KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

VỤ ÁN ĐỒNG TÂM: Không gọi là vụ giết người thì gọi là vụ gì, thưa Luật sư?

Việc đưa vụ việc tại Đồng Tâm ngày 09/01 ra xét xử thu hút sự quan tâm của dư luận, trong đó nhiều thông tin sai trái được đưa ra để đánh lừa dư luận. Trên đài Châu Á Tự do mới đây có đăng bài viết, dẫn lời luật sư Đặng Đình Mạnh – luật sư bào chữa cho các bị can trong vụ án. Anh luật sư cho rằng, việc Đài truyền hình hay một số báo trong nước đăng tải thông tin “xét xử vụ giết người khiến 3 chiến sĩ công an hy sinh ở Đồng Tâm” là không khách quan, ảnh hưởng tới vụ xét xử.

VỤ ÁN ĐỒNG TÂM: Không gọi là vụ giết người thì gọi là vụ gì, thưa Luật sư?
Anh ta giải thích:
“Rõ ràng cách đưa thông tin như vậy mang tính chất định hướng và có tác động rất xấu tới vụ án vì giúp công chúng có thiên kiến trước về vụ án rằng vụ án này là xét xử tội phạm. Đối với những bị cáo trước khi bản án có hiệu lực pháp luật thì họ vẫn phải được coi là người vô tội. Nhưng mình cũng hiểu rằng trong hoàn cảnh không có báo chí tư nhân, chỉ có báo chí của các cơ quan nhà nước thì họ phải nói theo quan điểm của các cơ quan nhà nước cũng là điều dễ hiểu”.

Anh luật sư mà phát biểu như mấy đứa trẻ con vậy. Một loạt đối tượng có hành vi gây rối, sử dụng vũ khí quân dụng, vũ khí nóng tấn công lực lượng chức năng, đã bị khởi tố, không gọi là xét xử tội phạm, chẳng lẽ là vụ kiện dân sự hay sao? Mặt khác, vụ việc Đồng Tâm đưa tới việc 3 cán bộ chiến sỹ hi sinh, trong tình trạng cháy đen đến mức không thể nhận dạng được do xăng, không phải là vụ giết người, chẳng lẽ các anh ấy tự ngã vào thùng xăng hay sao? Hậu quả đã nhìn thấy rõ, chưa kể, các đối tượng đều đã khai nhận chuẩn bị bom xăng ra sao, ném vào lực lượng chức năng chống trả như thế nào. Thậm chí, đối tượng Lê Đình Quang còn khai nhận ai xúi giục, ai đã đem chậu xăng đổ xuống chỗ giếng trời ra sao. Một vụ việc rõ ràng như vậy, anh lại bảo là “thông tin có tính chất định hướng”, “làm sai lệch việc xét xử là như thế nào”.

Tôi biết, trước các chứng cứ rành rành, việc bào chữa cho thân chủ của các anh rất khó khăn, nhưng dùng trò “lập lờ đánh lận con đen” nhằm tạo dư luận thế này thì tôi biết trình độ của các anh như thế nào rồi. Bảo sao, thân chủ của HTX Toàn Thua chỉ toàn kịch khung với ôm án tử mà thôi./.

CHUYỆN NHỮNG NGƯỜI TRỒNG CỎ TRƯỚC LĂNG BÁC

Quảng trường Ba Đình từng nằm trong phạm vi Hoàng Thành Thăng Long, là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng Vương và ở trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quảng trường Ba Đình ngày nay có chiều dài 320m, rộng 100m, với nhiều ô cỏ lớn, xen giữa là lối đi rộng 1,4m. Giữa quảng trường là cột cờ cao 25m.
CHUYỆN NHỮNG NGƯỜI TRỒNG CỎ TRƯỚC LĂNG BÁC
Có một điều thú vị, lâu nay nhiều người vẫn tranh cãi chuyện quảng trường Ba Đình thực chất có bao nhiêu ô cỏ? 240, 168, 169, hay 176? Mỗi tài liệu khác nhau lại đưa ra số liệu khác nhau, tuy nhiên con số 240 vẫn được thừa nhận nhiều hơn.
Cách đây 20 năm, trong vòng ba tháng, các ô cỏ với tổng diện tích 20.000m2 ở quảng trường Ba Đình (Hà Nội) đã được trồng lại trên quy mô lớn. Hàng triệu lượt khách đến viếng Lăng Bác đã được chiêm ngưỡng một màu xanh mát mắt của giống cỏ lá gừng nội địa. Ít ai biết người cung ứng toàn bộ cỏ và phụ trách kỹ thuật trồng cho công trình là một nghệ nhân cây cảnh miền Nam: ông Nguyễn Văn Hòa, chủ cơ sở hoa kiểng Xuân Hòa (phường Phú Hòa, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương).

Sinh ra ở vùng sông nước Nam Bộ, Nguyễn Văn Hòa sớm làm quen với những vườn ươm cây ăn trái và hoa kiểng xanh rợp trên đất Cái Mơn (huyện Chợ Lách, Bến Tre) quê mình. Thế nhưng, “học nghề của các nghệ nhân thời ấy khó lắm vì họ không muốn ai thừa kế, với lại, hoa kiểng là một nghề chơi khó tính, rất kén người”. Thế là chàng trai nghèo 16 tuổi nảy ra ý định... “ăn cắp” nghề, ngày nào cũng la cà vào vườn kiểng của nghệ nhân Nguyễn Văn Sông, vờ như chỉ là một thằng bé tò mò, rồi dần dần trở thành người phụ việc. Sau hai năm, Hòa đã tiếp thu từng ngón nghề của lão nghệ nhân.
Cột mốc đánh dấu sự nghiệp của Nguyễn Văn Hòa là vào năm 1990, ông cùng vợ con khăn gói lên Thủ Đức (TP. HCM) tìm kế sinh nhai.
Vận may đã đến với ông trong thời gian làm công nhân trang trí tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. HCM. Trình độ tay nghề và con mắt nghệ thuật của Nguyễn Văn Hòa đã được một cán bộ phát hiện. Ông được cử làm chỉ huy trưởng phụ trách phần trang trí cây xanh, hoa kiểng cho đến ngày khánh thành nghĩa trang.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Hoà từng nhận lời thi công nhiều công trình lớn nổi tiếng, nhưng sự kiện đáng nhớ nhất, tự hào nhất với người đàn ông ngoại ngũ tuần này là được mời làm công trình trồng cỏ cho Lăng Bác vào năm 2000. 18.000m2 cỏ gừng được cho vào những vuông sọt, chất đầy mấy toa xe lửa chuyển từ ga Sóng Thần ra Hà Nội, ông Hòa cũng thân chinh đi theo để chăm sóc cỏ suốt hành trình dài. Đó có lẽ là hành trình kỳ diệu nhất, xúc động nhất trong cả cuộc đời ông.

“Được trồng cỏ cho Lăng Bác là một vinh dự cao quý, tôi đã dốc hết tâm lực để có được hiệu quả tốt nhất. Tôi cảm thấy rất vinh dự vì đã đóng góp công sức của mình vào một công trình lịch sử giàu ý nghĩa của đất nước”, ông Hoà xúc động chia sẻ.

Trên nền đất phù sa mang về từ những vùng châu thổ sông Hồng, những ô cỏ lá gừng đã mọc lên xanh tốt. Ban quản lý Lăng thường xuyên liên lạc hỏi han kỹ thuật chăm sóc cỏ, ông Hoà cũng thỉnh thoảng đáp máy bay ra Hà Nội để hướng dẫn phun thuốc. Giá trị kinh tế từ công trình mang lại cho ông không nhiều, nhưng những lá thư khen ngợi từ khắp nơi gửi về chính là món quà tinh thần lớn nhất đối với ông. Người đàn ông này đã âm thầm đứng sau việc chăm sóc cho diện mạo quảng trường, là một trong số những con người ngày đêm lặng lẽ cống hiến cho mảnh đất thiêng liêng của thủ đô, biểu tượng tự hào dân tộc ngày Quốc khánh hàng năm./.

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

XIN VIỆC CHO CON

Hai lão ấy là đồng môn, học hết phổ thông thì cùng đi bộ đội, ở cùng một đơn vị, vào sinh ra tử có nhau. Hết chiến tranh, cả hai cùng về theo nghiệp bút nghiên.

