KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

Tâm sự của một giáo dân: Người công giáo tốt cũng là người công dân tốt


Xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết của một bạn giáo dân nói về trách nhiệm của giáo dân với quê hương, đất nước:

Tâm sự của một giáo dân: Người công giáo tốt cũng là người công dân tốt


Là một người Công giáo tốt cũng đồng nghĩa với việc là một người công dân tốt. Về mặt đời và đạo thì việc hàng ngày anh chị em chúng ta luôn thực hiện theo nếp sống đúng với các quy định trong Bộ giáo luật, nhưng đồng thời chúng ta cũng là công dân nước Việt Nam, vậy nên cũng phải chấp hành tốt các quy định của pháp luật nhà nước và các quy định khác của địa phương.

Tuy nhiên, đã có một số nơi, vì lý do nào đó mà các anh chị em quên đi nghĩa vụ của một người công dân mà chỉ biết sống ích kỷ, nhỏ nhen. Chẳng hạn như việc các anh em ở bất kỳ một xứ đạo nào đó, chắc chắn hàng năm chúng ta luôn dành những tấm lòng vàng để xây dựng cho giáo xứ, việc phục vụ các hoạt động, lễ nghi tôn giáo…. Ngoài ra, một phần lớn trong số tiền đó sẽ được sử dụng để xây dựng nhà thờ và các công trình tôn giáo khác như nhà phòng, nhà giáo lý, tượng đài, khuôn viên…

Đó là điều cần thiết mà bất cứ giáo xứ nào cũng đều phải làm. Vậy nhưng, đã có trường hợp, khi chính quyền kêu gọi người dân đóng góp để xây dựng xã hội thì không ít sự phản cảm được thấy ở trong giáo hội của chúng ta khi đã có những người đứng lên phản đối việc thu các khoản phí đôi ba chục nghìn để xây dựng nông thôn, xây dựng đường làng, ngõ xóm, hay các khoản phí học đường đơn thuần???

Xin thưa với anh em rằng, chúng ta hãy suy nghĩ thật thông thoáng, thật tích cực cho những việc này, bởi vì khi thu các loại phí đó cũng là để phục vụ cho chính cuộc sống của anh em và gia đình. Về đời sống tinh thần, chúng ta luôn muốn xây dựng nhà thờ giáo họ khang trang, sạch đẹp, vậy tại sao với cuộc sống hiện tại, mà ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày chúng ta lại không muốn đóng góp để xây dựng những con đường bê tông hóa, kéo điện chiếu sáng đường làng, ngõ xóm, xây dựng điện, đường, trường, trạm để cho cuộc sống ngày một đẹp hơn, sạch hơn, văn minh hơn???

Trong chúng ta, phần người vẫn đang trỗi dậy, lòng ham muốn lại đi cùng với sự ích kỷ, các anh em chẳng bao giờ muốn ngồi cầu nguyện ở một nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng, vậy không lẽ anh em cũng lại muốn đi lại trên những con đường bùn đất lầy lội, ban đêm không dám ra đường vì tối tăm, con em chúng ta lại ngồi học ở ngôi trường lụp xụp, lúc ốm đau bệnh tật lại chỉ biết ngồi nhà mong bệnh chóng khỏi…. Đó là sự ích kỷ trong con người cần chúng ta phải giải thoát nó. Chúng ta đang sống trong cuộc sống trần thế, hãy luôn làm những điều thiện, từ bỏ những điều ác, luôn cầu nguyện để hướng tới cuộc sống vĩnh hằng, nhưng đồng thời chúng ta cũng cần phải sống tốt cho cuộc sống ngày hôm nay, có như vậy thì đảm bảo hài hòa được cả cuộc sống tâm linh và cuộc sống hiện tại.

Hoà Bình Xanh

BỊ CÁO ĐINH LA THĂNG CHUẨN BỊ HẦU TÒA TẠI VỤ ÁN THỨ HAI


Thông tin từ TAND TP Hà Nội cho biết, ngày 19/3 tới bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm sẽ hầu tòa ở vụ án thứ 2: vụ án gây thiệt hại 800 tỷ đồng tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).

BỊ CÁO ĐINH LA THĂNG CHUẨN BỊ HẦU TÒA TẠI VỤ ÁN THỨ HAI
Ông Đinh La Thăng bị tuyên 13 năm tù trong phiên xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại PVN và Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam đầu năm 2018.

Các bị cáo sẽ bị xét xử gồm Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch HĐQT/HĐTV PVN; Ninh Văn Quỳnh - nguyên Kế toán trưởng, kiêm trưởng Ban Tài chính kế toán và kiểm toán PVN; Vũ Khánh Trường - nguyên thành viên HĐTV PVN; Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Phó tổng Giám đốc PVN; Nguyễn Xuân Thắng - nguyên thành viên HĐTV PVN; Nguyễn Thanh Liêm - nguyên thành viên HĐTV PVN và Phan Đình Đức - nguyên Thành viên HĐTV PVN. 

Cáo trạng cho hay, trong thời gian giữ chức Chủ tịch HĐQT PVN, bị cáo Đinh La Thăng đã có hành vi ký thỏa thuận hợp tác số 6934 ngày 18/9/2008 tham gia góp vốn với Hà Văn Thắm - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) nhưng không thông qua HĐQT. 

Tổng số tiền PVN góp vốn vào Oceanbank lên đến 800 tỷ đồng. 

Cáo trạng cũng nêu rõ, đến thời điểm ngày 01/01/2011, Luật Tổ chức tín dụng có hiệu lực, với vai trò Chủ tịch HĐTV, ông Đinh La Thăng không thực hiện việc thoái vốn của PVN tại Oceanbank để đảm bảo tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ là không vượt quá 15% mà tiếp tục ký quyết định giao cho bà Vũ Thị Thanh Hương là người đại diện 20% vốn của PVN tại Oceanbank trái quy định. 

800 tỷ này được cho là mất hoàn toàn khi Oceanbank kinh doanh thua lỗ và Ngân hàng Nhà nước buộc phải mua lại với giá 0 đồng. 

Bị cáo Đinh La Thăng bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". 

Trước đó (tháng 01), Hội đồng xét xử sơ thẩm (TAND TP Hà Nội) đã tuyên bị cáo Đinh La Thăng 13 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". 

Phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng vào tháng 3 tới sẽ do thẩm phán Nguyễn Thị Xuân Thu làm chủ tọa và khoảng 20 luật sư. 

Tòa dự kiến làm việc trong 10 ngày, từ ngày 19-29/3/2018. 


TRÒ MẠT HẠNG CỦA ĐÁM 3 DÒNG KẺ

Trò mạt hạng của đám 3 dòng kẻ. 

Lấy ảnh ở một sự kiện rồi chữa thêm vài dòng xuyên tạc là sự kiện khác mà khối kẻ tin. Không biết trong thủ cấp của kẻ xuyên tạc và của những kẻ nhảy vào nâng bị kèn sáo kia chứa thứ gì trong đó? 

