KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn NÊN SUY NGHĨ VÀ HÀNH ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO VỀ TÌNH HÌNH Ở MYANMAR???. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NÊN SUY NGHĨ VÀ HÀNH ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO VỀ TÌNH HÌNH Ở MYANMAR???. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 11 tháng 3, 2021

NÊN SUY NGHĨ VÀ HÀNH ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO VỀ TÌNH HÌNH Ở MYANMAR???

Hiện có hai luồng suy nghĩ có dấu hiệu lệch lạc tương đối nặng gồm:
- So sánh Myanmar với Campuchia thời Pol Pot rồi hô hào, dọa "giải phóng" Myanmar với đủ mọi lý do


- Cổ vũ tình hình bạo lực tại Myanmar
Thứ nhất, cần khẳng định rõ ràng là tình hình hiện nay tại Myanmar khác hoàn toàn với Campuchia thời Pol Pot, khác từ yếu tố địa chính trị cho tới bản chất bạo lực. Việc so sánh thảm họa diệt chủng Khmer Đỏ ở Campuchia với xung đột giữa chính quyền quân sự vừa đảo chính với người biểu tình ở Myanmar là quá khiên cưỡng, thậm chí còn cho thấy nhận thức giới hạn về mặt địa chính trị.
Hãy nhớ rằng năm xưa chúng ta đánh Khmer Đỏ là để thực hiện nghĩa vụ quốc tế, giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng khiến hàng triệu người chết. Bên cạnh đó, Khmer Đỏ cũng nhiều lần đưa quân đánh phá biên giới, tấn công cả vào lãnh thổ Việt Nam và thảm sát hàng nghìn đồng bào của chúng ta.
Chúng ta đánh để xóa sổ một chế độ diệt chủng, khôi phục cuộc sống cho nhân dân Campuchia và cũng là để giữ yên tuyến biên giới Tây Nam, chứ không phải hứng lên là đánh để rồi phải đổ bao nhiêu máu, kinh tế tụt hậu nhiều năm vì những cuộc chiến ở hai đầu đất nước.
Tình hình ở Myanmar là công việc nội bộ của họ, quan điểm này đã được Việt Nam thể hiện rõ ràng trên mọi diễn đàn khu vực và quốc tế. Chúng ta KHÔNG CÓ QUYỀN và cũng KHÔNG CÓ LÝ DO để can thiệp vào chuyện nội bộ của họ, chứ đừng nói là "đưa quân giải phóng Myanmar".
Nhiều người Myanmar quay ra chửi bới các nước bày tỏ thái độ trung lập như Việt Nam hay Singapore đơn giản vì họ thất vọng, không có cách nào để giải tỏa bức bối khi vẫn đang trông chờ vào sự giúp đỡ từ nước ngoài. Chúng ta nên coi đó là sự bất lực, cũng là bài học về huy động nội lực thay vì trông chờ vào những yếu tố từ bên ngoài.
Việt Nam vẫn luôn đề cao hòa bình, ổn định và thịnh vượng để Myanmar phát triển kinh tế, chúng ta không đòi hỏi hay ra lệnh cho họ phải làm thế này thế kia. Mọi câu từ trong những thông cáo ngoại giao đều phải được suy tính kỹ, chứ không phải vui mồm thốt lên vài câu là xong.
Những tuyên bố của Bộ Ngoại giao cho thấy chúng ta quan ngại với tình hình bạo lực nói chung và kêu gọi các bên giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình, chứ không thể hiện ủng hộ bất kỳ bên nào trong khủng hoảng tại Myanmar.
Thông báo chiều nay về việc yêu cầu Myanmar bảo đảm an toàn tính mạng, quyền lợi chính đáng của người dân và doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar là biện pháp bảo hộ cần thiết, chứ không phải động thái dọa nạt hay dằn mặt ai. Đó là lý do bà con bên đó vẫn nên cẩn trọng, tuân thủ những quy tắc của chính quyền sở tại và khuyến cáo của đại sứ quán cùng Bộ Ngoại giao.
Đùa đùa kiểu tư tưởng bành trướng khắp Đông Nam Á thì vui, nhưng nói dai dễ thành nói dại, cái gì quá cũng không tốt. Vì vậy hãy bỏ ngay tư tưởng động tí là đòi "giải phóng Myanmar" hay cổ vũ bạo lực, điều đó không hay ho chút nào.