KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Năm, 30 tháng 12, 2021

NGƯỜI ĐI TÌM HÌNH CỦA NƯỚC

Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác!
Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre.
Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ?
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương!
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở,
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương!
Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con!
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp!
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn.
Trǎm cơn mơ không chống nổi một đêm dày
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi
Lòng ta thành con rối
Cho cuộc đời giật dây!
Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê
Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ
Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ
Tìm đường đi cho dân tộc theo đi.
Hiểu sao hết Người đi tìm hình của Nước
Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người
Một góc quê hương, nửa đời quen thuộc,
Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi...
Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất
Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai
Thế đi đứng của toàn dân tộc
Một cách vin hoa cho hai mươi lǎm triệu con người.
Có nhớ chǎng, hỡi gió rét thành Ba Lê?
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa bǎng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?
Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi,
Những đất tự do, những trời nô lệ,
Những con đường cách mạng đang tìm đi.
Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa.
Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây?
Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?
Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao?
Nụ cười sẽ ra sao?...
Ơi, độc lập!
Xanh biếc mấy là trời xanh Tổ quốc
Khi tự do về chói ở trên đầu.
Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông
Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt
Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc
Sao vàng bay theo liềm búa công nông.
Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê Nin.
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin.
Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc:
"Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!"
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước.
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười,
Bác thấy:
Dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt
Ruộng theo trâu về lại với người cày
Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, biển bạc...
Không còn người bỏ xác bên đường ray.
Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát
Điện theo trǎng vào phòng ngủ công nhân
Những kẻ quê mùa đã thành trí thức
Tǎm tối cần lao nay hóa những anh hùng.
Nước Việt Nam nghìn nǎm Đinh, Lý, Trần, Lê
Thành nước Việt nhân dân trong mát suối
Mái rạ nghìn nǎm hồng thay sắc ngói
Những đời thường cũng có bóng hoa che.
Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc
Tuyết Matxcơva sáng ấy lạnh trǎm lần
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt
Lênin mất rồi! Nhưng Bác chẳng dừng chân.
Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt
Biên giới còn xa nhưng Bác thấy đã đến rồi
Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất
Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai.
(Chế Lan Viên - 1960)


Thật nhiều cảm xúc khi nhìn hình ảnh của Bác Hồ kính yêu.

NHÂN DANH CÔNG LÝ HAY LÀ SỰ GIẢ TẠO CỦA MỘT BỘ PHẬN CỘNG ĐỒNG MẠNG.

Đám đông cư dân mạng đang truyền tay nhau việc ký tên vào một trang web nước ngoài, chuyên lên tiếng về các vấn đề liên quan đến nhân quyền. Trong mẫu đơn ký tên có ghi là muốn một bản án “giết người” thích đáng cho ba bé và bạn gái của ba bé mà không cần thông qua bất cứ một trình tự xét xử, một trình tự pháp hay điều tra nào. Đám người này chia sẻ rất tích cực thông tin này và yêu cầu các tổ chức, đơn vị nhân quyền nước ngoài can thiệp vào Việt Nam.


Giá như đám người này ký tên vào các kiến nghị gửi đến các Ủy ban thuộc Quốc hội Việt Nam như Ủy ban Pháp luật, Ủy ban tư pháp, Ủy ban xã hội… hay các cơ quan, tổ chức có tình pháp lý, hành chính nhằm yêu cầu gia tăng các chế tài xử phạt bạo lực gia đình và bạo lực trẻ em thì tốt quá. Hãy nhớ rằng, mặc dù chúng ta bức xúc với kẻ thủ ác, nhưng không được phép đứng trên luật pháp, càng không được tạo cớ cho nước ngoài can thiệp và gây sức ép đến Chính phủ Việt Nam.
Trong khi đó, báo chí, VTV, TTXVN, Thông tin Chính phủ và một số cơ quan khác đã vào cuộc từ rất sớm. Công an phường 22 thuộc quận Bình Thạnh cũng đã vào cuộc ngay trong tối hôm bé gái tử vong, ngay lập tức khám nghiệm tử thi và điều tra từ khi đó. Sau đó, tiến hành khởi tố vụ án và điều tra mở rộng.
Tiếp nữa, đám người cuồng nộ này tấn công bệnh viện Trưng Vương, đua nhau rate 1 sao trên trang fanpage của bệnh viện, thả phẫn nộ vào các bài đăng của bệnh viện vì có luồng thông tin cho rằng ông nội của bé đang là một lãnh đạo cấp cao của bệnh viện. Nhưng sự thực thì ông nội bé hiện KHÔNG làm việc tại bệnh viện này.
Chưa hết, đám người này còn tấn công bằng cách thức tương tự đến một công ty bảo hiểm tại TPHCM vì lý do là bác gái bé gái làm tại đây. Một tài khoản facebook trùng tên với bố bé gái cũng bị dân mạng tấn công, nhắn tin chửi mắng và miệt thị khiến anh này phải đăng thông tin đính chính là không liên quan gì đến vụ việc, sau đó anh này thay đổi tên hiển thị facebook, đặt tài khoản về chế độ riêng tư.
Lên án đúng người, đúng tội! Chứ không phải cứ nhân danh công lý mà tự cho mình có quyền lên án bất cứ ai và bất cứ tổ chức, đơn vị nào cũng được mặc cho những người đó, tổ chức, đơn vị đó không hề có tý chút liên quan gì cả. Đây là một hình thức hùa theo bầy đàn, bất chấp đúng sai.
Thêm nữa, không hiểu tại người ta lại chia sẻ ảnh bé gái kèm theo câu chữ “con tha thứ cho thế giới độc ác này”. Tại sao người lớn lại nhét chữ vào miệng bé như vậy? Tại sao trường hợp bé ra đi do nghi vấn bị bạo hành lại nhét một câu chữ như là bé đang phẫn uất thế giới như vậy? Câu nói vừa khiến cho người ta hiểu sai về bé, bi kịch hóa sự ra đi của bé. Bé đâu có nói như vậy? Sự ra đi của bé là vì bố và bạn gái của bố bé bạo hành, không phải do thế giới. Tại sao không nói rằng “thế giới tốt đẹp này đã mất đi một thiên thần đẹp” hay “thế giới và những người còn sống sẽ đấu tranh mang lại công bằng cho em và cho những đứa trẻ khác”?
Chúng nó thêu dệt câu chuyện em hiện hồn trở về, báo mộng… thông qua một đoạn video không biết từ đâu. Chúng nói rằng “em không biết mình đã ra đi nên hiện hồn về phòng và trốn sau cánh tủ”. Chẳng lẽ các người lại đói nội dung đến mức đưa ra những thông rác rưởi, quy chụp, xuyên tạc như vậy?
Người ta còn chỉ dựa vào những bình luận trên mạng nói rằng bạn gái của bố bé “được bảo kê” nên vẫn yên vị trong cơ quan điều tra, được tô son đánh phấn, ăn no ngủ kỹ, cười nói như thường. Khi được hỏi là dựa vào đâu khi thông tin chưa công bố thì lại dựa vào “bạn trai làm công an”, “có người quen là người thân cháu bé”... Các bạn có thấy kịch bản này quen không? Quá quen đi chứ vì vụ việc nào ầm ĩ trên mạng cũng theo một mô típ như này, nhưng cư dân mạng vẫn quá dễ dàng để bị dắt mũi.
Trên mạng thì tràn lan những kịch bản được thêu dệt trong khi chưa có thông tin chi tiết và kết luận của cơ quan điều tra. Như bạn gái bố bé hút mai thúy rồi bạo hành hay gia đình bên nội bắt bé gái quỳ xuống hoặc bé bị tử vong từ trước đó mấy ngày rồi không ém vụ việc được nên mới đưa đến viện và tạo chứng cứ giả…
Đấu tranh cho công lý luôn là một điều tốt và chúng ta luôn cần những người dám dấn thân đấu tranh. Nhưng đấu tranh cũng cần “trái tim nóng, cái đầu lạnh”, đấu tranh cũng cần “đúng người, đúng tội”, đấu tranh cũng phải dựa trên pháp luật và hiến pháp, đấu tranh chứ không phải là thừa cơ “móc đểu chính quyền là không biết bảo vệ trẻ em” - hàng chục triệu trẻ em Việt Nam vẫn đang sống trong một xã hội an toàn, được tạo điều kiện cho ăn học đầy đủ. Chính quyền đâu phải ngồi trước cửa nhà mỗi gia đình và phát hiện và đấu tố ngay được? Hay lấy ví dụ như chính quyền của nước M nhé, mỗi năm có tới 1800 trẻ em bị thiệt mạng do lạm dụng, bạo hành và bỏ rơi, hơn 3000 trẻ em thiệt mạng do súng ống.
Lấy trường hợp bố bé và bạn gái để cà khịa “nền giáo dục Việt Nam”, nhưng khi có thông tin bố bé du học Úc thì lại ngậm miệng như hến.
Hãy ngồi lại và suy nghĩ một cách thấu đáo! Đừng đấu tranh chỉ vì “phong trào”, đừng đấu tranh trong khi thiếu hiểu biết, đừng lợi dụng đưa tin thất thiệt…
Đấu tranh hay lên án cũng cần sự sáng suốt, minh triết và rõ ràng.

Thứ Tư, 29 tháng 12, 2021

HỒ CHÍ MINH! NGƯỜI Ở KHẮP NƠI NƠI

"Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà
Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút...
Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút
Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời.
Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười
Quên tuổi già, tươi mãi tuổi đôi mươi!
Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.
Hồ Chí Minh
Người ở khắp nơi nơi..."
Thơ: Tố Hữu


Những tín hiệu báo hiệu ngày tàn của “giới rận chủ”


Năm 2021 sắp qua đi và đối với đám rận chủ quốc nội thì đây đúng là một năm đầy “ác mộng” khi hàng loạt số đối tượng cầm đầu, cốt cán trong làng rận chủ quốc nội được “nhập kho”. Nhưng có lẽ kẻ xót xa nhất chính là các tổ chức thù địch chống phá Việt Nam ở nước ngoài, họ lần lượt chứng kiến đám “con cưng” đã dày công “gây dựng”, đào tạo xa vào vòng lao lý mà “bất lực” không thể làm gì để thay đổi tình thế ngoài việc giở chiêu trò cũ rích, đeo bám phía quốc mẫu để cầu xin sự can thiệp, gây sức ép với Việt Nam để đòi thả tự do cho số đối tượng đã bị bắt, xử lý bằng hình sự.


