KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Phùng Xuân Nhạ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phùng Xuân Nhạ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

ĐÔI ĐIỀU VỀ QUY ĐỊNH "SINH VIÊN BÁN DÂM"

Tràn ngập trên cộng đồng mạng xã hội facebook những ngày qua là vô số những bàn luận, mỉa mai, chế nhạo, cười cợt, xuyên tạc... với đủ thứ hồ ngôn loạn ngữ của các facebooker. Tất cả xoay quanh một chủ đề “sinh viên bán dâm”.

ĐÔI ĐIỀU VỀ QUY ĐỊNH "SINH VIÊN BÁN DÂM"

 Còn bạn, bạn thấy gì từ bức hình này? Hẳn rất nhiều người vừa nhìn đã nghĩ ngay “cho sinh viên bán dâm đến lần thứ 4 kìa, hẳn là dự thảo điên rồ của Bộ GD&ĐT!”. Xin thưa, nếu bạn nghĩ như vậy, xin bạn bỏ chút thời gian thay vì còm men chửi bới trên các diễn đàn hay cười cợt với bạn bè, những người cùng câu trả lời cho câu hỏi trên của tôi, để đọc chút “tâm sự mỏng” của tôi.
Bức hình trên là tôi trích ra từ “Phụ lục: một số nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật sinh viên (kèm theo thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT ngày 05/4/2016 của Bộ GD&ĐT ban hành quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy” (chi tiết hơn mời bạn tra anh gốc-le giúp tôi). Như vậy, hình thức xử lý đối với hành vi “sinh viên bán dâm” đã được quy định cụ thể bằng Thông tư và có hiệu lực từ tháng 5/2016, do chị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT ký ban hành. Xin nhắc lại, đây là Thông tư, đã được áp dụng, đừng nhầm với cái dự thảo mà Bộ GD&ĐT vừa đưa lên rồi lại gỡ xuống đâu nhé.
Dự thảo là thứ mà chưa chính thức ban hành, chưa có hiệu lực! Bộ GD&ĐT đưa lên để xin ý kiến các vị đóng góp, nhưng thay vì bình tĩnh tìm hiểu, đánh giá và góp ý thì cái mà anh Nhạ nhận được là làn sóng phẫn nộ không-thể-chịu-nổi từ cộng-đồng-trí-thức-mạng. Đó là nguồn gốc của cái nội dung gọi là “sinh viên bán dâm”.
Còn hành vi bán dâm, các bạn đã xem quy định của pháp luật xử lý đối với người bán dâm chưa? Nếu chưa, xin mời lại gặp anh gốc-le chứ đừng tự đặt ra cái hình phạt tưởng tượng trong đầu mình, rằng thì là mà phải bắt, phải nhốt, phải đi tù... Đó là về quy định của pháp luật. Ở đây, tôi xin nêu mấy ngu ý như thế này:
Thứ nhất, quy định đuổi học đối với sinh viên có hành vi bán dâm lần thứ 4, không có nghĩa là cho phép sinh viên được bán dâm 3 lần. Các luật-sư-mạng lý luận cấm lần thứ 4 nghĩa là cho phép 3 lần trước thì khác gì nói: bán hê-rô-in trọng lượng 100gram trở lên thì bị tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình nghĩa là cho phép bán 99gram, cứ bán 99gram đổ lại thì ko phải đi tù hoặc tử hình (theo Bộ luật Hình sự, cần rõ hơn thì tra gốc-le). Cái kiểu lý luận khôn như thế, ở xóm tôi nhà nào cũng nuôi một con😊
Thứ hai, tôi tự hỏi: tại sao cùng hình thức xử lý, cùng hành vi mà hơn 2 năm trước ra quy định đối với sinh viên hệ đại học hệ chính quy các con giời im re? Còn giờ đụng đến sinh viên hệ cao đẳng, trung cấp sư phạm thì gào như lên đồng? Không lẽ phân biệt đối xử giữa sinh viên sư phạm với các ngành khác chăng? Hay phân biệt đối xử giữa sinh viên hệ đại học và hệ cao đẳng? Hay bản thân không hiểu gì về quy định, về pháp luật, về phương pháp giáo dục, cảm hóa, về cái tình - về cái lý mà chỉ đơn thuần bị dắt mũi, bị kích động? Câu hỏi tôi xin được bỏ ngỏ cho mỗi người tự trả lời.
Thứ ba, đối với cái lý luận cùn: nếu bị bắt thì trường hợp sinh viên bán dâm đó ngu gì khai lần thứ 4 để bị đuổi học? Cái gì vậy các con giời, có phải con nít chơi với nhau đâu mà cãi nhau bằng miệng? Lý luận kiểu này xóm tôi không nuôi nữa, xổng nhà ra bị bọn trộm (có khi là bọn cướp) nó bắt hết rồi! Lần thứ mấy thì chỉ có người bán mới biết được (ở đây không tính mấy đối tượng chuyên nghiệp nhớ không xuể ra😊), còn cơ quan chức năng, cơ quan quản lý giáo dục căn cứ trên biên bản vi phạm hành chính mà đếm, mà xử lý chứ.
Nói đi rồi thì cũng phải nói lại. Trong trường hợp này, quan điểm cá nhân tôi đối với Bộ GD&ĐT là tôi chê nhiều hơn khen. Không phải chê vì ra cái quy định này, không phải chê vì sao không kiên quyết đuổi học ngay từ lần bán dâm đầu tiên... Tôi biết các vị cũng đau đầu, nhức óc, trăn trở lắm mới xuất bản ra được dự thảo này. Theo tôi dự thảo này thiết thực lắm, rõ ràng lắm, nhân văn và mang tính răn đe, giáo dục lắm, có lý và có tình, điểm này tôi khen. Vậy chê cái gì? Tôi chê các vị đã vụng chèo, lại vụng luôn cả chống! Đưa ra dự thảo nhưng không có giải thích rõ ràng, nhất là với những quy định mang tính-nhạy-cảm-cao, để rồi nhận cả rổ phẫn nộ từ cộng đồng mạng. Rồi thì rằng là, nhanh chóng chỉ đạo rút lại dự thảo “trong đêm” và “khẳng định sẽ xem xét, xử lý trách nhiệm cá nhân trong ban soạn thảo có liên quan việc này” (dẫn lời một số bài báo mạng) - kiểu “lỗi tại thằng đánh máy” - câu nói hài hước của cư dân mạng giờ được thể hiện tròn trịa quá. Tôi đọc mấy bài báo mà nghe lòng chua xót. Tại sao anh phải rút lui như thể mình vừa làm sai một chuyện động trời như vậy???
Kiến thức, tầm nhìn, bản lĩnh chính trị là những điều cần thiết để anh lèo lái con tàu giáo dục nước nhà trong thời điểm hiện nay vượt qua sóng gió. Chúc anh luôn vững vàng.
Kính phím! 

