KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn dân chủ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dân chủ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2023

Không lầm lẫn giữa phương thức dân chủ với sự “theo đuôi quần chúng”!

“Theo đuôi quần chúng” gây ảnh hưởng xấu đến việc hoàn thành nhiệm vụ của tập thể, vì thế, phải kiên quyết ngăn chặn, loại bỏ. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Học hỏi quần chúng, nhưng “tuyệt đối không nên theo đuôi quần chúng”(1); “không phải dân chúng nói gì, ta cũng cứ nhắm mắt theo”(2). Theo đó, các cấp ủy, tập thể, đơn vị phải chú trọng học tập đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cũng như cần thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, nghiêm khắc tự soi, tự sửa; có phong cách gần dân, nhưng không “mị dân”, không “theo đuôi quần chúng”, không rơi vào “chủ nghĩa dân túy”. Điều đó bảo đảm xây dựng được cấp ủy, tập thể, đơn vị trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, thống nhất, có đủ năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn có sự lầm lẫn nhất định giữa phương thức dân chủ với một biểu hiện có vẻ như là phương thức dân chủ: Đó chính là tệ “theo đuôi quần chúng”. Hai khái niệm này, về bản chất, là khác xa nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt, “Phương thức công tác dân chủ” là việc “tôn trọng và tạo điều kiện để mọi người tích cực thảo luận và tham gia quyết định các công việc chung”; trong khi đó, “Theo đuôi quần chúng” là việc người lãnh đạo làm theo số đông “một cách thụ động, thiếu suy nghĩ riêng”(3).


Một số biểu hiện của tệ “theo đuôi quần chúng” trong thực tế ở một số cơ quan, đơn vị là: Người lãnh đạo dựa dẫm vào cấp dưới, không có chính kiến rõ ràng trong điều hành công việc, không tạo lập được văn hóa công vụ của tổ chức; có quan hệ khăng khít quá mức với cấp dưới, ứng xử với cấp dưới, đồng nghiệp theo cách “chiều lòng” theo một số sở thích, nguyện vọng không chính đáng, không hợp pháp làm ảnh hưởng đến công việc chung; để cho cấp dưới làm những việc vốn thuộc thẩm quyền của cá nhân người lãnh đạo; hùa theo số đông một cách vô nguyên tắc...
Sự phân biệt giữa phương thức làm việc dân chủ và tệ “theo đuôi quần chúng” không hề khó, bởi chúng đều có nội dung và đặc điểm nhận dạng cụ thể, rõ ràng. Thế nhưng, tại sao đôi lúc trong thực tế, ta vẫn bắt gặp sự lẫn lộn giữa phương thức làm việc dân chủ với những biểu hiện của tệ “theo đuôi quần chúng”? Nguyên nhân của thực trạng này cần được xem xét từ 3 yếu tố chủ yếu: Thứ nhất, trình độ chính trị của người lãnh đạo. Thứ hai, tính cách của người lãnh đạo. Thứ ba, động cơ làm việc của người lãnh đạo.
Về nội dung thứ nhất, trình độ chính trị của người lãnh đạo thể hiện qua tư duy, nhận thức, tư tưởng chính trị và hành động thực tế của người đó. Trình độ chính trị của người lãnh đạo được rèn giũa và nâng lên thông qua sự tích lũy về kinh nghiệm chuyên môn cũng như trải nghiệm về cuộc sống. Tuy nhiên, một khi trình độ chính trị của người lãnh đạo còn khiếm khuyết, chưa hoàn thiện thì sẽ chưa đủ năng lực để nhận thức, tách biệt một cách rạch ròi giữa phương thức làm việc dân chủ với những biểu hiện của tệ “theo đuôi quần chúng”. Trình độ chính trị không vững có thể dẫn đến biểu hiện, hệ lụy của một trong hai thái cực: Hoặc cứng nhắc, cô độc; hoặc chỉ “theo đuôi quần chúng”.
Ở khía cạnh thứ hai, có nhiều người bản tính xuề xòa, không có đủ sự quyết đoán cần thiết ở cương vị lãnh đạo; hoặc dù không đủ năng lực công tác, nhưng vì lý do nào đó, họ vẫn được bổ nhiệm làm lãnh đạo. Khi họ điều hành công việc sẽ dễ dẫn tới “theo đuôi quần chúng”, đánh mất vai trò lãnh đạo của người đứng đầu. Nguyên nhân của tình trạng này là do đôi khi công tác đánh giá, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ còn có hạn chế, thiếu sót. Vì thế nên chưa chọn lựa được người đứng đầu có đủ tư chất cũng như năng lực, trình độ chuyên môn; do vậy, ảnh hưởng đến sức mạnh của tập thể trong thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Đối với khía cạnh thứ ba, “theo đuôi quần chúng” còn thể hiện sự suy giảm đạo đức cách mạng của người lãnh đạo. Vì tính toán cá nhân mà họ hùa theo nguyện vọng không chính đáng của một số cá nhân có những suy nghĩ không đúng đắn, thiếu trách nhiệm; thậm chí, có người lãnh đạo còn cố tình hướng lái suy nghĩ của tập thể theo hướng có lợi cho mình, để rồi lấy lý do là “căn cứ vào nguyện vọng của số đông” để đưa ra những quyết định nhằm trục lợi cho bản thân và “nhóm lợi ích”./.
HOÀNG VIỆT (Tạp chí Cộng sản)

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2019

Một số luận điệu xuyên tạc thường gặp

NHỮNG CÂU NÓI THƯỜNG GẶP Ở NHỮNG KẺ CHỐNG CỘNG

1. Không cần đánh Pháp thì cũng độc lập?!

Chẳng khác nào bị ăn cướp rồi ngồi chờ ăn cướp trả lại. Và tất cả các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của Việt Nam và các nước khác trên thế giới là sai lầm?!

Algeria nhờ tấm gương Việt Nam mà vùng lên đánh Pháp mới giành được độc lập. Việt Nam cũng đã qua 100 năm chờ Pháp trả độc lập mà chúng có chịu trả không? Đánh cho tơi bời chúng mới cút nhưng vẫn để lại cái vĩ tuyến 17 oan nghiệt. Còn đặc biệt người thổ dân da đỏ đã chờ 500 năm rồi, người anglo saxon đã trả độc lập cho họ đâu?

Và tại sao người Mỹ không ngồi đó chờ thực dân Anh ban bố độc lập mà phải đánh lại mẫu quốc?

Nếu có trách thì phải trách Pháp, Mỹ và tay sai người Việt chứ không thể trách người kháng chiến, đó là trách ngược! Cuộc kháng chiến có thể đã không xảy ra nếu Mỹ không ủng hộ Pháp quay lại Việt Nam.

Không bao giờ có chuyện tự nhiên độc lập được trao trả. Con đường chính trị Việt Nam đã thử đó là chịu độc lập trong khối liên hiệp Pháp, nhưng Pháp chỉ muốn một chính quyền bù nhìn như Bảo Đại tức là mọi thứ vẫn như cũ và Pháp đã nổ súng tấn công trước nên cuộc kháng chiến mới chính thức nổ ra.

Điểm ngụy biện ở đây là: xem kẻ xâm lược là văn minh và đạo đức.

2. Mỹ không xâm lược Việt Nam?!

Hành động gọi là xâm lược không chỉ gói gọn ở trường hợp xâm chiếm lãnh thổ nước khác rồi sáp nhập vào của mình, mà còn là trường hợp trực tiếp can thiệp chính trị quân sự vào một quốc gia, cướp đoạt chủ quyền phục vụ cho lợi ích đế quốc của mình.

Cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ thuộc vào trường hợp thứ hai.

Mỹ quyết định can thiệp trực tiếp khi Pháp thua và biết rằng nếu tổng tuyển cử xảy ra, 80% dân sẽ bầu cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mỹ đã cướp đoạt chủ quyền Việt Nam bằng cách dùng cơ quan tình báo CIA xây dựng chính quyền cho Diệm, một người không có công lao kháng Pháp và không có một lực lượng chính trị hậu thuẫn ở Việt Nam, để tự xây dựng chính quyền.

