KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

Chống Cộng bất bạo động tranh khách với chống Cộng bạo động

Khơi mào cuộc chiến này được thực hiện bởi cựu nhà báo Phạm Đoan Trang. Trong một bài dài đăng ngày 18/09/2018 trên facebook đang lan truyền áp đảo, Đoan Trang phản ánh rằng trong thời gian gần đây, các clip kêu gọi bạo động của ông Đào Minh Quân, người tự xưng là Thủ tướng "Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời", đã có hàng vạn lượt xem trên Facebook. Hưởng ứng các clip đó, "hàng trăm người nhiệt huyết" đã tiến hành các cuộc đánh bom bạo động, khiến họ bị đi tù, và khiến "phong trào đấu tranh vì tự do, dân chủ" bị "mất tính chính danh" trong mắt quốc tế và người dân. Trước tình hình đó, Trang nói rõ rằng "chính phủ Đào Minh Quân" không được Mỹ công nhận như khán giả của Quân lầm tưởng. Đoan Trang kêu gọi số khán giả này không theo Quân tiến hành bạo động, để họ không phải đi tù trong khi Quân được tại ngoại, và để không ảnh hưởng đến thường dân.
Bài viết vừa nêu có thể là một phản ứng của Phạm Đoan Trang sau khi phong trào biểu tình mùa hè năm 2018 bị thất bại vì khuynh hướng bạo động.
Nếu chỉ đọc tựa đề của bài viết, độc giả có thể lầm tưởng rằng Đoan Trang đang phản đối nhóm Đào Minh Quân để bảo vệ các nguyên tắc đấu tranh bất bạo động, tinh thần thượng tôn pháp luật và thái độ ôn hòa. Tuy nhiên, có 2 chi tiết trong bài cho thấy Đoan Trang không coi trọng những điều đó.
Thứ nhất, Đoan Trang phản đối hành vi bạo động không phải bởi nó phạm pháp và gây hại cho xã hội. Thay vào đó, Trang chỉ phàn nàn rằng các hành vi bạo động, khủng bố đang khiến phong trào chống Cộng "mất tính chính danh" trong mắt quốc tế và người dân. Vậy nếu các hoạt động bạo động, khủng bố không khiến phong trào chống Cộng nói chung, và Phạm Đoan Trang nói riêng bị mất uy tín và tiền tài trợ, thì Trang còn phản đối chúng không? Đây là điều mà Đoan Trang và độc giả nên tự hỏi.
Thứ hai, Đoan Trang ca ngợi "nhiệt huyết" của những kẻ khủng bố, bạo động, như thể họ đồng chí hướng với mình. Trong hai bài tiếp theo, Trang viết rằng "nhân dân" có quyền "hả hê" "ăn mừng" khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời, vì "y" đã "gây ra bao nhiêu tội ác". Đây không phải là thái độ của một người ôn hòa, có học và thượng tôn pháp luật.
Ngoài ra, trong phần bình luận các bài trên, Đoan Trang viết rằng bạo lực nảy sinh là do "Cộng sản" châm ngòi, chứ không phải do lời kêu gọi của nhóm Đào Minh Quân. Khi viết như vậy, Trang đã lờ đi một sự thật, rằng bạo lực và khủng bố đã tồn tại trong phong trào chống Cộng hải ngoại từ khi nó mới hình thành. Chẳng hạn, trong thập niên 1980, đảng Việt Tân đã cho côn đồ đe dọa các hộ kinh doanh người Việt hải ngoại, để ép họ nộp tiền nuôi "kháng chiến quân" khủng bố. Việt Tân cũng ám sát 5 nhà báo vạch trần việc họ xây "chiến khu giả", dàn dựng các trận đánh giả suốt nhiều năm để lừa tiền cộng đồng người Việt hải ngoại. Hiện tượng khủng bố vẫn tồn tại trong giới chống Cộng hải ngoại đến ngày nay, với việc nhóm Lisa Phạm dọa đánh người không cùng chính kiến. Phải chăng các vụ khủng bố, bạo động vừa nêu cũng do "Cộng sản châm ngòi", còn giới chống Cộng không hề chịu trách nhiệm?
Với cách đặt vấn đề kiểu này, dư luận đã có nhiều bài bình phẩm, đều cho rằng, Đoan Trang đang dựa vào “ý chỉ” của nhân viên ngoại giao Mỹ để tạo thế áp đảo, tranh giành lợi thế với phe cánh Đào Minh Quân hay mấy tổ chức hô hào “đấu tranh bạo lực”, khiến phe cổ súy “đấu tranh bất bạo động” thất thế, tiêu điều.

Sự thật về bức ảnh đại biểu Việt Nam ngủ gật tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc


Việc các tờ báo của Đức, Pháp đăng tin về hình ảnh một vị đại biểu Việt Nam ngủ trong tư thế phản cảm giữa Hội trường Liên Hợp Quốc tại New York đã trở thành một thông tin nóng được bàn tán trên mạng xã hội hai ngày qua. Sự thật là như thế nào?


