KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2020

NÂNG CAO Ý THỨC TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

Xin một lần nữa thông báo:
Công dân Việt Nam (có giấy tờ chứng minh là công dân, như passport, CMND, CCCD) hoàn toàn được phép nhập cảnh đàng hoàng qua các cửa khẩu quốc tế giữa Campuchia và Việt Nam. Sau khi nhập cảnh sẽ được xét nghiệm Covid và đưa vào cách ly, an toàn cho bản thân và cả cộng đồng trong nước.


Bà con và đồng bào không cần tự làm khổ mình, tốn kém nộp tiền cho các đường dây nhập cảnh phi pháp, mang nguy cơ lây nhiễm cho đất nước, và khi bị bắt sẽ phải chịu tội hình sự phạt tù và tiền rất nghiêm khắc. Biên phòng, công an và quân đội đã xiết chặt kiểm soát biên giới. Cơ hội trốn thoát là không có.
Đừng dại dột nghe theo các lời dụ dỗ trên mạng, 250$/người đi lậu trốn cách ly, từ Sihanoukville thì có mạng chào 400$ để tránh cách ly.
Tất cả các đường dây này đều là tội phạm, đang bị công an và chính quyền hai nước truy nã, triệt phá, và bà con mua dịch vụ cũng bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc.
Có một số bà con hỏi vì không biết có được nhập cảnh. Tôi xin gửi kèm đây thông báo của Sứ quán đã dán công khai từ lâu tại Phòng Lãnh sự, khẳng định công dân Việt Nam lúc nào cũng có quyền nhập cảnh đàng hoàng và thuận lợi qua các CỬA KHẨU QUỐC TẾ (như Bà Vẹt, Mộc Bài, hay các cửa khẩu quốc tế khác). Công dân Việt Nam có đủ giấy tờ tuỳ thân chứng tỏ là công dân thì tất nhiên có quyền về Tổ quốc - nhà của mình.
Còn bà con gốc Việt, không có giấy tờ chứng minh là công dân, thì tất nhiên theo luật và các thông lệ quốc tế, cần có visa cấp bởi các Cơ quan Đại diện như Sứ quán, Tổng Lãnh sự quán... mới được nhập cảnh. Hiện nay chưa cho phép cấp visa nói chung cho tất cả người không phải công dân, trừ các trường hợp đặc biệt, khách mời, chuyên gia... như đã thông báo.
Nguồn từ Đại sứ Việt Nam tại Campuchia

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2020

ĐẰNG SAU NHỮNG YÊU CẦU CẢI TỔ CỦA CÁC DÂN CHỦ VIỆT

Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam loan báo thông tin sẽ tiến hành Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII vào tháng 1, các nhà dân chủ Việt đã có nhiều động thái xây dựng các kịch bản bàn thảo về tương lai của đất nước, dù rằng những kẻ này không có tư cách để thảo luận vấn đề chung của đất nước Việt Nam.
Cụ thể, trong bài viết đăng trên trang BBC tiếng Việt của Tiến sĩ Triết học và Luật học Nguyễn Hữu Liêm ở Mỹ có tiêu đề "Nhìn về 2021, Đại hội 13 và đề nghị thiết thực cho VN" đưa ra một số cách làm như:


Thứ nhất, ưu tiên hàng đầu là sửa đổi Hiến Pháp theo xu hướng trở về với tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lý do đưa ra đó là "Thể chế Xã hội chủ nghĩa bị đào thải ở Đông Âu và Liên Xô đúng 30 năm trước, và hiện trở thành khẩu hiệu gây mâu thuẫn sắc tộc, chủng tộc và kinh tế tại Hoa Kỳ, nên không có lợi gì cho Việt Nam".
Thứ hai, cải tổ quyền tư hữu và xóa bỏ ngay định chế "sở hữu toàn dân" đối với nhà cửa và bất động sản.
Thứ ba, cải tổ các bộ, ban ngành theo mô hình của các nước tư bản trên thế giới như: thành lập Bộ Việt kiều; thành lập Bộ Gia cư và Bất động sản; thành lập Bộ Bảo vệ Môi trường...
Nhìn vào các cách thức xây dựng nhà nước kiểu này chả có gì đặc biệt khác hơn những nhà dân chủ khác khi lấy trục giá trị tư bản để thiết kế nên một nền móng nước nhà. 
Đối với những đòi hỏi liên quan đến quyền con người, quyền sở hữu tư nhân thì rõ ràng Việt Nam đang là điểm sáng về bảo vệ quyền con người; những sở hữu vật chất cá nhân đều được coi trọng, không thể đánh đồng giá trị sở hữu chung nhà nước với tất cả cá nhân trong xã hội vì nó còn liên quan đến quản lý, định hướng sự phát triển.
Với việc thành lập bộ ban ngành mới cũng chưa thực sự hợp lý bởi hiện nay câu chuyện cắt giảm biên chế, thu hẹp đầu mối các cơ quan nhà nước là điều đang được tiến hành, hơn nữa phải trên cơ sở nhu cầu thực tế của xã hội Việt Nam.
Dù sao đi chăng nữa thì những phương thức, cách làm của các nhà dân chủ góp ý, kiến nghị cho chính quyền đều không phải vì tầm nhìn phát triển mà đều mong muốn đánh bật hoặc xóa bỏ cho bằng được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, bởi đó là cái đinh, cái gai trong mắt lâu nay của các nhà dân chủ Việt./.

Saddam Hussein giúp Việt Nam thế nào?

"Nếu cố Tổng thống Saddam Hussein có sai lầm gì trong đối nội, đối ngoại… có tội lỗi gì với nhân dân của ông, lịch sử của Iraq sẽ phán xét. Nhưng đối với Việt Nam, tôi nghĩ chúng ta phải biết ơn sự giúp đỡ quý báu của ông trong những năm Việt Nam vừa ra khỏi chiến tranh” trích lời bà Nguyễn Thị Bình.