CIA tiến hành chiến tranh tâm lý phá hoại miền Bắc và lừa gạt lôi kéo người Công giáo miền Bắc vào Nam để hy vọng xây dựng một hậu thuẫn chính trị cho Diệm.
Khi Diệm trở nên bất kham, Mỹ bật đèn xanh cho tướng tá ngụy giết Diệm. Rõ ràng ông chủ thực sự của chính quyền ngụy là Mỹ chứ không phải tổng thống ngụy.

Khi nhắm thấy quân ngụy không thể thắng trong một cuộc đối đầu quân sự với MTDTGPMN, Mỹ đã trực tiếp đem quân vào. Cuộc xâm lược quân sự bắt đầu.
Quân đội Mỹ phải trực tiếp nhảy vào vì quân đội ngụy phần lớn là những người bị ép buộc nên không có tinh thần chiến đấu. Và sau khi tất cả các chiêu trò được tung ra đều thất bại, Mỹ phải đưa ra chiến lược cuối cùng là “Việt Nam hóa chiến tranh, thay màu da trên xác chết”. Cái tên của chiến lược này đã chứng minh hùng hồn cuộc chiến trước đó là cuộc chiến Mỹ-Việt và Mỹ đã xâm lược Việt Nam.

Nếu cuộc chiến của Mỹ không phải là xâm lược thì nhà Thanh đã không xâm lược Việt Nam khi đem quân vào miền Bắc giúp Lê Chiêu Thống khôi phục nhà Lê. Nhà Lê so với chính quyền Diệm còn có chính danh hơn vì nguyên thủy nó không phải là do nhà Thanh dựng lên như Mỹ dựng lên VNCH.

Điểm ngụy biện ở đây là: Xem quân Mỹ và CIA là chuyên làm từ thiện!!!

3. Cuộc chiến tranh đó là một cuộc nội chiến, huynh đệ tương tàn?!

Như vừa nói ở trên, nếu đó là “nội chiến” thì không thể nào có cái chiến lược gọi là “Việt Nam hóa chiến tranh”. Quân đội miền Bắc và quân giải phóng miền Nam chỉ đánh Mỹ là chính trong hầu hết thời gian cuộc chiến. Đối với quân ngụy thì hù cho chạy là chính. Quân ngụy trừ số đã bị tẩy não quá nặng thì không có ý chí chém giết với người Việt Nam. Nếu không có Mỹ ở Việt Nam gây chia rẽ thì rõ ràng người Việt Nam không có lý do để có một cuộc chiến tương tàn.

Nội chiến là chiến tranh nội bộ. Tự điển dịch là “chiến tranh giữa các giai cấp hoặc lực lượng xã hội đối kháng trong một nước”. Trừ khi nước Mỹ là một phần của Việt Nam và người Mỹ là người Việt Nam, cuộc chiến đó không thể nào có thể gọi là một cuộc nội chiến.

Điểm ngụy biện ở đây là: xem Mỹ là người Việt Nam, xem người Bắc Việt Nam là người… nước ngoài 😆.

4. “Miền Bắc xâm lược, cưỡng chiếm miền Nam”?!

Nếu nói miền này xâm lược, cưỡng chiếm miền kia trong cùng một nước thì hóa ra một nước có thể tự xâm lược chính mình sao? Như vậy sách giáo khoa lịch sử của thế giới và Việt Nam cần phải đổi lại hết dùng từ “xâm lược” cho tất cả các cuộc chiến giữa miền này với miền kia trong cùng một nước.

Như vậy nội chiến Mỹ là một cuộc chiến xâm lược. Miền Nam muốn tách ra vì không đồng ý với chủ trương của miền Bắc và miền Bắc đã “xâm lược”, “cưỡng chiếm” miền Nam nước Mỹ.

Việc Vua Quang Trung đánh ra Bắc chiếm lại Bắc Hà do quân Thanh chiếm đóng theo lời cầu viện của Lê Chiêu Thống cũng là một cuộc chiến xâm lược, cưỡng chiếm Bắc Hà!

Hơn nữa miền Bắc, miền Nam chỉ là sự phân chia địa lý chứ không phải là dân miền Bắc đánh dân miền Nam vì chính quyền ngụy được xây dựng bằng thành phần nòng cốt là dân Công giáo miền Bắc di cư vào Nam và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam là do người miền Nam lãnh đạo và tham gia.

Lại còn miền Trung thì sao?! Âm mưu chia cắt vĩnh viễn VN làm đôi, gây ra sự phân biệt, thù hằn Bắc-Nam là ý chí của Mỹ chứ không phải của dân bất cứ một miền nào của Việt Nam.

Do đó đây là cuộc chiến tranh giành độc lập thống nhất giữa đại đa số bao gồm cả người Bắc-Trung-Nam với lý tưởng đó chống lại Mỹ và ngụy là một thiểu số cũng bao gồm cả người Bắc-Trung-Nam.

Nếu dùng chữ xâm lược thì phải sửa thêm là nửa miền Nam này xâm lược nửa miền Nam kia luôn vì phần lớn vùng nông thôn Việt Nam theo phía cộng sản.

Điểm ngụy biện ở đây là: xem Việt Nam là 2 quốc gia và xem Mỹ là không có vai trò gì.

5. Mỹ vào Việt Nam là để giúp miền Nam, giúp Việt Nam?!

Mỹ giúp thực dân Pháp tái chiếm và bình định Việt Nam.

Pháp thua thì Mỹ trực tiếp nhảy vào cướp chủ quyền chia cắt Việt Nam.

Mỹ dựng lên chính quyền độc tài gia đình trị của Ngô Đình Diệm và các chính quyền độc tài quân sự sau đó và Mỹ mới là chủ nắm đầu đằng sau.

Mỹ đã tàn phá gần như toàn bộ đất nước Việt Nam: ném bom bừa bãi, rải chất độc làm chết hàng triệu dân thường. Di chứng hậu quả của sự tàn bạo đó còn tồn tại cho đến ngày hôm nay và cả trăm năm sau.

Đào khoét sâu thêm chia rẽ dân tộc.

Những mục tiêu, việc làm như trên của Mỹ ở Việt Nam là phá chứ không phải giúp Việt Nam.

Điểm ngụy biện ở đây là: xem chuyện Pháp và Mỹ giết người Việt Nam là việc nghĩa.

6. VNCH có dân chủ?!

Chính quyền VNCH là một chính quyền do Mỹ xây dựng. Diệm là do Mỹ tuyển và đưa lên qua cuộc trưng cầu dân ý gian lận phế truất Bảo Đại. Khi Mỹ không điều khiển được Diệm thì bật đèn xanh để tướng tá ngụy giết. Các tướng tá ngụy sợ Mỹ hơn sợ tổng thống của họ. Rõ ràng Mỹ là chủ ở đây chứ không phải dân.

Nguyện vọng của dân quê miền Nam theo Cộng sản không được xem xét mà chỉ bị đàn áp.

Nếu bạn xem chính quyền, quân đội Mỹ là dân Việt Nam, còn dân nông thôn Việt Nam theo Cộng sản là người nước ngoài thì VNCH đúng là có dân chủ.

Một đất nước do đế quốc nước ngoài nắm đầu thì không thể gọi là dân chủ.

Điểm ngụy biện ở đây là: xem Mỹ là tay sai của ông Diệm, ông Thiệu.

7. Miền Bắc cũng nhận viện trợ và được Liên Xô và Trung Quốc giúp chả khác gì miền Nam được Mỹ và đồng minh giúp?!

Lại nên lưu ý về cách dùng miền Bắc, miền Nam để đại diện phe phái một cách không chính xác/dùng ngụy biện ở trên.

Miền Bắc và MTDTGPMN chỉ nhận viện trợ là để chống quân Mỹ vào Việt Nam xâm lược.