Xin dẫn chứng: Đầu tiên là tấm ảnh Gettyimages chụp được và rao bán gần 500 USD (bên trái) và bức ảnh gốc (bên phải).
Sự thật là bức ảnh trên bị cắt cúp. Ảnh gốc cho thấy vị Đại biểu Việt Nam đang tranh thủ chợp mắt trong giờ giải lao, bên cạnh còn có một cô gái đang chơi smartphone. Sự việc chỉ có đơn giản như vậy nhưng vị đại biểu lại bị quy chụp là làm nhục quốc thể.
Thực ra, việc ngủ khi họp ở Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (vốn họp liên tục 7-10 ngày từ sáng có khi đến 24h đêm) là chuyện thường. Nhiều đoàn đi từ rất xa, trái giờ, đang là 3 giờ đêm nước mình thì 3 giờ chiều ở New York (trụ sở UN), không ngáp và ngủ gật mới là lạ... Năm ngoái, tháng 9/2017 khi Tổng thống Trump đến Liên hiệp quốc phát biểu lần đầu trong cương vị tổng thống Mỹ khi nói về các chính thể ăn cắp, tham nhũng thì ông Mugabe - Tổng thống Zimbabwe cũng ngủ gật.
Nhiều lãnh đạo quốc gia cũng ghi “dấu ấn ngủ”, chỉ đem lại khoảnh khắc cười cho giới báo chí quốc tế. Thú thật ở Hội nghị quy tụ hầu hết các hãng thông tấn lớn trên thế giới thì cho dù lãnh đạo chỉ cần ngáp một cái cũng sẽ trở thành tin nóng hổi để các báo khai thác.
Hãy xem hình ảnh các lãnh đạo thế giới ngủ gật:

Sự thật về bức ảnh đại biểu Việt Nam ngủ gật tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
Tổng thống Zimbabwe cũng ngủ gật
Sự thật về bức ảnh đại biểu Việt Nam ngủ gật tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
Phái đoàn Trung Quốc cũng ngủ gật
Sự thật về bức ảnh đại biểu Việt Nam ngủ gật tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
Hoàng tử Andrew của Anh gà gật khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trong một bữa tiệc ở London hôm 21/10. Sự việc nằm trong chuyến công du kéo dài 4 ngày của ông Tập tới Vương quốc Anh.
Sự thật về bức ảnh đại biểu Việt Nam ngủ gật tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
Phó chánh án Tòa án tối cao Mỹ Ruth Bader Ginsburg gục đầu ngủ khi Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu về thông điệp liên bang hồi tháng 1/2015. Sau sự việc, bà Ginsburg thừa nhận: “Tôi đã không hoàn toàn tỉnh táo bởi trước đó tôi dùng một chút rượu vang với thẩm phán Anthony Kennedy”.
Sự thật về bức ảnh đại biểu Việt Nam ngủ gật tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Bộ trưởng Tài chính Taro Aso cùng say sưa ngủ khi một thành viên đảng đối lập chất vấn trong phiên họp báo cáo ngân sách tại Tokyo tháng 2/2013.
Sự thật về bức ảnh đại biểu Việt Nam ngủ gật tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
Trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 150 năm thống nhất đất nước tại thủ đô Rome, Italy, hồi tháng 6/2011, cựu thủ tướng Italy, ông Silvio Berlusconi, tranh thủ chợp mắt vì quá mệt.

Sự thật về bức ảnh đại biểu Việt Nam ngủ gật tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
Ông Berlusconi nổi tiếng là người hay ngủ gật trong cuộc họp. Trước đó, phóng viên bắt gặp cảnh ông “gật gù” trong phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Arab ở Libya hồi tháng 3/2010 và trong cuộc họp báo ở Jerusalem vào tháng 1/2009.
Sự thật về bức ảnh đại biểu Việt Nam ngủ gật tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
Đức Giáo hoàng Benedict XVI ngủ thiếp trong khi cử hành thánh lễ ở quảng trường Granaries, thành phố Floriana, Malta, tháng 4/2010.
Sự thật về bức ảnh đại biểu Việt Nam ngủ gật tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
Cựu cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ Obama, Larry Summers, tranh thủ chợp mắt trong cuộc họp báo vào tháng 4/2009 tại Nhà Trắng.
Sự thật về bức ảnh đại biểu Việt Nam ngủ gật tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
Bà Angela Merkel gà gật khi tham dự khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu lần thứ 7 tại Bắc Kinh vào tháng 10/2008.


Sự thật về bức ảnh đại biểu Việt Nam ngủ gật tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
Thủ tướng Anh Gordon Brown ngả lưng, nhắm nghiền mắt trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tại New York tháng 4/2008.

