KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn vấn đề đa chiều. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vấn đề đa chiều. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 28 tháng 2, 2024

"NGƯỜI NÓI YÊU BẠN, CHƯA CHẮC ĐÃ CHỜ ĐƯỢC BẠN. NHƯNG NGƯỜI CHỜ ĐƯỢC BẠN, CHẮC CHẮN SẼ RẤT YÊU BẠN"

Bà Nguyễn Thị Lương là vợ của liệt sĩ Nguyễn Văn Kiền. Năm 1969, anh chị biết nhau khi chị là cán bộ thanh niên xã còn anh là bí thư đoàn của một đơn vị quốc phòng. Năm 1970, hai người trở thành vợ chồng. Đúng lúc chiến trường khó khăn, anh Kiền làm đơn xung phong ra tiền tuyến.

Có lần trở về nhà, anh Kiền ôm vợ con mãi không thôi vì anh cứ thấy bất an. Anh bảo chị rằng “Con ở nhà ngoan, nghe lời mẹ, con canh mẹ cho ba nhé. Ba đi chiến đấu, thống nhất sẽ trở về”. Trước khi, anh Kiền nói rằng: "Nếu 10 năm không thấy anh về thì em lấy chồng khác nhé". Chị Lương trả lời rằng: "Em chỉ lấy chồng 1 lần thôi".


Rồi đó là lần cuối mà họ gặp nhau. Nhận giấy báo tử rồi nhưng chị cứ đợi anh thế thôi, chị thường dắt con ra ngõ đợi anh trở về. Chị biết là anh đã hy sinh, nhưng trong thâm tâm, cứ mong rằng đó là một tờ giấy gửi nhầm. Cứ mong đợi thấy hình bóng anh xuất hiện từ phía xa, rồi lao vào ôm lấy chị và con. Thống nhất được mấy mươi năm, nhưng chưa bao giờ chị thấy lại anh thêm một lần nữa.
Trong một bức thư, anh viết cho chị: "Đợi chờ thì thiệt cho em quá. Anh hy sinh vì đất nước không tiếc thanh xuân nhưng nếu có chuyện gì thì tiếc cho em lắm". Đợi chờ một con người trong bấy nhiêu năm, không phải chỉ là tình yêu nữa, mà còn là một cái gì đó vĩ đại hơn rất nhiều.

#vddc

Triển khai thi hành Luật Căn cước, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở !

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 175/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Căn cước; Quyết định số 176/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Theo Quyết định số 175/QĐ-TTg về kế hoạch triển khai thi hành Luật Căn cước, mục đích của Kế hoạch nhằm xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Căn cước, bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, xác định trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương trong việc tiến hành các hoạt động triển khai thi hành Luật Căn cước trên phạm vi cả nước; nâng cao nhận thức về Luật Căn cước và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc thi hành Luật.

Nội dung của Kế hoạch gồm: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về căn cước; tổ chức tập huấn chuyên sâu, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo cơ quan, tổ chức và người trực tiếp làm công tác quản lý căn cước; biên soạn tài liệu phục vụ công tác phổ biến Luật Căn cước và các văn bản hướng dẫn thi hành, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý căn cước; rà soát văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết các nội dung được giao trong Luật Căn cước; tổ chức triển khai việc kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước.

Đồng thời, bảo đảm điều kiện về phương tiện, giải pháp kỹ thuật để tổ chức triển khai việc thu nhận sinh trắc học về mống mắt, ADN, giọng nói; tích hợp, khai thác thông tin trong thẻ căn cước và căn cước điện tử; mở rộng việc kết nối, chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; tổ chức kiểm tra việc thi hành Luật Căn cước và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật.


Trong đó, các bộ, ngành liên quan sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu khác theo quy định của Luật Căn cước và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành có liên quan; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân; đề xuất các giải pháp về công nghệ, đầu tư trang thiết bị, nâng cấp hệ thống lưu trữ, xử lý để triển khai thu nhận mống mắt; tích hợp thông tin vào thẻ căn cước, căn cước điện tử và sử dụng, khai thác thông tin được tích hợp…

Tại Quyết định 176/QĐ-TTg, theo kế hoạch, năm 2024 và các năm tiếp theo, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông; Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình khác tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Bộ Công an chủ trì tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ Công an các đơn vị, địa phương có liên quan đến việc triển khai thi hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Bộ Công an biên soạn tài liệu phục vụ phổ biến Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành Luật.

Bộ Công an tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước; các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý nhà nước được phân công và gửi kết quả về Bộ Công an trong tháng 6 năm 2024 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Công an chủ trì xây dựng Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở (xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn), thời hạn trình/ban hành trước ngày 01/7/2024; xây dựng Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, thời hạn ban hành, có hiệu lực trước ngày 01/7/2024.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng phương án kiện toàn thống nhất tổ chức lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở (kiện toàn thống nhất lực lượng bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và đội trưởng, đội phó đội dân phòng) bảo đảm tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất cùng với thời điểm Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.

Vấn đề đa chiều
#vddc


Thứ Hai, 12 tháng 2, 2018

LÀM RÕ PHẢN ÁNH CÓ TIÊU CỰC TRONG XÉT DUYỆT GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ

"Tôi có đủ bằng chứng để chứng minh rằng có tiêu cực rất lớn trong Hội đồng liên ngành. Nhà nước phải vào cuộc vấn đề này, vì chống tham nhũng phải theo đúng tinh thần không có vùng cấm", ông Vũ Hào Quang, Ủy viên Hội đồng Tư vấn Khoa học - Giáo dục và Môi trường của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nói.
Như tin đã đưa, Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách 1.226 giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) được xét duyệt năm 2017. Con số này cao kỷ lục trong suốt lịch sử 41 năm Nhà nước tổ chức xét phong/công nhận GS, PGS. 

LÀM RÕ PHẢN ÁNH CÓ TIÊU CỰC TRONG XÉT DUYỆT GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ
Các chuyên gia phản biện vấn đề đào tạo sau đại học
Trong số GS, PGS được xét duyệt, số người có công trình nghiên cứu khoa học được đăng trên các tạp chí ISI/Scopus rất thấp. Nhiều chuyên gia uy tín cho rằng “có tiêu cực” trong việc xét duyệt GS, PGS. Sau đây là ghi nhận ý kiến một số chuyên gia về vấn đề này.
PGS-TS Phạm Bích San - Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội và các vấn đề phát triển: Đã có dư luận nói về tiêu cực “chạy” phiếu trong các hội đồng. Rồi dư luận cũng phàn nàn vì nhiều vị trí GS, PGS không gắn với công tác giảng dạy. Cần phải đặt câu hỏi một người làm quản lý mà lại làm được cả GS? 
Vì thế, để nâng cao chất lượng giáo dục sau đại học, theo tôi, đầu tiên là phải tách chuyện học tiến sĩ để đi làm quản lý, vì đây là 2 chuyện rất khác nhau. Quản lý là việc phải làm, xử lý ngay, còn tiến sĩ thì có thể nghiên cứu cả đời cũng được.
Ông Vũ Hào Quang - Ủy viên Hội đồng Tư vấn Khoa học - Giáo dục và Môi trường của Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam: Hiện nhiều người tham gia quản lý, không giảng dạy gì cũng là GS, trong khi có những thầy giáo rất giỏi, dạy bạc đầu cũng không được phong GS, PGS. Vì thế, cần thiết trả việc xét duyệt GS, PGS về cho các trường. Bộ GD - ĐT chỉ là cơ quan xét duyệt cuối cùng của các trường, không cần đến cơ quan trung gian là hội đồng liên ngành như hiện nay. Đừng để râm ran dư luận rằng nỗi khốn cùng của người trí thức là qua 3 cấp hội đồng như hiện nay. 
Tôi có đủ bằng chứng để chứng minh rằng có tiêu cực trong Hội đồng liên ngành. Đơn cử bản thân tôi là người trong cuộc, là bằng chứng.  Tôi nghĩ có thể nếu có quan hệ không tốt thì khi bỏ phiếu, họ cứ gạch tên tôi đi,  bởi bỏ phiếu có phải ghi tên đâu? Tôi đủ tiêu chuẩn nhưng vẫn thiếu phiếu xét duyệt GS mà tôi cũng không biết vì đâu, có thể họ không thích tôi nên không bỏ phiếu. Trong khi đó điểm của tôi đến 40,6; hội đồng tuyên bố thành tích cao, tiêu chuẩn bài báo đạt. Tiêu cực chính là ở đó, tiêu cực ở quan hệ, bỏ cơ chế bỏ phiếu không ghi tên. Vì thế tôi đề nghị cần thiết thì giải tán Hội đồng liên ngành, chỉ còn 2 cấp hội đồng là cơ sở và Hội đồng Nhà nước. Hoặc không thì trả việc xét duyệt GS, PGS về cho các trường. Nhà nước phải vào cuộc vấn đề này, vì chống tham nhũng phải theo đúng tinh thần không có vùng cấm.
GS Nguyễn Xuân Hãn (ĐH Quốc gia Hà Nội): Nếu nói các ứng viên GS, PGS có hiện tượng chạy thì có thể có hội đồng nọ, hội đồng kia, như ở Hội đồng Toán - Lý tôi khẳng định luôn là không có chuyện đó. Nếu dư luận có chuyện tiêu cực thì phải làm rõ, chỉ rõ, không để mang tiếng cho toàn bộ các hội đồng cũng như hệ thống phong học hàm của chúng ta.
TS Lê Trường Tùng (Chủ tịch HĐQT ĐH FPT): “Bản chất GS tức là phải gắn với giảng dạy. Ở nước ta GS, PGS được xem là sự vinh danh và ngày càng biến tướng, thể hiện rõ nhất là năm 2017, lượng GS, PGS tăng đột biến trước khi có quy định mới về công nhận GS, PGS khiến dư luận bất bình. Giải tán Hội đồng chức danh GS Nhà nước, trả về cho các trường công nhận, mọi việc sẽ ổn. Về dư luận tiêu cực khi bỏ phiếu ứng viên ở các hội đồng, theo tôi cũng dễ hiểu, vì ứng viên phải qua 3 vòng bỏ phiếu kín ở hội đồng các cấp. Tiêu chí xét duyệt ngày càng rõ ràng hơn, nhưng khâu bỏ phiếu lại tiềm ẩn nguy cơ, vì có hội đồng theo quy định phải đạt 3/4 số phiếu, nhiều ứng viên bỏ phiếu 5 - 7 lần vẫn trượt mà không hiểu nguyên nhân vì đâu.
Nhà nước cần đưa ra quy chế công nhận GS, PGS với các tiêu chí rõ ràng, có thể cao, để xét duyệt GS, PGS; các trường căn cứ đặc thù của mình để đưa ra tiêu chí xét duyệt, tiêu chí mỗi trường có thể khác nhau nhưng ít nhất đều phải dựa vào tiêu chí của Nhà nước. Bộ GD-ĐT chỉ thực hiện vai trò quản lý nhà nước. Một khi đã có quy chế, tiêu chí rõ ràng thì sẽ tránh được cảm tính, tiêu cực trong bỏ phiếu.




LÀM RÕ PHẢN ÁNH CÓ TIÊU CỰC TRONG XÉT DUYỆT GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ

"Tôi có đủ bằng chứng để chứng minh rằng có tiêu cực rất lớn trong Hội đồng liên ngành. Nhà nước phải vào cuộc vấn đề này, vì chống tham nhũng phải theo đúng tinh thần không có vùng cấm", ông Vũ Hào Quang, Ủy viên Hội đồng Tư vấn Khoa học - Giáo dục và Môi trường của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nói.
Như tin đã đưa, Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách 1.226 giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) được xét duyệt năm 2017. Con số này cao kỷ lục trong suốt lịch sử 41 năm Nhà nước tổ chức xét phong/công nhận GS, PGS. 