CÙI BẮP

BỘ TRƯỞNG PHÙNG XUÂN NHẠ QUYẾT SỬA SAI QUY ĐỊNH ĐUỔI SINH VIÊN CÓ HOẠT ĐỘNG BÁN DÂM


Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, ngày 30/10, Quốc hội tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn với các thành viên Chính phủ. Bên lề kỳ họp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã trao đổi với báo chí về quy định Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế Công tác học sinh, sinh viên đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp hệ chính quy.

BỘ TRƯỞNG PHÙNG XUÂN NHẠ QUYẾT SỬA SAI QUY ĐỊNH ĐUỔI SINH VIÊN CÓ HOẠT ĐỘNG BÁN DÂM
Ông Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Theo đó, dự thảo Thông tư quy định, sinh viên ngành đào tạo giáo viên nếu hoạt động mại dâm đến lần thứ 4 sẽ bị buộc thôi học. Trả lời về vấn đề trên, ông Nhạ cho biết: quy định này là sai và kiên quyết phải sửa. Bên cạnh việc sửa sai, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay sẽ xem xét xử lý trách nhiệm cá nhân những người làm sai trong soạn thảo dự thảo nội dung văn bản này.
Nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo này vô hình chung chấp nhận việc học sinh, sinh viên hoạt động mại dâm - điều mà luật pháp hiện hành đang nghiêm cấm. Tuy nhiên, sau khi dư luận phản ứng mạnh mẽ, ngay trong tối 29/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rút dự thảo văn bản này khỏi mục góp ý văn bản quy phạm pháp luật trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

Có cần phải ầm ĩ như thế không, thưa quý zị?


Loi nhoi và ầm ĩ, là hai từ tôi phản ánh về việc cộng đồng mạng “liên quân chiến phím” nhưng quên lắp não trong những ngày vừa qua. Khi tổng công kích “lên án” bìa SGK lớp 7 của NXB Giáo dục Việt Nam in hình Vạn lý trường thành (Trung Quốc) - một trong những di sản văn hóa của nhân loại đã được UNESCO công nhận. 

Có cần phải ầm ĩ như thế không, thưa quý zị?

Sở dĩ tôi nói hai từ này là vì một bộ phận cộng đồng mạng “thông thái” và quý phụ huynh “đáng kính” của chúng ta cứ auto chửi, chửi trời, chửi đất, nâng cao quan điểm chính trị, abc các kiểu… và chửi luôn ông Phùng Xuân Nhạ, bắt ông giải trình này nọ, vì sao không in hình các di tích, thắng cảnh của đất nước, vân vân và mây mây. Ơ kìa, cuốn sách này thì liên quan gì đến ông ý, nó xuất bản từ đợt cải cách SGK năm 2002, và đến nay đã được 16 năm, con em vẫn học hành ổn định, có ai thắc mắc gì đâu. Hơn nữa, ông Bộ trưởng mới nhậm chức từ 2016, sao phải bắt ông ấy giải trình… Mà nếu có ý kiến, tâm sự giải bày hay lên đồng tập thể thì phải nói tới cả bìa sách lịch sử lớp 6 - đấu trường La Mã (Italia), lớp 9 - cây cầu vượt biển (Nhật Bản), lớp 10 - Đền Parthenon (Hy Lạp) cho nó công bằng, ai lại “ưu ái, thiên vị” cho anh hàng xóm xấu bụng đến thế. Tất cả các cuốn sách đó, bên cạnh lịch sử Việt Nam đều in hình biểu tượng của một quốc gia hay một giai đoạn lịch sử nhất định của thế giới. Ơ hay, sao phải xoắn lên thế nhỉ! 