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG

Sự việc chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần hồi 10h5 ngày 21/9/2018 tại bệnh viện Quân y 108 đã được đám zận chủ quan tâm để ý ngay từ khi thông tin chưa được kiểm chứng. Sự ra đi của Chủ tịch nước để lại niềm thương tiếc vô hạn của người dân Việt Nam. Trái ngược với điều đó, các zận chủ đầu tiên là thể hiện thái độ hả hê, vui mừng, đăng nhiều status với giọng diễu cợt, mỉa mai người đã mất, thậm chí nhiều dận chủ còn lấy hình một cuộc nhậu, liên hoan đăng lên facebook kèm theo lời bình “ ngày quốc tang” tổ chức ăn mừng vì sự ra đi của người đứng đầu nhà nước, còn có kẻ giả bộ nghiêm túc tung tin thất thiệt, tạo sự hoài nghi trong dư luận xã hội về nguyên nhân cái chết của Chủ tịch nước là do “ đầu độc”, sự ra đi của ông là do “ đấu đá” nội bộ, tranh giành quyền lực… trong chính quyền, đó là cái chết oan uổng của một chính trị gia Cộng sản và rỏ nước mắt cá sấu.. tiếc thương nhằm kích động nhân dân. Thật là không bút nào tả xiết nhân cách, đạo đức của đám dận chủ, thối nát đến độ cợt nhả, vui sướng trước sự ra đi của một con người, lợi dụng sự ra đi đó để thể hiện dã tâm thâm độc,đê hèn và đấy ác ý như thế.


Chưa dừng ở đấy, đám zận chủ bắt đầu soi mói, đào bới những gì có thể nhất về cuộc đời của cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang để tiếp tục xuyên tạc. Đầu tiên là năm sinh, quá trình và thời gian học tập, quá trình công tác nhất là thời gian Chủ tịch nước công tác trong lĩnh vực an ninh của Bộ công an. Láo nhất là Nguyễn Lân Thắng xuyên tạc bóp méo về chiến tích của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đập tan âm mưu chính trị của thế lực nước ngoài tài trợ nhằm biến Tây nguyên thành quốc gia Tin lành ly khai khỏi Việt Nam, dẹp loạn cuộc bạo loạn Tây Nguyên 2004 không tốn một viên đạn giúp vùng đất này ổn định cuộc sống. Trên face book cá nhân, Nguyễn Lân Thắng đăng : “ Tội ác của con virus Trần Đại Quang” và phía dưới là video về người dân tộc Tây Nguyên…
Nghĩa tử là nghĩa tận, mang đậm nét nhân văn, truyền thống văn hóa Việt, đó là đạo lý tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta. Thế nhưng lại có một số kẻ táng tận lương tâm, chúng dùng những từ ngữ xấu xa để xúc phạm người đã khuất, người thường đã không thể chấp nhận được đây lại là một Nguyên thủ Quốc gia, Chủ tịch nước…. Một hành vi vô lương đến tột cùng, cần lên án mạnh mẽ.

TẤN CÔNG MẠNG ẢNH HƯỞNG TỚI 50 TRIỆU TÀI KHOẢN CỦA FACEBOOK


Ngày 28/9, Facebook thông báo mạng xã hội này gần đây đã phát hiện ra một vụ tấn công mạng ảnh hưởng tới khoảng 50 triệu tài khoản. Đây là rắc rối mới nhất mà Facebook gặp phải trong năm nay. 


TẤN CÔNG MẠNG ẢNH HƯỞNG TỚI 50 TRIỆU TÀI KHOẢN CỦA FACEBOOK

Trong thông báo, Facebook cho biết các tin tặc đã khai thác tính năng “View As” để tiến hành vụ tấn công. 
Facebook khẳng định đã thực hiện những biện pháp cần thiết để giải quyết vấn đề an ninh này, cũng như thông báo với các cơ quan chức năng.
Ngoài ra, để giải quyết vụ tấn công mạng trên, Facebook cũng đã tiến hành quá trình cài lại tài khoản, trong đó khoảng 90 triệu tài khoản của mạng xã hội này đã tự động thoát ra và người dùng phải tự đăng nhập lại.
Thông báo của Facebook cho biết mạng xã hội này chưa phát hiện ra được thủ phạm tiến hành vụ tấn công và tin tặc tới từ đâu.

Facebook, mạng xã hội có khoảng 2,2 tỷ tài khoản hoạt động hàng tháng, cũng cho biết hiện chưa thể xác định xem liệu những kẻ tấn công có sử dụng bất hợp pháp những tài khoản nào hay những thông tin cá nhân nào đã bị đánh cắp.
Cùng ngày, trong cuộc gọi trực tuyến với các phóng viên, Giám đốc điều hành kiêm nhà sáng lập của Facebook, ông Mark Zuckerberg đã thừa nhận vụ tấn công mạng mới nhất mà mạng xã hội này gặp phải là “một vấn đề an ninh thực sự nghiêm trọng”.
Ngay sau khi thông tin về vụ tấn công mạng mới nhất được Facebook công bố, cổ phiếu của mạng xã hội này đã giảm 3% giá trị trong phiên giao dịch chiều 28/9 tại thị trường chứng khoán Mỹ.