LÀM RÕ PHẢN ÁNH CÓ TIÊU CỰC TRONG XÉT DUYỆT GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ
Các chuyên gia phản biện vấn đề đào tạo sau đại học
Trong số GS, PGS được xét duyệt, số người có công trình nghiên cứu khoa học được đăng trên các tạp chí ISI/Scopus rất thấp. Nhiều chuyên gia uy tín cho rằng “có tiêu cực” trong việc xét duyệt GS, PGS. Sau đây là ghi nhận ý kiến một số chuyên gia về vấn đề này.
- PGS-TS Phạm Bích San - Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội và các vấn đề phát triển: Đã có dư luận nói về tiêu cực “chạy” phiếu trong các hội đồng. Rồi dư luận cũng phàn nàn vì nhiều vị trí GS, PGS không gắn với công tác giảng dạy. Cần phải đặt câu hỏi một người làm quản lý mà lại làm được cả GS? 
Vì thế, để nâng cao chất lượng giáo dục sau đại học, theo tôi, đầu tiên là phải tách chuyện học tiến sĩ để đi làm quản lý, vì đây là 2 chuyện rất khác nhau. Quản lý là việc phải làm, xử lý ngay, còn tiến sĩ thì có thể nghiên cứu cả đời cũng được.
- Ông Vũ Hào Quang - Ủy viên Hội đồng Tư vấn Khoa học - Giáo dục và Môi trường của Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam: Hiện nhiều người tham gia quản lý, không giảng dạy gì cũng là GS, trong khi có những thầy giáo rất giỏi, dạy bạc đầu cũng không được phong GS, PGS. Vì thế, cần thiết trả việc xét duyệt GS, PGS về cho các trường. Bộ GD - ĐT chỉ là cơ quan xét duyệt cuối cùng của các trường, không cần đến cơ quan trung gian là hội đồng liên ngành như hiện nay. Đừng để râm ran dư luận rằng nỗi khốn cùng của người trí thức là qua 3 cấp hội đồng như hiện nay. 
Tôi có đủ bằng chứng để chứng minh rằng có tiêu cực trong Hội đồng liên ngành. Đơn cử bản thân tôi là người trong cuộc, là bằng chứng.  Tôi nghĩ có thể nếu có quan hệ không tốt thì khi bỏ phiếu, họ cứ gạch tên tôi đi,  bởi bỏ phiếu có phải ghi tên đâu? Tôi đủ tiêu chuẩn nhưng vẫn thiếu phiếu xét duyệt GS mà tôi cũng không biết vì đâu, có thể họ không thích tôi nên không bỏ phiếu. Trong khi đó điểm của tôi đến 40,6; hội đồng tuyên bố thành tích cao, tiêu chuẩn bài báo đạt. Tiêu cực chính là ở đó, tiêu cực ở quan hệ, bỏ cơ chế bỏ phiếu không ghi tên. Vì thế tôi đề nghị cần thiết thì giải tán Hội đồng liên ngành, chỉ còn 2 cấp hội đồng là cơ sở và Hội đồng Nhà nước. Hoặc không thì trả việc xét duyệt GS, PGS về cho các trường. Nhà nước phải vào cuộc vấn đề này, vì chống tham nhũng phải theo đúng tinh thần không có vùng cấm.
- GS Nguyễn Xuân Hãn (ĐH Quốc gia Hà Nội): Nếu nói các ứng viên GS, PGS có hiện tượng chạy thì có thể có hội đồng nọ, hội đồng kia, như ở Hội đồng Toán - Lý tôi khẳng định luôn là không có chuyện đó. Nếu dư luận có chuyện tiêu cực thì phải làm rõ, chỉ rõ, không để mang tiếng cho toàn bộ các hội đồng cũng như hệ thống phong học hàm của chúng ta.
- TS Lê Trường Tùng (Chủ tịch HĐQT ĐH FPT): “Bản chất GS tức là phải gắn với giảng dạy. Ở nước ta GS, PGS được xem là sự vinh danh và ngày càng biến tướng, thể hiện rõ nhất là năm 2017, lượng GS, PGS tăng đột biến trước khi có quy định mới về công nhận GS, PGS khiến dư luận bất bình. Giải tán Hội đồng chức danh GS Nhà nước, trả về cho các trường công nhận, mọi việc sẽ ổn. Về dư luận tiêu cực khi bỏ phiếu ứng viên ở các hội đồng, theo tôi cũng dễ hiểu, vì ứng viên phải qua 3 vòng bỏ phiếu kín ở hội đồng các cấp. Tiêu chí xét duyệt ngày càng rõ ràng hơn, nhưng khâu bỏ phiếu lại tiềm ẩn nguy cơ, vì có hội đồng theo quy định phải đạt 3/4 số phiếu, nhiều ứng viên bỏ phiếu 5 - 7 lần vẫn trượt mà không hiểu nguyên nhân vì đâu.
Nhà nước cần đưa ra quy chế công nhận GS, PGS với các tiêu chí rõ ràng, có thể cao, để xét duyệt GS, PGS; các trường căn cứ đặc thù của mình để đưa ra tiêu chí xét duyệt, tiêu chí mỗi trường có thể khác nhau nhưng ít nhất đều phải dựa vào tiêu chí của Nhà nước. Bộ GD-ĐT chỉ thực hiện vai trò quản lý nhà nước. Một khi đã có quy chế, tiêu chí rõ ràng thì sẽ tránh được cảm tính, tiêu cực trong bỏ phiếu.



Chủ Nhật, 4 tháng 2, 2018

Cựu thư ký ông Xuân Anh phải giải trình việc ở nhà Vũ "nhôm"

Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu ông Hồ Ánh, cựu thư ký ông Nguyễn Xuân Anh giải trình việc nhận ủy quyền nhà Vũ “nhôm”.



Trao đổi với chúng tôi chiều nay, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho biết đã nắm được thông tin ông Hồ Ánh, cán bộ Văn phòng Thành ủy nhận ủy quyền nhà đất của Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) được đăng trên báo chí.

“Việc đó là chuyện cá nhân nên sẽ làm theo quy trình. Tôi đã đọc được thông tin trên báo. Báo chí đăng tải thì sẽ kiểm tra để làm rõ. Việc này Văn phòng Thành ủy sẽ có chỉ đạo”, ông Nghĩa cho biết.

Cùng ngày, trên tờ Một Thế Giới dẫn lời ông Lương Nguyễn Minh Triết, Chánh Văn phòng Thành ủy cho biết đã đề nghị ông Hồ Ánh giải trình thông tin báo chí phản ánh.

Cựu thư ký ông Xuân Anh phải giải trình việc ở nhà Vũ "nhôm"
Căn nhà số 51 Nguyễn Thái Học

“Đây là chuyện của ông Ánh từ xưa, giờ báo chí đăng thông tin thì tôi yêu cầu phải giải trình. Tôi cũng mới về Văn phòng Thành ủy, thứ hai nữa chuyện này xảy ra từ khi ông Ánh đang làm cán bộ ở Văn phòng UBND TP, ông Ánh mới về Thành ủy năm 2015. 
Hiện vẫn đang đợi giải trình của ông Ánh, chuyện này là cá nhân của ông Ánh chứ Văn phòng không thể quản lý được chuyện đó”, ông Triết cho hay.

Hợp đồng ủy quyền giữa Vũ “nhôm” và ông Hồ Ánh thực hiện vào tháng 12/2013, trong đó ghi rõ vợ chồng ông Vũ “nhôm” ủy quyền đất, tài sản trên đất số 51 Nguyễn Thái Học (phường Hải Châu 1, quận Hải Châu) cho ông Hồ Ánh.

Thời gian nhận ủy quyền là 3 năm. Hợp đồng cũng cho phép ông Ánh được quyền nhập khẩu vào nhà đất ở địa chỉ nói trên.

Sau khi nhận ủy quyền, ông Hồ Ánh đã nhập hộ khẩu của mình cùng vợ con về địa chỉ 51 Nguyễn Thái Học. Hợp đồng ủy quyền đã được hủy do hết hạn 3 năm và không gia hạn.

Ông Hồ Ánh hiện là Phó Phòng Tổng hợp (Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng). Năm 2013, ông Nguyễn Xuân Anh là Phó chủ tịch UBND TP còn ông Ánh là cán bộ Văn phòng UBND TP và là trợ lý ông Xuân Anh.



Khi ông Xuân Anh làm Bí thư Thành ủy, ông Ánh được điều về Văn phòng Thành ủy và làm thư ký ông Xuân Anh.

Thứ Bảy, 3 tháng 2, 2018

Cựu thư ký ông Xuân Anh phải giải trình việc ở nhà Vũ "nhôm"

Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu ông Hồ Ánh, cựu thư ký ông Nguyễn Xuân Anh giải trình việc nhận ủy quyền nhà Vũ “nhôm”.


Trao đổi với chúng tôi chiều nay, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho biết đã nắm được thông tin ông Hồ Ánh, cán bộ Văn phòng Thành ủy nhận ủy quyền nhà đất của Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) được đăng trên báo chí.

“Việc đó là chuyện cá nhân nên sẽ làm theo quy trình. Tôi đã đọc được thông tin trên báo. Báo chí đăng tải thì sẽ kiểm tra để làm rõ. Việc này Văn phòng Thành ủy sẽ có chỉ đạo”, ông Nghĩa cho biết.

