KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Phan Sào Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phan Sào Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

Hai bị can khai hối lộ ông Phan Văn Vĩnh hơn 60 tỷ đồng


Nguồn tin riêng cho biết Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương khai đã đưa hối lộ cho ông Phan Văn Vĩnh hơn 60 tỷ đồng. Đến nay, ông Vĩnh vẫn chưa thừa nhận điều này.

Ngày 29/5, nguồn tin từ cơ quan có thẩm quyền liên quan vụ án cho biết mới đây Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố thêm tội danh Đưa hối lộ đối với Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam - hai người cầm đầu vụ cờ bạc ngàn tỷ qua mạng gây chấn động dư luận thời gian qua. Họ đã khai đưa hối lộ cho ông Phan Văn Vĩnh hơn 60 tỷ đồng.

Khởi tố thêm tội danh "Đưa hối lộ"

Con số này đang được cơ quan điều tra tiếp tục tập trung làm rõ dựa trên căn cứ lời khai và các chứng cứ vật chất khác. Tuy nhiên, qua rất nhiều lần hỏi cung, đấu tranh, bị can Phan Văn Vĩnh vẫn không thừa nhận hành vi nhận hối lộ này dù đã thể hiện rất trung thực, thành khẩn đối với những hành vi liên quan khác trong vụ án.

Về tài sản, ông Vĩnh có nhà xây kiên cố và một vườn cây cảnh tại thành phố Nam Định trị giá lớn, còn một số biệt thự thì đứng tên em gái ông. Nguồn tin này cũng cho biết bị can Nguyễn Thanh Hóa - nguyên Cục trưởng C50, cũng không thừa nhận hành vi nhận hối lộ.

Nguồn tin cho biết thêm, ông Võ Tuấn Dũng - nguyên Cục phó C50, có liên quan đến vụ án này. Nếu không xảy ra vụ ông Dũng “đột tử” hôm 04/5, gần như chắc chắn cơ quan điều tra sẽ sử dụng biện pháp ngăn chặn đối với ông này.

Hai bị can khai hối lộ ông Phan Văn Vĩnh hơn 60 tỷ đồng
Tướng Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa bị bắt vì liên quan đến tổ chức đánh bạc qua mạng. 
Ông Dũng được xác định là người đã soạn những văn bản liên quan gửi đến một số cơ quan thẩm quyền vào các năm 2014, 2015 và 2016, hòng “bao” cho hoạt động của đường dây cờ bạc. Tuy nhiên ông chỉ là người thực hiện dưới sự chỉ đạo của Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa.

Tính đến nay, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố 96 bị can, bắt giam hơn 40 bị can, trong đó Nguyễn Văn Dương bị khởi tố nhiều tội danh nhất, gồm: Tổ chức đánh bạc, Rửa tiềnĐưa hối lộ. Đây cũng là người đã nộp lại cho cơ quan điều tra gần 1.000 tỷ đồng thu lời bất chính từ đường dây cờ bạc. Được biết ông Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa đã mời luật sư (mỗi người mời 2 luật sư, đều thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội).

Dự kiến giai đoạn 1 của vụ án này sẽ kết thúc điều tra vào tháng 7/2018 để chuyển hồ sơ sang VKSND tỉnh Phú Thọ truy tố. Giai đoạn 2 của vụ án sẽ tiếp tục truy nã số người bỏ trốn, làm rõ và xử lý số người đánh bạc.

Vất vả và tốn kém cho công tác điều tra

Những khó khăn của cơ quan điều tra gặp phải ngay từ ban đầu khi phát hiện vụ án (tháng 7/2017) thể hiện rõ qua việc các điều tra viên phải di chuyển, đi lại, xác minh, điều tra, nắm bắt ở hàng chục tỉnh thành. Chỉ riêng phí mua vé máy bay (hạng giá rẻ hoặc hạng bình thường) đã lên đến 2 tỷ đồng, số tiền này hiện còn đang tạm nợ các hãng hàng không.

