KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn võ nguyên giáp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn võ nguyên giáp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2019

MÃI LÀ NGƯỜI ANH CẢ CỦA QUÂN ĐỘI, VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người cộng sản kiên trung, mẫu mực, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh - đã về cõi vĩnh hằng, nhưng với bộ đội, dân quân tự vệ và nhân dân Việt Nam cũng như nhiều bạn bè trên thế giới, kể cả những người từng một thời là đối thủ ở bên kia chiến tuyến, Võ Nguyên Giáp - “Anh Văn” vẫn luôn được nhắc tới với sự trân trọng đặc biệt.

MÃI LÀ NGƯỜI ANH CẢ CỦA QUÂN ĐỘI, VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN

Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp không chỉ là một danh tướng, một “nhà chính trị đi trước nhà quân sự”, mà còn là một “cây đại thụ rợp bóng nhân văn”.
Ngày 22-12-1949, nhân kỷ niệm 5 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Trong thư, Người nêu rõ: “Quân đội ta quen gọi Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là Anh Cả. Cách gọi thân ái ấy rất đúng với tinh thần và lịch sử của Quân đội ta…”.
Năm 2004, nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, khi được nhà báo Pháp D.Ba-ri phỏng vấn về chiến lược của Việt Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời: “Chiến lược của chúng tôi là chiến lược hòa bình. Tôi là vị tướng của hòa bình”. Còn Tướng Bi-gia, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí vào cuối tháng 4-2004, đã thốt lên rằng: “Xin ngả mũ chào bái phục tướng Giáp!”.
Là một học trò xuất sắc và gần gũi của lãnh tụ Hồ Chí Minh, lại xuất thân từ một nhà giáo dạy sử, Võ Nguyên Giáp là một vị tướng hiểu rõ và thấm nhuần sâu sắc tư tưởng “trọng dân”, “nước lấy dân làm gốc” của các bậc tiền nhân. Yếu tố nhân dân luôn bám rễ sâu trong tư duy quân sự của ông. Ngay trong buổi đầu thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp soạn thảo “Mười lời thề” cho đội, trong đó nhiều nội dung đều đề cập đến quan hệ quân-dân.
Là một người am hiểu lịch sử dân tộc, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp hiểu rất rõ, trong dặm dài lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, các triều đại phong kiến Việt Nam đã không ít lần để mất nước, mà một trong những căn nguyên chủ yếu là đã để mất dân, mất làng xóm, xã tắc. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp thường lưu ý và nhắc nhở các mặt trận, các địa phương, thà tạm thời để mất đất, chứ nhất quyết không để mất dân. Với ông, yếu tố chính trị quần chúng là chỗ dựa không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động quân sự nào. Trên cương vị Tổng Tư lệnh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có công lớn cùng tập thể Quân ủy Trung ương đưa quan hệ quân - dân trở thành một trong những nét đẹp truyền thống quý báu của Quân đội nhân dân Việt Nam, cũng như trong việc tạo dựng hình ảnh đẹp của Bộ đội Cụ Hồ trong lòng nhân dân.
Võ Nguyên Giáp luôn ghi nhớ, noi gương và thực hiện lời căn dặn của lãnh tụ Hồ Chí Minh: Làm cách mạng là phải “dĩ công vi thượng” (tức là phải đặt lợi ích chung lên trên hết); đồng thời, ông luôn đề cao vai trò của tập thể, phục tùng tổ chức. Điển hình, tại Mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954, tuy là người chỉ huy cao nhất được Bác Hồ và Bộ Chính trị trao toàn quyền quyết định các vấn đề, nhưng trên cương vị Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy mặt trận, trước khi quyết định những vấn đề hệ trọng, bao giờ Đại tướng cũng đưa ra thảo luận ở tập thể Đảng ủy, Bộ chỉ huy chiến dịch, tham khảo ý kiến của Đoàn cố vấn, nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, quyết định thay đổi phương châm tác chiến, từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa thể hiện tư duy quân sự sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân, đồng thời cũng thể hiện việc quán triệt sâu sắc, chấp hành tuyệt đối ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “đánh chắc thắng”.
Thể hiện tính nhân văn, nhân nghĩa của một vị tướng “dĩ công vi thượng”, ông luôn biết đề cao vai trò của tập thể, hết sức tôn trọng ý kiến của tập thể, vì lợi ích chung và luôn tính toán kỹ đến sự hy sinh xương máu của bộ đội. Đúng 30 năm sau sự kiện này, vào tháng 5-1984, trong buổi gặp mặt truyền thống, một số cựu cán bộ chỉ huy cho rằng: “Hồi đó mà cứ đánh theo phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh”, không kịp thời và kiên quyết thay đổi phương châm tác chiến như Đại tướng đã làm, thì có lẽ chúng mình đã không còn có dịp hội ngộ như hôm nay”.
Võ Nguyên Giáp là một vị tướng thương yêu bộ đội hết mực, dù người đó giữ chức vụ gì, quân hàm cao hay thấp. Với cán bộ, chiến sĩ dưới quyền, ông như người cha, người anh, người đồng chí thân thiết và gần gũi. Trước nhiều trận đánh, Đại tướng đều viết thư động viên, nhắc nhở và thăm hỏi tình hình sức khỏe của bộ đội, dân công, thanh niên xung phong… Trong điều kiện cực kỳ khó khăn, thiếu thốn tại chiến trường, Đại tướng vẫn thường xuyên quan tâm, nhắc nhở cơ quan hậu cần, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị chăm lo sức khỏe, bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội, hết lòng thương yêu bộ đội… Viên tướng Na-va, Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương, khi nhận xét về “quan hệ cán-binh” của Việt Minh ở Mặt trận Điện Biên Phủ từng phải thốt lên: “Đã bao lần tôi phát ghen với tướng Giáp!”.
