KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn hòa bình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hòa bình. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2019

XỬ LÝ NGHIÊM SAI PHẠM, TRẢ LẠI SỰ TRONG SẠCH CHO MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC

Vụ việc gian lận trong kỳ thi THPT Quốc gia tại các địa phương như Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình trong những ngày qua lại đang nóng lên trên các mặt báo cũng như mạng xã hội.

XỬ LÝ NGHIÊM SAI PHẠM, TRẢ LẠI SỰ TRONG SẠCH CHO MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC

Điều đặc biệt khiến dư luận bức xúc là sau khi danh sách những thí sinh được nâng điểm được công khai, trong số đó có trường hợp kỷ lục được nâng khống tới 26,5 điểm để trở thành thủ khoa của Trường Sĩ quan lục quân, trong khi điểm thực chất của thí sinh này chỉ vỏn vẹn 1 điểm cả ba môn.
Đến thời điểm hiện tại, cơ quan chức năng đã xác định có 222 thí sinh bị phát hiện gian lận điểm trong kỳ thi vừa qua, trong đó  có 114 thí sinh tỉnh Hà Giang, 64 thí sinh tỉnh Sơn La và 44 thí sinh tỉnh Hòa Bình. Bằng việc sửa điểm, nhiều trong số những thí sinh đó đã trở thành thủ khoa, á khoa và lọt vào top đầu tại một số trường đại học danh giá.
Sự chiếm chỗ của những trường hợp gian lận này cũng đồng thời tước đoạt đi cơ hội của ngần ấy thí sinh đủ năng lực, thậm chí có cả những nhân tài khắp các địa phương trong cả nước trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018.
Cho đến thời điểm hiện tại, việc xử lý đối với những trường hợp thí sinh được phát hiện gian lận điểm trúng tuyển vào các trường đại học vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.
Thậm chí tại một số trường thí sinh được nâng điểm vẫn đang theo học do xác định số điểm thực chất sau khi chấm thẩm định vẫn đủ điểm trúng tuyển hoặc thí sinh đã sử dụng tổ hợp điểm những môn khác để xét tuyển.
Nhiều ý kiến cho rằng giáo dục là sự nghiệp trồng người, đào tạo thế hệ nhân tài cho đất nước phải đảm bảo cả tài và đức, liệu chúng ta có chấp nhận những chủ nhân tương lai của đất nước đã có hành vi gian lận ngay từ khi ngồi trên ghế giảng đường đại học.
Cho đến thời điểm này, lực lượng Công an đã khởi tố 3 vụ án về tội danh lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, khởi tố, bắt giam nhiều cá nhân có liên quan đến quá trình tham gia chấm thi, quản lý bài thi, đề thi tại các địa phương Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La.
Vụ việc vẫn đang được tiếp tục điều tra làm rõ để xử lý nghiêm khắc trên tinh thần kiên quyết, khách quan và triệt để. Đối với các trường hợp thí sinh dự tuyển vào các trường CAND, trả lời phóng viên Lãnh đạo Cục Đào tạo - Bộ Công an đã cho biết: Đã trả 53 thí sinh gian lận điểm tại hai địa phương Sơn La và Hòa Bình trúng tuyển vào các trường CAND về địa phương để xử lý theo quy định.
Nguyên tắc xử lý của Bộ Công an là tất cả các học viên có điểm thi gian lận đều bị thu hồi kết quả trúng tuyển và xử lý nghiêm bất kể điểm thực chất sau khi trừ điểm nâng có đạt điểm chuẩn vào các trường CAND hay không.
Đồng thời để ngăn chặn và hạn chế tình trạng gian lận trong thi cử, hiện Bộ Công an cũng đang nghiên cứu xây dựng đề án đổi mới tuyển sinh vào các trường CAND.
Mục tiêu của đề án này là sẽ đưa ra các quy định mang tính đặc thù nhằm tuyển chọn được những người có năng lực, năng khiếu đáp ứng các tiêu chuẩn quy định cũng như hạn chế tình trạng gian lận khi thi tuyển vào các trường CAND.
Câu hỏi mà dư luận đang hết sức quan tâm là các cơ quan chức năng xử lý như thế nào đối với những thí sinh sai phạm và cả những người có liên quan, trong đó có phụ huynh của những thí sinh đã được nâng điểm.
Rõ ràng là những hệ lụy tiêu cực liên quan đến gian lận trong kỳ thi PTTH Quốc gia năm 2018 vừa qua để lại những hậu quả rất nặng nề. Những sai phạm đó đã làm ảnh hưởng đến một kỳ thi công bằng và nghiêm túc về sự trong sạch cần phải có của môi trường giáo dục.
Chỉ bằng cách xử lý một cách toàn diện, kịp thời và nghiêm khắc tất cả những sai phạm mới có thể lấy lại được lòng tin trong xã hội đặc biệt đối với các học sinh và phụ huynh khi một mùa thi mới sắp đến gần./.
Yên Trung