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 8 SẮP TỚI

      Sáng 28/9, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp tổ chức họp báo thông tin về Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 8 SẮP TỚI

Hội nghị Trung ương 8 sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 02-06/10, tham dự gồm 223 đại biểu, trong đó có 196 Ủy viên Trung ương. Tại Hội nghị lần này, Trung ương sẽ xem xét các nội dung: Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2019; Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương; thành lập các tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng; xem xét công tác nhân sự cùng các nội dung quan trọng khác.

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 8 SẮP TỚI

Trả lời câu hỏi về xử lý trách nhiệm của một số cán bộ, đảng viên trong vụ AVG, ông Lê Quang Vĩnh, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng cho biết, theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định của Ban Chấp hành Trung ương, việc xem xét, kỷ luật đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương, Ủy viên Trung ương Đảng có chức vụ cao đều phải do Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định.
Vì vậy, chương trình nghị sự của Hội nghị Trung ương 8 sẽ đưa ra vấn đề trách nhiệm của các đồng chí có liên quan trong vụ AVG để Trung ương xem xét cho ý kiến, quyết định.
Liên quan tới việc giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng cho biết sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch nước theo Hiến pháp vẫn được thực hiện liên tục, bình thường với việc Bộ Chính trị phân công đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, giữ Quyền Chủ tịch nước (theo thông báo ngày 23/9/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện quyền Chủ tịch nước). Sự phân công này trên cơ sở quy định của Hiến pháp và các quy định của Đảng.
Việc Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước để Quốc hội bầu là việc hết sức hệ trọng của quốc gia và của Đảng, nên việc này cần thực hiện rất chu đáo, kỹ lưỡng theo đúng quy định của Đảng.

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CHO NHỮNG PHÚT GIÂY NGÔNG CUỒNG Ở PHAN RÍ THÀNH

Sáng ngày 26/9 tại thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, TAND huyện Bắc Bình đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 15 bị cáo trong vụ án “gây rối trật tự công cộng” xảy ra ngày 11-6 tại xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình. Các bị cáo bị đưa ra xét xử gồm Phạm Thanh, sinh năm 1987; Đặng Ngọc Tấn, sinh năm 2000; Bùi Thanh Tư, sinh năm 1990; Trần Văn Xị, sinh năm 1995; Nguyễn Văn Hưng, sinh năm 1995; Nguyễn Văn Tiến, sinh năm 1998; Nguyễn Văn Thuận, sinh năm 1998; Đặng Văn Tuấn, sinh năm 1985; Đỗ Văn Thắng, sinh năm 1999; Nguyễn Văn Tân, sinh năm 1990; Nguyễn Ngọc Bình, sinh năm 1991; Nguyễn Tấn Vũ, sinh năm 2000; Nguyễn Văn Hiếu, sinh năm 1998; Ngô Đức Thuận, sinh năm 2000; Hồ Thanh Tâm, sinh năm 1989 cùng ngụ tại thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.



Kết thúc phiên tòa Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Phạm Thanh 4 năm 6 tháng tù; các bị cáo: Bùi Thanh Tư, Nguyễn Văn Tiến, Đặng Văn Tuấn, Đặng Ngọc Tấn, mỗi bị cáo 4 năm tù; các bị cáo: Đỗ Văn Thắng, Nguyễn Ngọc Bình, Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Tấn Vũ, Nguyễn Văn Thuận, mỗi bị cáo 3 năm 6 tháng tù; các bị cáo Trần Văn Xị, Hồ Thanh Tâm, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Văn Hưng mỗi bị cáo 3 năm tù và bị cáo Ngô Đức Thuận 2 năm tù.

Có thể nói đây là cái giá phải trả khá đắt cho những hành vi ngông cuồng của các bị cáo này.

Nhiều người bảo những bị cáo trên chỉ là người biểu tình ôn hòa yêu nước, họ chỉ phản đối luật đặc khu, luật an ninh mạng, do đó không nên bỏ tù họ. Thế nhưng, qua những hành vi những người trên đã làm, không thể nói đó là biểu tình ôn hòa yêu nước.

Tôi có thể tóm tắt mấy hành vi chính của họ như sau;
Thứ nhất là tập trung đông người gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.

Thứ hai là tấn công lực lượng cảnh sát cơ động bằng gậy, gạch đá, bom xăng tự chế.

