra thì gọi là Kiểm tra - Thanh tra cấp tỉnh. Còn 3 văn phòng: Đoàn ĐBQH, UBND, HĐND cấp tỉnh hợp nhất thành văn phòng tham mưu giúp việc dùng chung với tên gọi là Văn phòng địa phương cấp tỉnh.
Tương tự Sở Kế hoạch & Đầu tư và Sở Tài chính nếu hợp nhất sẽ có tên gọi Sở Tài chính - Kế hoạch.
Với Sở GTVT và Sở Xây dựng có tên gọi mới là Sở GTVT - Xây dựng. Việc hình thành một cơ quan quản lý thống nhất hai lĩnh vực này sẽ bảo đảm nâng cao tính hiệu quả, khắc phục những bất cập chồng chéo, thiếu đồng bộ trong quản lý hạ tầng đô thị.
Còn hợp nhất Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn với Sở Công thương sẽ có tên gọi mới là Sở Công nghiệp, Nông nghiệp và Thương mại.
Việc Sở Thông tin & Truyền thông sáp nhập Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch, Bộ Nội vụ lý giải, tại một số tỉnh có địa bàn nhỏ, dân số ít thì yêu cầu quản lý Nhà nước về báo chí, xuất bản, in và phát hành… không lớn nên không cần thiết duy trì một sở tham mưu chuyên trách về các lĩnh vực nêu trên.
Trong trường hợp hợp nhất các Sở này có tên gọi là Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thông tin và Thể thao. Sở Khoa học & Công nghệ và Sở Giáo dục & Đào tạo cũng được đề xuất sáp nhập với lý giải, các lĩnh vực trên có liên quan mật thiết với nhau.

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2018

NGUYÊN THỦ TƯỚNG PHAN VĂN KHẢI TỪ TRẦN



Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã trút hơn thở cuối cùng lúc 01h30' sáng nay tại TP.HCM, hưởng thọ 85 tuổi.


Theo tin từ Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã từ trần vào hồi 01h30' sáng nay ngày 17/3/2018 tại quê nhà ở huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh.

Chương trình tang lễ và Lễ truy điệu nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải sẽ được thông báo sau khi Bộ Chính trị họp vào chiều nay.

NGUYÊN THỦ TƯỚNG PHAN VĂN KHẢI TỪ TRẦN
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải

Ông Phan Văn Khải sinh ngày 25/12/1933 tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. HCM. Ông tham gia phong trào cách mạng từ năm 1947 và vào Đảng năm 26 tuổi.

Từ năm 1947 - 1954, ông tham gia phong trào kháng chiến chống Pháp tại miền Nam. Năm 1954 - 1960, ông tập kết ra Bắc và làm công tác nông thôn.

Sau tập kết, ông học tại Trường ĐH Kinh tế tại Moskva (Liên Xô trước đây) từ 1960 - 1965. Trở về nước, ông làm cán bộ, Phó phòng, Trưởng Phòng tại Vụ Tổng hợp của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước đến năm 1971.

Từ năm 1972 đến năm 1975, ông là cán bộ nghiên cứu kinh tế miền Nam, đi chiến trường B2, rồi làm Vụ phó Ủy ban Thống nhất Chính phủ.

Từ năm 1976 - 1978, ông trở về TP.HCM, trở thành ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch TP. Từ năm 1979 - 6/1985, ông là ủy viên Thường vụ Ban chấp hành Đảng bộ, Phó chủ tịch UBND Thành phố kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch TP.HCM. Từ tháng 7/1985 - 8/1989, ông được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM.

Sau đó ông ra Trung ương đảm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước từ 3/1989 - 8/1991.Tại kỳ họp thứ 9 QH khóa VIII, ông được bầu làm Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Tháng 3/1982, ông được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban chấp hành TƯ Đảng. Năm 1984, ông được bầu làm Ủy viên chính thức Ban chấp hành TƯ Đảng. Ông là ủy viên Bộ Chính trị khoá VII, VIII.

Đến tháng 9/1992, ông được bầu làm Phó Thủ tướng. Tại kỳ họp thứ nhất QH khoá X (vào tháng 9/1997), ông được bầu làm Thủ tướng. Ngày 25/7/2002, tại kỳ họp thứ nhất QH khoá XI, ông được bầu lại làm Thủ tướng.

Đến tháng 6/2006, ông xin từ nhiệm trước khi kết thúc nhiệm kỳ một năm.