Nhiều cán bộ, chiến sĩ thậm chí đã bỏ tiền túi để chi phí cá nhân. Cơ quan điều tra huy động đến 80 cán bộ điều tra giỏi, trong đó đến cả từ công an các huyện, thị phục vụ vụ án, trong khi vẫn phải đảm bảo công tác gìn giữ an ninh trật tự địa phương, thực hiện các công việc nghiệp vụ khác, vụ án khác.

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2018

Nhà mạng hưởng lợi ngàn tỉ từ đường dây đánh bạc


Số tiền nạp qua cổng thanh toán tham gia đường dây đánh bạc xuyên quốc gia do Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Dương cầm đầu đến nay là 9.583 tỉ. Trong đó một lượng tiền lớn đã “chảy” qua nhà mạng, doanh nghiệp viễn thông hưởng khoảng 1.402 tỉ đồng.

Nhà mạng hưởng lợi ngàn tỉ từ đường dây đánh bạc
Bị can Nguyễn Văn Dương (đeo kính) và Phan Sào Nam tại cơ quan điều tra

Theo tin từ Bộ Công an, vụ án đường dây đánh bạc xuyên quốc gia cho thấy lỗ hổng lớn trong quản lý thẻ cào viễn thông, thẻ game, hoạt động trung gian thanh toán, tạo điều kiện cho các đối tượng lợi dụng để xây dựng hệ thống thanh toán cho hoạt động đánh bạc trực tuyến.

Viettel, Vinaphone, Mobifone hưởng từ 15,5 - 16,3%

Liên quan đến đường dây đánh bạc do Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Dương cầm đầu và nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về công nghệ cao Nguyễn Thanh Hóa "bảo kê", cơ quan điều tra cũng chỉ ra "lỗ hổng lớn trong quản lý thẻ cào viễn thông, thẻ game".

Kết quả điều tra xác định lượng tiền tham gia đánh bạc qua 2 đường chính là cổng thanh toán (cả hợp pháp và bất hợp pháp) và hệ thống đại lý.

Điều tra bước đầu xác định, tổng số tiền đánh bạc nạp qua các cổng thanh toán là 9.583,2 tỉ đồng (342 tỉ đồng/tháng). Trong đó, tiền từ thẻ viễn thông và thẻ game là 9.296 tỉ đồng, chiếm 97%; tiền từ các ngân hàng là 168 tỉ đồng, chiếm 1,75%.

Tiền tham gia đánh bạc qua các đại lý được giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng, bước đầu xác định khoảng 5.631,5 tỉ đồng.

Số tiền 9.583,2 tỉ đồng thu được qua các cổng thanh toán sẽ được phân chia cho các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán, doanh nghiệp phát hành thẻ game, nhóm đối tượng tổ chức (Dương, Nam, Trung, bao gồm cả chi phí vận hành và một phần nhỏ hạch toán vào các pháp nhân CNC, VTC online, Nam Việt) và trả thưởng cho con bạc.

Cơ quan điều tra xác định tiền chơi bạc từ thẻ cào chiếm 97% tổng lượng tiền chơi bạc qua các cổng trung gian thanh toán, trong đó, các doanh nghiệp viễn thông (Viettel, Vinaphone, Mobifone) hưởng từ 15,5 - 16,3%.

Ước tính doanh nghiệp viễn thông hưởng khoảng 1.402 tỉ đồng (tương đương 16% tổng giá trị thẻ viễn thông); doanh nghiệp trung gian thanh toán hưởng khoảng 258,4 tỉ đồng.

Nhóm Nguyễn Văn Dương hưởng khoảng 1.600 tỉ đồng; nhóm Phan Sào Nam và Hoàng Thành Trung hưởng khoảng 1.850 tỉ đồng; 2.645 tỉ đồng trả thường cho con bạc.

Nhà mạng quản lý thẻ cào lỏng lẻo

Bộ Công an đánh giá vụ án cho thấy lỗ hổng lớn trong quản lý thẻ cào viễn thông, thẻ game, hoạt động trung gian thanh toán.

Nhà mạng hưởng lợi ngàn tỉ từ đường dây đánh bạc


Điều tra cho thấy, hoạt động tổ chức đánh bạc qua game khó có thể thực hiện được với quy mô lớn như Rikvip nếu không có các cổng trung gian thanh toán và các loại thẻ cào. Tiền chơi bạc từ thẻ cào chiếm 97% tổng lượng tiền chơi bạc qua các cổng trung gian thanh toán.