Tuy nhiên sau này chỉ một lão thành đạt làm Quan đứng đầu một Sở. Còn lão kia là chồng tôi thì chỉ là một công chức làng nhàng ở một cơ quan khác.
XIN VIỆC CHO CON
Một hôm vợ chồng tôi quyết định đến công sở bạn chồng tôi, xin ông ấy chiếu cố nhận cho đứa con duy nhất mới tốt nghiệp đại học vào làm nhân viên trong cơ quan ông ấy.
Mặc dù chồng tôi bảo rằng không cần quà cáp gì đâu, nhưng tôi không nghe, vẫn thủ sẵn một chiếc phong bao trong đó nhét gần như toàn bộ tháng lương của ông ấy.

Lão bạn chồng tôi vui vẻ tiếp vợ chồng tôi, khi tôi đưa phong bì thì lão cũng vui vẻ nhận và cho ngay vào ngăn bàn, hứa sẽ giúp vợ chồng tôi hết khả năng.

Về tới nhà, tôi cười mỉa nói với chồng:

- Anh thấy chưa, làm Quan thằng nào mà chẳng nhận hối lộ, làm gì có tình bạn chiến đấu thiêng liêng như ông tưởng, các cụ bảo rồi, trên đời làm gì có mèo chê mỡ.

Chồng tôi ngồi im suy nghĩ một lúc rồi buồn bã đáp:

- Thì cũng là tình trạng chung của xã hội hiện nay thôi em. Anh nghĩ nếu nhận một trường hợp khác thì chí ít nó cũng ra giá vài ba trăm triệu, mình là chỗ bạn bè, đồng đội, đến xin việc cho con có mấy triêu bạc, nó nhận giúp là may lắm rồi. Hơn nữa tự em đưa phong bì cho nó, chứ nó có đòi hỏi đâu, xin việc cho con thời nay có mấy triệu bạc thì ở đâu người ta nhận. Thôi, thế là quý lắm rồi chứ nó từ chối thì cũng chẳng có lý do gì mà trách móc được.

Sau đó ít hôm, lão bạn chồng tôi ghé nhà tôi chơi sau khi tan việc ở cơ quan.

Thấy lão xuất hiện, tôi nghĩ bụng:

- Kiểu này không ổn rồi chắc tại phong bì của mình nhẹ quá nên hắn đến từ chối hoặc kiếm cớ đòi thêm nữa chăng?

Sau một hồi trò chuyện, lão ta lấy từ túi áo ra một chiếc phong bì rồi nói:

- Việc của cháu xong rồi, tuần sau cháu có thể tới cơ quan làm việc, lúc nào cháu đến thì bảo cháu ghé chỗ mình rồi mình dẫn sang chỗ làm việc giới thiệu với mọi người luôn. Hôm nay mình mang trả lại vợ chồng cậu chiếc phong bì, vẫn còn nguyên niêm phong đấy, mình chưa bóc ra đâu, bóc ra vợ chồng cậu có khi lại nghĩ mình chê ít. Hôm đó mình nhận là để cậu yên tâm khỏi chạy nhờ thêm ai khác.

Vợ chồng tôi giữ lại ăn cơm, lão vui vẻ nhận lời. Bữa cơm thường nhật chẳng có gì mà hai lão vui vẻ lắm, cứ luôn miệng tranh nhau kể chuyện thời còn ở chiến trường, tôi ngồi nghe mà nhiều lúc cứ rưng rưng chực khóc. Những chuyện này bình thường lão chồng tôi có bao giờ kể cho tôi nghe đâu.

Khi bạn ra về, lão chồng chỉ vào mặt tôi sẵng giọng:

- Bà thấy chưa, không phải ai cũng xấu bụng như bà nghĩ đâu. Ông ấy là bạn học, là đồng đội chiến đấu của tôi, một thời sống chết có nhau đấy, không có gì cao cả hơn tình đồng đội đâu, không tiền bạc nào mua được đâu.

Nói đến đây, lão đi ra sân đứng và cứ ngước mắt nhìn lên bầu trời tối đen như đang nung nấu một điều gì đó.

Còn tôi mọi khi chồng to tiếng - điều hiếm xảy ra ở lão - thì tôi bao giờ cũng lu loa mắng át đi, nhưng lần tôi này chỉ biết rưng rưng im lặng cúi đầu nghe lão mắng.

Giờ thì tôi đã hiểu rằng: Tình đồng đội của những người lính nó thiêng liêng trân quý biết bao.

Chuyện có thật đấy, ai tin thì tin, không tin thì thôi. Không hư cấu tiểu thuyết.

Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ bên gia đình và những người thân./.

HAI CHUYỆN NHỎ VỀ ÔNG NGUYỄN ĐỨC CHUNG

Khi một người nào đó vừa "ngã ngựa", trong thiên hạ thường lập tức chia làm hai luồng dư luận.

Một bên thì hả hê, hài lòng, cười nhạo đắc thắng, thậm chí là "giậu đổ bìm leo"; "lửa đổ thêm dầu", thêu dệt thêm thắt rất nhiều khuyết điểm, tội lỗi mà người vừa ngã ngựa không hề mắc phải và gây ra trong quá khứ.
HAI CHUYỆN NHỎ VỀ ÔNG NGUYỄN ĐỨC CHUNG
Một bên thì lại ủ ê, thương xót, bênh chằm chặp, chỉ nói về những cái tốt, cái đẹp của người "ngã ngựa", dường như việc người ấy bị "ngã" là quá nặng nề, đáng xót thương. Thậm chí có những ý kiến đầy tính chủ quan và mị dân, coi việc người "ngã ngựa" ấy là không đáng bị, không đáng có, tạo tâm lý hồ nghi trong xã hội đối với việc thực thi pháp luật của các cơ quan chức năng.

Việc giữ được tâm thế khách quan, đúng mực và công bằng khi đánh giá sự vụ và nhìn nhận con người lúc này không chỉ là điều cần thiết của sự nhân văn và tỉnh táo, mà còn là sự nhân đạo, tạo điều kiện cho đương sự có cơ hội tỉnh táo nhìn nhận lại những lỗi lầm của mình và sửa chữa trong tương lai, đồng thời giúp nhà chức trách có thể thực thi pháp luật một cách công minh và chính trực nhất đối với vụ việc.

Cũng trên tinh thần khách quan và đúng mực đó, tôi muốn kể lại hai câu chuyện nhỏ trong quá khứ của ông Chung, ngõ hầu cung cấp thêm cho bạn đọc một góc nhìn đầy đủ hơn về một con người, dù người ấy là tốt hay xấu trong đánh giá của cá nhân bạn.

Chuyện thứ nhất : Vì sao lại có biệt danh Chung "con"?

Cả nước chứ không chỉ riêng dân Hà Nội, suốt nhiều năm nay chứ không phải bây giờ, đều biết ông Nguyễn Đức Chung còn có biệt danh là “Chung con’”. Nhưng tại sao lại có cái biệt danh ấy thì có thể không nhiều người biết.

Chuyện là thế này. Tháng 6/1990, khi mới 23 tuổi, vừa tốt nghiệp Đại học Cảnh sát (1985-1990), ông Chung được phân công về công tác tại Đội trọng án, Phòng Cảnh sát Điều tra (CSĐT) Công an Hà Nội.

Dân Hà Nội hay cán bộ chiến sĩ Công an Hà Nội ngày ấy hay gọi tắt người của đơn vị này là "lính 55", vì trụ sở Phòng CSĐT khi ấy đóng ở 55 Lý Thường Kiệt. Cũng giống như người Hà Nội hay gọi "lính số 7" vì Phòng Cảnh sát Hình sự (CSHS) đóng ở số 7 Thiền Quang. Đây là 2 phòng nghiệp vụ chủ lực và mạnh nhất của Công an Hà Nội thời đó, đồng thời cũng là khắc tinh số 1 của tội phạm đất Hà thành.