Nhưng chung quy lại, tất cả những điều đó chẳng qua là ý trí chủ quan của đám rận chủ quốc nội và ở hải ngoại, vì đại đa số người dân Việt Nam đều ủng hộ chính quyền xử lý mạnh tay số đối tượng chuyên gây rối an ninh chính trị, làm nhiễu loạn xã hội. Do đó, mới đây khi tòa tuyên 4 bản án dành cho các đối tượng Đỗ Nam Trung, Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm, dư luận tỏ ra rất phấn khởi khi những con sâu mọt đã nhận những án bán thích đáng.
Thế nhưng, một thức tế mà chúng ta thấy, đối với đám rận chủ và số kền kền ở hải ngoại, thì việc một đối tượng bị xử lý hình sự không chỉ là nỗi đau xót xa mà còn mở ra một cơ hội cho họ thỏa sức chống phá khi liên tiếp gào thét, xuyên tạc về các bản án dành cho các đối tượng và không quên tô vẽ hình ảnh để tẩy trắng tội danh cho số đồng đàng. Nhưng càng như vậy càng cho thấy ngày tàn của những kẻ hành nghề “dân chủ” cũng sắp đến.
Tuy nhiên, chúng ta không được chủ quan, mất cảnh giác, vì thủ đoạn của đám kền kền rất tinh vi và xảo trá để phủ nhận sạch trơn mọi tội lỗi của đám đồng đảng. Trong khi căn cứ vào kết luận và bằng chứng của các cơ quan chức năng, thì tội trạng của các đối tượng là rất rõ ràng, thế nhưng, để bẻ lái vụ án, đám kền kền lại không ngần ngại thể hiện sự “mặt dày” của mình mà vu vạ mọi tội lỗi cho chính quyền.
Chẳng hạn, mới đây, sau khi toàn tuyên án cho các đối tượng trên, những tổ chức chống phá và “đồng đảng” lại ca ngợi Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm, Đỗ Nam Trung như những “anh hùng dân chủ”. Nực cười hơn khi họ rêu rao “nếu Việt Nam có dân chủ thì những người như Trang, Phương, Tâm, Trung đã có vị thế khác”?! Một cách mưu mô hơn, họ móc nối thông tin một cách khập khiễng, làm nóng lại vấn đề Đồng Tâm bằng luận điệu “nhà cầm quyền muốn xóa mọi ký ức về tội ác của họ ở Đồng Tâm”, “bản án nặng nề đã dành cho họ thật sự khiến dân Đồng Tâm cảm thấy đau đớn tận cùng, y hệt như những gì chúng tôi phải chịu đựng khi xét xử vụ án Đồng Tâm bất công”… Ngoài ra, họ còn đưa ra cái gọi là các bản báo cáo, bản phúc trình, thông cáo. Thậm chí, là tung ra yêu sách đòi Việt Nam phải trả tự do vô điều kiện cho các đối tượng phạm tội. Và dĩ nhiên, đi liền với đó là việc kêu gọi các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Nhưng nói đi thì cũng nói lại, đây chẳng qua là sự cứu cánh, những động thái cuối cùng mà đám kền kền ở bên ngoài thể hiện để vớt vát chút danh dự cho các đối tượng cũng như để “lợi dụng” họ nhằm tiếp diễn các hoạt động chống phá trên lĩnh vực “dân chủ, nhân quyền” mà thôi. Và hơn nữa, họ làm vậy chẳng qua cũng để nuôi hy vọng sẽ tiếp tục lợi dụng được các đối tượng trên sau khi mãn hạn tù. Vì chúng ta đều thấy rõ một thực tế ở Việt Nam có khoảng 98 triệu dân thì giới “dân chủ” thì chỉ lác đác vài người. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ có một vài “gương mặt thân quen” và suy cho cùng, những kẻ này cũng chỉ là thiểu số trong xã hội. Cho nên, sau khi số đối tượng như Phạm Đoan Trang, mẹ con Cấn Thị Thêu bị kết án, giới “dân chủ” suy yếu rất nhiều, trong khi đó, số đối tượng cốt cán khác thì đã được “xuất khẩu” ra nước ngoài, và tất nhiên khi ở nơi trời Âu thì họ cũng chẳng thể hiện được vai trò gì và cũng dần bị quên lãng. Chính vì vậy, các đối tượng rân chủ ra sức bám víu ở lại Việt Nam, thậm chí, trước khi vào tù, chúng cũng cố tình biến phiên xét xử trở thành một “sàn diễn” về cái gọi là “lý tưởng dân chủ, nhân quyền”. Đây như một cách “kéo dài hơi tàn” nhằm tranh thủ sự chú ý từ các thế lực bên ngoài.

MANG TẾT RA VỚI TRƯỜNG SA

Cuối năm 2021, những con tàu lớn rời Quân cảng Cam Ranh, mang theo tình cảm của đồng bào, chiến sĩ cả nước cùng rất nhiều hàng hóa, nhu yếu phẩm ra huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) phục vụ quân và dân nơi đảo xa đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022...
Những ngày cuối tháng 12, tại Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ được phân công theo từng bộ phận: Nhận hàng, phân loại, đóng gói, vận chuyển lên tàu, sắp xếp trên các khoang tàu... Bộ đội làm việc nhịp nhàng, khẩn trương nhưng hết sức cẩn thận để những chuyến tàu đưa hàng hóa đến với quân và dân huyện đảo Trường Sa bảo đảm chu đáo nhất.

Thượng tá Nguyễn Trung Quảng, Chủ nhiệm Hậu cần Vùng 4 Hải quân cho biết: "Với phương châm bảo đảm đầy đủ, chu đáo, chất lượng, tiết kiệm và an toàn vệ sinh thực phẩm, bên cạnh những mặt hàng được các địa phương, doanh nghiệp ủng hộ, chúng tôi triển khai chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch, lựa chọn mặt hàng, lựa chọn các cơ sở, doanh nghiệp cung cấp có uy tín; tổ chức khảo sát, tiếp nhận hàng mẫu, trực tiếp kiểm tra kỹ lưỡng để hàng hóa bảo đảm chất lượng tốt. Sau khi khảo sát, báo cáo hội đồng giá của đơn vị xem xét phê duyệt số lượng, giá cả và quyết định lựa chọn nhà cung cấp.
Các điều khoản hợp đồng nêu rõ số lượng, chất lượng, xuất xứ, giá cả, thời gian, phương thức tiếp nhận, vận chuyển... nhằm bảo đảm các tiêu chuẩn nguồn hàng và tránh hiện tượng tăng giá đột biến vào dịp cuối năm. Phòng Hậu cần Vùng 4 Hải quân trực tiếp theo dõi, chỉ đạo Lữ đoàn 146 tiếp nhận vận chuyển, bao gói, cấp phát cho các tổ cấp hàng, sắp xếp hàng xuống tàu bảo đảm giữ được chất lượng hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển cho đến khi tới tay bộ đội và nhân dân Trường Sa".
Các mặt hàng vận chuyển ra Trường Sa phải trải qua nhiều công đoạn, nhất là quá trình vận chuyển lên xe, xuống tàu, lên đảo rất dễ ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa. Bởi vậy, công tác bao gói, bảo quản rất quan trọng để giữ được chất lượng hàng hóa.
Các mặt hàng khô, như: Bánh kẹo, măng, miến, mộc nhĩ... và hàng dễ vỡ được đóng gói thành 3 lớp: Lớp trong cùng đóng bao PP, tiếp đến là lớp bao PVC, ngoài cùng là lớp bao gai chống vỡ, tránh nước mặn xâm nhập làm ảnh hưởng chất lượng hàng hóa. Các mặt hàng giò, chả, thịt, cá... đóng trong túi hút chân không, tiến hành cấp đông tại các cơ sở, khi tàu chuẩn bị hành trình mới vận chuyển xếp đặt vào tủ cấp đông trên các tàu. Các loại cây trồng, cây trang trí ngày Tết càng phải bảo quản cẩn thận để tránh vỡ bầu hoặc nắng, gió mặn táp vào làm ảnh hưởng đến sức sống...
Chúng tôi ra Trường Sa trên một con tàu hiện đại. Ở tầng 3 cuối đuôi tàu có một không gian khá đặc biệt-đó là nơi nuôi nhốt gia súc, gia cầm. Kim đồng hồ chỉ sang ngày mới, giữa khơi xa trời tối đen như mực, gió cấp 4, cấp 5 kèm theo mưa lớn, từng con sóng cuồn cuộn dồn vào mạn tàu. Không yên lòng, Đại úy QNCN Hồ Trọng Công (Tiểu đoàn 862, Lữ đoàn 146) lục đục dậy, men theo hành lang tàu ra kiểm tra đàn lợn. Tôi đi theo anh Công mà thấy người ngả nghiêng theo sóng.
Rọi đèn xem, thấy đàn lợn nằm sát vào nhau, thở khò khè; đàn ngan thu mình trong các chuồng nhỏ. Anh dằn kỹ tấm bạt che, tránh nước tạt vào chuồng, anh Công nói với chúng tôi: "Vận chuyển gia súc, gia cầm trên biển đòi hỏi phải hết sức cẩn trọng, nhất là khi thời tiết, nhiệt độ thất thường, sóng gió rất dễ ảnh hưởng đến chúng. Trước khi đưa ra đảo, lợn được chăm sóc cẩn thận, xét nghiệm mầm bệnh. Chuồng nuôi nhốt trên tàu được lát sàn gỗ, bảo đảm thoát nước nhanh, chống trơn trượt và che chắn cẩn thận để giữ ấm cho vật nuôi. Việc vệ sinh chuồng, chăm nuôi chúng cũng phải cẩn thận, kỹ càng".
Một sản phẩm mang hương vị Tết cổ truyền được cán bộ, chiến sĩ bảo quản rất cẩn thận là lá dong. Nhiều năm làm nhiệm vận chuyển hàng hóa ra huyện đảo Trường Sa, Thiếu tá Nguyễn Thanh Phong, Trưởng ban Quân nhu, Phòng Hậu cần Lữ đoàn 146, nêu kinh nghiệm: Để bảo quản lá dong được dài ngày, trước hết bọc lá dong bằng bao đay ẩm, kẹp bằng bẹ chuối, hoặc lựa chọn các vị trí có cát ẩm, sạch để vùi lá dong giữ cho màu xanh và tránh khô héo, thối hỏng trong quá trình bảo quản...
Những chuyến tàu đầy ắp hàng hóa được chuẩn bị kỹ lưỡng thể hiện tình cảm, sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân và chính quyền, nhân dân cả nước dành cho quân dân huyện đảo Trường Sa. Chính vì vậy, những cán bộ, chiến sĩ làm công tác chuẩn bị và vận chuyển hàng hóa đều cố gắng làm tốt nhất để bộ đội và nhân dân ở Trường Sa thân yêu cảm nhận rõ tình cảm thiêng liêng, cao quý đó.