Trong bài phát biểu từ nhiệm, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải chia sẻ:

"Tôi hết sức day dứt trước tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, đục khoét của công. Về những vụ đục khoét của công đã phát hiện thời gian gần đây, cùng với trách nhiệm trực tiếp của chủ đầu tư, còn có khuyết điểm và trách nhiệm của Chính phủ và của cá nhân tôi là người đứng đầu.
Với chức trách được giao mà không ngăn chặn, phát hiện sớm những vụ nghiêm trọng, kéo dài, tôi xin nhận lỗi, nhận trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng và Quốc hội. Tôi mong đồng chí kế nhiệm sẽ rút ra được bài học từ những cái được và những cái yếu kém của tôi. Tôi cũng xin phép Quốc hội cho tôi được nghỉ trong thời gian sắp tới".

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

Hoan nghênh phản ứng nhanh nhạy của Thủ tướng

Gần đây có 2 việc trên mặt báo cho thấy Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có những phán quyết nhanh nhạy. Dẫu rằng, đáng ra đó phải là việc của các “Tư lệnh ngành” chứ không phải cứ Thủ tướng đi “làm thay” các Bộ trưởng mãi thế này.

Hoan nghênh phản ứng nhanh nhạy của Thủ tướng

Chuyện thứ nhất là, chuyến “tàu vét” phong chức danh giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) năm 2017. Con số kỷ lục 1.200 tân GS, PGS được công nhận năm 2017 khiến chính những người đã từng nhiều năm đảm trách công việc chuyên môn tại Hội đồng chức danh GS Nhà nước cũng phải giật mình. “Chuyến tàu” trước khi thực hiện quy định mới với những tiêu chuẩn cao hơn đã cho kết quả “khó thể tưởng tượng”.

Gì mà lắm GS, PGS đến thế? Quan chức chính trị thì cần gì phải GS, PGS? Trước đây, ở các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô (cũ) và Đông Âu, GS trong các đại học được xem là một phẩm hàm do Nhà nước ban tặng và người được phong tặng giữ hàm đó suốt đời. Tức là Nhà nước “ôm” việc “ban” và “phẩm hàm” liên quan đến nhiều bổng, lộc. Ở ta bây giờ vẫn thế. Người được phong “phẩm hàm” ngoài bổng, lộc; nếu là cán bộ lãnh đạo còn được kéo dài thời gian công tác. Tại vị thêm có nghĩa là thêm nhiều bổng lộc. Vì thế, cán bộ ta, có cả Bí thư Tỉnh ủy cũng làm GS, PGS. Trong khi, đáng ra, phải xem GS, PGS là một chức vụ khoa bảng, thường do trường đại học đề bạt hoặc bổ nhiệm.

Hoan nghênh Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khi ông chỉ đạo kịp thời việc tổng rà soát ngay khi dư luận hoài nghi về đợt xét duyệt kỳ lạ này. Phản ứng của Thủ tướng nhanh nhạy, kiên quyết và kịp thời.

Chuyện thứ hai là, cú “điểm huyệt” trạm thu phí BOT của Thủ tướng Chính phủ. Ông yêu cầu đẩy nhanh tiến độ triển khai thu giá (thu phí) dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng. Theo đó, Thủ tướng kiên quyết dừng hoạt động thu giá đối với các dự án không thực hiện đúng lộ trình chuyển sang thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức mới.

Để tối đa hóa lợi nhuận, chủ đầu tư nào cũng có “chiến thuật” báo cáo lưu lượng phương tiện thấp hơn thực tế, để kéo dài thời gian thu phí. Đường là “mỏ tiền”, càng độc đạo “mỏ tiền” trữ lượng càng lớn. Do vậy, người ta không lạ gì việc nhiều doanh nghiệp BOT tìm mọi cách chống lại biện pháp thu phí tự động.

Quyết định rất chính xác của Thủ tướng vô cùng có ý nghĩa nhằm từng bước minh bạch đồng thời kiểm soát được mức phí, thời gian thu phí. Đây cũng là bước đi quan trọng, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và quyền lợi chính đáng của nhân dân về “quyền đi lại”; đồng thời đưa chủ trương đúng đắn về hình thức đầu tư PPP vào quỹ đạo, đúng luật pháp, góp phần kiểm soát những cái “bắt tay” của nhóm lợi ích.

Hoan nghênh ông!