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2019

Gian lận thi tại Hòa Bình: Đã nhận tiền sửa điểm thi Quốc gia từ nhiều năm

Cơ quan ANĐT - Bộ Công an ngày 11/3 cho biết vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại phường Phương Lâm, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Đây là vụ án có tính chất rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng, làm suy giảm và mất lòng tin của nhân dân vào các cơ quan quản lý Nhà nước nói chung và ngành giáo dục nói riêng.
Việc can thiệp, nâng điểm thi trắc nghiệm cho các thí sinh đã ảnh hưởng đến kết quả thi, xét tuyển đại học của các thí sinh khác, trực tiếp xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước trong việc tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia, lấy kết quả xét tuyển vào các Trường Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Liên quan đến vụ án trên, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, đề nghị truy tố 3 bị can về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Các bị can gồm: Nguyễn Quang Vinh (SN 1966, trú tại TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình), nguyên Trưởng phòng, Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở giáo dục đào tạo tỉnh Hòa Bình; Đỗ Mạnh Tuấn (SN 1979, Phó Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) và Nguyễn Khắc Tuấn (SN 1981, chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình.
Quá trình điều tra xác định: Ngày 14/5/2018, UBND tỉnh Hòa Bình ra quyết định số 1165/ QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) Quốc gia năm 2018.
Trên cơ sở đó, ngày 15/5/2018, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình có Quyết định số 1196/QĐ-SGDĐT thành lập Hội đồng thi THPT Quốc gia năm 2018.
Trong đó, Tổ chấm thi trắc nghiệm gồm có Nguyễn Quang Vinh, Trưởng Ban thư ký Hội đồng thi làm tổ trưởng; Nguyễn Khắc Tuấn, Chuyên viên phòng khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục (KT&QLCLGD); Đỗ Mạnh Tuấn; Nguyễn Hồng Biển, giáo viên Trường THPT Lạc Thủy C; Đào Ngọc Thuật, giáo viên Trường THPT Mai Châu và Trần Phi Điệp, giáo viên Trường THPT Lạc Thủy.
Tổ chấm thi tự luận môn Ngữ văn do Diệp Thị Hồng Liên, Phó Trưởng phòng KT&QLCLGD, Phó Trưởng ban chấm thi phụ trách gồm 1 trưởng môn chấm thi (Nguyễn Văn Quang, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Cộng Hòa) và 45 cán bộ, giáo viên.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ chấm thi, Vinh, Mạnh Tuấn và Khắc Tuấn cùng một số đối tượng liên quan đã có hành vi sửa chữa, nâng điểm bài thi cho các thi sinh... làm sai lệch kết quả thi tại tỉnh Hòa Bình.
Kết quả điều tra, Cơ quan ANĐT - Bộ Công an có đủ căn cứ xác định: Đầu tháng 5/2018, tại phòng làm việc riêng của Vinh, Vinh đã bàn bạc, chỉ đạo Mạnh Tuấn xử lý, can thiệp, nâng điểm thi trắc nghiệm cho các thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tỉnh Hòa Bình. Vinh và Mạnh Tuấn thống nhất, phải sửa trực tiếp trên bài thi của thí sinh, trước khi đưa vào máy quét file ảnh bài làm gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo sự thống nhất giữa các đối tượng, Vinh có trách nhiệm chuẩn bị chìa khóa phòng để bài thi trắc nghiệm, bố trí niêm phong cửa phòng thi bóc được dễ dàng, khó bị phát hiện. Đỗ Mạnh Tuấn trực tiếp sửa bài thi của thí sinh.

Gian lận thi tại Hòa Bình: Đã nhận tiền sửa điểm thi Quốc gia từ nhiều năm
Nguyễn Khắc Tuấn và Ðỗ Mạnh Tuấn.

Sau đó, Mạnh Tuấn đã gặp, trao đổi và bàn bạc với Khắc Tuấn để cùng thực hiện việc can thiệp, nâng điểm thi cho một số thí sinh theo chỉ đạo của Vinh. Đồng thời, chủ động chuẩn bị bút chì, tẩy bút chì, in sẵn đáp án của các môn thi trắc nghiệm Bộ GD&ĐT đã công bố trên mạng Inrternet ra giấy A4; tập hợp danh sách các thí sinh cần nâng điểm thi (có thí sinh cần đạt điểm xét tuyển đại học, có thí sinh chỉ cần đủ để tốt nghiệp THPT).
Để tạo điều kiện cho Đỗ Mạnh Tuấn, Nguyễn Khắc Tuấn can thiệp, sửa chữa, nâng điểm bài thi trắc nghiệm được thuận lợi, không bị phát hiện, Vinh đã chủ động tham mưu, lựa chọn và đề xuất nhân sự tổ chấm thi trắc nghiệm.
Trong đó, có Đỗ Mạnh Tuấn (mặc dù vào thời điểm trình ký Quyết định thành lập Hội đồng thi THPT Quốc gia năm 2018, vẫn chưa có văn bản giới thiệu tham gia); chủ động bố trí tổ chấm thi trắc nghiệm làm việc, sinh hoạt tại tầng 5, Nhà khách Hòa Bình...
Trong đó phòng 503 là phòng ở và phòng 504 là phòng chấm trắc nghiệm. Bộ phận Thanh tra, Công an giám sát, bảo vệ tổ chấm thi trắc nghiệm ăn, nghỉ, làm việc tại tầng 4. Thanh tra, giám sát bảo vệ Ban làm phách ăn, nghỉ làm việc tại Phòng 404. Giữa cầu thang tầng 4 và 5 cửa sắt được khóa để cách ly vào buổi tối.
Tổ chấm thi trắc nghiệm tập trung và thực hiện nhiệm vụ chấm thi từ ngày 29/6/2018 đến ngày 09/7/2018. Buổi tối các ngày từ 30/6/2018 đến 03/7/2018, Đỗ Mạnh Tuấn và Nguyễn Khắc Tuấn sử dụng chìa khóa do Nguyễn Quang Vinh đưa, bóc niêm phong, mở khóa đột nhập vào phòng 504 để trực tiếp thực hiện việc chỉnh sửa đáp án trên phiếu trả lời trắc nghiệm (bài thi) của các thí sinh theo danh sách đã tập hợp sẵn.
Trong vụ án này, thủ đoạn của Đỗ Mạnh Tuấn, Nguyễn Khắc Tuấn rất tinh vi. Cụ thể, Mạnh Tuấn và Khắc Tuấn đã sử dụng dao rọc giấy rạch theo mép gấp niêm phong túi đựng bài thi số 2, số 1, lấy các bài thi của thí sinh cần nâng điểm, đối chiếu với đáp án của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tẩy đáp án sai, dùng bút chì tô lại đáp án đúng. Hoặc tẩy tất cả đáp án rồi tô lại đáp án đúng theo điểm được yêu cầu...
Sau khi sửa, các đối tượng cho bài thi vào túi đựng bài, dùng ghim hoặc phết một lớp hồ dán lên tờ niêm phong bài thi để không bị phát hiện. Một số trường hợp thí sinh có bài thi đã “scan” lên vi tính chưa kịp sửa, Mạnh Tuấn mở máy vi tính rồi tiến hành scan lại toàn bộ tập bài thi và copy đè lên tập bài thi đã scan trước đó.
Cũng có trường hợp, chỉ “scan” riêng bài thi của thí sinh đã được sửa đáp án. Sau đó, các bài thi được thực hiện việc chấm điểm đúng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà không bị phát hiện. Kết thúc việc chấm thi, Mạnh Tuấn đã nhờ Nguyễn Khắc Tuấn chuyển lại cho Vinh chùm chìa khóa đã sử dụng để đột nhập vào phòng 504, thực hiện việc can thiệp, nâng điểm bài thi trắc nghiệm cho các thí sinh.
Căn cứ kết quả điều tra, lời khai của bị can, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã trưng cầu Viện khoa học hình sự Bộ Công an tiến hành giám định 210 bài thi trắc nghiệm của 77 thí sinh có dấu hiệu bị can thiệp, nâng điểm.
Kết luận giám định, xác định 140/210 bài thi của 56 thí sinh tẩy xóa, chỉnh sửa đáp án, các đáp án trên bài thi trắc nghiệm không phải do cùng một người tô ra. Kết quả chấm thẩm định của Bộ GD&ĐT xác định 140 bài thi trắc nghiệm của 56 thí sinh (có danh sách kèm theo) được can thiệp, nâng điểm ít nhất từ 0,2 điểm đến cao nhất 9,25 điểm/ một môn thi.
Trong số này, có thí sinh Đỗ Nguyễn Hoàng Anh là cháu của Nguyễn Quang Vinh (môn toán nâng 4,6 điểm; môn ngoại ngữ 5,2 điểm). Trong việc can thiệp nâng điểm bài thi trắc nghiệm, bị can Mạnh Tuấn thừa nhận được hưởng lợi bất chính 550 triệu đồng.
Ngoài ra, kết quả điều tra còn xác định, trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 tỉnh Hòa Bình, Nguyễn Khắc Tuấn đã trực tiếp can thiệp, nâng điểm bài thi trắc nghiệm cho cháu của mình là thí sinh Đinh Ngọc Thảo.
Đối với môn thi tự luận, Đỗ Mạnh Tuấn khai nhận còn được Vinh chỉ đạo làm “Sinh phách” (mã hóa số báo danh của thí sinh từ phần mềm quản lý thi) chấm thi tự luận môn ngữ văn, mặc dù Tuấn không có nhiệm vụ.
Thông qua việc làm “Sinh phách”, Đỗ Mạnh Tuấn tập hợp và đưa lại cho Vinh danh sách các thí sinh cần nâng điểm thi môn ngữ văn để Vinh chỉ đạo, xử lý. Kết quả chấm thấm định bài thi tự luận môn ngữ văn của Bộ GD&ĐT xác định có 22 bài thi của 22 thí sinh được chấm chênh lệch điểm từ 1,25 đến 4,75.
Song quá trình đấu tranh, cơ quan điều tra chưa có đủ căn cứ kết luận các cá nhân liên quan có dấu hiệu sai phạm trong việc can thiệp, nâng điểm thi tự luận môn ngữ văn như lời khai của Đỗ Mạnh Tuấn. 
Quá trình điều tra, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã tiến hành điều tra mở rộng vụ án, xem xét trách nhiệm những người có quan hệ, nhờ Nguyễn Quang Vinh, Đỗ Mạnh Tuấn can thiệp; nâng điểm thi cho các thí sinh; trách nhiệm nhân thân thí sinh và thí sinh; trách nhiệm của thành viên Ban chỉ đạo Kỳ thi THPT của tỉnh và các thành viên còn lại của Hội đồng thi THPT quốc gia 2018 tỉnh Hòa Bình khi để xảy ra can thiệp, nâng điểm bài thi cho các thí sinh, tuy nhiên chưa có căn cứ để xử lý trong vụ án.


Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2018

Gian lận điểm thi ở Hòa Bình tinh vi, xảo quyệt hơn Hà Giang, Sơn La


Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho rằng, tổ chấm thẩm định không phát hiện được là bình thường bởi sai phạm ở Hòa Bình rất nghiêm trọng, thậm chí tinh vi, xảo quyệt hơn Hà Giang và Sơn La.

Liên quan đến sai phạm điểm thi ở Hòa Bình vừa được công bố, trả lời báo chí, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết rất bất bình và tuyệt đối không dung túng cho những sai phạm vừa qua.

Ông Trinh cho rằng, những sai phạm vừa qua đã cho thấy có ý đồ, có tổ chức, cho thấy vô hiệu hóa quy trình kỳ thi vốn rất nghiêm ngặt. Sự vô hiệu hóa đó nhằm mục đích thay đổi kết quả thi, làm mất đi sự công bằng của kỳ thi.

Hiện chưa có đầy đủ thông tin, nhưng với thông tin ban đầu từ tổ chức năng của Bộ Công an, ông Trinh cho rằng sai phạm của Hòa Bình cũng rất nghiêm trọng, thậm chí còn tinh vi, xảo quyệt hơn.

Gian lận điểm thi ở Hòa Bình tinh vi, xảo quyệt hơn Hà Giang, Sơn La
Dư luận đặt nghi vấn về điểm thi ở Hòa Bình khi số thí sinh đạt từ 27 điểm trở lên của Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình chiếm 35% cả nước. 
Cục trưởng Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) chia sẻ: "Phải hiểu rằng với chức năng của Hội đồng chấm thẩm định, tổ chấm thẩm định sẽ chấm ở trên các bài thi. Như vậy, bài thi của các em thế nào thì phản ánh khách quan bằng kết quả như thế. Nên nhiệm vụ của tổ chấm thẩm định như vậy là hoàn thành" - ông Trinh cho biết.

Theo ông Trinh, sai phạm ở Hòa Bình diễn ra trước đó, cụ thể là can thiệp lên bài làm của thí sinh.

"Như vậy, tổ chấm thẩm định không phát hiện được là bình thường. Nhưng thông qua việc chấm rà soát như vậy tổ chấm thẩm định đã nghi ngờ có dấu hiệu sai phạm trong quá trình chấm thi, cho nên, Bộ GD-ĐT mới có công văn gửi Bộ Công an điều tra làm rõ và nay đã có kết quả ban đầu".

Chiều ngày 02/8, thông tin với báo chí, ông Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hòa Bình cho biết, Sở GD-ĐT Hòa Bình đã rà soát thêm một lần nữa khâu coi thi, chấm thi.