Có cần phải ầm ĩ như thế không, thưa quý zị?

Xin nói thêm về cuốn lịch sử lớp 7 cho quý phụ huynh và những nhà “yêu nước” (vì chắc chả mấy khi quý zị đọc tới nó) rằng, cuốn sách này có 2 phần: Phần 1 là Khái quát lịch sử thế giới trung đại, gồm 7 bài học, trong đó có sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở Châu Âu, Trung Quốc thời phong kiến, Ấn Độ thời phong kiến, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á và những nét chung về xã hội phong kiến. Phần 2 là lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX. Nên việc trang bị kiến thức lịch sử thế giới cho học sinh là cần thiết, không có gì phải bàn. Các nước Châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ có bề dày lịch sử mà các quốc gia trên thế giới đều tìm hiểu, nghiên cứu. Với hai phần lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong một cuốn sách, việc chọn một hình là cổng Văn Miếu Quốc Tử Giám và hình Vạn lý trường thành để làm bìa sách là điều rất đỗi bình thường. Chưa kể, việc trình bày đưa Văn Miếu lên trên để tôn vinh lịch sử nước nhà trước, sau đó mới đến đại diện của lịch sử thế giới thì đã là một điều đáng trân quý. Mặt khác, trong phần lịch sử thế giới có bài “Trung Quốc thời phong kiến”, thì việc lựa chọn Vạn lý trường thành để gợi mở về nội dung cho các em là điều không có gì ngạc nhiên; trong khi nó còn là một trong bảy di sản văn hóa của nhân loại, là thắng cảnh mà du khách trên toàn thế giới vẫn hằng ngày đến tham quan. Biết lịch sử thế giới, để dần hòa nhập vào thế giới hiện đại, nhất là trong thời kỳ giao thoa văn hóa và hội nhập quốc tế thì có gì sai? 

Cái thói đời thích chửi, tra khảo và moi móc tự bao giờ trở thành trào lưu vậy? Và ở bất cứ lĩnh vực nào, nó lại càng nóng bỏng hơn, khi có sự hiện diện của yếu tố TQ. Dân chủ và tự do ngôn luận đến mức này thì quá trớn quá, chả khác gì đám “nhân quyền” bờ hồ; cái tư tưởng “nhược tiểu”, a dua bầy đàn “bài Tàu thoát Hán” nó đã ăn vào máu nên khó thay đổi được phải không, thưa quý zị. Cổ nhân có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” nên việc nghiên cứu và tìm hiểu về TQ hay bất kỳ quốc gia nào trên thế giới luôn quan trọng. Để từ đó, ta tiếp thu những nền văn minh, những tư tưởng hay biết được bản chất, ưu khuyết điểm trong quá khứ của họ. Từ đó, để phòng ngừa và đối đầu tốt hơn khi xảy ra những biến cố trong tương lai. Phải biết tiên sư nó là ai, lịch sử hình thành, phát triển của nó như thế nào (đặc biệt là TQ) thì mới có biện pháp đối phó hữu hiệu, trong khi đây chỉ là một tấm hình, giời ạ! Đương nhiên, thủ đoạn thâm độc của TQ là có thật, âm mưu độc chiếm Biển Đông của chúng là có thật; và chúng ta hợp tác (đôi bên cùng có lợi) với nó là có thật, bởi chả dại gì mà không hợp tác với một nền kinh tế thứ 2 thế giới, một đất nước đông dân nhất thế giới với một thị trường tiêu thụ vô cùng rộng lớn như vậy… Thử hỏi, trên người hay trong nhà của quý zị có bao nhiêu đồ không phải có thành phần hay xuất xứ từ TQ? 

Mỗi người dân Việt luôn mang trong mình một tinh thần tự tôn dân tộc, một tình yêu quê hương đất nước cháy bỏng và luôn lo lắng cho vận mệnh của quốc gia. Nhưng không phải một cách mù quáng, như cờ hó ăn phải bả; ngáo đá phê thuốc mà nhảy dựng lên, moi móc, thêu dệt và nâng cao quan điểm gây hoang mang dư luận. Hãy yêu nước bằng một trái tim nóng và một cái đầu lạnh, thưa quý zị!



ĐỜI CÁT