Thứ ba, nghiêm trọng hơn đó là phóng hỏa đốt xe, đập phá tài sản. Các đối tượng đã dùng bom xăng tự chế đốt xe chuyên dụng của lực lượng phòng cháy chữa cháy, đập phá trụ sở, làm hư hỏng nhiều tài sản của Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy - Công an tỉnh Bình Thuận đóng tại Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình. Thống kê sơ bộ, có hơn 10 xe của cảnh sát đã bị đốt cháy, trụ sở phòng cháy bị đốt nham nhở.

Hành vi của các bị cáo rõ ràng đã phạm vào tội gây rối trật tự công cộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình anh ninh trật tự của địa phương. Vì thế bản án được tuyên cho các bị cáo là đúng người đúng tội, có tác dụng răn đe mạnh mẽ.

Trong phiên tòa, các bị cáo hầu hết cũng đã nhận thức được sự sai trái trong hành vi của mình. Và chắc chắn họ đang cảm thấy ân hận cho những phút giây nông nổi để rồi phải trả cái giá quá đắt cho những tháng ngày bóc lịch trong trại giam.

Thế nên, đừng ai nói rằng đây là Cộng sản đàn áp người biểu tình ôn hòa yêu nước nữa nhé.

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

Nghi thức treo cờ rủ Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang


Sáng nay, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), nghi thức treo cờ rủ được tiến hành để bắt đầu Lễ Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong 2 ngày (26 - 27/9).

Buổi lễ diễn ra nghiêm trang, xúc động với sự có mặt của rất đông người dân tham gia trước quảng trường Ba Đình.

Cờ rủ là quốc kỳ, có dải băng tang kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay.

Các cơ quan, công sở trong cả nước, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cũng sẽ treo cờ rủ trong 2 ngày quốc tang 26 và 27/9.

Nghi thức treo cờ rủ Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Các sĩ quan thuộc Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mang theo dải băng tang để buộc vào lá cờ Tổ quốc
Nghi thức treo cờ rủ Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang


Nghi thức treo cờ rủ Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang


Nghi thức treo cờ rủ Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Tiến hành buộc dải băng đen vào cờ Tổ quốc.

Nghi thức treo cờ rủ Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang


Nghi thức treo cờ rủ Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Cờ buộc dải băng đen từ từ được kéo lên



Nghi thức treo cờ rủ Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Trong tiếng Quân nhạc cử Quốc ca, cờ rủ Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang được kéo lên trên Quảng trường Ba Đình lịch sử.

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

THÁI NGUYÊN: BẮT GIỮ HUNG THỦ GÂY TRỌNG ÁN LÀM 7 NGƯỜI THƯƠNG VONG


Theo báo cáo của Công an huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên), khoảng 00 giờ 45 phút ngày 25/9, một vụ trọng án đã xảy ra tại xóm Phú Mỹ, xã Lương Phú, huyện Phú Bình, khiến 3 người thiệt mạng tại chỗ, 4 người khác bị thương. Các nạn nhân đều là người dân xóm Phú Mỹ.

Ba người tử vong là anh Nguyễn Văn Hoạt (sinh năm 1976); cháu Nguyễn Văn Hinh (sinh năm 2005, con trai anh Hoạt) và chị Trần Thị Hằng (sinh năm 1969, chị dâu của anh Hoạt).

THÁI NGUYÊN: BẮT GIỮ HUNG THỦ GÂY TRỌNG ÁN LÀM 7 NGƯỜI THƯƠNG VONG
Chân dung nghi phạm sát hại 3 người trong một gia đình ở Thái Nguyên.
Hung thủ gây án là Nguyễn Văn Tiến, sinh năm 1962, trú tại xóm Phú Mỹ, xã Lương Phú, huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên) hiện đã bị lực lượng Công an bắt giữ.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 00 giờ 30 phút ngày 25/9, Tiến thức dậy cầm một con dao nhọn đến nhà anh Nguyễn Văn Bích ở cách nhà Tiến khoảng 100m gây án. Anh Bích giằng co đồng thời hô hoán cho mọi người trong nhà biết, vợ anh Bích là chị Trần Thị Hằng thức dậy kêu cứu, đã bị Tiến đâm tử vong tại chỗ. Em trai anh Bích là Nguyễn Văn Hoạt ở ngay sát nhà mở cửa chạy ra cũng bị Tiến đâm chết tại cửa nhà. Con trai anh Hoạt là cháu Nguyễn Văn Hinh chạy ra ngoài để trốn đã bị Tiến đuổi theo và đâm chết. Tiến tiếp tục cầm dao đến nhà anh Vũ Xuân Nguyên (cách nhà anh Hoạt khoảng 200m) rồi trèo qua bờ rào vào nhà đâm bị thương 3 người gồm vợ chồng anh Nguyên và một đứa con. Lúc này, em trai Tiến là Nguyễn Văn Hòa đã có mặt kịp thời để khống chế, lấy được con dao. Sau đó, Tiến về nhà mình cố thủ. Nhận được tin báo, lực lượng Công an huyện Phú Bình đã có mặt tại hiện trường, bắt giữ đối tượng Tiến tại nhà riêng, thu giữ vật chứng là con dao gây án, đồng thời báo cáo lên Công an tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan chức năng.