Cùng ngày, trên tờ Một Thế Giới dẫn lời ông Lương Nguyễn Minh Triết, Chánh Văn phòng Thành ủy cho biết đã đề nghị ông Hồ Ánh giải trình thông tin báo chí phản ánh.

Cựu thư ký ông Xuân Anh phải giải trình việc ở nhà Vũ "nhôm"
Căn nhà số 51 Nguyễn Thái Học

“Đây là chuyện của ông Ánh từ xưa, giờ báo chí đăng thông tin thì tôi yêu cầu phải giải trình. Tôi cũng mới về Văn phòng Thành ủy, thứ hai nữa chuyện này xảy ra từ khi ông Ánh đang làm cán bộ ở Văn phòng UBND TP, ông Ánh mới về Thành ủy năm 2015. 
Hiện vẫn đang đợi giải trình của ông Ánh, chuyện này là cá nhân của ông Ánh chứ Văn phòng không thể quản lý được chuyện đó”, ông Triết cho hay.

Hợp đồng ủy quyền giữa Vũ “nhôm” và ông Hồ Ánh thực hiện vào tháng 12/2013, trong đó ghi rõ vợ chồng ông Vũ “nhôm” ủy quyền đất, tài sản trên đất số 51 Nguyễn Thái Học (phường Hải Châu 1, quận Hải Châu) cho ông Hồ Ánh.

Thời gian nhận ủy quyền là 3 năm. Hợp đồng cũng cho phép ông Ánh được quyền nhập khẩu vào nhà đất ở địa chỉ nói trên.

Sau khi nhận ủy quyền, ông Hồ Ánh đã nhập hộ khẩu của mình cùng vợ con về địa chỉ 51 Nguyễn Thái Học. Hợp đồng ủy quyền đã được hủy do hết hạn 3 năm và không gia hạn.

Ông Hồ Ánh hiện là Phó Phòng Tổng hợp (Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng). Năm 2013, ông Nguyễn Xuân Anh là Phó chủ tịch UBND TP còn ông Ánh là cán bộ Văn phòng UBND TP và là trợ lý ông Xuân Anh.

Khi ông Xuân Anh làm Bí thư Thành ủy, ông Ánh được điều về Văn phòng Thành ủy và làm thư ký ông Xuân Anh.

Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2017

BẮT TẠM GIAM EM TRAI ÔNG ĐINH LA THĂNG


Một loạt quan chức cấp cao bị bắt trong những ngày cuối tuần qua cho thấy quyết tâm chính trị của Đảng trong phòng chống tham nhũng, và việc ông Đinh La Thăng bị bắt để điều tra cũng là minh chứng cho thấy không có vùng an toàn nào cho quan tham. 
Vào chiều ngày 08/12/2017, một loạt quyết định liên quan công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã được các cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước đưa ra: Bộ Chính trị quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng, sinh hoạt cấp ủy (gồm cả sinh hoạt Ban Chấp hành Trung ương), Ủy ban Thường vụ Quốc hội tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng. Những quyết định quan trọng này được đưa ra khi cơ quan bảo vệ pháp luật quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị (sau này là Hội đồng thành viên) Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN); đại biểu Quốc hội khóa XIV; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Trong một diễn biến khác có liên quan, cũng trong ngày 08/12, Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Quốc Khánh, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. 
Ông Đinh Mạnh Thắng
Và vào sáng ngày 09/12/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đinh Mạnh Thắng (55 tuổi), Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà về hành vi tham ô tài sản. Đáng chú ý, ông Đinh Mạnh Thắng là em trai của ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Theo Bộ Công an, ông Thắng bị bắt do các sai phạm có liên quan đến vụ án Cố ý làm trái, tham ô tài sản xảy ra Tổng công ty xây lắp dầu khí VN (PVC). Hiện cơ quan điều tra Bộ Công an tiếp tục điều tra mở rộng vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại PVN. Điều đặc biệt là ngay sau khi báo chí loan tin, dư luận đều tỏ ra vui mừng, đồng tình và ủng hộ thái độ kiên quyết của Đảng và Nhà nước trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Những động thái ấy xóa tan đi nghi ngờ về sự nể nang, né tránh, về “vùng cấm” trong chống tham nhũng. Những quyết định quan trọng này sẽ góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, và đó chính là sức mạnh đưa cuộc đấu tranh chống tham nhũng đến thành công.



Nguồn chôm chỉa trên internet

Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

Khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng


Nóng rực: Sau khi bị cho thôi đại biểu Quốc hội, anh Đinh La Thăng lại bị đình chỉ sinh hoạt Đảng, đồng thời khởi tố, bắt tạm giam. Đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: Không có vùng cấm trong phòng chống tham nhũng. 
Khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng
Ông Đinh La Thăng

Ngày 08/12/2017, Bộ Chính trị đã quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng, sinh hoạt cấp uỷ (gồm cả sinh hoạt Ban Chấp hành Trung ương) đối với ông Đinh La Thăng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương từ ngày 08/12/2017 theo Quyết định khởi tố bị can số 522/C46, ngày 08/12/2017 và Lệnh bắt tạm giam số 134/C46, ngày 08/12/2017 của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an. Thời hạn đình chỉ được tính theo thời hạn quy định của pháp luật (kể cả gia hạn, nếu có). Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Kinh tế Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương và ông Đinh La Thăng thi hành Quyết định này. Quyết định trên căn cứ Điều lệ Đảng; căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá XII; căn cứ Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương quy định thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng và theo đề nghị của Đảng uỷ Công an Trung ương và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Trước đó, chiều cùng ngày, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã họp phiên bất thường, thông qua 02 nghị quyết với sự đồng thuận của tất cả Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt, về việc cho thôi đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng.  Ông Đinh La Thăng liên quan đến hai vụ án kinh tế nghiêm trọng mà cơ quan Công an đang điều tra. Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đang tiến hành điều tra 2 vụ án liên quan đến trách nhiệm của ông Đinh La Thăng: (1) Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật Hình sự); lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 Bộ luật Hình sự), gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc góp vốn của PVN vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại dương (Oceanbank); (2) Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật Hình sự) xảy ra tại Tổng Công ty Xây lắp dầu khí (PVC) liên quan Dự án Nhiệt điện Thái Bình II.



Nguồn lượm từ trang Tre làng


Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017

Đà Nẵng 1858: Khi súng hỏa mai dũng cảm đương đầu với vũ khí hiện đại bậc nhất thế giới (P2)

Trận đánh đáng nhớ nhất của quân Đại Nam mà không phải ai cũng biết chính là trận đánh tại nơi mà quân Pháp đặt chân đầu tiên đến Đại Nam vào năm 1858: Đà Nẵng. Cuộc đụng độ đầu tiên đó ghi nhận những nỗ lực to lớn của quân nhà Nguyễn với vũ khí thô sơ, phải đương đầu với vũ khí hiện đại hàng đầu thế giới lúc bấy giờ.
Sau khi liên quân đến đánh chiếm thành Gia Định, sắp đặt xong xuôi, Genouilly đưa 3.000 quân trở lại Đà Nẵng vào ngày 15/4/1859, chuẩn bị tiếp tục cho cuộc chiến tại đây.