Iraq là một trong những nước ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam (CHMNVN và CHXNCNVN) chí tình nhất, cả về tinh thần lẫn vật chất trong cuộc đấu tranh giành độc lập thống nhất đất nước. Sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu này hoàn toàn vô tư, xuất phát từ cảm tình và yêu mến Việt Nam mà không kèm theo bất cứ điều kiện nào.
- Năm 1971, bà Bình (khi ấy với cương vị Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng Lâm thời tại Hội nghị Paris) đã sang thăm Iraq và được đón tiếp hết sức trọng thị như một người anh hùng. Tại Bagdad hôm đón tiếp bà, quần chúng nhân dân Iraq đã đứng dọc hai bên đường vẫy cờ hoa chào đón.
- Năm 1973, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam mở Đại sứ quán tại Iraq. Lúc đó, miền Nam đang dốc sức tập trung chiến đấu, khả năng tài chính rất hạn hẹp. Chính phủ Iraq đã trang trải cho toàn bộ hoạt động của Đại sứ quán, từ trụ sở, xe cộ… cho đến tiền mặt để thanh toán cho các khoản chi tiêu hàng ngày. Đại sứ tại Iraq Nguyễn Quang Khai kể lại rằng:
Tôi còn nhớ, khi khai trương Đại sứ quán tại Thủ đô Baghdad, Tổng thống Iraq lúc đó là Ahmed Hassan Al-Bakr đã gửi tặng một chiếc xe Citroen mới tinh vào loại sang trọng nhất. Còn các tổ chức quần chúng như Uỷ ban Hoà bình & đoàn kết Iraq do ông Aziz Sharif làm chủ tịch, Hội Phụ nữ, Thanh niên… tổ chức quyên góp tiền, quần áo, chăn màn… gửi sang Việt Nam. 
- Tháng 10/1975, bà Bình trở lại Iraq với nhiệm vụ vận động Chính phủ Iraq cho Việt Nam vay dầu. Đây là nhiệm vụ không dễ dàng bởi dù bạn rất nhiệt tình, nhưng khi đi vào những vấn đề kinh tế mang tính sống còn thì họ phải tính toán kỹ.
Khi ấy, phó Chủ tịch Hội đồng Chỉ huy Cách mạng là Saddam Hussein đã tiếp bà. Sau khi nghe bà Bình trình bày những khó khăn của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam sau thống nhất, ông đã trả lời ngay:
“Chúng tôi quyết định tặng miền Nam 400 ngàn tấn dầu, coi như đây là món quà gửi nhân dân miền Nam nhân ngày chiến thắng và cho vay thêm 1.5 triệu tấn nữa”. 
Bà Bình như không tin vào tai mình, đến mức phải hỏi lại người phiên dịch 1 lần nữa thì mới biết chắc đó là sự thật.
Vào thời điểm này, ông Nguyễn Cơ Thạch (khi ấy là Thứ trưởng Ngoại giao của miền Bắc) cũng đang có chuyến viếng thăm Iraq. Và Cố Tổng thống Saddam Hussein cũng đã quyết định cho miền Bắc vay 2 triệu tấn dầu không tính lãi.
- Sau khi thống nhất đất nước (về mặt Nhà nước) năm 1976, Việt Nam chuẩn bị hợp tác với nước ngoài để thăm dò và khai thác dầu khí, còn rất thiếu kinh nghiệm đàm phán và ký kết hợp đồng, chính phủ Iraq đã cử các chuyên gia luật pháp và dầu khí giỏi nhất sang giúp ta, chỉ rõ những vấn để cần lưu ý, tránh bị hớ trong làm ăn với các công ty dầu khí nước ngoài.
- Đến năm 1979, theo hiệp định vay nợ, ta bắt đầu phải trả đợt đầu tiên cho Iraq. Nhưng ở thời điểm này, đất nước vẫn chưa thoát khỏi khó khăn, các vết thương chiến tranh chưa lành, kinh tế bị tàn phá nặng nề trong khi phải dồn sức vào một cuộc chiến tranh mới chống Pol Pot gây rối ở biên giới Tây Nam và chống quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc. Việt Nam không trả được nợ cho Iraq theo hạn định.
Năm ấy Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã sang thăm Iraq. Chính phủ của Tổng thống Saddam Hussein một lần nữa quyết định cho Việt Nam vay 100 triệu đô la để trả số nợ đến hạn cho chính Iraq. Một quyết định có một không hai trong quan hệ giữa các quốc gia.
- Những năm tiếp theo sau đó, nước Việt vẫn bộn bề khó khăn, không trả được nợ cho Iraq. Trong tình hình đó, chính phủ ta đề nghị Iraq cho hoãn nợ và nhận trả nợ bằng hàng hoá và lao động, một phần nợ khác được dùng để đầu tư trở lại Việt Nam.
Mặc dù đang gặp rất nhiều khó khăn do cuộc chiến vùng vịnh, chính phủ Iraq vẫn đồng ý với đề nghị của Việt Nam.
CUỘC GẶP CUỐI CÙNG
Hơn 20 năm sau, đến năm 2002, mặc dù hết sức cố gắng nhưng Việt Nam vẫn chưa trả hết nợ cho bạn. Tháng 2/2002, bà Nguyễn Thị Bình đề nghị chính phủ ta cho phép thăm Iraq với lý do bà sắp nghỉ hưu và trước khi nghỉ, bà muốn gặp lại người bạn cũ Saddam Hussein để nói đôi lời với ông về món nợ chưa trả được này.
Lúc đó, đã có nhiều ý kiến đã phản đối cho rằng ta vừa ký Hiệp định thương mại BTA với Mỹ, trong khi quan hệ giữa Mỹ và Iraq đang hết sức căng thẳng, liệu chuyến đi có gây khó khăn cho quan hệ Việt - Mỹ đang trên đường cải thiện hay không? Nhưng cuối cùng, bà Bình vẫn lên đường.
Sau 22 năm trở lại, bà Bình vẫn là thượng khách của chính phủ Iraq. Bà được Tổng thống Saddam Hussein tiếp đón thân mật tại toà lâu đài Al-Faw gần sân bay quốc tế Baghdad. Trong buổi trò chuyện thân mật bà Bình bộc bạch:
— Năm 1975, tôi thăm Iraq, Tổng thống đã quyết định cho Việt Nam vay dầu, lúc đó chúng ta còn rất trẻ. Đến bây giờ chỉ còn vài tháng nữa là tôi nghỉ hưu mà chúng tôi vẫn chưa trả được hết nợ cho Iraq. Tôi cảm thấy trong lòng không vui.
Nghe đến đây, Saddam Hussein nói ngay:
— Mong bà về nghỉ bình yên, giữ gìn sức khoẻ và không phải suy nghĩ gì cả. Từ giờ phút này trở đi, giữa chúng ta không có nợ nần gì với nhau nữa.
Bà Bình một lần nữa lại không tin vào tai mình, quay sang hỏi lại đại sứ Nguyễn Quang Khai (khi ấy đang kiêm vai trò thông dịch viên):
— Khai, em hỏi lại xem có đúng Tổng thống Saddam Hussein nói như vậy không?
Rất nhanh ý, biết bà Bình có thể chưa hiểu hết ý của mình, ông Saddam nói tiếp:
— Tôi không biết con số cụ thể Việt Nam còn nợ Iraq bao nhiêu, 5 giờ chiều nay, tôi sẽ cử Phó Tổng thống Taha Yassin Ramadan đến dinh thự bà đang ở để ký Biên bản thoả thuận xoá toàn bộ số nợ này
Đúng 5 giờ chiều, Phó Tổng thống Taha Yassin Ramadan cùng một số quan chức cao cấp trong chính phủ Iraq đem một Biên bản thoả thuận đã được đánh máy sẵn. Bản Thoả thuận chỉ có vài dòng với nội dung ngắn gọn đại ý thế này:
Theo chỉ thị của Tổng thống Saddam Hussein, từ hôm nay, ngày ….. tháng 10 năm 2002 Chính phủ Iraq quyết định xoá toàn bộ số nợ cho Việt Nam. Số tiền nợ trước ngày này chưa trả được sẽ dùng để đầu tư vào các dự án liên doanh giữa 2 nước tại Việt Nam. 
Việc ký kết diễn ra hết sức đơn giản trên một chiếc bàn nhỏ trong phòng khách của dinh thự mà tổng thống Saddam dành cho bà Bình ở trong thời gian thăm Iraq. Ký xong, Phó Tổng thống Taha Yassin Ramadan đã đích thân lái xe đưa bà Bình đi thăm thành phố Baghdad.
Một năm sau, Mỹ và đồng minh phát động cuộc chiến chống Iraq. Tháng 12/2003, Tổng thống Saddam Hussein bị bắt. Ba năm sau, ngày 30/12/2006, ông bị xử tử sau một phiên tòa chớp nhoáng được tổ chức bởi Chính phủ mới tại Iraq do Mỹ thành lập.
Một câu chuyện kỳ lạ. Một thứ tình cảm thân tình không thể chối bỏ, bởi việc xoá một số nợ lớn như vậy chỉ có thể xảy ra giữa những người anh em hết sức thân thiết trong gia đình. Trong khi đó, chính Iraq đang gặp rất nhiều khó khăn do bị cấm vận và đang trong tình trạng chiến tranh với các nước phương Tây.
Không những vậy, trải qua những biến động lớn trong nước lẫn quốc tế, các chế độ đến rồi đi… nhưng chính quyền mới của Iraq sau chính quyền của tổng thống Saddam Hussein vẫn tôn trọng, thừa nhận và gìn giữ thoả thuận này.

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2020

CUỘC GIẢI CỨU LỊCH SỬ !

Tháng 1/2011, Libya chấn động vì làn sóng biểu tình của hàng nghìn người chống chính phủ do đại tá Muammar Gaddafi cầm quyền, nhiều người bị bắn chết. Thời điểm đó, tại Lybia có 10.000 lao động Việt Nam đang làm việc, có thể dễ dàng trở thành nạn nhân cho những biến cố chính trị xảy ra ở Lybia. Trước tình hình đó, Bộ Lao động thương binh xã hội, đứng đầu là Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân đã tham mưu cho Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo giải quyết tình hình công dân Việt Nam tại Trung Đông và Bắc Phi để nhanh chóng đưa các lao động ở Lybia về nước. Nhắc đến sự kiện này, người ta nhắc đến phát biểu nổi tiếng của người nữ Bộ trưởng nổi tiếng quyết đoán "Trong cuộc giải cứu này không có chuyện mặc cả tiền bạc, điều kiện với các nước trong khu vực mà mục đích là nhanh chóng đưa người lao động về nước an toàn".

Với sự chỉ đạo trực tiếp từ Chính phủ, trong đó có sự quyết liệt của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân, ngày 26/2, những lao động Việt Nam đầu tiên về đến sân bay Nội Bài. Ngày 9/3, chuyên cơ cuối cùng đưa 209 công nhân ở Libya về nước; hơn 1.000 người đi tàu biển cập cảng Cái Lân một tháng sau đó đánh dấu hoàn tất cuộc sơ tán 10.000 lao động người Việt Nam khỏi Lybia. Đây là cuộc di tản lao động lớn thứ hai trong lịch sử (đứng sau vụ sơ tán lao động trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991) và Việt Nam là nước đầu tiên hoàn tất việc đưa số lượng lớn hàng nghìn người về nước. Tất cả lao động về nước đều được hỗ trợ, ưu đãi tìm việc làm mới. 
Nói thế để thấy, dù ở hoàn cảnh nào, dù còn trăm ngàn khó khăn phải giải quyết thì việc bảo hộ tính mạng, sức khỏe của công dân là ưu tiên hàng đầu của chính quyền. Làm chính trị chứ có phải tham gia showbiz đâu mà cái gì cũng lên mạng kể xem mình đang làm cái gì cho người dân, mình vất vả như thế nào. Thế nên, hãy nghe và thấu hiểu cho công việc của chính quyền, đừng vì thiếu thông tin mà dễ dàng tin tưởng những điều xảo trá..!!!

VIỆT NAM KHÔNG LÀM DU KHÁCH THẤT VỌNG

Fabrice (1971), du khách Pháp mắc kẹt vì Covid-19, chọn ở lại Việt Nam để bán chuối chiên.
Xe chuối chiên của Fabrice ban đầu khá vắng, tuy nhiên sau nhiều lần "rút kinh nghiệm" trong việc chế biến và hạn chế cởi trần, khách tới ngày một đông


Sau một thời gian bán chuối chiên dạo, Fabrice tự nhiên thấy yêu nghề và dễ sống. Khi được hỏi hết dịch anh sẽ làm gì, về nước hay bán chuối chiên tiếp? Fabrice khẳng định: "Nếu bán bánh chiên mà tôi đủ sống, tôi sẽ duy trì xe bánh này ở đây"
Không biết Fabrice có dự định mở rộng quy mô bán chuối chiên hay không, tuy nhiên cộng đồng chiên chuối bản địa tỏ ra quan ngại sâu sắc đối với sự cạnh tranh tới từ chuối chiên nhập cảnh

< GÓC VÌ NGHĨA QUÊN THÂN >

Việc bệnh nhân 1440 là người nhập cảnh trái phép chắc hẳn đến giờ phút này ai cũng biết, nhưng có một tình tiết vô cùng bất ngờ, đó là người trình báo chuyện này đến cơ quan chức năng lại chính là mẹ của anh ta.


Khi thấy con mình về nước "chui" mà không qua kiểm tra y tế cũng như thực hiện cách ly, bác đã chủ động đến cơ quan Công an và trình bày sự việc. Nhờ đó mới phát hiện và khoanh vùng được cả 7 người cùng đi trên chiếc xe của bệnh nhân 1440.
Cảm ơn bác vì hành động này vì không phải ai cũng sẵn sàng gạt bỏ chuyện riêng tư để bảo vệ sức khỏe của cả cộng đồng, nhất là khi đó lại chính là con trai bác.
Giá mà cậu con có ý thức tốt như mẹ thì đất nước đã bớt đi phần nào vất vả rồi. Đi nước ngoài nước trong cho lắm mà ý thức....

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2020

GIA LAI TRUY TỐ ĐỐI TƯỢNG CÓ HOẠT ĐỘNG NHẰM LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN

Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai vừa truy tố đối tượng Ksor Kmip (SN 1999, trú tại phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa) ra trước Tòa án nhân dân tỉnh về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.