Trong quá trình rà soát, Sở GD-ĐT Hòa Bình phát hiện một số vấn đề cần phải báo cáo Trưởng ban chỉ đạo thi của tỉnh, Bộ GD-ĐT và Công an tỉnh Hòa Bình. 

Cơ quan công an tỉnh Hòa Bình và Bộ Công an đang xác minh và hiện chưa có kết quả. Sở GD-ĐT đang chờ kết luận của cơ quan Công an. Khi đó, sự việc liên quan đến ai, lực lượng chức năng sẽ triệu tập người đó để làm rõ.

Video: Phó GĐ Sở GD-ĐT Hòa Bình: Khâu chấm thi trên máy không logic


Sáng 03/8, trả lời PV, Đại tá Phạm Hồng Tuyến, Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, đơn vị đã khởi tố vụ án “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” để điều tra về những nghi vấn điểm thi bất thường tại Hòa Bình.

Tối 02/8, TS Mai Văn Trinh - Cục trưởng Quản lý chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) xác nhận, Bộ phát hiện những dấu hiệu bất thường tại khâu chấm thi, một số bài thi trắc nghiệm ở Hòa Bình có dấu hiệu bị can thiệp.

Ông Trinh cho biết: “Thực hiện kế hoạch của kỳ thi THPT Quốc gia 2018, Bộ GD-ĐT tổ chức chấm thẩm định tại một số Hội đồng thi; trong đó có Hội đồng thi tỉnh Hòa Bình. Sau khi chấm thẩm định và rà soát quy trình, Bộ GD-ĐT phát hiện dấu hiệu bất thường ở khâu chấm thi bài thi trắc nghiệm tại đây".

Ngày 24/7, Bộ GD-ĐT gửi Bộ Công an công văn về việc điều tra xác minh làm rõ nghi vấn gian lận điểm thi tại Hòa Bình.

Trong quá trình điều tra xác minh, đoàn kiểm tra nhận thấy có dấu hiệu can thiệp lên phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh dẫn đến thay đổi kết quả thi.
Diễn biến sự việc
Ngày 11/7: Công bố điểm thi THPT quốc gia của 63 tỉnh, thành.
Ngày 20/7: Dư luận nêu vấn đề về điểm thi bất thường của tỉnh Hòa Bình.
Ngày 20/7: Giám đốc và Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hòa Bình khẳng định kết quả thi THPT quốc gia năm 2018 của tỉnh là trung thực.
Ngày 21-22/7: Hội đồng chấm thẩm định của Bộ GD-ĐT về Hòa Bình làm việc. Bộ GD-ĐT đã rút toàn bộ số bài từ 8 điểm trở lên để chấm lại.
Ngày 23/7: Kết quả cho thấy 100% những bài đã chấm thẩm định đều giống như kết quả của ngày 11/7.
Ngày 24/7: Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi Bộ Công an điều tra làm rõ sự việc.
Ngày 28/7: Sở GD-ĐT Hòa Bình phát hiện chấm thi trắc nghiệm "không logic".
Ngày 02/8: Bộ GD-ĐT xác nhận có dấu hiệu can thiệp làm thay đổi trên phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh để thay đổi kết quả thi THPT quốc gia.
Ngày 02/8: Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hòa Bình đã ký quyết định chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an. 
Ngày 03/8: Công an tỉnh Hòa Bình ra quyết định khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại điều 356 Bộ luật Hình sự.

Ngày 03/8: Chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra Bộ Công an.

Công an xác minh bất thường trong điểm thi THPT quốc gia tại Hòa Bình


5 cán bộ chấm thi trắc nghiệm đã được Công an triệu tập làm rõ một số điểm không logic trong chấm thi THPT quốc gia.

Chiều ngày 02/8, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình - ông Nguyễn Đức Lương - cho biết: từ ngày 30/7, Công an tỉnh đã điều tra một số vấn đề liên quan đến chấm thi trắc nghiệm THPT quốc gia 2018. 5 cán bộ ở tổ chấm thi trắc nghiệm của Hội đồng thi tỉnh đều được Công an triệu tập để xác minh.

"Ngày 28/7, khi rà soát các khâu của kỳ thi THPT quốc gia, chúng tôi phát hiện có sự không logic trong thời gian chấm trắc nghiệm và máy tính sử dụng để chấm nên báo cáo với Trưởng ban chỉ đạo thi của tỉnh, Bộ Giáo dục và Công an tỉnh"- ông Lương nói.

Công an xác minh bất thường trong điểm thi THPT quốc gia tại Hòa Bình
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình Nguyễn Đức Lương báo cáo với đoàn kiểm tra công tác chấm thi của Bộ Giáo dục ngày 04/7.
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình không biết chính xác sự bất thường ở điểm nào trong khâu chấm trắc nghiệm bởi "nó kỹ thuật". 

Trước đó từ ngày 21-22/7, một tổ chấm thẩm định thi THPT quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lên Hòa Bình rút toàn bộ bài trắc nghiệm gốc đạt từ 8 điểm trở lên để chấm lại. Bộ Giáo dục và Đào tạo sau đó thông báo, 100% bài thi chấm thẩm định trùng khớp với kết quả chấm thi, không thay đổi điểm so với số điểm Hội đồng thi Sở Giáo dục công bố ngày 11/7... 

"Hội đồng thi tỉnh Hòa Bình đã thực hiện việc chấm thi đúng quy trình, quy chế và hướng dẫn chấm thi của Bộ. Phiếu trả lời trắc nghiệm gốc của thí sinh vẫn được đựng trong túi bài thi, các bài thi đều đủ chữ ký của thí sinh và của cán bộ coi thi phòng thi đó" -thông cáo của Bộ Giáo dục gửi báo chí ngày 23/7 nêu.

Trong buổi kiểm tra công tác chấm thi THPT quốc gia tại Hòa Bình ngày 04/7, Cục trưởng Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cũng đánh giá cao cách làm của địa phương này. Khu vực chấm thi trắc nghiệm được bố trí cách ly ở các dãy phòng trên tầng 4 của một nhà khách, có bạt che kín xung quanh, Công an kiểm soát trong - ngoài. Một cánh cửa luôn được khóa kín, ngăn cách tầng 4 với khu vực bên dưới, chìa khóa do Công an giữ.