"Lợi ích của các doanh nghiệp viễn thông khi cung cấp dịch vụ cho hoạt động đánh bạc này là không nhỏ. Việc quản lý hoạt động phát hành và sử dụng thẻ cào viễn thông lỏng lẻo khiến các thẻ cào dễ dàng trở thành phương tiện thanh toán cho các dịch vụ ngoài viễn thông, tạo điều kiện cho các đối tượng lợi dụng để xây dựng hệ thống thanh toán cho hoạt động đánh bạc trực tuyến" - Cơ quan Công an nhận định.

Cơ quan điều tra cũng cho rằng các cổng trung gian thanh toán đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tổ chức đánh bạc trực tuyến nhưng việc quản lý còn rất lỏng lẻo, khiến các doanh nghiệp trung gian thanh toán như VNPT EPAY, Ngân Lượng, Home Direct, Giải trí số dễ dàng cung cấp dịch vụ cho game bài Rikvip/Tip.club để con bạc tham gia đánh bạc trong thời gian dài.

Tuy nhiên, do thiếu hành lang pháp lý chặt chẽ, hoạt động trên không được Ngân hàng Nhà nước coi là hoạt động trung gian thanh toán để quản lý, trong khi Bộ Thông tin và Truyền thông không quản lý hoạt động thanh toán bằng thẻ cào.

Cũng theo Bộ Công an, việc quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ cho thuê máy chủ, cho thuê chỗ đặt máy chủ, tên miền, đầu số còn lỏng lẻo, các đối tượng tổ chức đánh bạc dễ dàng được cung cấp dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ, đường truyền Internet, IP, tên miền, kể cả tên miền quốc gia (.vn) từ các doanh nghiệp trong nước (VNPT, Viettel, Công ty cổ phần Mắt Bão, Công ty GMO Runsystem…); dễ dàng thuê các đầu số tổng đài của FPT để "chăm sóc khách hàng" và sử dụng dịch vụ nhắn tin thương hiệu của Công ty cổ phần truyền thông VMG để quảng bá Rikvip/Tip.club qua tin nhắn.

Theo một nguồn tin của chúng tôi, sau khi cơ quan điều tra làm rõ những vấn đề liên quan đến vụ án, số tiền mà các nhà mạng thu lời từ đường dây đánh bạc sẽ bị nhà chức trách thu hồi.

Bộ Công an cho biết đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo, đồng thời, đưa nhiều nội dung nhằm khắc phục những sơ hở, hạn chế này trong dự thảo Luật An ninh mạng dự kiến được Quốc hội xem xét thông qua trong kỳ họp thứ 5 sắp tới.

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

Dương "phò mã", Tướng Hóa và % lợi nhuận từ đường dây đánh bạc xuyên quốc gia


Vụ án đánh bạc xuyên quốc gia với hàng ngàn tỷ đồng này, thực ra đã mở màn từ hôm 01/9/2017. Lúc bắt Dương "phò mã" (gọi "phò mã" vì Dương là con rể của một cựu Ủy viên BCT), cơ quan chức năng thu hàng chục loại giấy tờ có mệnh giá và chứng minh tài sản lên đến hàng nghìn tỷ đồng.


Cùng lúc đó, Phan Sào Nam (SN 1979), Chủ tịch VTC online bỏ trốn.

Dương Phò mã, Tướng Hóa và % lợi nhuận từ đường dây đánh bạc xuyên quốc gia


(Tháng 6/2013, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương chỉ định bổ sung thêm 3 nhân sự vào BCH Đảng bộ Tổng Công ty VTC, trong đó có Phan Sào Nam - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc VTC Online, Bí thư Đảng ủy VTC Online).

Trước khi bắt Nguyễn Văn Dương (SN 1975), y được thông báo không đi khỏi nơi cư trú. Dĩ nhiên, từ thông báo ấy, bằng biện pháp nghiệp vụ đặc biệt, cơ quan chức năng biết rõ, sau Dương là những ai.

Vậy, đường dây đánh bạc do Dương cầm đầu được thực hiện như thế nào?