Ngụy được trả lương, chịu sự chỉ huy điều động của Mỹ và quân đội Mỹ trực tiếp nhảy vào đánh giết người Việt Nam ngoài chuyện viện trợ ra.

Giúp đỡ viện trợ, gửi cố vấn so với đem cả nửa triệu quân trực tiếp vào xâm lược nắm đầu một nửa nước, đánh giết tàn phá cả một đất nước là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

Điểm ngụy biện ở đây là: xem bạn bè giúp dân tộc sống còn và độc lập như kẻ thù, xem kẻ thù giết dân, chia rẽ đất nước và dân tộc là bạn bè…

8. Chiến tranh ý thức hệ?!

Việt Nam không có vấn đề với ý thức hệ dân chủ của Mỹ. Chính quyền Việt Nam được xây dựng năm 1945 là một chính quyền đa đảng. Việt Nam không có ý định chống lại ý thức hệ gì đó của Mỹ mà chỉ muốn độc lập.

Thứ tự câu chuyện:

– Chính quyền VNDCCH kêu gọi Mỹ ủng hộ độc lập cho Việt Nam, giúp Việt Nam chống Pháp quay lại, nguyện giao hảo và hợp tác toàn diện với Mỹ ngay từ năm 1945 và sau đó 1946.

– Mỹ đã phớt lờ và quay sang giúp Pháp tái chiếm Việt Nam.

– Mỹ không giúp Việt Nam lại giúp Pháp cho nên Việt Nam mới tự chống Pháp và sau đó nhờ đến Liên Xô và Tàu. Nên nhớ Cộng sản Tàu chưa lên nắm quyền vào những năm 1945-49.

– Mỹ lại viện cớ Việt Nam nhờ Liên Xô và Tàu giúp tức là chống lại ý thức hệ dân chủ của Mỹ!

Nếu ý thức hệ dân chủ của Mỹ có nghĩa là giúp đỡ thực dân Pháp cướp nước đô hộ Việt Nam một lần nữa thì Việt Nam chống lại là đúng!

Thực tế cuộc chiến là Mỹ đem quân xâm lược muốn chia cắt Việt Nam vĩnh viễn nên người Việt Nam phải chống lại. Đó là ý thức độc lập chống lại ý thức muốn nắm đầu nước khác bằng bạo lực của đế quốc.

Việt Nam nói chung không có nhu cầu chống Cộng. Cộng Sản quốc tế đã giúp Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp thì tại sao người Việt phải chống Cộng? Và mâu thuẫn giữa chủ nghĩa này hay khác trong nội bộ Việt Nam thì nước ngoài cũng không được xen vào.

Không có nước nào có quyền đem quân vào Mỹ để chống chủ nghĩa gì ở bên trong nước Mỹ cả, như vậy Mỹ không có cái quyền đem quân vào Việt Nam để chống Cộng!

Nếu nói rằng vì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được 80% dân chúng ủng hộ nên Mỹ phải nhảy vào chia Việt Nam làm hai để chống Cộng thì rất buồn cười và vô lý và càng không thể biện minh cho sự xâm lược của Mỹ.

Nếu bây giờ một đảng A của Mỹ nhắm chừng sẽ thua đảng B trong một cuộc bầu cử thì những người của đảng A có quyền lập ra một quốc gia mới tách rời ra khỏi nước Mỹ với sự giúp đỡ trực tiếp của một cơ quan tình báo nước ngoài không?

Chuyện như trên đã xảy ra ở VIệt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh không có đối thủ trong một cuộc tổng tuyển cử nên Mỹ đã đem Diệm từ Mỹ về để đưa lên làm tổng thống qua một vụ trưng cầu dân ý gian lận lật đổ Bảo Đại. Cơ quan tình báo CIA của Mỹ do đại tá Edward Landsdale đã xây dựng chính quyền ngụy bằng cách tiến hành một chiến dịch chiến tranh tâm lý Passage to Freedom lôi kéo người công giáo miền Bắc vào làm lực lượng hậu thuẫn cho Diệm.

Điểm ngụy biện ở đây là: xem nước Việt Nam là lãnh thổ nước Pháp hay nước Mỹ chứ dứt khoát không phải của Việt Nam nên chỉ khi chúng cho độc lập thì mới được.

9. Miền Nam giàu miền Bắc nghèo suy ra miền Nam không cần miền Bắc giải phóng?!

Phần lớn miền Nam là chiến trường ác liệt thì làm sao giàu? Sài Gòn giàu nhưng chỉ là một thành phố của miền Nam chứ không phải là toàn bộ miền Nam. Vì Sài Gòn là đầu mối Mỹ đổ viện trợ dân sự, quân sự, tiền lương quân lính ăn chơi vào Sài Gòn nên mới giàu và kinh tế nằm trong tay người Tàu Chợ Lớn. Sự giàu có này đòi hỏi ngụy làm cai thầu chiến tranh cho Mỹ. Thôn quê miền Nam và cả miền Bắc phải bị tàn phá, hàng ngàn người phải chết vì bom đạn, chất độc mỗi ngày. Hậu quả của những sự tàn phá đó vẫn tiếp tục kéo dài hàng trăm năm. Giàu cái kiểu cả nước phải chịu khổ cho một thành phố giàu thì cần phải chấm dứt và Sài Gòn phải cần được giải phóng gấp!

Quyền lợi của một nhóm người nhỏ lợi dụng chiến tranh để trục lợi làm giàu không thể đặt trên quyền lợi của cả một dân tộc.

Miền Nam giàu như thế nào? Theo lời một phóng viên Úc thì “miền Nam được nhớ đến với một nền kinh tế dựa trên chơ đen, ma túy, đ-ĩ đ-iếm và trục lợi nhờ chiến tranh – South Vietnam is remembered as having an economy based on a black market, drugs, prostitution and war profiteering.”
http://johnpilger.com/articles/vietnam-nbsp-now

Còn theo lời Thượng nghị sĩ J. W. Fulbright vào năm 1966 thì “Hòn ngọc Viễn Đông” là một “động đ-ĩ của Mỹ”.
http://news.google.com/newspapers…

Phải nói là cả Việt Nam giải phóng Sài Gòn khỏi tay Mỹ ngụy vì nếu chỉ có miền Bắc thì không thể có khả năng đó.

Điểm ngụy biện ở đây là: xem bán nước là một nghề của “giới cao quý” được Tây nuôi dạy tử tế.

10. Chiến tranh mà?!

Khi có ai đó nhắc đến tội ác Mỹ ngụy thì có nhiều người lại ngụy biện bằng một câu ngắn: “Chiến tranh mà” để khỏa lấp đánh đồng tất cả. Chiến tranh không tự xảy ra nên không thể đổ lỗi cho chiến tranh mà phải truy cứu ai đã gây ra chiến tranh. Nếu đồng ý chiến tranh là tội ác thì phía gây ra chiến tranh đã gây ra tội ác.

Việt Nam không có nhu cầu gây chiến tranh với Mỹ và đã không tấn công nước Mỹ.

Người Việt Nam chỉ muốn bầu cử thống nhất đất nước.

Do đó Mỹ không có bất cứ quyền, lý do gì gây ra chiến tranh ở Việt Nam. Chuyện chính trị nội bộ Việt Nam phải do người Việt Nam giải quyết.

Nhưng Mỹ đã gây ra chiến tranh và tội ác theo sau.

Và chiến tranh có luật của chiến tranh, không thể giết thường dân vô tội vạ như Mỹ đã làm. Ném bom, bắn giết một cách bừa bãi, đặt thôn quê nào đó là vùng “tự do oanh kích FFZ”, “giết tất cả những gì động đậy” thì đó là tội ác chống lại loài người.

Điểm ngụy biện ở đây là: xem quân Mỹ giết người vô tội là vô tội.

11. Đối xử sai lầm đối với ngụy quân ngụy quyền sau ngày giải phóng?!