Nhà cầm quân nào cũng khát khao chiến thắng, nhất là trong các trận đánh, chiến dịch có tầm quan trọng đặc biệt. Song với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, không phải lúc nào cũng giành chiến thắng bằng mọi giá, mà chiến thắng đó phải luôn đi kèm với việc giảm đến mức thấp nhất hy sinh xương máu của bộ đội. Với Đại tướng, quý trọng sinh mệnh của cán bộ và chiến sĩ, suy cho cùng cũng là quý trọng sinh mệnh của người dân. Thượng tướng Trần Văn Trà từng nói: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một vị Tổng Tư lệnh biết đau với từng vết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu của mỗi chiến binh!”. Ngược dòng lịch sử, tại cuộc họp kiểm điểm phê bình và tự phê bình trong đợt 2 của Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng đã thẳng thắn, nghiêm khắc phê bình, đồng thời truy vấn một số cán bộ chỉ huy: “Các đồng chí có xót xa không, khi bao nhiêu đồng chí của mình ngã xuống mà trận đánh không thành công do thiếu sót của lãnh đạo và chỉ huy?”. Nói xong, ông lấy khăn lau nước mắt. Lời phê bình nghiêm khắc nhưng chân thành, thắm đượm tình cán - binh của vị chỉ huy cao nhất làm cho những cán bộ có mặt thực sự cảm thấy thấm thía, nhận thức sâu sắc hơn trách nhiệm to lớn của mình, nhất là phải làm thế nào để giảm thấp nhất hy sinh xương máu của bộ đội.
Đối với kẻ địch, thấu triệt tinh thần “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” của các bậc tiền nhân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một vị tướng biết đánh thắng địch bằng quân sự, mà còn biết thắng địch bằng nhân nghĩa, biết khoan dung đối với kẻ địch đã đầu hàng. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người từng một thời đứng bên kia chiến tuyến, từ những tướng lĩnh của Pháp đến những người lính Âu - Phi... đều dành cho Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp sự kính trọng và khâm phục đặc biệt. Tư tưởng nhân nghĩa được kết tinh từ truyền thống nhân văn trong chống giặc ngoại xâm của cha ông trên tinh thần “không vì tư thù, tư oán” được Võ Nguyên Giáp kế thừa và phát triển lên một tầm cao mới. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, sau trận mở màn chiến dịch, tiến công cụm cứ điểm Him Lam của Đại đoàn 312, thương vong của địch rất lớn, tử thương la liệt khắp trận địa. Theo đề nghị của Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ thị cho ông Mạc Ninh thảo ngay một bức thư chuyển cho Bộ chỉ huy quân Pháp ở Điện Biên Phủ đề nghị cho người ra Him Lam nhận tử thương. Ngay sau ngày chiến thắng, trên cánh đồng Mường Thanh và dọc theo bờ sông Nậm Rốm, Đại tướng cùng Bộ chỉ huy chiến dịch đã cho dựng hàng chục chiếc lều từ vải dù để cứu chữa cho tù binh, hàng binh bị thương. Một nữ tù binh sau khi được phẫu thuật cứu sống kịp thời đã thốt lên: “Cha mẹ tôi đã sinh ra tôi, nhưng chính nhân dân và quân đội Việt Nam đã thực sự cứu tôi sống lại”.
Với chính mình, cái “tôi” trong con người Võ Nguyên Giáp là cái tôi “dĩ công vi thượng”. Ông là người nghiêm khắc, nhưng khiêm tốn, bình dị, bao dung và độ lượng. Cho dù trên cương vị nào, dường như ít khi thấy Đại tướng Võ Nguyên Giáp cáu gắt, to tiếng với cấp dưới. Trong cuộc sống, Đại tướng thường nói về cái tốt, cái đúng của đồng chí, đồng đội, mà ít khi thấy ông thanh minh bất cứ một vấn đề nào thuộc về bản thân mình. Khi đề cập đến chiến thắng của các chiến dịch, thắng lợi của hai cuộc kháng chiến, bao giờ và trước hết Đại tướng cũng nói đến vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Tổng Quân ủy; nhắc đến công lao, cống hiến của đồng đội, đồng chí và đồng bào cả nước…
Có lẽ, ngay từ khi dấn thân vào đời binh nghiệp, nhà giáo Võ Nguyên Giáp không hề nghĩ rằng mình sẽ “làm tướng”, cho dù năm 1948 ông đã được phong quân hàm Đại tướng. Suốt chặng đường hoạt động cách mạng, trong đó hơn một phần ba thế kỷ trực tiếp cầm quân, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp luôn hết lòng vì công việc, tận tụy hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ; luôn có tấm lòng tôn trọng, yêu thương mọi người. Cũng chính vì vậy, mặc dù Đại tướng đã mãi đi xa, nhưng trong trái tim mọi người, ông vẫn là bất tử.
Thời nào cũng vậy, phấn đấu để được “làm tướng” đã khó, giữ được đức NHÂN trong đạo làm tướng, như Bác Hồ đã dạy, càng khó hơn. Vậy nhưng, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã làm được điều đó. Chất nhân văn trong con người Đại tướng cũng chính là hiện thân của tư tưởng nhân nghĩa, nhân văn trong văn hóa giữ nước của dân tộc Việt Nam được tích tụ, bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử và được tỏa sáng, phát triển lên tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh./.
PGS, TS TRẦN NGỌC LONG
Nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2019

