KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

VÌ SAO WHO???

Khi dịch bệnh bắt đầu xuất hiện ở Vũ Hán, các nước đều chờ các công bố của WHO để quyết định chính sách chống dịch của mình. Theo nguyên tắc, WHO là đại diện cho ngành y tế của cả thế giới này. Dựa vào hướng dẫn của WHO thì các Chính phủ sẽ an toàn dù cho có sai sót sau đó. Mà sai sót thiệt!
VÌ SAO WHO???
Chỉ Việt Nam không tin WHO, tự mình khẩn cấp tung ra các biện pháp phòng chống dịch bệnh quyết liệt đến nỗi nhiều nước cười nhạo rằng Việt Nam phản ứng thái quá. Việt Nam tin vào khả năng thu thập thông tin của chính mình. Những gì đang diễn ra chỉ là sự khẳng định các nguồn tin báo trước từ rất lâu.
Các nước nghe lời WHO (và Bill Gates cũng tiếp tục xúi các nước nghe lời WHO ủng hộ China) thì bây giờ tan vỡ cả. Lực lượng y tế chỉ rượt theo đuôi virus để nhặt xác đem thiêu. Họ không thể chặn trước đường đi của virus để đánh dịch. Họ đã chậm chân hơn virus. Chỉ vì họ đã nghe lời WHO.
Sau hai năm Mỹ và Âu châu hè nhau gây chiến tranh thương mại kinh tế với China làm China khốn đốn. Nga cũng làm ngơ không giúp đỡ gì. Bây giờ thì chiến binh vô hình côrona sẽ trả mối hận đó. Sẵn diệt Việt Nam để xâm lược luôn.
Cái China cần là làm cho các nước kẻ thù phải chậm chân hơn virus. Chỉ có WHO là đủ quyền lực để khiến cho các nước chủ quan, chậm rãi, từ tốn trong việc đối phó với dịch bệnh.
COVID - CHINA - WHO - BILL GATES, mối liên minh kỳ lạ được hình thành từ lâu, nhưng không khó hiểu.
Như Ngọc

NHÂN ĐẠO VỚI AI

“Đây là lúc chặt chém Việt Kiều về nước theo cái gọi là nhân đạo”

Bên cạnh là một một bảng giá được cho rằng sẽ áp dụng cho các chuyến bay thương mại đưa người Việt về nước trên các chuyến bay của các hãng hàng không Việt Nam. Và phần đính kèm cùng ảnh là một số trong rất nhiều những bình phẩm chê bai, nhục mạ, kêu ca của một bộ phận cộng đồng người Việt đang sinh sống tại nước ngoài về bảng giá, mà theo họ là "cắt cổ", "lợi dụng nhân đạo", "ăn chặn tiền Việt Kiều".

Trước tiên, cần phải phân biệt, đây là những chuyến bay thương mại phục vụ nhu cầu về nước nhằm tránh dịch, bị mắc kẹt, hết hạn hộ chiếu… Để có tên trên những chuyến bay này thì các công dân có thể đăng ký với Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại.

Cần phải nói rằng, trong thời buổi mà các nước đều hạn chế hoặc cấm bay, thì nỗ lực ngoại giao để có thể dẫn đến một thỏa thuận đưa các tàu bay Việt Nam đến và đưa công dân Việt về phải nói là rất đáng ghi nhận. Một điều khác, chi phí phát sinh cho các chuyến bay này rất lớn vì chiều đi rỗng, chiều về chỉ được phép khai thác khoảng ½ hoặc ⅓ số hành khách để đảm bảo an toàn. Các đường bay đa phần đều rất dài, chi phí khai thác rất lớn, thậm chí có những đường bay mà tổ bay Việt Nam chưa từng bay thẳng trực tiếp như Canada hay Hoa Kỳ. Phí tổn cho các công việc đảm bảo an toàn bay như sát khuẩn, khử trùng, bảo hộ, kiểm nghiệm rất đắt đỏ. Ngoài ra, chi phí lương cho tổ bay, đội ngũ kiểm soát không lưu trong và ngoài nước, phí kiểm dịch an toàn của nước sở tại. Tốn lắm chứ đâu có ít.

Vậy mà họ lấy giá vé thương mại ra so sánh, lại còn so sánh giá vé khi khuyến mại và nói: “Ép người quá đáng, không khác gì bảo người Việt ở các nước này nghỉ đi, đừng mơ nữa”.

Có người bảo rằng, 1300 USD/1 người cho chuyến bay từ Nga hoặc Pháp trở về là thực sự đắt đỏ, bằng tận 8 tháng chi tiêu ở bên đó. Tức là nếu cắn nhỏ ra, mỗi người chỉ cần chi tiêu khoảng 150 - 160 USD/1 tháng là có thể đủ sống tại 2 quốc gia này, quy ra tiền Việt vào khoảng 3 - 4 triệu VND, một con số không tưởng. Mình thì chưa sống ở Nga hay Pháp nên không dám phủ quyết vì sợ bị nói rằng võ đoán, nhưng mà nếu thật, thì chắc hẳn Việt Nam phải giàu có lắm rồi.

Nếu tính bài toán kinh tế, mức giá vé đắt nhất vào khoảng 2000 USD, nhưng đổi lại sẽ nhiều đặc quyền như cách ly miễn phí/hoặc chọn thu phí, chữa bệnh miễn phí, khám sức khỏe miễn phí sàng lọc các loại bệnh tật luôn, thậm chí nếu mắc các bệnh nền nặng nhẹ cũng đều sẽ được ưu tiên chữa khỏi. Điều đó là quá hời mà?

Hồi tối qua, mình rưng rưng khi chứng kiến hoàn cảnh một bác già thuộc diện chính sách nhận tiền hỗ trợ 1,5 triệu VND/1 tháng của chính quyền. Mình nghĩ rằng những người Việt ở bên đó gần như sẽ không rơi vào tình cảnh như người bác ấy. Điều mình muốn nói là Việt Nam chưa đầy đủ như bên nước ngoài và có rất nhiều hoàn cảnh thiếu thốn. Hãy nhìn danh sách các quốc gia có trong tấm bảng, có một điểm chung là tất cả các quốc gia ấy đều có GDP đầu người cao hơn Việt Nam, thậm chí là cao hơn gấp hàng vài chục lần như Hoa Kỳ, Canada, Pháp... Điều đó cho thấy rằng cuộc sống của người Việt ở nước ngoài, xét về mặt số liệu, chắc chắn khấm khá hơn đại đa phần người Việt trong nước.

Vậy mà giờ, lại còn muốn trở về miễn phí, nếu không được thì họ sẵn sàng dùng những từ ngữ rất đau lòng như vậy.

Việt Nam giờ cũng khó mà, ví dụ như mấy tháng này chẳng hạn, hàng quán đóng cửa, nhiều người phải nghỉ việc, người nào may mắn hơn thì thu nhập giảm, hạn mặn ở phía Nam, hàng hóa nông sản thì gặp khó trong xuất khẩu, sản xuất đình trệ, kéo theo đó là ngân sách Nhà nước phải chi rất lớn nhưng thu vào lại rất khó.

Đặt giả sử, nếu miễn phí toàn bộ, thì sẽ không phải là 10.000 người trở về nước theo dự tính mà con số ấy có thể lên tới hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn, điều này ngân sách nào chịu được? Thuế đâu để cõng? Hay lại là người dân trong nước đóng vào chứ rồi nhiều người Việt trở về, chữa bệnh, rồi lại bay sang làm giàu bên đó, chứ có để ý gì đến đồng bào trong nước đâu. Kiều hối à? Nhà nước nào có ăn chặn được kiều hối đâu, tiền đó gửi về cho gia đình của họ mà?