Đối với những người chống Cộng đương nhiên 30 tháng 4 không phải là ngày “giải phóng” vì họ đã mất đi địa vị “lên voi”. Nhiều triệu người đã phải hy sinh cả mạng sống để Việt Nam có hòa bình thống nhất, không còn chém giết nhưng họ lại buồn hận chỉ vì địa vị ăn trên ngồi trốc bị đá đổ! Buồn hận kiểu này có nên được thông cảm không?

Họ là vàng còn cả dân tộc là cỏ rác hay sao?

Họ đã vẽ ra viễn cảnh và tuyên truyền là sẽ bị trả thù ghê gớm nhưng chuyện đó đã không xảy ra. Họ chỉ bị đi cải tạo nhưng cải tạo càng lâu thì càng có khả năng đi Mỹ. Có nhiều người còn nuối tiếc rằng mình không được cải tạo đủ lâu để được đi Mỹ, buồn cười vậy!

So sánh với nội chiến Mỹ rồi bảo rằng trường hợp “bên thắng cuộc” phải đối xử với “bên thua cuộc” như nội chiến Mỹ là một so sánh khập khiễng. Nội chiến Mỹ là… nội chiến, cuộc chiến ở Việt Nam không phải là nội chiến mà là cuộc chiến tranh chống sự can thiệp thô bạo và xâm lược của Mỹ.

Mặc dù vậy sau nội chiến Mỹ, kinh tế một thời giàu có của miền Nam Mỹ đã bị phá hủy. Thu nhập bình quân giảm xuống còn 40% so với miền Bắc Mỹ. Tình trạng đó tiếp diễn đến một thời gian dài sau thế kỷ 20.

Sau khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng, Mỹ đã nhốt trên 100 ngàn người Nhật cả già trẻ lớn bé vào trại tập trung chỉ vì nghi ngờ họ không trung thành với nước Mỹ.
Luật ở Mỹ cũng phạt nặng thậm chí tử hình ai dám giúp đỡ kẻ thù chống lại nước Mỹ. Nếu có thành phần làm tay sai cho nước khác xâm lược chia cắt nước Mỹ thì tôi bảo đảm sẽ chết và không còn dịp để chê Mỹ ác!

Trường hợp Việt Nam thì sau khi ra tù họ lại được định cư ở một nước giàu nhất, dân chủ tự do nhất thế giới, con cháu họ ngày nay toàn là công dân Mỹ như vậy còn muốn gì nữa? Còn buồn còn hận gì nữa?!

Loại người này là loại người cực kỳ tham lam ích kỷ làm như mình là bố của cả người Việt và Mỹ vậy. Người đâu tiền đâu mà cứ đổ vào cuộc chiến như thế để họ tiếp tục sướng?!

Điểm ngụy biện ở đây là: xem việc tha mạng sống cho quân đối địch là tội lỗi…

12. Nếu không giải phóng thì miền Nam cũng như Nam Hàn bây giờ?!

Để một nửa giàu và một nửa kia phải đói là lựa chọn tốt hơn Việt Nam bây giờ? Có cần thiết phải như vậy không? Đầu óc bạn có còn bình thường không?

Việt Nam đã trải qua hơn 30 năm chiến tranh, 20 năm cấm vận nhưng bây giờ cũng đâu đến nỗi nào? Như vậy tại sao bây giờ lại mơ ước một nửa đói để cho một nửa kia được giàu?!

Nếu đã phải giả sử thì sao không nói rằng nếu Mỹ không chen vào chuyện của Việt Nam và bán đảo Triều Tiên thì cả hai nước đều đã độc lập và còn giàu mạnh hơn Nam Hàn bây giờ và không có thù hận chia rẽ!

Không thể trách Liên Xô hay Tàu vì hai nước đó đã để yên cho người dân bán đảo Triều Tiên và Việt Nam tự quyết. Mỹ muốn chống Cộng thì sang Tàu, sang Liên Xô mà chống. Cộng sản Liên Xô/Tàu đâu có xâm lược Việt Nam hay Triều Tiên?

Nếu Mỹ không trực tiếp can thiệp thì đã không có chiến tranh và đã thống nhất từ lâu. Nếu có chiến tranh chăng nữa thì cũng chóng vánh và không thể gây ra tàn phá thiệt hại chia rẽ hận thù lâu dài như khi Mỹ trực tiếp nhảy vào.

Trường hợp Tàu vì là nước lớn nên Mỹ không dám can thiệp sâu, do đó đã cơ bản thống nhất từ 1949 và vì vậy cho dù có áp dụng đường lối kinh tế sai lầm thì vẫn có thể sửa đổi và phát triển mạnh trong suốt hơn 30 năm nay.

Nam Hàn giàu có nhưng với cái giá là phải coi Bắc Hàn là kẻ thù không đội trời chung và nếu tiếp tục chọc sùng Bắc Hàn thì tất cả có thể quay về thời kỳ đồ đá! Tương lai dân tộc không biết đi về đâu khi vì tiền mà phải phục vụ cho ý chí của Mỹ. Có cần phải trả cái giá như thế để giàu không nhỉ?

Điểm ngụy biện ở đây là: xem sự nỗ lực vươn lên của dân Hàn quốc khắc kỷ là cỏ rác, chỉ có Mỹ là đáng kể.

Lời kết:
Ngụy biện còn nhiều nhưng tạm thế. Biết rằng rất khó nhưng chúng ta hãy cùng hy vọng một ngày nào đó các xác sống chống Cộng sẽ được giải bùa mà quên đi thù hận để được nhẹ nhàng siêu thoát.

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2019

NHÌN VÀO “MÙA XUÂN Ả RẬP” ĐỂ CẢNH GIÁC

Gần đến ngày 30/4 trên một vài diễn đàn, bloger, tài khoản mạng xã hội lại xuất hiện một số bài viết nhận định, kêu gọi xuống đường làm cách mạng dân chủ cho Việt Nam. Họ làm được gì hay muốn “Mùa xuân Ả rập” lại xảy ra trên mảnh đất bình yên này.

