KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2018

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

Thông cáo Báo chí Kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương


Tại kỳ họp này, Ủy ban kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
I. Về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Đắk Nông.
1. Ban cán sự đảng UBND tỉnh Đắk Nông, nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc; buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để UBND tỉnh có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác giao đất, giao rừng, cho thuê đất, cho thuê rừng, quản lý, bảo vệ rừng và bồi thường rừng, gây thiệt hại và thất thu ngân sách nhà nước, để mất rừng, rừng bị phá, lấn chiếm với diện tích lớn, phát sinh tranh chấp, khiếu kiện phức tạp, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Đồng chí Nguyễn Bốn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021; thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; trực tiếp ký quyết định cho thuê đất, giao rừng, bồi thường rừng không đúng quy định pháp luật.
3. Đồng chí Trương Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021; trực tiếp ký một số quyết định giao đất, cho thuê đất, giao rừng, cho thuê rừng và chỉ đạo việc bồi thường rừng không đúng quy định pháp luật.
Những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng UBND tỉnh Đắk Nông, nhiệm kỳ 2016 - 2021, đồng chí Nguyễn Bốn và đồng chí Trương Thanh Tùng là nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, gây dư luận xấu trong xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.

II. Xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm.
1. Xem xét thi hành kỷ luật đồng chí Tất Thành Cang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh về các vi phạm, khuyết điểm đã được kết luận tại kỳ họp 31 của UBKT Trung ương. Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật theo thẩm quyền đối với đồng chí Tất Thành Cang.
2. Xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Trung tướng Nguyễn Công Sơn, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát; đồng chí Trung tướng Nguyễn Văn Ba, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an và đồng chí Thiếu tướng Lê Đình Nhường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, nguyên Đảng ủy viên, nguyên Chánh Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an có các vi phạm, khuyết điểm đã được kết luận tại kỳ họp 30 của UBKT Trung ương. Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với các đồng chí Nguyễn Công Sơn, Nguyễn Văn Ba, Lê Đình Nhường.
3. Xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, trong thời gian giữ chức vụ Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế (từ tháng 4/2005 - 01/2012) đã có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong tham mưu và thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Nam Đông - A Lưới, dẫn đến công trình kém chất lượng, nhiều đoạn đường bị hư hỏng nặng, không sử dụng được, gây thất thoát, lãng phí lớn ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, quân đội và cá nhân đồng chí.
Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với đồng chí Đặng Ngọc Nghĩa.

III. Xem xét các báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBKT Tỉnh ủy các tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp, Phú Yên, Ban Thường vụ Đảng ủy và UBKT Đảng ủy Bộ Khoa học và Công nghệ; kết quả giám sát đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và đồng chí Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Bình Định.
Qua kết quả kiểm tra, giám sát, UBKT Trung ương đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, các cá nhân rút kinh nghiệm, sớm có biện pháp khắc phục, sửa chữa trong thời gian tới.

IV. Cũng trong kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, giải quyết tố cáo 01 tổ chức và 02 cá nhân; giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng 05 trường hợp và cho ý kiến về một số nội dung quan trọng khác./.

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2018

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7


Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

1. Ngay trong phiên khai mạc, công tác cán bộ đã được đưa ra bàn bạc, xem xét. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dẫn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém". Đảng ta luôn xác định, công tác cán cán bộ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, là điểm then chốt của mọi then chốt.

Người đứng đầu Đảng ta đã chỉ rõ những tồn tại, yếu kém trong công tác cán bộ hiện nay, đồng thời đặt ra hàng loạt câu hỏi mang tính gợi mở về công tác này. Vì sao Tổng Bí thư lại phải trăn trở đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ khi ông đặt câu hỏi, đối với cán bộ, chú trọng đặc biệt phẩm chất hay năng lực hay coi trọng cả hai?