Nhiều người chỉ biết sướng cái thân mình.

Một số người Việt hay lấy Hoa Kỳ làm tương phản để so sánh với Việt Nam, giàu có là vậy, siêu cường thế giới là đó, nhưng quốc gia này chưa từng tuyên bố sẽ chữa bệnh miễn phí cho người dân nhiễm Covid-19. Còn tại Việt Nam - cái nơi mà “cột điện có chân cũng bỏ đi” ấy tuyên bố chữa trị cho tất cả người Việt, bất kể rằng họ có bảo hiểm y tế giấy tờ hay không. Nếu xét mức GDP bình quân đầu người của Hoa Kỳ là khoảng 62 ngàn USD/1 người, mức giá vé máy bay trở về từ Hoa Kỳ như thông báo khoảng 2000 USD/1 vé, tức là chưa bằng 2 tuần thu nhập. Đây đâu phải là một con số cao đâu? Hay là các anh chị chỉ võ mồm bên đó, ăn trợ cấp rồi khinh miệt đồng bào trong nước?

Tự nhiên lại nhớ đến trường hợp một chị bên Nhật, lúc yên bình thì đào mổ chửi cộng sản, chửi Tổ Quốc, lúc dịch bệnh thì viết tâm thư xin được trở về rồi úm ba la đa nhân cách: “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”. Hồi yên ấm thì kêu ca nước Mỹ, nước Nhật vĩ đại, đến lúc bị bỏ rơi lại kêu ca nước mẹ Việt Nam thần thánh, yêu Việt Nam vô cùng, nhưng rồi Việt Nam tổ chức thu phí một cái, là bị chửi ngay.

Dám xuất máy bay đi đón công dân trở về đã là một điều can đảm rồi. Vì phải hiểu một lẽ thế này, chính đợt đón công dân Việt Nam từ các tâm dịch phương Tây trở về đã khiến Việt Nam đón làn sóng dịch lần thứ 2, dẫn đến việc phải cách ly xã hội. Thậm chí đợt ấy, dịch bệnh còn chưa bùng phát nặng nề tại Mỹ, Canada hay như một số điểm dịch như bây giờ. Chính phủ Việt Nam điều máy bay đợt này, tức là đã lường trước được tình cảnh sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh khác, sẽ tốn thêm chi phí cách ly, điều trị, nhưng phải cân đối tuyệt đối không để lọt người nhiễm ra cộng đồng, vì phải mở cửa kinh tế thôi, đóng lần nữa thì người dân trong nước chịu sao được. Người Việt trong nước dù có thương đồng bào ngoài nước lắm, nhưng vẫn phải sống mà?




Lan Phương

NƯỚC MẮT NGÀY GẶP LẠI.....




Đêm ấy, trong bộ quân phục giải phóng, ông lái chiếc xe jeep chở ba nữ chiến sĩ biệt động, không khỏi hồi hộp rẽ vào cư xá nhân viên “Việt Nam Thương tín”, nơi ông biết rất rõ “có cái miếu thờ cạnh đường bên phải, có bụi tre nhỏ. Ngõ đối diện bên trái là đường vào cư xá”. Cái ngõ quen thuộc đến mức “dù đêm tối cũng nhận ra” nhưng những năm hoạt động trong lòng TP. Sài Gòn, nhiều lần ông đã cắn răng, nuốt lại nước mắt, quay mặt đi qua như không hề có người ông yêu thương đang ngồi bên khung cửa sổ, khắc khoải, cô độc dưới ánh đèn. Giờ đây, trong đêm 30-4 này, vị Chính ủy Lữ đoàn biệt động đặc công sau bao năm ẩn mình, kềm nén yêu thương đã gọi to tên con gái: “Nhồng ơi, Nhồng, ba đã về”.
“Ở đây nè! Anh về đó hả? Em biết mà, nghe gọi tên Nhồng, em biết chỉ có anh!”. Người sĩ quan tình báo quên sự có mặt của ba nữ chiến sĩ, dang tay ôm vợ vào lòng. Ông hôn vợ – nụ hôn nồng cháy sau gần 30 năm cách biệt. Bà như chết lặng trong hạnh phúc. Họ dường như không dám tin vào những gì đang hiện hữu. Cảm xúc ngày gặp mặt đã đi theo suốt cuộc đời ông sau này, rõ mồn một trong ký ức: “Phút giây ấy, tôi nhớ như in buổi tiễn biệt cạnh bụi chuối sau nhà, những cái hôn tràn nước mắt của đôi vợ chồng trẻ, những lời hứa hẹn, những ước mơ hạnh phúc trong ngày gặp lại. Sau gần 30 năm chiến đấu, đêm nay hạnh phúc đã đến thật sự trong vòng tay đây rồi mà cứ tưởng như một giấc mơ”. Nhưng không phải mơ, khi Nhồng – con gái ông xuất hiện. Nhồng thấy ba khỏe mạnh, oai phong, lẫm liệt trong bộ quân phục mừng quá, cũng quýnh quáng, nghẹn ngào như mẹ. Thay vì chạy đến bên cha, Nhồng đánh thức đứa bé đang ngủ: “Huyền, dậy! ông ngoại về kìa con!”.
Vô cùng ngạc nhiên, ông hỏi: “Nhồng, con đã có chồng, có con rồi đó hả? Con gái cưng của ba!” Giọng bà Ngọc Ảnh chìm trong nước mắt: “Anh đi đã 28 năm, con cũng đã 28 tuổi rồi. Tuổi đó lấy chồng, sinh con là phải rồi. Vậy mà anh trách nó!”. Ông ôm con gái vào và đứa cháu ngoại vào lòng, không kềm được nước mắt.
Lòng ông đau nhói "trải qua hai cuộc kháng chiến, khi đi vợ mới có chửa mấy tháng, nay toàn thắng trở về thì đứa con gái 28 tuổi đang ngồi trước mặt và đứa cháu ngoại 3 tuổi đang nằm trong lòng đây!”. Hạnh phúc là có thật và nước mắt đang chảy trên má ông, trên má người vợ, trên má con là có thật.
Bà nhìn sâu vào mắt ông: “Anh về với em vĩnh viễn rồi phải không?”
Bà lặng đi, khi nghe ông nói: “Chưa đâu em.....