TẦM VÓC VÀ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954

Đã 65 năm trôi qua, chiến thắng trong trận quyết chiến chiến lược tại Điện Biên Phủ (ngày 07/5/1954) là thắng lợi quyết định, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp của quân và dân ta.

TẦM VÓC VÀ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, một thắng lợi “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”, là một sự kiện mang tầm vóc vĩ đại và bài học lịch sử rất quan trọng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Đánh giá về ý nghĩa và tầm vóc của chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát: Điện Biên Phủ là cột mốc bằng vàng trong lịch sử dân tộc, đánh dấu nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, khởi đầu quá trình phi thực dân hóa trên phạm vi toàn thế giới.
Chiến thắng vẻ vang của dân tộc Việt Nam đã đi vào lịch sử thế giới như một bản hùng ca, song những giá trị của thắng lợi trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc luôn còn đọng mãi với lịch sử của dân tộc Việt Nam ta qua các thế hệ.
Có được những thắng lợi đó trước hết là sự kế thừa truyền thống chống giặc ngoại xâm của cha ông ta và sự vận dụng sáng tạo về lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà quân sự thiên tài.
Thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, với vũ khí thô sơ và tinh thần “cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”, quân và dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược quân sự của thực dân Pháp. Quân ta càng đánh, càng mạnh, càng thắng, quân viễn chinh Pháp càng ngày càng lún sâu vào thế bị động, lúng túng.
Vùng giải phóng của ta được mở rộng, chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố. Đến năm 1953, nhân dân và quân đội ta đã làm chủ trên chiến trường, tạo ra sự so sánh lực lượng có lợi cho ta.
Ngày 25-1-1954, các đơn vị bộ đội ta ở vị trí tập kết sẵn sàng nổ súng theo phương châm tác chiến “đánh nhanh, giải quyết nhanh”.
Nhưng nhận thấy địch đã tăng cường lực lượng phòng ngự vững chắc, Bộ Chỉ huy và Đảng ủy chiến dịch đã đưa ra quyết định đúng đắn: Giữ vững quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thay đổi phương châm tác chiến sang “đánh chắc, tiến chắc”.
Đây là quyết định đúng đắn nhưng ta cũng gặp không ít khó khăn. Đó là, thời gian tác chiến dài hơn, cách đánh cũng khác nên có những việc ta phải chuẩn bị lại từ đầu, nhất là việc tổ chức, bố trí hệ thống hoả lực chiến dịch.
Với địa hình hiểm trở, pháo của ta kéo vào tập trung tại trận địa đã khó khăn, nay thay đổi phương châm tác chiến lại phải kéo pháo phân tán ra các trận địa mới trên các điểm cao tạo thành vòng cung bao vây tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, để bắn trực tiếp vào các mục tiêu dưới lòng chảo càng khó khăn hơn. Với tinh thần quả cảm, không quản ngại gian khổ, hy sinh, quân và dân ta đã tìm mọi cách vượt qua thử thách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ là một trận quyết chiến chiến lược, sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ôtô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch; một trận tiêu diệt điển hình nhất, trực tiếp đưa đến việc buộc thực dân Pháp xâm lược phải ngồi vào bàn hội nghị ký Hiệp định Genève về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương.
Tầm vóc và giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủn được thể hiện nổi bật ở mấy bài học quí sau:
Trước hết, về sự chỉ đạo chiến lược đúng đắn, sáng tạo, kiên quyết và tài giỏi của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nắm vững âm mưu, kế hoạch chiến lược của địch, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kịp thời đề ra phương châm kháng chiến: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt” nhằm phá khối chủ lực, cơ động chiến lược của địch ngay từ trong trứng nước.
Theo đó, quân và dân ta trên khắp các địa bàn, nhất là ở đồng bằng Bắc Bộ, chủ động đẩy mạnh các hoạt động tác chiến làm cho địch không những không thể thực hiện được kế hoạch đã vạch ra, mà còn lâm vào thế bị động đối phó.
Trước nguy cơ lực lượng cơ động chiến lược trên chiến trường Đông Dương bị xé lẻ, phân tán, Na-va vội điều lực lượng lớn lên Điện Biên Phủ xây dựng tập đoàn cứ điểm, được mệnh danh là “bất khả chiến bại” hòng lôi kéo, “nghiền nát” lực lượng chủ lực của ta.
Trung ương Đảng và Bác Hồ nhận định: Đây tuy là mưu đồ của địch, nhưng cũng là thời cơ cho ta tập trung binh lực, hỏa lực để tiêu diệt quân địch, kết thúc chiến tranh. Tác chiến trên địa bàn này, ta tuy có những khó khăn nhất định, nhưng có thuận lợi cơ bản, đó là: Phát huy được sở trường đánh địch ở địa hình rừng núi, địa bàn chiến dịch tiếp giáp vùng mới giải phóng.
Đối với địch, có bất lợi: Chưa kịp xây dựng, củng cố vững chắc công sự, trận địa, lại xa hậu phương, chỉ có thể tiếp tế bằng đường không; địa thế của “lòng chảo Điện Biên” lại thấp. Trong quá trình chuẩn bị, Bộ Tư lệnh Chiến dịch nhận thấy địch đã củng cố, xây dựng nơi đây thành tập đoàn cứ điểm mạnh nên ta không thể “đánh nhanh, giải quyết nhanh”.
Vì thế, Tư lệnh Chiến dịch đã kịp thời chuyển phương châm tác chiến sang “đánh chắc, tiến chắc”.
Chủ trương trên được Bộ Chính trị nhất trí, nhưng cũng là một quyết định rất khó khăn về mặt tư tưởng đối với bộ đội, nhất là trong điều kiện lực lượng ta đã áp sát mục tiêu tiến công lại phải dừng lại để rút ra chuẩn bị kỹ hơn về: Vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm, thuốc men và cách đánh.
Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của trận quyết chiến chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn đồng chí Võ Nguyên Giáp trước khi lên đường đi Chiến dịch: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Đánh chắc thắng, không chắc thắng không đánh” (Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tập Hồi ký, Nxb QĐND, H. 2006, tr. 900.).
Cuộc đấu trí, đấu lực cả trước và trong Chiến dịch với phần thắng thuộc về quân và dân ta đã chứng minh sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây chính là nhân tố quyết định tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả nước đánh thắng đội quân xâm lược nhà nghề của thực dân Pháp và buộc chúng phải ký Hiệp định Genève, lập lại hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương.
Hai là, Phát huy cao nhất sức mạnh của toàn dân cho trận quyết chiến chiến lược. Tính cả trước và trong Chiến dịch, có tới 62.000 dân công, thanh niên xung phong tham gia làm và sửa chữa hàng trăm kilômét đường, nhiều bến, cầu; vận chuyển hơn 25.000 tấn lương thực, thực phẩm, hàng nghìn tấn vũ khí trang bị, đạn dược tới mặt trận; hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ được cứu chữa, chăm sóc… trở thành nhân tố quan trọng đảm bảo thắng lợi.
Ngoài nhiệm vụ phục vụ, họ còn trực tiếp tham gia chiến đấu cùng các đơn vị quân đội. Đây là “cuộc ra quân lớn nhất” của cả nước kể từ đầu cuộc kháng chiến. Thực tiễn đã khẳng định: đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc của Đảng và sức mạnh to lớn của nhân dân là nhân tố quan trọng góp phần vào thắng lợi của chiến dịch.
Ba là, Sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế. Sau gần 5 năm bị cô lập, chiến đấu trong vòng vây, cuộc kháng chiến của nhân dân ta gặp không ít khó khăn về vật chất, vũ khí, súng đạn, thậm chí cả về đấu pháp với một đội quân nhà nghề được trang bị vũ khí hiện đại...
Để khắc phục tình trạng trên, Đảng ta kiên trì đường lối kháng chiến: Toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính; đồng thời, tích cực, chủ động tìm sự ủng hộ về vật chất và tinh thần từ bên ngoài, nhất là từ các nước XHCN và các lực lượng tiến bộ trên thế giới.
Bên cạnh đó, Đảng còn định ra chủ trương, chính sách đúng đắn để phát triển lực lượng vũ trang, chuẩn bị vật chất hậu cần, kỹ thuật cho trận đánh lớn, kết thúc chiến tranh.
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhận được sự giúp đỡ về tinh thần và vật chất ngày càng lớn của bạn bè quốc tế, nổi bật là sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân Liên Xô, Trung Quốc (Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975 thắng lợi và bài học, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 600: Vũ khí, đạn dược, vật chất hậu cần, kỹ thuật là 21.517 tấn; 24 khẩu sơn pháo 75mm, 24 khẩu lựu pháo 105mm, 76 khẩu pháo cao xạ 37mm và 12 khẩu pháo hỏa tiễn H6 và 715 xe. Chỉ tính riêng trong hai năm 1953, 1954, số lượng hàng hóa viện trợ đạt 9.292 tấn.).
Ngoài ra, các nước bạn còn giúp ta trong đào tạo cán bộ, huấn luyện chuyển loại các đơn vị pháo binh, pháo cao xạ....
Chiến thắng Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hoà bình, tiến bộ của nhân loại. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ giáng một đòn chí mạng vào nền móng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh sập thành luỹ của chủ nghĩa thực dân cũ, báo hiệu sự thất bại chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa thực dân mới do đế quốc Mỹ cầm đầu.
Sau hơn 30 năm đổi mới, thế và lực của đất nước ta đã lớn mạnh, nhưng bên cạnh những thuận lợi cơ bản, cơ hội và thách thức vẫn đan xen, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta.
Tình hình đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải mài sắc tinh thần cảnh giác, phát huy cao độ nội lực; phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng; giữ vững và không ngừng tăng cường đoàn kết quân dân, đoàn kết hữu nghị với nhân dân và quân đội các nước bạn truyền thống; tăng cường củng quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng, an ninh, xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố, kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế và đối ngoại. 
Chú trọng xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng trên các địa bàn chiến lược, tuyến biên giới, nâng cao đời sống nhân dân, xoá đói giảm nghèo, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc. Tổ chức lực lượng vũ trang hợp lý, đồng bộ, cân đối giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ, các quân binh chủng phù hợp với yêu cầu tác chiến mới.
Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ trong tình hình mới.
Nguyễn Huy Hiệu

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2019

MỘT QUYẾT ĐỊNH MANG TÍNH LỊCH SỬ CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Đó là quyết định hoãn cuộc tấn công vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, xây dựng các phương án tác chiến mới, kéo pháo ra khỏi trận địa, lui về địa điểm tập kết, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn trước giờ nổ súng.

MỘT QUYẾT ĐỊNH MANG TÍNH LỊCH SỬ CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các cán bộ chỉ huy họp bàn kế hoạch tác chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Theo như kế hoạch cũ, ta sẽ tấn công Điện Biên Phủ vào lúc 17 giờ ngày 25/01/1954. Tuy nhiên gần ngày nổ súng, một chiến sĩ của đại đoàn 312 bị địch bắt. Bộ phận thông tin kỹ thuật của ta nghe địch thông báo cho nhau qua điện đài về ngày giờ tiến công của bộ đội ta. Đây là diễn biến đầu tiên nằm ngoài dự kiến, Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định hoãn lại thời gian nổ súng 24 tiếng để đánh giá lại tình hình. Là người giữ trọng trách chỉ huy chiến dịch Đại tướng Võ Nguyên Giáp không khỏi có những băn khoăn trăn trở, Đại tướng nhớ lại lời dặn của Hồ Chủ tịch trước lúc lên đường: “Chỉ được thắng không được bại, vì bại thì hết vốn”. Sau khi đánh giá lại tình hình, Đại tướng nhận thấy sự lạc quan tinh thần của bộ đội ta là rất tốt nhưng lại không đúng với thực tế của chiến trường. Nhiều người cho rằng sự xuất hiện lần đầu của lựu pháo và cao xạ sẽ làm cho quân địch choáng váng, nhưng chúng ta chỉ có vài nghìn viên. Đặc biệt, mọi người đều tin vào khí thế của bộ đội khi xuất quân, tin vào sức mạnh tinh thần. Nhưng sức mạnh tinh thần cũng chỉ có giới hạn. Không phải chỉ với sức mạnh tinh thần cao mà lúc nào cũng chiến thắng quân địch! Chúng ta cũng không thể giành chiến thắng với bất kể giá nào, vì phải giữ gìn vốn liếng cho cuộc kháng chiến lâu dài. Trong khí đó tình hình địch đã thay đổi nhiều. Chúng đã củng cố công sự phòng ngự, không còn là trận địa dã chiến. Bộ đội ta sẽ phải tiến hành một trận công kiên vào một tập đoàn cứ điểm phòng ngự vững chắc chưa từng có. Phân tích điểm mạnh của tập đoàn cứ điểm, Đại tướng nhận định ba khó khăn khi bộ đội ta tấn công: thứ nhất, bộ đội chủ lực ta đến nay chỉ tiêu diệt cao nhất là tiểu đoàn địch tăng cường, có công sự vững chắc ở Nghĩa Lộ. Ở Nà Sản, chúng ta mới đánh vào vị trí tiểu đoàn, dưới tiểu đoàn, công sự dã chiến nằm trong tập đoàn cứ điểm, vẫn có những trận không thành công, bộ đội thương vong nhiều; thứ hai, trận này tuy ta không có máy bay, xe tăng, nhưng đánh hiệp đồng binh chủng bộ binh, pháo binh với qui mô lớn lần đầu, mà lại chưa qua diễn tập; thứ ba, bộ đội ta từ trước tới nay mới chỉ quen tác chiến ban đêm, ở những địa hình dễ ẩn náu. Chủ lực ta chưa có kinh nghiệm công kiên ban ngày trên trận địa bằng phẳng, với một kẻ địch có ưu thế về máy bay, pháo binh và xe tăng. Trận đánh sẽ diễn ra trên một cánh đồng dài 15km, rộng 6-7km. Vấn đề này phải giải quyết nhanh bởi khi đó các đơn vị pháo binh đã vào vị trí, các đại đoàn đều có mặt ở tuyến xuất phát xung phong.
Nhận thấy những điểm yếu và khó khăn trên, Đại tướng đã có một quyết định sáng suốt và kịp thời là hoãn trận đánh, cho các đơn vị rút khỏi trận địa để nghiên cứu cách đánh khác dù bộ đội có thắc mắc. Phải chuyển từ phương án “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Thời gian chuẩn bị sẽ kéo dài. Ngoài công tác chuẩn bị đánh địch ở Điện Biên Phủ, bộ đội ta cần có những hoạt động tạo nên bất ngờ mới cho địch. Sẽ điều ngay một cánh quân sang Thượng Lào thu hút quân địch về hướng này, có thể quét sạch hành lang Điện Biên Phủ - Luông Pha băng chúng mới lập ở lưu vực sông Nậm Hu và yêu cầu Liên khu V triển khai nhanh chiến dịch Tây Nguyên. Để triển khai nhanh các kế hoạch trên Đại tướng đã triệu tập cuộc họp Đảng ủy mặt trận vào ngày 26/01/1954. Trước cuộc họp Đại tướng đã có nửa giờ gặp mặt với đồng chí Vi Quốc Thanh, trưởng đoàn cố vấn Trung Quốc để trao đổi những kế hoạch của mình và đề nghị đồng chí thuyết phục các đồng chí chuyên gia đã cho rằng chỉ có đánh nhanh, thắng nhanh mới giành được thắng lợi…
Tại buổi họp Đảng ủy mặt trận, Đại tướng đã trình bày những suy nghĩ chung quanh cách đánh tập đoàn cứ điểm, những thay đổi quan trọng về phía địch từ sau hội nghị Thẩm Púa tới nay, ta vẫn giữ vững quyết tâm tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ, nhưng phải thay đổi cách đánh. Có rất nhiều ý kiến của các cán bộ chủ chốt trong cuộc họp vẫn bảo lưu kế hoạch tác chiến cũ như: “đã động viên sâu rộng bộ đội về nhiệm vụ rồi, anh em đều rất tin tưởng, quyết tâm chiến đấu rất cao. Giờ nếu thay đổi thì giải thích cho bộ đội làm sao” và “cứ giữ vững quyết tâm. Hậu cần chuẩn bị tới bây giờ đã khó khăn. Nếu không đánh ngay, sau này lại càng không đánh được” hay “lần này ta có ưu thế về binh lực, pháo 105 ly và pháo cao xạ xuất hiện lần đầu sẽ tạo bất ngờ lớn, lại có kinh nghiệm của bạn, nếu đánh vẫn có khả năng giành thắng lợi”. Trước những ý kiến đó, Đại tướng nhấn mạnh “tình hình khẩn trương. Cần sớm có quyết định. Vô luận tình hình nào, chúng ta vẫn phải nắm nguyên tắc cao nhất là: Đánh chắc thắng… tôi đề nghị các đồng chí trả lời câu hỏi “nếu đánh có chắc thắng trăm phần trăm không?”. Sau nhiều ý kiến trả lời câu hỏi trên, Đảng ủy đi tới nhất trí là trận đánh có thể gặp nhiều khó khăn mà ta chưa có biện pháp cụ thể để khắc phục. Từ đó, Đại tướng đưa ra kết luận: Để đảm bảo nguyên tắc cao nhất là “đánh chắc thắng”, cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Nay quyết định hoãn cuộc tấn công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về điểm tập kết và kéo pháo ra, chuẩn bị lại. Công tác chính trị bảo đảm triệt để chấp hành mệnh lệnh lui quân như mệnh lệnh chiến đấu. Hậu cần chuyển sang chuẩn bị theo phương châm mới.
Và thực tế đã chứng minh quyết định sáng suốt của Đại tướng, để sau một thời gian chuẩn bị lại kỹ lưỡng về mọi mặt, ngày 13/3/1954, pháo binh ta trút bão lửa xuống trung tâm đề kháng Him Lam, mở màn cho chiến dịch và trải qua 56 ngày đêm chiến đấu với những cách đánh táo bạo nhưng chắc thắng, ngày 07/5/1954 lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” tung bay trên nắp hầm sở chỉ huy của quân Pháp, chúng ta đã kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ với thắng lợi hoàn toàn.
Trung Nghĩa (tổng hợp)

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

KỶ NIỆM 107 NĂM NGÀY SINH ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP (25/8/1911 - 25/8/2018)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người anh cả của QĐND Việt Nam, vị tướng huyền thoại. Cuộc đời Đại tướng là tấm gương của một nhân cách văn hóa lớn, liêm khiết, giản dị và khoan dung. Tấm gương đó đã được ghi tạc vào lòng nhân dân và tỏa sáng. Danh hiệu dành cho Đại tướng: “Vị tướng của nhân dân” vô cùng cao quý và không một danh hiệu nào có thể so sánh được, nó sẽ trường tồn cùng lịch sử dân tộc Việt Nam và nhân loại. Hãy cùng điểm lại những dấu ấn về thân thế, sự nghiệp của vị anh hùng dân tộc Võ Nguyên Giáp. 


Tiểu sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp: 

Võ Nguyên Giáp (sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911) là một nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị Việt Nam. Là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông chỉ huy chính trong chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975). 

Ông tham gia vào nhiều chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950, Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh. 

Ông là nhà chỉ huy quân sự nổi bật nhất bên cạnh Hồ Chí Minh trong suốt cuộc chiến và lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn cho đến khi chiến tranh kết thúc.
Ông từng là một giáo viên dạy sử, nhà báo và từng giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. 


Thời niên thiếu: 

Võ Nguyên Giáp sinh ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho, con của ông Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân) (Võ Quang Nghiêm là một nho sinh thi cử bất thành về làm hương sư và thầy thuốc Đông y, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, ông bị Pháp bắt, đưa về giam ở Huế và mất trong tù). 

Năm 1925, Võ Nguyên Giáp rời trường Tiểu học Đồng Hới ở quê nhà Quảng Bình để vào Huế ôn thi vào trường Quốc học Huế (ông đỗ thứ hai sau Nguyễn Thúc Hào). 

Hai năm sau, ông bị đuổi học cùng với Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn (tức Hải Triều), Phan Bôi sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa. Ông về quê và được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng, một đảng theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có màu sắc cộng sản thành lập năm 1924 ở miền Trung Việt Nam. Nguyễn Chí Diểu cũng giới thiệu Võ Nguyên Giáp vào làm việc ở Huế, tại nhà xuất bản Quan hải tùng thư do Đào Duy Anh sáng lập và ở báo Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng. Tại đây, Võ Nguyên Giáp bắt đầu học nghề làm báo, chuẩn bị cho giai đoạn hoạt động báo chí trong thời Mặt trận Bình dân Pháp. 


Thời thanh niên: 

Đầu tháng 10 năm 1930, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và bị giam ở Nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần Nho và các giáo sư Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng,… 

Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế Đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại Huế. Ông ra Hà Nội, học trường Albert Sarraut và đỗ. Ông nhận bằng cử nhân luật năm 1937 (Licence en Droit). Do bận rộn hoạt động cách mạng, vào năm 1938, ông bỏ dở học chương trình năm thứ tư về Kinh tế Chính trị và không lấy bằng Luật sư. 

Từ 1936 đến 1939, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng. 

Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc nhà trường. 


Bắt đầu sự nghiệp quân sự: 

Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương trong năm này và bắt đầu các hoạt động của mình trong Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam. Ông tham gia xây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt Minh ở Cao Bằng. 

Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo hướng dẫn của Hồ Chí Minh, ông thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. 

Ngày 25 tháng 12 năm 1944, Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy đội quân này lập chiến công đầu tiên là tập kích diệt gọn hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần. 

Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Võ Nguyên Giáp trở thành uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. 

Sau Cách mạng Tháng Tám, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (nay gọi là Thứ trưởng) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ. 

Trong Chính phủ Liên hiệp, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (cho đến tháng 7 năm 1947 và từ tháng 7 năm 1948 trở đi). 

Cũng trong năm 1946, ông kết hôn với bà Đặng Bích Hà (con gái giáo sư Đặng Thai Mai). 

Kháng chiến chống Pháp: 

Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ông bắt đầu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự trở lại của người Pháp (1945-1954) trên cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Tổng Quân uỷ. 

Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam: 

Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp thụ phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, Ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân Đội Quốc gia Việt Nam khi 37 tuổi. 

Sau này, trả lời phóng viên nước ngoài về tiêu chí phong tướng, Hồ Chí Minh đã nói: “người nào đánh thắng đại tá thì phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng thì phong thiếu tướng, đánh thắng trung tướng thì phong trung tướng, đánh thắng đại tướng thì phong đại tướng”. 

Cùng đợt thụ phong có Nguyễn Bình được phong Trung tướng; Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong Thiếu tướng. 

Tháng 8 năm 1948, ông là ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa mới được thành lập. 

Từ tháng 8 năm 1945 Võ Nguyên Giáp là một trong 5 ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và trở thành ủy viên Bộ Chính trị (thay thế Ban Thường vụ Trung ương) Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951. 

Như các danh tướng Việt Nam trong lịch sử, Võ Nguyên Giáp chú trọng nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lấy thô sơ thắng hiện đại. 

Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông có tên gọi là Chiến tranh Nhân dân kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, tri thức quân sự thế giới, lý luận quân sự Mác-Lênin và được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân được liên tục cập nhật trong nhiều cuộc chiến tranh mà nổi bật là chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. 

Trong 9 năm trường kỳ đánh Pháp, Võ Nguyên Giáp đã có những sáng kiến quan trọng để phát huy sức mạnh quân sự và đã trở thành những kinh nghiệm quý báu như: “Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”. Với chuyên gia quân sự Trung Quốc sang giúp huấn luyện quân đội, ông chỉ đạo chiến sĩ học tập, tiếp thu, nghiên cứu kỹ phương pháp của nước bạn, đồng thời nhắc nhở cán bộ, sĩ quan phải ghi nhớ việc tiết kiệm sinh mạng bộ đội do Việt Nam là nước nhỏ không thể nuôi nhiều quân. 

Năm 1954, Võ Nguyên Giáp được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Lao động tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi ra trận, Hồ Chí Minh đã dặn dò: “Cho chú toàn quyền chỉ huy. Trận này chỉ được thắng không được thua vì thua là hết vốn”. 

Ông tự tin lên kế hoạch và chỉ huy 4 trong 6 sư đoàn bộ binh khi đó của Quân đội Nhân dân Việt Nam là 308, 304, 312, 316 và Đại đoàn sơn pháo 351 tấn công Điện Biên Phủ, đánh bại đội quân nhà nghề được trang bị hiện đại của Liên hiệp Pháp. Chiến thắng này đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp tại Đông Dương sau 83 năm và đã đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi vào lịch sử thế giới như là một danh nhân quân sự Việt Nam, một người hùng của Thế giới thứ ba, nơi có những người dân bị nô dịch đã xem Võ Nguyên Giáp là thần tượng để hạ quyết tâm lật đổ chế độ thực dân xây dựng nền độc lập của riêng mình. 

Các chiến dịch ông đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch – Bí thư Đảng ủy trong kháng chiến chống Pháp: 

- Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) 

- Chiến dịch Biên giới (tháng 9 – 10, năm 1950) 

- Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950) 

- Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951) 

- Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951) 

- Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951) 

- Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952) 

- Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953) 

- Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 – 5 năm 1954). 

Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Sau chiến dịch này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm. 

Đại tướng đã đi về cõi vĩnh hằng. Sự ra đi mà khiến hàng chục triệu trái tim người Việt Nam thổn thức. Nhưng sự ra đi của Bác không phải là dấu chấm hết cho hình ảnh một vị tướng anh hùng. Mà đây chỉ là sự ra đi về thể xác, còn tâm hồn và trái tim của Bác mãi mãi ở lại. 

"Có những phút làm nên lịch sử 

Có cái chết hóa thành bất tử" 

(Tố Hữu) 

Kỷ niệm 107 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, xin trích lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lời điếu tại Lễ quốc tang của Bác: “Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đánh gia cao công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ quân đội ta suy tôn đồng chí là anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Con người, nhân cách và những cống hiến to lớn của đồng chí in đậm trong lòng nhân dân, là vị tướng của nhân dân, mãi lưu danh trong lịch sử dân tộc”




Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018

TƯỚNG LĨNH NƯỚC NGOÀI NÓI VỀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP.


TƯỚNG LĨNH NƯỚC NGOÀI NÓI VỀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP.
Một thanh niên người Pháp chịu tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Từng là kẻ thù của nhau trên mặt trận Điện Biên Phủ, nhưng cựu Bộ trưởng Quốc phòng Pháp - Đại tướng Marcel Bigeard vẫn phải thừa nhận: "Hồi ấy, nếu tôi là người Việt Nam, tôi cũng trở thành Việt Minh". Điều đó cho thấy sức thuyết phục của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là không thể chối cãi. 

"Ông Giáp lãnh đạo quân đội nước Việt Nam giành được chiến thắng trong một thời hạn thật đặc biệt kéo dài suốt 30 năm, đó là một kỳ tích chưa từng thấy. Đúng vậy! Không phải hiện nay mà muôn đời sau, tôi vẫn tin rằng cuộc đời và sự nghiệp huyền thoại của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mãi mãi là tấm gương, niềm tự hào của mỗi người Việt Nam", ông Bigeard nói thêm. 

Ở Mỹ, Thống tướng Westmoreland's, Tổng chỉ huy quân viện chính Mỹ trên chiến trường Đông Dương nhận xét: "Mọi đức tính tạo thành một thống lĩnh quân sự lớn, như sự quyết đoán, sức mạnh tinh thần, khả năng tập trung trí tuệ và hành động, trí thông minh, tất cả đều có ở Tướng Giáp - một Thống soái vĩ đại."

Trên thế giới cũng có không ít những cuốn sách lịch sử, những thước phim tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp và tài cầm quân thiên bẩm của Tướng Giáp. 

Đại tướng Anh Peter MacDonald, đồng thời là một nhà phân tích về chiến lược, trong cuốn "Giap an assessment" có viết "Võ Nguyên Giáp đã có 30 năm làm tổng tư lệnh quân đội và gần 50 năm tham gia vào những suy tính chính trị ở cấp cao nhất, đó là hai sự kiện chưa từng có trong lịch sử thế giới. Vả lại, khó so sánh ông với tướng lĩnh khác, sự kết hợp giữa chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy ở một trình độ như vậy trước đây cũng chưa từng có. Tướng Giáp đã chứng tỏ những phẩm chất hiếm có trong tất cả những lĩnh vực chủ yếu của chiến tranh."

Sử gia Stanley Kamow đã xếp tướng Giáp ngang với những danh nhân quân sự lừng lẫy thế giới "Ông là người ngang hàng với các nhà lãnh đạo quân sự vang dội như Grant, Lee, Rommel và MacArthur."

Cùng với đó là những lời ca ngợi trong hàng nghìn, hàng vạn bài báo của giới truyền thông quốc tế khi viết về cụ Giáp. Võ Nguyên Giáp chính là vị tướng châu Á được phương tây và thế giới nhắc tới nhiều nhất sau thế chiến II bằng cả sự kiêng nể, kính trọng và ngưỡng mộ. 


St.

Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

Vợ chồng Daniel Hauer mong muốn được thắp hương cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp



Chia sẻ tại buổi làm việc chiều nay tại Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, vợ chồng Daniel Hauer gửi lời xin lỗi chân thành nhất và mong muốn được tới thắp hương cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trực tiếp xin lỗi gia đình Đại tướng



14h chiều ngày 30/1, giáo viên tiếng Anh Daniel Hauer (thường gọi Dan) đã tới làm việc tại trụ sở Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) liên quan đến sự việc phát ngôn có lời lẽ xúc phạm đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp và người dân Việt Nam.


Tại buổi làm việc, Daniel Hauer chia sẻ, anh đã nhận thức sâu sắc được vấn đề nghiêm trọng mà mình phạm phải khi lấy hình ảnh Đại tướng được cả dân tộc tôn quý ra làm trò đùa. 