Ông Chung về làm "lính 55", công tác tại Đội trọng án và Phòng điều tra lúc ấy là toàn các đàn anh, đàn chú già đời chinh chiến trận mạc, hơn ông Chung rất nhiều cả về tuổi tác lẫn kinh nghiệm. Trong sinh hoạt thường ngày của đơn vị, đặc biệt là những lúc nghỉ ngơi trà dư tửu hậu của các bậc đàn anh ở đó, cậu sinh viên cảnh sát mới ra trường 23 tuổi ấy không biết hút thuốc, uống rượu nhưng lại thường được gọi lên pha trà, rót rượu, "điếu đóm" như một cậu bé con, út ít trong gia đình.

Mới đầu là "Cu con này, ra đây chú bảo", hay "Ê cu con lấy cho anh cái ấm trà, ly rượu", tóm lại là cứ "cu con" gọi suốt, lâu dần rút gọn thành “Chung con”, kể cả khi ông đã trưởng thành rồi trở thành Đội phó, Đội trưởng ở Phòng điều tra này.

Lâu dần, cái biệt danh ấy không chỉ tồn tại trong đơn vị, mà còn lan ra ngoài xã hội. Ông Chung mang cái biệt danh CON ấy đã gần 30 năm qua, không vì một lý do nào khác, kể cả vì có ai đó là Chung lớn trong đơn vị để gọi phân biệt ngôi thứ cũng không phải.

Chuyện biệt danh Chung "con" đơn giản chỉ có vậy.

Chuyện 2 : Tuổi thơ và con bò của HTX

Chuyện này tôi được nghe người chị gái tên V. của Chung kể với tôi, lâu lắm rồi, từ thời Chung mới còn là Trưởng Phòng CSHS, Công an Hà Nội.

Chị V. kể rằng:

Thuở nhỏ, ngày gia đình Chung còn ở trên Phú Thọ, Chung thương cha mẹ lắm. Mới học cấp 2 , tuy gia đình thuộc diện phi nông nghiệp, nhưng Chung vẫn nói với bố mẹ xin Hợp tác xã (HTX) cho nhà mình được nuôi một con bò để có thể giúp gia đình cải thiện thêm thu nhập.

Thế rồi, ngày ngày, sau lúc đến trường và giờ học bài, Chung lúc nào cũng quấn quýt bên chú bò. Lúc thì dắt bò ra đồng gặm cỏ và hái cỏ về tích cốc phòng cơ cho bò. Khi thì đưa bò ra sông tắm. Đêm thấy trời trở lạnh thì ra che chắn chuồng kín đáo cho bò không bị rét.

Chú bò nhờ công chăm sóc cần cù chăm chỉ của Chung mà lúc nào cũng béo tốt phây phây, ai ai trong làng trong xóm cũng khen thằng cu Chung vừa học giỏi lại vừa chăm bò khéo.

HTX đến kỳ nhận bò về, lại trả công cho gia đình Chung lúc thì bằng thóc, lúc là các nhu yếu phẩm vốn là hàng phân phối ở cửa hàng bách hoá mậu dịch huyện.

Chung hay xin nhận các đồ dùng cho mẹ. Lúc là cái khăn quàng cổ, lúc là tấm áo phin, có khi là hộp kẹo, phong bánh, cơi trầu. Mẹ vui là Chung hạnh phúc lắm. Lại giục mẹ cha xin nhận nuôi bò tiếp.

Tôi kể lại câu chuyện riêng tư này của Chung, không giống như người ta từng kể chuyện về Thủ trưởng cũ của Chung từng bắt đom đóm học bài để thành con ngoan trò giỏi, mà tôi chỉ muốn nói một điều: Người ta có thể chăn bò rất giỏi rất chăm, nhưng lại không “chăn” được quyền lực. Để con bò - quyền lực nó sổng ra, giựt đứt dây xỏ mũi và lồng lên như con ngựa vía, đá hậu người xung quanh, hất tung nài ngựa xuống bãi cỏ lăn lóc, bi thương.

Và bài thơ dưới đây, tôi lượm được trên mạng, đã xin phép tác giả copy về đây hầu bạn đọc, vì thấy hợp với tình cảnh chú bé chăn bò năm xưa và ông Chủ tịch Thành phố Nguyễn Đức Chung vào thời khắc này ạ.

MẸ ƠI, CON BUỒN QUÁ!!!

Mẹ ơi con buồn quá
Khóc một chút được không ?
Con thấy mình lạc lõng
Giữa triệu người mênh mông.

Đời cũng như dòng sông
Cạn hay sâu vẫn chảy
Con bấu đời mệt quá
Sạn chai hằn đôi tay.

Đi qua nhiều đắng cay
Con muốn lòng dịu lại
Mà đời vẫn khắc nghiệt
Con lạc lòng đi sai.

Đêm nay mưa lớn quá
Như trút bão lên đời
Con nằm ôm con nhỏ
Nghe lòng mình biển khơi.

Thèm về nương vai Mẹ
Ngủ một giấc ngon lành
Kệ lòng người bội bạc
Kệ dòng đời đua ganh.

Tất thảy đều mỏng manh
Dễ thay lòng đổi dạ
Duy chỉ mỗi Mẹ thôi
Thương con bằng - tất cả

CẢNH GIÁC VỚI BỆNH CÔNG THẦN VÀ KIÊU NGẠO CỘNG SẢN

Bệnh công thần, kiêu ngạo cộng sản là những thói hư tật xấu trong một bộ phận cán bộ, đảng viên đã từng được V.I Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh cảnh báo từ lâu. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn gương mẫu, tránh những căn bệnh ấy, rèn luyện đạo đức cách mạng suốt cuộc đời, khi đương chức cũng như khi nghỉ hưu.
CẢNH GIÁC VỚI BỆNH CÔNG THẦN VÀ KIÊU NGẠO CỘNG SẢN
Chúng ta hẳn có nhớ một sự việc gần đây, từng có UVBCT, Ủy viên Trung ương Đảng tuổi đời còn trẻ, tương lai đang rộng mở thì “dính chàm”, bị cách hết mọi chức vụ, đi tù... Nguyên nhân do nhiều sai phạm, trong đó một phần do thói độc đoán, chuyên quyền, kiêu ngạo, không biết lắng nghe, không tôn trọng cả cấp trên và cấp dưới.

Đáng buồn hơn, có cả cán bộ kinh qua rèn luyện, cống hiến, lập nhiều chiến công nhưng lúc nghỉ hưu lại thiếu tỉnh táo, nói và viết không đúng đường lối quan điểm của Đảng; tiếp xúc với nhiều đối tượng cơ hội chính trị, thậm chí cả đối tượng phản động, bị chúng lợi dụng, kích động, dẫn đến tán phát nhiều thông tin xấu, gây hoang mang, bức xúc trong dư luận. Trước góp ý chân thành của đồng chí đồng đội, những người này lại không tiếp thu, sửa chữa, cho rằng cách nghĩ, cách làm của họ mới là cấp tiến, là “trở về với nhân dân”.

Họ còn tham gia các cuộc tọa đàm, trao đổi, tham gia xuất bản những ấn phẩm do một vài hội, nhóm tổ chức gây ra những tranh cãi, bất đồng chính kiến làm bức xúc dư luận. Rồi còn tham gia ký các đơn, tâm thư, thỉnh nguyện tập thể có nội dung trái với đường lối, quan điểm của Đảng, không có lợi cho đất nước nhưng họ lại được kẻ xấu tung hô, ngợi ca nên ngày càng mù quáng... Ngay trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, văn hóa văn nghệ, nhiều năm qua, chúng ta không khỏi đau xót khi thấy có những nhà văn, nhà báo, nhà quản lý từng dạn dày kinh nghiệm, có tên tuổi nhưng khi nghỉ hưu đã đánh mất chính mình, đăng đàn nói, viết những điều sai trái, đi ngược với lý tưởng cả một đời theo đuổi. Có người còn tham gia thường xuyên viết bài, cộng tác cả cho những trang mạng phản động, có người bị kích động và bị lợi dụng để rồi xuất hiện trong những clip với nhiều nội dung sai sự thật, có cả thông tin xấu độc gây hoang mang dư luận. Có người để lại lời nói, việc làm thiếu trách nhiệm, tùy tiện đưa thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự, uy tín lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước...