Thứ Ba, 28 tháng 12, 2021

CẢNH SÁT MỸ BẮN NHẦM BÉ GÁI 14 TUỔI

Sở cảnh sát Los Angeles (LAPD) công bố video ghi lại vụ b.ắ.n nhầm bé gái 14 tuổi ở một khu thương mại.
Nhận được tin báo về một nghi phạm dùng h.u.n.g khí tấn công người dân, cảnh sát chạy tới nơi và rút súng tiến vào trong. Sau khi thấy một người dân bị gục, họ nhanh chóng tiếp cận và yêu cầu nghi phạm bỏ vũ khí.


Sĩ quan trong hình dùng một khẩu M16A1 từ thời Việt Nam, sốt sắng bảo đồng đội: "Tao có súng dài, để tao lên trước". Người này thấy nghi phạm đang lăm lăm trên tay cái... khóa xe đạp liền giơ súng bắn luôn 3 phát.
Một trong những phát đạn đã xuyên qua tường thạch cao ở phòng thay đồ phía sau, khiến bé gái 14 tuổi đang trốn ở trong t.ử v.o.n.g.
LAPD cho biết đang điều tra sự việc, tuy nhiên video được công bố đặt ra câu hỏi: Nghi phạm cầm mỗi cái khóa xe đạp thì cảnh sát vác M16 vào bắn làm gì? Trong suốt video, nghi phạm không có súng hoặc có biểu hiện gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng của cảnh sát.

NÓI NGƯỜI PHẢI NGHĨ ĐẾN MÌNH!

Câu chuyện đau lòng về cô bé 8 tuổi bị người mẹ kế bạo hành dẫn đến tử vong đang gây xôn xao dư luận. Giả bộ thương xót, ra vẻ như đồng cảm nhưng đối tượng rân chủ Huỳnh Ngọc Chênh lại thể hiện màn bẻ lái về các vấn đề nhân quyền. Điều đáng nói hơn ở đây chính là linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong đã trích dẫn lại bài viết xuyên tạc trên như một lời thừa nhận đúng, như tiếng nói cá nhân của linh mục Nam Phong về vụ việc cháu bé 8 tuổi trên. Trong đó, chắc có lẽ Chênh vênh và Phong gió gật gù với nhau ở cái câu quy kết về nguyên nhân vụ việc là do “nhân quyền thì giấu đi, luật pháp thì bưng bít”.

Nhưng nói người thì phải nghĩ đến mình. Chênh nói Việt Nam thiếu nhân quyền vậy chắc Mỹ thì đầy đủ, trẻ em Mỹ thì sống trong sung sướng vô cùng. Nhưng thực tế thì theo Hội bảo vệ trẻ em Hoa Kỳ, từ năm 2019, mỗi năm có khoảng 3000 trẻ em Mỹ bị giết bằng súng, có khoảng 500 trẻ em tại Mỹ tử vong do các lý do gia đình. Không biết là nhân quyền cho trẻ em Mỹ ở đâu...
Còn với linh mục Nam Phong thì nên tập trung tinh thần và trí lực để góp sức giải quyết vấn nạn đáng xấu hổ bấy lâu nay của giáo hội Công giáo là xâm hại tì.nh d.ục trẻ em. Cũng chẳng cần phải lấy ví dụ đâu xa, cứ nước Mỹ cho gần gũi và thân thương, cũng trong năm 2019, tại chỉ 1 bang Pennsylvania, Mỹ, người ta đã thống kê rằng có tới 301 linh mục ở bang này trong gần 70 năm qua đã x.âm h.ại t.ình d.ục hơn 1000 trẻ vị thành niên mà không bị tố giác. Tin tức này đã làm chấn động toàn thế giới. Chẳng hiểu Phong với Chênh định bình luận, định tìm nguyên nhân đổ lại là vì do đâu đây.
Cho nên, kiểu như Chênh với Phong làm như tỏ vẻ là con người đa sầu đa cảm nhưng thực chất là chai sạn, rửng rưng khi lấy nỗi đau của người này là công cụ chống phá, xuyên tạc của chính mình. Tưởng như họ đau đáu vì vấn nạn xã hội mà nhưng thực chất chỉ đang ti hí nhìn đời theo con mắt lệch lạc. Có giỏi, Phong lên tiếng chiến đấu cho những đứa trẻ vị thành niên bị xâm hại trong giáo hội để cho thiên hạ trầm trồ một lần xem sao.

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2021

NGOÀI VIỆT NAM, CÁC QUỐC GIA KHÁC CHỈ ĐỨNG NHÌN NGƯỜI CAMPUCHIA BỊ DIỆT CHỦNG

“Nào các bạn Đông Nam Á, ở góc nhìn của các bạn, Việt Nam có xâm lược Campuchia hay không?” - một câu hỏi nhận được rất nhiều lượt tương tác trên ASEAN Military Forum cách đây khá lâu. Đính kèm câu hỏi là video “Vietnamese Liberation of Cambodia 1979 / Last day of Pol Pot regime” của Youtuber Mauzer đến giờ đã đạt hơn 350.000 lượt xem.


“Năm 2019, Thủ tướng của tôi viết thư chia buồn với một vị tướng Thái Lan và khẳng định Việt Nam đã xâm lược Campuchia. Facebook của Thủ tướng Lý Hiển Long phải đối diện với một làn sóng chỉ trích lớn từ người Việt Nam. Sau đó, Thủ tướng Hun Sen viết rằng chính Singapore là quốc gia đã ủng hộ Khmer Đỏ, trực tiếp kéo dài nỗi đau của người Campuchia trong 10 năm, đó là một sự xuyên tạc lịch sử và xúc phạm bộ đội tình nguyện Việt Nam. Trước đó, tôi cứ nghĩ Singapore là một quốc gia trung lập và ủng hộ hòa bình, nhưng hóa ra không phải vậy.” - Lee Kwang, một tài khoản đến từ Singapore.
“Tôi sống ở Buriram, một tỉnh giáp biên giới Campuchia. Nơi đây vẫn còn dấu tích của một số trại tập trung của Khmer Đỏ. Tôi biết những tội ác của Khmer Đỏ và cũng biết những cuộc đụng độ của quân đội Thái Lan và quân đội Việt Nam. Khmer Đỏ từng thảm sát không ít người Thái, nhưng lạ kỳ thay là chúng tôi không làm gì cả mà lại cho Khmer Đỏ đóng quân bao nhiêu năm tại đó” - Soamarpa Arsasongtham, một tài khoản đến từ Thái Lan.
“Không một cuốn sách lịch sử nào ở Campuchia nói Việt Nam “xâm lược” đất nước của chúng tôi” - Kao Sopheaktra
“Cha tôi là một trong những người đào thoát sang Việt Nam ở tỉnh Tây Ninh. Sau đó, chính ông cùng với những Campuchia sống sót và những người Việt Nam quay trở lại đánh Khmer Đỏ. Cha tôi kể rằng, trong một trận đánh gần Siem Reap, rất nhiều người Việt Nam đã nằm xuống… Năm nào, cha tôi cũng đến thăm nơi đó” - Kosal Thet.
Agrippa Ron: “Là một người Campuchia. Tôi luôn yêu Việt Nam và bất chấp bạn bè tôi nói gì. Cám ơn bạn đã giải phóng chúng tôi khỏi Polpot”.
“Việt Nam giành được nhiều chiến thắng nhất trong thế kỷ 20 so với bất kỳ quân đội nào khác. Điều đó có nhiều ý nghĩa trong thế kỷ 20 vốn bị tàn phá bởi nhiều cuộc chiến tranh. Rất yêu mến và kính trọng Campuchia và Việt Nam từ Mỹ” - bình luận của tài khoản AustinTehGrape nhận được hàng trăm lượt yêu thích.
“Có một nghịch lý tồn tại thế này. Hơn 200 quốc gia ở Liên Hợp Quốc lên án Khmer Đỏ, mọi thước phim tư liệu từ mọi nguồn đều nói Việt Nam đã chấm dứt sự tồn tại của Khmer Đỏ. Bộ phim First They Killed My Father trên Netflix cũng nói về điều này. Họ cũng nói là Việt Nam xâm lược Campuchia. Vậy cho tôi hỏi, các quốc gia khác đã làm gì khi người Campuchia bị diệt chủng, có cách nào chấm dứt nạn diệt chủng khác ngoài việc tấn công quân sự không” - Juan Muirao bình luận.
“Người dân Việt Nam cũng đóng góp vào cuộc chiến bằng cách quyên góp lương thực, thực phẩm cho người dân Campuchia. Làm tốt lắm! Việt Nam” - tài khoản shubham thakur
Chiến dịch biên giới Tây Nam, hay chúng ta quen gọi rằng là cuộc chiến giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, có lẽ chỉ thua kém cuộc kháng chiến chống Mỹ về sự ác liệt và thương vong. Nhưng, trong khi cuộc kháng chiến chống Mỹ được rất nhiều quốc gia ủng hộ hoặc ít ra là trung lập, từ các nước cộng sản đến các nước tư bản phương Tây, từ Trung Đông đến châu Phi hay Mỹ La Tinh. Thì cuộc chiến tiêu diệt Khmer Đỏ lại phải chịu những đánh giá, dò xét, phê phán rất nặng nề. Từ vị thế của người hùng chúng ta trở thành một gã xâm lược.
Từng có một câu hỏi rất hay trong Asean History Forum, nếu Lý Hiển Long nói Việt Nam xâm lược Campuchia thông qua việc Việt Nam hạ gục Khmer Đỏ rồi thiết lập một chính quyền mới và quân đội Việt Nam ở lại Campuchia trong khoảng 10 năm. Vậy Lý Hiển Long sẽ nghĩ gì về trường hợp Mỹ tấn công Iraq hay Afghanistan, lập một chính quyền mới thân Mỹ và Mỹ cũng ở lại những quốc gia đó rất lâu? Lý Hiển Long có dám nói Mỹ xâm lược không? Tại sao Lý Hiển Long lên án Pol Pot và chế độ Khmer Đỏ, nhưng trong quá khứ lại từng tài trợ cho Khmer Đỏ?
Thế giới đã tồn tại những nghịch lý và đến giờ vẫn chưa giải quyết trọn vẹn được nghịch lý ấy. Một nghịch lý mà tại sao hơn 200 quốc gia đồng loạt lên án Khmer Đỏ, nhưng 70% số quốc gia ấy không làm gì cả và bỏ mặc người dân Campuchia, ví dụ như Singapore - quốc gia mà Thủ tướng Hun Sen từng nói cách đây 2 năm là "họ chỉ muốn đưa chế độ Khmer Đỏ trở lại và kiếm lợi trên thân xác người Campuchia". Trước đó,
Một nghịch lý khác nữa, là người ta ra sức lên án Việt Nam can thiệp vào Campuchia nhưng lại phó mặc cho Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Đại diện của Ấn Độ từng cho biết bên lề Liên Hợp Quốc rằng, nếu Liên Hợp Quốc lên án Việt Nam xâm lược Campuchia thì họ phải lên án Trung Quốc vì đã xâm lược Việt Nam mới đúng. Họ (Liên Hợp Quốc) cũng cần phải lên án Khmer Đỏ vì đã giết hại hàng ngàn người Việt Nam trước đó nữa.
Thế giới, hóa ra cũng có lúc cũng rất hề hước.