Rút lui nhằm bảo toàn lực lượng

Đúng 5 ngày sau vào ngày 20/4/1859, liên quân tấn công vào phía tả ngạn, mở cuộc tấn công dữ dội vào thành Điện Hải. Nguyễn Tri Phương cho quân đánh trả quyết liệt, nhưng đứng trước hỏa lực rất mạnh ông phải cho quân rút lui để bảo toàn lực lượng.
Với mong muốn đánh nhanh thắng nhanh, ngày 8/5/1859 liên quân chia làm 3 cánh tấn công theo 2 hướng nhằm tạo thành gọng kìm siết chặt quân Đại Nam.


Bản đồ trận đánh ngày 8/5/1859. (Ảnh từ Lịch sử Đà Nẵng)

Cánh quân của Reybaud đánh từ hướng biển vào, nhắm vào các đồn Du Xuyên, Hải Châu, rồi tiến về Thạc Gián, Phước Ninh. Còn cánh của Faucon thì đánh Thạc Gián, Phước Ninh rồi tiến chếch về phía biển để bắt tay với quân của Reybaud. Trung quân của Lanzarote gồm những tay súng thiện xạ, lúc thì tiến qua trái giúp Faucon, lúc qua phải giúp Reybaud.
Trước đó Nguyễn Tri Phương cho quân và dân Đà Nẵng xây một phòng tuyến dài 3 km chạy từ Điện Hải đến Nại Hiên nhằm phòng thủ.
Sáng sớm ngày 8/5, đạn pháo liên quân nhắm thẳng vào các đồn của Đại Nam mà trút đạn như mưa, các cánh quân cũng lần lượt xuất kích. Do biết trước địa hình phòng thủ của quân Đại Nam từ các đợt tấn công trước, vì thế mà chông tre hay hào sâu không còn làm liên quân bất ngờ. Liên quân vượt qua được các hố chông áp sát lũy đất. Quân  Đại Nam dựa vào lũy đất bắn trả, nhưng súng hỏa mai thủ công, chỉ bắn được một phát rồi lại lo nạp đạn nên rất chậm, tằm bắn cũng ngắn. Dù thế quân nhà Nguyễn vẫn kiên cường cố thủ, Hiệp quản Phan Hữu Điểm vì thế mà trúng đạn hy sinh.
Nguyễn Tri Phương quan sát tình thế, thấy không thể tiếp tục cầm cự được, để bảo toàn lực lượng cho các trận đánh sau, ông quyết định rút khỏi phòng tuyến thứ nhất với các đồn Du Xuyên, Thạc Gián, Hải Châu để bảo vệ phòng tuyến thứ 2 là các đồn các đồn Liên Trì, Nại Hiên và Nghi Xuân…
Trong khi đó cánh quân tấn công vào Thạc Gián và hai đồn thượng hạ ở Hải Châu bị đội quân Ứng Nghĩa của Phạm Gia Vĩnh phối hợp cùng quân triều đình đánh cho liên quân tan tác, thua trận phải bỏ chạy về bán đảo Sơn Trà.
Đến hơn 10 giờ sáng thì cuộc chiến kết thúc, quân Đại Nam bị mất 3 đồn lớn cùng 54 khẩu đại bác, Hiệp quản Phan Hữu Điểm cùng 700 binh sĩ tử trận; phía liên quân có hơn 100 người bị tử trận. Đây được xem là trận đánh lớn nhất ở Đà nẵng từ trước đến nay của hai bên.


Liên quân đổ bộ. (Ảnh minh họa từ infonet.vn)

Thời tiết và bệnh dịch kìm chân Liên quân

Quân Đại Nam rút về phòng tuyến thứ hai phòng thủ khá kiên cố, khiến liên quân không dễ tấn công. Lúc này cái nóng của mùa hè khiến binh lính liên quân rất khó chịu. Tháng 6 và tháng 7 một trận dịch tả hoành hoành ở căn cứ của liên quân khiến số người chết cứ tăng lên. Hai đại úy là Loubière và Gascon Cadubon đã chết bởi bệnh ôn dịch. Trong vòng một tháng (15/6 đến 18/7) tiểu đoàn 3 bị chết 136 người.
Thời tiết nóng nực cùng dịch bệnh làm hao mòn sức tấn công của liên quân. Kể từ khi tấn công Đà Nẵng ngày 1/9/1858 cho đến tháng 7/1859, suốt 10 tháng đó liên quân chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà cùng vài đồn lẻ tẻ ngoài rìa Đà Nẵng mà không tiến sâu vào được.
Mặt khác sau vài lần cho thêm viện binh, bên chính quốc (Pháp) lại khó khăn nên không thể chi viện thêm được nữa. Những điều này đã khiến cho Liên quân bị sa lầy ở Đà Nẵng.

Quân Pháp phải nghị hòa

Để giải quyết tình trạng này, chính quyền Pháp đã lệnh cho De Genouilly phải chủ động nghị hòa với triều đình nhà Nguyễn.
Để có được thế mạnh khi nghị hòa, De Genouilly cho tàu chiến đi bắn phá bãi Cam ở Bình Định, pháo đài Hổ Cứ, thiêu hủy các tàu thuyền của triều đình và người dân vùng Quảng Bình và Quảng Trị.
Đến ngày 20/6/1859 de Genouilly đã đề nghị nghị hòa với chỉ 3 điều khoản ngắn gọn như sau:
  • Tự do truyền giáo
  • Tự do thương mại
  • Mở nhượng địa ở vùng đất nhỏ nhằm đảm bảo việc thực hiện nghị hòa