Công an xác minh bất thường trong điểm thi THPT quốc gia tại Hòa Bình
Lối lên khu vực chấm thi trắc nghiệm của Hội đồng thi tỉnh Hòa Bình được khóa kín.
Trong phòng chấm thi trắc nghiệm, khi đoàn kiểm tra đến, có mặt đầy đủ hai cán bộ thanh tra (một của Sở Giáo dục và Đào tạo, một của trường đại học phối hợp) và đại diện Công an địa phương (Phòng ANCTNB).

Tỉnh Hòa Bình khiến dư luận nghi ngờ khi có số thí sinh đạt điểm Toán từ 9 trở lên là 27, chiếm 4,7% cả nước. Xét theo khối thi truyền thống (A, A1, B, C, C3, D1), tỉnh miền núi này có 22 trên tổng số 324 thí sinh đạt từ 27 điểm trở lên.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình, ông Bùi Trọng Đắc khi báo cáo với Thứ trưởng Giáo dục Nguyễn Mạnh Hùng ngày 19/7 về tình hình thi của tỉnh, đã khẳng định: "Điểm thi của thí sinh là chính xác, khách quan, không có bất kỳ sự can thiệp nào vào bài làm của thí sinh".
Ngày 25-27/6/2018, cả nước có hơn 900.000 thí sinh dự thi THPT quốc gia. Ngày 11/7, Bộ Giáo dục công bố điểm thi, dư luận bất ngờ khi Hà Giang, Sơn La có số thí sinh đạt điểm giỏi tăng đột biến, trong khi điểm trung bình các môn của thí sinh hai tỉnh thuộc diện thấp nhất cả nước. Tại Lạng Sơn, nhóm thí sinh tự do là cảnh sát cơ động cũng có nhiều điểm khá giỏi.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sau đó thành lập 3 tổ công tới 3 địa phương xác minh dấu hiệu bất thường trong điểm thi. Kết quả Hà Giang có 114 thí sinh với hơn 330 bài thi được nâng tổng điểm từ 1 lên 29,95. Ông Vũ Trọng Lương và Nguyễn Thanh Hoài, Trưởng và Phó phòng Khảo thí của Sở Giáo dục và Đào tạo bị bắt vì tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Tại Sơn La, tổ công tác phát hiện 5 cán bộ Sở Giáo dục sửa điểm cả bài tự luận và trắc nghiệm. Tuy nhiên, hiện chưa xác định có bao nhiêu bài thi trắc nghiệm được sửa, cách thức sửa thế nào. Công an tỉnh đã khởi tố vụ án, khởi tố 5 bị can để điều tra về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Tại Lạng Sơn, tổ công tác của Bộ Giáo dục chưa thấy có dấu hiệu bất thường, dù 8 bài thi Ngữ văn tự luận đã bị hạ điểm.

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

Nghẹt thở cuộc đấu súng vây bắt 2 "ông trùm" ma túy ở Lóng Luông


Bị hàng trăm cảnh sát vây ráp nhằm bắt giữ 2 "ông trùm" ma túy khét tiếng ở Lóng Luông (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La), những kẻ buôn ma túy đã sử dụng tiểu liên AK, súng săn, súng ngắn và lựu đạn bắn trả quyết liệt lực lượng Công an.

Ngày 27/6 Công an tỉnh Sơn La phối hợp với K20 (Bộ Công an) đã huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ tổ chức bao vây 2 căn nhà của Nguyễn Thanh Tuân (35 tuổi) và Nguyễn Văn Thuận (34 tuổi) tại bản Tà Dê, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La). Đây là những đối tượng đặc biệt nguy hiểm bị truy nã trong đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy.

Nghẹt thở cuộc đấu súng vây bắt 2 "ông trùm" ma túy ở Lóng Luông
Khu vực xảy ra việc đối tượng buôn ma túy dùng vũ khí chống trả cảnh sát bị bắt giữ
 Trong quá trình đấu tranh, lực lượng Công an đã kiên trì vận động, thuyết phục nhưng những đối tượng trên không chấp hành mà còn sử dụng vũ khí quân dụng chống trả quyết liệt. Sau đó, lực lượng Công an đã tiêu diệt Thuận và Tuân.

Đáng chú ý, nhà của 2 đối tượng "ông trùm" ma túy này lắp đặt camera, xây dựng kiên cố, có hầm thiết kế che chắn thành boongke, bên trong tàng trữ nhiều vũ khí quân dụng, xăng, bình ga để chống trả lực lượng vây bắt...

Nghẹt thở cuộc đấu súng vây bắt 2 "ông trùm" ma túy ở Lóng Luông
Xe bọc thép xuất hiện tại nơi diễn ra cuộc vây ráp.
Ngoài ra, tổ công tác còn thu giữ trong nhà Thuận 4 khẩu súng quân dụng, trong đó có cả tiểu liên AK, hàng trăm viên đạn các loại, 3 quả lựu đạn, 7 bình gas. Nhà Tuân cũng đã bị cảnh sát phong tỏa để kiểm tra, thu hồi vũ khí.

Trước đó, Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an tổ chức hội nghị triển khai công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy tại cụm địa bàn các xã Hang Kia, Pà Cò (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) và xã Lóng Luông (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La). Trong đó, Lóng Luông là địa bàn trọng điểm nhất về ma túy của huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.

Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát, địa bàn Lóng Luông có 34 người có biểu hiện nghi vấn mua bán, vận chuyển ma túy; 32 kẻ truy nã về ma túy, trong đó có 2 người mang lệnh truy nã về ma túy đặc biệt nguy hiểm.

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: 'Quan trọng nhất phải giữ được hòa bình, độc lập, tự chủ'


Trò chuyện với chúng tôi nhân dịp kỷ niệm 43 năm Ngày Thống nhất đất nước, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - cho rằng: khi nói về thắng lợi quân sự, ai cũng say sưa, ai cũng cảm thấy anh hùng, nhưng ít nói đến cái đau xót, cái giá phải trả rất lớn. Do đó, trong thời đại ngày nay, khi đất nước đã có được toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, cái quan trọng nhất là làm sao giữ được hòa bình, độc lập, tự chủ.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: 'Quan trọng nhất phải giữ được hòa bình, độc lập, tự chủ'
Khoảnh khắc lịch sử xe tăng quân giải phóng húc đổ cổng Dinh Ðộc Lập, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Ảnh: TL.