NHÌN VÀO “MÙA XUÂN Ả RẬP” ĐỂ CẢNH GIÁC
Ảnh minh họa.
Nhắc để mọi người nhớ và liên tưởng điều gì đã xảy ra!
Xuất phát từ sự việc một người đàn ông bán hàng rong trên đường phố ở Tunisia bị cảnh sát bắt giữ xe, sau đó anh ta đã tự thiêu để phản đối. Thực hư, đúng sai chưa rõ nhưng trên mạng xã hội xuất hiện lời kêu gọi biểu tình và hình thành trào lưu xuống đường dưới cái tên chống độc tài, đòi tự do dân chủ. Ban đầu diễn ra ở Tunisia sau đó lan ra các nước Trung Đông, Bắc Phi. Phong trào trở thành hiệu ứng dây chuyền xuống đường biểu tình của người dân thiếu thông tin khách quan ở các quốc gia này. “Mùa xuân Ả rập” lan đến đâu thì khẩu hiệu đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền, lạm dụng quyền lực, chống tham nhũng lại được các thế lực thù địch, lực lượng đối nghịch triệt để lợi dụng để nêu cao như một ngọn cờ nhằm tập hợp lực lượng. Âm mưu, thủ đoạn này thực tế đã diễn ra ở Ai cập, Yemen, Libya, Syria… Nhưng khi các cuộc “cách mạng” được gọi là thành công thì dân chủ, nhân quyền giảm sút, tham nhũng tràn lan, lạm dụng quyền lực như là công cụ giúp các phe phái chính trị thanh toán triệt hạ lẫn nhau. Đất nước bùng phát nội chiến, tiếng súng bom đạn không còn xa lạ hàng ngày với cuộc sống của hàng triệu người. Cuộc sống của người dân ngày càng cùng cực, hàng đoàn người đã phải tìm đường di tản sang các nước Châu Âu lánh nạn và mưu sinh. Đất nước Libi được xếp vào nước có mức sống cao, thu nhập bình quân đầu người là 16.640 USD. Hay như Syria thu nhập 4.600 USD thì đến nay sinh mạng hàng vạn con người vẫn nơm nớp trong chiến tranh, bỏ quê hương đi tìm chốn yên bình. Đó chỉ là vài ví dụ. Bên cạnh đó với cuộc chiến chống khủng bố được viện ra để gán cho những nước này chế tạo, sở hữu vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân nên các nước lớn đã can thiệp bằng các cuộc chiến tranh lật đổ chính phủ hiện thời. Mục tiêu chủ yếu nhằm vào tiêu diệt lãnh tụ cao nhất, thủ tiêu quyền lực hợp pháp của nhà nước không đi theo quỹ đạo các thế lực thù địch nước lớn.
Việt Nam từ những năm 90 thế kỷ trước đến nay, xuất hiện nhiều âm mưu nhằm vào đánh đổ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản. Tuy nhiên mọi âm mưu và hành động của chúng đã bị thất bại hoàn toàn. Không phải chúng không đủ lực để làm nhưng cái chính là Đảng, Nhà nước Việt Nam có chính nghĩa, có đủ kinh nghiệm để vô hiệu hóa các cuộc cách mạng sắc màu như chúng đã làm ở nhiều nước. Quan trong nhất là nhân dân Việt Nam đã chịu đựng quá nhiều đau khổ trong hàng chục năm chiến tranh không bao giờ muốn sự xáo trộn với cuộc sống hiện tại đã có được. Một ngày được yên bình là một ngày có hạnh phúc, có điều kiện xây dựng cuộc sống ngày càng giàu mạnh thêm. Những năm qua ở một số địa phương, những nhóm chống đối chính trị đã lợi dụng một số sơ hở, yếu kém của các cấp chính quyền, lợi dụng tình hình từ bên ngoài để kích động biểu tình, gây rối hòng làm bất ổn về chính trị, xã hội. Nhưng tất những vụ việc đó đã được ngăn chặn trong thời gian ngắn, thế lực bên ngoài không thể lợi dụng để làm “cách mạng sắc màu”“cách mạng đường phố” như kiểu “Mùa xuân Ả rập”.
Thành tựu hôm nay và tương lai mai sau sẽ vẫn là như vậy khi có một chính đảng, một nhà nước vì quyền lợi của cả dân tộc mà bảo vệ thành quả đã giành được. Bao nhiêu năm chiến tranh với binh hùng tướng mạnh, vũ khí tận răng không khuất phục được Việt Nam. Chắc chắn chúng sẽ không bao giờ làm được gì. Truyền thống yêu nước của dân tộc này không bao giờ thay đổi./.
NGUYỄN PHƯỚC YÊN

Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2018

PHẠM THỊ ĐOAN TRANG - CÁI KẾT CỦA KẺ ẢO TƯỞNG


PHẠM THỊ ĐOAN TRANG - CÁI KẾT CỦA KẺ ẢO TƯỞNG
Phạm Thị Đoan Trang

Phạm Thị Đoan Trang - “con bò sữa vàng” của làng “rận chủ” Việt Nam là một trong số ít kẻ được coi là có học. Tuy nhiên, với học thức của “rận chủ” này, thay vì để phục vụ đất nước, phục vụ xã hội thì nó lại luôn ảo tưởng sức mạnh của đám dân chủ về “ước mơ” thay đổi thể chế chính trị, đa nguyên, đa đảng tại Việt Nam.

Sinh và và lớn lên trong một gia đình cơ bản, được cho ăn học tử tế, những tưởng ả ta sẽ trở thành một nhà báo chân chính. Ấy vậy mà vì liên tục vi phạm kỉ luật về đạo đức nghề nghiệp, lại còn thường xuyên tiếp xúc, giao du với những thành phần bất hảo, lấy việc chống phá đất nước làm nghề kiếm cơm, Phạm Thị Đoan Trang đã bị báo Pháp luật đuổi việc. “Việt Tân” đã sử dụng ả như một công cụ để chống phá chính quyền với hàng loạt các hoạt động như: Hô hào người dân ký thư yêu cầu Mỹ và một số nước phương Tây cản trở Việt Nam trở thành thành viên UNHCR; tham gia phong trào đòi xóa bỏ Điều 258 BLHS; tham gia phá hoại phiên UPR của Việt Nam bằng cách chạy le ve, cầu cạnh các nhân viên tổ chức nhân quyền và một vài dân biểu hạ viện để tổ chức cuộc biểu tình của cờ vàng ba que. Gần đây nhất tháng 9/2017, Đoan Trang đã cho xuất bản cuốn sách “Chính trị bình dân” dày 500 trang với nội dung chính là cung cấp những kiến thức “căn bản”, “chuẩn mực” cho các nhà hoạt động dân chủ, đặc biệt là các nhà hoạt động trẻ. Đối với những người ít đọc sách dễ có cảm tưởng rằng bà Trang rất giàu kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực khoa học chính trị. Tuy nhiên, nếu là người quen đọc sách lí thuyết, hoặc quen tra cứu các tài liệu chuyên môn, bạn sẽ nhận ra bà Trang không nắm chắc kiến thức chuyên môn về hầu hết các khái niệm, cơ chế và chủ nghĩa đó. Và nếu cuốn “Chính trị bình dân” được dùng làm sách giáo khoa cho phong trào chống Đảng, Nhà nước thì trong tương lai, phong trào sẽ cho ra đời nhiều thành phần trí thức giả, ảo tưởng về chính trị. Ngẫm cho cùng, đây cũng chỉ là một chiêu trò chống phá mới của cô “dân chủ” mặt mụn Phạm Thị Đoan Trang.

Vào khoảng 14h ngày 24/02, Cơ quan an ninh tiến hành bắt và khám xét đối với Phạm Thị Đoan Trang tại nhà riêng để phục vụ công tác điều tra về hành vi sản xuất, phát tán tài liệu tuyên truyền chống phá chính quyền Việt Nam. Và rất có thể, với những bài phỏng vấn các báo đài phản động nước ngoài cùng nội dung mị dân, đả kích, chống phá đảng, Nhà nước của “Chính trị bình dân” thì Phạm Thị Đoan Trang sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật - tiếp bước Nguyễn Văn Đài và đồng bọn của chúng./. 

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

GIỚI LÃNH ĐẠO VIỆT NAM ĐÃ LÃNG QUÊN CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC?! XIN THƯA : KHÔNG BAO GIỜ!


Như một điệp khúc được lặp đi lặp lại hàng chục năm qua, cứ mỗi khi đến dịp 17/02 hàng năm, một nhóm người núp bóng “yêu nước”, lấy danh nghĩa “tưởng niệm chiến tranh biên giới” lại đưa ra những luận điệu rằng: “Giới lãnh đạo, Đảng Cộng sản, Nhà nước cộng sản Việt Nam đã lãng quên chiến tranh biên giới phía Bắc 1979”, “Tại sao Nhà nước Việt Nam không tổ chức kỷ niệm chiến tranh biên giới phía Bắc, phải chăng Nhà nước cộng sản Việt Nam đang sợ”, “Nhà nước cộng sản Việt Nam đã chọn sai bạn - thù”



Không những vậy, nhóm người này còn tỏ vẻ “yêu nước” bằng cách kêu gọi mọi người tập trung tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ (Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội), khu vực công viên Lênin… trưng băng rôn, biểu ngữ với nội dung “17/2/1979 - Nhân dân không bao giờ quên”, “Kỷ niệm ngày 17/2 - Đả đảo bọn bá quyền Bắc Kinh”, “Đừng lãng quên chiến tranh biên giới”… để “tưởng niệm chiến tranh biên giới phía Bắc”. Nhóm người này cũng không quên lên án, đả kích, xuyên tạc rằng: Nhà nước Cộng sản Việt Nam cần trả lại giá trị lịch sử cho cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược 1979, không được ngăn cản các hoạt động tưởng niệm chiến tranh biên giới… Nói như vậy liệu có phải chăng Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã lãng quên chiến tranh biên giới phía Bắc 1979?