Như Ngọc

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

BÀN VỀ CHỮ "NGỤY" VÀ CHIẾN THẮNG 30/4


Càng gần ngày 30/4, trên mạng xã hội càng xuất hiện những bài viết về chế độ ngụy quyền Sài Gòn, cho rằng, chế độ VNCH không phải là ngụy quyền mà nó là chính quyền hoàn chỉnh, đối lập với nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong số các cá nhân ủng hộ quan điểm trên, không thiếu những kẻ mà trước đây là Đảng viên, ăn cơm chế độ XHCN. Tại sao họ ủng hộ quan điểm này? Bên cạnh việc ủng hộ một chế độ thây ma cách đây 45 năm, ý đồ sâu xa của họ là muốn thay đổi bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc, từ chiến tranh vệ quốc trở thành cuộc “nội chiến”, “nồi da nấu thịt”.
Vậy VNCH là chính quyền hay ngụy quyền. Làm rõ vấn đề này, chúng ta phải hiểu rõ về chữ ngụy. Chữ “ngụy” đã được sử dụng từ rất lâu trong lịch sử Việt Nam, nhằm ám chỉ những chế độ, triều đình mang tính không chính danh, soán quyền, đoạt ngôi. Nhà sử học Trần Trọng Kim, trong cuốn sách “Việt Nam sử lược” đã viết: “Những người làm quốc sử nước Tàu và nước ta thường chia những nhà làm vua ra chính thống và ngụy triều. Nhà nào, một là đánh giặc mở nước, sáng lập ra cơ nghiệp, hai là được kế truyền phân minh, thần dân đều phục, ba là dẹp loạn yên dân thì cho là chính thống. Nhà nào, một là làm bề tôi mà cướp ngôi, làm sự thoán đoạt không thành; hai là xưng đế, xưng vương ở chỗ rừng núi, hay là ở đất biên địa; ba là những người ngoại chủng vào chiếm nước làm vua, thì cho là ngụy triều”.
Thời đế quốc Mỹ xâm lược, chúng thành lập Việt Nam Cộng hòa trên cơ sở kế thừa Quốc gia Việt Nam - là chính phủ bù nhìn, do Mỹ thao túng - nên bị Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam coi là “ngụy quyền”. Một chế độ sẵn sàng bắn giết đồng bào mình, một chế độ yêu cầu một nước ngoại bang ném bom hủy diệt đồng bào mình ở miền bắc để đạt mưu đồ chính trị của mình, chế độ đó không là ngụy thì là gì. Tổng thống Mỹ Nixon trong lúc giận dữ từng nói: “Không thể để cái đuôi chó phản lại cái đầu con chó được” (Những năm tháng ở Nhà Trắng của Henry Kissinger, xuất bản năm 1979). Tại cuộc họp do Hội “American Friends of Vietnam” - một tổ chức vận động ủng hộ Ngô Đình Diệm ở Washington D.C ngày 1-6-1965, John Kennedy (sau này là Tổng thống Mỹ) đã tuyên bố: “...nếu chúng ta không phải là cha mẹ của nước Việt Nam bé nhỏ (chỉ Việt Nam Cộng hòa) thì chắc chắn chúng ta cũng là cha mẹ đỡ đầu của nó. Chúng ta chủ tọa lúc nó ra đời, chúng ta viện trợ để nó sống, chúng ta giúp định hình tương lai của nó”. Điều này đã khẳng định rõ Mỹ là kẻ thù chính, còn “ngụy quyền, ngụy quân” chỉ là bù nhìn, tay sai bị lầm đường lạc lối, nếu Mỹ thất bại ở Việt Nam thì “ngụy quyền” tất yếu sụp đổ. Vì vậy, chúng ta xác định chỉ tiến hành đấu tranh với Mỹ, gọi đây là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước chứ không phải là chống ngụy cứu nước, không hoàn toàn xem “ngụy quân”, “ngụy quyền” là kẻ thù.
Như vậy, về nguồn gốc ra đời, cả Quốc gia Việt Nam thời Pháp và Việt Nam Cộng hòa thời Mỹ đều do nước ngoài dựng lên, để chống lại một chính phủ hợp hiến, hợp pháp duy nhất lúc đó của Việt Nam là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vì thế, không có gì là miệt thị, phản cảm, hay không khoa học, không khách quan khi mà cả thế giới vẫn sử dụng những ngôn từ mạnh mẽ như “ngụy”, “bù nhìn”, “tay sai”, “con rối” để chỉ một chính phủ do nước ngoài tạo dựng nên nhằm phục vụ quyền và lợi ích của kẻ xâm lược. Chỉ có những hành động “lật sử”, đòi xét lại lịch sử, “ngụy sử” mới là phản cảm, đáng bị lên án mà thôi.
Ảnh: Cách người dân Mỹ nghĩ về chế độ VNCH

Lan Hương

CHUNG CƯ RỢP QUỐC KÌ VIỆT NAM

Prabu Mohan, người Ấn Độ sống ở Hà Nội, mới đây gây chú ý với bức ảnh anh chụp một tòa chung cư rợp màu quốc kỳ Việt Nam.
CHUNG CƯ RỢP QUỐC KÌ VIỆT NAM
Ngày 19-4, anh Mohan chia sẻ bức ảnh mình chụp tòa chung cư gần khu vực mình sống ở đường Tam Trinh, quận Hoàng Mai, lên một diễn đàn dành cho người nước ngoài ở Hà Nội và nhận được nhiều phản hồi tích cực.
"Một trong những cách để thể hiện sự ủng hộ của bạn trong những thời điểm khó khăn", anh chú thích.
Anh Parbu Mohan cho biết bức ảnh được mình chụp cùng ngày hôm đó khi anh ra ngoài mua một số thứ cần thiết. Trên đường đi thấy cảnh tượng đẹp quá bèn muốn chụp lại, dù lúc đó anh vẫn chưa hiểu ý nghĩa của hành động đó là gì.
Tuy nhiên, anh biết rằng việc cư dân chung cư đó làm chắc chắn có ý nghĩa đặc biệt vì sống ở Việt Nam gần 9 năm nay, anh đã nhiều lần nhìn thấy quốc kỳ rợp trời trong những dịp lễ hay khi người Việt ăn mừng các giải bóng đá.
"Sau đó, một người bạn Việt Nam cho tôi biết rằng cư dân chung cư làm như vậy để thể hiện sự cổ vũ đối với những người đang ngày đêm chiến đấu chống dịch Covid-19", anh Mohan kể.
Anh cũng đăng lại bức ảnh trên Instagram cá nhân của mình và chia sẻ cảnh tượng này khiến anh có cảm giác mình "là một phần của Việt Nam".
Prabu Mohan hiện là giảng viên toán tại Trường British University Vietnam, và đã theo đuổi sở thích chụp ảnh được một thời gian.
Anh Mohan kể lúc mới nhận được lời mời sang Việt Nam làm việc, anh không hề nghĩ mình sẽ gắn bó với đất nước này lâu đến vậy. Tuy nhiên, sự thân thiện và bản tính nhiệt tình giúp đỡ người khác của người Việt đã giữ chân anh lại, đến nay cũng được gần 10 năm rồi.
"Kể từ ngày đầu đến Hà Nội, mọi người vẫn luôn thân thiện và tử tế với tôi", anh nhận xét./.
Như Ngọc

CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM PHÁP LUẬT THÌ CHUYỂN HỒ SƠ, TÀI LIỆU CHO CƠ QUAN ĐIỀU TRA

Xét đề nghị của Bộ Công an tại văn bản 1443/BCA-CSKT ngày 26/4/2020 về tình hình vi phạm trong việc sử dụng kinh phí chống dịch COVID-19 tại một số địa phương, Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo như sau:
CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM PHÁP LUẬT THÌ CHUYỂN HỒ SƠ, TÀI LIỆU CHO CƠ QUAN ĐIỀU TRA
Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, chấn chỉnh, thẩm định lại và thanh tra việc thực hiện các gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, thuốc chữa bệnh... phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, nhất là các gói thầu mua sắm máy xét nghiệm sinh hóa, máy thở, khẩu trang y tế, hóa chất vật tư tiêu hao; nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chuyển hồ sơ, tài liệu cho cơ quan điều tra để điều tra làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết, thực hiện.
---
🚔 Trước đó, ngày 22/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) quyết định bắt tạm giam 7 bị can liên quan đến vụ mua thiết bị chống COVID-19 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội./.

“CÀ PHÊ BIỆT ĐỘNG” - NHỮNG TRANG SỬ SỐNG ĐỘNG

———————————
Nhiều năm nay, cứ đến tháng Tư, nhiều người lại đến 3 quán “Cà phê Biệt động” để sống trong không khí lịch sử và trò chuyện với nhân vật lịch sử.




Tháng Tư năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, cả 3 quán cà phê này tạm đóng cửa gần như hết tháng. Rồi những ngày cận kề 30/4 nhất thì quán được mở cửa trở lại theo chủ trương nới lỏng giãn cách xã hội, nhiều người yêu lịch sử lại có dịp tìm về địa chỉ đỏ này.