NHÀ THÌ VẪN CÓ NHƯNG KHÔNG THỂ VỀ!

Nghe nói có cô ca sĩ ngày ở Việt Nam thì nhớ Mỹ mà khi sang Mỹ lại nhớ về quê nhà. Gọi là ca sĩ cho sang chứ thực ra ở Việt Nam mấy khi Lâm Ngân Mai được hát trước công chúng bởi dòng nhạc Lân Ngân Mai theo đuổi là nhạc phản động, 3 que.
Có thể nói Mai là một con người đa nhân cách, dễ bị ảo tưởng vào bản thân. Tài năng âm nhạc không có, 3/// thấy hát nhạc của nó thì nó khen hay xong cũng nhận vơ mình là cơ sĩ. Bản thân chưa học tới lớp 10, nhìn nhận nhãn quan cuộc sống đã kém chứ chưa nói đến nhãn quan chính trị nhưng lại đú trend phản động, tham gia phong trào tự ứng cử nhằm định lọt vào cơ quan quyền lực cao nhất nước. Nhưng không như các kẻ rân chủ khác, tự ứng cử nhưng vẫn luôn mồm mắng Đảng, chửi chính quyền. Bà con chòm xóm, thân hữu gần xa chẳng khó khăn gì mà không nhận ra bản chất phản động của Mai, nên Mai tạch từ vòng gửi xe là điều dễ đoán.
Nhạc quê hương đất nước không hát, nhạc trẻ yêu đương không hát, Mai chọn hát nhạc đám ma tiếc thương cho chế độ 3///, trong khi cả nước ăn mừng ngày thống nhất thì Mai lại khóc thương ăn giỗ ngày quốc hận.


Tạo hóa đôi khi thật bất công và trêu ngươi con người. Lâm Ngân Mai được ông trời cho mỗi thứ 1 tý không trọn vẹn: 1 tý nhan sắc, 1 tý giọng ca và 1 tý não.
Các ca sĩ hải ngoại có giọng hát thiên phú còn đang phải quay xe khét lẹt về Việt Nam mà hát kiếm sống thì Lâm Ngân Mai sang đó hát cho ai nghe. Đám phản động không cần giọng hát của Mai mà chỉ cần 1 con rối phá thối chính trị - xã hội ở trong nước mà thôi. Nhà, quê hương thì luôn hiện hữu với những người con đất Việt xa xứ. Quan trọng là người con đó có đủ tư cách để gọi 2 tiếng quê hương hay không, có đủ tư cách để dám về nhà nữa mà thôi!

Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2021

ĐẶNG HỮU NAM CÓ QUAN HỆ MẬT THIẾT VỚI TỔ CHỨC KHỦNG BỐ VIỆT TÂN?

Mới đây, giải thưởng có tên gọi “Lê Đình Lượng” năm 2021 do tổ chức khủng bố Việt Tân khởi xướng được trao cho Đặng Hữu Nam, một linh mục biến chất đang nghỉ hưu non.


Giải thưởng có tên gọi “Lê Đình Lượng” do tổ chức khủng bố Việt Tân khởi xướng từ năm 2018 khi mà đối tượng Lê Đình Lượng bị bắt, xử lý với mức án 20 năm về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Đối với giải thưởng này, kẻ tung ra là tổ chức phản động gạo cội Việt Tân với âm mưu vẫn chỉ là phá hoại, chống lại Việt Nam, người nhận giải đều là những kẻ vào tù ra tội về hành vi chống phá chính quyền, tất cả đều có thâm niên phá hoại Việt Nam và thời gian dài ngồi trong trại giam chấp hành hình phạt tù.
Việc trao giải thưởng này vừa mang tính hình thức cũng vừa mang tính vật chất rõ rệt khi đó là động lực, là ngòi nổ kích hoạt tư tưởng thù địch với Việt Nam, kích động các hoạt động chống phá sự bình yên, ổn định của đất nước ta.
Tính hình thức của giải thưởng thể hiện ở chỗ giải thưởng “ảo” này chính là sự vinh danh nội bộ trong giới dân chủ rởm. Đa phần các đối tượng cơ hội chính trị, phần tử xấu, thế lực thù địch đều có tư tưởng hám danh nhưng lại không thích làm việc chính đáng, không tuân thủ pháp luật. Những giải thưởng “ảo” như giải Lê Đình Lượng này phần nào thỏa mãn cơn nghiện danh hiệu cho các đối tượng này. Trong nhiều năm trở lại đây, số giải thưởng “ảo” mang nhãn hiệu dân chủ, nhân quyền đều được phân phát, chia đều cho những kẻ có hoạt động chống phá Việt Nam.
Tính vật chất của giải thưởng này cũng khá được các nhà dân chủ quan tâm đến bởi nó cũng là con số không hề nhỏ. Như giải thưởng năm 2020 được trao cho đối tượng Nguyễn Thúy Hạnh, số tiền được trao là 5.000 USD và năm này chắc số tiền này cũng được trao cho Đặng Hữu Nam. Tổ chức khủng bố Việt Tân sử dụng hình thức trao giải thưởng này để công khai số tiền tài trợ cho các đối tượng cũng như hoạt động phá hoại ở Việt Nam.
Giải thưởng Lê Đình Lượng năm 2021 được công bố đã gắn chặt cái tên Đặng Hữu Nam với tổ chức khủng bố Việt Tân như là một chân rết cài cắm vào xã hội Việt Nam để thực hiện các hành vi phá hoại tư tưởng. Tín ngưỡng, tôn giáo vẫn là lĩnh vực mà các tổ chức phản động như Việt Tân đầu tư khá nhiều công sức, tiền của, xây dựng nhiều chân rết như Đăng Hữu Nam để lợi dụng niềm tin tôn giáo điều khiển giáo dân thực hiện các hành vi trái pháp luật, đi ngược với lý tưởng tôn giáo.
Đặng Hữu Nam có quan hệ với tổ chức khủng bố Việt Tân từ rất lâu, chuyện phơi bày ra công chúng chỉ là sớm hay muộn thôi. Trong suốt thời gian mục vụ tại Giáo phận Vinh, Đặng Hữu Nam cùng Nguyễn Đình Thục là cặp bài trùng đồng hành trên khắp nẻo đường chống phá, lôi kéo giáo dân tham gia vào các hoạt động biểu tình, chống chính quyền, thay vì phát triển đạo Công giáo ở Giáo phận Vinh thì Đặng Hữu Nam tiếp tay phát triển mạng lưới phản động của Việt Tân trong nước cũng như truyền bá tư tưởng cực đoan của tổ chức khủng bố này.

MỐI LƯƠNG DUYÊN GIỮA PHẠM ĐOAN TRANG VÀ PHẠM THANH NGHIÊN

Chỉ một ngày sau khi Phạm Đoan Trang phải nhận bản án 9 năm tù, Cơ quan an ninh điều tra, Công an TP Hồ Chí Minh đã có giấy triệu tập lần 1 đối với Phạm Thanh Nghiên để làm việc. Một tín hiệu không thể buồn hơn với Nghiên, nhất là sau những trải nghiệm 4 năm trong tù cách đây gần 7 năm về tội Tuyên truyền chống Nhà nước.