Dương và Phan Sào Nam thành lập công ty CNC với danh nghĩa nhập khẩu thiết bị công nghệ cao. Dĩ nhiên công ty này phải có sự "hợp tác" của tướng Hóa và cộng sự của tướng Hóa. 

Đã có lúc, người ta còn định tuyển Dương vào ngành, giống như Phan Anh Anh Vũ, nhưng vì Dương dính tiền án, nên đành phải thôi.

Có được CNC, Dương và Nam tổ chức đánh bạc qua mạng, thu hàng ngàn tỷ đồng.

Tướng Hoá và những người "hợp tác" với CNC được hưởng % lợi nhuận từ đường dây này. 

Sau khi Phan Sào Nam "từ nước ngoài về đầu thú", y đã nạp lại hơn 1.000 tỷ đồng.

Từ cuối 9/2017, khi chuyên án mở rộng điều tra, Tướng Hóa thấy động, cáo bệnh về thần kinh và nhập viện.

Quay lại mốc thời gian, Nguyễn Văn Dương đăng ký thành lập Cty TNHH Đầu tư Phát triển An ninh Công nghệ cao (CNC); chính thức được cấp GPKD, khai trương hoạt động vào 30/9/2011; kinh doanh thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông.

Ngày 05/4/2017, Ngân hàng Nhà nước trao Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho sản phẩm hệ thống thanh toán PAY365.

Theo đó, công ty CNC được cấp phép cung cấp 3 nhóm dịch vụ gồm: dịch vụ cổng thanh toán điện tử; dịch vụ ví điện tử và dịch vụ thu hộ, chi hộ trong thời hạn 10 năm.

Hệ thống thanh toán của công ty CNC là ứng dụng miễn phí trên website, điện thoại di động và TV, giúp chủ thẻ ngân hàng thanh toán cho các hoạt động mua sắm hằng ngày với hệ thống đa dạng các điểm chấp nhận thanh toán thuộc nhiều lĩnh vực.

"Thay vì phải ghi nhớ số tiền trong các thẻ ngân hàng, hay phải mang hàng loạt thẻ ATM để thanh toán dịch vụ, người sử dụng chỉ cần một chiếc điện thoại đã được tích hợp hệ thống thanh toán của CNC để thực hiện tất cả các giao dịch cần thiết trong cuộc sống" - ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Đầu tư Phát triển An ninh Công nghệ cao (CNC) khẳng định.

Thay vì ứng dụng CNTT để phục vụ cộng đồng, Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương lại tổ chức các game đánh bạc, thu lợi bất chính hàng nghìn tỷ và câu kết với tướng công an Nguyễn Văn Hóa để bảo kê.


Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2018

Vụ án Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa: AI CẦM ĐẦU ĐƯỜNG DÂY ĐÁNH BẠC NGHÌN TỶ?


Hai nhân vật cầm đầu đường dây đánh bạc qua mạng lên đến hàng nghìn tỷ đồng trong vụ án Nguyễn Thanh Hóa “bảo kê” được một số tờ báo tiết lộ thông tin là Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương.

Vụ án Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa: AI CẦM ĐẦU ĐƯỜNG DÂY ĐÁNH BẠC NGHÌN TỶ ?
Phan Sào Nam - Nguyên Chủ tịch HĐQT VTC Online.
Thông tin mới nhất vụ việc, ngày 11/3/2018, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Phú Thọ đã ra Quyết định Khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam 04 tháng đối với nguyên Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa (Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) - về tội “Tổ chức đánh bạc” quy định tại khoản 2, Điều 249 - Bộ luật Hình sự năm 1999. Một nguồn tin cho biết, hiện Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố và bắt tạm giam 74 đối tượng liên quan đến vụ việc đánh bạc sử dụng công nghệ cao.

Liên quan đến đường dây đánh bạc sử dụng công nghệ cao trên, Chuyên trang Đầu Tư Tài Chính Việt Nam - VietnamFinance cũng đăng tải thông tin tiết lộ: cuối 2017, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố vụ án hình sự “Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh thành”. Quá trình điều tra đã phát hiện đường dây đánh bạc thông qua mạng internet có quy mô cực lớn, có sự tham gia của hàng ngàn người trong và ngoài nước. Đường dây đánh bạc này được điều hành bởi 2 đối tượng là Phan Sào Nam - Nguyên Chủ tịch HĐQT VTC Online và Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao (CNC).