Lưu giữ lịch sử

Anh Trần Vũ Bình là con trai chiến sỹ Biệt động Sài Gòn, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (tức Năm Lai, Mai Hồng Quế, Năm U.SOM), là nhà thầu khoán của Dinh Độc Lập trước năm 1975. Suốt 30 năm qua, với mong muốn lưu giữ lịch sử, nhất là lịch sử liên quan đến cha mình, đến lực lượng Biệt động Sài Gòn, anh Bình tìm kiếm và mua lại nhiều ngôi nhà từng được ông Trần Văn Lai dùng làm cơ sở cách mạng. Sau đó, anh phục dựng lại nguyên mẫu, rồi mở cửa đón khách đến tham quan.

Đã có 3 căn nhà ở số 287/68-70-72 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 và 113A Đặng Dung, quận 1 từng được ông Trần Văn Lai dùng làm cơ sở cách mạng trong chiến dịch Mậu Thân 1968 và chiến dịch giải phóng miền Nam 1975 được anh Trần Vũ Bình sắp xếp, mua lại, dày công tìm kiếm hiện vật nguyên mẫu rồi mở thành quán cà phê di tích.

Các quán cà phê này đều mang tên "Cà phê Đỗ Phủ - Cơm tấm Đại Hàn", nhưng do các căn nhà đó đều là cơ sở của Biệt động Sài Gòn trong chiến tranh, trưng bày nhiều hiện vật và kể nhiều câu chuyện về Biệt động Sài Gòn nên lâu dần người dân gọi chung là “Cà phê Biệt động”.

Anh Trần Vũ Bình mong muốn lưu giữ những gì thuộc về lịch sử đúng như nó đã từng có: "Di tích có sao thì phải trả lại như vậy, giữ nguyên hiện trạng để những người trẻ và những người già đều được nhìn ngắm".

Quán ở số 287/68-70-72 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 là Di tích Lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia, là ngôi nhà có hầm chứa vũ khí bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Còn quán ở số 113A Đặng Dung, quận 1 là Hòm thư bí mật- Hầm nổi từ Mậu Thân 1968 đến chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng năm 1975. Quán này rất đặc biệt vì tồn tại ngay bên cạnh nhà Trung tướng Việt Nam Cộng hòa Ngô Quang Trưởng và đối diện Cao ốc Đại Hàn thời đó. Có lẽ cũng chính vị trí đặc biệt nguy hiểm này mà quân địch không thể ngờ đó là cơ sở cách mạng. Cho nên, sau năm 1968, hàng loạt cơ sở nội thành Sài Gòn của Biệt động Sài Gòn bị lộ, kể cả 3 căn nhà nhà 287/68-70-72 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, thì số nhà 113A Đặng Dung vẫn an toàn, tiếp tục hoạt động cho chiến thắng năm 1975.

Ở số nhà 113A Đặng Dung, từ căn hầm bí mật trong chiếc tủ áo, hòm thư bí mật là sự mưu trí của người chủ quán năm xưa hay toàn bộ 400 hiện vật là đồ dùng trong gia đình ở đô thành vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước, được giữ nguyên trạng cho đến nay. Và mỗi hiện vật đó ít nhiều đều gắn với một câu chuyện nhỏ, đóng góp cho cách mạng, được giữ gìn và kể lại từ chính những người là con, là cháu, là thế hệ sau của các chiến sỹ “Biệt động Sài Gòn”.

Anh Võ Trọng Duy, cháu nội của một chiến sỹ biệt động năm xưa, hiện đang quản lý "Cà phê Đỗ Phủ - Cơm tấm Đại Hàn" ở số 113A Đặng Dung cho biết, anh đến với quán cà phê này là một cái duyên, rồi từ đây anh hiểu hơn, yêu hơn, tự hào hơn về những điều mà ông nội anh và đồng đội đã làm để góp phần vào chiến thắng quyết định năm 1975. Tình yêu và niềm tự hào ấy được anh gửi gắm trong những câu chuyện kể cho khách đến quán, vì thế mà lịch sử chưa bao giờ bị lãng quên.

Đem lịch sử đến với mọi người

Khách đến “Cà phê Biệt động” ban đầu là để thưởng thức hai món cơm tấm- cà phê đặc trưng với hương vị Sài Gòn xưa, nhưng sau đó trở nên đam mê, cuốn theo những câu chuyện lịch sử. Khách đến với các quán này là những cựu chiến binh của cả hai phía, các tổ chức đoàn thể đi tìm hiểu lịch sử, nhưng đến nhiều và thường xuyên nhất là các bạn trẻ đang làm việc, học tập và sinh sống tại TPHCM.

Khưu Kim Quyên và Trần Lê Hoàn Hảo là hai trong số nhiều bạn trẻ từng tìm đến quán Cà phê Biệt động với mục đích ban đầu là do yêu cầu của việc học ở trường. Sau đó, dù đã học xong các môn có liên quan, các bạn vẫn đến quán vào những sáng cuối tuần, ngồi trong không gian nhỏ bé, gọn gàng, sạch sẽ và xưa cũ, uống cà phê và đọc sách lịch sử, trò chuyện để tìm hiểu thêm khi chủ quán rảnh rỗi.

Hai bạn đều cho rằng, lịch sử mà được kể lại bởi một người nào đó có liên quan, trong một không gian gần giống như thời điểm nó diễn ra, quả thật rất thú vị và nhớ lâu: "Trước đó em chỉ tham khảo qua phim tài liệu, tranh ảnh. Đến với quán cà phê ở quận 3 thì em hình dung rõ nét hơn, cảm nhận khác biệt, đi vào lòng người. Em cảm thấy như được kết nối với thế hệ đi trước qua không gian quán cà phê".

Chuỗi di tích gồm những ngôi nhà từng làm cơ sở cách mạng của lực lượng Biệt động Sài Gòn là những trang sử sống động mà ở đó nhân chứng và vật chứng gắn kết với nhau cùng với rất nhiều câu chuyện hào hùng. Cà phê Biệt động là một hình thức thiết thực, hiệu quả để lịch sử và truyền thống cách mạng đến với mọi người một cách tự nhiên, sống trong lòng mọi người, nhất là giới trẻ./.

Ảnh 1: Di tích lịch sử Hòm thư bí mật - Hầm nổi của lực lượng Biệt động Sài Gòn tại số 113A Đặng Dung, quận 1, TPHCM được giữ gìn cẩn thận và hiện là một trong các quán "Cà phê Biệt động".

Ảnh 2: Sau giãn cách xã hội, quán cà phê ngay tại di tích mở cửa, đón khách hạn chế để đảm bảo phòng chống dịch.

Ảnh 3: Bên trong quán được bày trí nguyên trạng của những năm 1960-1975.

Ảnh 4: Chiếc tủ chính là Hầm nổi của ngôi nhà, được dùng suốt thời kỳ chiến tranh.