Triều đình lúng túng, cuộc chiến quả cảm của người Đà Nẵng tiếp tục

Vua Tự Đức nhận được bản nghị hòa này không biết nên làm thế nào, nên đưa ra triều đình để bàn bạc. Tuy nhiên các quan trong triều đình đều có nhiều ý kiến khác nhau, tập trung lại thì có 3 nhóm ý kiến như sau:
  • Nhóm Trương Đăng Quế, Phan Thanh Giản, Lưu Lượng cho rằng nên giảng hòa, nhưng trước đó cần củng cố thế trận phòng thủ thật vững rồi hẵng hòa.
  • Nhóm Trần Văn Trung, Trương Quốc Dụng, Tống Phước Minh, Lâm Duy Hiệp, Phan Huy Vịnh v.v. cho rằng nhà Thanh mạnh thế mà còn không chống cự nổi phương Tây nên mình cũng khó thắng, nên hãy cố thủ cho vững, “lấy cách chủ đãi khách mà đối phó để làm kế trì cửu rồi sau sẽ tùy cơ xử trí.”
  • Nhóm Tô Linh, Phạm Hữu Nghị, Trần Văn Vi, Nguyễn Đăng Điều, Lê Hiếu Hữu v.v. thì quyết chủ chiến.
Nhiều quan khác cũng góp nhiều ý kiến khác nhau, khiến vua Tự Đức rối như tơ vò nói: “các ngươi biết rằng chiến thủ là khó, không biết rằng hòa lại càng khó hơn”.
Trong khi nhà Vua không biết quyết như thế nào thì Bùi Quị đi công cán từ phía Bắc trở về đã tâu rằng: “Đình thần kẻ nói hòa người nói thủ, kẻ bàn chống người bàn chèo, ai giữ ý nấy, như vậy, gặp việc gấp rút sao giúp nhau được. Xin Hoàng thượng độc đoán, tự định qui mô để ai nấy phải theo.”Vua cho là phải liền giao cho Nguyễn Tri Phương cầm đầu việc thương nghị.
Cuộc thương nghi kéo dài qua hai tháng 7 và 8 nhưng không đi đến được kết quả nào, bởi 3 điều mà Pháp đưa ra đều là những điều cấm kỵ đối với triều đình nhà Nguyễn.
Giữa lúc hai bên đang bàn nghị hòa thì tháng 8/1859, Nguyển Tư Giản dâng mật sớ tâu không nên hòa. Sự việc được quyết định rồi, nay có người tâu nên làm khác đi khiến nhà Vua không biết nên xử trí ra sao, nên lại đưa ra bàn với các đại thần trong triều.
Phan Thanh Giản và Trương Đăng Quế cho rằng việc nhượng đất là không chấp nhận được; việc tự do thương mại thì đã có lệ, tức có thể đến buôn bán nhưng không được lập cơ sở; còn việc truyền giáo có thể bỏ lệnh cấm truyền giáo nhằm chấm dứt can qua.
Nhà Vua nhiều việc không biết nên quyết định ra sao, nên ý chỉ truyền đến Nguyễn Tri Phương không được rõ ràng, vì thế trên bàn nghị hòa một số việc Nguyễn Trí Phương lúng túng không biết xử lý như thế nào cho đúng ý Vua.


Chiến hạm quân Pháp. (Ảnh từ Wikipedia)

Genouilly thấy việc nghị hòa kéo dài mà không đưa đến được kết quả nào, cho rằng phía Đại Nam không có thiện chí, mượn cớ nghị hòa nhằm kéo dài thời gian để củng cố lực lượng. Lúc này mùa hè sắp qua, những khó khăn về thời tiết nóng nực hay dịch bệnh cũng không còn, vì thế vào ngày7/9 Genouilly tuyên bố chấm dứt nghị hòa, chuẩn bị cuộc chiến vào phòng tuyến thứ 2 nhằm thẳng tiến đến trung tâm Đà Nẵng.
Và cuộc chiến quả cảm của người Đà Nẵng chống lại đội quân được trang bị hiện đại hàng đầu thế giới lại tiếp tục.
(còn nữa)
Theo 

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

NGƯỜI ĐỐT LÒ LỊCH SỬ



Lịch sử nước Việt ta
Qua bao nhiêu triều đại
Suy vong rồi tồn tại
Để rồi khải hoàn ca.
Nay nước Việt Nam ta
Đang tạo đà đổi mới
Lòng dân đang phấn khởi
Chờ tin người đốt lò.
Bao quan nhỏ quan to
Ngồi thi nhau đục khoét
Giờ lại đang lấm lét
Sợ mình là củi tươi.
Lịch sử sẽ ơn người
Một sỹ phu yêu nước
Nếu người "đốt lò" được
Nhân dân sẽ tôn thờ.
Đất nước đang trông chờ
Một chính phủ liêm khiết
Giờ đây dân đã biết
Một "sỹ phu Bắc Hà".
Đảng từ dân mà ra
Và lấy dân làm gốc
Ông xứng người nô bộc
Đại sỹ phu hiền tài.
Cuộc chiến chắc còn dài
Mong ông không đơn độc
Trước thế lực phản động
Đang vần vũ như mây.
Người nghĩa khí bậc thầy
Gióng lên hồi trống trận
Dẹp tan nỗi uất hận
Quét sạch lũ sói lang.
Nghĩa khí tấm lòng vàng
Làm lên trang sử mới
Lòng dân đang phấn khởi
Hướng về phía Ba Đình.
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ta làm nên lịch sử
Vượt qua cơn sóng dữ
Đưa đất nước vinh quang.
Từ quan huyện, quan làng
Bao quan đang run sợ
Những tên quan mắc nợ
Tội bất hiếu với dân.
Giờ đất nước đang cần
Những con người nghĩa khí
Chúng ta cùng chân lý
Hãy lên tiếng đi thôi.
Vận nước đã đến rồi
Chung tay ta tìm củi
Đốt chúng thành tro bụi
Bọn bán nước, hại dân.
Hãy sát lại thật gần
Nắm tay ta đoàn kết
Chúng ta không thể chết
Đừng vô cảm ngồi yên.
Người dân khắp mọi miền
Ta đồng tâm kiếm củi
Lửa thiêng đừng để lụi
Lò ta đã nóng rồi!
Hỡi các bạn của tôi
Hãy đáp lời đi chứ
Bớt đi lời trách cứ
Vô cảm và buông xuôi.
Chín mươi triệu con người
Lẽ nào ta bất lực
Cùng chung tay đồng sức
Giúp Bác Trọng đốt lò.
Dù củi nhỏ củi to
Cho vô lò đốt hết
Dẫu ta có phải chết
Để đất nước hồi sinh.
Hỡi tất cả dân mình
Cùng đồng tình đi nhé
Không phân biệt già trẻ
Cùng lên tiếng đấu tranh.
Góp gió bão sẽ thành
Lai nhiều thành bão mạng
Quan tham phải hoảng loạn
Đất nước sẽ thanh bình
Rạng rỡ ánh bình minh
Đất nước mình tươi sáng.
--- Nguyễn Tiến Du ---

Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

Những hành vi mờ ám của chính quyền Mỹ sau vụ khủng bố 11/9

Ngày 11/9/2001, cả thế giới bàng hoàng nghe tin hai toà tháp Trung tâm Thương mại Thế giới sừng sững tại New York đã đổ sụp trong một loạt vụ khủng bố nhằm vào nước Mỹ. 16 năm đã trôi qua nhưng những bí ẩn chưa có lời giải về thảm kịch kinh hoàng này vẫn ám ảnh nhiều người.
Trong chuỗi các vụ tấn công liên tiếp nhằm vào nước Mỹ trong ngày 11/9/2001, 19 tên khủng bố – không tặc – đã chiếm quyền điều khiển của 4 máy bay thương cỡ lớn rồi lần lượt tấn công các mục tiêu gồm: hai máy bay lao thẳng vào tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới (World Trade Center) tại thành phố New York, một máy bay khác đâm vào Lầu Năm Góc (trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ) tại Washington trong khi chiếc còn lại bị rơi xuống một cánh đồng ở Shanksville, Pennsylvania.
Vụ khủng bố 11/9 đã khiến 2.996 người thiệt mạng và là vụ tấn công đẫm máu nhất do thế lực bên ngoài gây ra tại Mỹ. Ngoài ra, còn khoảng gần 10.000 người bị thương hoặc ảnh hưởng sức khoẻ nghiêm trọng sau chuỗi sự kiện kinh hoàng này.
Không mất nhiều thời gian, Tổ chức khủng bố Al-Qaeda sau đó nhanh chóng xác nhận và bị xác nhận là những kẻ chủ mưu tiến hành các vụ tấn công nhằm vào Mỹ. Trong đó, lời hiệu triệu thánh chiến nhằm chống lại nước Mỹ do Osama bin Laden, thủ lĩnh của Al-Qaeda, được xem là động cơ lớn nhất dẫn tới hành động tấn công liều chết của 19 tên không tặc.
Đáng chú ý, 15 trong số 19 tên không tặc đến từ Saudi Arabia trong khi những kẻ còn lại tới từ UAE, Ai Cập và Lebanon – các nước đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại Trung Đông.
Những bí ẩn chưa có lời giải
1. Vì sao Mỹ cho phép người thân trùm khủng bố Osama bin Laden rời nước Mỹ vài ngày sau vụ 11/9?
Câu hỏi đầu tiên được dư luân đặt ra sau vụ khủng bố đẫm máu, đó là lý do Washington cho phép rất nhiều công dân Saudi Arabia, bao gồm nhiều người trong gia đình trùm khủng bố Osama bin Laden, rời nước Mỹ vài ngày sau vụ 11/9.
Báo cáo của Ủy ban 11/9 cho biết, sau khi không phận New York mở cửa trở lại, một chiến dịch đưa người Saudi Arabia rời khỏi Mỹ đã được tiến hành: 6 chuyến bay chở khoảng 140 công dân Saudi Arabia đã rời Mỹ từ ngày 14 đến 24/9/2001. Trong số đó, chuyến bay cất cánh ngày 20/9 chỉ chở 26 khách, phần lớn được cho là họ hàng của tên trùm khủng bố Osama bin Laden.
Ngay sau khi thông tin về việc này bị lộ lọt, Richard Clarke, người phụ trách đội xử lý khủng hoảng ở Nhà Trắng khẳng định hành động của Washington là bắt buộc và hợp lý. Theo Clarke, việc để những người Saudi Arabia trong đó có họ hàng của Bin Laden trở về quê hương nhằm giúp họ tránh khỏi làn sóng trả thù của những người quá khích trong nước.
Tuy nhiên, sự việc lại khiến nhiều chuyên gia kinh ngạc vì những người có thể cung cấp thông tin nhiều nhất cho nhà điều tra lại được phép rời khỏi nước Mỹ. Ông Jack Cloonan, cựu chuyên viên nhóm điều tra al-Qaeda của FBI và CIA, cho rằng tên trùm khủng bố rất có thể đã liên lạc với một người trong số này.
Có ý kiến thậm chí cho rằng chính quyền Washington đã toan tính mờ ám khi để “những manh mối sống” quan trọng cho quá trình điều tra rời đi bí ẩn.
2. Liệu có phải nước Mỹ đã hoàn toàn mất cảnh giác khi để xảy ra vụ 11/9? Có ai bị mất chức sau vụ khủng bố đẫm máu?
Trước khi xảy ra vụ 11/9, đã có một số sự kiện có dấu hiệu cho thấy những kẻ khủng bố sắp tấn công quy mô lớn nhằm vào nước Mỹ. Trong số đó có thể kể tới vụ đánh bom ở Trung tâm thương mại thế giới năm 1993, vụ đánh bom ở Đại sứ quán Mỹ tại Kenya và Tanzania năm 1998 và vụ tấn công nhằm vào chiến hạm USS Cole của Mỹ ở Yemen.
CIA thậm chí đã từng theo dõi tung tích của của một số tên không tặc tiến hành vụ khủng bố 11/9 khi chúng đặt chân tới Mỹ trước đó và xếp chúng vào danh sách đen cần lưu ý đặc biệt.
Tuy nhiên, vì lý do nào đó, các cơ quan chức năng Mỹ đã không kịp thời xử lý các thông tin tình báo này và để thảm hoạ xảy ra.
Một vấn đề khác cần phải nói tới, theo một bài báo được New York Times đăng tải năm 2001, một thời gian sau vụ khủng bố đẫm máu, những người có nghĩa vụ bảo vệ an ninh nước Mỹ không bị trừng phạt mà còn được thăng chức. Một trong những nhân vật điển hình bao gồm đại tướng không quân Richard Myers.
Vào thời điểm vụ khủng bố xảy ra, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Henry Hugh Shelton đang trên máy bay đến dự một cuộc họp của NATO. Do vậy, cấp phó của ông Shelton là Richard Myers trở thành người quản lý Bộ Quốc phòng trong tình huống khẩn cấp. Ông này đã thất bại trong việc ngăn chặn 4 máy bay thương mại bị không tặc. Ấy vậy, chỉ chưa đầy 1 tháng sau thảm hoạ, Myers vẫn nhận quyết định thăng chức Tổng tham mưu trưởng Liên quân và không hề bị kỉ luật.
3. Chính quyền Bush đã né tránh điều tra toàn diện vụ 11/9?
Phải sau một khoảng thời gian dài đối mặt với làn sóng phản đối gay gắt, Tổng thống George W. Bush mới phê chuẩn việc thành lập ủy ban điều tra, người phụ trách là Ngoại trưởng Henry Kissinger.
Theo giới quan sát, việc Nhà Trắng không thành lập uỷ ban điều tra toàn diện là để né tránh lỗ hổng của lực lượng an ninh và tình báo Mỹ.
4. Những kẻ khủng bố vẫn chưa chết?
Một trong những bí ẩn lớn nhất của vụ 11/9 là về số phận những kẻ khủng bố. Giới chức Mỹ xác nhận toàn bộ 19 tên khủng bố đều đã chết trong các vụ tấn công. Tuy nhiên, vài ngày sau, BBC lại đưa tin một số tên khủng bố đã trốn thoát và không hề hấn gì.
“Waleed al-Shehri là một trong 5 người FBI cáo buộc cố tình điều khiển phi cơ của American Airlines lao vào tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới. Tuy nhiên, lúc này anh ta đang khẳng định sự vô tội ở Casablanca, Morocco”, BBC đưa tin ngày 23/9/2001.
BBC cũng tiếp tục đề cập về Abdulaziz Al Omari, một trong những kẻ tấn công khác trên chuyến bay Amerrican Airlines. Theo đó, Omari tự xưng là một kỹ sư ở Saudi Arabia và bị mất hộ chiếu khi du học ở thành phố Denver, bang Colorado.
Sau bản tin của BBC, Giám đốc FBI khi đó là ông ông Robert Mueller, đã thừa nhận rằng việc xác định danh tính của một số kẻ không tặc đã không minh bạch.
Việc này đã dấy lên nghi ngờ về việc liệu những kẻ gây ra những vụ tấn công khiến 3.000 người thiệt mạng có đang sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật ở đâu đó trên trái đất?
5. Tại sao chưa đầy một tháng sau vụ tấn công 11/9, Mỹ lại vội vã tấn công Afghanistan?
Không mất nhiều thời gian sau vụ tấn công, Tổ chức khủng bố Al-Qaeda nhanh chóng xác nhận và bị xác nhận là những kẻ chủ mưu tiến hành các vụ tấn công nhằm vào Mỹ. Trong đó, lời hiệu triệu thánh chiến nhằm chống lại nước Mỹ do Osama bin Laden, thủ lĩnh của Al-Qaeda, được xem là động cơ lớn nhất dẫn tới hành động tấn công liều chết của 19 tên không tặc.
Mặc dù 15 trong tổng số 19 tên không tặc đến từ Saudi Arabia trong khi những kẻ còn lại tới từ UAE, Ai Cập và Lebanon – các nước đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại Trung Đông – nhưng Mỹ cho rằng, chính sự bao bọc của Taliban- một phong trào Hồi giáo thống trị ở Afghanistan từ năm 1996 đến năm 2001 mới là kẻ đầu sỏ cần bị trừng trị.
Ngày 7/10/2001, Cựu Tổng thống George W. Bush, với sự hậu thuẫn từ Quốc hội Mỹ, đã phát lệnh mở cuộc tấn công quân sự toàn diện ở Afghanistan để tiêu diệt Al-Qaeda nhằm đánh bật quyền lực của Taliban.
16 năm sau cuộc chiến tốn kém của Mỹ tại quốc gia Trung Đông này, nhiều người vẫn đang hỏi tại sao Mỹ mất chưa đầy 1 tháng để tìm đủ lý do bắt đầu cuộc chiến tại Afghanistan, mất 2 năm để tìm ra mối liên hệ giữa phần tử Al-Qaeda với lực lượng tình báo Iraq và tiến hành cuộc chiến tại Iraq nhưng lại mất 10 năm để tìm và tiêu diệt thấy Bin Laden?
Cần lưu ý rằng, tại Iraq, giới chức Mỹ đã cáo buộc chính quyền Bagdad khi đó sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, đặc biệt là các phòng thí nghiệm cơ động có thể sản xuất vũ khí sinh học. Tuy nhiên, trong suốt cuộc chiến ở Iraq, Washington chưa phát hiện ra bất kỳ vũ khí hủy diệt hàng loạt nào.
Theo CÔNG AN NHÂN DÂN