Ksor Kmip mới chỉ học hết lớp 2, sau đó ở nhà. Đầu năm 2016, Kmip vào mạng xã hội Youtube xem các video giới thiệu về tổ chức phản động ở nước ngoài là “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” (CPQGVNLT) và biết Đào Minh Quân (tự xưng là Thủ tướng), Lâm Ái Huệ (tự xưng Trung tướng-Thứ trưởng Bộ Tài chính), Hoàng Tôn (tự xưng Trung tá-Chuyên viên nghiên cứu về tình hình chính trị tại Việt Nam). 
Tin theo tổ chức phản động này, Kmip đã sử dụng các tài khoản mạng xã hội Facebook gồm: “Thu Siu Romatd”, “South Ksor” và “Hanh dong vi to quoc” để theo dõi, đăng tải, chia sẻ các bài viết, hình ảnh, video clip liên quan đến tổ chức “CPQGVNLT”, “Đệ III Việt Nam Cộng hòa”. Đồng thời kết bạn với nhiều thành viên của tổ chức qua các tài khoản trên mạng xã hội Facebook như: “Dao Minh Quan”; “Hoang Ton”, “Hue Lam”, “Rigan Bill”, “Pha Le”…; theo dõi nhiều trang Fanpage Facebook như “Việt Nam Cộng Hòa Đỏ”, “Đảng Cộng Hòa”, “Nhật Ký lưu vong”, “Tương lai Việt Nam”… liên quan đến “CPQGVNLT”, “Đệ III Việt Nam Cộng hòa” và các hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tháng 1-2018, Kmip biết các thành viên của tổ chức phản động “CPQGVNLT” tuyên truyền, kêu gọi mọi người tham gia “Trưng cầu dân ý” nên vào trang website www. tcdy .us tham gia “Trưng cầu dân ý” ủng hộ Đào Minh Quân làm Tổng thống nhưng chưa được cấp mã số căn cước công dân. Tháng 7-2019, Kmip tiếp tục vào trang website ww . vnch3 . com tham gia “Trưng cầu dân ý”, được cấp mã căn cước công dân là “VN100410596”. Sau đó, Kmip đăng ký vào các mẫu đơn như: Thư mời tham gia “CPQGVNLT”, “Đệ III Việt Nam Cộng hòa”; Đơn xin tình nguyện tham gia “CPQGVNLT”; Sơ yếu lý lịch…
Từ tháng 6-2017 đến tháng 7-2019, Kmip đã đăng tải, chia sẻ 420 bài viết, hình ảnh, video clip liên quan đến “CPQGVNLT”, “Đệ III Việt Nam Cộng hòa”. Sau khi bị Công an thị xã Ayun Pa nhiều lần mời làm việc, đối tượng đã sử dụng tài khoản Facebook “Tiger Eppheso” nhắn tin qua ứng dụng Messenger với tài khoản Facebook “Dao Minh Quan” của Đào Minh Quân, “Hoang Ton” của Hoàng Tôn để thông báo việc bị Công an mời làm việc thì được các đối tượng này động viên, yêu cầu Kmip giữ vững lập trường, không được sợ, cố gắng chờ đợi đến ngày Đào Minh Quân về nước cầm quyền và giải thể chế độ Cộng sản.
Bên cạnh đó, đối tượng cũng xem video trên các kênh Youtube như “Truyền Thông CÔNG LÝ-ĐỆ III VNCH-Kênh Chính”; “Truyền Thông CÔNG LÝ-ĐỆ III VNCH-Kênh Phụ”; “Free Vietnam” của Hoàng Tôn; “Cục dân vận”; “Tiếng Nói Quốc Nội”… giới thiệu về tình hình hoạt động của tổ chức “CPQGVNLT”; kêu gọi, hướng dẫn tham gia trưng cầu dân ý; tuyên truyền về “Hiến pháp Đệ III Việt Nam Cộng hòa” và cách thức để có Hiến pháp. Quá trình xem các video trên, Kmip sử dụng loa mi ni kết nối với điện thoại phát loa lớn để cho mọi người xung quanh nghe nhằm mục đích tuyên truyền về tổ chức này. Kmip còn mua 1 bộ quần áo và 1 mũ nồi lính Mỹ, chụp ảnh đăng lên Facebook để cho mọi người biết mình là người của tổ chức “CPQGVNLT”, “Đệ III Việt Nam Cộng hòa”.
Ngày 18-4-2020, đối tượng tải tập tin “Hiến pháp Đệ III Việt Nam Cộng hòa” trên kênh Youtube “Free Vietnam” của Hoàng Tôn về điện thoại rồi đem đến tiệm photocopy để in ra. Sau đó, Kmip gửi email cho tổ chức “CPQGVNLT” để “báo công” mình đã in tập tin trên đi tuyên truyền cho mọi người biết về Hiến pháp. Sáng 19-4-2020, đối tượng quay trở lại tiệm photocopy lấy tài liệu thì bị lực lượng Công an bắt giữ.
Qua giám định, Cơ quan Điều tra xác định, các tài liệu mà Kmip in có thông tin gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội như: xuyên tạc lịch sử dân tộc; bôi nhọ, xúc phạm danh dự nhân phẩm lãnh tụ; nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước kêu gọi giải thể Đảng Cộng sản Việt Nam; bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân...
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh kết luận hành vi của Kmip gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương, xâm phạm đến sự tồn tại, vững mạnh của chính quyền nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa./.
Thông tin Trương Châu Hữu Danh bị bắt tạm giam để điều tra về hành vi "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân", được quy định tại Ðiều 331, Bộ luật Hình sự 2015 đã làm "nóng" mạng xã hội những ngày qua. Với những người có cái nhìn toàn diện, khách quan thì việc Danh bị bắt không có gì là bất ngờ, chỉ là việc sớm muộn. Một kẻ lợi dụng chiêu bài “xông vào điểm nóng”, “chống tiêu cực” để trục lợi kinh tế và tạo "danh tiếng" trên mạng xã hội một cách công khai như vậy mà không bị cơ quan có thẩm quyền xử lý thì thử hỏi kỷ cương phép nước còn đâu?! Do vậy, việc Danh bị bắt tạm giam phục vụ điều tra là chuyện "rõ như ban ngày"!


Hành vi vi phạm của Danh rõ ràng như vậy song ĐIỀU ĐÁNG TIẾC có một số kẻ, thậm chí có cả người có uy tín đã không đủ tỉnh táo, bị Danh dắt mũi, làm con bài để Danh đánh bóng tên tuổi bản thân mà chẳng hề hay biết. Một trong những người bị cộng đồng mạng gọi tên những ngày qua là NHÀ THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA p- người nổi tiếng là “thần đồng” thơ từ khi mới 7, 8 tuổi.
Có thể nói, Trần Đăng Khoa đã bị Danh và đồng bọn dẫn dắt lên tiếng khá quyết liệt trong vụ án Hồ Duy Hải, dù anh chưa từng được tiếp cận hồ sơ vụ án, chỉ nghe một chiều từ "điều tra viên" Trương Châu Hữu Danh và phán đoán theo hắn. Trần Đăng Khoa đã theo Danh đến tận Bưu điện cầu Voi, nơi xảy ra vụ án, đến cả nhà mẹ Hồ Duy Hải, gọi mẹ Hải bằng "thím" đầy ân tình, viết cả một status trên Facebook cá nhân như một sự ngộ ra về vụ việc. Rồi anh còn chụp ảnh với nhóm của Danh như những anh em chiến hữu... Tất cả những điều đó đều được Danh tung ngay lên mạng xã hội để khuếch trương tên tuổi của mình. Mạng xã hội ngày đó cũng xôn xao việc anh Khoa theo chân Danh. Có không ít kẻ cổ súy, nhưng chắc cũng có không ít người đủ tỉnh táo để can ngăn, sau đó anh Khoa đã dừng tham gia vụ Bưu điện Cầu Voi và nhóm của Danh.
THỜI ĐIỂM NÀY, khi Danh bị bắt tạm giam để điều tra về hành vi "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân", được quy định tại Ðiều 331, Bộ luật Hình sự 2015, có lẽ hơn ai hết anh Khoa đang lục vấn chính bản thân mình, về những gì mình đã làm cùng Danh liên quan vụ án Bưu điện Cầu Voi! Bao nhiêu uy tín, danh dự cả một đời gây dựng, chỉ vì ngây thơ nghe theo mấy đứa "ngụy quân tử", "chống tiêu cực giả" mà bị kẻ chê người cười. Bài "Hạt gạo làng ta" nổi tiếng cùng với tuổi thơ của biết bao thế hệ là thế mà giờ đây đã bị cư dân mạng đem ra chế để diễu cợt.
ĐÂY LÀ BÀI HỌC ĐẮT GIÁ, HỒI CHUÔNG CẢNH TỈNH cho không chỉ nhà thơ Trần Đăng Khoa. Mong rằng tất cả những anh chị có uy tín, được đông đảo cộng đồng yêu mến ... hãy coi đây là bài học lớn để cân nhắc hơn trong những phát ngôn, trong tạo dựng những mối quan hệ của mình, nhất là trước những vấn đề nhạy cảm. Bởi mỗi lời các anh chị nói ra có sự ảnh hưởng rất lớn trong cộng đồng, nhất là giới trẻ, nhiều người không hiểu bản chất vụ việc nhưng vì tin vào chính uy tín của các anh chị nên đã có những việc làm trái với quy định của pháp luật, gây phức tạp về an ninh trật tự. Và điều đó thật là nguy hại, mà vụ án Bưu điện Cầu Voi là một điển hình - chỉ vì những câu nói vu vơ của các anh chị mà có người xuyên tạc, đòi xem lại cả một nền tư pháp.
Và với riêng nhà thơ Trần Đăng Khoa, mong anh hãy trở về với những nhiệt huyết trong văn chương, là một diễn giả với những bài diễn thuyết chất phác, dí dỏm đi vào lòng người. Và hãy cứ trách nhiệm, yêu nước... nhưng phải tỉnh táo, thận trọng để giữ nguyên vẹn hình ảnh một Trần Đăng Khoa là niềm tự hào của quê hương Hải Dương mà tất cả các thế hệ yêu mến thơ văn mãi nhớ đến!!!

KHI LINH MỤC NGHĨ MÌNH LÀ... BỐ ĐỜI!!!

Đó là suy nghĩ của tôi khi thấy một số Linh mục dòng Chúa cứu thế tại Thái Hà kêu ca trên trang Việt Tân về việc họ phải viết giấy xin phép cho các con chiên của mình nghỉ học để tham dự lễ Giáng sinh. 