Viết Thanh

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

COVID-19: VUI THÔI ĐỪNG VUI QUÁ

Hồi đầu, khi hay tin dịch bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc), bất kỳ người Việt Nam cũng cảnh giác cao độ.
COVID-19: VUI THÔI ĐỪNG VUI QUÁ
Tổng cộng có 16 bệnh nhân và tất cả được chữa khỏi trong giai đoạn đầu tiên này. Hơn 3 tuần bình yên đã trôi qua.
Thời điểm ấy, nhiều người Việt thở phào, thậm chí lúc ấy nhiều người đã có tâm lý "xả ga" chờ công bố hết dịch.
↘️
Bùm. Bệnh nhân số 17 từ Anh về trên chuyến bay VN0054 vào ngày 02/3/2020.
Liên tiếp sau đó, thêm 251 bệnh nhân khác được ghi nhận.
Gần 2 tháng qua, nhiều người đã sống trong trạng thái hoang mang và lo sợ.
Nhiều địa phương, bệnh viện bị cách ly. Cả nước tiêu tốn không biết bao nhiêu nguồn lực trong gần 2 tháng mới tạm kiểm soát được tình hình.
6 ngày gần đây thì khác, mỗi ngày thấp thỏm chờ đợi bản tin 6 và 18 giờ từ Bộ Y tế.
Không ghi nhận ca nhiễm mới, số ca chữa khỏi ngày càng nhiều.
Ai cũng mừng. Và kéo theo đó là tâm lý chủ quan, muốn xả hơi.
↘️
Dịch trong phạm vi nội địa Việt Nam đã tạm lắng xuống.
Nhưng không ai dám chắc, trong cộng đồng không còn nguồn lây.
Đó là chưa kể, bên ngoài, dịch vẫn bủa vây ở các nước khác, chờ chực tái xâm nhập vào Việt Nam.
Xin lưu ý, trong làn sóng lần thứ 2, số ca nhiễm đã tăng gấp 15 lần so với lần 1.
Tính theo cách thô thiển, nếu để xảy ra đợt bùng phát lần 3, số ca nhiễm của Việt Nam, gấp 15 lần thêm, có thể lên tới ít nhất 4.000 người.
Khi đó, kịch bản của Singapore sẽ tái diễn ở Việt Nam.
Singapore từng duy trì số ca nhiễm dưới 1.000 rất lâu.
Nhưng sự chủ quan đã dẫn tới số ca lây nhiễm trong các cư xá công nhân, khiến số ca nhiễm mới tăng nhanh chóng tăng lên 4.000.
Và hiện nay, số ca mới tăng trên 1.000/ ngày. Singapore đã có số ca mắc hơn 10.000 người.
↘️
Xin lưu ý, trong số hơn 200 ca mắc Covid-19 ở Việt Nam, có ít nhất 6 bệnh nhân phải thở máy.
Vẫn tính theo cách thô thiển, nếu có 4.000 ca mắc, có thể sẽ cần 120 máy thở.
Còn nếu trên 10.000 ca mắc, sẽ cần hơn 300 máy thở.
Trên 10.000 ca mắc, ngành y tế Việt Nam sẽ rất khó đảm bảo an toàn cho cả bệnh nhân lẫn bác sĩ...
Nếu không giữ, từ 268 lên 4.000, rồi 10.000 và hơn thế nhanh lắm.
Giữ thì lâu, nhưng đổ vỡ sẽ rất nhanh...
↘️
Tôi cho rằng, trạng thái kiểm soát dịch lúc này của Việt Nam là tạm thời và cực kỳ mong manh.
Bởi trên thế giới, số ca nhiễm đã tăng gấp 3 lần chỉ trong 15 ngày, lên 2,6 triệu người. Số ca tử vong cũng tăng lên 170.000 người.
Chắc bạn đã hình dung được, nếu để dịch bùng phát lần thứ 3 thì nguy cơ mất kiểm soát sẽ lớn thế nào. Giới hạn phòng dịch và điều trị của ngành y tế Việt Nam có thể đảm đương tới đâu.
Vì thế, mỗi người cần giữ tâm thế phòng dịch của giai đoạn 1 để tái khởi động cuộc sống an toàn cho chính mình, người thân và cộng đồng./.

BÁN NƯỚC BẰNG GIÁ BAO NHIÊU

Có một cái loại người, cứ luôn hô hào rằng ta đây yêu nước hay quan tâm tới vận mệnh dân tộc. Nhưng lại mang tư tưởng nô lệ, luôn mong ngóng ngoại bang đến cứu vớt, rồi khúm núm, cúi mình, trông chờ vào tình thương rởm đời, khát khao được ban phát thứ hòa bình giả tạo.

"Dân miền Nam, dân Sài Gòn không cần giải phóng, đang sướng chết mẹ, nhìn thằng Hàn Quốc xem, theo Mỹ và bây giờ giàu như thế đó".

Họ thực sự chấp nhận rằng, chỉ cần "sướng" thì tất cả những gì thuộc về phạm trù độc lập dân tộc, tự chủ, tự lực tự cường hay câu chuyện thống nhất có lẽ không còn quan trọng nữa. Rồi rằng những ai theo cộng sản thì về phương Bắc, những ai theo cộng hòa thì về Nam. Một giả sử được đặt ra, nếu vậy, thì Bắc Việt sẽ như Triều Tiên bây giờ, Nam Việt sẽ là một phiên bản tương tự như Hàn Quốc hiện tại.

"Với một chữ nếu, người ta có thể nhét cả Paris vào một cái chai" - Ngạn ngữ Pháp.

Mình thấy ghê tởm, bực bội khi nói chung một thứ ngôn ngữ cùng với loại người ấy.

Như cụ Phan Châu Trinh viết: "Lại thêm một bọn ra vênh mặt múa tay tự xưng là ái quốc ái chủng, nhưng hỏi đến họ cách khuếch lợi trừ hại, tự cường tự lập thì họ ập ạ như người mơ ngủ chỉ ngồi ngong ngóng ước mơ thế lực ngoài tràn vào mà thôi". Đến giờ, những lời cụ nói vẫn còn nguyên những giá trị.

Một bài học khác, cho hai chữ "đồng minh", Nguyễn Văn Thiệu chua cay nói: "Mỹ đánh không lại Cộng sản nên bỏ mặc Việt Nam Cộng Hòa đánh một mình thì làm sao ăn. Có giỏi thì Mỹ vô đây lần nữa…”.

Hãng thông tấn AP công khai tệp tài liệu nói về chiến tranh tại Việt Nam, trong đó có đoạn Nguyễn Văn Thiệu từng đề nghị Mỹ ném bom tan nát miền Bắc, và rồi Mỹ làm theo điều đó bằng chiến dịch Linebacker II với mục tiêu: "Đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá". Báo L'humanité của Pháp bình luận: "Ngay cả trong Chiến tranh thế giới thứ hai, những viên tướng Pháp phản bội cũng không dám đề nghị Đức Quốc Xã tàn phá Paris để ngăn liên quân Anh - Pháp. Thế mà nay Thiệu lại muốn Mỹ ném bom tàn phá đất nước mình".

Nhiều người chẳng nhẽ đã lãng quên, người Mỹ và đồng minh đã làm gì trên mảnh đất của người Việt Nam. Rồi nhắc lại chuyện Biển Đông chẳng hạn, nhiều người luôn mong ngóng Mỹ hay phương Tây nhảy vào, nghĩ rằng những quốc gia ấy sẽ hợp lực "đánh Trung Quốc" rồi trả Hoàng Sa, Trường Sa lại cho Việt Nam. Trời ạ, lại nhắc đến câu chuyện năm 1974, khi Mỹ cấm quân đội Việt Nam Cộng Hòa không được tái chiếm Hoàng Sa, trực tiếp dâng Hoàng Sa cho Trung Quốc.

Tại sao Bắc Việt có thể nhận viện trợ từ Liên Xô hay khối các nước xã hội chủ nghĩa chứ không chấp nhận dù chỉ một người lính ngoại quốc tham gia vào chiến trường miền Nam? Vì phía thượng tầng luôn duy trì một quan điểm và lập trường rằng, đây là cuộc chiến của người Việt với người Mỹ, chứ không phải là cuộc chiến tranh của các phe phái.

Vay tiền thì có thể trả, nhưng nợ máu thì rất khó.

Rồi chẳng hiểu nổi, ừ thì biểu tình phản đối hành động của Trung Quốc tại Biển Đông đấy, nhưng lại cầm cờ Mỹ, giương biểu ngữ tiếng Anh, hóa trang thành Wonder Woman hoặc tượng nữ thần tự do. Họ mong ngóng người Mỹ sẽ ban phát điều gì nữa?