Động cơ gây án của hung thủ đang được các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ./.

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2018

THÔNG BÁO LỄ VIẾNG, LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG ĐỒNG CHÍ TRẦN ĐẠI QUANG


THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT: CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG TỪ TRẦN


THÔNG BÁO LỄ VIẾNG, LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG ĐỒNG CHÍ TRẦN ĐẠI QUANG

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin:

Đồng chí Trần Đại Quang, sinh ngày 12/10/1956; quê quán: Xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; thường trú tại nhà số 8, phố Ngụy Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Đồng chí vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 26/7/1980; Ủy viên Trung ương Đảng các khóa X, XI, XII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa XI, XII; Chủ tịch nước (từ tháng 4/2016 đến nay), Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương; Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Đại biểu Quốc hội các khóa XIII, XIV; Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.

Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do bệnh nặng, đồng chí đã từ trần hồi 10 giờ 05 phút ngày 21/9/2018 (tức ngày 12/8 năm Mậu Tuất), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Suốt quá trình hoạt động, công tác, đồng chí đã có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đồng chí đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương cao quý, Huy hiệu 35 năm tuổi Đảng.

Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.

Để tỏ lòng tưởng nhớ đồng chí Trần Đại Quang, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Trần Đại Quang với nghi thức Quốc tang.

Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Trần Đại Quang

Tang lễ đồng chí Trần Đại Quang tổ chức theo nghi thức Quốc tang.

Linh cữu đồng chí Trần Đại Quang quàn tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ viếng đồng chí Trần Đại Quang bắt đầu từ 7 giờ 00 phút, ngày 26/9/2018, tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ truy điệu đồng chí Trần Đại Quang tổ chức vào 7 giờ 30 phút, ngày 27/9/2018 tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ an táng từ 15 giờ 30 phút cùng ngày tại Nghĩa trang huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Cùng thời gian này, tại Hội trường Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh và tại Hội trường Ủy ban nhân dân huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cũng tổ chức Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Trần Đại Quang.

Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Trần Đại Quang tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Trong hai ngày Quốc tang (ngày 26 và 27/9/2018), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.

BAN LỄ TANG

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018

THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VỀ THỰC HIỆN QUYỀN CHỦ TỊCH NƯỚC ĐỐI VỚI BÀ ĐẶNG THỊ NGỌC THỊNH

Ngày 23/9/2018, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã ký Thông báo số 317/TB-UBTVQH14 về việc thực hiện quyền Chủ tịch Nước đối với bà Đặng Thị Ngọc Thịnh.


Nội dung Thông báo như sau:

Căn cứ Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13;

Căn cứ Kết luận của Bộ Chính trị về việc phân công Ủy viên Trung ương Đảng giữ Quyền Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trân trọng thông báo:

Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch Nước giữ quyền Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch Nước mới.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trân trọng thông báo đến các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước; toàn thể cử tri và Nhân dân cả nước biết.



Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

Quy định về lễ quốc tang


Việc tổ chức lễ quốc tang được quy định tại Nghị định số 102/2012/NĐ-CP về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức. Dưới đây là một số nội dung:


Quy định về lễ quốc tang

Chức danh được tổ chức lễ quốc tang

Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức lễ quốc tang:
- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
- Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức lễ quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.

Ban lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức lễ tang

Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Lễ tang Nhà nước, gồm từ 25 (hai mươi lăm) đến 30 (ba mươi) thành viên đại diện Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương, cơ quan nơi người từ trần đã hoặc đang công tác, đại diện lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần.
a) Ban Lễ tang Nhà nước có nhiệm vụ chỉ đạo việc tổ chức lễ quốc tang theo quy định tại Nghị định này;
b) Trưởng Ban Lễ tang Nhà nước là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Tổ chức lễ tang, gồm từ 15 (mười lăm) đến 20 (hai mươi) thành viên đại diện cho các Bộ, ban, ngành ở Trung ương, địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần và đại diện gia đình người từ trần,
a) Ban Tổ chức Lễ tang có nhiệm vụ giúp cho Ban Lễ tang Nhà nước trong việc điều hành các cơ quan là thành viên Ban Tổ chức Lễ tang, các cơ quan tham gia tổ chức lễ quốc tang theo quy định tại Nghị định này;
b) Trưởng Ban Tổ chức lễ tang là một Phó Thủ tướng Chính phủ.

Thời gian, nghi thức để tang

Thời gian tổ chức lễ quốc tang là 2 (hai) ngày. Trong thời gian này các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang (có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay), không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng.