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7
Toàn cảnh Hội nghị Trung ương 7
Thực tế thời gian dài vừa qua cho thấy, với một cán bộ, nếu khuyết thiếu một trong hai yếu tố này thì đều trở thành mối nguy hại cho sự phát triển đất nước. Đặc biệt, một khi cán bộ đã thoái hóa biến chất thì hậu quả là khôn lường. Bằng chứng là những vụ đại án đã và đang được đưa ra xét xử, nhiều ngàn tỷ đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân đã bị những cán bộ có “năng lực” nhưng lại thiếu “phẩm chất” trục lợi cá nhân, làm thất thoát…

Thời gian qua, Đảng ta và người đứng đầu Đảng đã nhìn thấy rõ điều đó, đã và đang có những quyết tâm cao trong việc xử lý sai phạm, không có bất cứ “vùng cấm” nào, kể cả cán bộ cấp chiến lược, người về hưu nếu có sai phạm cũng đều được đưa ra ánh sáng. Đây cũng là sự công bằng trong đánh giá cán bộ, giữ gìn kỷ cương của Đảng, lấy lại niềm tin của nhân dân.

Những quyết tâm này lại một lần nữa được khẳng định trong Hội nghị Trung ương 7. Vì thế, sự kỳ vọng vào một sự thay đổi lớn trong xây dựng đội ngũ cán bộ là có cơ sở vững chắc.

2. Kiểm soát quyền lực cũng là một vấn đề “nóng” trong các phiên thảo luận của Hội nghị Trung ương 7. Ngay trong phiên khai mạc, Tổng Bí thư cũng đã nhấn mạnh việc một số cán bộ, có cả cán bộ chiến lược năng lực, phẩm chất chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm. Không ít cán bộ quản lý doanh nghiệp thiếu ý chí tu dưỡng, rèn luyện, thậm chí lợi dụng sơ hở, cố ý làm trái, trục lợi, làm thất thoát vốn, tài sản nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng…

Tất cả những sai phạm trên, suy cho cùng cũng từ việc không kiểm soát tốt quyền lực. Bởi chỉ những người có quyền lực mới có cơ hội và có điều kiện để tham nhũng. Khi họ có quyền, nhưng không kiểm soát tốt thì dẫn đến việc lạm quyền, dẫn đến việc cố ý làm trái, trục lợi, vơ vét tài sản của Nhà nước và nhân dân.

Nhận thấy rõ thực tế này, Tổng Bí thư đã nhiều lần chỉ rõ, phải “nhốt” quyền lực vào lồng cơ chế, pháp luật. Và thực tế thời gian qua đã có rất nhiều quy định về công tác cán bộ, như luân chuyển cán bộ, đề bạt cán bộ, đánh giá cán bộ… cũng nhằm xây dựng “lồng” pháp luật ngày càng vững chắc hơn để kiểm soát quyền lực.

Cũng tại Hội nghị Trung ương 7, Tổng Bí thư lại một lần nữa đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, với những gợi mở “Vì sao quy trình thì đúng nhưng bố trí con người cụ thể lại sai? Vướng mắc chính là ở chỗ nào? Cơ chế giám sát quyền lực đã đủ chưa?”, cùng với những thảo luận, đề xuất các phương án kiểm soát quyền lực của các đại biểu, chắc chắc chúng ta có quyền kỳ vọng: Sau Hội nghị lần này, "lồng" pháp luật sẽ được hoàn thiện kiên cố và vững chắc hơn để “nhốt” quyền lực một cách hiệu quả.

3. Chống chạy chức, chạy quyền cũng là một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm trong các phiên thảo luận tại Hội nghị Trung ương 7. Đây là thực tế đang gây bức xúc trong dư luận trong thời gian qua. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, thân quen, cánh hữu xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp, nhiều ngành…

Cũng ngay ngày đầu Hội nghị, người đứng đầu Đảng ta đã phải nói rằng “Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội, ... chậm được ngăn chặn và đẩy lùi” và nhấn mạnh phải khắc phục cho được tình trạng "chạy chức, chạy quyền" hay "thân quen, cánh hẩu".

Trong các buổi thảo luận, các đại biểu cũng bàn bạc, đề xuất để chống chạy chức, chạy quyền, trong đó có việc cần có cơ chế giám sát người đứng đầu. Người đứng đầu phải gương mẫu, kiên quyết không để người khác chạy mình.