Anh Châu Xuân Nguyễn đăng bài "Chuyện thật cứ như hài, lãnh đạo Việt Cộng xếp hàng bốc thăm xuống “địa ngục". Anh mừng như bắt được vàng. Thật ra, anh chỉ là người sao chép lại từ một diễn đàn chống cộng kiểu thiếu não. 

Đây là bức ảnh mà các nhà báo của chế độ 3 dòng kẻ sử dụng để chứng minh cho điều họ nói là sự thật (có ảnh hẳn hoi nhé, mọi người tin đi). Hãy xem và so sánh luôn nhé!

TRÒ MẠT HẠNG CỦA ĐÁM 3 DÒNG KẺ
Nội dung chúng xuyên tạc


TRÒ MẠT HẠNG CỦA ĐÁM 3 DÒNG KẺ
Đây là ảnh gốc

Đây là 1 nội dung của bài báo: 

"Lo sợ người khác xí mất, ngày 25 tháng 2 năm 2018, toàn thể lãnh đạo nhà nước CHXHCNVN xếp hàng để bốc thăm lấy chỗ chôn cho bản thân."

Hết trích. 

Vậy sự thật là thế nào? 

Sự thật là bức ảnh trên là bức ảnh của các nhà báo Việt Nam phản ánh sự kiện Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặt hoa tưởng niệm tại Tượng đài Lênin vào ngày Chủ Nhật, 05/11/2017 nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (07/11/1917 - 07/11/2017). 

Xem link dưới: 


Mời xem một số ảnh: 

TRÒ MẠT HẠNG CỦA ĐÁM 3 DÒNG KẺ


TRÒ MẠT HẠNG CỦA ĐÁM 3 DÒNG KẺ


TRÒ MẠT HẠNG CỦA ĐÁM 3 DÒNG KẺ


TRÒ MẠT HẠNG CỦA ĐÁM 3 DÒNG KẺ


TRÒ MẠT HẠNG CỦA ĐÁM 3 DÒNG KẺ


He he, sau khi năm lần bảy lượt dự đoán như đinh đóng cột về cái gọi là "Chế độ cộng sản Việt Nam sụp đổ" bị thất bại. Chế độ cộng sản Việt Nam không những không đổ mà ngày càng vững chắc, mạnh mẽ. Lũ ngợm 3 dòng kẻ có lẽ đã hết bài, nên phải sử dụng thủ đoạn hạ đẳng là sử dụng ảnh thật để xuyên tạc, bóp méo sự thật, với hi vọng có vài ba mống thuộc loài nhũn não tin và nghe theo. 

Làm báo theo kiểu ăn tục nói phét, đánh rắm rong như các anh chị nhóm 3 dòng kẻ bị thiên hạ phách vị thì có lỗ nào mà chui? 

Chống cộng, đòi lật đổ chế độ, nhưng với cái trình độ ấy thì chỉ xứng đáng bốc cứt ăn vã thôi. 

Bây giờ thì tôi tin, hộp sọ chỉ để múc phân tưới rau là có thật.


Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

MẸ CỦA NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH LẠI VU CÁO CÔNG AN TRẠI GIAM SỐ 5, THANH HÓA

Trên FB của mình, bà Tuyết Lan Nguyễn là mẹ của phạm nhân Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, đăng 1 stt: "CÔNG AN TRẠI GIAM V THANH HOÁ KHÔNG CHO QUỲNH NHẬN THUỐC VÀ ĐỒ DÙNG". 

MẸ CỦA NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH LẠI VU CÁO CÔNG AN TRẠI GIAM SỐ 5, THANH HÓA


Trong stt này, bà Lan lên án công an Trại giam số 5 ở Thanh Hóa không cho Quỳnh nhận thuốc và đồ dùng. Theo bà thì "Quỳnh nói “con cần thuốc mẹ à, đồ mẹ gửi hồi ở Trại Khánh Hoà hầu như bị thất lạc hết. Mẹ cứ gửi thuốc vào cho con trước, mẹ đừng ra đây vội nha mẹ. Mẹ để qua rằm rồi hãy đi cũng được"

Cũng theo bà Lan, bà đã "cặm cụi sắp xếp đồ đạc, thuốc thang để mang ra bưu điện gửi cho Quỳnh" và "Trong lòng chắc mẩm con đã nhận được thuốc và đồ rồi, nếu có quá ký chút thì trại cũng sẽ lưu ký để tháng sau, tôi sắp xếp gửi Nấm và Gấu, đặt vé sau rằm đi thăm con. Thì hôm nay tôi bàng hoàng khi nhận được thùng đồ gửi lại nguyên. Công an trại giam số V Thanh Hoá đã không cho Quỳnh nhận bất cứ thứ gì gia đình gửi vào, họ chuyển trả lại vì quá ký và để tôi trả phí bưu điện". 

Kèm theo stt trên là 3 tấm hình, trong đó có tấm ghi rõ "Nhận Chuyển Hoàn" của Bưu điện, ô "người nhận từ chối" đã được đánh dấu và dòng chữ "quản giáo trả lại". Xem hình dưới: 


MẸ CỦA NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH LẠI VU CÁO CÔNG AN TRẠI GIAM SỐ 5, THANH HÓA


Như vậy, nếu bức ảnh trên là thật thì chuyện Nguyễn Ngọc Như Quỳnh không nhận được bưu phẩm do bà Nguyễn Tuyết Lan gửi là có thật. Nhưng có đúng là công an không cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nhận thuốc và đồ dùng không thì cần phải bàn. 

Theo quy định, Công an Trại giam sẽ không tiếp nhận bưu phẩm [1] vượt quá số cân quy định, và [2] chứa những đồ cấm. 

Theo tôi, lý do thứ nhất là thuyết phục hơn cả, vì nó phù hợp với lý do hoàn trả của bưu điện, với nội dung stt của bà Lan. 

Và nó cũng phù hợp với quy định tại điều 9 của Thông tư số 46/2011/TT-BCA về Tổ chức cho phạm nhân nhận, gửi thư và nhận quà. Theo đó: 

"3. Ngoài việc được nhận thư và quà khi gặp thân nhân, mỗi tháng phạm nhân được nhận quà qua đường bưu điện do thân nhân gửi 02 lần, mỗi lần không quá 05kg (nếu gửi 01 lần thì không quá 10kg). Phạm nhân chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; có thành tích trong lao động, học tập hoặc lập công thì được nhận thêm 01 lần quà không quá 05kg. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải tổ chức kiểm tra thư, quà gửi qua đường bưu điện cho phạm nhân và xử lý theo quy định của pháp luật. 

4. Nghiêm cấm phạm nhân nhận, sử dụng các loại hàng hóa, đồ vật thuộc danh mục cấm đưa vào trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ theo quy định của pháp luật....." Như vậy đã rõ, hình ảnh bà Tuyết Lan đưa lên Facebook cá nhân cho thấy, bà đã gửi vượt quá quy định (10kg). Đây chính là lý do để Công an Trại giam số 5 không thể tiếp nhận, vì nếu tiếp nhận là trái quy định. 

Rõ ràng, bà Tuyết Lan rất thương Quỳnh, nhưng bà đã thương con không đúng cách. 