“Khí chất” của dân tộc Việt Nam

Mỗi dịp cận kề ngày 30/4 lịch sử, thống nhất đất nước, Thứ trưởng nhận định gì về ý nghĩa lịch sử của ngày giải phóng, cũng như bài học rút ra trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước?

Mỗi năm vào dịp 30/4, chúng ta thường nghĩ về sự vĩ đại của chiến thắng đem lại độc lập hoàn toàn cho dân tộc. Chúng ta ôn lại những trận đánh, những tấm gương hy sinh trong cuộc chiến hết sức khó khăn này. Nhưng về sau này, vào mỗi dịp 30/4, tôi lại thường suy nghĩ: Chiến thắng đó để lại di sản gì cho đất nước? Mang lại động lực gì cho sự phát triển đất nước trong hơn 40 năm qua? Đây là điều chúng ta cần suy nghĩ và là vấn đề không bao giờ cũ, không có giới hạn.

Rõ ràng cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mà dấu ấn quan trọng nhất là chiến thắng 30/4/1975 đã thể hiện dân tộc Việt Nam đầy chính nghĩa, đầy quả cảm, sẵn sàng hy sinh tất cả vì độc lập tự do. Cùng với độc lập, tự do, hòa bình, chiến thắng ấy khẳng định bản lĩnh, giá trị của dân tộc, của đất nước. Giá trị ấy là nền tảng, động lực cho sự phát triển của dân tộc, của đất nước. Trong hàng trăm, hàng nghìn năm nữa, lịch sử vẫn sẽ ghi nhận - thời đại Hồ Chí Minh là thời đại sáng chói nhất.
Chúng ta tự hào có nền quốc phòng mạnh, tin cậy, đủ khả năng hóa giải, xử lý những xâm hại từ bên ngoài hoặc những bất ổn từ bên trong, đảm bảo được hòa bình bền vững cho đất nước. 
Ông Nguyễn Chí Vịnh
Tôi muốn nói đến “khí chất” của dân tộc Việt Nam, càng trong khó khăn, ác liệt thì càng có động lực vươn lên mạnh mẽ; cả thời chiến và thời bình. Đấy cũng chính là sự kế thừa tư tưởng “dám đánh, quyết đánh và biết thắng” trong chiến tranh sang “dám đổi mới, quyết đổi mới và biết đổi mới thắng lợi” trong thời bình.

Trên con đường xây dựng và phát triển, so với các quốc gia khác, chúng ta bất lợi vì buộc phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh, với nhiều đối thủ lớn; ra khỏi chiến tranh lại bị bao vây, cấm vận. Điều quan trọng nhất, thành công nhất trong những năm qua là Đảng, Nhà nước giữ vững độc lập, tự chủ, không ngả về bên này, bên kia; tự quyết, lựa chọn đường lối đúng đắn, giữ ổn định chính trị xã hội, chủ động hội nhập quốc tế, mở cửa để phát triển đất nước.

Một bài học quan trọng rút ra từ chiến tranh là làm sao giữ được hòa bình để phát triển đất nước, không để xảy ra các cuộc chiến tranh khác nữa? Ngày nay, chúng ta có độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị rồi thì phải giữ cho bằng được hòa bình, để bảo vệ những cái đang có, đã có, để tiếp tục phát triển. Khi nói về thắng lợi quân sự, ai cũng say sưa, ai cũng cảm thấy anh hùng, nhưng cũng phải hy sinh nhiều lắm, đau xót lắm, cái giá phải trả rất cao. Cái quan trọng nhất trong thời đại bây giờ là phải giữ được hòa bình, ổn định và phát triển - đấy mới chính là anh hùng.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: 'Quan trọng nhất phải giữ được hòa bình, độc lập, tự chủ'
Ông Nguyễn Chí Vịnh.

Thuận hòa với thế giới

Muốn giữ được hòa bình cho đất nước thì trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu về hội nhập, hợp tác, đối thoại, niềm tin rất là quan trọng. Vậy trước những yêu cầu này chúng ta đã thực hiện như thế nào, nhất là trong công tác đối ngoại quốc phòng?

Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, nước nào cũng có nhu cầu hòa bình, ổn định, phát triển. Nhưng vì sao trên thế giới vẫn có nhiều nơi luôn mất ổn định - đó là một nghịch lý. Ai cũng muốn hòa bình mà sao lại như vậy?

Bởi lợi ích quốc gia, dân tộc là vấn đề hàng đầu và sự cọ xát giữa lợi ích quốc gia, dân tộc chính đáng với lợi ích quốc gia, dân tộc hẹp hòi, phiến diện luôn làm nóng tình hình quốc tế. Một số quốc gia, nhất là các nước lớn, có tham vọng muốn giành những cái không phải của họ hoặc họ nghĩ là của họ. Một số quốc gia thì không giữ được độc lập, tự chủ; dựa vào bên ngoài để giải quyết bên trong, khiến đất nước trở thành nơi thực thi chiến lược của các nước lớn; các phe phái bên trong đánh nhau theo ý đồ của các thế lực bên ngoài. Đấy là điều bất hạnh cho dân tộc, nhân dân của họ.

Theo tôi, điều quan trọng nhất, cốt yếu nhất là chúng ta phải giữ được độc lập, tự chủ, độc lập về định hướng chính trị, phát triển kinh tế, độc lập về quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Quan điểm về độc lập không phải chỉ để chúng ta biết mà cần làm cho cả thế giới biết và tôn trọng, công nhận khi quan hệ với Việt Nam. Chúng ta không quan hệ với bất kỳ ai mà họ không muốn chúng ta độc lập, hoặc hành xử không tôn trọng độc lập, tự chủ của chúng ta. Đó là nguyên tắc quan trọng nhất hiện nay.

Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta hội nhập, mở cửa, thực hiện đường lối đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Giống như một căn nhà phải có nhiều cửa thì mới “thông khí”, cân bằng “âm dương”, tránh bị gió lùa, khí độc. Chính là đảm bảo cho chúng ta cân bằng về mặt chiến lược, không thiên lệch về bên này, bên kia; thuận hòa với thế giới.

Một điều quan trọng nữa là ta phải tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng, thực hiện đúng các cam kết quốc tế và cũng đòi hỏi các quốc gia khác phải như vậy đối với ta. Các nước đến với ta nghĩa là họ chia sẻ lợi ích với ta, không tham vọng thôn tính. Khi ta có biến động, lợi ích của họ cũng bị xâm hại nên sẽ cùng phải bảo vệ chính lợi ích của họ. Đó là ý nghĩa, giá trị sâu xa của việc cùng nhau tuân thủ luật pháp quốc tế.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: 'Quan trọng nhất phải giữ được hòa bình, độc lập, tự chủ'
Ðại diện thành phố Ðà Nẵng và các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam đón chỉ huy, thủy thủ đoàn của tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson (ảnh nhỏ) tới thăm thành phố Ðà Nẵng tháng 3/2018.

Ðủ khả năng hóa giải, xử lý những xâm hại từ bên ngoài

Ðể đất nước độc lập tự chủ việc xây dựng và phát triển quân đội tinh nhuệ, từng bước hiện đại cũng là yêu cầu đặt ra. Vậy trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay đặt ra những thuận lợi và thách thức gì trong công cuộc bảo vệ độc lập của đất nước?

Chúng ta cần phân biệt 2 khái niệm quốc phòng và quân sự.

Quốc phòng là sức mạnh của cả quốc gia, dân tộc để bảo vệ đất nước. Bảo vệ không chỉ trong chiến tranh mà là đối phó với mọi khả năng xâm hại đến lợi ích của đất nước; mọi khả năng bị tổn thương của đất nước. Đặc trưng, bản chất quốc phòng Việt Nam là tính toàn dân. Quốc phòng được xây dựng trên nền tảng lịch sử, trên thành quả những chiến thắng, trong đó có đại thắng 30/4/1975.

Tình hình đòi hỏi chúng ta phải xây dựng nền quốc phòng mạnh; không nhằm xâm hại ai mà để khi có áp lực từ bên ngoài, lập tức chúng ta sẽ đề kháng, tự đẩy ngược áp lực đó ra. Nói nền quốc phòng mạnh mà phải dùng đến chiến tranh để bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc là hạ sách. Chúng ta tự hào có nền quốc phòng mạnh, tin cậy, đủ khả năng hóa giải, xử lý những xâm hại từ bên ngoài hoặc những bất ổn từ bên trong, đảm bảo được hòa bình bền vững cho đất nước.

Nền quốc phòng mạnh không đồng nghĩa với quân đội quy mô lớn. Quân đội cần xây dựng vừa đủ để đảm bảo cho sức mạnh quốc phòng của đất nước; không trở thành gánh nặng cho nền kinh tế. Trong hoạch định chiến lược quốc phòng, quân sự, xây dựng quân đội là một nội dung quan trọng, nòng cốt của xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Chúng ta xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức tinh, gọn, mạnh, cơ động linh hoạt; có sức mạnh tổng hợp, sức chiến đấu ngày càng cao. Trong thời bình đủ khả năng ngăn ngừa, đối phó với mọi âm mưu, ý đồ xâm lược, xâm hại lợi ích quốc gia, dân tộc; sẵn sàng đánh thắng mọi hình thái chiến tranh.


Ngoài hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh, giữa Việt Nam và Mỹ cũng có nhiều hợp tác khác, trong đó có hợp tác Quốc phòng mà mới đây nhất tàu sân bay của Mỹ đã cập cảng Ðà Nẵng trong chuyến thăm 5 ngày. Theo ông chuyến thăm này có ý nghĩa biểu tượng như thế nào trong mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ?

Trước hết là chúng ta khẳng định độc lập tự chủ. Quan hệ quốc phòng là một trong những nội dung quan hệ giữa quốc gia, quan hệ đối tác toàn diện. Thứ hai và quan trọng nhất là chúng ta quan hệ về quốc phòng để khẳng định với Mỹ rằng đừng bao giờ để xảy ra cuộc đối đầu lần thứ hai giữa Việt Nam và Hoa Kỳ; đừng để hai quân đội đối đầu một lần nữa.
Chúng ta không quan hệ với bất kỳ ai mà họ không muốn chúng ta độc lập, hoặc hành xử không tôn trọng độc lập, tự chủ của chúng ta. Ðó là nguyên tắc quan trọng nhất hiện nay. 
Ông Nguyễn Chí Vịnh
Chúng ta lựa chọn chính sách quốc phòng đa phương hóa, đa dạng hóa nên chúng ta quan hệ với mọi quốc gia trên cơ sở tôn trọng độc lập tự chủ, chế độ chính trị của nhau. Trong số những nước mà chúng ta quan hệ có nước từng là cựu thù. Điều đặc biệt trong quan hệ quốc phòng Việt Nam và Hoa Kỳ là quân đội hai bên đã đối đầu ác liệt trên trên chiến trường; quân đội Mỹ đã thua quân đội của một nước nhỏ. Điều kiện quan trọng trong quan hệ là Mỹ phải tôn trọng Việt Nam trên tư cách một quốc gia độc lập, tôn trọng chiến thắng của chúng ta đối với họ trong quá khứ. Do đó, quan hệ giữa Việt Nam và Hòa Kỳ dù chậm nhưng theo tôi là phù hợp. Duy trì quan hệ tốt, hai bên cùng có lợi; để Mỹ thấy rằng họ không có lý do gì để xâm lược Việt Nam và cũng không để ảnh hưởng tới quan hệ của ta với bất kỳ quốc gia nào.

Một trong những vấn đề dư luận quan tâm là tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam. Nó cũng giống như tàu của các nước khác thăm Việt Nam; bày tỏ sự mong muốn hợp tác và không gây phương hại đến các nước khác.