Cụ thể, bốn linh mục là các cha quản xứ của các Giáo xứ Chợ Sàng, Phù Kinh, Kinh Nhuận, Đồng Tiến, Minh Tú thuộc Giáo phận Hà Tĩnh đã làm giấy xin phép để các em học sinh Công Giáo tại trường Phổ Thông Trung Học Lê Trực (Tiến Hoá, Tuyên Hóa, Quảng Bình) được nghỉ học vào ngày lễ Chúa Giáng sinh, 25.12.2020. 
Trong giấy xin phép để các học sinh Công giáo được nghỉ học vào ngày Lễ Chúa Giáng Sinh nêu rõ: "ngày lễ Giáng Sinh với người Công giáo buộc phải tham dự thánh lễ" và đây cũng là ngày lễ hội lớn của toàn thể thế giới nói chung.
Nói thế này cho mấy anh Việt Tân và linh mục hiểu. Việt Nam là một nước đa tôn giáo và hoàn toàn, pháp luật không quy định gì liên quan đến việc nhà trường phải cho học sinh nghỉ trong dịp các lễ hội của tôn giáo như Phật Đản, Giáng sinh, Lễ Tạ ơn cả. 
Chính vì vậy, nếu học sinh nào muốn nghỉ học tham gia các buổi lễ quan trọng của tôn giáo mình thì việc xin phép với nhà trường là việc đương nhiên và dễ hiểu. Và tôi chắc rằng, chẳng có nhà trường nào ngăn cấm học sinh của mình nghỉ học trong ngày Thánh lễ của tôn giáo mình cả.
Còn nếu muốn so sánh với nước này, nước kia là điều phi lý vì pháp luật, chính sách của mỗi nước là khác nhau. Các nước phương Tây coi ngày lễ giáng sinh, tết dương lịch là những ngày trọng đại, vì họ theo lịch dương, trong khi các nước phương Đông lại đi theo lịch âm, chưa kể tôn giáo ở mỗi quốc gia là khác nhau. Chính vì thế, đừng nghĩ mình là bố đời, bắt nhà nước phải làm thế này, phải thế kia mấy anh linh mục à./.

KHI TỔ QUỐC GỌI... THUÊ BAO NGOÀI VÙNG PHỦ SÓNG

Trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu vừa có 1 thanh niên nhập kho 6 tháng với tội danh "Trốn, tránh nghĩa vụ quân sự"


Đây là lần thứ 2 mà thanh niên này bị phạt về hành vi nên có thể thấy "quyết tâm" không phục vụ Tổ quốc của cá nhân này rất kiên định.
Khi rất nhiều anh em thể hiện tinh thần "Tổ quốc gọi chúng tôi trả lời" thì H. đã thực hiện liên tiếp những pha tắt máy, ném sim nên thay vì đưa H. vào phục vụ quân ngũ 2 năm thì nhà nước đã cho hắn ngồi tù 6 tháng.
Được có mặt trong hàng ngũ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam luôn là điều tự hào với tất cả các công dân nên mong anh em chấp hành và thực hiện đúng nghĩa vụ của mình nhé!!!!

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2020

Tất cả là “lỗi” của Cộng sản

Tất cả là “lỗi” của Cộng sản.. nên tối hôm qua NHIỀU người dân từ già đến trẻ, từ bé đến lớn, đàn ông, đàn bàn, bla.. bla đã có một đêm Noel đông vui, ấm cúng như vậy... trong khi ở Châu Âu và một số nước khác có nền kinh tế sầm quất, dâm chủ và nhăn quyền như bọn phục cuốc hay lăng xê và kêu ca... thì phải ra lệnh cấm tập trung đông người, ông già noel phải ngồi trong lồng kính, nhà ai nấy ở, thịt ai nấy xơi... thì tất cả phản ánh lên một đều rằng: tất cả là “lỗi” của Cộng sản!
Vì Cộng sản mà người dân mới có một không khí đón noel như vậy và vì Cộng sản mà Tết dương lịch 2021, Tết Nguyên đán Tân Sửu,... cũng sẽ nối tiếp diễn ra như thế.. và nhiều cái như thế nữa.. nói đi nói lại là “lỗi” của Cộng sản


————
Noel này bọn phục cuốc không chỉ lạnh mà còn cay và cú

Hà Nội: Ngày này năm xưa!

Giáng sinh ở Hà Nội cách đây 48 năm, một ngày Giáng sinh trọn vẹn và quý giá hơn bao giờ hết. Lần đâu tiên, người dân miền Bắc nói chung, người dân Hà Nội nói riêng mới thấy hết được ý nghĩa của ngày Chúa sinh ra đời. Không phải vì món quà của ông già Noel mà là vì phi công Mỹ mải lạy Chúa cho nhanh qua những ngày ác mộng. Còn đối với người dân miền Bắc năm đó, ông già Noel thay cưỡi tuần lộc bằng đi máy bay, thay tặng quà tất bọc bằng tặng quà được bọc bằng bom.


Hà Nội, Thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cũng là trọng điểm đánh phá của máy bay Mỹ. 193 chiếc B52 được huy động đánh phá thì có tới 417/663 lần chúng đánh phá thủ đô Hà Nội. Nửa triệu người dân Thủ đô đã đi sơ tán, nửa triệu người còn lại đã dạy cho Mỹ thế nào là khí phách Việt Nam. Gạt đi nước mắt, biến đau thương thành hành động, những chiến sĩ, những người dân bảo vệ Thủ đô lúc bấy giờ đã trả mối hận cho những vong linh của người dân phố Khâm Thiên, những vong linh của bác sĩ, y tá bệnh viện Bạch Mai. Khiến cho không lực số 1 Trái đất trong những ngày cuối cùng của chiến dịch phải né Hà Nội mà thả bom, khiến cho tên tuổi “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” được bạn bè quốc tế biết đến. 
Mỹ mạnh mồm tuyên bố rằng: “sẽ đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá”. Nhưng sau 12 ngày đêm, từ Chính phủ Mỹ đến phi công Mỹ đều chui vào hang đá để trốn chỗ đỡ nhục trong khi miền Bắc Việt Nam chuyển về giai đoạn thời kỳ “đồ Nhôm” khi là một trong số ít dân tộc khai thác quặng nhôm ở trên trời. 
Nhìn Hà Nội đông vui đêm Noel giữa mùa dịch bệnh, mới thấy trân quý sự hi sinh của bao anh hùng liệt sĩ, mới thấy sự nỗ lực không ngừng của chính quyền và nhân dân Thủ đô trong phòng chống dịch bệnh suốt 1 năm qua. Tiếng chuông nhà thờ tưởng nhớ đến Chúa nhưng xin một lần khi nhắm mắt cầu nguyện, hãy thầm cảm ơn những người thay Chúa lan tỏa yêu thương, gìn giữ hòa bình.

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2020

TAN BIẾN

Ngày 08/07/1972, anh hùng phi công Đặng Ngọc Ngự đã hy sinh trong một trận đánh đối đầu với hơn 30 máy bay Mỹ. Trước khi hy sinh, vị phi công đạt đẳng cấp ACE này đã hạ gục 1 máy bay Mỹ. Đó cũng là chiếc máy bay Mỹ thứ 7 và cũng là cuối cùng trong cuộc đời bi hùng của ông. Cháu ngoại của anh hùng Đặng Ngọc Ngự kể lại rằng, sau ngày ông ngoại hy sinh, bà ngoại nén đau thương để nuôi 4 người con ăn học, vượt qua nỗi đau thời chiến và giai đoạn bao cấp khổ cực. Người con thứ 3 của anh hùng Đặng Ngọc Ngự được đặt tên là "Mích" - tên gọi "Việt hóa" của máy bay MiG, Đặng Ngọc Mích để ghi nhớ những chiến tích đầy tự hào của người cha anh hùng.


"Một người chiến sĩ khác là Nguyễn Văn Đông. Người chiến sĩ này tham gia chống Pháp năm 13, chống Nhật năm 15 và tiếp tục gia nhập hàng ngũ những chiến binh Việt Cộng để đánh Mỹ. Anh bị bắt hai lần, bị tra tấn gãy mất 10 chiếc răng và được thả vào gần ngày chiến thắng. Tưởng như chiến tranh sẽ dừng lại, nhưng một lần nữa, anh lại hành quân lên phía Bắc chống cuộc chiến tranh xâm lược từ Trung Quốc, rồi gia nhập vào một đơn vị bổ sung cho chiến trường Campuchia, đánh Polpot. Ba người con trai của chiến sĩ Nguyễn Văn Đông đã mất trong chiến tranh, hai trong số đó mới chỉ chưa đến 10 tuổi. Mẹ tôi là người con thứ 9 - cũng là người con cuối cùng của người chiến sĩ anh hùng đó, tôi và ông đã giao hẹn rằng sẽ gặp lại nhau sau 3 năm nữa, khi tôi trở về từ Hungary. Bây giờ, những chiếc huy chương chiến công của ông vẫn nằm gọn trong tủ".
Nếu bạn nào có cha ông, người thân từng tham chiến trong các cuộc chiến ở thế kỷ trước, hẳn đã được nghe không ít thì nhiều những câu chuyện về một thời khói lửa ấy. Mình cũng lớn lên từ những câu chuyện như thế, những câu chuyện không chau chuốt ngôn từ, nhưng lại rất "bánh cuốn".
Đôi khi, mình hay tự hỏi rằng, liệu thế hệ sau này, sẽ được nghe những câu chuyện ấy như thế nào, khi những con người của thế hệ đã cũ ấy lần lượt rời bỏ chúng ta mà lên thiên đường. Phải công nhận rằng, với nhiều người, trong đó có mình, tình yêu Tổ Quốc khởi nguồn từ những câu chuyện như vậy.
Hồi tướng Giáp mất, có một đám trẻ bình luận không hay, nếu không muốn nói là khiếm nhã về một bác lính già, đi dép cao su, mặc bộ quân phục bạc nhếch, đứng chào tiến biệt tướng Giáp từ xa vì không chen vào dòng người đông đúc được. Người lính già đó là Phàng Sao Vàng, một chiến sĩ trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lúc ấy đã 79 tuổi nhưng vẫn đủ lực cầm lái chiếc xe máy cũ vượt hàng trăm cây số đến Hà Nội. Người lính già này và bao người anh em cùng lứa ấy, gọi tướng Giáp là "Anh Cả".
Khi TBT Lê Khả Phiêu mất, có nhiều cựu chiến binh đến đón tiễn ông và hầu hết họ đều ăn vận những bộ quân phục cũ, ngả màu. Nhiều người thắc mắc là tại sao những người lính già ấy không mặc những bộ trang phục/quân phục mới hơn, lịch sự hơn, mà lại khư khư giữ lại những thứ cũ mèm như thế?
Chúng ta hay có cái gọi là kỷ vật, đó là thứ thường gắn với một sự kiện hoặc một người nào đó mà chúng ta yêu quý, thương mến. Những thứ như vậy, thường thì chúng ta sẽ giữ lại thật lâu, đặt vào một góc ít người biết. Những người lính già đó, cũng có những thứ kỷ vật. Trong những năm tháng khói lửa và cái chết không phải là một điều gì đó gây ra sợ hãi, thì kỷ vật của người lính già ấy có khi chỉ là bức thư, có khi chỉ là chiếc lược, có khi chỉ là viên đạn hay bộ quân phục đã cũ. Kỷ vật là những thứ trường tồn theo thời gian, không phải là thứ có thể dễ dàng thay mới được.
Hơn một tháng trước, trong một vụ việc liên quan đến mùa lũ, nhiều người đặt câu hỏi vô duyên rằng: Quân đội ở đâu? Lính tráng ở đâu? Tiền thuế đóng để làm gì? Mà lại mặc dân đói khổ lầm than, đói kém...
Người ta nghĩ gì khi hỏi vậy nhỉ? 
Mà mấy vấn đề trước mặt mà người ta còn lãng quên và hỏi ngu được thì những chiến công mấy chục năm giời, vào một ngày trong tương lai, liệu có bị tan biến hay không? 
Đọc tin tức báo chí, từ báo giấy đến báo điện tử, khá là khó để tìm đọc những thông tin về ngày 22/12... Hồi lâu, có một người thầy nói với mình thế này, báo chí bây giờ thường đưa những tin mà người đọc muốn đọc, cánh nhà báo phóng viên chỉ đưa những thông tin mà họ muốn đưa... Vậy câu hỏi nữa là, phải chăng, không ai muốn quan tâm đến những ngày như 22/12 hay 27/07 nữa?
Một người cựu binh già đánh đàn giữa khu mộ, một người khác bó lại chiếc cẳng chân nhân tạo để thuận tiện di chuyển, một người khác nhìn những dòng ghế bên cạnh vắng người - chỗ ấy có thể dành cho những người đồng đội cũ của họ, những người đã chống lại chiến tranh và mất trong hòa bình.