Chính sự tham lam của bà đã khiến cho bưu phẩm không thể đến tay con gái. Và điều này cũng có nghĩa, hoàn toàn không có chuyện "CÔNG AN TRẠI GIAM V THANH HOÁ KHÔNG CHO QUỲNH NHẬN THUỐC VÀ ĐỒ DÙNG", bởi Công an không được nhận bưu phẩm thừa cân theo quy định. 

Tôi nghĩ bà Tuyết Lan đã cố ý viết như vậy để đánh lừa người đọc, làm cho họ hiểu rằng, Công an đã nhận bưu phẩm gồm thuốc và đồ dùng, nhưng họ không chuyển đến tay cho Quỳnh sử dụng. Stt này của bà vừa kêu gọi được tình thương của cộng đồng lại vừa chĩa mũi nhọn vào ngành công an. 

Đây cũng là một cách vu cáo trắng trợn của bà Lan. 

*** 

Trước đó, hôm 12/02/2018, bà Tuyết Lan cũng viết stt loan báo cho giới chống nhà nước Việt Nam rằng, con gái của bà đã bị chuyển trại từ thành phố Nha Trang đến tỉnh Thanh Hóa. Và bà Lan cho rằng, đó là "đòn thù" mà chính quyền nhằm vào gia đình bà. 

Bà Tuyết Lan nói với đài phản động VOA: "Sáng nay tôi đi gửi đồ cho con thì cán bộ trại giam nói con của tôi đã bị chuyển ra trại số 5 Thanh Hóa ngày 07/02. Tôi hỏi tại sao chuyển trại mà không thông báo thì cán bộ này nói không biết, nói rằng việc đó do bên cơ quan thi hành án phụ trách và bảo về nhà đợi tin". 

Được biết, việc chuyển trại cho phạm nhân là hoàn toàn bình thường. 

 Luật Thi hành án hình sự năm 2010 quy định việc đưa người bị kết án phạt tù có quyết định thi hành án của Tòa án đến nơi chấp hành án hoặc điều chuyển phạm nhân giữa các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ do Bộ Công an quản lý thuộc thẩm quyền của Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an. Hiện nay, pháp luật chưa quy định về việc đưa phạm nhân đến nơi chấp hành án theo nguyện vọng của cá nhân hoặc gia đình phạm nhân. Tuy nhiên, căn cứ yêu cầu quản lý, giam giữ, công tác giáo dục, dạy nghề đối với phạm nhân theo quy định của pháp luật và chính sách hình sự nhân đạo của nhà nước, Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an có thể xem xét, đưa người bị kết án phạt tù đến nơi chấp hành án, điều chuyển phạm nhân giữa các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ đối với một số trường hợp cá biệt. 

Như vậy, lời quy kết của bà Tuyết Lan rằng, đó là "đòn thù" của chính quyền đối với gia đình bà là không có cơ sở. Trái lại, phát biểu của bà Tuyết Lan mới là "đòn thù" của bà nhằm vào chính quyền. 

*** 

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sinh năm 1979, ngụ phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Quỳnh nổi danh với cái tên mạng là Mẹ Nấm Gấu. 

Tháng 6/2017, tại phiên sơ thẩm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên án sơ thẩm 10 năm tù giam. Tại phiên tòa phúc thẩm lần này, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thừa nhận toàn bộ hành vi mà cáo trạng đưa ra nhưng vẫn một mực cho rằng không tuyên truyền chống phá Nhà nước. 

Từ các tài liệu thu thập được trong quá trình tố tụng, và từ lời khai của Quỳnh, HĐXX cho rằng từ năm 2012 đến tháng 10/2016, Quỳnh đã sử dụng Facebook cá nhân để viết và đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết có nội dung sai sự thật, tuyên truyền xuyên tạc, đả kích, nói xấu đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc. 

Quỳnh soạn thảo tập tài liệu "Stop police killing civilians" về 31 trường hợp người chết sau khi làm việc với Công an với nội dung hoàn toàn suy diễn, không có căn cứ Quỳnh, với mục đích để người đọc hiểu sai bản chất vấn đề, đồng thời xúc phạm và làm hạ uy tín của lực lượng Công an nhân dân, xâm hại mối quan hệ giữa nhân dân và lực lượng công an. 

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng tham gia vào tổ chức bất hợp pháp với mục đích chống phá chế độ tại Việt Nam có tên Mạng lưới Bloggers Việt Nam và nhờ tham gia tích cực vào các hoạt động chống lại nhà nước, Quỳnh đã nhận được 50.000 euro tổ chức chống Việt Nam mang tên Civil Rights Defenders. 

Với số tiền này, Quỳnh đã tự chi cho mình 164,2 triệu đồng vào mục đích mua sắm phương tiện để hoạt động viết và đăng tải lên mạng xã hội những bài viết chống phá nhà nước. 

Tại phiên phúc thẩm, Quỳnh cũng công nhận đã lợi dụng việc trả lời phỏng vấn của báo chí và truyền thông nước ngoài để xuyên tạc tình hình trong nước trên nhiều lĩnh vực, từ lịch sử, kinh tế, chính trị, quốc phòng, ngoại giao, pháp luật đến vấn đề dân chủ, nhân quyền; tàng trữ ấn phẩm thơ, nhạc có nội dung sai trái. 

Với những cứ liệu trên, TAND cấp cao tại Đà Nẵng bác kháng cáo, tuyên y án 10 năm tù về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Khoản 1, Điều 88, Bộ Luật Hình sự đối với Quỳnh.


NGÔI MIẾU NHỎ VÀ SỰ HY SINH KHÔNG THỂ QUÊN CỦA 6 Y BÁC SĨ TRONG ĐẠI DỊCH SARS 15 NĂM TRƯỚC

Muốn giữ cho người nhà không bị lây bệnh SARS và chia sẻ sự vất vả, rất nhiều y bác sĩ đến bảo vệ của Bệnh viện Việt - Pháp đã quyết định ở lại bệnh viện chứ không về nhà.


NGÔI MIẾU NHỎ VÀ SỰ HY SINH KHÔNG THỂ QUÊN CỦA 6 Y BÁC SĨ TRONG ĐẠI DỊCH SARS 15 NĂM TRƯỚC
Suốt 15 năm qua, ngôi miếu nhỏ này là nơi tưởng nhớ những "chiến sĩ áo trắng" hy sinh thân mình ngay tại Bệnh viện Việt Pháp.

Bí ẩn ngôi miếu nhỏ trong Bệnh viện Việt - Pháp

Hàng ngày, có hàng trăm lượt người qua lại thăm khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Việt - Pháp (Hà Nội), song có ít người để ý đến một ngôi miếu nhỏ nằm đìu hiu ngay gần cổng ra vào của viện. Cũng dễ hiểu bởi ngôi miếu này chẳng thấy khắc ghi tên tuổi nhân vật thờ cúng.

Tuy nhiên, đối với những người đã từng và đang công tác tại đây đều khắc cốt ghi tâm: đây là nơi tưởng niệm 6 vị y bác sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến chống dịch SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) làm kinh hoàng cả thế giới 15 năm về trước…

Tháng 3 năm 2003 cả nước dường như “hoảng loạn” bởi ngay tại Thủ đô Hà Nội xuất hiện căn bệnh mới quen mà rất “lạ” khi các triệu chứng có vẻ giống cúm nhưng diễn tiến rất lạ: sốt, ho nhiều và khó thở khiến người bệnh nhanh chóng bị hôn mê sâu dẫn đến tử vong mà không có cách chữa.