Với những người ít quan tâm tới câu chuyện này có lẽ họ sẽ dễ dàng đồng tình với những luận điệu trên, tán đồng với những đòi hỏi trên. Tuy nhiên, với những người thực sự đã hiểu bản chất, đã “đi guốc trong bụng” những kẻ giả danh “dân chủ”, “yêu nước” này thì rõ ràng với họ những luận điệu, chiêu trò cũ rích kia chỉ là “vở cũ soạn lại”.

Chúng ta còn nhớ hình ảnh ông Trương Tấn Sang khi là Chủ tịch nước đã đi thắp hương cho từng ngôi mộ tại Nghĩa trang huyện Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng), nơi yên nghỉ của hơn 300 liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trong những ngày nổ súng đầu tiên của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc năm 1979 vào ngày 16/02/2016. Những hình ảnh này sau đó đã được truyền hình quốc gia VTV1 đưa tin trên chương trình thời sự 19h.


GIỚI LÃNH ĐẠO VIỆT NAM ĐÃ LÃNG QUÊN CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC?! XIN THƯA : KHÔNG BAO GIỜ
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thắp hương tại Nghĩa trang huyện Trà Lĩnh (Cao Bằng) ngày 16/02/2016. 



Chúng ta có lẽ không quên hình ảnh các bạn đoàn viên, thanh niên thuộc T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang nhân kỷ niệm 67 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ đã tổ chức Ngày hội Tuổi trẻ đền ơn đáp nghĩa và lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, Hà Giang nhằm tưởng nhớ, tri ân các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân ta trong giai đoạn 1979 - 1989.


Vậy có phải Đảng, Nhà nước Việt Nam đã lãng quên chiến tranh biên giới phía Bắc? Tôi xin khẳng định rằng, chưa bao giờ và không bao giờ Đảng, Nhà nước ta lãng quên cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc này. Vậy tại sao chúng ta lại không kỷ niệm, tưởng niệm rầm rộ như những cuộc chiến tranh khác? Phải chăng Đảng, Nhà nước Việt Nam đang sợ điều gì?

Với những người thông minh thì họ có thể tự tìm cho mình một câu trả lời, còn với những kẻ óc ngắn, những kẻ miệng zân chủ nhưng bại não thì chúng kiếm đủ mọi cớ để xuyên tạc, lấp liếm. Cứ phải tổ chức lễ kỷ niệm hoành tráng mới là ghi nhớ, là khắc sâu? Với những người thông minh, với những người lãnh đạo đất nước tôi tin chắc rằng, họ biết làm điều gì đó có lợi tốt nhất cho quốc gia, dân tộc và cho nhân dân.

Ở đây, tôi chỉ xin được nêu lại hai câu chuyện của lịch sử. Câu chuyện thứ nhất, đó là sau khi đánh thắng giặc Minh xâm lược, Lê Lợi đã chủ động cho sứ giả sang nhà Minh để cầu hòa với mục đích để giữ hòa khí, mối quan hệ bang giao. Câu chuyện thứ hai, đó là sau khi đánh cho 29 vạn quân Thanh không còn đường rút, thế nhưng Quang Trung Nguyễn Huệ vẫn chủ động cấp tàu, thuyền, ngựa cho đạo quân thất trận đó về nước mà không bắt, giết họ như nhiều người đã làm.

Lê Lợi, Quang Trung - Nguyễn Huệ làm như vậy có phải vì họ sợ quân Minh, quân Thanh? Chắc chắn là không, bởi lẽ nếu sợ có lẽ Lê Lợi, Quang Trung - Nguyễn Huệ đã không thể nào đánh cho những đạo quân hùng mạnh đó không còn đường tháo chạy. Vậy tại sao Lê Lợi, Quang Trung lại làm như vậy? Đó chính là nghệ thuật Hòa - Hiếu của Lê Lợi, Quang Trung và của cha ông ta để giữ yên biên cương, bờ cõi, để đất nước được thanh bình, phát triển.

Những nhà lãnh đạo Việt Nam luôn biết phải làm gì và cần phải làm gì để đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết. Không phải cứ ra đường gào thét hô hào mới là yêu nước, mới là tưởng nhớ. Những người thông minh họ thừa khôn để biết làm điều gì và không làm điều gì xin thưa những kẻ zân chủ mồm lông cuồng zận kia.




Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018

GIỚI LÃNH ĐẠO VIỆT NAM ĐÃ LÃNG QUÊN CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC?! XIN THƯA : KHÔNG BAO GIỜ!


Như một điệp khúc được lặp đi lặp lại hàng chục năm qua, cứ mỗi khi đến dịp 17/02 hàng năm, một nhóm người núp bóng “yêu nước”, lấy danh nghĩa “tưởng niệm chiến tranh biên giới” lại đưa ra những luận điệu rằng: “Giới lãnh đạo, Đảng Cộng sản, Nhà nước cộng sản Việt Nam đã lãng quên chiến tranh biên giới phía Bắc 1979”, “Tại sao Nhà nước Việt Nam không tổ chức kỷ niệm chiến tranh biên giới phía Bắc, phải chăng Nhà nước cộng sản Việt Nam đang sợ”, “Nhà nước cộng sản Việt Nam đã chọn sai bạn - thù”

Không những vậy, nhóm người này còn tỏ vẻ “yêu nước” bằng cách kêu gọi mọi người tập trung tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ (Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội), khu vực công viên Lênin… trưng băng rôn, biểu ngữ với nội dung “17/2/1979 - Nhân dân không bao giờ quên”, “Kỷ niệm ngày 17/2 - Đả đảo bọn bá quyền Bắc Kinh”, “Đừng lãng quên chiến tranh biên giới”… để “tưởng niệm chiến tranh biên giới phía Bắc”. Nhóm người này cũng không quên lên án, đả kích, xuyên tạc rằng: Nhà nước Cộng sản Việt Nam cần trả lại giá trị lịch sử cho cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược 1979, không được ngăn cản các hoạt động tưởng niệm chiến tranh biên giới… Nói như vậy liệu có phải chăng Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã lãng quên chiến tranh biên giới phía Bắc 1979?

Với những người ít quan tâm tới câu chuyện này có lẽ họ sẽ dễ dàng đồng tình với những luận điệu trên, tán đồng với những đòi hỏi trên. Tuy nhiên, với những người thực sự đã hiểu bản chất, đã “đi guốc trong bụng” những kẻ giả danh “dân chủ”, “yêu nước” này thì rõ ràng với họ những luận điệu, chiêu trò cũ rích kia chỉ là “vở cũ soạn lại”.

Chúng ta còn nhớ hình ảnh ông Trương Tấn Sang khi là Chủ tịch nước đã đi thắp hương cho từng ngôi mộ tại Nghĩa trang huyện Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng), nơi yên nghỉ của hơn 300 liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trong những ngày nổ súng đầu tiên của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc năm 1979 vào ngày 16/02/2016. Những hình ảnh này sau đó đã được truyền hình quốc gia VTV1 đưa tin trên chương trình thời sự 19h.


GIỚI LÃNH ĐẠO VIỆT NAM ĐÃ LÃNG QUÊN CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC?! XIN THƯA : KHÔNG BAO GIỜ
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thắp hương tại Nghĩa trang huyện Trà Lĩnh (Cao Bằng) ngày 16/02/2016. 


Chúng ta có lẽ không quên hình ảnh các bạn đoàn viên, thanh niên thuộc T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang nhân kỷ niệm 67 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ đã tổ chức Ngày hội Tuổi trẻ đền ơn đáp nghĩa và lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, Hà Giang nhằm tưởng nhớ, tri ân các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân ta trong giai đoạn 1979 - 1989.

Vậy có phải Đảng, Nhà nước Việt Nam đã lãng quên chiến tranh biên giới phía Bắc? Tôi xin khẳng định rằng, chưa bao giờ và không bao giờ Đảng, Nhà nước ta lãng quên cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc này. Vậy tại sao chúng ta lại không kỷ niệm, tưởng niệm rầm rộ như những cuộc chiến tranh khác? Phải chăng Đảng, Nhà nước Việt Nam đang sợ điều gì?