Nhiều người không biết, Phạm Đoan Trang và Phạm Thanh Nghiên có mối quan hệ tương đối thân thiết với nhau. Khác với đa phần còn lại của giới dân chủ, Trang và Nghiên là những người viết lách được, cùng tham gia Hội phụ nữ nhân quyền - một tổ chức phản động trá hình xã hội dân sự. Trang từng là cựu nhà báo, còn Nghiên cũng tự nhận mình là nhà văn, từng được nhận giải thưởng Văn Việt, tham gia Văn đoàn độc lập do Nguyên Ngọc cầm đầu.
Lạ kỳ ở chỗ, những tác phẩm "nổi" của Trang và Nghiên đều liên quan đến tù ngục. Nghiên từng được trao giải thưởng liên quan đến tác phẩm "Những mảnh đời sau song sắt, trong khi đó, Phạm Đoan Trang lại được giới dân chủ "Cẩm nang nuôi tù".
Nhiều người phỏng đoán, Nghiên sẽ theo chân Trang vào tù để lấy tư liệu tái bản cuốn sách của mình. Đồng thời, cả 2 sẽ cùng đồng tác giả cuốn sách mới, chắc chắn được giới dân chủ đón đợi: "Cẩm nang tuyệt thực"

CHIA BUỒN SÂU SẮC ĐẾN ĐỒNG CHÍ, GIA ĐÌNH VÀ LỰC LƯỢNG CAND

Ngày 26/12, Thượng tá Mai Thành Lục, Trưởng công an huyện Châu Thành, tỉnh Long An, cho biết: Trung tá Dương Minh Thuần, Đội trưởng CSGT huyện Châu Thành, vừa hy sinh tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) sau 3 ngày cấp cứu do tai nạn.


Theo Thượng tá Lục, khoảng 21h ngày 23/12, Trung tá Thuần chỉ huy tổ công tác làm nhiệm vụ tại trung tâm huyện Châu Thành.
Lúc này, một nam thanh niên chạy xe máy tốc độ cao tông vào xe đặc chủng của trung tá Thuần khiến cán bộ cảnh sát văng xuống đường bị thương nặng.
Trung tá Thuần được cấp cứu tại bệnh viện địa phương và chuyển lên TP.HCM điều trị nhưng không qua khỏi.
Cơ quan chức năng huyện Châu Thành đang làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2021

QUỐC CƠ - QUỐC NGHIỆP PHÁ KỶ LỤC THẾ GIỚI CỦA CHÍNH MÌNH NHƯ THẾ NÀO?


Tối 23-12, lúc 19h giờ Việt Nam (13h giờ Tây Ban Nha), anh em nghệ sĩ Quốc Cơ - Quốc Nghiệp đã khiến người hâm mộ vỡ òa khi xuất sắc phá kỷ lục thế giới của chính mình khi đi trên 100 bậc thang nhà thờ Girona trong 53 giây.


Có mặt tại sự kiện, có các quan chức nhà thờ và chính quyền thành phố Girona, Tây Ban Nha và báo chí quốc tế. Có cả kiều bào đã đi từ Barcelona đến cổ vũ cho Quốc Cơ - Quốc Nghiệp và khá đông khán giả Tây Ban Nha đến chứng kiến sự kiện.
Thời tiết ở Tây Ban Nha đang rất lạnh nhưng thật may mắn ở thời khắc Quốc Cơ - Quốc Nghiệp thực hiện xác lập kỷ lục nhiệt độ đã tăng lên 16 độ C.
Sự may mắn này đã hỗ trợ rất tốt để hai nghệ sĩ xiếc Việt Nam có thể thực hiện việc giữ thăng bằng trên đầu đi trên 100 bậc thang trong 53 giây mà không gặp bất cứ trục trặc nào.
Một thành tích tuyệt vời của hai nghệ sĩ xiếc sau những lo lắng về việc hạn chế tập luyện do ảnh hưởng dịch bệnh.
Dưới đây là chùm ảnh anh em Quốc Cơ - Quốc Nghiệp xác lập kỷ lục tại nhà thờ Girona:

VÀO MỘT NGÀY NÀO ĐÓ, HỌ SẼ TẠM BIỆT CHÚNG TA NHƯNG NHỮNG GÌ HỌ LÀM LUÔN LÀ BẤT DIỆT

Một tờ báo của Nga nói về cuộc diễu binh Ngày Chiến Thắng: “Có một điều mà chúng ta phải đối diện, đó là việc những cựu binh vĩ đại ngày xưa sẽ xuất hiện thưa dần tại Quảng trường Đỏ, rồi có một ngày, sẽ không còn ai nữa. Có người sẽ hỏi rằng, những chiến công và những anh hùng có tồn tại thật không”.
Tổng thống Vladimir Putin cho biết, hàng năm, đều có hàng ngàn, hàng trăm ngàn người mang theo di ảnh của người thân tham gia cuộc diễu hành.


“Chúng tôi sẽ không bao giờ lãng quên và tôi tin rằng họ - người thân, thế hệ sau của những anh hùng, cũng sẽ nghĩ như vậy”.
Có một điều hiển nhiên thế này, chúng ta càng phát triển hơn, càng hiện đại hơn, thì những anh hùng sẽ dần tạm biệt chúng ta. Mỗi năm, chúng ta đều phải nói lời tạm biệt mà trong thâm tâm không bao giờ muốn. Có một bác cựu chiến binh từng tham gia chống Mỹ và chiến dịch Tây Nam, chia sẻ bài đăng về lễ kỉ niệm 110 năm ngày sinh của tướng Giáp cùng ngày Thành lập QĐND Việt Nam của Thông tin Chính phủ với dòng viết: “Cứ mỗi lần hội họp, lại thấy ít dần. Đồng đội!”.
Có một bác cựu chiến binh già, cầm đàn guitar hát cho đồng đội đang nằm trong nấm mộ nghe. Có một bác khác, cầm theo di ảnh của một người bạn thân tham gia một buổi lễ, đôi chân không lành lặn do vướng mảnh bom mìn. Có một bác cứ sáng sớm là đi lại quan làng, bác nói là do vẫn còn ám ảnh tiếng hành quân vào mỗi sáng sớm.
Không có chiến tranh, không có anh hùng. Không có anh hùng thì không có chiến thắng. Nhưng mỗi một chiến thắng lại có nhiều anh hùng ngã xuống hoặc bị thương, đó là một cái giá đắt và chúng ta phải luôn nhớ cũng như không được phép lãng quên.
Trên trang Cơ quan lưu trữ quốc gia Hoa Kỳ đăng tải thông tin về sự kiện Homecoming - sự kiện trao trả 600 phi công, lính Mỹ trước khi Mỹ rút quân toàn bộ khỏi miền Nam Việt Nam, có bình luận: “Tướng Giáp giỏi hơn những gì mà chúng tôi có. Họ có thứ niềm tin mà chúng tôi không có được. Chúng tôi áp đảo về hỏa lực, công nghệ năm này qua năm khác, họ vẫn đáng bại chúng tôi. Làm sao mà chúng tôi có thể đánh bại họ trong 4 năm mà thua Việt Nam trong 20 năm? Bởi vì chúng tôi không thể đe dọa được họ”.
Họ là những người anh hùng không bị khuất phục trước bom đạn của chiến tranh. Nhưng họ không thể chống lại được thời gian. Với thế hệ chúng ta và sau này, việc ghi nhớ và chống lãng quên là một nhiệm vụ bắt buộc.

ĐẤU TRANH LÀM RÕ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG QUÂN PHỤC QUÂN ĐỘI TRÁI PHÁP LUẬT

Thực hiện Mệnh lệnh của Giám đốc Công an tỉnh về ra quân trấn áp các loại tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự những tháng cuối năm 2021 và Tết Nguyên đán năm 2022. Lực lượng An ninh, Công an huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) đã tập trung nắm tình hình, kịp thời phát hiện đối tượng Trần Thị V., sinh năm 1991, trú tại xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đã mặc, sử dụng quân phục của Quân đội nhân dân Việt Nam trái pháp luật. Trần Thị V. đã đặt mua quân phục trên mạng Internet rồi sử dụng và đăng ảnh lên trang facebook cá nhân. Trên mạng xã hội, Trần Thị V tự nhận quân nhân đang công tác tại Ban Chỉ huy Quân sự huyện Quỳnh Phụ.


Ngay sau khi phát hiện vụ việc, Công an huyện Quỳnh Phụ đã gọi hỏi, răn đe Trần Thị V. Qua xác minh ban đầu, mục đích đối tượng Trần Thị V. mặc, sử dụng quân phục Quân đội trái phép rồi đăng lên mạng xã hội để sống ảo, câu view, câu like, làm tăng uy tín của bản thân phục vụ cho việc bán hàng thuận lợi và có thể giao lưu, kết bạn, nói chuyện với nhiều người. Hành vi của Trần Thị V. đã vi phạm quy định về sử dụng quân trang, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Quỳnh Phụ nói riêng, đồng thời gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Sau khi làm việc với cơ quan Công an, chị Trần Thị V. đã giao nộp toàn bộ số quân trang sử dụng trái phép. Hiện Công an huyện Quỳnh Phụ đang hoàn tất hồ sơ, xử lý vụ việc theo đúng quy định của pháp luật. Công an huyện Quỳnh Phụ đề nghị người nhân nêu cao tinh thần cảnh giác, khi phát hiện trường hợp mang, mặc, sử dụng trái phép quân phục của lực lượng vũ trang, giả danh Công an, Quân đội, hãy báo ngay với cơ quan Công an nơi gần nhất để xử lý kịp thời./.

Thứ Ba, 21 tháng 12, 2021

ĐỪNG MANG TIỀN VỀ QUÊ MUA ĐẤT NỮA, XIN CÁC ÔNG BÀ ĐẤY!!!