Cuộc sống luôn cần sự phản biện đa chiều nhưng nếu sự chỉ trích đi kèm bệnh kiêu ngạo cộng sản và công thần thì hậu quả vô cùng nguy hiểm.

Năm 1919, nhà văn Maxim Gorki đã viết thư đề nghị V.I Lênin ngừng “khủng bố” những trí thức bị bắt vì phản loạn. V.I Lênin đã viết bức thư trả lời, phân tích rằng không nên trộn lẫn “các lực lượng trí tuệ” của nhân dân với “lực lượng” trí thức tư sản. Ông còn lấy trường hợp tác giả cuốn sách với những mỹ từ “Chiến tranh, Tổ quốc và Nhân loại” nhưng thực ra là kẻ dùng lời đường mật đánh tráo khái niệm yêu nước đích thực; ông cho rằng những trí thức phản loạn, những kẻ tưởng mình là bộ não của quốc gia “bọn chúng không phải là bộ não ...”. Sau này, trong bài viết vào năm 1921, V.I Lênin đã vạch ra một trong 3 thứ kẻ thù chính-kẻ thù “nội xâm” mà những người cộng sản Nga phải kiên quyết đấu tranh tiêu diệt, kẻ thù đầu tiên, chính là “tính kiêu ngạo cộng sản chủ nghĩa”.

Đây cũng là vấn đề mà Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đề cập, chỉ rõ để mỗi cán bộ, đảng viên không sai phạm. Nghị quyết chỉ rõ, những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống có việc nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nói không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít; nói một đằng, làm một nẻo; nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác; nói và làm không nhất quán giữa khi đương chức với lúc về nghỉ hưu... Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước; Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Nghị quyết cũng không cho phép “kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ. Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập; vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng để chống phá Đảng và Nhà nước...”.

Vậy thì rõ ràng, một vài hiện tượng cán bộ nghỉ hưu gần đây giao lưu, cấu kết với các thế lực phản động hoặc bị chúng lợi dụng để xuyên tạc, chống phá, tán phát thông tin sai sự thật trên mạng xã hội là điều không thể chấp nhận, chính là việc vi phạm Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng.

Nhìn ở góc độ pháp lý, những hành vi xuyên tạc, vu khống người khác thông qua cái gọi là phê bình, đấu tranh, bày tỏ chính kiến với nhiều trường hợp đã vi phạm Điều 155, Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015, người vu khống, nói xấu, bôi nhọ danh dự, tuy tín của người khác còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về một trong các tội: Tội làm nhục người khác hoặc tội vu khống...

Đấu tranh và xử lý, không để tạo những tiền lệ xấu

Những hành vi vi phạm cả về pháp lý và đạo lý như vậy cần phải được đấu tranh, phê phán, lên án, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh. Tổ chức đảng, đoàn thể nơi quản lý những cán bộ đó phải tăng cường giáo dục, rèn luyện họ chấp hành đúng kỷ luật và các quy định của Đảng, đề cao lương tâm, trách nhiệm, danh dự của người đảng viên chân chính.

Đối với các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan quản lý Nhà nước, phải có thái độ và biện pháp xử lý nghiêm minh, công bằng, không để nương nhẹ, hóa mù ra mưa với những trường hợp công thần, kiêu ngạo cộng sản dẫn đến những lời nói, việc làm sai phạm. Chúng ta từng có bài học kinh nghiệm sâu sắc về một số trường hợp tướng lĩnh quân đội, công an từng được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân nhưng vi phạm kỷ luật, pháp luật vẫn bị xử lý nghiêm minh, không có vùng cấm.

Bác Hồ từng căn dặn: “Từ xưa đến nay, quần chúng không bao giờ tin cậy và yêu mến những kẻ tự cao, tự đại, những kẻ có óc lãnh tụ, tự xưng ta đây là anh hùng, là lãnh tụ”. Nhưng nhân dân và tổ chức cũng luôn rộng mở với những người biết khắc phục sửa sai. Thực tế đã có cán bộ tướng lĩnh có biểu hiện kiêu ngạo, được Bác Hồ nhắc nhở, rèn luyện sau trở thành vị tướng tài năng, đức độ, đảm nhiệm các chức vụ cao cấp của quân đội, sau đó ông tiếp tục sống cuộc sống khiêm nhường, cống hiến theo đạo đức cách mạng cho đến lúc nghỉ hưu, qua đời. Theo Người, để phòng trị bệnh kiêu ngạo, công thần, mỗi cán bộ, đảng viên phải: Rèn luyện đức khiêm tốn; thật thà tự phê bình và tiếp thu ý kiến phê bình của người khác; kịp thời phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm...

Với cán bộ cao cấp, càng đòi hỏi khi đương chức cũng như nghỉ hưu phải có sự tỉnh táo, cẩn trọng khi nói và làm, nhất là phát ngôn trên truyền thông và mạng xã hội, đặt lợi ích của đất nước, của cộng đồng lên trên; giữ gìn bản lĩnh, danh dự và uy tín người quân nhân cách mạng. Sinh thời, Bác Hồ từng gửi cho Thiếu tướng Nguyễn Sơn 12 chữ: “Đảm dục đại” (Gan phải to); “Tâm dục lễ” (tấm lòng, tâm hồn phải trong sáng); “Trí dục viên” (Suy nghĩ trọn vẹn, toàn diện, chu đáo); “Hạnh dục phương” (Hành động đúng đắn, ngay thẳng, phân minh, đàng hoàng). Sau này, nói chuyện với các tướng lĩnh, Bác nói đến 6 đức tính cần phải có, gồm: Trí, Dũng, Nhân, Tín, Liêm, Trung nhưng phẩm chất đầu tiên phải có là Trí. Người chỉ rõ Trí là phải có đầu óc sáng suốt, nhìn mọi việc để suy xét, rồi quyết định cho đúng. Suy nghĩ thấu suốt, nhìn xa trông rộng, phát ngôn rạch ròi, có thể định hướng dư luận, thế mới xứng tầm của những người từng ở vị trí lãnh đạo, chỉ huy.

Để tán phát những thông tin xấu, tiếp tay cho những căn bệnh kiêu ngạo, công thần, những điều sai trái có “cánh tay vô hình” của kênh truyền thông mạng xã hội và thủ đoạn lôi kéo của các đối tượng xấu, cơ hội chính trị thường lợi dụng những cán bộ nghỉ hưu, có tinh thần đấu tranh cao nhưng trong nhiều trường hợp lại thiếu thông tin; không sử dụng hoặc ít cập nhật mạng xã hội, internet... Vì thế, cũng cần có biện pháp thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin, ngăn ngừa các đối tượng xấu lôi kéo, lợi dụng.

Các cơ quan chức năng cần có biện pháp tăng cường quản lý hiệu quả mạng xã hội, để các nhà cung cấp của Google, Facebook, YouTube... chấp hành nghiêm quy định của pháp luật Việt Nam; buộc họ chủ động và có biện pháp ngăn chặn, xử lý những thông tin chưa được kiểm chứng, tránh lăng mạ, xúc phạm uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân, chống phá Đảng, Nhà nước...

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

NHỮNG CÁI NGU CỦA BỌN CHỐNG CỘNG...

Cái ngu thường lệ - Mặc dù biết chống Cộng không mang lại lợi ích gì cho mình vẫn cứ chày cối để chống.

Cái ngu ngoan cố - Phàm những kẻ bảo thủ, cứng đầu, đuối lý thì không thấy, dăm ba câu lại "dmcs", khi bị khóa mõm vẫn cố thốt lên cho bằng được.

Cái ngu miễn dịch - Loại này rất khó thông não, một khi đã cãi thì quyết cãi đến cùng. Dù cho bị bóc phốt vẫn cố lái sang chuyện khác để nói.

Cái ngu thậm tệ - Nghe theo bọn lưu vong bên ngoài hứa hẹn đủ điều về ngày phục cuốc; nhưng suốt bao nhiêu năm vẫn bặt vô âm tín.

Cái ngu bất tử - Như vạch lá tìm từng con sâu, soi xét kĩ từng cái tiêu cực, hạn chế của đất nước rồi đem ra phán. Phủ nhận luôn mọi thành quả mà đất nước đạt được :)) kiểu như con ếch ngồi dưới đáy giếng lâu ngày mà quên lên trên khám phá.

