KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Văn Thiệu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Văn Thiệu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2018

BẠI TƯỚNG NGÔ QUANG TRƯỞNG - NHỮNG BÍ MẬT MỚI TIẾT LỘ


Trong số tướng lĩnh của quân đội ngụy quyền Sài Gòn trước năm 1975, Trung tướng Ngô Quang Trưởng được xem là người cứng rắn, kỷ luật và khá “sạch sẽ”, tận tụy với chức phận của một quân nhân. Ông ta từng là cứu cánh của Tổng thống chế độ ngụy quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) Nguyễn Văn Thiệu ở vùng giới tuyến Quảng Trị.

BẠI TƯỚNG NGÔ QUANG TRƯỞNG - NHỮNG BÍ MẬT MỚI TIẾT LỘ
Lính VNCH tháo chạy khỏi Đà Nẵng

Tuy nhiên, trước những đòn tấn công như vũ bão của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Ngô Quang Trưởng đã không thể cầm cự mà phải tháo chạy cùng đoàn quân thất trận về Sài Gòn, rồi sau đó lưu vong nơi đất khách quê người…

Những chặng đường binh nghiệp

Ngô Quang Trưởng sinh năm 1929 tại Kiến Hòa, một vùng đất thuộc vùng châu thổ sông Mê Kông, đồng bằng sông Cửu Long, trong một gia đình điền chủ. Ra trường năm 1954 với cấp bậc Thiếu úy, ông được điều chuyển ra miền Bắc tăng cường cho Tiểu đoàn 5 nhảy dù đang tham chiến tại mặt trận Điện Biên Phủ.

Tuy nhiên, khi tân Thiếu úy Ngô Quang Trưởng có mặt ở đơn vị thì cuộc chiến ở Điện Biên Phủ đã kết thúc. Quay về miền Nam với “chiến tích” thoát chết ở Điện Biên Phủ, ông ta được bổ nhiệm làm Đại đội trưởng Đại đội 1 của Tiểu đoàn 5 nhảy dù.

Tháng 5/1955, Ngô Quang Trưởng tham gia cuộc tiễu trừ quân phiến loạn Bình Xuyên. Sau khi chiến dịch này kết thúc, Ngô Quang Trưởng được gắn lon Trung úy một cách khá dễ dàng.

Năm 1964, Trưởng lên Thiếu tá và được cử giữ chức Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 nhảy dù. Năm 1965, Ngô Quang Trưởng được thăng cấp Trung tá và được giữ chức Tham mưu trưởng Sư đoàn nhảy dù. Một năm sau, Ngô Quang Trưởng lại được thăng cấp Đại tá và được bổ nhiệm làm Tư lệnh phó Sư đoàn dù, dưới quyền chỉ huy của tướng Dư Quốc Đống.

Năm 1966, sau biến cố bạo động ở miền Trung, Ngô Quang Trưởng được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh, dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng Hoàng Xuân Lãm - Tư lệnh quân đoàn 1 - vùng 1 chiến thuật.

Năm 1967, những đơn vị như Đại đội Hắc báo trinh sát, Chi đoàn 2/7 thiết vận xa M113, Tăng phái tiểu đoàn 9 nhảy dù thuộc Sư đoàn 1 bộ binh do Trưởng làm tư lệnh đã có nhiều cuộc giao tranh với Quân giải phóng ở mặt trận Thừa Thiên.

Để cổ vũ tinh thần cho viên tư lệnh chiến trường, Tổng thống chế độ ngụy quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu và các quan thầy người Mỹ đã không ngần ngại gắn lên vai Ngô Quang Trưởng chiếc ga-lông chuẩn tướng.

Tháng 5/1968, sau chiến cuộc Mậu Thân, Trưởng được phong hàm Thiếu tướng và được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn 4 - vùng 4 chiến thuật (khu vực miền Tây Nam Bộ). Tháng 11/1970, Ngô Quang Trưởng được thăng quân hàm Trung tướng.

Từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5/1972, Bộ Tư lệnh chiến dịch Trị-Thiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam thực hiện những đợt tấn công như vũ bão vào các cứ điểm của quân đội ngụy quyền VNCH đóng dọc theo vùng giới tuyến, tiêu diệt rất nhiều sinh lực địch.

Đầu tháng 5/1972, Ngô Quang Trưởng được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu triệu hồi từ Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 ở Cần Thơ về Sài Gòn để giao nhiệm vụ mới. Ngay sau đó, Trưởng đã đáp máy bay ra Huế để thay Trung tướng Hoàng Xuân Lãm làm Tư lệnh Quân đoàn 1 - vùng 1 chiến thuật với trách nhiệm nặng nề là “tái chiếm cổ thành Quảng Trị từ tay Cộng sản”.

