KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn THỤY ĐIỂN - NGƯỜI BẠN TỐT CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM.. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn THỤY ĐIỂN - NGƯỜI BẠN TỐT CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM.. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2021

THỤY ĐIỂN - NGƯỜI BẠN TỐT CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM.

Trong số những quốc gia là người bạn tốt của đất nước và Nhân dân Việt Nam, không chỉ có những nước XHCN anh em, mà còn có cả các nước tư bản TBCN, và Thụy Điển là một điển hình. Bạn đã ủng hộ ta về chính trị trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, và sau giải phóng bạn đã giúp đỡ ta rất nhiều về kinh tế. 


Thật vậy! 
Thụy Điển chính thức thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Miền Bắc Việt Nam vào ngày 11/01/1969, ngay khi cuộc chiến diễn ra căng thẳng.Thụy Điển là nước phương Tây đầu tiên công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tháng 6/1970, Thụy Điển lập Đại sứ quán tại Hà Nội và tháng 7/1970, ta lập Đại sứ quán tại Stockholm
Trong bối cảnh Việt Nam trong thời kì chiến tranh, và trong thời kỳ khó khăn, bị nhiều nước phương Tây bao vây, cấm vận, Chính phủ và Nhân dân Thụy Điển không chỉ dành cho nhân dân Việt Nam những tình cảm hữu nghị tốt đẹp, mà còn giúp đỡ, ủng hộ về mặt vật chất to lớn. Thụy Điển là nước Tây Bắc Âu viện trợ cho Việt Nam sớm nhất, liên tục (bắt đầu từ năm 1976) và là nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất với tổng số tiền viện trợ tính đến nay là 3 tỉ USD, tập trung vào các lĩnh vực: y tế, cải cách kinh tế, xây dựng thể chế, cải cách hành chính, luật pháp, phát triển nguồn nhân lực, môi trường và biến đổi khí hậu, chống tham nhũng, nhà nước pháp quyền...
Nhiều công trình đã được phía Thụy Điển tài trợ xây dựng với sự giúp đỡ về tài chính và công nghệ của Chính phủ Thụy Điển như: Nhà máy giấy Bãi Bằng ,là nhà máy giấy lớn và hiện đại nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ (được xây cuối năm 1982) với công suất 55.000 tấn/năm (500 triệu USD); Bệnh viện nhi Thụy Điển (38 triệu USD); Bệnh viện đa khoa Uông Bí (25 triệu USD). Đây đều là những công trình đem lại lợi ích to lớn cho nhân dân quanh vùng.
Thụy Điển cũng là nước phương Tây có phong trào ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam mạnh nhất, sớm nhất (8/1966). Tháng 10/1968, Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam lập phòng thông tin tại Stockholm. Các cuộc tuần hành, biểu tình chống chiến tranh đã thu hút được nhiều thành phần trong xã hội Thụy Điển, kể cả các quan chức cấp cao, tiêu biểu trong số đó ta phải kể đến Thủ Tướng Olof Palme.
Ngày 23/12/1972, Palme (lúc này làm Thủ tướng) đọc bài diễn văn trên Đài phát thanh quốc gia Thụy Điển, ông đã so sánh việc Hoa Kỳ ném bom Hà Nội với một số hành động tàn bạo trong lịch sử, như cuộc ném bom Guernica, các cuộc tàn sát Oradour-sur-Glane, Babi Yar, Katyn, Lidice và Sharpeville cũng như cả cuộc tàn sát người Do Thái dưới thời Đức Quốc Xã. Chính phủ Hoa Kỳ gọi việc so sánh này là lời "lăng mạ bỉ ổi" và định đóng băng quan hệ ngoại giao của mình với Thụy Điển (kéo dài trên một năm).
Tháng 12/2010, Chính phủ Thụy Điển, với lý do cắt giảm ngân sách, đã quyết định đóng cửa 5 sứ quán Thụy Điển trên thế giới vào năm 2011, trong đó có Sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội. Tuy nhiên, ngày 02/8/2011, sau khi thỏa thuận được vấn đề ngân sách với liên minh đối lập, Chính phủ Thụy Điển tuyên bố giữ lại ĐSQ tại Việt Nam
Ảnh: Cố Thủ tướng Thụy Điển Olof Palme, người rất có cảm tình với Bác Hồ và nhân dân Việt Nam.