Cái ngu hèn hạ - Cào phím quyết liệt, mặc cho mọi thứ. Chửi bới đối thủ, lăng mạ, tục tĩu, hết đường đuối lý, cãi không lại auto đối phương "sủa" :)).
Gặp ngoài đời ngoan như cún.

Cái ngu đê tiện - Lượm lặt mấy nguồn tin lá cải, những bức ảnh vớ vẩn rồi bắt đầu suy diễn và quy chụp. Mấy thứ đều có thể tất cả là tại CS😂

Cái ngu đáng thương - Photoshop thủ dâm tinh thần :))

Cái ngu bỉ ổi - Chà đạp lên thành quả cách mạng; bịa đặt, xuyên tạc lịch sử; lấy hình ảnh lãnh tụ, tướng tá ra làm trò giễu cợt...

Cái ngu hách dịch - Không biết mày là ai, miễn mày dính đến hai từ "Cộng sản" là phải chửi. Chửi từ thằng Cộng con, đến thằng bí thư xã, đến thủ tướng, chủ tịch nước cũng không tha .

Cái ngu thời vụ - Lâu lâu có dịp ra sức xuyên tạc, kích động, lôi kéo dân đứng lên chống phá chính quyền (phản đối dự luật Đặc khu kinh tế là một ví dụ)

Cái ngu sỉ vả - Học dốt, học ngu, táo bón, ỉa chảy... cũng do CS.

Cái ngu vô ơn - Mang danh chống Cộng, mà hàng ngày phải xài tiền Cộng sản, sử dụng dịch vụ y tế Cộng sản, ngồi trên ghế trường học Cộng sản.

Cái ngu thần thánh - Lấy một vụ việc ở đẩu ở đâu về rồi biến nó thành của Việt Nam... và tất cả lại do CS nữa :))

Cái ngu bi hài - Chống Cộng để đòi dân chủ - nhân quyền. Mà hỏi dân chủ là gì, chỉ ú ớ vài câu rồi phán "kiểu như ở nước ngoài ấy". Bộ trước giờ bị ép làm chó hay sao mà giờ đòi nhân quyền :))

Cái ngu lầy lội - Cộng sản... là cái gì?

Cái ngu đáng trách - bị lừa gạt, dối trá tin vào những điều viễn vông, mù quáng.

Cái ngu nữa - Ngu trong tất cả các loại ngu 🐧🐧

Một thằng ngu không nhất thiết phải chống Cộng. Nhưng một thằng chống Cộng chắc chắn đó là thằng ngu.

Khổ nhất là những thằng ngu mà không biết mình ngu:))

KHÔNG BAO GIỜ LÀ QUÁ MUỘN!

Nguyễn Văn Kiên (1999), cựu học sinh Trường THPT Phụ Dực (Quỳnh Phụ, Thái Bình), vừa trở thành 1 trong 2 thủ khoa khối A của cả nước với số điểm 29,75, trong đó đạt 10 điểm môn Toán, 10 điểm môn Hóa học và 9,75 điểm môn Vật lý.

Khi bạn bè cùng trang lứa đã ổn định tại giảng đường đại học, Kiên mới bắt đầu vào lớp 10. Xuất phát điểm chậm hơn, nhưng cậu học trò này đã làm nên điều kỳ tích. Nói như cô Bùi Thị Miên – giáo viên chủ nhiệm lớp 12A1: “Lần này, Kiên đã ‘rũ bùn đứng dậy sáng lòa’”.
Hình ảnh có thể có: 4 người, văn bản
Những năm cấp 2, Kiên vốn là cậu học trò thông minh, có thành tích học tập khá tốt. Đỗ vào một ngôi trường cấp 3 của huyện, việc phải đi học thường xuyên khiến cậu không cảm thấy hứng thú nữa. Kiên thích chơi game hơn. Vì thế, một tuần đi học 6 ngày, cậu bỏ học quá nửa.

“Em cảm thấy việc đi học không có tương lai nên đã quyết định bỏ dở”.

Quyết định này của Kiên khiến cả bố và mẹ đều sốc. “Mẹ em khóc suốt, còn bố em - những tưởng sẽ mắng rất nặng vì bố vốn là người nghiêm khắc – thì giờ lại im lặng không nói bất cứ điều gì. Trước đó, có những lần bắt được em đi chơi game, khi về nhà bố đã lôi hết sách vở ra đốt”.

Vài ngày sau khi đã trấn tĩnh lại, bố mẹ gọi Kiên ra khuyên nhủ. Nhưng dù bố mẹ có thuyết phục thế nào, cậu cũng nhất quyết không đi học nữa.

Nghỉ học, Kiên bỏ vào Nam làm đủ thứ nghề phổ thông như xin đi bán cà phê và làm thợ may. Mỗi ngày như thế, Kiên kiếm được 200.000 đồng.

“Ban đầu em thấy tự do lắm! Em thuê phòng trọ hết 1 triệu/ tháng, ăn hết 2 triệu/ tháng. Chi tiêu các khoản, em vẫn còn để dư ra một ít”.

Nhưng một thời gian sau, khi phải liên tục tăng ca, làm từ 7 giờ sáng đến 9 – 10 giờ tối mới về đến nhà, Kiên bắt đầu thấy hối hận: “Làm việc liên tục khiến em cảm thấy mệt mỏi. Giai đoạn đầu khi mới vào Nam, thi thoảng em cũng bị bắt nạt, thậm chí bị lừa. Em muốn quay lại để được đi học, nhưng vì đã bỏ học rồi, giờ quay lại em cũng cảm thấy rất ngại”.

Những đêm nằm một mình trong phòng trọ, Kiên nhớ tới mẹ. “Mẹ em thường đi chợ bán hoa quả và mía. Ngày nào khá bán được 200.000 đồng, còn không cũng chỉ được vài chục nghìn. Có hôm trời mưa còn bị lỗ vốn vì hoa quả thối, không bán được nữa. Em bỗng thương mẹ và cảm thấy mình đang phụ lòng của bố mẹ”.

Kiên quyết định gọi điện về nhà. Lần này, bố mẹ cậu lại ra sức thuyết phục con: “Con cứ học đi, tốn bao nhiêu tiền bố mẹ cũng nuôi được. Kể cả không có tiền, bố mẹ cũng có thể đi vay, chỉ cần con học tốt”.

Câu nói này khiến Kiên như “tỉnh ngộ”. Cậu quyết định quay trở về học lại sau quãng thời gian 3 năm bỏ dở.

Kết quả, với số điểm 29,75, Kiên đã trở thành thủ khoa khối A của cả nước.

"Nếu không có kiến thức, mãi mãi không có tương lai"

Từng cảm thấy rất hối hận khi đã bỏ học, nhưng giờ đây, nhìn lại sau tất cả, Kiên nói rằng, nếu thời điểm đó không bỏ học, có lẽ em sẽ không có động lực để đạt được kết quả này.

“Khi đi làm, em thấy rất vất vả. Nếu không có kiến thức, mãi mãi mình vẫn chỉ là người làm việc tay chân không có tương lai. Em cũng từng chứng kiến những người lao động xung quanh mình và cảm thấy họ khổ nhọc vô cùng”.

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

NHẬN THỨC ĐÚNG VỀ "TỰ DIỄN BIẾN", "TỰ CHUYỂN HOÁ" HIỆN NAY

Cuộc đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta hiện nay đã và đang đặt ra nhiều yêu cầu bức thiết cần phải tiếp tục làm sáng tỏ. Trong đó, cần có nhận thức mới về cả nội dung, hình thức và biện pháp đấu tranh...
Hình ảnh có thể có: 5 người, mọi người đang đứng, văn bản cho biết 'VDDC'
Nguồn gốc, nguyên nhân của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta hiện nay có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, có âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Song, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam hiện nay không phải là cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh địch-ta một mất, một còn như một số người đang rêu rao, mà là cuộc đấu tranh trong nội bộ tổ chức đảng, bộ máy nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội (CT-XH), trong các tầng lớp nhân dân và diễn ra trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội để chống lại cái ác, cái xấu, cản trở công cuộc đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vì vậy, Đảng, Nhà nước, các tổ chức CT-XH, đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhân dân ta vừa là chủ thể đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đồng thời cũng là đối tượng của phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Hình ảnh có thể có: ngoài trời, văn bản cho biết 'VDDC D $ DANG CONG SAN VIET NAM QUANG VINH MUÔN NĂMI TOAN TOAN TOAN QUYÉ THUC THAN NGHI BALH'
Nội dung phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ bao gồm toàn bộ các nội dung công tác “phòng” và nội dung đấu tranh “chống” trong mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau, cụ thể như sau:

Thứ nhất, ngăn ngừa, triệt tiêu nguồn gốc, nguyên nhân làm nảy sinh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Trong đó, phải hết sức chú ý đấu tranh khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch.