Với những người thông minh thì họ có thể tự tìm cho mình một câu trả lời, còn với những kẻ óc ngắn, những kẻ miệng zân chủ nhưng bại não thì chúng kiếm đủ mọi cớ để xuyên tạc, lấp liếm. Cứ phải tổ chức lễ kỷ niệm hoành tráng mới là ghi nhớ, là khắc sâu? Với những người thông minh, với những người lãnh đạo đất nước tôi tin chắc rằng, họ biết làm điều gì đó có lợi tốt nhất cho quốc gia, dân tộc và cho nhân dân.

Ở đây, tôi chỉ xin được nêu lại hai câu chuyện của lịch sử. Câu chuyện thứ nhất, đó là sau khi đánh thắng giặc Minh xâm lược, Lê Lợi đã chủ động cho sứ giả sang nhà Minh để cầu hòa với mục đích để giữ hòa khí, mối quan hệ bang giao. Câu chuyện thứ hai, đó là sau khi đánh cho 29 vạn quân Thanh không còn đường rút, thế nhưng Quang Trung Nguyễn Huệ vẫn chủ động cấp tàu, thuyền, ngựa cho đạo quân thất trận đó về nước mà không bắt, giết họ như nhiều người đã làm.

Lê Lợi, Quang Trung - Nguyễn Huệ làm như vậy có phải vì họ sợ quân Minh, quân Thanh? Chắc chắn là không, bởi lẽ nếu sợ có lẽ Lê Lợi, Quang Trung - Nguyễn Huệ đã không thể nào đánh cho những đạo quân hùng mạnh đó không còn đường tháo chạy. Vậy tại sao Lê Lợi, Quang Trung lại làm như vậy? Đó chính là nghệ thuật Hòa - Hiếu của Lê Lợi, Quang Trung và của cha ông ta để giữ yên biên cương, bờ cõi, để đất nước được thanh bình, phát triển.

Những nhà lãnh đạo Việt Nam luôn biết phải làm gì và cần phải làm gì để đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết. Không phải cứ ra đường gào thét hô hào mới là yêu nước, mới là tưởng nhớ. Những người thông minh họ thừa khôn để biết làm điều gì và không làm điều gì xin thưa những kẻ zân chủ mồm lông cuồng zận kia.



Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

"Cách mạng màu" và "mùa xuân Ả Rập" có mỹ miều như thế!?


Mỗi khi một cuộc “cách mạng màu” hạ màn, hoặc “gió mùa xuân” đã thổi qua một quốc gia nào đó thì dân chủ, nhân quyền lại trở nên sa sút, tham nhũng ngày càng lan tràn, và quyền lực lại được sử dụng làm công cụ chủ yếu giúp một số phe phái chính trị thanh toán, triệt hạ lẫn nhau…

‘Cách mạng màu’ và ‘mùa xuân Ả Rập’ có mỹ miều như thế!?