Tới Huế, ông ta đã thực hiện một chiến dịch tuyên truyền nhằm trấn an binh tình một cách huênh hoang và sặc mùi cải lương rằng “Đồng bào ở Huế từ nay không cần phải lo sợ nữa, vì quân đội Bắc Việt muốn chiếm được cố đô Huế phải bước qua xác chết của tôi…”.

Sau khi Trưởng nhậm chức ở Vùng 1 chiến thuật, chính quyền Sài Gòn đã ưu ái tăng phái cho viên tướng này toàn bộ lực lượng tổng trù bị của quân lực VNCH, đồng thời ông ta còn nhận được sự yểm trợ từ xa của hạm đội 7 Hoa Kỳ đang đồn trú ngoài Thái Bình Dương.

Từ đầu năm 1975, Quân giải phóng mở chiến dịch Huế - Đà Nẵng. Ngô Quang Trưởng đã liên tiếp nhận được những thông tin bại trận từ tiền phương. Tình thế của ngụy quyền Sài Gòn một bi đát, Ngô Quang Trưởng liên tục gọi điện về Sài Gòn để xin Tổng thống Thiệu và Đại tướng Cao Văn Viên cho quân đội tăng phái để hòng cầm cự địa bàn.

Tuy nhiên, hỏa lực quá mạnh của Quân giải phóng đã nhanh chóng làm đám quan binh ở vùng 1 chiến thuật tan đàn xẻ nghé. Với lực lượng binh sĩ đã hoàn toàn rệu rã về thể xác và suy sụp về tinh thần, đại đa số họ đều có khao khát rã ngũ để cùng với gia đình, vợ con tìm đường tháo chạy.

Huế giải phóng, Tướng Trưởng cùng đám tàn binh co cụm ở Đà Nẵng rồi tiếp tục khẩn thiết gọi điện cầu cứu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm bay đến Đà Nẵng để thị sát tình hình.

Khi Thủ tướng Khiêm đến Đà Nẵng, Tướng Trưởng đã triệu tập cuộc họp tất cả các Tư lệnh sư đoàn, Tỉnh trưởng, Thị trưởng, Bộ Tham mưu, và các Trưởng phòng sở hành chính để nghe Trần Thiện Khiêm nói chuyện.

Trước khi Thủ tướng Khiêm đến, Tướng Trưởng đã có cuộc gặp với những thành viên dự họp, đề nghị phải nói thẳng cho Thủ tướng biết thực trạng ở vùng 1 chiến thuật.

Nhưng sau khi nghe Thủ tướng Khiêm nói chuyện xong, chẳng có ai phát biểu gì, chỉ duy nhất Đại tá Kỳ - Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Trị có ý kiến xin Thủ tướng cho biết phải làm gì đối với số công chức đã tự ý rời nhiệm sở trong những ngày qua. Nhưng, thủ tướng Trần Thiện Khiêm cũng không trả lời mà lại lảng sang một chuyện khác.

Sáng ngày 28/3, Tướng Trưởng cho triệu tập các cấp chỉ huy để tìm biện pháp vãn hồi trật tự và tái trang bị cho những đơn vị Ngụy đang có mặt trong thành phố.

Nhưng kế hoạch không thi hành được vì không đủ quân số tác chiến, hầu như sĩ quan đã bỏ phòng sở để đi lo chuyện gia đình, chỉ có văn phòng Tư lệnh vùng 1 chiến thuật là còn làm việc, còn tất cả phòng ban trong Bộ Tư lệnh đã hoàn toàn tê liệt.

Sáng sớm ngày 29/3/1975, Quân giải phóng ồ ạt tiến vào Đà Nẵng. Những cánh quân của sư 324B, sư 325 đang hừng hực khí thế chiến thắng đã làm cho quân đội ngụy Sài Gòn kinh hồn bạt vía. Ngô Quang Trưởng cùng một vài thuộc cấp thân tín í ới gọi nhau tìm đường chạy ra bãi biển để bơi ra tàu HQ 404 tìm đường tháo chạy.

Theo lời kể của một viên sĩ quan quân đội Sài Gòn có mặt trên chuyến tàu hôm đó, sau khi được thuộc cấp dìu lên được tàu, Ngô Quang Trưởng đã bị ngất lịm đi vì mệt và đói.

Khi chiếc tàu này đang trên đường di tản về Sài Gòn, tướng Ngô Quang Trưởng còn nhận được một lệnh khẩn của Tổng thống Thiệu chỉ đạo quay lại để “tái chiếm Đà Nẵng”, nhưng với một thực tế quá đỗi bẽ bàng, Tướng Trưởng đành phải phúc đáp cho Tổng thống Thiệu rằng hiện tại ông ta không thể lấy ai để thi hành nhiệm vụ vì lính tráng đã mỗi người một nơi, cấp chỉ huy thì mạnh ai nấy thoát…

Về Sài Gòn, Ngô Quang Trưởng đi thẳng đến Tổng y viện Cộng hòa để xin nhập viện vì bị khủng hoảng tinh thần. Sau khi ra viện, ông được bổ nhiệm vào Bộ Tư lệnh hành quân lưu động ở Bộ Tổng Tham mưu ngụy.

Tại đây, ông ta lại phải chứng kiến một hình ảnh rất đỗi đắng cay khi nhìn thấy những thuộc cấp là Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (Tư lệnh hải quân vùng 1 duyên hải) và Chuẩn tướng Nguyễn Văn Khánh (Tư lệnh sư đoàn 1 không quân) đang ngồi viết tường trình, Tướng Lâm Quang Thi đang chịu án quản thúc vì thất trận.

Những ngày cuối tháng 4/1975, một sĩ quan lục quân Mỹ từng làm việc với tướng Trưởng đã đến gặp gia đình ông và đề nghị di tản khỏi Sài Gòn trước khi Quân giải phóng từ mọi hướng đổ về làm chủ thành phố.

Vợ con Ngô Quang Trưởng xuống tàu thủy để ra đi. Riêng Ngô Quang Trưởng, phải đến ngày 30/4/1975, mới được Nguyễn Cao Kỳ lái máy bay để đưa ra hạm đội 7, rồi từ đó, ông ta đến đảo Guam để đoàn tụ gia đình.

Tại đây, gia đình Tướng Trưởng được Đại tá Sauvageot đến để cho biết rằng Tướng Cushman (từng là cố vấn quân sự của Mỹ tại vùng 4 chiến thuật Ngụy) cử ông ta đến để đón gia đình Tướng Trưởng về cùng sinh sống với gia đình Cushman tại trường Chỉ huy tham mưu Leavenworth.

Tại đây, với sự giới thiệu của Cushman, Tướng Trưởng và người con trai tên Diệp bắt đầu đi học nghề nông ở một nông trại cho đến lúc chuyển đến định cư tại Falls Church Virginia – miền Đông nước Mỹ.

Gia đình và những năm tháng lưu vong

Chuyện tình duyên của Ngô Quang Trưởng sau này được ông Nguyễn Tường Thiết là anh họ của vợ ông Trưởng thuật lại rằng: Khoảng đầu những năm 60 của thế kỷ XX. Ở Sài Gòn, người ta đã râm ran bàn tán về một chuyện tình tay ba giữa hai sĩ quan trẻ tuổi trong quân lực VNCH.

Hai sĩ quan đó, một ở binh chủng không quân, một ở binh chủng nhảy dù, còn người đẹp đã làm cho hai trái tim kia cùng dậy sóng chính là cô con gái lớn của nhà văn Thạch Lam tên Nguyễn Tường Nhung.

Điều đặc biệt ở đây hai sĩ quan trẻ tuổi này là một đôi bạn chơi rất thân với nhau. Trong điều kiện chiến tranh, sống chết đối với những quân nhân là chuyện có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Hai người này đã giao ước với nhau là nếu người nào nằm xuống trước thì người còn lại sẽ nguyện suốt đời chăm sóc cho cô gái kia.

Thế rồi, trong một chuyến bay, người sĩ quan không quân kia đã tử nạn. Từ đó, định mệnh đã đẩy đưa cô con gái lớn của một nhà văn danh tiếng thời Tự lực văn đoàn gắn bó cuộc đời mình với viên sĩ quan của binh chủng nhảy dù có tên là Ngô Quang Trưởng.

Ông Trưởng và bà Nhung lấy nhau có 4 người con và sống với nhau cho đến ngày ông Trưởng trút hơi thở cuối cùng lúc 3h ngày 22/1/2007.

Những ngày sống lưu vong trên đất Mỹ, Ngô Quang Trưởng không giống những tướng tá của chế độ Sài Gòn trước đây là tham gia vào những cuộc hội họp, bình luận về sự kiện giải phóng Sài Gòn, phân tích những nguyên nhân bại trận của họ. Ông ta sống rất lặng lẽ trong nỗi trầm uất cay đắng của một viên tướng thua cuộc.

Ai đó có cố gắng gặng hỏi điều gì về thời chiến cuộc, ông ta đều tảng lờ sang chuyện khác. Có chăng, Ngô Quang Trưởng chỉ ngậm ngùi bảo rằng: “Bại binh chi tướng bất khả ngôn dũng. Vong quốc chi đại phu bất khả ngôn trí” có nghĩa là ông ta cũng biết rõ thân phận của mình là một viên tướng bại trận thì không thể nói mình anh dũng.

Một người phải bỏ xứ sở để ra đi tị nạn thì làm sao gọi là người có mưu lược… Ước nguyện cuối cùng của viên tướng bại trận tha hương là được đưa tro cốt về cùng đất mẹ. Mùa hè năm 2008, bà Nguyễn Tường Nhung cùng những đứa con đã làm theo di nguyện ấy, đưa tro cốt chồng, cha mình về Việt Nam.