Chứng kiến cảnh từng đoàn ô tô tìm về mua đất, tôi không khỏi buồn phiền và lo lắng cho tương lai ở vùng quê bình yên của mình.
Ngoài 50 tuổi rồi, tôi chưa bao giờ chứng kiến cảnh tượng từng đoàn xe ô tô tìm về quê mua đất như thời gian gần đây. Đất đầu làng cũng đã đẩy giá lên vài tỷ đồng 1 lô. Vũng trâu đằm sâu tít trong ngõ cũng rao bán 400 – 500 triệu.


Người người bán đất, nhà nhà bán ao. Bán xong thì xây cái nhà to đùng dù ít người ở. Có tiền thì mua sắm ô tô, xe máy. Rồi sinh ra ăn chơi, đàn đúm. Trẻ con cũng đua đòi tóc xanh, tóc đỏ. Tự dưng có tiền tỷ mà. Không tiêu thì cũng chẳng biết làm gì hơn.
Cứ như vậy, tầm 5-10 năm nữa, sẽ sinh ra một thế hệ vô công rỗi nghề. Học hành thì lôm côm, nghề ngỗng thì không có. Tôi có thể hình dung ra một viễn cảnh không mấy tươi sáng của vùng quê nghèo của mình từ cái giàu có giả tạo nhờ bán đất hiện nay.
Những người ở xa mua đất, họ sẽ không chuyển về đây ở, đó là điều chắc chắn. Họ sẽ mua đi, bán lại cho người khác kiếm lời. Cứ như thế, đất thì bỏ hoang nhưng giá sẽ đẩy lên cao nữa. Những người dân quê chúng tôi sau này muốn có miếng đất làm nhà thì không đủ tiền mua.
Tôi chỉ mong, hoạt động mua bán đất ở những vùng nông thôn như quê tôi được kiểm soát. Để không biến một vùng quê nghèo chạy theo sốt đất và sự giàu có giả tạo. Tôi mong các ông bà ở phố có tiền, đừng mang về quê thu gom đất nữa. Tôi xin các ông bà đấy!

THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH DÂNG HƯƠNG TƯỞNG NIỆM ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Ngày 21/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác Trung ương đã dự lễ viếng, dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nơi yên nghỉ của Đại tướng ở khu vực Đảo Yến - Vũng Chùa, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2013), nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Quân uỷ Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại biểu Quốc hội từ khoá I đến khoá VII; là nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh; người chiến sĩ cách mạng kiên trung; vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam; nhà quân sự, vị tướng nổi danh trong lịch sử thế giới.


Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 tại xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình có truyền thống dạy học, yêu nước, một miền quê giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng.
Trải qua hơn 80 năm hoạt động cách mạng liên tục, phong phú và sôi nổi, cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và Quân đội ta.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cán bộ, chiến sĩ Quân đội yêu mến, kính trọng, suy tôn là “Người anh Cả” của Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhận được sự ngưỡng mộ, kính trọng của nhiều nguyên thủ quốc gia, chính khách, học giả, nhà sử học, nhà báo, nhà văn và đông đảo nhân dân thế giới.
Là người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được sống và làm việc thời gian dài bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, được Bác rèn luyện, Đại tướng đã nỗ lực phấn đấu học tập ý chí, tư tưởng, đạo đức, tác phong, lối sống, luôn tu dưỡng rèn luyện, nói và làm theo gương Bác Hồ vĩ đại. Ở Đại tướng luôn sáng ngời những phẩm chất, nhân cách cao đẹp của anh Bộ đội Cụ Hồ.
Thông tin Chính phủ

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2021

THÔNG NÃO...

Chuyện tắc biên năm nào cũng có, hài một cái là mỗi lần thế thì một lô lốc chuyên gia kinh tế từ online đến offline vào kêu gào đòi.... đóng biên với Trung Quốc luôn để kiếm thị trường khác mà xuất (chắc họ quên rằng chính họ cách đây chừng 2 năm đã kêu gào đòi "đóng cửa biên giới". Giờ thực tế xảy ra chỉ mới bằng một phần nhỏ của điều chính họ yêu cầu thôi đó).


Nói ngoài đầu chút thì Việt Nam mở rộng nhiều thị trường là điều cần thiết, nhưng không phải vì để làm mấy trò "lật mặt" với thị trường tỷ 5 dân, các thị trường khác chỉ là để đa dạng hóa nguồn xuất cho Việt Nam, chứ cứ thử nhìn Việt Nam xuất được chục tấn nông sản sang Nhật Bản thì các chuyên gia kinh tế đã vỗ tay ăn mừng như sự kiện tầm cỡ quốc tế thì giờ với hơn 5.000 cont đang kẹt ở biên giới với Tàu thì quy ra là bao nhiêu tấn??
Cần nói rõ thì không chỉ tại các cửa khẩu Việt Nam, nông sản xuất sang Trung Quốc đang kẹt cứng trên biển, trên các kho hàng đường sắt của tuyến liên vận quốc tế Á - Âu. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp xuất khẩu từ các nơi trên thế giới “đang chai mặt” trước các quy định kiểm dịch của Trung Quốc.
Trước bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng và thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc tăng vọt, riêng hoa quả, ngũ cốc, các loại hạt và thịt cộng lại đã gần 80 tỷ đô la Mỹ, chính quyền Trung Quốc phải siết chặt kiểm soát nhập khẩu. Trên thực tế, các quy định này đã được ban hành từ ngày 01/10/2017, tuy nhiên trước sức ép khiếu nại của Châu Âu lên WTO yêu cầu Trung Quốc giải thích tại sao pho mát, bột mì, và rượu mạnh lại nằm trong nhóm kiểm soát chặt, Trung Quốc đã dời lịch áp dụng sang hết năm 2019, sau đó lại lui hạn đến đầu năm 2022.
Hải quan Trung Quốc đã đánh tiếng từ tháng 4/2021 về việc siết quy định nhập khẩu vào đầu năm 2022. Trung Quốc sẽ áp dụng kiên quyết không khoan nhượng các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm với mặt hàng có ngày sản xuất từ ngày 01/01/2022.
Mà mấy anh có container đang kẹt ở biên than vậy thôi chứ khổ vậy mà chẳng anh nào phá sản, năm sau lại xuất nhiều hơn năm trước. Mấy thông tin này mang ra để ép nông dân bán rẻ thôi chứ xuất 10 container, thì 2-3 containner là đủ vốn, còn lại toàn tiền lãi đấy (nhiều hay ít thôi, có điều ai chả muốn lãi nhiều)... Yên tâm là ít lâu nữa sẽ thông quan cả thôi.
Và tôi chưa nói các mặt hàng khác, riêng nông sản xứ này với tiêu chuẩn EU-Mỹ thì có mạt kiếp chúng nó cho nhập khẩu đại trà, chả có thằng nào vừa tiêu thụ nhiều, vừa tiêu chuẩn dễ tính như thằng Tàu cả.
Tóm lại, Trung Quốc siết chặt kiểm soát phòng dịch một phần là do Việt Nam đang là tâm dịch của Châu Á (mà thực ra các nước quanh Trung Quốc đều đang đóng biên cả rồi), phần to hơn là số người lao động ở biên giới của Trung Quốc làm xuất nhập khẩu cũng giảm đi vì họ về quê ăn Tết sớm do khi về địa phương họ sẽ bị cách ly từ 21-28 ngày, và phần cuối quan trọng nhất là tiêu chuẩn nhập khẩu hàng thực phẩm nông sản vào Trung Quốc cũng được nâng lên để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (đã thông báo trước mấy năm).
Chưa kể, mấy chuyên gia đòi đóng biên, đòi tìm thị trường khác đã nghĩ đến việc Việt Nam xuất sang Trung Quốc chủ yếu là nông sản, còn hàng Việt Nam nhập về toàn linh kiện, thiết bị, máy móc, nguyên liệu… Thử không nhập được hàng Trung Quốc về xem, cả nền sản xuất và thương mại sẽ chết sặc tiết. Cây trồng nhập phân thuốc Tàu, chăn nuôi nhập cám Tàu, sản xuất nhựa nhập hạt nhựa Tàu, dệt may nhập sợi vải Tàu, vân vân mây mây...
Nhờ ở gần Tàu nên nhập nguyên vật liệu về rất rẻ và nhờ đó nên hàng Việt Nam mới có lợi thế cạnh tranh với các nước khác. Không mua nguyên vật liệu của Tàu là chi phí đội lên, giá bán tăng vọt, đếch bán được cho ai nữa… Cứ thử đóng biên 3 tháng xem thằng nào chết trước thằng nào?
P/s: mà thử đóng biên xem, dân Thái nó đốt vàng mã cám ơn công đức vô lượng của Dân Việt Nam ngay... nhất là khi Thái Lan đang hưởng lợi lớn từ việc ăn ké đường sắt thông quan vào Trung Quốc qua Lào.

GIÁ KIT TEST COVID-19 "NHẢY MÚA"

Mark nói “Nếu lợi nhuận 100% thì nó chà đạp lên mọi luật lệ của loài người, lên đến 300% thì có treo cổ lên nó cũng sẽ làm”.
Loạt thông tin trên báo chí những ngày này khiến dư luận bất bình, căm phẫn, dù đã đoán trước được chuyện gì đến rồi cũng sẽ đến khi cách đây chưa lâu, giá kit test Covid-19 “nhảy múa” giữa lúc đại dịch căng thẳng.
Đó là việc Cơ quan điều tra khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Phan Quốc Việt, tổng giám đốc công ty cổ phần công nghệ Việt Á; ông Phạm Duy Tuyến, giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hải Dương và một loạt đồng phạm để điều tra những sai phạm trong việc nâng khống giá bộ xét nghiệm Covid-19.