Thứ hai, khắc phục những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên. Thực hiện nội dung này, cần tiến hành đấu tranh chống những tư tưởng, biểu hiện: Phản bác, phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; đòi thực hiện “đa nguyên, đa đảng”; phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN), Nhà nước pháp quyền XHCN; đòi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”, phát triển “xã hội dân sự”, phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai... thực chất là đấu tranh khắc phục 9 biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng.

Thứ ba, ngăn ngừa, khắc phục tác hại “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong xã hội. Đó là việc thực hiện các nội dung đấu tranh để ngăn ngừa, khắc phục tác hại của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong mỗi con người và tổ chức; làm cho những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mất khả năng gây tác hại, không còn lây lan trong đời sống xã hội, dần dần bị triệt tiêu, loại bỏ trong mỗi con người và tổ chức.

Thứ tư, xây dựng con người, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức theo chuẩn mực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực, phong cách sống, làm việc khoa học. Trong nội dung này, đặc biệt cần thực hiện tốt nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức; nhất là xây dựng về phẩm chất, năng lực, đạo đức, lối sống, phong cách sống, tác phong công tác đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, theo đúng chuẩn mực đạo đức xã hội chủ nghĩa, chuẩn mực đạo đức cán bộ, đảng viên.

Thứ năm, xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ. Điều đó không những tạo nên khả năng đề kháng, miễn dịch, bảo đảm cho mỗi cán bộ, đảng viên, các tổ chức đảng và toàn Đảng không bị mắc vào “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, mà còn tạo nên động lực to lớn, sức mạnh nội sinh để giành thắng lợi trong phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Thứ sáu, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhằm phát huy sức mạnh nội sinh của cả dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, không để cho các thế lực thù địch lợi dụng những yếu kém, bất cập, bất đồng, bất hòa, mâu thuẫn giữa các dân tộc, tôn giáo, các giai cấp, các tầng lớp xã hội, giữa Đảng, Nhà nước, đoàn thể CT-XH với nhân dân; giữa đồng bào ở trong nước với đồng bào định cư ở nước ngoài để thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong xã hội ta.

Để cuộc đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta hiện nay được đúng hướng và có hiệu quả, cần nhận thức đúng đắn và quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Đảng là: “Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật. Kết hợp giữa “xây” và “chống”; “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách”. Cụ thể bao gồm:

Một là, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ở Việt Nam hiện nay, thực chất là cuộc đấu tranh trong nội bộ cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Hai là, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân.

Ba là, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ phải tiến hành đồng bộ trên tất cả lĩnh vực với những nội dung, hình thức, biện pháp đa dạng, linh hoạt, hiệu quả.

Bốn là, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ phải tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài, có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các tổ chức và lực lượng.

Năm là, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa “phòng” và “chống”, giữa “xây” và “chống”, trong đó lấy “phòng”, “xây” là chính.

Việc xác định đúng đắn các hình thức, biện pháp đấu tranh là vấn đề đặc biệt quan trọng trong phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta hiện nay. Hình thức, biện pháp phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” rất đa dạng, phong phú, bao gồm các hình thức của công tác tư tưởng, tổ chức, chính sách; các hình thức, biện pháp về hành chính, kinh tế, pháp luật... trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời thường xuyên được đổi mới phù hợp với sự phát triển của tình hình. Trong đó, tập trung vào một số hình thức, biện pháp cơ bản sau đây:

(1) Giáo dục, tuyên truyền: Đây là hình thức, biện pháp có vị trí đặc biệt quan trọng, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các chủ thể, các lực lượng tham gia phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta hiện nay. Thông qua hình thức giáo dục chính trị tư tưởng trong tổ chức đảng, công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng, công tác bảo vệ chính trị nội bộ... để giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên nhằm phòng ngừa, ngăn chặn mọi vấn đề có thể phát sinh, dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; đấu tranh, phê bình, xử lý mọi biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Thông qua công tác giáo dục, tuyên truyền của các tổ chức CT-XH, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đoàn thể nhân dân, các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân, trên các phương tiện thông tin đại chúng... để nâng cao trình độ nhận thức, trình độ giác ngộ chính trị, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, bản lĩnh, ý chí, niềm tin, phong cách sống, tư cách, nhân cách... cho cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, qua đó vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phê phán những trào lưu tư tưởng cơ hội, xét lại, những nhận thức sai trái, lệch lạc trong xã hội, góp phần ngăn chặn nguyên nhân dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong xã hội ta.

(2) Phát huy sức mạnh tổng hợp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng. Tính chất, đặc điểm của cuộc phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta hiện nay đòi hỏi phải phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong quá trình đấu tranh. Đây vừa là hình thức, biện pháp quan trọng, vừa là quan điểm chỉ đạo và yêu cầu cơ bản trong phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta hiện nay, đồng thời là hình thức, biện pháp có sức lôi cuốn mạnh mẽ, có ý nghĩa xã hội sâu sắc, tạo sức mạnh tổng hợp to lớn cho công tác phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta, cần được phát huy tốt trong thực tiễn đấu tranh.

(3) Thực hiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường, điều kiện phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đây là hình thức, biện pháp rất quan trọng, trực tiếp tạo động lực cho cuộc đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta hiện nay. Các cơ quan, đơn vị, chính quyền các cấp làm tốt công tác quản lý, giáo dục đối với cán bộ, công chức, nhân viên của mình, duy trì đầy đủ các chế độ, nền nếp trong sinh hoạt, học tập, các chế độ quản lý theo quy định của pháp luật. Xử lý kịp thời, nghiêm minh mọi biểu hiện vi phạm đạo đức, tư cách của cán bộ, công chức, viên chức; vi phạm các chế độ quy định, vi phạm pháp luật, đặc biệt là những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực, tệ nạn xã hội khác... góp phần vào cuộc phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở cơ quan, đơn vị.

(4) Tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, giữ nghiêm kỷ cương, phép nước. Đây là hình thức, biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh, bảo đảm cho cuộc đấu tranh đúng yêu cầu, nâng cao tính hiệu quả, đồng thời giữ vững được kỷ cương, phép nước trong quá trình phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Thực hiện hình thức, biện pháp này đòi hỏi Nhà nước phải thực sự trong sạch, cán bộ, đảng viên trong bộ máy Nhà nước phải thực sự mẫu mực, xứng đáng là những người được nhân dân trao cho quyền lực để quản lý, điều hành đất nước phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân tộc, của cách mạng; đề cao kỷ cương, pháp luật trong xử lý, giải quyết những hành vi vi phạm pháp luật, ngăn chặn tác động tiêu cực của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

(5) Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đây là hình thức, biện pháp trực tiếp ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tạo sức đề kháng, “miễn dịch” của cán bộ, đảng viên, khắc phục những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, để hoàn thiện phẩm chất, năng lực, tư cách, đạo đức, lối sống, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng.

Các hình thức, biện pháp trên đều nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta hiện nay. Vì vậy, cần bám sát đặc điểm, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương mà xác định và thực hiện hình thức, biện pháp đúng đắn, phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất trong phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương./.

PHÓNG VIÊN BÁO PHÁP LUẬT LỘ CHÂN TƯỚNG LÀ ADMIN GẦN 17 FANPAGE PHẢN ĐỘNG !!??

