KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn rơi máy bay ở Nghệ An. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn rơi máy bay ở Nghệ An. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2018

Tại sao các vụ tai nạn máy bay quân sự của Việt Nam ít thấy phi công nhảy dù?



Máy bay chiến đấu là một loại khí tài đặc biệt với vô số các chi tiết và thiết bị điện tử. Việc xảy ra những sự cố ngoài ý muốn là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy mà phi công thực hiện chuyến bay bắt buộc phải luôn luôn mang dù để đề phòng các trường hợp bất trắc xảy ra trong khi huấn luyện cũng như chiến đấu. Tuy nhiên, dù cũng chỉ là trợ giúp thoát nạn chứ dù không phải có quyền năng vô biên để cứu giúp phi công. Chính vì vậy mà từ Mỹ, châu Âu, NATO, Nga... cũng thường xuyên xảy ra những tai nạn máy bay tiêm kích hiện đại bậc nhất thế giới như: F18, F15, F16, F35, Typhoon, Tonado, Su 30... và ngay cả F22 cũng tương tự và phi công cũng đã phải hy sinh.

Tại sao các vụ tai nạn máy bay quân sự của Việt Nam ít thấy phi công nhảy dù?
Máy bay SU-22, số hiệu 8551 gặp nạn trong khi bay huấn luyện ngày 26/7/2018 tại xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An; hai phi công là Trung tá Khuất Mạnh Trí và Thượng tá Phạm Giang Nam hy sinh.
Phi công QĐND Việt Nam luôn lấy tính mạng, tài sản của nhân dân đặt lên hàng đầu và chấp nhận hy sinh để giảm thiểu thiệt hại cho người dân.

Người lính phi công được tuyển chọn kỹ càng, được rèn luyện qua nhiều thử thách. Do vậy các phi công luôn thấu hiểu rằng, đất nước chúng ta còn đang khó khăn, máy bay là một tài sản có giá trị lớn và quý giá mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó cho họ. Ý thức được vinh dự và trách nhiệm đó nên mặc dù được quán triệt phải ưu tiên tính mạng của mình nhưng trong giờ phút nguy cấp họ luôn lựa chọn làm hết mọi cách để cứu lấy tài sản quý giá đó. Chính vì vậy mà họ thường hy sinh cùng máy bay.

Dù bất cứ lý do gì thì họ cũng hy sinh vì đất nước, vì nhân dân để cho các bạn được sống.

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

Toàn cảnh Lễ viếng, Lễ truy điệu 2 phi công Su-22 hy sinh ở Nghệ An

Toàn cảnh Lễ viếng, Lễ truy điệu 2 phi công Su-22 hy sinh ở Nghệ An


Toàn cảnh Lễ viếng, Lễ truy điệu 2 phi công Su-22 hy sinh ở Nghệ An

Lễ viếng, lễ truy điệu Thượng tá Khuất Mạnh Trí và Đại tá Phạm Giang Nam được tổ chức sáng nay tại Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 4, Quân khu 4 (TP Vinh, Nghệ An).

Toàn cảnh Lễ viếng, Lễ taruy điệu 2 phi công Su-22 hy sinh ở Nghệ An

Toàn cảnh Lễ viếng, Lễ taruy điệu 2 phi công Su-22 hy sinh ở Nghệ An

Toàn cảnh Lễ viếng, Lễ taruy điệu 2 phi công Su-22 hy sinh ở Nghệ An

Toàn cảnh Lễ viếng, Lễ taruy điệu 2 phi công Su-22 hy sinh ở Nghệ An
Người nhà Đại tá Phạm Giang Nam đưa linh cữu anh về quê
Người dân địa phương đứng dọc hai bên đường tiễn biệt các anh. Mọi người đến viếng vẫy tay chào, con trai Đại tá Phạm Giang Nam cũng đưa tay vẫy nghẹn ngào người ở lại. Từng bước chân khó nhọc, tâm trạng xót thương nặng trĩu của người thân hai gia đình đưa linh cữu các anh đi.