CHUYỆN VỀ BỌN “BÁO BẨN” NHẬN MÌNH LÀ “BÁO SẠCH”

Chưa bao giờ, phong trào khóa face và xóa bài lại nhộn nhịp như bây giờ. Sau vài ngày mở face để cho dân mạng "no mắt" với những hình ảnh đầy sexy, Bạch Hoàn lại tiếp tục đóng face, nguyên nhân được cho là có thời gian tĩnh tâm nhằm xóa sạch các dấu vết có liên quan đến Trương Châu Hữu Danh vài năm gần đây. Đúng là bạn thân thật, nhưng mà thân ai người ấy lo, còn kệ bạn sống chết trong tù thế nào.
Tiếp theo, trang Báo Sạch, một trang mà Bạch Hoàn, Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Thanh Nhã,... mất bao nhiêu kỳ công xây dựng và chạy like cũng biến mất trên mạng xã hội, không một dấu tích, coi như chưa từng xuất hiện. Khổ thân các anh em, lấy tên Báo Sạch mà chỉ vì 1 thành viên bị bắt các anh xóa trang thì hiểu SẠCH là như thế nào.


Nguồn tin vỉa hè tiết lộ, Trương Châu Hữu Danh mấy ngày sau khi bị bắt đã khai rất nhiều thứ hay ho, từ thu nhập lên tới tiền tỷ rồi lại quả cho anh B, chị C như thế nào, nguồn tin lấy ở đâu... Chưa kể, chiếc máy tính mà lực lượng an ninh thu được của Danh cũng chứa đựng vô vàn thứ hay ho.
Nghe mấy chị hàng nước kể chuyện, từ ngày Trương Châu Hữu Danh bị bắt, Bạch Hoàn cũng các anh em trên biến dưới thuyền khác mua cơ man là bỉm để đóng. Và cũng đang dần liên hệ với luật sư để lo dần hậu sự.
Ad đang gần nhà Bạch Hoàn anh em Bình Thuận có gửi gì không 
Lời khuyên tốt nhất cho anh em lúc này là nên tránh bọn luật sư ở HTX Toàn thua ra nhé. Thân ái và quyết thắng.

TUYÊN ÁN 3 KẺ THÀNH LẬP TRANG “LUẬN BÀN VỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ”

Chiều ngày 21/12 Tòa án nhân dân Quận 8, Tp Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm đối với 3 bị cáo thành lập và quản trị trang “Luận bàn về kinh tế chính trị” theo tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo điều 331 Bộ luật Hình sự 2015.
Bị cáo Huỳnh Anh Khoa (tên tài khoản trên facebook “Nino Huỳnh”, sinh năm 1982); Nguyễn Đăng Thương (sinh năm 1957) và bị cáo Trần Trọng Khải bị Viện kiểm sát nhân dân đề nghị truy tố theo tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo điều lu 331 - Bộ luật Hình sự 2015.

Hội đồng xét xử đã quyết định tuyên phạt Huỳnh Anh Khoa 1 năm 3 tháng tù giam; Nguyễn Đăng Thương 1 năm 6 tháng tù giam và Trần Trọng Khải 1 năm tù giam./.

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2020

AMA CHĂM - KẺ LỪA DỐI, PHẢN BỘI

Ít người biết Ama Chăm, tên nó là Rah Lan Nglol (tên thường gọi là Ama Chăm), sinh năm 1955, nó là người Jrai quê ở làng Pa Pết - Bờ Ngoong, huyện Chư Sê, Gia Lai. Hiện nó đang sống ở Down Town, Charlottle, North Carolina, USA Hoa Kỳ. Hồi xưa nó không có học hành gì, không biết chữ, không biết nói chuyện đâu. Vậy mà đến Mỹ sinh sống lại nói muốn làm người đứng đầu người Jrai mình ở nước Mỹ và ở Việt Nam. Hồi nó còn ở Việt Nam năm 1995 nó làm chằn rành, cò đất giữa người dân tộc thiểu số với người Kinh, khi đó nó lừa người Jrai ở làng Pa Pết, làng Amo xã Bờ Ngoong bán hết đất đai cho người Kinh, nó ăn tiền nhiều lắm. Thế mà sống ở nước Mỹ nó luôn vu cáo chính quyền người Kinh, Cộng sản Việt Nam cướp hết đất đai người Jrai. 


Năm 2001, Ama Chăm nghe theo lời bọn FULRO ở Mỹ hoạt động chống phá, đứng lên muốn thành lập “Nhà nước Đêga Tây Nguyên tự trị” riêng người Jrai. Nó ở nhà Kpă Hit, làng Tốt Byơch, thị trấn Chư Sê yêu luôn con gái Kpă Hit tên là Siu Hyep (trước đó Ama Chăm đã có vợ tên Rah Lan Hrai, trú làng Pa Pết, xã Bờ Ngoong, hai người có 07 đứa con). Tháng 03/2001 Ama Chăm chạy trốn sang Campuchia, đến năm 2004 nó sang Mỹ định cư. Đến Mỹ sống Ama Chăm lấy Siu Hyep làm vợ, hai người họ có với nhau hai đứa con gái. Vậy là nó đã bỏ vợ cũ đang sống ở làng Pa Pết, hạnh phúc, vui vẻ bên vợ mới tại Mỹ. Theo lời Chúa dạy là không được lấy hai vợ. Như vậy đã biết bản chất Ama Chăm lừa dối, phản bội bạn thân Kpă Hit, muốn lợi dụng để lấy con gái của Hit thôi.
Từ năm 2000 đến nay, Ama Chăm tiếp tục đứng lên hoạt động muốn thành lập “Nhà nước Đêga Tây Nguyên tự trị” riêng người Jrai. Nhiều người như: Rmah Blol, Rmah Dul (Plei Tao, Nhơn Hòa); Siu Phôn (Ama Thiu - Plei Thai, Phú Thiện); Ama Ni Đa ở Broái, Phú Bổn; Siu Hpơng, Siu Thiên (Plei Kia, Nhơn Hòa); Ama Sa Môn, Ama Thương, Ama Thiếu (Đắk Lắk); Ama Yun, Hrai (Tốt Byớch, Chư Sê) lấy vợ ở Đắk Lắk; Ama Môn (PleiKu); Ama Chíu (Chư Păh); Kpă Hlinh, Rcom Hơm, Kpă Bor, Rơ Lan Wít (Chư Sê); Ama Tít, Jơn... Họ theo Ama Chăm hoạt động tổ chức “Tin lành Đêga - Nhà nước Đega tự trị” tham gia biểu tình tại Pleiku đã bị chính quyền Việt Nam bắt xử lý, đi tù. Họ đã bỏ công việc gia đình, gia đình khốn khó, đói cơm. Hỏi xem Ama Chăm lúc đó đang ở đâu, Ama Chăm không hỏi thăm, không gửi tiền cho những người bị xử lý đi tù? Lúc đó không thấy Ama Chăm đâu, sống ở Mỹ lừa dối, lôi kéo nhiều người theo nó hoạt động. Ama Chăm chỉ muốn nuôi gia đình nó thôi, nói dối dân làng mình thôi.
Như vậy chúng ta biết tất cả về bản chất và việc làm của Ama Chăm rồi đấy, nói cho dân làng hiểu đừng tin, đừng nghe theo Ama Chăm nói trên điện thoại, facebook, YouTube, nó là kẻ lừa dối, phản bội thôi./.

CÁNH HOA NÀO RỒI CŨNG PHAI TÀN...

Sau bao ngày được cộng đồng mạng nhắc tên, hỏi han, sáng nay, Bạch Hoàn đã mở fb cá nhân của mình. Không như mọi người mong chờ, phây-búc-cơ này không có một dòng nào để minh oan hay giải thích cho anh bạn trên bến dưới thuyền của mình trong team "báo sạch" vừa bị an ninh tóm mà toàn là những hình ảnh mát mẻ, khiêu gợi kèm status rắc thính. Và còn kỳ lạ hơn, tất cả viết đánh đấm trước đây, liên quan đến các vụ việc nhạy cảm trong thời gian qua đều bay sạch, không một tỳ vết. Một điều cực kỳ lạ đối với một Fb kiêm cựu nhà báo luôn nhân danh chính nghĩa chân lý, yêu màu tím, thích sự thủy chung như Bạch Hoàn.