---------
Anh em báo chí đang xôn xao trước việc một số nick FB nhận đến từ cộng đồng checker nói rằng họ check được nick của nhà báo Nguyễn Đức, ban Thời sự - Chính Trị, Báo Pháp Luật TP HCM, vô tình phát hiện ra chuyện động trời về một nhà báo cách mạng nhưng lại đang là admin của gần 17 trang Fanpage mang tính chất phản động như:
Công ty di chuyển cột điện anh Bải, Ai gù thì gù ai thẳng cứ thẳng, Tập đoàn tiên sư bố, Đối diện VTV, Kẻ Hoàn Lương, Đảng ta sức mạnh vô địch, TSB các vị ăn hại, Người Cộng Hoà, Dân Nguyện .…

Chưa hết, anh nhà báo "cách mạng" này còn có dấu hiệu thông đồng với luật sư Lê Hồng Phong từ giữa năm 2019 để tuồn tại liệu của toà án tối cao ra và lên kế hoạch chống phá vụ án Hồ Duy Hải (có hình ảnh tin nhắn trao đổi hồ sơ giữa hai bên nhưng chưa công bố).

Một mặt Nguyễn Đức chửi nhóm Trương Châu Hữu Danh không ra gì, nhưng mặt khác lại ngoan như con cún khi có sự chỉ đạo từ Danh, nên nhóm này phán luôn “có thể nói Nguyễn Đức rất đa nhân cách”. Nhóm này cũng úp mở thêm, đáng quan tâm nhất vẫn là nội dung trao đổi với ĐBQH LBN.

Anh nhà báo Nguyễn Đức thì đang quắn đít lên đi kêu gào khắp nơi rằng mình bị oan, nhưng giờ lộ ra thông tin thế này, thì oan vào mắt….

Ngẫm mà chán, hết các nhà báo trong "đội quân IS" của nền Báo chí Cách mạng Việt Nam đang "truy sát" doanh nghiệp với tinh thần "không cho chúng nó sống". Lại lòi ra thêm các anh nhà báo ăn cơm cách mạng nhưng lại thờ đa nguyên đa đảng thế này.

Xin lỗi các nhà báo chân chính trước, còn lại nói thẳng, chưa bao giờ hình ảnh nhà báo thảm hại như bây giờ!

NGUYỄN DUY KẺ PHỦ NHẬN LỊCH SỬ

Năm 1978, Nguyễn Duy đã sáng tác bài thơ Ánh trăng. Bài thơ ca ngợi vầng trăng tri kỉ của tuổi thơ, của người lính một thời trận mạc, đồng thời gợi nhắc mọi người biết sống ân nghĩa thủy chung, giữ tròn đạo lí tốt đẹp. Bài thơ này sau đó được đưa vào chương trình SGK Văn lớp 12, thậm chí xuất hiện trong nhiều kỳ thi khác nhau. Tôi vẫn nhớ như in mấy câu thơ:
Hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, văn bản cho biết 'VTV1HD DOI DIEN CHONG SU LANG QUEN 20:23 VIVgo VIV go'
Từ hồi về thành phố/ quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ/ như người dưng qua đường…
Trăng cứ tròn vành vạnh/kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc/đủ cho ta giật mình

Đáng buồn là hơn 40 năm sau, chính anh ta lại lên sóng trên một chương trình truyền hình, với tiêu đề “Chống sự lãng quên”, với tư cách là một kẻ phủ nhận lịch sử, phủ nhận công lao của các anh hùng dân tộc, xuyên tạc sự ngã xuống của nữ anh hùng Võ Thị Sáu. Ngoài Nguyễn Duy, hàng loạt cái tên đã được nhắc tới trong chương trình này như Nguyễn Đình Cống (một giáo sư, nhà giáo ưu tú tại ĐH Xây dựng), Nguyên Ngọc,… Đây là những kẻ tiêu biểu cho sự phủ nhận lịch sử, những kẻ đã hưởng lợi từ chế độ đến khi cuối đời lại quay sang chống phá, phủ nhận tất cả.

Cuộc đời là một chuỗi những vòng tròn nhân quả. Anh sống tốt, cuộc đời sẽ không bạc đãi anh, nhưng anh sống thiếu đạo đức, thiếu nhân cách, thì kết cục của anh sẽ không thoát khỏi sự phỉ báng của dân tộc, của lịch sử đâu./.

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2020

THU HỒI BẢN ĐỒ VIỆT NAM KHÔNG CÓ HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LỌT VÀO HỘI THẢO ĐIỆN

Chiều 25/8, Ban Tổ chức chương trình xin lỗi về sự cố tài liệu ở hội thảo "Phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam" tổ chức sáng cùng ngày.
THU HỒI BẢN ĐỒ VIỆT NAM KHÔNG CÓ HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LỌT VÀO HỘI THẢO ĐIỆN
Toàn bộ tài liệu sai sót về bản đồ được lập tức thu hồi. Ban tổ chức cũng đã làm việc với cơ quan chức năng của Hà Nội về sự cố không mong muốn.


Tuần lễ Năng lượng tái tạo 2020 với tiêu đề "Đột phá để phục hồi và phát triển xanh vì cuộc sống an lành" do Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam cùng Liên hiệp Các hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam và các đối tác tổ chức.

Trong một số tài liệu phát cho các đại biểu, phóng viên báo chí tham dự Toạ đàm Phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam có in hình bản đồ Việt Nam nhưng không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trang 9 báo cáo tóm tắt “Tiếp cận năng lượng và các giá trị cho người dân khu vực chưa có điện tại Việt Nam” có in hình bản đồ Việt Nam nhưng không có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Ngoài ra tại hành lang khách sạn, các tấm banner lớn có in hình bản đồ Việt Nam nhưng cũng không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đáng nói khi phát hiện sai sót, anh V. chủ động gặp Ban Tổ chức để trao đổi song không được tiếp nhận một cách cầu thị.

Theo Luật sư Hoàng Tùng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) chủ quyền biển đảo là vấn đề chưa bao giờ hết sự quan tâm từ nhà nước cũng như người dân Việt Nam. Tuy vậy, thời gian gần đây có nhiều hành vi có thể là vô ý hay cố ý khi xuất bản, phát hành các ấn phẩm như sách, giáo trình, bản đồ… lại thiếu hình ảnh hai quần đảo lớn là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa hoặc lại có hình ảnh “bản đồ hình lưỡi bò”. Đây là hành vi vi phạm các quy định về cung ứng, đo đạc bản đồ.

Hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 nghị định 173/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ với mức phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi sản phẩm và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Cũng theo ông Tùng, cơ quan có thẩm quyền cần thanh tra, rà soát các trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc xuất bản và cung ứng cuốn sách sai lệch nêu trên. Trường hợp cá nhân nào có hành vi thiếu trách nhiệm trong công vụ của mình dẫn đến sai lầm nêu trên thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.

“Các cơ quan, ban ngành tại chính các địa phương cụ thể cũng cần phải thắt chặt công tác quản lý liên quan đến vấn đề in ấn, xuất bản sách, tài liệu,… cần phải chú ý đến vấn đề chủ quyền biển đảo, biên giới quốc gia, chủ quyền dân tộc”./.

SẮP XÉT XỬ VỤ ÁN GIẾT NGƯỜI Ở ĐỒNG TÂM

29 bị can trong vụ án tấn công cảnh sát ở Đồng Tâm khiến ba chiến sĩ hy sinh sẽ hầu tòa ngày 07/9 về các tội Giết người và Chống người thi hành công vụ.

Ông Trương Việt Toàn, Phó Chánh án TAND Hà Nội, Chủ toạ phiên Tòa, cho biết hơn 30 luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo. Phiên toà dự kiến diễn ra 10 ngày.
SẮP XÉT XỬ VỤ ÁN GIẾT NGƯỜI Ở ĐỒNG TÂM

Theo cáo trạng của VKSND Hà Nội ra ngày 24/6, khu đất ở cánh đồng Sênh (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức) là đất quốc phòng. Tuy nhiên, từ năm 2013, ông Lê Đình Kình cùng con trai Lê Đình Công lập "Tổ Đồng thuận", lôi kéo người dân xã Đồng Tâm "đấu tranh giữ đất", mục đích để chia nhau.