Mình có một người bạn tại công ty cũ, trong một buổi ăn nhậu nói rằng, như Philippines chẳng hạn, không cần phải bạo lực cách mạng, đánh nhau khổ ải mà cũng độc lập được đó thôi. Mình bảo, vậy thì giờ thì Philippines có gì, giương mắt ếch nhìn Trung Quốc chiếm bãi cạn, đánh mắt qua Mỹ nhờ cậy thì Mỹ...kệ vì đã thỏa thuận cho Trung Quốc cái bãi cạn đó rồi, cái tư tưởng đợi ban phát thì làm sao mà tự chủ được.

Còn Việt Nam thì sao: "Cút ngay không chúng tao bắn chết".

Rồi chuyện Hàn Quốc chẳng hạn, mỗi khi Triều Tiên thử tên lửa là lại cuống cuồng tìm đến phía Mỹ quan ngại. Hay như một cuộc họp bàn về hòa bình trên bán đảo Triều Tiên tại Hà Nội hay Singapore, lại chỉ có đại diện phía Triều Tiên và Hoa Kỳ. Câu hỏi được đặt ra: Người Hàn Quốc ở đâu? - Ở nhà và ngóng chờ chứ sao nữa, vì người Hàn, từ lâu rồi, không còn có quyền quyết định vận mệnh dân tộc của họ nữa.

Mình biết rằng đa phần người Việt ghét Trung Quốc, vì người Trung Quốc đã bao nhiêu lần đưa quân xuống phía Nam, đô hộ và giết hại người Việt. Nhưng người Mỹ hay đồng minh cũng mới gây ra cuộc chiến khiến hàng triệu người Việt mất mạng, lãnh thổ chia cắt đấy thôi. Bài học Trung Quốc luôn phải nhớ nhưng bài học Mỹ thì cũng chẳng được phép quên.

Bảo yêu nước mà lại mong chờ, ỷ lại vào ngoại bang, đấy mà là yêu nước à? Đấy là bán nước rồi.

Lan Phương

Ảnh: Britannica

GỬI NHỮNG CÔNG DÂN VIỆT NAM TẠI MỸ SẮP VỀ NƯỚC

Theo thông tin Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ – Hà Kim Ngọc cho biết, ngày 10-4 vừa qua, ông đã tham gia chương trình trao đổi trực tuyến giữa các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Mỹ với Hội Thanh niên sinh viên Việt Nam tại Mỹ về tình hình dịch bệnh Covid-19 và các biện pháp hỗ trợ công dân và du học sinh Việt Nam tại Mỹ. Tại buổi trao đổi đã có khoảng 1.000 công dân và sinh viên Việt Nam tại Mỹ đăng ký về nước bằng máy bay thương mại của Việt Nam.



Muốn về quê hương đất mẹ Việt Nam để được “chở che” cũng là nguyện vọng rất chính đáng. Họ là con dân của nước ta, là đồng bào ta. Vậy nên dù biết là để họ về nước thì nguy cơ số ca nhiễm tăng lên, nguy cơ lây lan ra cộng đồng là điều rất khó đoán định. Tuy nhiên, chúng ta không thể đứng nhìn con em mình chịu nguy hiểm khi ở lại Mỹ, trong thời điểm mà đất nước này đã mất khả năng kiểm soát dịch Covid-19. Nếu không may lây nhiễm corona thì nguy hiểm đến tính mạng vì hiện nay, các cơ sở y tế Mỹ rơi vào tình trạng quá tải. Người chết rất nhiều. Mở rộng vòng tay đón công dân về nước là điều chúng ta phải làm, điều này thể hiện tình đồng bào của chúng ta.

Tuy nhiên, để tránh tình trạng một số du học sinh khi về nước không chịu cách li, chê bai khu cách li, thậm chí là kêu gào, đòi hỏi và không chấp hành nghiêm theo hướng dẫn của cơ quan chức năng như trước đây. Thiết nghĩ là ta phải yêu cầu họ viết bản cam kết trước khi cho về nước; nếu vi phạm thì phải bị xử lý nghiêm, không loại trừ khả năng sẽ xử lý hình sự.

Hi vọng 1000 con người này khi về đến Việt Nam sẽ chấp hành nghiêm, không lên giọng thượng đẳng kiểu “cô chiêu, cậu ấm”; nếu không cam kết thì mời ở lại Mỹ. Ta thương họ nhưng họ phải biết thương ta. Những người thực hiện công tác phòng chống dịch đã mệt mỏi, khổ sở lắm rồi, đừng hành hạ họ thêm nữa. Nếu không chấp hành nghiêm thì phải có biện pháp mạnh.

Qua đây, rất mong mọi người hãy gửi những thông tin này đến những nơi cần đến. Để khi họ trở về không là gánh nặng cho đất nước.

Nguồn : TDTQ

ĐẤT MẸ GIANG TAY
( Xin gởi đến những đứa con xa xứ lầm đường lạc lối, luôn chống phá quê hương đất nước. Xin lỗi các Việt kiều yêu nước chân chính và các cháu du học sinh nhé )

Đất nước nghèo các con bỏ quê hương
Theo ngoại bang "thiên đường và dân chủ"
Hầu hạ người ta cuộc sống cũng no đủ
Phận đu càng còn chửi Mẹ Việt Nam

Cứ tưởng đây là cuộc sống thiên đàng
Chê đất Mẹ nghèo hèn và lạc hậu
Bỗng một ngày mây đen phủ toàn cầu
Chúng mới biết Việt Nam mình bừng sáng

Ngạn ngữ Việt Nam tôi nhắc câu cho bạn
"Trong cơn hoạn nạn mới thấu hiểu lòng nhau"
Dịch cô vi đang tàn sát châu Âu
Văn minh ở đâu để con người tự chết

Bố Mẹ, Ông Bà ốm đau bỏ hết
Chỉ ưu tiên đứa khỏe, đứa lành
Đứa thượng lưu, hay những kẻ lưu manh
Còn tất cả dân tình cho cỏ rác

Với Việt Nam chúng ta lại khác
Đất Mẹ giang tay đón các con lầm lạc
Bởi tình người ta quý hơn tiền bạc
Cho dù con đã ngược đãi Mẹ Cha

Về đi con Tổ Quốc mới là nhà
Là dòng máu tiên rồng ta đó
Da ta vàng máu chúng ta vẫn đỏ
Như màu cờ Tổ Quốc của ta

Việt Nam ơi trải bốn ngàn năm qua
Chưa bao giờ bị kẻ thù khuất phục
Cớ làm sao các con phải chịu nhục
Chui gầm bàn, luồn cúi ngoại bang

Việt Nam ta lịch sử đã sang trang
Nắng đã trải vàng cả ba miền đất nước
Hỏi cường quốc mấy nước nào làm được?
Như Việt Nam đất Mẹ anh hùng

Về đi con Tô Quốc thật bao dung
Tuy thiếu thốn chúng ta cùng chia sẻ
Về đây con với Ông Bà Cha Mẹ
Có Đồng Bào san sẻ yêu thương!

Lan Hương

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

MỘT PHA KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN SIÊU TO KHỔNG LỒ!!!


Mới đây trong một Video quảng cáo của hãng sữa đậu nành Fami, công ty này đã âm thầm khẳng định chủ quyền một cách "rất nhẹ nhàng" khi đưa hình ảnh bản đồ Việt Nam cùng 2 quần đảo thân thương lên sóng.
Không những thế, tên quần đảo không chỉ là ký hiệu nhỏ thông thường mà là 2 chữ TRƯỜNG SA. HOÀNG SA to như thế này luôn này. Thế mà có "ông hàng xóm" cứ nhận vơ như thật ấy.