Ngày 26/2 năm đó, một bệnh nhân vốn là một thương nhân gốc Hoa, quốc tịch Mỹ tên là Johnie Chong Cheng nhập viện Bệnh viện Việt - Pháp (Hà Nội) với các biểu hiện bệnh giống cúm trên. Các bác sĩ, y tá tại Viện vẫn thăm khám và điều trị cho bệnh nhân này như với bệnh cúm thông thường khác.

Vài ngày sau, tình trạng bệnh nhân xấu đi rất nhanh, gia đình ông đã thuê chuyên cơ đưa về nước, để lại sau lưng Bệnh viện Việt - Pháp nhiều y bác sĩ và các bệnh nhân khác đang điều trị tại viện bị sốt, ho với biểu hiện giống bệnh nhân Chong Cheng… Đồng thời, gây dịch ra cộng đồng (tại Hà Nội và Ninh Bình).

Rồi sau đó, bệnh viện rối ren vì gần một nửa nhân viên mắc bệnh. Vậy là bác sĩ phải đi làm công việc của hộ lý, giám đốc đi đổ rác, hộ lý đi đo huyết áp…

Trong cuộc chiến chống SARS năm đó tại Hà Nội, có 5 y bác sĩ đã mất gồm: Y tá Nguyễn Thị Lượng (ngày 15/3); Bác sĩ Jean - Paul Dirosier (19/3); Y tá Phạm Thị Uyên (24/3); Bác sĩ Nguyễn Thế Phương (24/3); Bác sĩ Nguyễn Hữu Bội (12/4). Ngoài ra, còn Bác sĩ Jacque (7/2003 - mất sau khi về Pháp).

Vì thế, để tưởng nhớ những y bác sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến này, miếu thờ được đặt trong khuôn viên của Viện sau đó.

Lúc đầu, nó được đặt ở vị trí to và rộng hơn nhưng khi có dự án mở rộng bệnh viện cách đây 2 năm, ngôi miếu đã dời tới một góc nhỏ gần cổng ra vào của Viện như hiện nay. Tấm bia ghi danh các y bác sĩ đã bị vỡ khi di chuyển chưa thấy làm lại.

Có lẽ vì thế mà giờ đây, ít người lý giải được tại sao trong khuôn viên bệnh viện lại có một ngôi miếu nhỏ nằm “im lìm” như vậy.

Lặng lẽ im lìm trong bóng cây um tùm, ngôi miếu này như một dấu tích để nhắc nhở những người ở lại nhớ đến sự hy sinh của các y bác sĩ đã mất trong đại dịch SARS 2003.

Đại dịch qua lời kể của nhân chứng sống 15 năm về trước….

Là một trong những người “chứng kiến” dịch SARS năm đó, ông Nguyễn Sỹ Hùng, nhân viên bảo vệ Bệnh viện Việt - Pháp tâm sự: “Tôi cũng là một trong những người ở lại bệnh viện năm đó. Thực sự lúc đó bản thân cũng là người sợ lây bệnh, nhưng vì nhiệm vụ nên anh em trong tổ vẫn cố gắng ở lại, hoàn thành nhiệm vụ. Suốt một tháng bệnh viện đóng cửa, anh em tổ bảo vệ chúng tôi ăn ngủ tại đây mà ruột gan cũng nóng như lửa đốt”.

Cũng là một trong những "nhân chứng sống" của đại dịch, ông Đỗ Đức Hùng, lái xe cấp cứu tại Bệnh viện Việt - Pháp kể lại: “Lúc đó, chúng tôi (những người làm việc tại bệnh viện - PV) thì chẳng sợ dịch, nhưng cũng muốn giữ cho người nhà không bị lây bệnh và thứ nữa là muốn ở lại, chia sẻ sự vất vả chăm sóc bệnh nhân với các y, bác sĩ nên lúc đó chúng tôi quyết định ở lại viện.

Hồi đó, khi các khách sạn đưa cơm đến cho nhân viên bệnh viện thì họ chỉ dừng xe lại trước cổng viện, sau đó gọi chúng tôi ra nhận cơm và rồi họ đi ngay chứ họ cũng tránh không vào viện.

Con phố Phương Mai đông đúc chả khác bây giờ là mấy nhưng khi xảy ra dịch vắng tanh không bóng người qua lại, mà nếu có thì họ cũng đi sát mép đường bên kia một cách vội vã và dùng tay hay khẩu trang bịt kín vì sợ".

“Đỉnh điểm hồi ấy, chúng tôi lái xe đi đâu đó có việc mà trên xe có logo của Bệnh viện Việt - Pháp là bị đuổi không cho đỗ xe vì sợ lây bệnh.

Hồi ấy nhân viên bệnh viện ở lại đông lắm, gần như toàn bộ nhân viên. Rồi thì ăn, ngủ tại bệnh viện, thiếu chỗ nằm nên bệnh viện tận dụng hội trường, nhà kho làm nơi ngủ nghỉ của nhân viên. Bệnh viện phát cho mỗi người một tấm xốp mỏng trải dưới sàn làm giường ngủ.

Tôi cũng là một trong những người chứng kiến những y bác sĩ ở đây mất và cũng là người trực tiếp lái xe chở họ xuống Đài hóa thân Hoàn Vũ. Vì mất do nhiễm bệnh nên gần như người nhà cũng không được đến mà chỉ có Giám đốc điều hành bệnh viện, Trưởng phòng nhân sự và tôi đưa những y bác sĩ đã khuất vào Đài hóa thân Hoàn Vũ.

Ngày ấy bệnh viện gần như bị “xa lánh, kỳ thị” đến mức đưa người đã khuất xuống hỏa táng mà còn không dám dùng xe của bệnh viện, chúng tôi phải gọi xe từ nhà tang lễ đưa xuống. Nghĩ lại ngày ấy cứ như chỉ vừa mới xảy ra ngày hôm qua thôi!”, ông Hùng bồi hồi nhớ lại.

Năm đó, dịch SARS không chỉ “hoành hành” tại Việt Nam mà ở Hong Kong, Singapore, Canada… đều có người mắc bệnh. Dịch SARS lan ra toàn thế giới.

Hơn một tháng sau đó, thế giới xác định chủng virus cấp tính corona gây bệnh SARS. Từ đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương kết hợp với Viện Y học nhiệt đới dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế cùng chống dịch ngay ở các cửa khẩu biên giới, sân bay...

Chính phủ đầu tư hàng trăm tỷ đồng mua thêm trang thiết bị, máy thở, máy đo nhiệt độ...

Và trong 25 nước hứng chịu đại dịch bệnh năm đó, Việt Nam được WHO công nhận là nước đầu tiên khống chế được đại dịch.