Tiếc cho những tút ngàn like, thương cho đội ngũ chạy like, comment dạo của chị. Và cũng thương cho đội ngũ con nhang đệ tử có ai thương xót anh Danh chị Hoàn hay không?
Cánh hoa nào rồi cũng phai tàn, nhất là cánh hoa cứt lợn đấy Hoàn ơi!

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2020

CHỈ CÓ THỂ LÀ VIỆT NAM!!!

'Việt Nam có tiếng nói mạnh mẽ và có được lòng tin của thế giới, nhất là ở châu Á, châu Phi và cả châu Âu cũng như Mỹ', Đại sứ Philippe Kridelka, Trưởng phái đoàn thường trực Bỉ, ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn với phóng viên TTXVN tại LHQ.


Đại sứ Kridelka khẳng định: “Tôi tin rằng Việt Nam có thể là cầu nối hết sức hiệu quả giữa các nước. Sắp tới Mỹ sẽ có chính quyền mới do Tổng thống Joe Biden đứng đầu và tôi cho rằng Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp nhiều hơn nữa để HĐBA có được sự đồng thuận, để các nước ủy viên thường trực như Nga, Mỹ và Trung Quốc hiểu nhau hơn”.
Nhà ngoại giao Bỉ nhận định thách thức của thế giới trong năm 2021 sẽ vẫn là nỗ lực xây dựng và củng cố chủ nghĩa đa phương mạnh mẽ hơn, ứng phó với biến đổi khí hậu, giải quyết đại dịch COVID-19, củng cố hệ thống luật pháp quốc tế vì điều này là rất cần thiết cho mọi hoạt động kinh tế. Đại sứ Kridelka nhấn mạnh Việt Nam và Bỉ đều đặt niềm tin vào hệ thống trật tự dựa trên luật lệ để giải quyết các vấn đề, các thách thức của thế giới. Hai nước đều ủng hộ mạnh mẽ vấn đề công lý trong xét xử tội phạm ở các tòa án quốc tế, công lý cho giai đoạn chuyển tiếp của các nước hậu xung đột. Ông khẳng định Việt Nam và Bỉ đã hợp tác rất hiệu quả trong khuôn khổ HĐBA và có quan hệ hữu nghị tốt đẹp.
Trưởng phái đoàn thường trực Bỉ tại LHQ cũng chia sẻ về nỗ lực của các nước ủy viên được bầu vào HĐBA, đặc biệt là của Việt Nam và Bỉ, trong việc thúc đẩy an ninh, hòa bình và sự phát triển của thế giới trong năm qua. Theo ông, là những nước tầm trung đã trải qua rất nhiều mất mát trong quá khứ, hai nước đều nhất quán ủng hộ chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế, kể cả ở tầm khu vực như ASEAN đối với Việt Nam, hay Liên minh châu Âu (EU) đối với Bỉ hay ở tầm thế giới như tổ chức LHQ. Vì vậy, khi cùng đảm nhiệm vai trò ủy viên không thường trực HĐBA và cùng nỗ lực củng cố chủ nghĩa đa phương, hai nước đã hỗ trợ rất nhiều cho 5 nước ủy viên thường trực HĐBA là Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc hợp tác hiệu quả hơn và thỏa hiệp tìm được tiếng nói chung.
Đại sứ Kridelka dẫn chứng vấn đề Yemen, cả Việt Nam và Bỉ đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của phụ nữ trong tiến trình hòa bình cho Yemen, cùng cho rằng phụ nữ cần được đảm trách những vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị cũng như trong tái thiết đất nước trong giai đoạn hậu xung đột.
Đại sứ Kridelka nêu rõ Bỉ đã nỗ lực giải quyết rất nhiều thách thức như chống khủng bố, ứng phó với biến đổi khí hậu... Ông cho rằng vấn đề chống biến đổi khí hậu cũng hết sức quan trọng với Việt Nam, nhất là khi khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (Mekong) của Việt Nam hiện đang bị ảnh hưởng rất lớn. Đây cũng là một vấn đề trọng tâm của LHQ được Tổng Thư ký Antonio Guterres nhắc tới nhiều lần. Đại sứ Kridelka tin rằng trong năm tới, Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp chủ động, tích cực để HĐBA có thể có được sự đồng thuận cần thiết trong giải quyết vấn đề này. Về đối phó với đại dịch COVID-19, ông nhận định Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng là bài học, là hình mẫu cho nhiều nước trên thế giới.
Đại sứ Kridelka cũng chia sẻ kinh nghiệm của Bỉ trong việc giải quyết những vấn đề khó của HĐBA trong năm qua. Đó là tập trung ưu tiên hàng đầu cho vấn đề bảo vệ trẻ em trong xung đột vũ trang, nỗ lực thúc đẩy để HĐBA phải chú ý tới thực trạng rất nhiều trẻ em vẫn bị chiêu mộ để tham chiến trong các cuộc xung đột, bị buộc phải ra chiến trường, không được đến trường và không được hưởng những trợ giúp nhân đạo mà đáng lẽ các em phải được hưởng; vấn đề trẻ em trở thành nạn nhân bạo lực tình dục và thúc đẩy để thế giới phải bảo vệ trẻ em tốt hơn. Đại sứ Kridelka chia sẻ những nỗ lực của Bỉ đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của Việt Nam và đây cũng sẽ vẫn là lĩnh vực mà chính Việt Nam sẽ ưu tiên trong năm thứ hai của nhiệm kỳ ủy viên không thường trực HĐBA.
Đại sứ Kridelka cho biết Bỉ là nước luôn ưu tiên hỗ trợ nhân đạo cho người dân ở các khu vực xung đột. Trong năm 2020, Bỉ đã chi 200 triệu euro cho các nỗ lực nhân đạo trên toàn cầu, trong đó hơn 60% được giải ngân thông qua các tổ chức của LHQ. Vấn đề an ninh và ứng phó với biến đổi khí hậu cũng là những ưu tiên của Bỉ. Ông cho biết Bỉ đã tập trung giải quyết vấn đề nhân quyền và hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực bình đẳng giới. Ông nhấn mạnh Việt Nam cũng là một nước ủng hộ mạnh mẽ việc đề cao vai trò của phụ nữ, nhất là trong hoạt động gìn giữ hòa bình.
Nhà ngoại giao Bỉ nêu rõ: "Theo một nghiên cứu công bố mới đây về khả năng toán và đọc của trẻ em thế giới, Việt Nam đã vượt lên rất nhanh trở thành một trong những nước có hệ thống giáo dục cơ sở tốt nhất. Đây chính là một thành quả về quyền con người mà Việt Nam đã làm được khiến chúng tôi thấy cần học hỏi”. Ông cũng khẳng định Bỉ luôn tôn trọng các quan điểm khác biệt của Việt Nam về một số vấn đề.

THÀNH TÍCH" CHỐNG PHÁ CỦA TRƯƠNG CHÂU HỮU DANH

1. Chống Luật An ninh mạng: 
Đăng tải nhiều bài viết xuyên tạc, định hướng cho rằng Luật này vi phạm "tự do ngôn luận" của Quốc tế. Fb Danh còn lưu đầy ra đó, xem thì thấy.
2. Lợi dụng BOT để tóng tiền: 


Nói rõ thì BOT nhiều sai phạm, tuy nhiên Danh và đồng bọn tự xưng là "nhóm Bạn Hữu Đường Xa" (mạo danh nhóm của Đài VOH lập) để đến livestream các BOT là điểm nóng, sau đó thu thập các tài liệu để viết, Chủ đầu tư BOT nào không chịu nhả tiền thì sẽ bị oánh cho đến khi "tụt huyết áp".
Nói rõ hơn, thời này Danh chưa có danh tiếng gì, nên các Chủ BOT chả sợ, thẳng tay cho bảo vệ và gọi Công an xử lý, nhờ thế mà Danh nổi lên như "người hùng chống BOT bẩn". Sau này, khi đã Hữu Danh hơn thì các BOT đều phải xuống nước.
Cho nên, đến nay chỉ những BOT nào còn "cứng" thì Danh mới bút chọt, sơ sơ theo "biên lai" thu được thì Danh đã thu được doanh số khoảng 30 tỏi nhờ 3 năm đi khắp BOT từ bắc chí nam, mà không đóng cho Nhà nước đồng thuế nào.
3. Liên quan đến các tổ chức phản động: 
Như đã nói ở trên, Trương Châu Hữu Danh lập ra 01 nhóm mạo danh là "Bạn Hữu Đường Xa", nhóm này thành viên không nhiều, và thường cùng Danh đi "thọt BOT", tuy nhiên trong nhóm này nhiều kẻ lại là thành viên thuộc các tổ chức phản động như "đảng dân chủ Việt, Chính phủ quốc gia lâm thời Việt Nam, Việt Tân... trong đó, đàn em thân thiết của Danh là Huỳnh Long từng trả lời báo VOA, BBC xuyên tạc các vấn đề pháp luật trong nước.
Ngay bản thân Danh cũng gặp gỡ nhiều đối tượng chống phá và còn mặc cả áo của bọn HAEDC (cơ sở ngoại vi của Việt Tân).
4. Thọt két Doanh Nghiệp:
Danh tham gia trực tiếp và gián tiếp nhiều vụ "thọt két" Doanh Nghiệp như: "Vụ Asanzo, Tân Hiệp Phát, Nước mắm công nghiệp, Vinamilk, VJ, Tam Đảo, SunH, FLC,..."
Tất nhiên, không phải vụ nào danh nghiệp cũng xuôi đâu, nhưng đa số đều phải biếu Danh và đồng bạn từ 500 - 1 tỏi.
Ngoài ra, đôi lúc Danh còn được thuê bởi phe doanh nghiệp đối thủ, với mỗi bài "cân ký" từ nhẹ đến nặng, nếu nhẹ thì dưới chục củ, nặng thì từ chục củ trở lên... và đống "biên lai" này hiện đã được thu giữ cùng đống liên quan các vụ trên.
Ah, mà trong nhiều trường hợp Danh bỗng nổi nòng "bác ái" ra tay giới thiệu cho doanh nghiệp bị "thọt" gặp Công ty chuyên xử lý truyền thông vốn là của bạn cùng giới Báo lập ra. Thế là Danh hưởng thêm hoa hồng từ các bên.
5. Lợi dụng các vấn đề nóng để chống Chính quyền:
Trong các hoạt động của chính quyền, không phải hoạt động nào cũng đúng, có những hoạt động sai và thậm chí là gây hậu quả lớn bởi những cán bộ, quan chức thoái hóa, biến chất. Danh nắm được điều đó, dùng tiền mua thông tin, cho người theo dõi sau đó đe nạt đòi quyền lợi như "vị trí đất vàng, hợp thức hóa giấy tờ sở hữu, được phong bì hàng năm...", ai cứng thì Danh lên bài cho mất uy tín, hoặc bị kiểm điểm
Còn các quan chức bị Danh bút thọt mãnh liệt như Tất Thành Cang thì đa phần những người này vốn dĩ đều đang bị Trung Ương điều tra, chuẩn bị xử lý, Danh chỉ ăn hôi theo để lấy tiếng là "nhờ tao lên tiếng mà TW mới để ý", chứ nếu chú ý chưa có trường hợp nào mà Danh lên tiếng xong Trung Ương mới vào cuộc xử lý cả.
Nhờ nhập nhằng chống "tham nhũng" như thế, nhiều người nghĩ Danh là "anh hùng" là "chân chính", có mấy ai ngờ được Danh thực ra chỉ toàn chờ thời nhảy ra c.ư.ớ.p công... xong rồi Danh lại lên mạng chê bai Chính quyền này nọ, và dung túng cho đám Danh Con bình luận xuyên tạc, đòi lật cả Bang Búa Liềm (cái này cứ đọc bình luận các bài của Danh là thấy đầy).
... Còn nữa, nhưng để Cơ quan Công an công bố dần.

ĐẾN Ạ VỚI QUANG A!

Mọi người chắc chẳng ai còn lạ lẫm gì với nhà rân chủ, tiến sĩ Nguyễn Quang A. Được tạo điều kiện đi ăn học ở Hungary, về nước cũng đã có ít nhiều cống hiến nhưng đôi chục năm trở lại đây, người ta biết Nguyễn Quang A là một nhà rân chủ, luôn xuyên tạc, tìm cách tố cáo Việt Nam trên trường quốc tế để cầu mong quốc tế trừng phạt Việt Nam vì “dân chủ, nhân quyền”.


Xuyên tạc lắm, kêu gào nhiều, chuyện bị mấy anh an ninh hỏi thăm là chuyện bình thường. Nhất là trong thời kỳ vị thế Việt Nam ở cái tầm làm gì cũng chẳng cần để ý nhiều đến những cường quốc quan ngại thì mấy anh em rân chủ bị gọi lên phường là chuyện thường xuyên. Chẳng thế mà sau khi nhiều nhà rân chủ nhập khám thì đến lượt Nguyễn Quang A được công an TP Hà Nội hỏi thăm. Nguyễn Quang A đã đăng lên trên mạng mình bị công an TP Hà Nội triệu tập và cách “xử trí” của ông ta ra làm sao. Tóm gọn câu chuyện như sau:
- Ngày 9/12: bị Cơ quan An ninh Điều tra CA TP Hà Nội gửi giấy triệu tập vào ngày 15/12.


- Ngày 13/12 Quang A viết văn bản, gửi ngay trong ngày theo dạng hỏa tốc bưu điện, chắc mẩm sáng sớm 14/12 sẽ đến CA TP Hà Nội và sẽ né được buổi triệu tập hôm 15/12.
- Ngày 16/12 ăn giấy triệu tập lần 2 hẹn vì 15/12 không đến. Sau đó lên mạng kêu gào đăng tải toàn bộ văn bản kiến nghị.
Bỏ qua nội dung kiến nghị của Nguyễn Quang A đăng tải vì nó như lời cãi cùn và cững của 1 kẻ biết mình sai mà không chịu nhận mình sai. Nó dàng dạng như khi bị thổi phạt giao thông thì cố lờ lớ lơ xong quát anh chào tôi chưa, chuyên đề của anh đâu, tôi đang đi sao lại bắt xe tôi lại. Các bạn không cần quan tâm.
Thứ các bạn nên để ý đó là trong các bằng chứng Quang A chưng lên có 2 tờ biên lai chuyển phát nhanh gửi văn bản kiến nghị của Quang A đến cơ quan An ninh điều tra và điều tra viên triệu tập Quang A. Trong đó biên lai gửi điều tra viên, dấu bưu điện thì mất chứ trong biên lai gửi thủ trưởng cơ quan An ninh điều tra thì dấu bưu điện đóng dấu ngày 14/12. Xét theo nội dung câu chuyện của Quang A dường như có cái gì nó chưa đúng. Vì ngày 14/12 không nằm trong nội dung Quang A kể. 
Vậy là Quang A không phải gửi văn bản kiến nghị vào ngày 13/12 mà là ngày 14/12 sát ngày bị triệu tập. Thế đây là chiêu trò Quang A vừa trốn lên làm việc với cơ quan An ninh điều tra mà vừa đổ trách nhiệm A không lên theo lệnh triệu tập là do Cơ quan ANĐT. Cũng may mắt tôi mờ nhưng cũng kịp nhận ra chiêu trò này của anh A. Tôi là tôi cũng đến ạ với anh Quang A!

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2020

PHẢI BIẾT MÌNH LÀ AI?!

Đây là câu nói gây ấn tượng của nghệ sĩ Đức Khuê trong tiểu phẩm bệnh nói nhiều được công chiếu trên VTV trong chương trình gặp nhau cuối tuần từ những năm 2003. Và thực sự cho đến nay câu nói đó vẫn thấm thía. Vậy những ai cần đời phải biết họ là ai?


Đó có thể là những tay anh chị, muốn thể hiện sự uy quyền bằng nắm đấm với những người xung quanh. Như với đối tượng Trần Trường An ở Bình Phước trong tháng 4 vừa qua đã không chịu đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang còn thách thức lực lượng chức năng khi được nhắc nhở. Trước khi cầm dao lùa chốt kiểm soát, An thốt lên rằng: “Mày biết tao là ai không?”. Kết quả, cả bồi thẩm đoàn không biết An là ai nên An phải khai báo danh tính trước thẩm phán. 
Đó cũng thể là các doanh nhân như ông Nguyễn Văn Sướng, giám đốc công ty TNHH dịch vụ bảo vệ Hàm Long. Khi va chạm giao thông liền rút súng đe dọa nói câu tương tự như An, kết quả cũng không khác An là mấy. Hay như doanh nhân Vũ Anh Cường khi lên máy bay cũng đã xảy ra va chạm giữa bàn tay của ông với vòng 3 nữ tiếp viên. Khi bị đề nghị lập biên bản và mời xuống máy bay, ông Cường hất hàm “Mày biết tao là ai không”?. Kết quả tiền phạt chẳng là gì nhưng tên tuổi, bộ mặt ông thì cả xã hội đều biết.
Đó cũng là một vài quan chức từ to, cỡ trung cho đến nhỏ cũng tưởng mượn được quyền lực nhà nước mà ra oai. Khi xảy ra sự việc tương tự thì cũng câu mở mồm câu quen thuộc, thậm chí người thân cũng mượn được vía để ra oai. Như Chủ tịch xã Phước Tỉnh vì mâu thuẫn cá nhân mà mượn đâu được khẩu súng, dí đầu chủ tiệm cầm đồ hỏi rõ to: “mày có biết tao là ai không?”, em trai Chủ tịch được thể hét to hơn: “mày biết tao là ai không, là em ruột Chủ tịch xã Phước Tỉnh nè”. Và những loại quan chức kiểu này, sau dân chẳng biết họ là ai vì một là bị điều chuyển xuống, hai là mất việc luôn.
Nhưng vừa qua, một số người tạm được gọi là nghệ sĩ lại đổi câu “mày có biết tao là ai không” thành 1 câu mới vì họ cũng ít nhiều được dư luận biết đến cho nên không phải hỏi nữa. Họ đã đổi thành câu với đại loại nghĩa như “mày có biết nghệ sĩ là ai không”. Một câu nói thể hiện sự quyền uy của một giới, nó khiến người nghe phải ngước mắt nhìn lên mà không dám chạm tới. Như Hương Giang đến nhà antifan ăn thua đủ sau đó công khai lên mạng hay nhóm nghệ sĩ đem cả VĐV huy chương võ đến tìm anh Gymer để nói chuyện phải quấy xung quanh sự ra đi của nghệ sĩ Chí Tài. Kết quả là sau khi cố chứng minh mình là ai, nghệ sĩ là ai thì kẻ lên mạng xin lỗi, người im ỉm xóa bài. Tự nhiên họ không sai mà lại trở thành sai quá.
Có một điểm chung ở những con người trên là sự ngáo quyền lực của họ. Thứ quyền lực có thể họ cho tự thân mình đang có hoặc do bên ngoài đem lại. Và cho đến khi cả xã hội biết họ là ai thì chính họ lại không biết ai là mình nữa rồi!

CÁI KẾT “VÀO RỌ” CỦA ĐỐI TƯỢNG “NGUYỄN QUANG A”

CÁI KẾT “VÀO RỌ” CỦA ĐỐI TƯỢNG “NGUYỄN QUANG A” VÀ CŨNG LÀ CÁI KẾT CHUNG CỦA NHỮNG KẺ ÂM MƯU CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC, MƯU ĐỒ LẬT ĐỔ CHẾ ĐỘ
Nguyễn Quang A sinh tại Quế Võ, Bắc Ninh năm 1946, là con trai duy nhất trong gia đình có cha là liệt sĩ chống Pháp.
Năm 1965, y được chính quyền cử đi học đại học tại Hungary ngành vô tuyến điện, rồi ở lại học tiếp Phó Tiến sĩ và công tác qua nhiều cơ quan, đơn vị quân đội.


Năm 1975 làm việc tại Viện Kỹ thuật Quân sự Việt Nam.
Năm 1982 l trở lại Hungary làm nghiên cứu sinh cấp cao và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Khoa học chuyên ngành Điện tử Viễn thông.