Theo VietnamFinance, Phan Sào Nam chính là người “lấy” 10 triệu USD của Quỹ đầu tư DWS Việt Nam cho VTC Online và giúp công ty này có những bước phát triển mạnh mẽ.

Tờ này cũng dẫn một nguồn tin cho biết, đợt tháng 01/2018 vừa qua, VTC Online đã có một số sự thay đổi. Người đại diện pháp luật hiện nay của VTC Online có tên là Trần Phương Huy. Ngoài VTC Online, ông Nam còn là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV truyền thông đa phương tiện VTC HCM, công ty được thành lập từ tháng 9/2011. Hiện nay, VTC HCM đã ngừng hoạt động.

Còn Nguyễn Văn Dương (SN 1975) là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao (CNC). Công ty này được thành lập trong tháng 9/2011, và có vốn điều lệ 20 tỷ đồng. Cổ đông ban đầu của CNC gồm: Nguyễn Văn Dương (góp 18 tỷ đồng) và Vũ Kim Hà (góp 2 tỷ đồng). Tháng 3/2016, Vũ Kim Hà thoái vốn khỏi CNC thay vào đó là Lưu Thị Hồng. Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương đã thành lập đường dây hoạt động theo phương thức kinh doanh các game đánh bạc trá hình trên mạng internet lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Tờ này cho biết, với trách nhiệm của lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, khi phát hiện hành vi sai phạm, ông Nguyễn Thanh Hóa thay vì ngăn chặn, còn có những hoạt động mang tính chất tiếp tay “bảo kê” cho đường dây này. Điều này cũng lý giải việc đường dây này hoạt động trong một thời gian dài với số lượng tiền giao dịch lên tới hàng ngàn tỷ đồng thì mới bị phát hiện, bắt giữ.

Trước đó, Kiến Thức đã đưa tin, ngày 11/3, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50 - Bộ Công an) về tội “Tổ chức đánh bạc” quy định tại khoản 2, điều 249, Bộ luật Hình sự năm 1999.

Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự: Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh thành; căn cứ kết quả điều tra vụ án, có đủ căn cứ xác định, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can số 09 và ra lệnh bắt bị can số 205 để tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Thanh Hóa về tội “Tổ chức đánh bạc”. Các quyết định và lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ phê chuẩn.

Cùng ngày, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với Nguyễn Thanh Hóa.

Tối cùng ngày, ngay sau khi thông tin Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Thanh Hóa (SN 10/3/1958, tại Bình Định; nơi cư trú: Tập thể Quận ủy Đống Đa, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội) về tội “Tổ chức đánh bạc” được đăng tải, bà Phạm Thị Hồng Hải - Chủ tịch UBND phường Láng Thượng (quận Đống Đa, TP Hà Nội) cho biết: “Khoảng 19h45 cùng ngày, Công an tỉnh Phú Thọ phối hợp với Công an phường Láng Thượng tiến hành khám xét nhà ông Nguyễn Thanh Hóa. Đến khoảng 21h lực lượng chức năng vẫn đang làm việc”.

CHUYỆN BẮT THIẾU TƯỚNG NGUYỄN THANH HÓA


Hẳn dư luận sẽ bàng hoàng khi nghe tin anh Thiếu tướng Công an, nguyên Cục trưởng - Cục phòng chống tội phạm công nghệ cao bị khởi tố và bị bắt.

Bàng hoàng cũng phải thôi. 

Là Công an, đeo lon Thiếu tướng, làm đến Cục trưởng mà còn hư hỏng, mất nết. Là người bảo vệ pháp luật, nhưng chính mình lại vi phạm pháp luật thì còn gì để nói?

Quan chức cấp cao mà hư đốn đến thế thì mong gì sự ủng hộ của người dân?