Không làm chủ được vận mệnh của mình, đất nước sẽ lãnh hậu quả

Trong bối cảnh thế giới diễn ra phức tạp, nhiều bất ổn, khó lường, như các vấn đề xảy ra ở Syria và chúng ta cũng đã từng trải qua nhiều giai đoạn nóng bỏng trên biển Ðông. Vậy chúng ta phải làm gì để giữ được hòa bình, độc lập, tự chủ để phát triển đất nước trong thế giới luôn biến động hiện nay?

Chúng ta đã nhận thức rất rõ về hậu quả của chiến tranh và cái giá phải trả để có hòa bình, độc lập, tự chủ. Chúng ta cũng có những bài học về việc bị các nước lớn chi phối. Khi không làm chủ được vận mệnh của mình, đất nước sẽ lãnh hậu quả. Nếu để đất nước mất ổn định hoặc bị nước ngoài chi phối thì chỉ mang bom đạn rải lên lên đầu nhân dân mình, đất nước mình.

Do đó, bài học quan trọng nhất là làm sao không để xảy ra chiến tranh. Muốn vậy trước hết phải giữ được ổn định đất nước; ổn định chính trị, xã hội, để giữ vững độc lập, hòa bình, tự chủ. Làm sao để nhân dân tin vào Đảng, Nhà nước, chính quyền là điều vô cùng quan trọng.

Điều quan trọng nữa là phải độc lập tự chủ, không đứng về phía nào. Chúng ta quan hệ với tất cả các nước, nhưng ai xâm hại đến lợi ích quốc gia thì chúng ta kiên quyết chống. Chúng ta chống bằng sức của mình. Trường hợp buộc phải chiến tranh thì chúng ta phải chiến đấu và chiến thắng. Nhưng nếu tránh được chiến tranh mà vẫn giữ được toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia dân tộc là trên hết, là mục tiêu cao nhất. Và tôi tin rằng với đường lối đúng đắn như hiện nay, chắc chắn chúng ta sẽ làm được điều đó.

Nhìn lại 43 năm ngày miền Nam giải phóng, trong những năm qua, Việt Nam và Mỹ đã có nhiều hợp tác để khắc phục hậu quả chiến tranh, nhất là các dự án tẩy rửa dioxin. Vậy việc triển khai các dự án trên có ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng niềm tin, khắc phục chiến tranh, hòa bình, hướng tới tương lai giữa Việt Nam và Mỹ?

Khắc phục hậu quả chiến tranh là vấn đề của thế giới. Mục tiêu Thiên niên kỷ của LHQ có nội dung: “Không để hậu quả chiến tranh gây hại cho môi trường phát triển trên toàn thế giới”.

Việt Nam là nước chịu nhiều cuộc chiến tranh, nên đương nhiên khắc phục hậu quả chiến tranh là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài và vô cùng khó khăn. Hậu quả chiến tranh không chỉ đơn thuần là bom mìn, nó còn là vấn đề tâm lý xã hội, chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sỹ... Đặc biệt là vấn đề dioxin, trên diện rộng, chưa từng có trên thế giới; gây hậu quả cho nhiều đời sau. Rõ ràng, bức tranh về hậu quả chiến tranh ở Việt Nam rất nặng nề, trên mọi mặt của đời sống xã hội.

Vấn đề lớn, quan trọng nhất là: (1) Con người. Chúng ta cần chăm lo cho gia đình liệt sỹ, thương binh; những nạn nhân của bom mìn, chất độc hóa học... Chiến tranh đã trôi qua 30-40 năm, không thể để kéo dài việc bom mìn gây thương vong cho trẻ nhỏ; tác động xấu đến tâm lý xã hội. (2) Môi trường phát triển. Vừa rồi, chúng ta công bố bản đồ ô nhiễm bom mìn, màu đỏ thể hiện ô nhiễm rải khắp đất nước. Đất đâu để trồng trọt, quỹ đất đâu để liên doanh phát triển kinh tế?

Đây là 2 vấn đề mà chúng ta phải sớm khắc phục, giải quyết dứt điểm. Từ sau năm 1975, đảng, Nhà nước đã coi đó là nhiệm vụ trọng yếu, của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cả hệ thống chính trị. Giao cho quân đội và nhiều ban, ngành khác tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh.

Cho đến nay, chúng ta đã làm được rất nhiều việc. Nhưng còn nhiều khó khăn về nguồn lực, công nghệ để đẩy nhanh việc khắc phục hậu quả bom mìn-chất độc do chiến tranh để lại. Do vậy, cần hợp tác quốc tế. Chủ trương của Đảng, Nhà nước trước hết là hợp tác với chính người gây ra cuộc chiến tranh; đấu tranh để họ thừa nhận hậu quả và khắc phục những gì đã gây ra. Chính người dân Mỹ cũng đấu tranh đòi chính phủ, quốc hội Mỹ phải hợp tác với Việt Nam.

Thực tế, Mỹ đã hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh trên nhiều lĩnh vực; làm được một số việc để lại dấu ấn. Mỹ hỗ trợ về tài chính, công nghệ, trang thiết bị và biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả bom mìn, về y tế, tái hòa nhập cộng đồng... Vấn đề dioxin rất gay go và còn lâu dài. Mỹ đã hỗ trợ tẩy độc dioxin ở sân bay Đà Nẵng. Cam kết sẽ hợp tác khắc phục, tẩy độc dioxin ở Biên Hòa; nơi ô nhiễm nặng hơn, mức độ lan tỏa lớn hơn, theo tính sơ bộ thì gấp 5-7 lần ở Đà Nẵng.

Ngoài Mỹ, nhiều nước và tổ chức quốc tế hoặc giúp đỡ trực tiếp, hoặc hỗ trợ bằng nhiều kênh, hình thức hiệu quả. Như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển, Liên hợp quốc, EU... Họ hợp tác, hỗ trợ Việt Nam chân thành và nhân đạo. Tôi tin rằng, với nỗ lực chung của Chính phủ, của nhân dân và nguồn lực từ hợp tác quốc tế, chúng ta cố gắng đến 2030, cơ bản khoanh vùng, làm sạch và khắc phục các khu vực bị ô nhiễm bom mìn, dioxin ở Việt Nam, không để ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của người dân; không để cản trở phát triển kinh tế, xã hội.

Xin cảm ơn Thượng tướng!