GS Lê Đăng Hà (phải) và đồng nghiệp kiểm tra phim X-quang của bệnh nhân SARS năm đó.
Ảnh tư liệu do GS Lê Đăng Hà cung cấp

"Chúng tôi chỉ cần sự cảm thông để hoàn thành công việc mà xã hội đã giao phó…"

Sau chuỗi ngày kinh hoàng “chiến đấu” với đại dịch, Bệnh viện Việt - Pháp phải khử trùng, đóng cửa gần nửa năm, rồi tháng 11 năm đó bệnh viện lại tiếp tục mở cửa đón bệnh nhân.

Để đến ngày hôm nay sau 15 năm sự kiện “kinh hoàng” đó xảy ra, cùng với thân nhân của người đã khuất và các đồng nghiệp, ngôi miếu nhỏ như một lời nhắc nhở chẳng thể quên về 6 người “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng đã anh dũng hy sinh ngay tại nơi làm việc.

Chia sẻ về điều này, ông Trương Kiều Nghị, một cán bộ tại Bệnh viện Việt - Pháp tâm sự: “Cây nhang đó bệnh viện mới chuyển tạm về chỗ đấy được gần 2 năm, vì chỗ cũ phải nhường chỗ cho tòa nhà mới. Sau khi hoàn thành khu nhà mới bệnh viện sẽ chuyển về một vị trí mới uy nghi hơn.

Nó được xây dựng sau khi bệnh viện mở lại, lúc đó thành viên trong viện bảo nhau làm nên chưa được “hoàn hảo” vì nhiều tâm trạng. 

Nhớ về những ngày đó, quả thực chẳng có một lời nào có thể diễn tả được. Mình hiện tại vẫn được ngắm hoàng hôn mỗi ngày là may mắn hơn họ. Những đồng nghiệp cũ của mình đã ra đi khi đó mà chả biết lý do, họ ra đi khi mà y học chưa thể nhận diện ra thể virus gì mang độc lực đến vậy …

Họ vô tư quên mình lao vào công cuộc cứu bệnh nhân mà không hay chính mình lại nhiễm bệnh. Đấy là lý do mà những người ở lại như mình luôn canh cánh trong lòng. Luôn mong muốn họ được ấm áp trong vòng tay của mọi người”, ông Kiều Nghị bùi ngùi khi nhắc đến đồng nghiệp xưa.

Ông Trương Kiều Nghị chia sẻ: “Tôi vẫn nhớ như in từng ngày diễn ra trong mấy tháng chả biết sống chết thế nào. Tôi chứng kiến từng thứ từng thứ một mà thời điểm đó bế tắc bao trùm. Đồng nghiệp của tôi ra đi từng ngày mà ai ai cũng trong tâm trạng chả biết ngày nào là đến lượt mình.

Họ chọn nghề y để theo đuổi và họ là người luôn phải đối diện với nguy cơ mất mạng sống. Thấy họ hy sinh là họ hết chứ người đời có dành cho họ mấy lời ca tụng cũng để làm gì đâu. Họ thiệt thòi vô cùng!”...

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân SARS lúc đó.
Ảnh tư liệu do Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cung cấp.

Ngày hôm nay (27/02) một trong những ngày thiêng liêng, ý nghĩa với những người làm ngành y, lật giở từng trang ký ức, không ít bác sĩ bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm, sự việc đã được chứng kiến trong ngành y suốt những năm qua.

Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh cũng là người từng “chứng kiến” sự kiện dịch SARS tại Việt Nam chia sẻ cảm xúc về ngày 27/2: Trong khuôn viên cây cối um tùm, ngôi miếu thờ lặng lẽ yên tĩnh, trái ngược với sự ồn ào của khu vực khám chữa bệnh. Trên tấm bia tưởng niệm ghi tên 6 người đã mất trong cuộc chiến chống dịch SARS - Hội chứng hô hấp cấp tính nặng, theo thứ tự thời gian họ ra đi trong năm 2003:

1/ Y tá Nguyễn Thị Lượng (15/3).

2/ Bác sĩ Jean - Paul Dirosier (19/3).

3/ Y tá Phạm Thị Uyên (24/3).

4/ Bác sĩ Nguyễn Thế Phương (24/3).

5/ Bác sĩ Nguyễn Hữu Bội (12/4).

6/ Bác sĩ Jacque 7/2003 (chết sau khi về Pháp).

Trong danh sách này còn thiếu 1 cái tên: Carlo Urbani, bác sĩ người Ý làm việc cho tổ chức y tế thế giới, là người đầu tiên phát hiện ra căn bệnh quái ác này, ông mất tại một bệnh viện ở Thái Lan thời gian ngắn sau đó và vài năm sau, Tổ chức Y tế Thế giới cùng với Bộ Y tế đã có 1 buổi lễ tưởng niệm và ghi ơn ông.

Bác sĩ Carlo Urbani (trái). Ảnh: Thể thao Văn hóa

Xin kết lại bài viết bằng lời của ông Trương Kiều Nghị: “Trong những ngày này, tưởng nhớ những đồng nghiệp đã hy sinh thân mình là một hành động thiết thực nhất, hơn những lời sáo rỗng và các lẵng hoa đắt tiền rất nhiều.

Chúng tôi không cần các lời chúc tụng “có cánh”, chúng tôi cũng không muốn được gọi là từ mẫu, chúng tôi chỉ cần một sự cảm thông để chúng tôi hoàn thành công việc mà xã hội đã giao phó cho chúng tôi”.

Ngọc Nga - Ly Linh/GIADINHMOI.VN


LỰA CHỌN NÀO DÀNH CHO CỰU QUÂN NHÂN PHẠM THỊ HOÀI THƯƠNG?

Mấy hôm nay trên mạng XH có rất nhiều bài chia sẻ hình ảnh người phụ nữ mặc quân phục đứng ngoài đường, tay cầm khẩu hiệu khiếu kiện cùng đám dân chủ cuội. 

LỰA CHỌN NÀO DÀNH CHO CỰU QUÂN NHÂN PHẠM THỊ HOÀI THƯƠNG?
Nội dung băng rôn đi kiện của Phạm Thị Hoài Thương

Bạn biết đó, mọi người phản ứng gay gắt, họ bất bình và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm hành vi làm ảnh hưởng đến hình ảnh "Bộ đội Cụ Hồ", thậm chí họ yêu cầu tịch thu quyết định cho thôi phục vụ tại ngũ để nghỉ chế độ hưu của bạn... Tôi cũng vậy, tôi phản đối việc làm của bạn, chưa cần đề cập nội dung bạn khiếu kiện là gì? Nhưng bạn lợi dụng bộ quân phục và hành động như thế là bạn sai rồi, bạn có biết chính hành động này đã tạo cớ cho bọn phản động, các thế lực thù địch chúng xuyên tạc, bôi nhọ Quân đội ta và ảnh hưởng đến cơ quan, đồng chí, đồng đội của bạn không? 

Bạn luôn cho rằng những người không ủng hộ việc làm này của bạn là "nhận thức kém", là "giặc nội xâm"... Bạn không nhận ra vấn đề hay do tính hiếu thắng đã làm cho bạn trở thành hoang tưởng? Là nhân viên nấu ăn của cơ quan, bạn tự ý đi học đại học tại chức ngành tài chính - kế toán. Sau khi tốt nghiệp, bạn cho mình thuộc đẳng cấp khác, coi thường chị em cùng bộ phận nấu bếp, suốt ngày gây gổ, mâu thuẫn với các chị em khác, rồi kêu gào, khóc lóc, ầm ĩ cơ quan, đập cửa phòng làm việc của Thủ trưởng để kiện cáo. Đơn vị ưu tiên, điều chuyển từ vị trí nấu bếp ăn lên Phòng Tổ chức - Cán bộ, giữ thư viện, cả ngày chỉ đi phát mấy tờ báo cho các phòng, ban, rồi đọc sách báo, lướt web. Được một thời gian yên ổn, bạn lại lấn tới, yêu sách với “trình độ, năng lực” của mình thì phải được bố trí vào làm việc tại Ban Tài chính của đơn vị. Tuy nhiên, Ban Tài chính đã đủ biên chế, ổn định về tổ chức, và không có nhu cầu thêm về cán bộ vì dư biên chế. Không đạt được mục đích, bạn liên tục kiện cáo các nơi, suy diễn đủ thứ chuyện, từ chuyện bị chị em nhà bếp vùi dập, trù úm, chỉ huy Phòng không khách quan trong giải quyết mâu thuẫn của bộ phận nhà bếp, rồi tại sao người nọ người kia nhiều năm liền được bầu là Chiến sĩ thi đua, được khen thưởng về Đảng, chính quyền, rồi công tác tuyển dụng từ trước là có vấn đề… Bạn gọi đây là “vụ án có đầy đủ chứng cứ”. Khi được đơn vị sinh hoạt, giáo dục, nhắc nhở thì bạn quy chụp cho họ là "trù dập"... Sau đó, một mực đòi được chuyển về Ban Tài chính làm việc cho phù hợp với “trình độ, năng lực”. Để yên ổn, đơn vị lại đề xuất bổ nhiệm Bạn làm nhân viên Kế toán - Tài chính Trại tạm giam T75 thuộc Cục. Bạn vẫn không nhất trí và tiếp tục đi kiện cáo khắp mọi nơi. Đúng ra, bạn phải tiếp thu, rút kinh nghiệm thì bạn lại hoang tưởng, công thần, cho rằng mình cống hiến hết mình mà không được cất nhắc..(?). Trong khi những đồng đội khác, họ tâm huyết, cầu thị và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thì bạn nuôi ý định hằn học, kiện cáo, làm bất ổn tình hình đơn vị, UBKT Đảng ủy các cấp, từ UBKT của Cục ĐTHS, UBKT của BTTM, đến UBKT của Quân ủy Trung ương giải quyết, kết luận, bạn cũng không đồng ý và gọi tất cả là "giặc nội xâm", và quay ra kiện luôn tất cả các cơ quan này.

LỰA CHỌN NÀO DÀNH CHO CỰU QUÂN NHÂN PHẠM THỊ HOÀI THƯƠNG?

LỰA CHỌN NÀO DÀNH CHO CỰU QUÂN NHÂN PHẠM THỊ HOÀI THƯƠNG?
Quyết định giải quyết thôi việc, cho hưởng chế độ hưu trí đối với Phạm Thị Hoài Thương


Bạn luôn luôn cho rằng “có người theo dõi, ám sát” bạn, để từ đó một mực yêu cầu các cơ quan phải có trách nhiệm bảo vệ? Bạn có nghĩ, chính vì không chịu được tính cách của bạn nên vợ chồng bạn đã li hôn không? Con đã phải về quê ở với ông bà. Người phụ nữ thiệt thòi nhất là hôn nhân giang dở và mẹ lại không được chăm sóc con, có khi nào bạn thấy chạnh lòng, khi người ta có đôi, có cặp, mình lủi thủi một mình, không người sẻ chia? Cũng chính bởi hoàn cảnh đó, đơn vị đã tạo điều kiện cho bạn chuyển công tác về gần nhà để có điều kiện gần con. Nhưng thay vào việc biết ơn và cố gắng làm tốt nhiệm vụ thì bạn lại bỏ đơn vị đi khiếu kiện khắp nơi và hàng tháng vẫn lĩnh lương....


Sau 2 năm vô kỷ luật, đơn vị xét kỷ luật, cho ra khỏi Đảng và ra quyết định cho bạn nghỉ hưu, theo mình thì đây tiếp tục là sự thương cảm và ưu ái mà đơn vị và Quân đội đã dành cho bạn. Sở dĩ mình cất công và thực tâm viết bài này cho bạn, bởi lẽ mình cũng là phụ nữ, cũng làm vợ, làm mẹ và có công việc ổn định, mình thấy hài lòng với công việc mình đang làm (mặc dù thu nhập không cao, thời gian khắt khe, gò bó) nhưng mình biết cách bố trí hợp lý, vừa hoàn thành nhiệm vụ cơ quan, vừa lo chăm sóc gia đình, con mình ngoan, học giỏi và được mọi người thương yêu, đùm bọc... Nghĩ đến hoàn cảnh bạn, thuê nhà ở để đi kiện với những nội dung chả đâu vào đâu, chỉ là một mớ tạp phế lù, trong khi ở quê, bố mẹ già mấy năm nay mất ăn, mất ngủ, phiền lòng vì không bảo được bạn, người thân thì xa dần, không ai dám tham gia vì bạn sẵn sàng kiện bất cứ ai, con trai đang tuổi lớn, rất cần sự dạy bảo của mẹ...

Có khi nào bạn tự hỏi: Bạn làm cho bố mẹ, người thân phiền lòng vì bạn, rồi họ đổ bệnh... khi đó bạn có làm lại được không? Con trai bạn hư hỏng, mắc tệ nạn xã hội, bạn sẽ làm gì? Sau này lớn lên, có cơ quan, tổ chức nào dám nhận khi có người mẹ vi phạm kỷ luật và kiện cáo lung tung như bạn không?

Hy vọng bài viết này sẽ làm bạn suy nghĩ và dừng việc kiện cáo, hãy về quê, cùng ông bà lo cho con bạn ăn học, cháu đã thiệt thòi, thiếu tình cảm của bố, giờ mẹ lại bỏ bê, nó sẽ tủi thân lắm đó, cố gắng bù đắp cho con bằng chúng bạn, đừng để sau lại ân hận vì việc làm của mình.

Mình biết, hôm 25/02/2018 bạn lại ra đường đứng kiện, người thân phải lôi bạn về bởi họ không muốn bạn bị trượt dài và rơi vào vòng lao lý...

Hãy nghe mình, đừng kiện cáo vô lý nữa, nếu bạn nghe mọi người tham gia thì bạn vẫn còn cơ hội, bởi đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại, mình tin rằng, mọi người sẽ đùm bọc và bên cạnh mẹ con bạn, chúc bạn bình tâm, sớm ổn định cuộc sống, quay về với con, gia đình, người thân và con đang chờ bạn.



LẠI MỘT CON SÂU MỚI XUẤT HIỆN, LINH MỤC NGUYỄN DUY TÂN


Thời gian gần đây, dư luận trong quần chúng nhân dân ta hết sức bất bình, phẫn nộ trước các hành vi tuyên truyền, đả kích đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ Lãnh tụ đất nước của các linh mục Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Ngọc Nam Phong gây ảnh hưởng xấu trong dư luận quần chúng nhân dân, cũng như gây mất ổn định tình hình an ninh, trật tự trên từng địa phương nhất định.

LẠI MỘT CON SÂU MỚI XUẤT HIỆN, LINH MỤC NGUYỄN DUY TÂN

Tuy nhiên, hiện nay có một linh mục đang có nhiều hành vi tích cực tuyên truyền, đả kích đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ Lãnh tụ đất nước một cách liên tục, thậm chí đã đến Nghệ An để gặp gỡ linh mục Thục, linh mục Nam, đã có những phát ngôn hết sức ngông cuồng, đã dám bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí Minh... nhưng thông tin đến với mọi người chưa nhiều.
Đó là linh mục Nguyễn Duy Tân sinh năm 1968, hiện là quản xứ Thọ Hòa, ấp Thọ Hòa, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Nguyễn Duy Tân đã từng có những phát ngôn ngông cuồng và đăng tải trên trang facebook cá nhân:

"Nếu các linh mục chúng ta mà đoàn kết, thì Cộng sản sẽ phải giải tán sớm thôi. Cộng Sản giải tán để dân đỡ khổ".

"Tôi cầu mong cho Cộng Sản đừng phạm tội ác chống lại nhân loại".

"Tôi chỉ muốn Cộng Sản được giải thể; để cho đất nước, cho dân tộc được tự do, dân chủ và nhân quyền".

"Đồng tình ủng hộ Vũ Quang Thuận thực hiện phương thức đấu tranh bất bạo động để giải thể chế độ Cộng Sản tại Việt Nam".

"Cộng Sản luôn đóng vai ác, Hoa Kỳ luôn đóng vai thiện".

-"Hiến kế cho Sài Gòn hết kẹt xe: Bước 1, giải tán đảng Cộng sản".

Đây là những lời bịa đặt vô căn cứ, mang tính chất chủ quan cá nhân của vị linh mục chống phá cách mạng. Hành động của linh mục này từ trước đến nay là tìm mọi cách nhằm kích động những phần tử phản động, bất mãn với Đảng, Nhà nước, chế độ ta; tập hợp, tạo dựng phe cánh, gây xung đột, gây rối loạn tình hình chính trị, xã hội và khi có điều kiện thì xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta.

LẠI MỘT CON SÂU MỚI XUẤT HIỆN, LINH MỤC NGUYỄN DUY TÂN


LẠI MỘT CON SÂU MỚI XUẤT HIỆN, LINH MỤC NGUYỄN DUY TÂN

Mặc dù ngày 12/4/2017 vừa qua, Linh mục Nguyễn Duy Tân đã bị Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Đồng Nai ra Quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi "thiết lập, sử dụng trang thông tin cá nhân thông qua dịch vụ mạng xã hội Facebook để cung cấp, lưu trữ, truyền đưa những thông tin chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự" được quy định tại điểm a, khoản 4, điều 64, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến nhưng chúng tôi nghĩ rằng những hành vi chống phá như vậy mà chỉ mới dừng lại ở mức xử lý hành chính là chưa đủ mạnh, chưa đủ để răn đe những kẻ đang ngày đêm chống phá, gây bất ổn xã hội.

Sau khi thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật và đã có chế tài xử lý, Linh mục Nguyễn Duy Tân vẫn không chịu tu tâm tích đức, sống cho tốt đời đẹp đạo;Tân vẫn tiếp tục có những hành vi tuyên truyền, đả kích đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Tôi là một công dân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trước các hành vi vi phạm pháp luật rất trắng trợn của linh mục Nguyễn Duy Tân, tôi mong rằng thời gian tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hãy có hình thức xử lý nghiêm khắc linh mục Nguyễn Duy Tân và tất cả những ai vi phạm pháp luật.

Theo: LOXEBEN



BỘ TRƯỞNG GIÁO DỤC VÀ Y TẾ KHÔNG NHẤT THIẾT PHẢI LÀ GIÁO SƯ


"Bộ trưởng Giáo dục và Y tế không nhất thiết phải là giáo sư"

 Theo TS Lê Viết Khuyến, quan chức gắn với giáo sư, dù có thanh minh thế nào cũng thể hiện ham muốn chức danh. 

Câu chuyện rà soát giáo sư, phó giáo sư đang nhận được sự quan tâm của dư luận sau khi Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn năm 2017 với số lượng tăng đột biến. Dư luận lo ngại chất lượng giáo sư, phó giáo sư không đảm bảo, với "chuyến tàu vét" trước khi quy định 174 hết hiệu lực. 

 Vì sao quan chức, bộ trưởng không nên làm giáo sư? 

Theo quan điểm của TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, quan chức nói chung, bộ trưởng nói riêng, không nên làm giáo sư và phó giáo sư. Chức danh này chỉ nên dành cho những người giảng dạy tại các cơ sở đại học. 

 Xu hướng trên thế giới không có chuyện quan chức, bộ trưởng là giáo sư, bởi công việc chính của họ làm hành chính, chính sách. “Khi quan chức gắn liền giáo sư, dù có thanh minh thế nào cũng thể hiện tính háo danh”, ông Khuyến nói. 

Ông Khuyến cho rằng ở nước ta, trước đây có văn bản quy định Bộ trưởng GD&ĐT là chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước. Nhưng các quốc gia khác không quy định điều này. 

BỘ TRƯỞNG GIÁO DỤC VÀ Y TẾ KHÔNG NHẤT THIẾT PHẢI LÀ GIÁO SƯ
Số lượng giáo sư, phó giáo sư được công nhận năm 2017 tăng đột biến được cho là "chuyến tàu vét" trước khi quy định 174 hết hiệu lực.

 Ngoài ra, theo Quyết định số 20 của Thủ tướng năm 2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 174 năm 2008, tiêu chuẩn chung của chức danh giáo sư, phó giáo sư đối với những người đang làm việc ở các cơ quan, tổ chức không phải là cơ sở giáo dục ĐH, có tham gia giảng dạy từ trình độ ĐH trở lên tại cơ sở giáo dục ĐH của Việt Nam, phải có công trình khoa học, công nghệ đặc biệt xuất sắc đã được công bố và đánh giá cao; được tặng giải thưởng lớn trong nước hoặc ở nước ngoài. 

“Nhiều người quản lý thường đứng đầu các công trình đề tài lớn nhưng nói thật người làm lại là nhân viên của họ. Chính quy định của chúng ta đang tạo nên tiêu cực. Ngày xưa, bộ trưởng tương đương thượng thư chứ đâu có chức danh học vị gì”, TS Lê Viết Khuyên nêu quan điểm. 

Giáo sư nên gắn với đào tạo và 5 năm kiểm định một lần 

GS.TSKH Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, bày tỏ ông nhận chức danh giáo sư vì làm nghiên cứu khoa học trong nhiều năm và hiện vẫn hướng dẫn nghiên cứu sinh và thạc sĩ. Đến khi không đủ sức tham gia đào tạo, nghiên cứu, ông sẽ trả lại chức danh đó. 

GS Phạm Tất Dong cho rằng giáo sư là những người thực hiện nhiệm vụ đào tạo cho đất nước, là nhà giáo có trình độ cao nhất thuộc lĩnh vực nào đó. Họ mẫu mực, có lương tâm và đạo đức với nghề. 

BỘ TRƯỞNG GIÁO DỤC VÀ Y TẾ KHÔNG NHẤT THIẾT PHẢI LÀ GIÁO SƯ
GS.TSKH Phạm Tất Dong, ngành Tâm lý học, hiện là Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.

Một trong số những quyền cao quý không gì sánh bằng của giáo sư là được đào tạo tiến sĩ. Thêm nữa, họ được phụ trách học thuật để có thể đứng ngang hàng so với thế giới, nhiều giáo sư đứng đầu các trường phái khoa học. 

Nhìn chung, giáo sư chỉ làm công tác quản lý, không làm đúng nghề giảng dạy, đào tạo, sẽ rất lãng phí và vô nghĩa. 

“Trường hợp Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng không nhất thiết phải có chức danh giáo sư, khi bộ trưởng làm công tác quản lý, không giảng dạy. Người làm công tác khoa học nhưng gắn với nghiên cứu mà không phải đào tạo thì có thể phong là viện sĩ. 

Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, mặc dù là chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, cũng không nhất thiết phải là giáo sư, vì bộ trưởng làm công tác quản lý, thay mặt Nhà nước để phong chức danh. Điều này tách bạch với việc bộ trưởng có trình độ giáo sư hay không? Một số quốc gia khác, người không làm bác sĩ vẫn là Bộ trưởng Y tế”, GS Phạm Tất Dong nói. 

GS Dong đề xuất bổ nhiệm chức danh giáo sư phải gắn liền nơi đào tạo, vùng miền cần họ để đạt hiệu quả cao nhất cho việc cống hiến. Giáo sư nên được kiểm định 5 năm một lần. Nếu không còn đào tạo hay giảng dạy, giáo sư nên dành lại chức danh cho người khác. 

Tiêu cực trong bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư 

TS Lê Viết Khuyến cho rằng tiêu cực trong bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư là "thiên biến vạn hóa", không phải ai cũng dũng cảm nói ra. Nó giống như việc một số nơi có tham nhũng nhưng không bằng chứng để cáo buộc cá nhân. 

Ông Khuyến cũng không tin tưởng vào việc Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước rà soát tìm ra tiêu cực. 

“Người bảo nghiêm túc, người nói không, điều này khó lòng phân xử được. Chỉ đến khi nào việc công nhận giáo sư, phó giáo sư được nêu trong Luật Giáo dục Đại học, đồng thời xóa bỏ chức danh giáo sư, phó giáo sư cấp Nhà nước, giao về cho các trường, Bộ GD&ĐT kiểm soát, mới có thể bỏ tiêu cực”, ông Khuyến nói. 

Nguyên nhân để xảy ra tiêu cực trong việc xét duyệt giáo sư là do chức danh này có một số quyền lợi. Phó giáo sư được kéo dài thêm biên chế 5-7 năm. Hiện cũng có quy định giáo sư chắc chắn là giảng viên cao cấp, trong khi trước kia giáo sư chưa chắc là giảng viên cao cấp. Lương của giáo sư tăng nhanh trong khi nhiều người giỏi mà không có chức danh thì vẫn có thang bảng lương bình thường. 

BỘ TRƯỞNG GIÁO DỤC VÀ Y TẾ KHÔNG NHẤT THIẾT PHẢI LÀ GIÁO SƯ
TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT.

Trong khi đó, GS.TSKH Phạm Tất Dong nói rằng bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư có thể tiêu cực. Điều này đòi hỏi các hội đồng phải công tâm và có trình độ. “Có lần tôi góp ý tại sao hội đồng phong giáo sư lại có phó giáo sư? Bởi thành viên hội đồng xét công trình, bài báo khoa học thì bắt buộc phải có trình độ hơn ứng viên? Thứ hai là tồn tại việc bỏ phiếu ở hội đồng liên ngành công nhận giáo sư không ghi tên, không minh bạch. Những người làm khoa học thực sự chân chính phải dám ghi tên và chịu trách nhiệm với Nhà nước. Để công tâm, khi phong giáo sư, tất cả hội đồng phải ký và có tên tuổi đàng hoàng”, GS Phạm Tất Dong nói. 

Ông cũng thông tin cách đây hơn 7 năm, khi nhiều năm làm việc trong hội đồng công nhận giáo sư, ông chỉ nhận được 500.000 tiền thẩm định cho mỗi ứng viên. 

“Số tiền người thẩm định hiện nay nhận được khoảng 1-2 triệu đồng, trong khi họ phải làm rất nhiều việc, đọc nhiều bài báo, công trình nghiên cứu khoa học. Có những ứng viên gửi rất nhiều tài liệu, thậm chí 60 quyển sách", GS Dong thông tin. 

Nếu không đầu tư chi phí cho người thẩm định cao hơn, làm sao họ hăng hái, công tâm và tận tụy được? Thậm chí, vì chi phí thấp, họ có thể nhận tiền "đút lót" của ứng viên. 

"Tôi lấy ví dụ khi ứng viên biết người thẩm định chỉ được 2 triệu đồng, họ biếu luôn 10 triệu thì kết quả thẩm định có thể sẽ khác, nếu người thẩm định không công bằng và có lương tâm", GS Dong chia sẻ. 

*** 

Ngày 7/2 tại Hà Nội, Hội đồng Tư vấn Khoa học - Giáo dục và Môi trường, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức hội nghị phản biện về đào tạo sau đại học và bồi dưỡng nhân tài. Trong đó, vấn đề về chức danh phó giáo sư, giáo sư nhận được sự quan tâm của đông đảo chuyên gia. 

TS Hồ Ngọc Hải, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Khoa học - Giáo dục và Môi trường ví von: “Sư phải gắn liền với chùa, nếu không gắn với chùa thì không còn làm sư nữa. Giống như việc phong phó giáo sư, giáo sư phải gắn liền cơ sở đào tạo. Theo tôi, bộ trưởng hay chính khách đừng làm giáo sư làm gì nữa”. 

Ông Hải nói những người làm giáo sư thường là chủ nhiệm bộ môn hay dẫn đầu bộ môn, bởi đào tạo phải đi liền nghiên cứu khoa học. Giáo sư hay người thầy phải nghiên cứu mới có thể giảng dạy và đem cái mới cho sinh viên được. 

Ông Vũ Hào Quang, Ủy viên Hội đồng Tư vấn Khoa học - Giáo dục và Môi trường, cho rằng giáo sư nên giảng dạy ở bậc sau đại học trở lên. “Bộ trưởng, thứ trưởng không cần làm giáo sư bởi họ không có thời gian. Nếu họ đi dạy nên kiểm điểm vì họ bận với công việc quản lý như vậy lại lơ là đi dạy học?”, ông Hào Quang nói.



Quyên Quyên