Toàn cảnh Lễ viếng, Lễ taruy điệu 2 phi công Su-22 hy sinh ở Nghệ An

Toàn cảnh Lễ viếng, Lễ taruy điệu 2 phi công Su-22 hy sinh ở Nghệ An
Thân phụ phi công Phạm Giang Nam được các cán bộ chiến sĩ dìu lên xe để đưa con về quê nhà

Toàn cảnh Lễ viếng, Lễ truy điệu 2 phi công Su-22 hy sinh ở Nghệ An

Toàn cảnh Lễ viếng, Lễ truy điệu 2 phi công Su-22 hy sinh ở Nghệ An

Toàn cảnh Lễ viếng, Lễ truy điệu 2 phi công Su-22 hy sinh ở Nghệ An

Hai xe tang mang số hiệu 03 và 04 sẽ đưa thi thể hai phi công về quê an táng.

Toàn cảnh Lễ viếng, Lễ truy điệu 2 phi công Su-22 hy sinh ở Nghệ An

Toàn cảnh Lễ viếng, Lễ truy điệu 2 phi công Su-22 hy sinh ở Nghệ An

Sau Lễ Truy điệu, thi hài 2 phi công được đưa về hỏa táng tại Đài hoá thân Hoàn Vũ (Văn Điển, TP Hà Nội) và an táng tại quê nhà.

Toàn cảnh Lễ viếng, Lễ truy điệu 2 phi công Su-22 hy sinh ở Nghệ An

Thượng tá Khuất Mạnh Trí và Đại tá Phạm Giang Nam đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ bay huấn luyện. Tuổi đời, cấp bậc, chức vụ khác nhau nhưng đều chung nhiệm vụ huấn luyện bay.

Rất nhiều đoàn vào lễ viếng không khỏi xúc động, nhìn cảnh mẹ già, vợ trẻ con thơ trắng khăn tang sụt sùi đỏ khoé mắt.

Toàn cảnh Lễ viếng, Lễ truy điệu 2 phi công Su-22 hy sinh ở Nghệ An

Khu vực viếng hai phi công càng lúc càng đông. Ngoài các lực lượng quân đội, chính quyền sở tại thì còn đông đảo người dân các nơi đổ về, sắp hàng chờ vào viếng, tiễn biệt hai phi công.

Toàn cảnh Lễ viếng, Lễ truy điệu 2 phi công Su-22 hy sinh ở Nghệ An

Toàn cảnh Lễ viếng, Lễ truy điệu 2 phi công Su-22 hy sinh ở Nghệ An

Toàn cảnh Lễ viếng, Lễ truy điệu 2 phi công Su-22 hy sinh ở Nghệ An

Toàn cảnh Lễ viếng, Lễ truy điệu 2 phi công Su-22 hy sinh ở Nghệ An

Các chiến sĩ, đồng đội của 2 phi công chia sẻ những mất mát, đau thương cùng gia quyến

Toàn cảnh Lễ viếng, Lễ truy điệu 2 phi công Su-22 hy sinh ở Nghệ An

Toàn cảnh Lễ viếng, Lễ truy điệu 2 phi công Su-22 hy sinh ở Nghệ An
Nhân dân nơi 2 phi công gặp nạn xếp hàng vào viếng các anh
Toàn cảnh Lễ viếng, Lễ truy điệu 2 phi công Su-22 hy sinh ở Nghệ An

Toàn cảnh Lễ viếng, Lễ truy điệu 2 phi công Su-22 hy sinh ở Nghệ An
Chiến sĩ, đồng đội chờ vào viếng
Thượng tá Tạ Mộng Vũ (sư đoàn 371, Quân chủng PK-KQ) cho biết, ông và 2 phi công cùng đơn vị sư đoàn với nhau, khi nhận được thông tin ông rất đau buồn. Anh Nam và anh Trí hy sinh là tổn thất rất lớn cho gia đình và quân đội.

“Hai đồng chí sống rất chân thành, hòa đồng và rất tốt với mọi người” - Thượng tá Vũ nói.

Toàn cảnh Lễ viếng, Lễ truy điệu 2 phi công Su-22 hy sinh ở Nghệ An
Bàn tiếp đón Ban lễ tang
Lễ viếng, Lễ truy điệu Thượng tá Khuất Mạnh Trí, Phó Trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng và Đại tá Phạm Giang Nam, Chủ nhiệm an toàn bay Trung đoàn 921 đã bắt đầu.

Buổi lễ do Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371 cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và gia đình tổ chức.