Họ chính là những kẻ tối mắt vì tiền, phá hoại đất nước
Trước đó, ngày 10/12, C03 Bộ Công an cũng đã khám xét khẩn cấp 16 địa điểm tại 8 địa phương gồm Hà Nội, TP.HCM, Hải Dương, Thừa Thiên - Huế, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Nghệ An và triệu tập ghi lời khai trên 30 đối tượng có liên quan.
Theo Cơ quan điều tra, Phan Quốc Việt và các đối tượng của Việt Á đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá, xác định giá bán là 470.000 đồng/kit; thỏa thuận và chi tiền phần trăm hợp đồng cho lãnh đạo bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố trong quá trình cung cấp sản phẩm.
Cơ quan cảnh sát điều tra cho biết, Việt Á đã cung ứng kit test Covid cho CDC và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành với doanh thu khoảng gần 4.000 tỷ đồng. Trong lúc đó, chỉ riêng Tuyến đã được Việt lại quả gần 30 tỉ đồng. Điều này khiến dư luận đặt nghi vấn, CDC và các cơ sở y tế của 61 tỉnh thành khác liệu có “miễn dịch” trước sức tấn công bằng bom tấn “huê hồng” của Việt?
Táng tận lương tâm
30 tỉ, nếu là loại mệnh giá 500.000 đồng thì sẽ có 600 cọc. Một núi tiền chất trước mặt khiến cho họ - những Phạm Duy Tuyến ấy - lóa mắt, sẵn sàng rũ bỏ lương tâm thầy thuốc, chà đạp lên nỗi đau khổ của người bệnh và đồng bào, bất chấp việc cả nước đang lao đao vì đại dịch.
Tôi bỗng liên tưởng đến câu nói của Marx được học hồi còn sinh viên, đại ý: “Nếu lợi nhuận 100% thì nó chà đạp lên mọi luật lệ của loài người, lên đến 300% thì có treo cổ họ cũng sẽ làm”. Họ ở đây là những nhà tư bản. Điều Marx muốn nói là một sự phủ định, nhà tư bản sẵn sàng phủ định chính mình vì sự phát triển, và “lợi nhuận” chỉ là một cách nói, một cách ví von về sự phát triển.
Câu nói ấy, trong bối cảnh ngày nay, xem ra lại vận vào những kẻ nắm trong tay chút quyền lực nhưng tối mắt vì tiền.
Tháng 4 năm ngoái, Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm bị khởi tố và bắt tạm giam vì vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng trong việc mua sắm máy xét nghiệm Covid-19.
Những tưởng vụ ông Cảm sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh, thế nhưng những kẻ rắp tâm lợi dụng dịch bệnh móc túi dân, đục khoét ngân sách nhà nước vẫn không hề biết sợ. Vài ba tỉ vơ vét của ông Cảm nhờ nâng khống giá máy xét nghiệm chẳng thấm vào đâu so với 30 tỉ mà ông Tuyến thu gom từ hàng vạn kit xét nghiệm.
Họ quả là táng tận lương tâm giữa lúc hàng triệu người dân khốn khổ, hàng ngàn cán bộ, nhân viên y tế, chiến sĩ quân đội, công an, tình nguyện viên vào tâm dịch bất chấp hiểm nguy cứu giúp đồng bào; giữa lúc dân mình, cả những người nghèo nhất cũng nhường cơm sẻ áo, góp từng mớ rau, cân gạo, quả trứng… chia sẻ, động viên đồng bào nơi tâm dịch.
Họ táng tận lương tâm khi hàng trăm nhân viên y tế - đồng nghiệp của họ - đang ngày đêm vật lộn với công tác chống dịch đầy căng thẳng hiểm nguy nhưng mức lương được hưởng lại rất bèo. 5 đến 6 triệu đồng/tháng là mức lương của nhân viên y tế cơ sở hiện nay sau 15, 20 năm công tác.
Lương thấp, chống dịch căng thẳng hàng tháng trời nhưng tiền hỗ trợ chống dịch (dù chỉ từ 3-5 triệu đồng/tháng, tùy mức) thì chưa thấy đâu. Sức khỏe giảm sút nghiêm trọng, lương bèo bọt, chưa biết khi nào có tiền hỗ trợ chống dịch… là những lý do khiến nhiều nhân viên y tế phường ở quận 1, TP.HCM chuẩn bị xin nghỉ việc. Tại thành phố lớn nhất cả nước, năm 2020 có 597 nhân viên y tế xin nghỉ việc và chỉ 10 tháng đầu năm nay đã có thêm 968 trường hợp.
Theo báo chí, dự toán tổng kinh phí hỗ trợ thu nhập theo số lượng nhân viên y tế hiện tại của TP.HCM là hơn 8,5 tỷ đồng/tháng, tức chỉ nhỉnh hơn ¼ số tiền mà ông Phạm Duy Tuyến đút túi được từ thương vụ làm ăn với Phan Quốc Việt.
Ngoài Hải Dương, một số tỉnh thành khác cũng mua kit test của Việt Á với mức giá từ 470.000đ trở lên. Cụ thể, Bắc Ninh mua 10.000 bộ với giá 470.000đ/kit, Nam Định mua 13.536 bộ giá 509.250đ/kit, Đà Nẵng mua 70.000 bộ, giá 509.250đ/kit.
Xem ra, câu chuyện giá kit xét nghiệm “nhảy múa” mấy tháng trước nay mới đến hồi cao trào. Cái kit xét nghiệm bé tí mà có sức mạnh ghê gớm, nó làm rớt mặt nạ bao nhiêu kẻ đạo đức giả trước nhân dân.

Chủ Nhật, 19 tháng 12, 2021

VIỆT NAM GIỜ ĐÃ KHÁC RỒI..

Liên tiếp trong 3 ngày (14 - 16/12/2021), Việt Nam đã đưa ra xét xử 3 vụ án liên quan đến tội tuyên truyền chống Nhà nước và tuyên phạt tù 4 “nhà dân chủ cuội” với tổng số án tù lên đến 35 năm tù giam.
Lẽ thường đây sẽ là dịp mà các nhà ngoại giao Mẽo và đồng minh sẽ lợi dụng để "lên đồng", nào là ra tuyên bố rồi thông cáo báo chí lên án “Việt Nam vi phạm nhân quyền” này kia đủ các thể loại. Ấy thế mà lần này lại khác hẳn, về cơ bản là thấy im ắng lạ thường, có chăng thì cũng chỉ là vài "tiếng kêu" lạc quẻ của vài k.ẻ "cố đấm ăn xôi" ra điều bênh vực "đồng bọn" để kiếm cơm b.ẩn thôi...
Các vụ xét xử này, nếu như các năm trước, Việt Nam mà xét xử mấy k.ẻ này thì cũng còn phải "rào trước đón sau" chút ít vì anh Mẽo và mấy anh EU hay giở trò "can thiệp", nhưng thời gian gần đây cứ gọi là "phang thẳng cánh" chẳng phải sợ "bố con th.ằng nào"..
Điều đó chứng tỏ rằng:


Thứ nhất, vị thế của Việt Nam bây giờ đã hoàn toàn khác trước, cái tầm của Việt Nam đã khác trước nên không dễ để gây sức ép với Việt Nam như trước kia.
Thứ hai, anh Mẽo và mấy anh đồng minh giờ cũng không mặn mà lắm với l.ũ chuyên “ăn mặn đ.ái khai” mang tên “dân chủ Việt” nữa. Chúng chả làm được cái trò trống gì cho nên cơm cháo mà ngược lại chỉ làm cho uy tín của Mẽo và vài anh đồng minh bị ảnh hưởng mà thôi.
Chưa kể, chúng lại vi phạm pháp luật Việt Nam một cách trắng trợn thế, can thiệp và bao che cho chúng thì chỉ có "em đeo mo vào mặt". Với lại, bản thân Mẽo và vài anh đồng minh cũng đang có cả đống công việc phải làm, kể cả vấn đề "nhân quyền" trong nước của mình nên sức đâu mà bao sân, mà can với thiệp...
Thế nên giờ các "con giời" mà không ngoan, cứ ngày đêm xuyên tạc, chống phá rồi vi phạm pháp luật thì chỉ có vào đội tuyển Juventus (bóc lịch, ăn cơm cân, mặc áo số) thôi. Thế nên đừng có dại mà giỡn mặt với pháp luật Việt Nam!!! Việt Nam giờ khác rồi..

PUTIN - CON ĐƯỜNG TRỞ THÀNH TỔNG THỐNG

Chứng kiến những ngày thoái trào của Liên Xô và nỗi chật vật của gia đình, Putin dấn thân vào chính trị với mong muốn khôi phục vị thế nước Nga.
"Chúng ta cần thừa nhận hồi kết của Liên Xô là thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ. Riêng với dân tộc Nga, sự kiện là một tấn bi kịch", Tổng thống Nga Vladimir Putin chia sẻ trong thông điệp liên bang năm 2005, đề cập những ngày tháng hỗn loạn của đất nước sau khi Liên Xô tan rã năm 1991.