Năm 1987 chuyển từ làm việc trong Quân đội nhân dân Việt Nam sang làm việc tại Tổng cục Điện tử và Kỹ thuật Tin học Việt Nam. Sau đó, lại chuyển sang làm việc tại Công ty Liên doanh Máy tính Việt Nam Genpacific.
Năm 1989 thành lập Công ty Máy tính - Truyền thông - Điều khiển 3C.
Ngoài lãnh vực tin học, TS. Nguyễn Quang A cũng là một chuyên gia kinh tế và là một trong những người đi đầu trong ngành ngân hàng tư nhân tại Việt Nam. Năm 1993 tham gia sáng lập Ngân hàng ngoài Quốc doanh VP Bank nay là Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng.
Năm 2007 đã cùng 8 nhà nghiên cứu có tên tuổi trong nước thành lập Viện Nghiên cứu Phát triển IDS.
Quang A từng giữ chức Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam - Hungary (nhiệm kỳ 2007 - 2012).
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), khi tổ chức này ra đời vào năm 1983. Từ năm 1990, VUSTA đã tổ chức “các cuộc hội thảo về đa nguyên, đa đảng”. Đến năm 2005, Chu Hảo, một lãnh đạo Viện IDS, đã bất ngờ nghỉ hưu sớm, trở thành thành viên Hội đồng Trung ương của VUSTA, và thành lập NXB Tri Thức trực thuộc VUSTA trong cùng năm đó. Năm 2007, tại trụ sở VUSTA, ông Hảo và ông Quang A liên tiếp tổ chức các buổi hội thảo của Viện IDS có nội dung trái quy định. Với nhiều vi phạm đi quá mục đích của cơ quan này nên Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định giải tán.
Từ 2010 đến nay thì lợi dụng nhiều tình hình đất nước Nguyễn Quang A móc nối với nhiều đối tượng chống đối ngoài nước kích động biểu tình, trả lời xuyên tạc các Đài báo chống Nhà nước Việt Nam.
Đáng chú ý là Quang A cũng là người tiên phong cản trở các hiệp định TTP, EVFTA giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu ký kết trong việc giao thương phát triển kinh tế của đất nước.
Đã đến lúc cần làm rõ các hành vi của trường hợp này khi thường xuyên sử dụng mạng xã hội để chống phá./.

ĐẤT MẸ VIỆT NAM ĐÓN 262 LIỆT SĨ HY SINH TRÊN ĐẤT BẠN CAMPUCHIA

Ngày 17/12 tại thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Cấp ủy chính quyền và Nhân dân tỉnh Kiên Giang long trọng tổ chức lễ truy điệu và an táng 262 hài cốt liệt sĩ là quân tình nguyện Việt Nam đã chiến đấu và anh dũng hy sinh để bảo vệ nhân dân Campuchia trước tập đoàn diệt chủng Khơ me đỏ.


Đây là số hài cốt được tìm kiếm, quy tập ở Campuchia trong mùa khô năm 2019-2020. Tại Lễ truy điệu, ông Nguyễn Thanh Nhàn, Phó chủ tịch UBND Kiên Giang đọc điếu văn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người con ưu tú của đất nước đã ngã xuống nơi chiến trường Campuchia, vì tình hữu nghị quốc tế cao cả, để giúp nước bạn thoát khỏi diệt chủng và bảo vệ sự bình yên của Tổ quốc.
Phó chủ tịch UBND Kiên Giang cho rằng thời gian qua đã có nhiều nỗ lực trong việc phối hợp tìm kiếm, cất bốc, quy tập song vẫn còn nhiều hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Campuchia chưa được tìm thấy. "Đó là nỗi đau, sự trăn trở của nhà nước và người dân", ông Nhàn nói và cho biết thời gian tới công tác này phải được làm nhanh hơn và trách nhiệm hơn nữa...
Xin được cúi đầu tưởng nhớ và đời đời tri ân công ơn to lớn của các anh hùng liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã ngã xuống vì bình yên của đất nước và đã nghĩa hiệp ra tay cứu sống hàng triệu nhân dân Campuchia vô tội trước tội ác man rợ của tập đoàn diệt chủng Khơ me đỏ./.

BẮT FACEBOOKER TRƯƠNG CHÂU HỮU DANH. CHÚC MỪNG CHÚC MỪNG

Chiều 17/12, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận, giám đốc Công an TP Cần Thơ xác nhận cùng ngày cơ quan An ninh điều tra Công an TP Cần Thơ bắt Trương Châu Hữu Danh - chủ tài khoản facebook Trương Châu Hữu Danh.


Danh bị bắt theo Điều 331 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017: lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Trương Châu Hữu Danh sinh năm 1982, tại ấp Vĩnh Hòa, xã An Vĩnh Ngãi, TP Tân An, Long An. Danh từng là phóng viên của một số tờ báo: Nông Thôn Ngày Nay, Lao Động, Tạp chí điện tử Làng Mới. 
Danh nổi tiếng là thành viên chủ chốt của nhóm "Bạn hữu đường xa" tích cực "chống BOT bẩn" và cũng là thành viên sáng lập nhóm "Báo sạch" khá nổi tiếng trên thế giới mạng. Gần đây lợi dụng sự nổi tiếng này, Danh đã viết nhiều bài trên facebook của mình để chống phá Nhà nước.

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2020

CHA LÀM THẦY, CON ĐỐT SÁCH!

Thấy mấy trang như Việt Tân, BBC... vài ngày qua nâng bi, tôn vinh cho anh dân chủ mới được phát 12 cuốn lịch Trần Đức Thạch khiến mình không khỏi tò mò về lai lịch anh "nhà ther" này. Hỏi ra mới biết, hóa ra cũng theo kiểu tội đồ của gia đình, chưa kể đấy là gia đình có truyền thống cách mạng.


Trần Đức Thạch sinh năm 1952, trú tại xã Diễn Tân, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An; là con trai ông Trần Đức Trạch, Thường vụ Huyện uỷ Quỳnh Lưu - Nghệ An (ông Trạch được nhà nước phong tặng Huân chương kháng chiến hạng Nhất). Đáng buồn, Thạch không theo truyền thống gia đình, mà lại đi vào con đường chống phá Đảng, Nhà nước. Năm 1988, Thạch thành lập một nhóm lưu manh vốn là những kẻ đầu trộm đuôi cướp và thổ phỉ chống phá chính quyền hoạt động trên khu vực sông Hoàng Mai. Sau đó bị Công an huyện bắt, giáo dục và chịu quản chế của địa phương. Không dừng lại đó khoảng năm 2000, Thạch lại thành lập một thứ đạo hỗn tạp “đạo chân đất” hoạt động chống phá chính quyền. Thạch bị bắt và bị Tòa án huyện xử 15 năm tù sau đó được xét giảm 8 năm.
Sau này, khi Nguyễn Văn Đài thành lập Hội anh em dân chủ, Thạch trở thành đầu mối của tổ chức này ở miền Trung. Tháng 10/2009, Trần Đức Thạch tiếp tục bị TAND TP Hà Nội kết án 3 năm tù giam, phạt quản chế 3 năm tại địa phương sau khi chấp hành xong hình phạt tù cùng với Vũ Văn Hùng và Phạm Văn Trội ở Hà Nội về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Rồi mới ngày hôm qua, anh ta tiếp tục bị Tòa tuyên phạt 12 năm tù về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
Chân dung "nhà thơ yêu nước", "chí sĩ tự do" của Trần Đức Thạch rốt cuộc chỉ là một kẻ vào tù ra tội, phản tặc của gia đình, ông cha cống hiến bao nhiêu thì đến đời con cháu lại phá hoại bấy nhiêu . Tiếc cho gia đình anh ta, đúng là "cha làm thầy, con đốt sách".

ÔNG TẤT THÀNH CANG BỊ KHỞI TỐ

Ông Tất Thành Cang, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM bị khởi tố để điều tra về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Chiều ngày 16-12, một nguồn tin từ Ban nội chính Thành ủy TP.HCM cho hay: Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã thực hiện quyết định khởi tố, lệnh khám xét đối ông Tất Thành Cang - nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM để điều tra về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Ông Cang liên quan đến sai phạm trong việc bán cổ phiếu cho cổ đông công ty Nguyễn Kim tại công ty Công ty cổ phần phát triển Nam Sài Gòn SADECO.


Về vụ SADECO, đến nay cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố tổng cộng 20 bị can để điều tra.
Công ty SADECO có vốn góp của các cổ đông nhà nước gồm: công ty IPC, Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng Tân Thuận (công ty Tân Thuận), Văn phòng Thành ủy TP.HCM và các tổ chức khác. Bên cạnh đó, SADECO có cổ đông chiến lược là công ty Nguyễn Kim.
Công ty IPC, Công ty Tân Thuận, Văn phòng Thành ủy sẽ cử nhân sự đại diện vốn nhà nước tham gia vào các vị trí, chức vụ quản lý (hội đổng quản trị, ban kiểm soát...) tại SADECO.
Năm 2017, từ đề xuất tăng vốn, SADECO đã bán 9 triệu cổ phiếu của mình cho đối tác chiến lược Nguyễn Kim để thu về 360 tỉ đồng. Tuy nhiên toàn bộ số tiền này được SADECO gửi ngân hàng lấy lãi. Quá trình tăng vốn, bán cổ phiếu có vai trò của nhóm đại diện, quản lý vốn nhà nước tại SADECO.
Sự việc này, năm 2018, Thanh tra TP.HCM đã có kết luận chỉ ra rằng thời điểm phát hành cổ phiếu SADECO chưa thực sự có nhu cầu cần thiết tăng vốn. Việc bán với giá 40 nghìn đồng/cổ phiếu có khả năng gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng cho SADECO dẫn đến thiệt hại vốn nhà nước.
Đồng thời phi vụ bán chỉ định cổ phiếu giá rẻ trên đã giúp Nguyễn Kim thâu tóm SADECO (sau khi mua 9 triệu cổ phiếu, Nguyễn Kim sở hữu tỉ lệ 34,6 % vốn tại SADECO). Trong khi hoạt động kinh doanh tại SADECO rất hiệu quả, tỉ lệ chia cổ tức hằng năm cao (năm 2015 là 20%, năm 2016 là 40%, năm 2017 là 10%).
Còn nhóm cổ đông nhà nước sau khi bán 9 triệu cổ phiếu thì tỉ lệ sở hữu vốn tại SADECO đã giảm sâu. 
Cụ thể: trước khi bán 9 triệu cổ phiếu, tỉ lệ sử hữu của IPC, công ty Tân Thuận và Văn phòng Thành ủy lần lượt là 44%, 14,1%, 2,6%. Sau khi bán 9 triệu cổ phiếu, tỉ lệ còn lần lượt là 28,8%, 9,2%, 1,7%.
Tại Hội nghị Trung ương 9, khóa XII, Ban Chấp hành Trung ương đã tiến hành xem xét thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với ông Tất Thành Cang (ủy viên Trung ương Đảng khóa XII; phó bí thư thường trực Thành ủy, ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2015-2020)./.