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

NGUYỄN VĂN OAI GIEO NHÂN NÀO GẶT QUẢ ẤY

Sáng 18/9/2017, Tòa án nhân dân thị xã Hoàng Mai đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Nguyễn Văn Oai sinh năm 1981 trú tại xóm 4, Quỳnh Vinh, TX Hoàng Mai với các tội danh chống người thi hành công vụ được quy định tại điều 257 và tội không chấp hành án theo quy định tại điều 304 Bộ luật Hình sự năm 1999. Đây là kết quả tất yếu cho những kẻ ngông cuồng, dám coi thường sự nghiêm minh của pháp luật.
Điều 304, Tội không chấp hành án, Bộ luật Hình sự quy định: “Người nào cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Khoản 1 điều 257 Bộ luật Hình sự quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc  họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng  đến  ba năm”.
Bị cáo Nguyễn Văn Oai tại phiên xét xử sáng 18-9-2017
Đây là kết quả tất yếu sau hàng loạt các hoạt động chống phá chính quyền nhân dân của Nguyễn Văn Oai.
Nguyễn Văn Oai là đối tượng phản động đã từng vào tù ra tội với các tội danh chống phá chính quyền nhân dân. Theo đó, từ năm 2009 đến cuối năm 2011, Nguyễn Văn Oai đã bị tổ chức khủng bố Việt Tân lôi kéo gia nhập vào tổ chức. Bên cạnh đó, tổ chức khủng bố Việt Tân đã trực tiếp đào tạo, huấn luyện cho Nguyễn Văn Oai về phương thức đấu tranh “bất bạo động” cũng như chuẩn bị công cụ, phương tiện, kích động quần chúng nhân dân tập hợp lực lượng, âm mưu tiến hành phá rối an ninh, bạo loạn nhằm lật đổ chế độ.
Với các hành vi coi thường pháp luật, ngày 8 và 9/1/2013, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đã xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự đối với 14 bị cáo, trong đó có Nguyễn Văn Oai về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự.  Tại phiên tòa, hội đồng xét xử đã xử phạt 14 bị cáo tổng cộng 82 năm tù, trong đó bị cáo Nguyễn Văn Oai bị phạt 4 năm tù và bị quản chế 4 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính. Sau khi Nguyễn Văn Oai chấp hành xong hình phạt tù tại trại giam Nam Hà, được bàn giao về nơi cư trú ở xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An để chấp hành tiếp hình phạt bổ sung 4 năm quản chế, cấm đi khỏi nơi cư trú theo bản án sơ thẩm số 01/2013/HSST ngày 9/1/2013 của Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An.
Ngày 2/8/2015, Nguyễn Văn Oai chấp hành xong án phạt tù. Tuy nhiên, sau khi ra tù Nguyễn Văn Oai không những không chấp hành các quy định về quản chế, không chịu sự quản lý, giáo dục của chính quyền địa phương mà còn thường xuyên vi phạm nghĩa vụ quản chế ngay từ tuần đầu tiên về tại nơi cư trú. Trong đó, Nguyễn Văn Oai nhiều lần không đến chính quyền trình diện theo quy định. Khi cơ quan chức năng có mặt để kiểm danh, kiểm diện và gửi thông báo yêu cầu thực hiện nghĩa vụ của người chấp hành án quản chế, Nguyễn Văn Oai chửi bới, xé giấy thông báo và dùng gậy đánh một cán bộ công an. Vì vậy, Ban công an xã Quỳnh Vinh đã lập 18 biên bản về việc vi phạm nghĩa vụ chấp hành án đối với Nguyễn Văn Oai, 2 lần trực tiếp đến giải thích, thuyết phục. Chủ tịch UBND xã Quỳnh Vinh ban hành 3 bản thông báo yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thi hành án quản chế và 14 lần ký giấy triệu tập Oai đến UBND xã để thực hiện nghĩa vụ thi hành án quản chế nhưng Nguyễn Văn Oai không nhận,không chấp hành. Nguyễn Văn Oai đã ít nhất 2 lần tự ý đi khỏi nơi quản chế. Điều đó cho thấy mặc dù các cơ quan chức năng đã nhiều lần nhắc nhở, giáo dục, thuyết phục, nhiều lần ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nhưng Nguyễn Văn Oai vẫn tỏ ra ngoan cố, thách thức, thậm chí còn chống trả quyết liệt đối với người thi hành công vụ.
Với các hành vi thách thức chính quyền nhân dân, chống người thi hành công vụ của Nguyễn Văn Oai thì HĐXX TAND thị xã Hoàng Mai tuyên phạt Nguyễn Văn Oai 3 năm tù về tội “Chống người thi hành công vụ”, 2 năm tù về tội “Không chấp hành án”. Tổng hợp hai tội danh, Nguyễn Văn Oai phải chấp hành án phạt 5 năm tù, thời hạn tù tính từ ngày bị tạm giam (19/1/2017). Ngoài ra, Nguyễn Văn Oai phải chấp hành án phạt bổ sung 4 năm quản chế, cấm đi khỏi nơi cư trú chưa thi hành của bản án trước. Đây là quyết định hợp lý, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật.