KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Văn Trội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Văn Trội. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018

Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn thừa nhận HAEDC vi phạm pháp luật và xin được khoan hồng

Phiên tòa xét xử Nguyễn Văn Đài và đồng bọn kết thúc hôm 05/4/2018 với tổng mức 66 năm tù cho các thành viên của "Hội anh em dân chủ" (HAEDC). Đó là cái giá phải trả cho những kẻ có âm mưu và hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, đi ngược lại lợi ích dân tộc.


Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn thừa nhận HAEDC vi phạm pháp luật và xin được khoan hồng

Như thường lệ, kết thúc phiên tòa, một số tổ chức và cá nhân chống nhà nước Việt Nam ở trong và ngoài nước đồng loạt lên tiếng phản đối. Bên cạnh việc phản đối, đám Việt Tân tiếp tục lên dây cót cho đồng bọn và chuẩn bị kế hoạch "Phong Thánh" cho 6 tên tội phạm nguy hiểm này. Tất nhiên, để "phong thánh" cho đám này, chúng phải tô vẽ sao cho 6 tên tội phạm kia giống như những anh hùng. Nhưng rất tiếc, diễn biến tại phiên tòa đã cho thấy, chúng chỉ là đám cặn bã, cãi cùn và hèn nhát. Xin dẫn 2 trường hợp là Phạm Văn Trội và Nguyễn Trung Tôn, đều là những "gạo cội" của HAEDC. 

Chi tiết của các bản tường thuật diễn biến phiên tòa đã được chính Luật sư Ngô Anh Tuấn và của các bạn trong nhóm Vietvision post lên mạng (có thể xem ở đâyở đây) phản ánh Phạm Văn Trội và Nguyễn Trung Tôn đã chính thức thừa nhận HAEDC là tổ chức bất hợp pháp, có hoạt động vi phạm pháp luật, đồng thời cũng thừa nhận bản thân có các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và xin hưởng lượng khoan hồng. Điều này đã được luật sư Ngô Anh Tuấn xác nhận: Phạm Văn Trội, đồng sáng lập viên của HAEDC và cựu Chủ tịch hội miền Trung Nguyễn Trung Tôn đã thừa nhận vi phạm pháp luật và xin được giảm án.

Tất nhiên, không có tội thì không ai đầu bò tới mức phải xin giảm án.

Theo luật sư Ngô Anh Tuấn, Phạm Văn Trội giữ chức Chủ tịch HAEDC từ tháng 4/2015 đến tháng 6/2016. Sau tháng 6/2016 Trội “ngưng hoạt động để làm kinh tế, dành thời gian cho gia đình, chờ Luật về Hội được thông qua”. Bởi Trội thừa nhận rằng nếu tiếp tục hoạt động khi chưa có Luật về Hội, ông và các thành viên khác của HAEDC có nhiều khả năng sẽ vi phạm luật pháp Việt Nam. Vì lý do đó, tháng 12/2016, Phạm Văn Trội tự rút khỏi HAEDC vì cho rằng hội này hoạt động trái pháp luật.

Trước tòa, ở phần tự bào chữa, Trội xin tòa giảm án, vì đã “khai báo trung thực, khách quan”

Phạm Văn Trội cũng xin khoan hồng, vì “có bố được tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp cách mạng”, “có mẹ già là nữ du kích đang chờ con về”, “mong Hội đồng Xét xử xem xét”.

Luật sư bào chữa cũng đề nghị tòa giảm trách nhiệm hình sự cho Trội vì đã “thành khẩn khai báo”, đã “tự động rời khỏi hội để lo cho gia đình riêng, chấm dứt mọi hoạt động một cách tự nguyện”, và là “con của người có công với cách mạng”.

Tại tòa, Nguyễn Trung Tôn cũng cúi đầu nhận tội, xin khoan hồng tương tự Phạm Văn Trội. 

Giải thích lý do tham gia HAEDC và có hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, Tôn tự bào chữa rằng, do kém hiểu biết nên không biết rõ hành vì đó là có hại cho xã hội nên tham gia, chứ bản thân không nhằm mục đích lật đổ chính quyền. Tuy nhiên, Tôn cũng nhận thức hành vi của mình đã “gây ảnh hưởng ít nhiều cho xã hội”

Cũng như Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn cũng xin khoan hồng vì thuộc “gia đình nhiều thế hệ có công với cách mạng”, có bà ngoại là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

Luật sư của Nguyễn Trung Tôn cũng tập trung vào hai tình tiết giảm nhẹ đối với Tôn là “khai báo thành khẩn” và là “con của người có công với cách mạng”.

Rõ ràng, Nguyễn Trung Tôn và Phạm Văn Trội cùng các luật sư bào chữa đều đã thừa nhận HAEDC và thân chủ của họ có hoạt động vi phạm pháp luật, nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Điều này trái ngược với những lời phản đối và tô vẽ về 6 bị cáo sau khi kết thúc phiên tòa. Ai cũng biết việc tô vẽ đó nhằm mục đích cổ súy, động viên những kẻ khác tiếp tục có hành động chống phá nhà nước.

Mỉa mai trước những gì diễn ra tại phiên tòa, Blogger Nguyễn Biên Cương viết rằng, "khi Phạm Văn Trội và Nguyễn Trung Tôn viện vào lý lịch gia đình để xin được giảm án, họ đã chọn một tư thế rất khó coi. Thứ nhất, chính họ từng lớn tiếng chống phân biệt đối xử và nạn “con ông cháu cha”; Thứ hai, khi mượn cớ “gia đình có công với cách mạng” để xin khoan hồng, họ đã thừa nhận công lao làm cách mạng của đảng Cộng sản Việt Nam, dù trước đó họ thể hiện thái độ chống đảng; Thứ ba, việc hai ông đã "lập công chuộc tội", "khai báo thành khẩn" để viện lý do này xin khoan hồng đã chứng tỏ, Nhà nước xử các ông là đúng và đã hợp tác với chính quyền bỏ tù không chỉ hai ông này mà cả đồng bọn của họ; và Thứ tư, họ đã khiến những tổ chức, cơ quan ngoại giao, nhân quyền trở nên trơ trẽn, lố bịch và khiến đồng bọn ca tụng họ trở nên "xấu hổ" và "xấu xa". Đặc biệt, họ đã đánh sập tượng đài Việt tân cất công tạo dựng cho họ để vận động tài chính, PR với các nhà tài trợ về lực lượng đấu tranh dân chủ chính nghĩa, dũng cảm, khí phách và được dân chúng ủng hộ!".

Thật nực cười, khi muốn nhận tiền của hải ngoại, cả lũ cả lĩ đều tuyên ngôn sấm sét, phủ nhận công lao của đảng cộng sản, nhưng đối diện với pháp luật, để cứu cái mạng sống của mình, chúng bèn quay lại bấu víu vào cái gọi là "trung thực", "khai báo thành khẩn" và thậm chí không ngại ngùng khi công nhận thành quả cách mạng.

Được biết, khi bị bắt, cả Nguyễn Trung Tôn và Phạm Văn Trội đều đã hợp tác với cơ quan công an, nhờ đó vụ án được sáng tỏ và kết quả là việc xét xử rất nhanh chóng. Cũng nhờ 2 "anh hùng" này mà sắp tới, chúng ta sẽ tiếp tục được chứng kiến một số hội viên của HAEDC dẫn nhau xộ khám.

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2018

Tuyên án 15 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Văn Đài


Ngày 05/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở Phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên án phạt 6 bị cáo về cùng tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, theo quy định tại Điều 79, Khoản 1 - Bộ luật Hình sự năm 1999.

Tuyên án 15 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Văn Đài
Các bị cáo: Nguyễn Văn Đài (giữa), Nguyễn Bắc Truyển (phải) nghe tòa tuyên án. Ảnh: TTXVN

Tòa đã tuyên án phạt 6 bị cáo:

- Nguyễn Văn Đài (sinh năm 1969, trú tại Khu tập thể Bách Khoa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) 15 năm tù và phạt quản chế bị cáo Đài 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

- Phạm Văn Trội (sinh năm 1972, trú tại xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Hà Nội) 7 năm tù, quản chế 1 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

- Nguyễn Trung Tôn (sinh năm 1972, trú tại xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) và Trương Minh Đức (sinh năm 1960, trú tại thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang) cùng bị phạt 12 năm tù, quản chế 3 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

- Nguyễn Bắc Truyển (sinh năm 1968, trú tại Phường 4, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh) 11 năm tù, quản chế 3 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

- Lê Thu Hà (sinh năm 1982, trú tại phường Đông Giang, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) 9 năm tù, quản chế 2 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Bản án sơ thẩm nhận định, hành vi của các bị cáo: Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển đã thành lập và xây dựng “Hội anh em dân chủ” để lôi kéo những người có cùng quan điểm với mình hoạt động nhằm chống chính quyền nhân dân. Bị cáo Trương Minh Đức và Lê Thu Hà không tham gia thành lập “Hội anh em dân chủ” nhưng khi bị lôi kéo vào Hội đã tích cực tham gia.

Tại phiên tòa, các bị cáo và các luật sư bào chữa cho rằng, việc các bị cáo sinh hoạt trên mạng Internet không thuộc trường hợp pháp luật cấm, nhóm sinh hoạt trên mạng không phải là thành lập hội.

Về điểm này, Hội đồng xét xử xác định: việc các bị cáo thành lập nhóm kín trao đổi, sinh hoạt thông qua mạng Internet, có nhiều người tham gia, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có cương lĩnh, điều lệ hoạt động, về bản chất đó là thành lập hội, là một tổ chức. Việc sinh hoạt thông qua mạng Internet chỉ là phương thức sinh hoạt của “Hội anh em dân chủ”. Thực tế, thông qua các buổi họp trên mạng Internet, “Hội anh em dân chủ” đã được kiện toàn cơ cấu tổ chức chặt chẽ, lôi kéo được nhiều người tham gia.

Mục đích của Hội này là đấu tranh nhằm thay đổi quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng chế độ đa nguyên, đa đảng. Đồng thời, đã bước đầu xây dựng lực lượng và đào tạo để có thể lãnh đạo đất nước khi các bị cáo đạt được mục đích.

Hành vi của các bị cáo không phải là đấu tranh cho dân chủ mà là hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Do đó, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố các bị cáo về tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, theo quy định tại Điều 79, Khoản 1 - Bộ luật Hình sự năm 1999 là có căn cứ, đúng pháp luật.

Hội đồng xét xử kết luận, hành vi của các bị cáo là đặc biệt nguy hiểm bởi ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của chính quyền nhân dân, do vậy cần xử lý nghiêm khắc để bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Trong đó, bị cáo Nguyễn Văn Đài là người cầm đầu, giữ vai trò chủ mưu.

Nguyễn Văn Đài đã cùng với các bị cáo: Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển và Trần Đức Thạch thành lập “Hội anh em dân chủ”. Từ khi thành lập, bị cáo Đài đã cùng bị cáo Trội phụ trách hoạt động ở khu vực miền Bắc, Đài được bầu giữ vị trí Phó Chủ tịch thứ hai của “Hội anh em dân chủ” cho đến khi bị bắt.

Đài đã xây dựng Cương lĩnh hoạt động của “Hội anh em dân chủ”; bàn bạc, định hướng cách thức hoạt động, phát triển lực lượng, lôi kéo Lê Thu Hà tham gia “Hội anh em dân chủ”; đào tạo, hướng dẫn các thành viên về cách thức, kinh nghiệm hoạt động; lập dự án và liên hệ với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài để vận động ủng hộ, nhận số tiền 71.726 USD và 9.161,31 EUR tài trợ tài chính cho hoạt động của “Hội anh em dân chủ”; trực tiếp tuyên truyền chống Nhà nước.

Tại phiên tòa, bị cáo Đài chưa nhận thức được hành vi phạm tội, không có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, bản thân lại có tiền án về tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên cần áp dụng mức hình phạt cao hơn các bị cáo khác trong vụ án.

Tuyên án 15 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Văn Đài
Các bị cáo: Phạm Văn Trội (phải) và Trương Minh Đức (trái) nghe tòa tuyên án. Ảnh: TTXVN
Bị cáo Phạm Văn Trội tham gia thành lập “Hội anh em dân chủ” và được bầu giữ vị trí Chủ tịch Hội này từ ngày 26/4/2015 cho đến tháng 12/2016 thì rút không tham gia “Hội anh em dân chủ”. Tại phiên tòa, bị cáo Trội có thái độ khai báo thành khẩn và xin được hưởng sự khoan hồng của pháp luật, thể hiện sự ăn năn hối cải nên được Hội đồng xét xử cho áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Thêm vào đó, bị cáo Trội đã nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật nên đã tự bỏ không tham gia Hội, được coi là tình tiết tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo quy định tại Điều 16 - Bộ luật Hình sự 2015, nên được Hội đồng xét xử xem xét áp dụng mức dưới khung hình phạt cũng đủ tác dụng trừng trị, giáo dục bị cáo nói riêng, phòng ngừa tội phạm nói chung, thể hiện sự khoan hồng của pháp luật.