Nơi tổ chức Lễ Quốc tang và nơi an táng

1. Lễ Quốc tang tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội (nếu tổ chức ở Hà Nội); Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 175 hoặc Nhà tang lễ số 25 Lê Quý Đôn, Quận 3, TP.HCM (nếu tổ chức ở TP.HCM).
2. An táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội; Nghĩa trang TP.HCM hoặc hỏa táng, điện táng, an táng tại quê hương hay nghĩa trang địa phương khác theo nguyện vọng của gia đình.

Lễ viếng

Ban Tổ chức Lễ tang sắp xếp các đoàn vào viếng theo đội hình như sau: 02 (hai) chiến sĩ khiêng vòng hoa đi đầu, tiếp theo là Trưởng đoàn, phía sau bên phải Trưởng đoàn là sĩ quan dẫn viếng, các thành viên trong đoàn viếng đi theo hai hàng dọc.
Ban Tổ chức Lễ tang tổ chức đón và xếp các đoàn đại biểu nước ngoài, các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các cơ quan, cá nhân nước ngoài khác có nguyện vọng đến viếng và ghi sổ tang.
Sau khi viếng, Trưởng đoàn ghi sổ tang.
Trong quá trình viếng, Quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”.
Khi chuyển linh cữu từ nhà tang lễ lên xe tang và từ xe tang vào phần mộ có 01 (một) sĩ quan mang ảnh, 01 (một) sĩ quan mang gối Huân chương và 01 (một) sĩ quan quấn cờ mang cờ đi trước linh cữu; đội công tác gồm 01 (một) sĩ quan và 12 (mười hai) chiến sĩ chuyển linh cữu từ nhà tang lễ lên xe tang, từ xe tang vào phần mộ.

Lễ đưa tang

Thành phần dự lễ đưa tang gồm: Ban lễ tang Nhà nước; Ban Tổ chức lễ tang; gia đình, người thân; đại diện các cơ quan, đơn vị và địa phương của người từ trần.
Khi chuyển linh cữu từ nhà tang lễ lên xe tang và từ xe tang vào phần mộ có 01 (một) sĩ quan mang ảnh, 01 (một) sĩ quan mang gối Huân chương và 01 (một) sĩ quan quấn cờ mang cờ đi trước linh cữu; đội công tác gồm 01 (một) sĩ quan và 12 (mười hai) chiến sĩ chuyển linh cữu từ nhà tang lễ lên xe tang, từ xe tang vào phần mộ; Trưởng ban, Phó Trưởng ban Lễ tang Nhà nước cùng khiêng linh cữu (phía đầu linh cữu); gia đình và các thành viên khác đi phía sau linh cữu.

Xây mộ và chi phí

1. Mộ xây bằng đá granite, có kích thước theo quy định hiện hành.
2. Chi phí xây mộ hoặc hỏa táng, điện táng và phục vụ lễ tang do ngân sách nhà nước cấp.

ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN HIỆP QUỐC DÀNH MỘT PHÚT MẶC NIỆM CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG


Chiều ngày 21/9 (giờ New York), Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã dành một phút mặc niệm Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN HIỆP QUỐC DÀNH MỘT PHÚT MẶC NIỆM CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG
Đại diện các nước dành một phút mặc niệm cho Chủ tịch Trần Đại Quang.  (Ảnh: Reuters)
Phát biểu trước khi khai mạc phiên họp toàn thể thứ ba của Đại Hội đồng Liên Hợp quốc khóa 73, trước sự có mặt của đại diện 193 quốc gia thành viên Liên Hợp quốc, Chủ tịch Đại Hội đồng - bà Maria Fernanda Espinosa Garces đã thông báo về sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, đồng thời gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình của Chủ tịch, Chính phủ và Nhân dân Việt Nam, đề nghị đại diện các nước tham dự phiên họp dành một phút mặc niệm cho Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Sau phút mặc niệm, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, Đại sứ Đặng Đình Quý đã phát biểu cảm ơn sự chia sẻ và cảm thông của bạn bè quốc tế đối với những đau thương và mất mát to lớn của nhân dân Việt Nam trước sự ra đi đột ngột của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Trước đó cùng ngày, người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres đã ra tuyên bố bày tỏ sự đau buồn đối với sự ra đi của Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Trần Đại Quang.
Tuyên bố của người phát ngôn Liên Hợp quốc - ông Stephane Dujaric cho biết, Tổng Thư ký bày tỏ sự cảm thông và gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình của Chủ tịch Trần Đại Quang, Chính phủ và Nhân dân Việt Nam.
Tuyên bố có đoạn viết "là một người bạn của Liên Hợp quốc và là người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ luôn được tưởng nhớ ở cả trong và ngoài nước"./.
Theo TTXVN