"Cháu xin được gửi lời xin lỗi chân thành đến gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cháu mong muốn được tới thắp hương cho Đại tướng, đồng thời trực tiếp nói lời xin lỗi với gia đình Đại tướng" - Daniel Hauer chia sẻ.



Vợ chồng Daniel Hauer mong muốn được thắp hương cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Daniel Hauer tại buổi làm việc chiều ngày 30/01/2018

Bên cạnh đó, Daniel Hauer cũng gửi lời xin lỗi tới nhân dân Việt Nam vì đã có những lời nói có ý gây xúc phạm tới người dân. Daniel Hauer ý thức được rằng lời lẽ của mình thiếu tôn trọng, đã không đúng, khiến mọi người cảm thấy bị xúc phạm.



"Tôi biết rằng, khi đến nước khác thì phải nhập gia tùy tục, tôi cảm thấy rất xấu hổ vì đã không làm như vậy. Tôi đã học được một bài học rất lớn và sẽ không làm như vậy nữa. Tôi cũng mong muốn được mọi người tha thứ và có cơ hội được làm lại một lần nữa. Tôi muốn được chia sẻ những bài học, kiến thức của tôi về Tiếng Anh với cộng đồng các bạn Việt Nam học Tiếng Anh, tôi hi vọng đây cũng là một cách để tôi chuộc lỗi của mình".


Vợ chồng Daniel Hauer mong muốn được thắp hương cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp



Chia sẻ về hoàn cảnh những ngày vừa qua, chị Lê Thị Hậu (vợ Daniel Hauer) cho biết, sau những bình luận mang tính khiếm nhã về Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Dan thì gia đình cũng rơi vào khủng hoảng với nhiều tin nhắn dọa tìm đến nhà, dọa đánh, dọa giết...



Chia sẻ với PV, bản thân chị Hậu cũng cảm thấy tức giận, bị xúc phạm, khi một lời nói của người nước ngoài giống như mang những giá trị cao quý của dân tộc ra để cợt nhả.

"Mình gặp stress vì không hiểu chồng mình làm gì, bản thân mình cũng rất tức giận Dan, chính cảm giác của mình đã hiểu vì sao mọi người lại giận như thế. Mình là vợ, là người trong cuộc, hiểu rõ những gì đang xảy ra mà còn tức giận như thế, vì vậy mọi người cảm thấy kích động là điều dễ hiểu" - Chị Lê Thị Hậu cho biết.

Vừa bế bé con mới 7 tháng tuổi, chị Hậu chia sẻ thời gian vừa qua là quãng thời gian căng thẳng, không chỉ có những tin nhắn đe dọa, nhục mạ, mà có cả những cuộc gọi đến.


Vợ chồng Daniel Hauer mong muốn được thắp hương cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp



"Mình không hình dung ra được những điều đấy xảy ra thì sẽ như thế nào, bản thân cảm thấy rất sợ. Ngay sau khi Dan hỏi tại sao có những chia sẻ và chửi bởi như thế, mình đã phân tích cho Dan và Dan làm clip xin lỗi mọi người, lúc đó Dan mới hiểu mọi chuyện nghiêm trọng như thế nào" - Chị Hậu chia sẻ thêm. 


Tuy nhiên, ngay sau khi clip xin lỗi mọi người của Dan được đăng tải thì giáo viên Tiếng Anh này lại đăng tải một dòng trạng thái với những lời lẽ miệt thị người dân Việt Nam. Vì thế, cộng đồng mạng đang tức giận càng tức giận hơn khi cho rằng Dan không thành khẩn, không chân thành với lời xin lỗi của mình trước đó. Việc một người nước ngoài ở Việt Nam, học tiếng Việt, học văn hóa Việt trong 5 năm nhưng lại giải thích rằng mình không hiểu hết về văn hóa, khác biệt văn hóa không được cộng đồng mạng chấp nhận.

Vợ chồng Daniel Hauer mong muốn được thắp hương cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Giải thích về một trạng thái của Dan trong một nhóm kín của người nước ngoài ở Việt Nam sau clip. Chị Hậu đang trong trạng thái xúc động mạnh, mắt luôn rơm rớm nước kể lại: "Lúc đó, quả thật Dan có đăng một dòng trạng thái vào một nhóm kín khoảng 200 người. Thực chất, dòng trạng thái đó là sự thắc mắc của Dan tại sao lời xin lỗi của mình lại không được mọi người chấp nhận, ngược lại mọi người còn tức giận hơn. Vì thế, anh đang đăng câu hỏi của mình vào đó. Bản thân mình sau khi biết chồng làm thế thì mình cũng như phát điên và bảo anh dừng ngay việc thắc mắc lại" - Chị Hậu nghẹn ngào kể lại.



Vợ của giáo viên tiếng Anh này cũng cho biết thêm, Dan đã có một quãng thời gian 5 năm sinh sống ở Việt Nam, đó là một khoảng thời gian ngắn nhưng cũng đủ dài để có thể thấm được một phần văn hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, Dan cũng đã có 25 năm sinh sống ở Mỹ, thì văn hóa Mỹ đã có sự ngấm quá nhiều vào Dan. Vì thế, khi trong một phút bốc đồng, Dan đã thực sự không kiểm soát được và buông lời cợt nhả mà không suy nghĩ để đưa lại hậu quả nghiêm trọng như vậy.




Vợ chồng Daniel Hauer mong muốn được thắp hương cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp



Chị Hậu cho biết, sau việc này, gia đình và cả Dan đã học được một bài học rất lớn, bản thân gia đình hiện cũng đã phải chịu hậu quả ngay lập tức khi tất cả các bên trung tâm đều đã chấm dứt hợp đồng với gia đình. Lúc này đây, gia đình của Dan mong muốn được gửi lời xin lỗi chân thành tới trực tiếp gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, gửi lời xin lỗi tới cộng đồng mạng và toàn thể nhân dân Việt Nam. Gia đình Dan cũng mong muốn lời xin lỗi này sẽ được mọi người chấp nhận và cho Dan cơ hội được làm lại.


Theo thông tin chúng tôi đã đăng tải trước đó, giáo viên Tiếng Anh Daniel Hauer đã có một trang thái và bình luận mang tính xúc phạm. Việc bình luận khiếm nhã và đụng chạm đến những nhân vật được coi là biểu tượng của Việt Nam như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh khi bàn luận liên quan đến sự kiện chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam của Daniel Hauer đã khiến cộng đồng mạng vô cùng bức xúc.

Theo infonet

Vợ chồng Daniel Hauer mong muốn được thắp hương cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp



Chia sẻ tại buổi làm việc chiều nay tại Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, vợ chồng Daniel Hauer gửi lời xin lỗi chân thành nhất và mong muốn được tới thắp hương cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trực tiếp xin lỗi gia đình Đại tướng


14h chiều ngày 30/1, giáo viên tiếng Anh Daniel Hauer (thường gọi Dan) đã tới làm việc tại trụ sở Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) liên quan đến sự việc phát ngôn có lời lẽ xúc phạm đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp và người dân Việt Nam.