Toàn cảnh Lễ viếng, Lễ truy điệu 2 phi công Su-22 hy sinh ở Nghệ An

Toàn cảnh Lễ viếng, Lễ truy điệu 2 phi công Su-22 hy sinh ở Nghệ An

Toàn cảnh Lễ viếng, Lễ truy điệu 2 phi công Su-22 hy sinh ở Nghệ An

Từ sáng sớm, nhân dân từ khắp nơi, các lực lượng vũ trang, các đoàn thể, học sinh, sinh viên đã tập trung từ rất sớm để tiễn biệt hai sĩ quan quân đội đã hi sinh.

Sau lễ truy điệu, thi hài 2 phi công được đưa về hỏa táng tại Đài hoá thân Hoàn Vũ, Văn Điển, Hà Nội và an táng tại quê nhà.

Trước đó, vào hồi 11h16' ngày 26/7, máy bay SU-22, số hiệu 8551 của Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân thực hiện bay huấn luyện, mất liên lạc lúc 11h35' và rơi tại làng Dừa, xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.

Thượng tá Khuất Mạnh Trí và Đại tá Phạm Giang Nam đã hy sinh trong lúc máy bay gặp sự cố.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hôm qua đã ký Quyết định truy thăng quân hàm sĩ quan đối với 2 phi công.

Toàn cảnh Lễ viếng, Lễ truy điệu 2 phi công Su-22 hy sinh ở Nghệ An
Đại tá Phạm Giang Nam (ảnh trái) và Thượng tá Khuất Mạnh Trí
Phi công Phạm Giang Nam truy thăng quân hàm sĩ quan từ Thượng tá lên Đại tá; phi công Khuất Mạnh Trí truy thăng quân hàm sĩ quan từ Trung tá lên Thượng tá.
Cũng trong ngày hôm qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 919/QĐ-TTg cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” cho hai liệt sỹ Trí và Nam đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ.

TỔ CHỨC LỄ VIẾNG VÀ TRUY ĐIỆU HAI PHI CÔNG HY SINH KHI BAY HUẤN LUYỆN TẠI NGHỆ AN


Thông tin từ Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân cho biết: Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371 cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và gia đình sẽ tổ chức Lễ viếng và Truy điệu đồng chí Trung tá phi công Khuất Mạnh Trí và đồng chí Thượng tá phi công Phạm Giang Nam từ 07 giờ 00' đến 09 giờ 00', ngày 28 tháng 7 năm 2018 tại Nhà Tang lễ Bệnh viện Quân y 4, Quân khu 4 , Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

TỔ CHỨC LỄ VIẾNG VÀ TRUY ĐIỆU HAI PHI CÔNG HY SINH KHI BAY HUẤN LUYỆN TẠI NGHỆ AN

Sau Lễ Truy điệu, thi hài hai đồng chí được đưa về Hỏa táng tại Đài hoá thân Hoàn Vũ, Văn Điển, thành phố Hà Nội và an táng tại quê nhà.

Vào lúc 11 giờ 16 phút ngày 26-7, máy bay SU - 22U, số hiệu 8551 của Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân thực hiện bay huấn luyện đã bị mất liên lạc lúc 11 giờ 35 phút cùng ngày. Máy bay rơi tại làng Dừa, xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Hai phi công bay huấn luyện là Trung tá Khuất Mạnh Trí, Phó Trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng, sinh năm 1978, quê quán: Phường Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội và Thượng tá Phạm Giang Nam, Chủ nhiệm an toàn bay Trung đoàn 921, sinh 1972, quê quán: xã Thái Giang, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đã hy sinh.

Sau khi xảy ra vụ việc, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Quân chủng Phòng không - Không quân phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ, các đơn vị Quân đội và các địa phương trên địa bàn Quân khu 4, kịp thời khắc phục hậu quả, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn; cùng với cơ quan chức năng và cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể địa phương làm tốt công tác chính sách, chủ động thăm hỏi, động viên gia đình hai đồng chí phi công.

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

Thân nhân phi công SU-22: "Không ngờ người hy sinh là anh"



“Lần xử lý tin tức tai nạn hàng không nào tôi cũng gọi cho anh Trí để tham khảo ý kiến. Không ngờ nạn nhân trong bản tin này lạị chính là anh” - chị Khuất Nguyệt Minh chia sẻ.

Hà Nội trưa 26/7, trời như chực mưa. Khuất Nguyệt Minh - nữ phóng viên thời sự của VTV - nhận được thông tin một chiếc máy bay chiến đấu bị rơi tại Nghệ An khiến 2 phi công thiệt mạng.

Những ai từng làm phóng viên thời sự đều hiểu cảm giác của Minh khi đó: Vừa xót xa, vừa cố gắng bình tĩnh để xác minh tin tức.

"Bản tin không mong đợi"

Nguyệt Minh nhấc điện thoại gọi ngay cho Trung tá Khuất Mạnh Trí, Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn không quân 921 (thuộc Sư đoàn 371). Trung tá Trí là anh họ của Minh, cũng là phi công dày dặn kinh nghiệm mà cô thường liên hệ mỗi khi nhận được tin tức sự cố hàng không.

Ở đầu dây bên kia chỉ có giọng nói: “Thuê bao quý khách vừa gọi…”

Thân nhân phi công SU-22: "Không ngờ người hy sinh là anh"
Trưa 26/7, trong lúc bay huấn luyện, máy bay Su-22U số hiệu 8551 của Trung đoàn Không quân 921 (Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân) đã mất liên lạc. Máy bay chiến đấu sau đó được phát hiện rơi tại làng Dừa, xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
“Trong nghề của mình, tôi từng xử lý rất nhiều thông tin tai nạn hàng không, lần nào cũng gọi cho anh Trí để tham khảo ý kiến nhưng không thể ngờ nạn nhân trong bản tin lần này lại chính là anh” - Nguyệt Minh nghẹn ngào chia sẻ.


Không lâu sau, Bộ Quốc phòng phát đi thông báo cho biết hai phi công trong vụ rơi máy bay chiến đấu SU-22 đã hy sinh, gồm trung tá Khuất Mạnh Trí (sinh năm 1978, Phó Trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng, quê ở phường Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội) và thượng tá Phạm Giang Nam (sinh năm 1972, Chủ nhiệm bay Trung đoàn 921, quê ở xã Thụy Bình, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình).


Thân nhân phi công SU-22: "Không ngờ người hy sinh là anh"
Những đoạn tin nhắn giữa trung tá Trí và phóng viên Nguyệt Minh vào năm 2016, thời điểm 2 chiếc máy bay Su-30 và CASA-212 của Không quân Việt Nam rơi trên biển. 
Theo lời kể của Nguyệt Minh, anh Trí là con trai nhà bác ruột nhưng được cha mẹ cô thương yêu như con đẻ. Nữ phóng viên cũng coi Trung tá Trí như anh trai.

Học hết cấp 3, anh Trí đỗ Đại học Bách khoa Hà Nội. Một tuần sau anh lại nhận thêm tin trúng tuyển vào Học viện Không quân.

“Bố anh ấy từng là cựu tù binh Côn Đảo, bị tra tấn và được trả tự do năm 1973. Anh ấy muốn nối nghiệp binh của bố nên đã bỏ Đại học Bách khoa để vào trường không quân, học lái máy máy bay chiến đấu” - Nguyệt Minh kể.

Anh Trí học giỏi, luôn đứng trong tốp đầu của khóa học. Sau quá trình huấn luyện, anh trở thành phi công lái máy bay chiến đấu của Quân chủng Phòng không - Không quân.

Người lính yêu hoa lan

Bố mất sớm, anh Trí là chỗ dựa duy nhất của mẹ và người em gái.

Chàng phi công nhanh chóng thành thạo kỹ năng bay và luôn được đánh giá có tố chất. Anh bay lần đầu ở Nha Trang rồi chuyển về Bắc Giang, sau cùng về công tác tại Nội Bài.

Thân nhân phi công SU-22: "Không ngờ người hy sinh là anh"
Phi công Khuất Mạnh Trí bên gia đình. Ảnh: Gia đình cung cấp
Thời gian qua, anh Trí tham gia huấn luyện bay cho các học viên ở Nha Trang, Đà Nẵng, Khánh hòa, Phú Yên… Anh luôn nhắc các học trò khác phải cẩn thận, nắm vững các quy tắc an toàn bay.

“Ngoài việc làm bạn với bầu trời, anh còn có sở thích chăm sóc hoa lan. Anh ấy có cả một vườn lan trồng trong sân nhà” - Nguyệt Minh chia sẻ.

Một người bạn biết tin anh mất đã gửi lên Facebook của anh lời nhắn: “Về đi em Trí ơi! Lan của anh em mình nở đẹp lắm, em không thể… Anh không tin như vậy đâu…”.

“Anh Trí không chia sẻ nhiều thông tin về công việc của mình với gia đình vì sợ đặc thù công việc sẽ khiến mọi người lo lắng. Lúc nào cũng chỉ nói rằng anh sẽ phải làm việc của mình ngày một tốt hơn” - Nguyệt Minh kể.