CHUYỆN BẮT THIẾU TƯỚNG NGUYỄN THANH HÓA

Theo thông tin từ Bộ Công an, ngày 11/3, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Phú Thọ đã ra Quyết định Khởi tố bị canLệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Thanh Hóa (60 tuổi, thiếu tướng, cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao - C50, Bộ Công an) về tội “Tổ chức đánh bạc” quy định tại khoản 2, Điều 249 - Bộ luật Hình sự năm 1999. Các Quyết định và Lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.

Trước khi bị khởi tố, bắt tạm giam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký Quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với anh Nguyễn Thanh Hóa.

Nguyễn Thanh Hóa bị bắt tại khoa Nội cao cấp - Bệnh viện 198 của Bộ Công an ở Hà Nội vào tối 11/3/2018, sau hơn hai tháng nhập viện chữa trị bệnh liên quan vấn đề thần kinh. Cùng ngày, cơ quan Điều tra - Công an tỉnh Phú Thọ phối hợp với lực lượng chức năng thực hiện lệnh khám xét nhà anh Hóa tại Tập thể Quận ủy Đống Đa (phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội).

Buổi sáng ngày 11/3, Ban Bí thư đã họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để nghe Đảng ủy Công an Trung ương và các cơ quan chức năng liên quan báo cáo kết quả điều tra. Ban Bí thư cho rằng, đây là vụ án có quy mô đặc biệt lớn, liên quan cán bộ của lực lượng công an, tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm, nhiều người...

Nguyễn Thanh Hoá sinh ngày 10/3/1958 tại Bình Định; nơi cư trú: Tập thể Quận ủy Đống Đa, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Tp. Hà Nội.

Được biết, sau khi Công an tỉnh Phú Thọ khởi tố vụ án "sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền" xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh thành, anh Hóa đã bị đình chỉ chức vụ từ cuối năm 2017.

Trước đó, ngày 25/5/2017, Công an tỉnh Phú Thọ nhận được đơn trình báo từ bà Võ Minh Phương (ở phường Nông Trang, TP Việt Trì) về việc ngày 16/5/2017, bà Phương bị một đối tượng sử dụng nick facebook để lừa đảo, chiếm đoạt 110 thẻ cào điện thoại trị giá 55 triệu đồng.

Từ nguồn tin này, Công an tỉnh Phú Thọ đã lập chuyên án đấu tranh, đến ngày 26/7/2017 xác minh, bắt giữ đối tượng Lê Văn Huy (SN 1997, ở tỉnh Quảng Trị) là người lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của bà Phương. Huy khai nhận, sau khi chiếm đoạt tài sản của bà Phương, Huy đổi thành tiền ảo của đại lý Lê Anh Dũng (ở TP Đà Nẵng) để đánh bài trực tuyến qua hình thức game bài Rikvip.

Tiếp tục đấu tranh mở rộng, Phòng An ninh kinh tế, Phòng An ninh điều tra phối hợp với Cục An ninh mạng - Bộ Công an tiến hành khám xét, bắt giữ các đối tượng cầm đầu tổ chức đánh bạc trực tuyến trên mạng internet tại Công ty TNHH dịch vụ phát triển đầu tư Nam Việt và Công ty đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao; bắt khẩn cấp đối tượng Nguyễn Văn Dương (SN 1975, Chủ tịch HĐQT) và Lưu Thị Hồng (SN 1976, Tổng Giám đốc Công ty đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao).

Kết quả điều tra ban đầu, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Phú Thọ làm rõ số tiền các đối tượng thu lợi bất chính từ hành vi đánh bạc là 2.777 tỷ đồng.

Đáng chú ý, trong đường dây đánh bạc này được điều hành bởi Nguyễn Văn Dương (SN 1975) là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao có vốn điều lệ 20 tỷ đồng.

CHUYỆN BẮT THIẾU TƯỚNG NGUYỄN THANH HÓA
Phan Sào Nam - Nguyên Chủ tịch HĐQT VTC Online.
Trong khi đó, Phan Sào Nam (SN 1979) từng là Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần VTC truyền thông trực tuyến (VTC Online). Ngoài VTC Online, ông Nam còn là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV truyền thông đa phương tiện VTC HCM.


Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Phú Thọ đang điều tra mở rộng vụ án, làm rõ trách nhiệm của các đối tượng có liên quan, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.