MỘT SỰ BỊA ĐẶT, DỐI TRÁ VÀ SỰ KHỐN NẠN TỘT CÙNG CỦA MỘT SỐ KẺ NGƯỜI VIỆT

Thông tin về Chủ tịch nước (CTN) Trần Đại Quang từ trần không có gì là “đột ngột”. Bởi, theo ông Nguyễn Quốc Triệu - Trưởng ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương chia sẻ - Chủ tịch nước Trần Đại Quang được phát hiện bị bệnh từ tháng 7/2017. Từ đó đến khi qua đời, ông đã trải qua 6 lần điều trị tại Nhật Bản. Ai thường xuyên theo dõi thời sự đều có thể cảm nhận được sự thay đổi hàng ngày về sức khỏe của Chủ tịch nước, bởi mới đây sau chuyến thăm một số nước Châu Phi trở về chẳng cần phải tinh ý người ta vẫn nhìn thấy “thần sắc” của Ông đã kém đi rất nhiều trên màn hình tivi… và sự ra đi của Ông như một điềm đã được báo trước.

MỘT SỰ BỊA ĐẶT, DỐI TRÁ VÀ SỰ KHỐN NẠN TỘT CÙNG CỦA MỘT SỐ KẺ NGƯỜI VIỆT

Nói cho cùng, “có sinh ắt có tử”, sống chết là quy luật của đất trời. Do đó, sự ra đi của Chủ tịch nước ở tuổi 62 dù có bất ngờ, bởi ông còn quá trẻ. Tuy nhiên, không bất ngờ ở chỗ ông mang trọng bệnh. “Sinh - Lão - Bệnh - Tử” đó là quy luật của tự nhiên, không ai có thể tránh khỏi được vòng luân hồi. Vì thế, có thể hiểu việc Chủ tịch nước ra đi rất đời thường cũng là chuyện bình thường của tạo hóa.

MỘT SỰ BỊA ĐẶT, DỐI TRÁ VÀ SỰ KHỐN NẠN TỘT CÙNG CỦA MỘT SỐ KẺ NGƯỜI VIỆT

Hiện nay, sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang lúc này đang là đề tài rất “hot” trên mạng xã hội đối với người dân để tỏ lòng tiếc thương vị Chủ tịch nước đáng kính của mình, thì lại có những kẻ ba que chuyên có thói “bới bèo ra bọ, thích “vạch lá tìm sâu” kiếm cớ để “chọc ngoáy” nhằm bôi nhọ chế độ, nói xấu chính quyền, đó là điều dễ hiểu và biết trước… Chúng đang lợi dụng sự ra đi của CTN để thể hiện dã tâm thâm độc, đầy ác ý, một âm mưu chính trị đê hèn khi tung tin thất thiệt lúc này để gây nhiễu loạn thông tin, tạo sự “hoài nghi” trong dư luận xã hội về nguyên nhân cái chết của CTN là do “đầu độc”, sự ra đi của ông là do “đấu đá” nội bộ, tranh giành quyền lực… trong chính quyền, đó là cái chết oan uổng của một chính trị gia Cộng sản và rỏ nước mắt “cá Sấu”… tiếc thương nhằm kích động người dân…
Nghĩa tử là nghĩa tận, mang đậm nét nhân văn, truyền thống văn hóa hóa Việt, đó là đạo lý tốt đẹp muôn đời nay của dân tộc ta. Thế nhưng, lại có những kẻ “táng tận lương tâm” người Việt chúng lại dùng từ ngữ đê tiện nhất… để nhục mạ với người đã khuất, người thường đã không thể chấp nhận được, đây lại là Nguyên thủ Quốc gia, Chủ tịch nước... Một hành vi khốn nạn đến tột cùng của những kẻ bất lương, cần phải lên án mạnh mẽ.
Không những thế, cứ như thông lệ “cầm đèn chạy trước ô tô” Chúng lại le te “ăn ốc nói mò”, dự kiến nâng Ông nọ, nhấc Bà kia” vào cái chức Chủ tịch nước tới đây… nhằm chia rẽ nội bộ Đảng và chính quyền, Công an với Quân đội và chia rẽ lòng dân với Đảng. Vì thế, để thể hiện lòng tiếc thương trước sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, người dân Việt chân chính, hãy biến đau thương thành hành động, sức mạnh, đề cao cảnh giác trước âm mưu đê tiện của các thế lực thù địch, những kẻ chống phá đất nước kiên quyết làm thất bại âm mưu của chúng.
Hãy để cho hương hồn Chủ tịch nước Trần Đại Quang - người con ưu tú của dân tộc, vị Đại tướng Công an nhân dân đáng kính - được yên giấc ngàn thu ở cõi vĩnh hằng, cho linh hồn ông được siêu thoát… Đừng vì mục đích chính trị đê hèn, để cố “bôi vẽ, bịa đặt” cái chết của Chủ tịch nước, đó là tội lỗi không thể tha thứ… Đừng tự biến mình thành kẻ vô lương tâm “ăn mày trên xác chết”, hành vi như vậy chẳng khác gì loài cầm thú, tội đồ của dân tộc.