Tháng 11/2019, biết tin Công an Hà Nội phối hợp Quân chủng Phòng không - Không quân (Bộ Quốc phòng) triển khai bảo vệ lực lượng thi công xây dựng tường rào Sân bay Miếu Môn trên đất đồng Sênh, ông Kình cùng các bị can mua 10 quả lựu đạn, làm 85 chai bom xăng, 10 tuýp sắt có gắn dao bầu và liềm... Họ quay video phát trực tiếp lên mạng xã hội, tuyên bố sẽ tiêu diệt từ 300 đến 500 người nếu công an tiến vào Đồng Tâm.

Khoảng 3h ngày 09/01, khi Công an triển khai lực lượng ở Đồng Tâm, họ dùng Facebook phát trực tiếp thông báo kêu gọi dân làng cùng chống đối. Nhiều bị can trèo lên mái nhà ông Kình bắn pháo, ném "bom xăng", dao phóng lợn về phía cảnh sát, đánh kẻng báo động... Cảnh sát dùng loa kêu gọi nhóm này chấm dứt hành vi, song bất thành.

Cáo trạng xác định, lực lượng thi hành công vụ sau đó trấn áp, bắt giữ các nghi phạm để đảm bảo tính mạng, tài sản của người dân.

Đại tá Nguyễn Huy Thịnh (48 tuổi, Phó Trung đoàn trưởng E22, Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động), Đại uý Phạm Công Huy (28 tuổi, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn) và Thượng uý Dương Đức Hoàng Quân (27 tuổi, Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động) tiến vào nhà bị can Hợi, Chức nhưng bị tấn công bằng dao phóng lợn, "bom xăng". Khi ba chiến sĩ di chuyển qua các cửa sổ thì bị chọc dao, gây bỏng khiến rơi xuống hố sâu 4 mét giữa hai căn nhà, hy sinh.

Tổ công tác khác áp sát phòng ngủ tầng một nhà ông Kình bị ném tuýp sắt gắn dao bầu và một quả lựu đạn nhưng không phát nổ. Cảnh sát phá khóa cửa ngách, phát hiện ông Kình đang cầm một quả lựu đạn và hô hào chống đối nên nổ súng.
Đối tượng Kình cùng con trai Lê Đình Công và Bùi Văn Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Nguyễn Quốc Tiến giữ vai trò chủ mưu; vừa chỉ đạo các bị can khác vừa trực tiếp thực hiện hành vi giết người. Những bị can còn lại tham gia với vai trò đồng phạm giúp sức.

25 người bị truy tố về tội Giết người với khung hình phạt từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. 4 người bị truy tố về tội Chống người thi hành công vụ, khung hình phạt 2-7 năm tù./.

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

VIỆT NAM KHÔNG BAO GIỜ BỊ "LÔI KÉO" ĐỂ CHỐNG LẠI AI!

“Trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam không bao giờ bị lôi kéo để chống lại ai. Chúng ta bảo vệ chủ quyền lãnh hải trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. Khi quốc gia nào có lập trường, quan điểm phù hợp thì chúng ta hoan nghênh”, Đại sứ Nguyễn Phú Bình, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết như vậy.
VIỆT NAM KHÔNG BAO GIỜ BỊ "LÔI KÉO" ĐỂ CHỐNG LẠI AI!
Mới đây, phía Mỹ đã bác bỏ toàn bộ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Có ý kiến cho rằng đây là điều thuận lợi cho các nước trong khu vực, trong đó có nước ta trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, ông nghĩ sao?

- Tôi nghĩ, đối với Mỹ bao giờ họ cũng tuyên bố dựa trên lợi ích của họ, khi nào họ thấy lợi ích của mình bị đụng chạm thì họ lên tiếng. Trước đây, có lúc giữa Việt Nam và Trung Quốc căng thẳng trên Biển Đông, lúc đó Mỹ có những tuyên bố mang tính trung lập.

Những tuyên bố của Mỹ về vấn đề Biển Đông chủ yếu họ khẳng định về tự do hàng hải. Còn như tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vừa qua, cho thấy đây là lần đầu tiên Mỹ khẳng định rõ những yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông đều bị bác bỏ. Ví dụ như vấn đề đường 9 đoạn mà Trung Quốc nêu ở Biển Đông (còn gọi là đường lưỡi bò), Mỹ khẳng định điều này là phi lý; chuyện Tòa trọng tài thường trực ra phán quyết xung quanh việc Philippines kiện Trung Quốc (năm 2016) về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, Mỹ công nhận phán quyết của Tòa trọng tài.

Liên quan khu vực bãi Tư Chính (Việt Nam) rồi vùng biển liên quan đến Philippines, Malaysia trước đây Trung Quốc nhận là của họ thì nay Mỹ khẳng định là phi lý.

Có thể thấy đây là lần đầu tiên Mỹ không tuyên bố kiểu chung chung về vấn đề Biển Đông theo kiểu tự do hàng hải nữa mà tuyên bố thẳng thừng, cụ thể để bác các yêu sách phi lý do Trung Quốc đưa ra.

Theo ông, việc Mỹ bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông có sự trùng hợp với quan điểm của chúng ta và các nước ASEAN trong bảo vệ chủ quyền lãnh hải?

- Mới đây, cũng có ý kiến cho rằng việc Mỹ xây dựng quan hệ tốt đẹp với Việt Nam là có mục đích "ly gián quan hệ Trung - Việt", cũng như nhằm lôi kéo Việt Nam về phía mình...

Tuy nhiên điều mà thế giới cũng thấy rõ không ai lôi kéo được Việt Nam cả. Chúng ta bảo vệ chủ quyền lãnh hải trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đảm bảo hòa bình, ổn định trong khu vực. Khi quốc gia nào có lập trường, quan điểm phù hợp với chúng ta thì chúng ta hoan nghênh. Điều gì gây ảnh hưởng đến chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam thì chúng ta phản đối.

Trường hợp Việt Nam, Mỹ hay các quốc gia khác đưa ra lập trường trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế thì lẽ đương nhiên nó có sự tương đồng, mặc dù lợi ích mỗi bên có thể khác nhau.

Phía Trung Quốc không nên đặt vấn đề Mỹ làm thế này, thế kia để lôi kéo Việt Nam. Chúng ta không bị lôi kéo để chống ai mà chỉ bảo vệ chủ quyền trên cơ sở hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế.

Nếu như Mỹ không có những tuyên bố cứng rắn, hành động mạnh để kiềm chế sự ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông thì vai trò, uy tín của cường quốc số 1 sẽ bị giảm sút?

- Đúng như vậy. Lâu nay Trung Quốc cứ nói đến chuyện đàm phán, rồi nói tình hình Biển Đông ổn định, tuy nhiên sự thực không hề ổn định. Phía Trung Quốc gây ra chuyện này, chuyện kia, tuyên bố và hành động bất chấp luật pháp quốc tế. Ví dụ, trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, Việt Nam có đầy đủ thẩm quyền thực hiện các hoạt động kinh tế mà không quốc gia nào có quyền ngăn cản, quấy nhiễu, thế nhưng Trung Quốc cho các tàu ra gây khó khăn, họ tìm cách ngăn cản hoạt động của chúng ta.

Không chỉ vậy, Trung Quốc còn cho các tàu hải cảnh hoặc tàu có vũ trang, giả dạng tàu đánh cá ngăn cản, đe doạ và dùng vũ lực, thậm chí cố tình đâm chìm tàu cá của ta, xâm hại tính mạng của ngư dân ta...; họ ngăn chặn quyết liệt các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của ta, kể cả ở những khu vực nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Chúng ta muốn Biển Đông luôn luôn hòa bình, ổn định. Nếu như Trung Quốc đưa tàu chiến vào tập trận, Mỹ cũng đưa tàu chiến, máy bay vào tập trận ở Biển Đông thì tình hình sẽ bất ổn. Trung Quốc phản đối Mỹ nhưng họ vẫn đưa lực lượng quân sự vào, rõ ràng như vậy cũng gây mất ổn định. Chúng ta mong muốn hòa bình, ổn định trong khu vực, chúng ta ủng hộ những hoạt động giúp cân bằng ổn định tình hình, giữ hòa bình khu vực này./.