Như Ngọc

NHỮNG BỨC ĐIỆN LỊCH SỬ TRONG CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY MÙA XUÂN NĂM 1975


Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của quân và dân ta; không những ghi vào lịch sử Việt Nam như một mốc son rực sáng nhất trong thế kỷ XX, mà còn là nét nổi bật và đặc sắc nhất của nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh, nghệ thuật tạo và nắm thời cơ giành thắng lợi quyết định trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử; giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

NHỮNG BỨC ĐIỆN LỊCH SỬ TRONG CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY MÙA XUÂN NĂM 1975

Thắng lợi của quân và dân ta trong Chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Trị Thiên - Huế - Đà Nẵng đã tạo ra bước ngoặt mới; Bộ Chính trị nhận định: “Chúng ta đang đứng trước thời cơ chiến lược lớn, chưa bao giờ ta có đủ điều kiện đầy đủ về quân sự và chính trị như hiện nay, có thời cơ chiến lược to lớn như hiện nay để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam để tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc”[1].
Thời cơ chiến lược đã đến, đúng 18 giờ 00 ngày 27-3-1975, Bộ Chính trị chỉ thị: “Phải nhanh chóng phát động quần chúng vũ trang nổi dậy, đập tan các lực lượng kìm kẹp ở cơ sở, chiếm lĩnh các công sở.... và vận động binh sĩ địch bỏ súng đầu hàng, làm tan rã các đơn vị quân ngụy”[2].
Ngày 07-4-1975, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra mệnh lệnh: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”[3].
Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương chỉ thị: “Nắm chắc thời cơ chiến lược mới tranh thủ thời gian cao độ nhanh chóng tập trung lực lượng vào phương hướng chủ yếu, hành động táo bạo bất ngờ, làm cho địch không kịp dự kiến, không kịp trở tay, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa”[4].
 Ngày 14-4-1975, Bộ Chính trị thông qua kế hoạch giải phóng Sài Gòn mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh và quyết định: “Đồng ý Chiến dịch Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh”[5]. Sài Gòn - Gia Định là hướng tiến công chiến lược chủ yếu và cũng là mục tiêu chiến lược cuối cùng của ta.
Để chuẩn bị cho giải phóng Sài Gòn - Gia Định, Trong Điện gửi Trung ương Cục miền Nam, 15 giờ 30 ngày 22-4-1975, Bộ Chính trị chỉ thị. “…Sẵn sàng phát động quần chúng nổi dậy kết hợp với các cuộc tiến công của quân đội. Sự hợp đồng giữa các hướng cũng như giữa tiến công và nổi dậy sẽ thực hiện trong quá trình hành động”[6].
Ngày 26-4-1975, Bộ Chính trị họp yêu cầu chuẩn bị mọi mặt từ Bộ Thống soái tối cao đến Bộ tư lệnh và các đơn vị ở chiến trường trọng điểm. Năm mục tiêu quan trọng đã được Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh xác định là: Sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng tham mưu ngụy, Dinh Tổng thống ngụy quyền, Biệt khu Thủ đô và Tổng nha Cảnh sát. Sau khi kiểm tra lại lần cuối việc chuẩn bị cho trận đánh quyết định, cuộc họp kết thúc trong không khí náo nức, phấn khởi, quyết tâm, sẵn sàng đón tin chiến thắng.
Theo kế hoạch, 5 giờ 30 phút sáng 30-4-1975, các hướng đồng loạt đánh vào Sài Gòn. Đến 10 giờ 45 phút ngày 30-4-1975, chiếc xe tăng mang số hiệu 390 đã húc tung cánh cổng chính của dinh Độc Lập - sào huyệt cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn.
Tổng Bí thư Lê Duẩn thay mặt Bộ Chính Trị đã gửi bức điện khen ngợi: “Toàn thể cán bộ, chiến sĩ tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh cùng đồng bào Sài Gòn - Gia Định thân mến. Bộ Chính trị Trung ương Đảng nhiệt liệt khen ngợi quân và dân Sài Gòn - Gia Định, khen ngợi toàn thể cán bộ và chiến sĩ, đảng viên và đoàn viên, thuộc các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội tinh nhuệ, dân quân tự vệ đã chiến đấu cực kỳ anh dũng, lập chiến công chói lọi, tiêu diệt và làm tan rã lực lượng lớn quân địch, buộc ngụy quyền Sài Gòn phải đầu hàng không điều kiện, giải phóng thành phố Sài Gòn - Gia Định, đưa chiến dịch lịch sử mang tên Bác Hồ vĩ đại đến toàn thắng. Toàn thể các đồng chí hãy nêu cao tinh thần quyết thắng cùng đồng bào tiếp tục tiến công và nổi dậy, giải phóng hoàn toàn miền Nam thân yêu của Tổ quốc”[7].
Vậy là hai chiến dịch có hai cách đánh khác nhau. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, phương châm của ta là: “Đánh chắc, tiến chắc”, thì trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, phương châm chỉ đạo là: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Dù là hai cách đánh khác nhau nhưng đều đi đến thắng lợi cuối cùng đánh đổ hai thực dân đế quốc to là Pháp và Mỹ. Đó là minh chứng cho truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam; quyết không cam chịu làm nô lệ; quyết đánh đuổi giặc ngoại xâm giành độc lập tự do cho dân tộc.
45 năm đã trôi qua, nhưng ký ức hào hùng và niềm tự hào về Đại thắng mùa Xuân 1975 vẫn còn nguyên giá trị. Chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử sẽ mãi mãi là động lực tinh thần to lớn để chúng ta kiên định, vững bước trên con đường mà Đảng và nhân dân ta đã chọn: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tiếp tục công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng mới./.

CHÚ THÍCH:
[1] Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb CTQG - Sự Thật,  H, 1991, tập 2, tr.178.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 36, Nxb CTQG, H, 2004, tr.90.
[3] Theo Hồi ký “Tổng hành dinh trong mùa Xuân Đại thắng” của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Nxb QĐND, H, 2006.
[4] Đại tướng Hoàng Văn Thái - Những  năm tháng quyết định, Nxb QĐND, H, 1990, tr.210.
[5] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 36, Nxb CTQG, H, 2004, tr.90.
[6] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 36, Nxb CTQG, H. 2004, tr.167.
[7] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 36, Nxb CTQG, H, 2004, tr.90-91.

TRƯỜNG SA, THÁNG 4 LỊCH SỬ - HAI LIỆT SĨ ĐẦU TIÊN Ở TRƯỜNG SA


'Để treo được ngọn cờ cách mạng lên Trường Sa, chúng ta đã hi sinh hai người. Một người hi sinh ngay tại đảo Song Tử Tây. Một người bị thương, theo tàu về đất liền và hi sinh'.


Cựu chiến binh Đào Mạnh Hồng, chứng nhân ở Trường Sa tháng 4 lịch sử năm 1975, ngậm ngùi kể lại.

Đó là liệt sĩ Tống Văn Quang và Ngô Văn Quyền.

Không một bức ảnh để thờ

45 năm trước, khi đi Trường Sa, ông Phan Xuân Ạp là trợ lý tham mưu tiểu đoàn đặc công 471 của Quân khu 5. "Khi đánh đảo, lực lượng hỏa lực DKZ của chúng tôi đi cùng để hỗ trợ cho ba mũi đặc công của hải quân. Quang trong mũi đổ bộ đầu tiên. Cậu ấy là khẩu đội trưởng DKZ", ông Ạp cho hay.

Cuộc chiến kéo dài 30 phút rất ác liệt, hạ sĩ Tống Văn Quang hi sinh năm anh mới 22 tuổi.

Cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Quế kể giây phút tiễn biệt người đồng đội mới biết tên sáng 14-4-1975: "Lúc đó gần sáng rõ rồi. Anh em tổ chức chôn cất cậu ấy ngay Song Tử Tây, định sau này đưa về. Đồng đội lấy tăng võng bọc lại rồi đào huyệt cát chôn chứ lúc đó không có quan tài đâu. Anh em trên đảo nổ súng chia buồn, tiễn biệt đồng đội".

Chúng tôi tìm trong bản trích lục thông tin về quân nhân hi sinh, mất tin, mất tích trong chiến tranh của Cục Chính sách (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) và hiện ra những dòng thông tin về liệt sĩ đầu tiên ở Trường Sa: liệt sĩ Tống Văn Quang sinh năm 1949 (tuổi thật là sinh năm 1953 - PV) tại xã Cao Ngạn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Bắc Thái. Nhập ngũ tháng 5-1972. Ngày đi B: tháng 8-1972. Đơn vị: C12, D6, E38, F2 (Quân khu 5). Cấp bậc: hạ sĩ. Ngày hi sinh 14-4-1975, trong trường hợp: chiến đấu. Nơi hi sinh: đảo Song Tử Tây.

Mong muốn tìm hiểu về người liệt sĩ ấy, chúng tôi tìm về quê hương anh. Bắc Thái là tỉnh cũ. Xã Cao Ngạn, huyện Đồng Hỷ giờ thuộc tỉnh Thái Nguyên.

Hai cụ thân sinh liệt sĩ Quang đã mất từ lâu. Ông Tống Văn Ngọc, 73 tuổi, anh trai liệt sĩ Quang, cho biết anh Quang là con thứ năm.

"Chú Quang đẻ được ba ngày thì bố mất. Nhà tôi có hai người đi bộ đội. Tôi đi chiến trường B3 tháng 4-1966. Tôi vừa về thì chú Quang đi", ông Ngọc nói.

Người chị dâu của liệt sĩ Quang xúc động kể: "Tôi và mẹ chồng đồ xôi gánh đến đơn vị tiễn chú Quang thì nghe nói đơn vị đã hành quân đến ga Đồng Quang trú chân. Hai mẹ con lại tất tưởi chạy đến nhưng cũng không kịp.

Chú Quang đi bộ đội từ năm 1972 rồi đi một mạch. Từ lúc nhập ngũ cho đến khi đi chiến đấu không có tin tức, thư từ gì. Đến khi chú ấy hi sinh gia đình nhận giấy báo tử mới biết...".

Tuổi 20 hi sinh ở Trường Sa

Người thứ hai hi sinh ở Trường Sa tháng 4-1975 là hạ sĩ Ngô Văn Quyền, 20 tuổi, chiến sĩ đặc công của trung đoàn đặc công hải quân 126.

Mấy chục năm nay, ông Đào Mạnh Hồng (69 tuổi, hiện sống ở TP Hải Phòng) không dám tìm gặp thân nhân liệt sĩ Quyền.

"Khi đưa con người ta từ Bắc vào Nam chiến đấu thì mình đưa đi, nhưng khi con người ta hi sinh thì mình không biết. Đến chỗ chôn ở đâu mình cũng không biết. Về gặp gia đình cậu ấy, tôi biết ăn nói thế nào...", người cựu binh thở dài.

45 năm trước, đánh đảo Song Tử Tây, ông Đào Mạnh Hồng là phân đội trưởng phân đội 1 (đại đội 1 - trung đoàn đặc công hải quân 126) và thân thiết nhất với hạ sĩ Quyền. Chiến trận Song Tử Tây kéo dài 30 phút nhưng 15 phút đầu rất ác liệt.

"Quyền trong tổ chiến đấu đầu tiên cùng tôi. Cậu ấy là người che đạn cho tôi. Đáng lẽ viên đạn đó găm vào tôi... Tôi đang lao về phía trước thì Quyền đi sau phát hiện đối phương trong giao thông hào giơ súng nhô ra, cậu ấy lao lên đỡ đạn cho tôi...", người cựu chiến binh rớm nước mắt khi nhớ lại khoảnh khắc không thể quên ấy.

Tiểu đội trưởng Ngô Văn Quyền bị một viên đạn găm vào bụng vẫn cùng đồng đội tiếp tục chiến đấu. "Mấy phút sau quay lại, tôi hỏi thì Quyền bảo em không sao. Thấy Quyền bị thương, tôi để cậu ấy nằm nghỉ, còn mọi người thu dọn chiến trường", ông Hồng kể tiếp.

45 năm đã trôi qua, người cựu chiến binh giải phóng đảo nhớ mãi đêm trước khi chia tay người em, người đồng đội thân thiết về đất liền.

"Tôi và Quyền trải võng ra trong hầm vòm, nằm cạnh nhau tâm sự. Quyền nói sau này chiến tranh kết thúc, anh em mình giao lưu thường xuyên chứ các đồng đội kia ở xa quá chắc ít gặp. Tôi bảo đời quân ngũ mình chỉ có một thời điểm nhất định thôi. Sau này trên quãng đường còn lại, anh em mình thế nào cũng gặp nhau", ông Hồng kể.

Ngày hôm sau, hạ sĩ Quyền theo tàu chở hàng binh về Đà Nẵng. Lúc này anh đau đến nỗi không đi được. Ông Hồng phải bế ra xuồng để đưa lên tàu.

"Lúc đó tôi ôm Quyền khóc - ông Hồng xúc động nhớ lại giây phút chia tay mà không ngờ là lần gặp nhau cuối cùng. Tôi bảo em cứ an tâm điều trị, anh em mình sẽ gặp lại nhau khi cùng tiến vào Sài Gòn. Nó còn cười bảo: các anh cứ yên tâm ở lại. Em khỏe là theo đơn vị chiến đấu ngay".

Một tháng sau khi về Sài Gòn, ông Hồng mới biết hạ sĩ Ngô Văn Quyền đã hi sinh. "Không ai nghĩ Quyền sẽ hi sinh. Nhưng nó lại hi sinh...", người cựu binh bần thần nói.

"Chúng tôi nghe đồng đội anh Quyền kể chỉ còn 35 hải lý nữa vào đến Đà Nẵng thì tàu bị chết máy. Nếu suôn sẻ thì ba ngày về đến đất liền, nhưng tàu chết máy mất sáu ngày mới vào đến bờ.

Dọc đường anh tôi cứ gọi tên bố mẹ, các em, rồi anh hát những bài hát quê hương Hải Phòng. Trên đường chuyển đến Bệnh viện Đà Nẵng, máu chảy nhiều quá, anh hi sinh khi chưa kịp vào bệnh viện...", ông Ngô Văn Đại, em trai liệt sĩ Quyền, xúc động kể.

Bà Ngô Thị Huế, 62 tuổi, em gái liệt sĩ Quyền, rưng rưng hồi tưởng người anh đã khuất: "Anh Quyền hiền lành, học giỏi lắm. Từ lớp 1 đến lớp 7 năm nào cũng đứng đầu lớp. Anh đi học về là ra đồng chăn trâu, 13 - 14h mới về.

Nhà chỉ có bát cơm nguội phần anh. Sau này anh đi làm thuê trên Lào Cai, mỗi lần về là tắm rửa cho các em. Làm thuê mấy năm, có lệnh nhập ngũ là anh đi". Và rồi anh Quyền của bà đã đi mãi không về...


Anh Ngô Văn Quyền (bên phải) chụp cùng bạn thân Nguyễn Đắc Lưu khi còn huấn luyện ở Quảng Ninh
Liệt sĩ Tống Văn Quang đã được chuyển mộ về đất liền năm 1985.






Như Ngọc