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2018

Xét xử 6 bị cáo về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân


Sáng nay (ngày 05/4/2018), Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 6 bị cáo bị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Xét xử 6 bị cáo về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Bị cáo Nguyễn Văn Đài (đứng, trái) tại phiên tòa. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Sáu bị cáo bị đưa ra xét xử trong vụ án này gồm Nguyễn Văn Đài (sinh năm 1969, trú tại khu tập thể Bách Khoa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội); Phạm Văn Trội (sinh năm 1972, trú tại xã Chương Dương, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội); Nguyễn Trung Tôn (sinh năm 1972, trú tại xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa); Nguyễn Bắc Truyển (sinh năm 1968, trú tại Phường 4, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh); Trương Minh Đức (sinh năm 1960, trú tại thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang); Lê Thu Hà (sinh năm 1982, trú tại phường Đông Giang, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị). 6 luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 6 bị cáo tại phiên tòa.

Xét xử 6 bị cáo về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Bị cáo Lê Thu Hà (đứng, áo trắng) tại phiên tòa.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, từ tháng 3/2013 đến tháng 7/2017, Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển là người khởi xướng, thành lập tổ chức, xây dựng cương lĩnh, điều lệ, quy chế hoạt động và chỉ đạo, điều hành hoạt động của tổ chức “Hội anh em dân chủ”.

Xét xử 6 bị cáo về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Bị cáo Lê Bắc Truyền (đứng, áo đen) tại phiên tòa.
Bị cáo Đài cùng các đồng phạm đã lôi kéo Trương Minh Đức, Lê Thu Hà và một số người tham gia tổ chức thực hiện các hành vi lập Văn phòng đại diện, địa chỉ website để hoạt động, xây dựng “Cương lĩnh vắn tắt”, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, chiến lược đối nội, đối ngoại, hoạt động phát triển lực lượng, đào tạo hội viên…

Các bị cáo đã lợi dụng việc đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền”, “xã hội dân sự” để che giấu mục đích hoạt động của “Hội anh em dân chủ”; liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước, liên kết với các tổ chức bất hợp pháp trong nước, tìm sự hậu thuẫn, tài trợ về tài chính từ nước ngoài, tuyên truyền chống Nhà nước với mục đích khi lực lượng đủ mạnh, chờ thời điểm phù hợp sẽ công khai hoạt động, đối đầu với chính quyền, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam để xây dựng chế độ “đa nguyên, đa đảng”, “tam quyền phân lập” tiến tới lật đổ chính quyền nhân dân…

Trong vụ án này, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao xác định bị cáo Nguyễn Văn Đài là đối tượng cầm đầu, đóng vai trò chủ mưu, giữ vị trí Phó Chủ tịch thứ hai của “Hội anh em dân chủ”, trực tiếp xây dựng cương lĩnh hoạt động của “Hội anh em dân chủ”; tham gia bàn bạc, định hướng cách thức hoạt động, phát triển lực lượng, lôi kéo Lê Thu Hà tham gia “Hội anh em dân chủ”; đào tạo, hướng dẫn các thành viên về cách thức, kinh nghiệm hoạt động; lập dự án và liên hệ với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài để vận động ủng hộ, nhận số tiền 71.726 USD và 9.161,31 euro tài trợ tài chính cho hoạt động của “Hội anh em dân chủ”; trực tiếp tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bị cáo Phạm Văn Trội là người thành lập và là Chủ tịch “Hội anh em dân chủ”, giữ các vị trí phụ trách hoạt động ở khu vực miền Bắc, xây dựng cương lĩnh hoạt động của “Hội anh em dân chủ”; bàn bạc, định hướng cách phát triển lực lượng; lôi kéo 6 người tham gia “Hội anh em dân chủ”; đào tạo, hướng dẫn các thành viên về cách thức, kinh nghiệm hoạt động; phụ trách quỹ của “Hội anh em dân chủ”; chỉ đạo các thành viên “Hội anh em dân chủ” phản đối cuộc bầu cử Quốc hội tháng 5/2016, tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 2 ngày./.

Theo TTXVN