Thứ Hai, 14 tháng 12, 2020

HÃY HIỂU RÕ BẢN CHẤT VẤN ĐỀ VỤ GRAB

Trong những ngày qua, Grab vẫn miệt mài cố cãi Nghị định 126 của Chính phủ nhằm được hưởng thế VAT 3% như trước; người lao động vẫn miệt mài đấu tranh vì quyền lợi của họ và đám rân chủ, phản động vẫn miệt mài lèo lái dư luận theo hướng Chính phủ đang tận thu tiền trên sức người lao động.


Ngay trong những bài viết xuyên tạc của đám rân chủ, phản động thì dù nội dung xuyên tạc là gì đi chăng nữa thì bức ảnh minh họa đều là những người chạy xe ôm cho Grab đang phản đối Grab. Có ai đó nghĩ những người chạy xe ôm là trình độ không cao nhưng với tôi, không biết họ cao hay không nhưng họ lại là những người sáng suốt. Có nghĩa là chính những con người này đã xác định đúng đối tượng cần đấu tranh, đúng kẻ đã tận thu trên lưng của họ.
Việc tăng chiết khấu lên người chạy xe ôm công nghệ là hành động không đẹp; thậm chí là phản cảm, thậm chí là tham lam của Grab. Grab đã đẩy khoản phí tăng lên lên vai những người lao động cho họ. Bởi một trong những lợi thế của Grab đó là giá rẻ, nhưng nó chỉ rẻ khi Grab lách được thuế mà thôi. Và nếu chịu 10%VAT mà giữ giá cũ thì lợi nhuận giảm, tăng giá để người tiêu dùng chịu thì mất khách nên Grab đã để những người lao động cho mình phải gánh chịu.
Cũng qua chuyện này, chúng ta được biết thêm, 10 người chạy xe ôm thì đến 9 người hàng năm vẫn bị Grab thu thuế thu nhập cá nhân từ 7 - 10 triệu đồng nhưng khi họ đến Chi cục thuế để kiểm tra thì hoàn toàn không có dữ liệu Grab đóng thuế. Vậy số tiền khủng đó nó đã chảy đi đâu? Có phải Grab lại mượn danh Nhà nước để kiếm tiền?
Trong một xã hội hiện đại, công nghệ phát triển như vũ bão, có những quan hệ, loại hình sản xuất mới ra đời mà các chính sách chưa định hình và chưa thể điều chỉnh được nó ngay. Chính phủ ra Nghị định 126 và nâng thuế VAT 10% chính là đảm bảo sự công bằng trong toàn xã hội.
Điều này đã vô tình tạo nên những lợi thế nhất định để nó vượt lên và loại hình xe ôm công nghệ là ví dụ điển hình. Điều này không chỉ chống việc Grab kiếm lợi nhuận từ sức người lao động, từ việc lách thuế của Việt Nam mà còn tạo một sân chơi công bằng giữa xe ôm, taxi công nghệ với xe ôm, taxi truyền thống. Tuy nhiên, khi chúng ta định danh được nó thì nó phải chịu luật chơi của chúng ta.
Nghị định 126 của Chính phủ không phải tận thu trên sức người lao động hay gây khó khăn cho doanh nghiệp mà nó đưa một loại hình kinh doanh vào diện quản lý và đi đúng quỹ đạo.
Còn với đám rân chủ, phản động, thật đê hèn khi chúng muốn hướng những người xe ôm công nghệ vào những hành động chống Chính phủ, nhưng may mắn là những người xe ôm công nghệ đều là những người hiểu biết hơn chúng. Nghị định này cũng đã làm bộc lộ rõ bản chất của Grab với những chiêu trò kiếm tiền dựa trên sức lao động của người Việt./.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét