KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Dinh Độc lập. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dinh Độc lập. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

NGÀY NÀY NĂM XƯA: RUNG CHUYỂN SÀI GÒN NGÀY 28/4 CỦA 43 NĂM VỀ TRƯỚC


Ngày 28/4/1975, một biên đội gồm 5 máy bay A37 do phi công Nguyễn Văn Lục chỉ huy, phi công Nguyễn Thành Trung (người đã ném bom dinh Độc Lập ngày 08/4) dẫn đường cất cánh từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang) bay về phía Sài Gòn.

NGÀY NÀY NĂM XƯA: RUNG CHUYỂN SÀI GÒN NGÀY 28/4 CỦA 43 NĂM VỀ TRƯỚC

Vượt qua mạng lưới ra đa cảnh giới của địch, biên đội đã ném bom chính xác vào khu vực để máy bay ở sân bay Tân Sơn Nhất, làm rung chuyển cả thành phố Sài Gòn. Quân địch kinh hoàng vì bất ngờ. Pháo cao xạ và không quân của chúng không kịp phản ứng. Việc di tản bằng máy bay có cánh cố định từ sân bay Tân Sơn Nhất bị tê liệt. Mỹ buộc phải tổ chức “chiến dịch di tản liều mạng” bằng máy bay lên thẳng.

Bộ đội không quân anh hùng đã lập thêm một chiến công làm rạng rỡ truyền thống của Quân chủng, dùng máy bay lấy được của địch đánh địch. Phi đội máy bay lập chiến công ngày 28/4 được mang tên “Phi đội quyết thắng”.

Cùng ngày 28/4/1975, ta đã giải phóng Bà Rịa.

Trong ngày 28/4/1975: Tổng thống Trần Văn Hương từ chức, trao quyền nguyên thủ quốc gia cho ông Dương Văn Minh, cựu đại tướng. Lễ bàn giao diễn ra vào chiều ngày 28/4/1975.

Sau hai ngày đêm chiến đấu kể từ khi Chiến dịch Hồ Chí Minh mở màn, Quân giải phóng cùng các lực lượng tại chỗ đã phá vỡ các tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch, cắt đứt quốc lộ 4, tăng cường vây ép Sài Gòn trên tất cả các hướng.

Các đơn vị đặc công, biệt động đã đánh chiếm làm chủ nhiều giao lộ và cây cầu dẫn vào thành phố. Bên trong thành phố Sài Gòn, lực lượng binh vận liên tục tiến công các cơ quan đầu não, vô hiệu hóa cảnh sát và bộ máy kềm kẹp các cấp của địch. Sân bay Tân Sơn Nhất tê liệt do bị Quân giải phóng ném bom và pháo kích, buộc Mỹ phải tổ chức di tản bằng trực thăng trên sân thượng tòa nhà Đại sứ.

Đêm 28/4, Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh ra lệnh tổng công kích trên toàn mặt trận. 5 cánh quân tiến công tiêu diệt quân địch tại tuyến phòng thủ cận ngoài, đồng thời tiến sâu, cùng lực lượng tại chỗ đánh chiếm bàn đạp quan trọng, sẵn sàng đồng loạt tiến công các mục tiêu trong nội đô. Lực lượng vũ trang Quân khu 8, Quân khu 9 phối hợp tiến công và nổi dậy giải phóng đồng bằng sông Cửu Long.

Cùng ngày 28/4, Trần Văn Hương trao ghế Tổng thống ngụy quyền cho Dương Văn Minh, người được đánh giá là “có xu hướng chính trị trung lập”, “đại diện cho lực lượng thứ ba”. Sau khi nhậm chức, Dương Văn Minh ra lệnh soạn thảo tối hậu thư (số 033TT/VT) gửi Đại sứ Mỹ Martin: “Tôi trân trọng yêu cầu ông đại sứ vui lòng ra chỉ thị cho các nhân viên Cơ quan Tùy viên quân sự DAO rời khỏi Việt Nam trong 24 giờ đồng hồ kể từ ngày 29/4/1975 để vấn đề hòa bình Việt Nam sớm được giải quyết”.

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

KÍP XE 390 HÚC ĐỔ CỔNG DINH ĐỘC LẬP NGÀY ẤY


Sau 43 năm, dù đã trở thành những chứng nhân lịch sử, nhưng các anh vẫn giữ được phẩm chất của những người lính: Không vụ lợi và biết hy sinh.

KÍP XE 390 HÚC ĐỔ CỔNG DINH ĐỘC LẬP NGÀY ẤY
Các cựu binh Nguyễn Văn Tập, Lê Văn Phượng, Vũ Đăng Toàn, Ngô Sĩ Nguyên (thứ 2, 3, 6, 7 từ trái sang) tại Lễ công bố xe tăng 390 là Bảo vật quốc gia.

Cựu binh xe tăng 390 thời bình

Tôi (phóng viên) đến cơ sở của Tập đoàn Sơn KOVA nằm trên đường Chiến Thắng quận Hà Đông (Hà Nội) gặp lại anh Nguyễn Văn Tập, cựu lái xe tăng 390. Lúc này anh Tập đang lái xe vận chuyển hàng vào kho. Nhìn anh làm việc, bất giác tôi nhớ về bức ảnh mà nữ nhà báo Pháp Francoise De Munder chụp khi anh Tập lái chiếc xe tăng 390 húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập 40 năm về trước. Dường như hiểu được liên tưởng của tôi, anh Tập cười: “Tay lái của mình đến nay xem ra vẫn còn chắc đấy chứ”.

Anh Tập kể: Năm 2003, khi biết các cựu binh xe tăng 390 hiện vẫn vất vả mưu sinh, PGS-TS Nguyễn Thị Hòe, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sơn KOVA (người được trao giải thưởng Kovalevskaya năm 1993, nay được giới trong nghề gọi là “bà hoàng” sơn Việt - PV) đã mời các anh về Công ty làm việc. Khi đó, cựu pháo thủ số 1 xe tăng 390 Ngô Sĩ Nguyên vừa được một Công ty xe buýt nhận về, còn cựu pháo thủ 2 Lê Văn Phượng nhà ở xa, sức khỏe lại không được tốt nên đành cảm ơn. Chỉ còn cựu trưởng xe và lái xe 390 Vũ Đăng Toàn và Nguyễn Văn Tập là chưa có việc làm. Nhận lời mời, hai anh cùng nghĩ: “Nếu mình thật sự có thể đóng góp cho Công ty thì làm, bằng không thì thôi”. Khi gặp mặt, hai anh nói: “Chúng tôi là lính chỉ quen chiến đấu, chưa chắc đã hợp với công việc đòi hỏi kỹ thuật của nhà máy”. PSG-TS Nguyễn Thị Hòe nói: “Chúng tôi mới thành lập Nhà máy sản xuất sơn giao thông KOVA tại Hà Đông, có không ít việc phù hợp với các anh”. Anh Toàn được tin tưởng giao phụ trách nhà máy, còn anh Tập làm lái xe vận chuyển hàng kiêm thủ kho.

Không thấy anh Toàn, tôi hỏi và được anh Tập cho biết anh về quê nghỉ đã vài năm rồi. Sau đó, có dịp trò chuyện với anh Toàn, tôi được cựu trưởng xe 390 cho biết vài năm trước phải xin nghỉ việc vì lý do sức khỏe (anh Toàn là thương binh - PV), nhà lại neo người. Anh Toàn tâm sự: năm đó, khi được giao phụ trách nhà máy, ban đầu anh không dám nhận, nhưng rồi được thuyết phục nên đồng ý. Lúc đầu anh làm Phó Giám đốc, đến năm 2004 được đề bạt quyền Giám đốc nhà máy. Sau vài năm hoạt động, nhà máy đi vào ổn định. Năm 2007, đơn vị chủ quản mở một cơ sở nữa tại huyện Bình Giang (Hải Dương). Do nhà neo người vì các con đều ở xa, anh Toàn xin được chuyển về Hải Dương cho gần nhà. Anh lại được giao quản lý nhà máy. “Nhưng đến năm 2009, tôi phải xin nghỉ dù vẫn lưu luyến anh em và thích công việc tại nhà máy” - anh Toàn cho biết.

Đến gặp cựu pháo thủ số 1 Ngô Sĩ Nguyên, mới hay anh vừa về nhà sau khi tham dự chuyến đi “40 năm theo dấu chân thần tốc” từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh, nằm trong hoạt động kỷ niệm chiến thắng 30/4 năm nay. Nhắc lại chuyện xưa, anh Nguyên tâm sự: Cũng như các đồng đội xe 390, điều mong muốn nhất sau khi xuất ngũ là có một việc làm ổn định để giúp đỡ gia đình. Anh từng làm công nhân bốc xếp tại bến Phà Đen (Hà Nội), lái xe lam, xe tải... rồi thất nghiệp. Có lần, anh mất tiền cho “cò” mà việc làm chẳng thấy đâu. Rồi vận may đến vào năm 2002 khi anh trực tiếp đến nộp đơn xin vào Công ty xe buýt 10/10. Lãnh đạo Công ty sau khi xem đơn biết anh là lính xe tăng 390 lập tức nhận ngay. Năm 2012, sau khi hai con ra trường và có việc làm ổn định, anh xin nghỉ việc. “Mới ngày nào vào Dinh Độc Lập mình chỉ ngoài hai mươi, giờ đã ngoại lục tuần rồi còn gì” - cựu pháo thủ 1 xe 390 bồi hồi nói.

Cựu pháo thủ số 2 Lê Văn Phượng là thương binh, lớn tuổi nhất trong bốn cựu binh xe tăng 390. Nhắc lại chuyện hơn chục năm trước, trong khi các đồng đội có việc làm cho thu nhập tốt hơn thì anh vẫn tiếp tục hành nghề cắt tóc. Năm 2006, cơ hội đến khi Công ty Cổ phần Quốc tế Việt-Am (đơn vị độc quyền phân phối máy cân bằng i-on, sản phẩm của nhà máy Z755, Bộ Quốc phòng) mời anh Phượng làm việc với tư cách một nhà phân phối mặt hàng này tại quê nhà thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Một năm sau, Công ty Cổ phần Quốc tế Việt-Am thành lập Trung tâm tư vấn sức khỏe và giới thiệu máy cân bằng i-on tại thị xã Sơn Tây, do anh Phượng là trưởng Trung tâm. “Tuy nhiên, đến năm 2008 tôi không thể kham nổi công việc vì đã lớn tuổi”, anh Phượng cho biết. Rồi cầm trên tay bản sao cuốn nhật ký được ghi trong những năm tháng ở chiến trường của mình (bản gốc hiện trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - PV), anh Phượng nói: “Thoáng chốc mà đã 40 năm, thỉnh thoảng tôi vẫn đọc lại nhật ký để nhớ về đồng đội, về tuổi hai mươi của mình”.

Kỷ niệm nhỏ và ngày hội lớn

Anh Tập cho biết: “Ngày 8/3 vừa qua, chúng mình vừa tổ chức 20 năm ngày gặp mặt, một kỷ niệm riêng của cánh 390”. Tại sao có ngày kỷ niệm này, lại còn liên quan đến ngày Quốc tế phụ nữ 8/3? Thấy tôi chưa rõ, anh Tập cho biết năm 1995, đúng ngày 8/3, nữ nhà báo Pháp Francoise De Munder đã tìm tới nhà anh tại xã Hoàng Diệu (Gia Lộc, Hải Dương). “Đó là kỷ niệm đặc biệt không thể quên khi vào ngày Quốc tế Phụ nữ, lại có một phụ nữ quốc tế đến tìm mình” - anh Tập xúc động. Khi nhận ra anh Tập chính là người trong bức ảnh mình chụp sau khi xe tăng 390 húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975, bà Munder hỏi tiếp anh về những thành viên còn lại của xe. Anh Tập nhớ đến đồng đội Vũ Đăng Toàn, ở cùng huyện, xã Yết Kiêu. Sau đó, bà Munder tìm gặp thêm anh Phượng, còn anh Nguyên tìm mãi không ra. Năm 1996, đạo diễn Việt Tùng đã tìm được anh Nguyên, sau đó làm nên bộ phim “Những người lính xe tăng 390 ngày ấy”, góp phần xác định xe 390 mới là xe tăng đầu tiên húc đổ cổng chính để tiến vào Dinh Độc lập.

Từ đó, các cựu binh xe tăng 390 lấy ngày 8/3 để đánh dấu ngày tái ngộ. Bởi sau chiến thắng 30/4/1975 không lâu, bốn thành viên xe tăng 390 chuyển dần đơn vị rồi chẳng có dịp hội tụ đầy đủ cùng nhau. “Ngày 8/3 năm nay đánh dấu 20 năm, nên cánh 390 thống nhất làm tại nhà tôi, mời vợ của bốn đồng đội cùng tham gia” - anh Tập cho biết. Hôm đó, các anh có dịp nhìn lại quãng thời gian đã qua sau khi được “tìm thấy” và được hội ngộ cùng nhau. Đó là quãng thời gian 20 năm, chẵn một nửa so với 40 năm vào Dinh Độc Lập. 20 năm qua, bằng sức lao động của chính mình, các anh người đã có nhà mới, người sửa lại nhà cũ khang trang hơn, con cái đã trưởng thành. Chỉ có các anh là không thay đổi, vẫn giữ được phẩm chất của những người lính, không vụ lợi và luôn biết hy sinh.

Nhớ lại năm 2012, anh Tập rồi anh Nguyên đã vui mừng gọi điện báo cho tôi xe tăng 390 được công nhận là Bảo vật quốc gia. Các anh cho biết, cứ vào dịp 30/4 hằng năm họ lại được mời trở lại Dinh Độc lập để kỷ niệm chiến thắng. Năm nay (năm 2015), bốn cựu thành viên xe tăng 390 cùng vợ lại được mời về Hội trường Thống Nhất để kỷ niệm 40 năm chiến thắng 30/4 lịch sử.

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

NGÀY 30/4/1975 TRONG TRÁI TIM CÁC VỊ TƯỚNG THỜI ẤY


Sáng 30/4/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các ủy viên Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đón nhận tin vui quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập tại phòng họp ở Nhà Con Rồng, thành cổ Hà Nội.

Theo hồi ức của đại tướng Võ Nguyên Giáp thể hiện trong cuốn “Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng”, Bộ chỉ huy tối cao nhận tin đầu tiên về việc quân giải phóng có xe tăng dẫn đầu đang tiến vào Sài Gòn từ Đài phát thanh Nhật Bản lúc 10h. Đến 10h50, Cục 2 (Quân báo) báo cáo quân giải phóng đã vào dinh Tổng thống chính quyền Sài Gòn. Ngay sau đó, các đài phát thanh phương Tây cũng đưa tin này.

11h30, ông Nguyễn Duy Phê, Cục phó Cục cơ yếu mang vào phòng họp một bức điện của Trung tướng Lê Trọng Tấn (Tư lệnh cánh quân phía đông) báo cáo: Một đơn vị thuộc cánh quân phía đông đã cắm cờ lên dinh Độc Lập.

Sau khi chỉ đạo gửi bức điện “Đã nhận tin ta cắm cờ lên dinh Độc Lập lúc 11h. Các anh trong Bộ Chính trị rất vui, rất vui" lúc 12h25, đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ thị cho Cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục Chính trị điện ngay cho Thông tấn xã Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam kịp thời truyền tin thắng lợi, và chuẩn bị viết thông cáo chiến thắng. Chỉ 15 phút sau, đài ngừng buổi phát thanh thường lệ, phát đi phát lại dòng tin: Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Lẫn vào tiếng loa phóng thanh, tiếng reo hò, hoan hô chiến thắng vang dậy khắp phố phường.

12h50, tại Sở chỉ huy, có mặt thiếu tướng Cao Văn Khánh, Phó tổng Tham mưu trưởng; đại tá Lê Hữu Đức, Cục trưởng Tác chiến; đại tá Nguyễn Trọng Yên và thượng tá Phạm Chí Nhân, Cục trưởng và Cục phó Tuyên huấn. Trước tấm bản đồ thành phố Sài Gòn - Gia Định, mọi người đứng dậy, chăm chú nhìn theo hướng tay đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ.

Thượng úy Nguyễn Tiến Trỗ, cán bộ bảo vệ đại tướng, với chiếc máy ảnh hiệu Kiev, đã ghi lại hình ảnh lịch sử này.

NGÀY 30/4/1975 TRONG TRÁI TIM CÁC VỊ TƯỚNG THỜI ẤY

Trong khi đó, tại miền Nam, ngày 30/4/1975, Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh đang đóng tại chỉ huy sở tiền phương - căn cứ Căm Xe thuộc xã Minh Thạch, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương (nay xã Minh Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương).

Khi nghe báo cáo quân giải phóng đã chiếm dinh Độc Lập, Tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng, cả Sở chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh reo mừng. Trong sách “Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng”, đại tướng Võ Nguyên Giáp kể về diễn biến được thuật lại tại Sở chỉ huy chiến dịch lúc đó: “Không còn là chuyện bất ngờ mà ai nấy đều giàn giụa nước mắt, siết chặt tay nhau, phấn khởi, tự hào”.

Các ông Lê Đức Thọ, đại diện Ban chấp hành trung ương Đảng tại mặt trận; đại tướng Văn Tiến Dũng, Tư lệnh chiến dịch; Phạm Hùng, Chính ủy chiến dịch, xúc động ôm hôn mọi người. Thiếu tướng Đinh Đức Thiện (Phó tư lệnh chiến dịch) là người khóc ra tiếng to nhất. Thiếu tướng Trần Văn Trà (Phó tư lệnh chiến dịch) đôi mắt đỏ hoe, nghẹn ngào sung sướng. Riêng ông Phạm Hùng, mở phanh chiếc áo bà ba, vừa cười to vừa bình luận sảng khoái, vừa ra lệnh chuẩn bị tiếp quản Sài Gòn.

NGÀY 30/4/1975 TRONG TRÁI TIM CÁC VỊ TƯỚNG THỜI ẤY

Trong bức ảnh lịch sử “Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh tại chỉ huy sở tiền phương”, do tác giả Võ Xuân Sáng, cán bộ bảo vệ đại tướng Văn Tiến Dũng chụp, ngoài các vị kể trên, còn có mặt thiếu tướng Lê Ngọc Hiền, Tham mưu trưởng chiến dịch; Lê Xuân Kiện, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng binh chủng Tăng - Thiết giáp…

Chiều 30/4/1975, tại dinh Độc Lập, sau khi đưa Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu đến đài phát thanh đọc lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trở về, đại úy Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn phó Trung đoàn 66, sư đoàn 304, đã bị một cán bộ trong Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 có mặt lúc đó đã phê bình là làm việc đó mà không báo cáo cấp trên.

Trung tướng Phạm Xuân Thệ, sau là Tư lệnh quân đoàn 2, rồi Tư lệnh quân khu 1, kể trong hồi ức: “Tôi không biết nói sao, bởi thực lòng trong tình thế đó tôi chỉ nghĩ đơn giản là làm sao sớm để họ tuyên bố đầu hàng, chiến sự sẽ sớm chấm dứt, bớt đi những sự hy sinh không đáng có. Liền sau đó, đồng chí Sư đoàn trưởng Nguyễn Ân nói: Đây là Thệ, Trung đoàn phó Trung đoàn 66 Sư đoàn 304, sai đâu sẽ kiểm điểm sau, để cho đồng chí ấy về chỉ huy đơn vị".

Sau lúc ấy, ông Thệ lên xe về đơn vị, đi kiểm tra Tiểu đoàn 9 lúc này đã chiếm giữ Bộ tư lệnh Hải quân và cảng Ba Son, nhưng một số người dân xô vào cảng Ba Son cướp tài sản. Ông ra lệnh cho Tiểu đoàn 9 phải bảo vệ không để cho dân vào cướp phá, đóng kín các cánh cổng và tổ chức canh gác chu đáo. "Sau đó tôi về Ban chỉ huy Tiểu đoàn 9. Lúc đó khoảng 17h chiều, tôi đi tắm giặt và lấy trong balô bộ quần áo mới toanh ra mặc, còn bộ quần áo cũ do đã mặc nhiều ngày nên tôi bỏ luôn. Sau này, tôi cứ tiếc mãi vì không giữ lại bộ quần áo còn vương bụi đường mà tôi đã mặc trong giờ phút lịch sử đáng nhớ của dân tộc", ông kể.

"Khoảng 17h30 ngày 30/4, tôi về Sở chỉ huy Trung đoàn đang ở tòa nhà Bộ Nội vụ chính quyền Sài Gòn cũ, ở trước của Dinh Độc Lập, về phía tay trái cách khoảng 500m. Về đến đây tôi gặp đồng chí Nguyễn Ân, Sư đoàn trưởng đang ở Sở chỉ huy Trung đoàn. Vừa thấy tôi, đồng chí Ân nói: Việc đưa Dương Văn Minh ra Đài Phát thanh, các cậu xử trí như thế là đúng đấy, không có gì sai sót đâu. Lúc bấy giờ tôi mới thở phào nhẹ nhõm…", ông kể tiếp.

Thiếu tướng Hoàng Đan, Phó Tư lệnh quân đoàn 2, trong hồi ký “Từ sông Bến Hải đến dinh Độc Lập”, kể về thời khắc lịch sử khi ông vào đến cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn trưa 30/4: "Khi tôi vào, Tổng thống Dương Văn Minh đã đi ra đài phát thanh. Chuẩn tưởng Nguyễn Hữu hạnh (quyền Tổng tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn) trông thấy tôi đoán là người chỉ huy, nên báo cáo về tình hình trong dinh trước lúc quân giải phóng đến, giới thiệu nhân vật chính có mặt. Tôi nói với chuẩn tướng Hạnh, ở đây còn liên lạc được với đơn vị nào, anh cho họ biết các anh đã đầu hàng không điều kiện và báo cho đơn vị đó nhanh chóng đầu hàng. Chuẩn tướng Hạnh đã liên lạc và truyền lệnh được cho nhiều đơn vị khác nhau".

"Vũ Văn Mẫu - Thủ tướng - xin phép được gặp đại diện Mặt trận với ý định bàn giao về nhà sớm. Tôi nói với ông Mẫu chúng tôi là quân nhân, vì vậy các anh cứ ở đây, ngay trong gian phòng này. Ngày mai sẽ có đại diện Mặt trận đến. Các anh cứ ngồi chơi thoải mái, hôm nay ăn thử một bữa cơm Việt cộng cho vui. Trông bọn họ cũng có vẻ yên tâm, nói cười vui vẻ với nhau", thiếu tướng Đan kể.

"Sau lúc thảo xong thông cáo số 1, khoảng 17h các đồng chí đại diện Quân đoàn 4 vào (Quân đoàn 4 được Bộ chỉ huy chiến dịch giảo nhiệm vụ chiếm dinh Độc Lập). Các đồng chí nói, các đồng chí có nhiệm vụ chiếm dinh Độc Lập nhưng vào chậm, nay xin cho bàn giao lại. Chúng tôi vui vẻ bàn giao ngay. Thật ra chúng tôi cũng muốn bàn giao nhanh để ra ngoài, nắm lại tình hình các đơn vị và trước mắt nghỉ ngơi một ít. Đã 4-5 ngày đêm không hề chợp mắt. Trên đường xe cộ, người chen chúc nhau. Chúng tôi phải hết sức vất vả và mãi 24h mới về đến Thủ Đức", ông Đan kể trong hồi ức.

Thượng tướng Hoàng Cầm, Tư lệnh quân đoàn 4, kể lại với tác giả Phan Hoàng trong cuốn “Phỏng vấn tướng lĩnh Việt Nam”: “13h30 ngày 30/4/1975, khi tôi vào đến dinh Độc Lập, được biết Dương Văn Minh cùng nội các của ông ta từ sáng sớm đến lúc ấy vẫn chưa ăn uống gì. Tất nhiên, họ sợ hãi không dám ngỏ lời. Tôi liền bảo họ: Các ông có thể nhờ người nhà đưa cơm nước và đồ cá nhân cần dùng tới, chứ đói sao chịu nổi… và đêm ấy, tôi cùng anh em binh lính nằm ngay trên hiên dinh Độc Lập nghỉ ngơi. Dù đang đói ngủ nhưng tôi không tài nào chợp mắt được. Đã nằm trong dinh Độc Lập rồi mà tôi cứ ngỡ mình đang mơ!".

Tướng Cầm kể tiếp: "Tôi nhớ hoài kỷ niệm đêm hôm đó. Tôi - Tư lệnh và anh Hoàng Thế Thiện - Chính ủy Quân đoàn 4 cùng nằm trò chuyện và ngủ ngay ngoài hiên dinh Độc Lập. Không mùng mền chiếu gối. Sáng dậy, muỗi đốt đỏ cả người. Chúng tôi đùa, muỗi Sài Gòn kinh quá! Sau này, mỗi lần gặp nhau, anh Thiện cũng hay nhắc lại kỷ niệm ấy. Cả hai cười vang”.