Cũng ngay tại Hội nghị, một trong những giải pháp có khả thi cao để chống chạy chức, chạy quyền được các đại biểu đồng tình cao là việc bố trí Bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không phải là người địa phương.

Vấn đề nhức nhối chạy chức, chạy quyền hiện nay lại một lần nữa đưa ra tại Hội nghị với sự nhìn nhận thẳng thắn những tồn tại, yếu kém lại chúng ta thêm kỳ vọng, sẽ có những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng này.

4. Một nội dung cũng được dư luận quan tâm trong Hội nghị lần này là việc bầu thêm hai Ủy viên Ban Bí thư và tân Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Trong thời gian qua, nhiều người nhìn nhận hoạt động của Ủy Ban Kiểm tra Trung ương, trong đó có người đứng đầu Ủy ban này như cánh nay nối dài của Đảng, của Tổng Bí thư trong việc thực hiện quyết tâm xử lý nghiêm sai phạm, quyết không có "vùng cấm" trong xử lý sai phạm.

Thực tế, đã có rất nhiều cán bộ, thậm chí ở cấp chiến lược mắc sai phạm đều bị đưa ra xử lý nghiêm khắc, tùy mức độ sai phạm. Kể cả những cán bộ về hưu nếu có sai phạm thì cũng không được “hạ cánh an toàn”, ai có khuyết điểm đều được làm rõ.

Việc Ban Chấp hành Trung ương bầu tân Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đặt ra nhiều kỳ vọng, người mới sẽ kế thừa và phát huy tốt những thành quả của người tiền nhiệm, tiếp tục là “tai mắt” của Đảng, của Tổng Bí thư trong việc thực hiện quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xây dựng chỉnh đốn Đảng, lấy lại lòng tin của dân./.

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

SỨ MỆNH CỦA NGƯỜI CANH LỬA



Được bầu vào Ban Bí thư, ông Trần Cẩm Tú vẫn là một nhân vật chưa mấy quen thuộc với đời sống chính trị Việt Nam. Vốn là dân lâm nghiệp, ông Trần Cẩm Tú từ huyện Hương Sơn chỉ quá cảnh chốc lát ở Tỉnh ủy Hà Tĩnh rồi ra thẳng trung ương. 

SỨ MỆNH CỦA NGƯỜI CANH LỬA

Tiếp xúc với ông Trần Cẩm Tú rất dễ cảm tình. Bởi lẽ, ngoài tố chất bộc trực của người Nghệ Tĩnh, ông Trần Cẩm Tú vẫn còn sự trong sáng của người sinh trưởng tại miền núi ít bị lây nhiễm thị phi phố xá chen lấn. Trong giao tế, ông Trần Cẩm Tú không tỏ ra thân thiết với ai mà cũng không tỏ ra sợ sệt ai. Ấn tượng mà ông Trần Cẩm Tú để lại cho người khác là thói quen rít thuốc lá liên tục rồi đưa hàm răng ám khói ra cười khì khì! 

Thử thách đầu tiên của ông Trần Cẩm Tú là ghế Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình. Sau khi ông Nguyễn Hạnh Phúc chuyển lên làm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, thì vị trí người đứng đầu quê hương năm tấn là cuộc cạnh tranh giữa ông Phạm Văn Sinh và ông Nguyễn Hồng Diên. 

Phạm Văn Sinh được đào tạo kỹ sư nông nghiệp. Khi Phạm Văn Sinh làm Bí thư Huyện ủy Quỳnh Phụ thì xảy ra sự cố biến động Thái Bình 1997, từ đó mọi kiến thức trồng trọt và chăn nuôi của ông đều dồn vào giấc mộng quan trường! Phạm Văn Sinh mặt mũi lạnh tanh và ăn nói nhát gừng, hoàn toàn trái ngược với Nguyễn Hồng Diên mặt mũi khôi ngô và ăn nói linh hoạt. Nguyễn Hồng Diên là con rể của ông chủ Bia Đại Việt nức tiếng giàu sang!

Ông Trần Cẩm Tú đã làm Bí thư Thái Bình suốt một nhiệm kỳ bình ổn, dung hoà được hai thái cực Phạm Văn Sinh và Nguyễn Hồng Diên!

Bây giờ, ông Trần Cẩm Tú đảm nhận Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Trong cuộc chiến chống tham nhũng đang nhóm lò hừng hực, thì vai trò của ông Trần Cẩm Tú không khác gì một người canh lửa. Sứ mệnh của ông Trần Cẩm Tú đáng được hy vọng và tin cậy, bởi tiền bối của ông là cố Tổng Bí thư Trần Phú dấn thân làm cách mạng không phải để cán bộ hôm nay nhũng nhiễu và tham lam vô độ!

Dân chúng đang chờ xem ông Trần Cẩm Tú rít thuốc lá và cười khì khì: "Lò vẫn đủ nhiệt cần thiết! Cháy tốt, cháy nốt!". Và nhiệm vụ trước mắt của ông Trần Cẩm Tú chính là dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm "thu hồi đất của dân chỉ đền bù 18 triệu đồng/ m2, để cho doanh nghiệp tư nhân bán lại 350 triệu đồng/ m2" với các loại củi khô, củi tươi, củi to lẫn củi... hưu!

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

Ông Trần Cẩm Tú được bầu làm Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương


Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu Phó Chủ nhiệm Thường trực UB Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú làm Chủ nhiệm UB này, thay cho ông Trần Quốc Vượng đã được Bộ Chính trị phân công đảm nhiệm chức vụ Thường trực Ban Bí thư. Trung ương cũng bầu ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam và ông Trần Cẩm Tú làm Bí thư Trung ương Đảng.

Ông Trần Cẩm Tú được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương.
Thông cáo phát đi chiều 9/5/2018 từ Văn phòng Trung ương Đảng về ngày làm việc thứ 3 Hội nghị Trung ương 7 cho biết kết quả bỏ phiếu bầu bổ sung ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng đối với các ông Trần Cẩm Tú, Trần Thanh Mẫn.

Cụ thể, theo thông cáo, buổi sáng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường bàn về công tác cán bộ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, điều hành phiên họp.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã biểu quyết đồng ý để ông Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII thôi giữ chức Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu ông Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm thường trực Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Ban Chấp hành Trung ương cũng bầu ông Hoàng Văn Trà, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Phú Yên giữ chức Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Ông Trần Thanh Mẫn (phải) - Chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam được bầu làm Bí thư Trung ương Đảng, cùng với ông Trần Cẩm Tú.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu bổ sung Uỷ viên Ban Bí thư khoá XII gồm: ông Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ông Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Trung ương đã xem xét và quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.

Buổi chiều, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường thảo luận về Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.

Ông Trần Cẩm Tú được bầu làm Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu Phó Chủ nhiệm Thường trực UB Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú làm Chủ nhiệm UB này, thay cho ông Trần Quốc Vượng đã được Bộ Chính trị phân công đảm nhiệm chức vụ Thường trực Ban Bí thư. Trung ương cũng bầu ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam và ông Trần Cẩm Tú làm Bí thư Trung ương Đảng.

Ông Trần Cẩm Tú được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương.

Thông cáo phát đi chiều 9/5/2018 từ Văn phòng Trung ương Đảng về ngày làm việc thứ 3 Hội nghị Trung ương 7 cho biết kết quả bỏ phiếu bầu bổ sung ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng đối với các ông Trần Cẩm Tú, Trần Thanh Mẫn.

Cụ thể, theo thông cáo, buổi sáng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường bàn về công tác cán bộ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, điều hành phiên họp.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã biểu quyết đồng ý để ông Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII thôi giữ chức Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu ông Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm thường trực Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Ban Chấp hành Trung ương cũng bầu ông Hoàng Văn Trà, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Phú Yên giữ chức Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Ông Trần Thanh Mẫn (phải) - Chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam được bầu làm Bí thư Trung ương Đảng, cùng với ông Trần Cẩm Tú.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu bổ sung Uỷ viên Ban Bí thư khoá XII gồm: ông Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ông Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Trung ương đã xem xét và quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.

Buổi chiều, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường thảo luận về Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.

Theo Dân Trí