Tại buổi làm việc, Daniel Hauer chia sẻ, anh đã nhận thức sâu sắc được vấn đề nghiêm trọng mà mình phạm phải khi lấy hình ảnh Đại tướng được cả dân tộc tôn quý ra làm trò đùa. 

"Cháu xin được gửi lời xin lỗi chân thành đến gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cháu mong muốn được tới thắp hương cho Đại tướng, đồng thời trực tiếp nói lời xin lỗi với gia đình Đại tướng" - Daniel Hauer chia sẻ.



Vợ chồng Daniel Hauer mong muốn được thắp hương cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Daniel Hauer tại buổi làm việc chiều ngày 30/01/2018

Bên cạnh đó, Daniel Hauer cũng gửi lời xin lỗi tới nhân dân Việt Nam vì đã có những lời nói có ý gây xúc phạm tới người dân. Daniel Hauer ý thức được rằng lời lẽ của mình thiếu tôn trọng, đã không đúng, khiến mọi người cảm thấy bị xúc phạm.

"Tôi biết rằng, khi đến nước khác thì phải nhập gia tùy tục, tôi cảm thấy rất xấu hổ vì đã không làm như vậy. Tôi đã học được một bài học rất lớn và sẽ không làm như vậy nữa. Tôi cũng mong muốn được mọi người tha thứ và có cơ hội được làm lại một lần nữa. Tôi muốn được chia sẻ những bài học, kiến thức của tôi về Tiếng Anh với cộng đồng các bạn Việt Nam học Tiếng Anh, tôi hi vọng đây cũng là một cách để tôi chuộc lỗi của mình".


Vợ chồng Daniel Hauer mong muốn được thắp hương cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp



Chia sẻ về hoàn cảnh những ngày vừa qua, chị Lê Thị Hậu (vợ Daniel Hauer) cho biết, sau những bình luận mang tính khiếm nhã về Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Dan thì gia đình cũng rơi vào khủng hoảng với nhiều tin nhắn dọa tìm đến nhà, dọa đánh, dọa giết...

Chia sẻ với PV, bản thân chị Hậu cũng cảm thấy tức giận, bị xúc phạm, khi một lời nói của người nước ngoài giống như mang những giá trị cao quý của dân tộc ra để cợt nhả.

"Mình gặp stress vì không hiểu chồng mình làm gì, bản thân mình cũng rất tức giận Dan, chính cảm giác của mình đã hiểu vì sao mọi người lại giận như thế. Mình là vợ, là người trong cuộc, hiểu rõ những gì đang xảy ra mà còn tức giận như thế, vì vậy mọi người cảm thấy kích động là điều dễ hiểu" - Chị Lê Thị Hậu cho biết.

Vừa bế bé con mới 7 tháng tuổi, chị Hậu chia sẻ thời gian vừa qua là quãng thời gian căng thẳng, không chỉ có những tin nhắn đe dọa, nhục mạ, mà có cả những cuộc gọi đến.


Vợ chồng Daniel Hauer mong muốn được thắp hương cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp


"Mình không hình dung ra được những điều đấy xảy ra thì sẽ như thế nào, bản thân cảm thấy rất sợ. Ngay sau khi Dan hỏi tại sao có những chia sẻ và chửi bởi như thế, mình đã phân tích cho Dan và Dan làm clip xin lỗi mọi người, lúc đó Dan mới hiểu mọi chuyện nghiêm trọng như thế nào" - Chị Hậu chia sẻ thêm. 

Tuy nhiên, ngay sau khi clip xin lỗi mọi người của Dan được đăng tải thì giáo viên Tiếng Anh này lại đăng tải một dòng trạng thái với những lời lẽ miệt thị người dân Việt Nam. Vì thế, cộng đồng mạng đang tức giận càng tức giận hơn khi cho rằng Dan không thành khẩn, không chân thành với lời xin lỗi của mình trước đó. Việc một người nước ngoài ở Việt Nam, học tiếng Việt, học văn hóa Việt trong 5 năm nhưng lại giải thích rằng mình không hiểu hết về văn hóa, khác biệt văn hóa không được cộng đồng mạng chấp nhận.

Vợ chồng Daniel Hauer mong muốn được thắp hương cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Giải thích về một trạng thái của Dan trong một nhóm kín của người nước ngoài ở Việt Nam sau clip. Chị Hậu đang trong trạng thái xúc động mạnh, mắt luôn rơm rớm nước kể lại: "Lúc đó, quả thật Dan có đăng một dòng trạng thái vào một nhóm kín khoảng 200 người. Thực chất, dòng trạng thái đó là sự thắc mắc của Dan tại sao lời xin lỗi của mình lại không được mọi người chấp nhận, ngược lại mọi người còn tức giận hơn. Vì thế, anh đang đăng câu hỏi của mình vào đó. Bản thân mình sau khi biết chồng làm thế thì mình cũng như phát điên và bảo anh dừng ngay việc thắc mắc lại" - Chị Hậu nghẹn ngào kể lại.


Vợ của giáo viên tiếng Anh này cũng cho biết thêm, Dan đã có một quãng thời gian 5 năm sinh sống ở Việt Nam, đó là một khoảng thời gian ngắn nhưng cũng đủ dài để có thể thấm được một phần văn hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, Dan cũng đã có 25 năm sinh sống ở Mỹ, thì văn hóa Mỹ đã có sự ngấm quá nhiều vào Dan. Vì thế, khi trong một phút bốc đồng, Dan đã thực sự không kiểm soát được và buông lời cợt nhả mà không suy nghĩ để đưa lại hậu quả nghiêm trọng như vậy.



Vợ chồng Daniel Hauer mong muốn được thắp hương cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp


Chị Hậu cho biết, sau việc này, gia đình và cả Dan đã học được một bài học rất lớn, bản thân gia đình hiện cũng đã phải chịu hậu quả ngay lập tức khi tất cả các bên trung tâm đều đã chấm dứt hợp đồng với gia đình. Lúc này đây, gia đình của Dan mong muốn được gửi lời xin lỗi chân thành tới trực tiếp gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, gửi lời xin lỗi tới cộng đồng mạng và toàn thể nhân dân Việt Nam. Gia đình Dan cũng mong muốn lời xin lỗi này sẽ được mọi người chấp nhận và cho Dan cơ hội được làm lại.

Theo thông tin chúng tôi đã đăng tải trước đó, giáo viên Tiếng Anh Daniel Hauer đã có một trang thái và bình luận mang tính xúc phạm. Việc bình luận khiếm nhã và đụng chạm đến những nhân vật được coi là biểu tượng của Việt Nam như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh khi bàn luận liên quan đến sự kiện chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam của Daniel Hauer đã khiến cộng đồng mạng vô cùng bức xúc.

Theo infonet