KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn cà phê biệt động. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cà phê biệt động. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

“CÀ PHÊ BIỆT ĐỘNG” - NHỮNG TRANG SỬ SỐNG ĐỘNG

———————————
Nhiều năm nay, cứ đến tháng Tư, nhiều người lại đến 3 quán “Cà phê Biệt động” để sống trong không khí lịch sử và trò chuyện với nhân vật lịch sử.




Tháng Tư năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, cả 3 quán cà phê này tạm đóng cửa gần như hết tháng. Rồi những ngày cận kề 30/4 nhất thì quán được mở cửa trở lại theo chủ trương nới lỏng giãn cách xã hội, nhiều người yêu lịch sử lại có dịp tìm về địa chỉ đỏ này.

Lưu giữ lịch sử

Anh Trần Vũ Bình là con trai chiến sỹ Biệt động Sài Gòn, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (tức Năm Lai, Mai Hồng Quế, Năm U.SOM), là nhà thầu khoán của Dinh Độc Lập trước năm 1975. Suốt 30 năm qua, với mong muốn lưu giữ lịch sử, nhất là lịch sử liên quan đến cha mình, đến lực lượng Biệt động Sài Gòn, anh Bình tìm kiếm và mua lại nhiều ngôi nhà từng được ông Trần Văn Lai dùng làm cơ sở cách mạng. Sau đó, anh phục dựng lại nguyên mẫu, rồi mở cửa đón khách đến tham quan.

Đã có 3 căn nhà ở số 287/68-70-72 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 và 113A Đặng Dung, quận 1 từng được ông Trần Văn Lai dùng làm cơ sở cách mạng trong chiến dịch Mậu Thân 1968 và chiến dịch giải phóng miền Nam 1975 được anh Trần Vũ Bình sắp xếp, mua lại, dày công tìm kiếm hiện vật nguyên mẫu rồi mở thành quán cà phê di tích.

Các quán cà phê này đều mang tên "Cà phê Đỗ Phủ - Cơm tấm Đại Hàn", nhưng do các căn nhà đó đều là cơ sở của Biệt động Sài Gòn trong chiến tranh, trưng bày nhiều hiện vật và kể nhiều câu chuyện về Biệt động Sài Gòn nên lâu dần người dân gọi chung là “Cà phê Biệt động”.

Anh Trần Vũ Bình mong muốn lưu giữ những gì thuộc về lịch sử đúng như nó đã từng có: "Di tích có sao thì phải trả lại như vậy, giữ nguyên hiện trạng để những người trẻ và những người già đều được nhìn ngắm".

Quán ở số 287/68-70-72 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 là Di tích Lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia, là ngôi nhà có hầm chứa vũ khí bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Còn quán ở số 113A Đặng Dung, quận 1 là Hòm thư bí mật- Hầm nổi từ Mậu Thân 1968 đến chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng năm 1975. Quán này rất đặc biệt vì tồn tại ngay bên cạnh nhà Trung tướng Việt Nam Cộng hòa Ngô Quang Trưởng và đối diện Cao ốc Đại Hàn thời đó. Có lẽ cũng chính vị trí đặc biệt nguy hiểm này mà quân địch không thể ngờ đó là cơ sở cách mạng. Cho nên, sau năm 1968, hàng loạt cơ sở nội thành Sài Gòn của Biệt động Sài Gòn bị lộ, kể cả 3 căn nhà nhà 287/68-70-72 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, thì số nhà 113A Đặng Dung vẫn an toàn, tiếp tục hoạt động cho chiến thắng năm 1975.

Ở số nhà 113A Đặng Dung, từ căn hầm bí mật trong chiếc tủ áo, hòm thư bí mật là sự mưu trí của người chủ quán năm xưa hay toàn bộ 400 hiện vật là đồ dùng trong gia đình ở đô thành vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước, được giữ nguyên trạng cho đến nay. Và mỗi hiện vật đó ít nhiều đều gắn với một câu chuyện nhỏ, đóng góp cho cách mạng, được giữ gìn và kể lại từ chính những người là con, là cháu, là thế hệ sau của các chiến sỹ “Biệt động Sài Gòn”.

Anh Võ Trọng Duy, cháu nội của một chiến sỹ biệt động năm xưa, hiện đang quản lý "Cà phê Đỗ Phủ - Cơm tấm Đại Hàn" ở số 113A Đặng Dung cho biết, anh đến với quán cà phê này là một cái duyên, rồi từ đây anh hiểu hơn, yêu hơn, tự hào hơn về những điều mà ông nội anh và đồng đội đã làm để góp phần vào chiến thắng quyết định năm 1975. Tình yêu và niềm tự hào ấy được anh gửi gắm trong những câu chuyện kể cho khách đến quán, vì thế mà lịch sử chưa bao giờ bị lãng quên.

Đem lịch sử đến với mọi người

Khách đến “Cà phê Biệt động” ban đầu là để thưởng thức hai món cơm tấm- cà phê đặc trưng với hương vị Sài Gòn xưa, nhưng sau đó trở nên đam mê, cuốn theo những câu chuyện lịch sử. Khách đến với các quán này là những cựu chiến binh của cả hai phía, các tổ chức đoàn thể đi tìm hiểu lịch sử, nhưng đến nhiều và thường xuyên nhất là các bạn trẻ đang làm việc, học tập và sinh sống tại TPHCM.

Khưu Kim Quyên và Trần Lê Hoàn Hảo là hai trong số nhiều bạn trẻ từng tìm đến quán Cà phê Biệt động với mục đích ban đầu là do yêu cầu của việc học ở trường. Sau đó, dù đã học xong các môn có liên quan, các bạn vẫn đến quán vào những sáng cuối tuần, ngồi trong không gian nhỏ bé, gọn gàng, sạch sẽ và xưa cũ, uống cà phê và đọc sách lịch sử, trò chuyện để tìm hiểu thêm khi chủ quán rảnh rỗi.

Hai bạn đều cho rằng, lịch sử mà được kể lại bởi một người nào đó có liên quan, trong một không gian gần giống như thời điểm nó diễn ra, quả thật rất thú vị và nhớ lâu: "Trước đó em chỉ tham khảo qua phim tài liệu, tranh ảnh. Đến với quán cà phê ở quận 3 thì em hình dung rõ nét hơn, cảm nhận khác biệt, đi vào lòng người. Em cảm thấy như được kết nối với thế hệ đi trước qua không gian quán cà phê".

Chuỗi di tích gồm những ngôi nhà từng làm cơ sở cách mạng của lực lượng Biệt động Sài Gòn là những trang sử sống động mà ở đó nhân chứng và vật chứng gắn kết với nhau cùng với rất nhiều câu chuyện hào hùng. Cà phê Biệt động là một hình thức thiết thực, hiệu quả để lịch sử và truyền thống cách mạng đến với mọi người một cách tự nhiên, sống trong lòng mọi người, nhất là giới trẻ./.

Ảnh 1: Di tích lịch sử Hòm thư bí mật - Hầm nổi của lực lượng Biệt động Sài Gòn tại số 113A Đặng Dung, quận 1, TPHCM được giữ gìn cẩn thận và hiện là một trong các quán "Cà phê Biệt động".

Ảnh 2: Sau giãn cách xã hội, quán cà phê ngay tại di tích mở cửa, đón khách hạn chế để đảm bảo phòng chống dịch.

Ảnh 3: Bên trong quán được bày trí nguyên trạng của những năm 1960-1975.

Ảnh 4: Chiếc tủ chính là Hầm nổi của ngôi nhà, được dùng suốt thời kỳ chiến tranh.

Viết Thanh