Ngày 11-11-2016, đề cập báo cáo của Ủy ban Kinh tế, Xã hội vùng Tây Á (ESCWA) thuộc Liên hợp quốc mới công bố, bài Mùa xuân Ả Rập “gây tổn thất cho khu vực 600 tỷ USD” trên trang BBC tiếng Việt cho biết “phong trào mùa xuân Ả Rập” khiến khu vực này tổn thất 614 tỷ USD do từ năm 2011 đến nay không tăng trưởng; con số này tương đương với 6% tổng GDP của khu vực trong thời gian từ 2011 đến 2015.
Báo cáo mô tả tiến trình xã hội ở khu vực là “ảm đạm”, quyền công dân bị thụt lùi tại một số quốc gia. Số liệu cũng cho thấy các cuộc xung đột làm tồi tệ thêm tình trạng nợ nần, thất nghiệp, tham nhũng, đói nghèo, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng tị nạn. Libya, Yemen, Syria vẫn đang trong tình trạng nội chiến, tổn thất hàng chục nghìn nhân mạng, rơi vào tình trạng chính quyền trung ương không hoạt động nổi.
Tại Syria, các cuộc biểu tình chống chính phủ dâng cao thành cuộc xung đột với sự can dự của các thế lực nước ngoài, GDP và tổn thất kinh tế từ năm 2011 đến nay đã tới 259 tỷ USD. Tại các nước có tiến trình chuyển giao chính trị, chính phủ mới đã không đáp ứng được việc cải cách kinh tế để xử lý những vấn đề dẫn tới tình trạng bạo loạn từ lúc ban đầu… Như vậy, có thể thấy cái gọi là “phong trào mùa xuân Ả Rập” không mang lại điều tốt lành mà chỉ đẩy các quốc gia liên quan vào tình trạng trì trệ, rối ren, bạo lực gia tăng, đất nước bị chia cắt.
Chẳng hạn ở Syria, theo trả lời phỏng vấn ngày 11-8-2016 của bà K. Leukefeld (nhà nghiên cứu dân tộc học, chính trị học, hồi giáo; từ năm 2000 là phóng viên tự do ở Trung Đông và thường xuyên có mặt ở Syria, và là tác giả cuốn Syria giữa bóng tối và ánh sáng xuất bản năm 2015) trên NachDenkenSeiten – một trang mạng có uy tín ở CHLB Đức, thì: “Một người đối thoại nói rằng, Syria không phải là một khối lắp ghép của các tôn giáo và dân tộc, vì nếu như thế nó đã bị tan vỡ rồi. Syria là một tấm thảm dệt có liên kết chắc chắn. Nhưng nó đã bị mất màu, bị dày vò và trong đó có bộ phận đã bị xé rách”. Còn theo ông S.L Whitson – Giám đốc điều hành HRW, phát biểu trên tờ The New Yorker thì: “Dường như cộng đồng quốc tế cũng như nhiều người dân ở đó đã ngây thơ, đã hiểu lầm khi cho rằng những gì Tunisia làm được là rất dễ… Người Ai Cập cũng lật đổ một nhà độc tài, nhưng chúng ta đã đánh giá thấp các lực lượng cản trở dân chủ, nhân quyền – cũng như những lực lượng đàn áp, hủy diệt khác, vì họ đã nhanh chóng chiếm lấy các khoảng trống được tạo ra bởi các cuộc nổi dậy”.
Từ cái chết của M.Bouazizi ở Tunisia vào năm 2010, “phong trào mùa xuân Ả Rập” được phát động ở Tunisia rồi nhanh chóng lan tới Algeria, Yemen, Jordan, Mauritanie, Syria, Oman, Ả Rập Saudi, Ai Cập, Iraq, Libya, Sudan, Maroc. Điều được quảng bá và cổ vũ của phong trào này là nhân quyền, dân chủ, chống tham nhũng, độc tài. Và “mùa xuân Ả Rập” đã khiến chính phủ ở Tunisia, Libya, Yemen, Ai Cập sụp đổ.
Tuy nhiên sau hơn 5 năm, không chỉ tại các nước này mà cả vùng Trung Đông, Bắc Phi trở thành một điểm nóng, chưa thấy dấu hiệu sáng sủa mà ngày càng trở nên tồi tệ. Khẩu hiệu dân chủ, nhân quyền được những tổ chức, cá nhân khởi xướng “mùa xuân Ả Rập” giương cao đã không được hiện thực hóa mà thay vào đó là tình trạng cuộc sống của người dân ngày càng cùng cực, đói nghèo lan rộng, chết chóc rình rập. Tunisia – nơi được xem chuyển giao quyền lực diễn ra trong hòa bình và thành công, lại là nước đóng góp khoảng 3.000 chiến binh cho tổ chức tự xưng “nhà nước Hồi giáo” (IS) và năm 2015 tại Tunisia xảy ra các vụ khủng bố đẫm máu.
Rồi nội chiến ở Libya để tranh giành quyền lực và dầu mỏ, tranh thủ cơ hội, IS đã xâm nhập chiếm đất đai và gây ảnh hưởng. Các xung đột ở Yemen có nguồn gốc từ mâu thuẫn chính trị, tôn giáo, sắc tộc và hậu quả là gần 80% dân số Yemen sống nhờ vào viện trợ nước ngoài. Riêng Syria, khung cảnh đất nước hoang tàn, hơn 250.000 người thiệt mạng đã nói lên tất cả, như IMF dự đoán, Syria phải cần ít nhất 20 năm với mức tăng trưởng 3% mỗi năm mới có thể trở lại mức thu nhập trước chiến tranh… Hệ lụy kinh khủng nhất từ “mùa xuân Ả Rập” là tạo ra cơ hội đưa tới sự ra đời các tổ chức khủng bố, tiêu biểu là IS.
Dẫu mới ra đời, IS đã không chỉ hoành hành ở Trung Đông, Bắc Phi, mà còn tổ chức hoặc đứng sau một số vụ khủng bố tàn bạo trên thế giới. Hệ lụy khác là để tránh chiến tranh, đói nghèo, chết chóc,… làn sóng di cư hàng triệu người đã đẩy châu Âu vào cuộc khủng hoảng nhập cư đến nay vẫn chưa tìm ra lời giải… Vì thế, hẳn không ngẫu nhiên, dư luận đã sớm đổi tên “mùa xuân Ả Rập” thành “mùa đông Ả Rập”!
Nhắc tới “mùa xuân Ả Rập” không thể không nhắc tới “cách mạng 5-10” ở Serbia năm 2000, “cách mạng hoa hồng” ở Gruzia năm 2003, “cách mạng cam” tại Ukraina năm 2004, “cách mạng hoa tuy-líp” tại Kyrgyzstan năm 2005,… được khái quát qua khái niệm “cách mạng màu”. Có lẽ trường hợp tiêu biểu nhất liên quan “cách mạng màu” là hoạn lộ của M.Saakashvili, cựu Tổng thống Gruzia. Sau “cách mạng hoa hồng”, M.Saakashvili đã được bầu làm Tổng thống Gruzia liền hai nhiệm kỳ.
Báo chí cho biết, đến cuối nhiệm kỳ thứ hai, tại Gruzia xuất hiện một số “khủng hoảng chính trị, khiến Saakashvili từ người hùng của “cách mạng hoa hồng” lại trở thành kẻ tội đồ do chính sách lãnh đạo ngày càng độc đoán”. Năm 2014, Viện Công tố thủ đô Tbilisi quyết định truy tố Saakashvili, vì lúc còn đương chức đã “gian lận, tham nhũng, lạm quyền”, và chính quyền Gruzia quyết định truy nã. Tuy nhiên, một tháng sau khi rời ghế tổng thống, ông ta đã sang Mỹ sinh sống.
Năm 2015, M.Saakashvili trở lại với cương vị “đứng đầu Hội đồng Tư vấn quốc tế về cải cách (IACR – cơ quan tập hợp các chuyên gia nước ngoài có vai trò tư vấn, đề xuất, kiến nghị để thực hiện cải cách kinh tế – chính trị ở Ukraina); sau khi nhập quốc tịch Ukraina, ông ta được trao thẻ công dân đặc biệt, được bổ nhiệm làm Thống đốc vùng Odessa với lời hứa sẽ “đem hết sức cống hiến với khả năng tối đa để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân tại khu vực trọng yếu này”. Nhưng ngày 7-11 mới đây, M. Saakashvili tuyên bố từ chức vì mệt mỏi trong việc đấu tranh với sự cản trở của giới quan chức Ukraina, cho rằng, chính quyền Ukraina bất lực trong chống tham nhũng, khiến cho nước này bị rơi vào “sự tăm tối bẩn thỉu, vũng bùn tham nhũng”. Và ngày 10-11, Tổng thống Ukraina P.Poroshenko đã tuyên bố miễn nhiệm M. Saakashvili khỏi mọi chức vụ.
Hoạn lộ hơn mười năm qua của M.Saakashvili cho thấy: sau khi thất bại trong việc thừa hưởng kết quả “cách mạng hoa hồng” ở Gruzia, M. Saakashvili đã tới Ucraina với tham vọng tiếp tục sứ mệnh; nhưng trên thực tế, “cách mạng sắc màu” không đưa tới sự ổn định, lại đẩy xã hội vào tình trạng rối ren, khủng hoảng nối tiếp khủng hoảng, với các cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn,…
Các biến cố xã hội không xuất phát từ những giá trị tự thân và được định hướng một cách tỉnh táo, mà bức xúc của quần chúng đã bị thao túng, biến thành phương tiện giúp một số thế lực giành quyền lực chính trị mà không vì phục vụ lợi ích nhân dân, cũng không hướng tới lợi ích của dân tộc, đất nước; thậm chí tạo cớ cho nước ngoài can thiệp. Mỗi khi một cuộc “cách mạng màu” xảy ra, hay khi “mùa xuân Ả Rập” lan tràn tại Trung Đông và Bắc Phi, khẩu hiệu đấu tranh dân chủ, nhân quyền, chống tham nhũng, lạm dụng quyền lực,… lại được nêu cao như là ngọn cờ tập hợp lực lượng. Và thường thì, sau khi một cuộc “cách mạng màu” hạ màn, hoặc “gió mùa xuân” đã thổi qua một quốc gia nào đó thì dân chủ, nhân quyền lại trở nên sa sút, tham nhũng ngày càng lan tràn, và quyền lực lại được sử dụng làm công cụ chủ yếu giúp một số phe phái chính trị thanh toán, triệt hạ lẫn nhau.
Trong bối cảnh đó, việc từ năm 2011 đến nay, khu vực chịu ảnh hưởng của “mùa xuân Ả Rập” không tăng trưởng, tổn thất 614 tỷ USD như báo cáo của ESCWA là tất yếu không thể tránh khỏi. Bởi một sự thật không thể bác bỏ là: không có ổn định xã hội thì không thể phát triển; nếu không lấy lợi ích nhân dân làm cơ sở xác định mục đích, đường hướng cho cách mạng thì các khẩu hiệu mỹ miều mà nó đưa ra rốt cuộc chỉ là “bánh vẽ”.
Từ khi “cách mạng màu”, “mùa xuân Ả Rập” được quảng bá, với sự hỗ trợ từ bên ngoài, một số người ở Việt Nam cũng đã nhen nhóm ý đồ thực hiện “cách mạng màu”. Những phương thức, giọng điệu, động thái, thủ đoạn,… như một số tổ chức ở nước ngoài chuẩn bị tiến hành “cách mạng màu”, “mùa xuân Ả Rập” đã được du nhập, mô phỏng, lặp lại và phóng chiếu với rất nhiều trò vè từ đường phố tới internet.
Song càng dấn sâu vào âm mưu tiến hành “cách mạng màu”, họ càng tự làm lộ rõ bản chất, xu hướng cơ hội chính trị, như một blogger tổng kết, đó là một phong trào “đòi phải minh bạch 100% nhưng mọi nhà hoạt động của phong trào này đều không minh bạch về nguồn tài chính; mọi nhà hoạt động nhiệt huyết đều mất hết kế sinh nhai nếu bị cắt tiền tài trợ; đòi một trật tự xã hội tốt đẹp hơn bằng những cuộc biểu tình xấu hoắc, hàng ngũ lộn xộn, nhân sự ô hợp; nhân danh các lý tưởng tốt đẹp nhưng đều không thể tồn tại nếu không khai thác các cảm xúc xấu xí của con người; nhân danh một thế giới tốt đẹp hơn, nhưng trong nội bộ đều hành xử xấu xí!”.
Blogger Kami – người chưa bao giờ thiện chí với Việt Nam, phải đặt câu hỏi trên RFA rằng: “Đầu óc của những kẻ như thế thử hỏi thì sẽ dẫn dắt được ai và xã hội tương lai sẽ như thế nào, khi giao cho những kẻ cực đoan như thế nắm giữ quyền lực?”. Và thiết nghĩ, câu hỏi này không chỉ vạch trần bản chất vấn đề, mà còn là lời cảnh báo!