Người em họ cũng thay mặt gia đình bày tỏ mong muốn được đưa linh cữu anh Trí về Hà Nội để tổ chức tang lễ.

Thân nhân phi công SU-22: "Không ngờ người hy sinh là anh"
Trang cá nhân của trung tá Khuất Mạnh Trí tràn ngập hình ảnh hoa lan do chính tay anh vun trồng.
Trung tá Khuất Mạnh Trí có vợ và hai con. Vợ của anh hiện công tác tại bưu điện thị xã Sơn Tây. Hai con (một trai, một gái) đều còn rất nhỏ.

Người phi công giữ cương vị chỉ huy thường xuyên xa nhà. Thời gian 2 đứa trẻ được gần bố cũng ít ỏi. Người thân cho biết anh lần nào cũng nói chuyện với vợ trước khi cất cánh.

Ngày 26/7, trong lúc bay huấn luyện, máy bay SU-22U, số hiệu 8551 của Trung đoàn Không quân 921 (Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân) thực hiện bay huấn luyện, mất liên lạc lúc 11h35.

Xác máy bay rơi được tìm thấy tại xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.

Sau khi xảy ra vụ việc, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Quân chủng Phòng không - Không quân phối hợp với các đơn vị liên quan trên địa bàn tổ chức cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả.

Hai phi công bay huấn luyện đã hy sinh, gồm Trung tá Khuất Mạnh Trí, Phó Trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng, sinh năm 1978; quê quán: phường Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội; thượng tá Phạm Giang Nam, Chủ nhiệm bay Trung đoàn 921, sinh năm 1972; quê quán: xã Thụy Bình, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Chia sẻ với chúng tôi, Đại tá Nguyễn Thành Trung, cựu phi công máy bay quân sự, cho biết ông rất bất ngờ và đau xót khi nghe tin hai người đồng chí hy sinh.

“Để đào tạo một phi công quân sự rất khó và mất nhiều thời gian, trong khi họ đều là những phi công lão luyện, bay rất nhiều giờ, là vốn quý của Bộ Quốc phòng” - ông Trung nói.

Nóng: Một máy bay quân sự bị rơi ở Nghệ An


Một chiếc máy bay quân sự được cho là đang trong quá trình luyện tập đã bị rơi ở huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An.

Nóng: Một máy bay quân sự bị rơi ở Nghệ An
Hiện trường nơi máy bay quân sự rơi.
Trưa 26/7, nguồn tin cho biết: Một chiếc máy bay quân sự thuộc quân chủng phòng không không quân Việt Nam cất cánh luyện tập từ Thanh Hóa đã bị rơi tại một quả đồi thuộc huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. 

Vị trí máy bay rơi được xác định tại xã Nghĩa Yên (huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An). Đến nay vẫn chưa biết có ai bị thương trong vụ rơi máy bay này hay không.

Thông tin này được một lãnh đạo thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An xác nhận.

Lúc 13h45', ông Trương Thanh Hoài, Phó Chủ tịch huyện Nghĩa Đàn cho biết, vụ việc xảy ra cách đây 2 tiếng. Xung quanh khu vực máy bay rơi 3km đã được ngành chức năng phong tỏa. Bản thân tôi lên hiện trường cũng không tiếp cận được. Lúc này, trời đang mưa to, đường trơn.

Theo một số người dân địa phương, sự việc mới xảy ra trưa nay (26/7), họ thấy một máy bay quân sự bay qua khu vực và rơi xuống quả đồi gần khu dân cư. Phát hiện sự việc, người dân lập tức báo cáo lên chính quyền địa phương.

Lực lượng chức năng sau đó đã có mặt phong toả hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân sự việc. Hiện toàn bộ khu vực đã được quân đội phong tỏa bảo vệ cũng như đảm bảo an toàn người dân. Chiếc máy bay rơi được xác định là loại SU-22. Thông thường khi bay tập luyện trên máy bay này sẽ có 2 phi công.

Được biết, SU-22 là loại máy bay cường kích mạnh mẽ do Liên Xô thiết kế dùng cho nhiệm vụ tấn công mục tiêu mặt đất, trên biển. 

Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia duy nhất sở hữu máy bay cường kích SU-22, cánh máy bay có thể giang rộng ra hoặc áp sát vào thân máy bay.