Giai đoạn mà Putin gọi là "tấn bi kịch" đó diễn ra đầy sóng gió đối với phần lớn người dân nước này, kể cả gia đình ông.
Lyudmila Putina, vợ cũ Putin, năm 2000 từng kể rằng gia đình ông bà "lúc nào cũng phải đếm kỹ từng đồng" trong những năm tháng hậu Xô viết. Trong phim tài liệu "Nước Nga, chương sử mới", được hãng thông tấn RIA Novosti công bố một trích đoạn hôm 12/12, Putin cũng thừa nhận ông lúc đó đã phải đi làm thêm để kiếm tiền đỡ đần gia đình.
"Tôi chạy ôtô, như một tài xế chở khách thuê. Thật lòng mà nói, kể về chuyện này không thoải mái gì, nhưng thật không may nó đúng là như vậy", ông kể.
Theo sử gia Shaun Walker, giai đoạn thoái trào của Liên Xô đã ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ của Putin, một sĩ quan tình báo mới 37 tuổi. Tháng 12/1989, ông bất lực dõi theo biển người tràn qua trụ sở Stasi, cơ quan phản gián Đông Đức, tại thành phố Dresden và chuẩn bị ập vào văn phòng thường trực của Ủy ban Tình báo Nhà nước Liên Xô (KGB). Trung tá Putin thử mọi cách liên lạc để đề nghị các lực lượng vũ trang tăng viện nhưng không ai đến giúp.
Để bảo vệ mạng lưới điệp viên và kho hồ sơ mật, Putin đã liều mình đối diện đám đông, tuyên bố với họ rằng bên trong văn phòng vẫn còn lực lượng cảnh vệ vũ trang, sẵn sàng bắn hạ những kẻ xâm nhập.
Hành động liều lĩnh của ông đã thành công, Putin bảo vệ được bản thân cùng các đồng nghiệp trong văn phòng KGB. Tuy nhiên, sử gia Walker cho rằng sự kiện đã để lại trong tâm trí Putin cảm giác mất mát to lớn, thôi thúc ông nuôi dưỡng khát vọng khôi phục vị thế cho đất nước trên trường quốc tế.
"Tôi có cảm giác đất nước mà tôi vốn biết đã không còn nữa. Nó đã biến mất", Putin trả lời các nhà báo quốc tế trong một cuộc phỏng vấn năm 2000.
Một năm sau sự kiện ở Dresden, Putin cùng gia đình trở về Leningrad, thành phố sau này được đổi tên thành St. Petersburg. Ông được nhận vào Đại học Leningrad, trở thành trợ lý phụ trách quan hệ quốc tế cho hiệu trưởng Stanislav Petrovich Merkuriev, giữa thời điểm tương lai của KGB còn mơ hồ.
Chia sẻ trong quyển sách "Góc nhìn thứ nhất: Bản tự họa chân thật của Tổng thống Nga Vladimir Putin", ông xác nhận chỉ huy KGB đã ngỏ ý đưa ông đến Moskva khi về nước, nhưng ông đã từ chối cơ hội này.
Putin cho biết ông cảm thấy thời điểm đó "đất nước không có tương lai" và ông không thể chấp nhận "ngồi yên trong hệ thống cũ", trong khi gia đình còn vợ và hai con nhỏ tuổi.
"Tôi rất hạnh phúc khi tìm được việc làm ở Đại học Leningrad. Tôi nhận việc với hy vọng có thể vừa làm vừa viết luận văn tiến sĩ và nếu có cơ hội sẽ tiếp tục ở lại công tác", cổng thông tin Điện Kremlin dẫn lại hồi tưởng của Tổng thống Nga về cột mốc này.
Lyudmila Putina nói hai vợ chồng từng kỳ vọng đất nước đổi mới mạnh mẽ sau "Perestroika", cuộc cải tổ 1986-1989 của Tổng bí thư Mikhail Gorbachev. Thế nhưng khi về nước vào năm 1990, gia đình Putin nhận thấy mọi thứ không có bất kỳ thay đổi nào. Người dân Nga vẫn phải xếp hàng dài nhận nhu yếu phẩm, hệ thống tem phiếu nhiều bất cập tiếp tục tồn tại. Có thời gian, Lyudmila Putina sợ hãi cảnh tượng hỗn loạn ngoài phố đến mức cô không dám ra cửa hàng để săn tìm đồ rẻ về cho gia đình.
Trong giai đoạn công tác ở Đông Đức, Putin và vợ không dành dụm được là bao. Chiêc ôtô ngốn hết phần lớn thu nhập gia đình. Những người hàng xóm ở Dresden đã tặng cho hai vợ chồng cái máy giặt cũ, được mua từ 20 năm trước. Putin cùng vợ gắng mang theo về Nga, dùng thêm 5 năm chứ không dám mua mới.
"Tình hình công việc của chồng tôi cũng biến động. Dù có giai đoạn công tác thành công ở Đức, rõ ràng anh đã thay đổi suy nghĩ về bước tiếp theo cho sự nghiệp. Tôi nghĩ anh ấy có lúc đánh mất cả mục đích sống. Rũ bỏ quá khứ và đi theo con đường chính trị vốn không phải quyết định dễ dàng", người vợ cũ kể lại.
Năm 1991, ở tuổi 39, Putin bước vào chính trường khi đến Tòa thị chính Leningrad làm trợ lý cho Chủ tịch Hội đồng Thành phố Anatoly Sobchak. Ông nhận vị trí mới một phần nhờ bạn học cũ giới thiệu, một phần vì luôn đánh giá cao tài năng của Sobchak khi còn là giảng viên Đại học Leningrad vào thời điểm Putin còn là sinh viên.
Để tránh những mâu thuẫn giữa công việc mới và mối liên hệ với cộng đồng tình báo Nga, Putin nộp đơn từ chức ở KGB không lâu sau đó. Trong chia sẻ năm 2000, Putin tiết lộ lương KGB trả cho ông khi đó cao hơn hẳn mức lương của Tòa thị chính và ông đã mất rất nhiều đêm đắn đo quyết định.
"Sobchak khi đó là chính trị gia mới nổi, nhưng đặt cược tương lai của mình vào mỗi ông là quá rủi ro. Mọi chuyện có thể thay đổi trong tích tắc. Tôi rất lo bị mất việc ở Tòa thị chính. Nếu kịch bản xấu nhất xảy đến, có lẽ tôi đã trở lại trường đại học, hoàn tất luận văn và kiếm tiền bằng công việc làm thêm nào đó chẳng ai biết", ông chia sẻ.
Điều Putin lo sợ cuối cùng đã xảy đến vào năm 1996, khi Anatoly Sobchak tái tranh cử thị trưởng thất bại. Cựu sĩ quan tình báo KGB lúc này đã bước quá sâu vào chính trường để có thể trở về trường đại học làm việc hay liên lạc với các đồng nghiệp cũ.
Ông đã có lúc lo sợ cuộc sống của cả gia đình bị đẩy vào tình thế khó khăn. Nhưng may mắn lại một lần nữa mỉm cười với Putin khi ông được đề nghị một vị trí ở Moskva, xử lý các vấn đề pháp lý tại Văn phòng Tổng thống Boris Yeltsin.
"Tôi thậm chí từng nghĩ, 'Bây giờ mình biết làm gì đây, hay là lái xe thuê'. Tôi không đùa đâu, thời điểm đó cũng chẳng có công việc gì khác mà kén chọn. Tôi lại còn hai đứa nhóc. Vậy nên khi vừa được gọi đến Moskva, tôi lập tức đồng ý và lên đường", Tổng thống Nga hồi tưởng trong một phóng sự được thực hiện năm 2018.
Với khả năng của mình, Putin nhanh chóng thăng tiến ở Moskva trong những năm cuối thập niên 1990. Ông trở thành Phó chánh văn phòng Tổng thống vào tháng 3/1997. Một năm sau, Putin được thăng chức Phó chánh văn phòng Thứ nhất Văn phòng Tổng thống Nga và đến tháng 7/1998 trở thành Giám đốc Cơ quan Tình báo Liên bang.
Từ tháng 3/1999, ông giữ thêm chức Bộ trưởng Hội đồng An ninh Liên bang Nga và 5 tháng sau được Yeltsin chỉ định làm Thủ tướng chính phủ. Khoảng ba tuần trước giao thừa năm 2000, Tổng thống Yeltsin gặp riêng Putin, tiết lộ ý định từ chức và đề nghị ông làm quyền tổng thống.
"Định mệnh đã cho tôi cơ hội được cống hiến cho đất nước ở cấp độ cao nhất. Sẽ thật ngớ ngẩn nếu tôi từ chối, chọn đi bán hạt hướng dương khắp đất nước hay trở thành luật sư tư nhân. Những công việc đó tôi có muốn làm thì làm sau cũng được", Putin kể lại trong bài đăng trên trang Kremlin.ru.
Vào ngày 31/12/1999, Vladimir Putin trở thành Tổng thống tạm quyền của Liên bang Nga, bắt đầu hơn hai thập niên lèo lái nước Nga trở lại vị thế mà ông ao ước từ những năm tháng hỗn loạn cuối thế kỷ 20.

MUỐN VÔ ĐỊCH THÌ KHÔNG ĐƯỢC SỢ HÃI ĐỐI THỦ NÀO CẢ

Không ai nghĩ là Malaysia lại có một trận đấu thảm hại như vậy. Mặc dù Việt Nam đã ghi được tới 4 bàn vào lưới của Campuchia nhưng chứng ta vẫn chỉ đứng ở vị trí thứ 2 bảng đấu với việc chỉ kém một bàn hiệu số.


Với kết quả này, chúng ta sẽ gặp Thái Lan. Khá nhiều người lo sợ khi chúng ta phải gặp đội tuyển này. Lướt qua nhiều trang mạng, thì tâm lý sợ Thái như trước năm 2018 vẫn diễn ra. Người thì bảo là Việt Nam sẽ "no hành", người thì muốn Thái Lan vô địch, người thì "giương cờ trắng" ngay khi trận đấu diễn ra...
Cần phải nhắc lại rằng, Việt Nam đang là đương kim vô địch Đông Nam Á, đương kim vô địch Sea Games, là đội tuyển Đông Nam Á duy nhất lọt vào vòng loại thứ 3 World Cup. Việt Nam chưa thua Thái Lan ở bất cứ một trận đấu chính thức nào với Thái Lan dưới thời HLV Park, ngược lại, chúng ta đã có một trận thắng ở King Cup và một trận thắng hủy diệt ở giải U23.
Nếu nhìn vào kết quả, Thái Lan mới phải sợ Việt Nam. Muốn vô địch thì phải xác định thắng mọi đối thủ. Thái Lan là một đội tuyển mạnh, nhưng đừng sống trong một tâm thế chưa ra trận đã sợ hãi.
Điều tích cực là Tiến Linh đã tìm lại cảm giác ghi bàn với một pha di chuyển hay và một pha “đóng gạch” rất lực. Hàng thủ vẫn chưa bị thủng lưới bất cứ một bàn thắng nào, không có cầu thủ nào mắc Covid-19, không chấn thương nặng, bàn thắng được trải đều ở 3 tuyến, không có cầu thủ treo giò hay vắng mặt đáng tiếc.
Vậy thì hãy tiến lên, việc gì phải sợ.