KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn LUÔN GHI NHỚ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn LUÔN GHI NHỚ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2020

LUÔN GHI NHỚ, KHẮC SÂU CHÂN LÝ “CÒN ĐẢNG THÌ CÒN MÌNH”


Lực lượng CAND Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng, là một trong những lực lượng vũ trang nòng cốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, luôn luôn ý thức “còn Đảng thì còn mình”.

LUÔN GHI NHỚ, KHẮC SÂU CHÂN LÝ “CÒN ĐẢNG THÌ CÒN MÌNH”

Đảng lãnh đạo CAND tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt là nguyên tắc bất biến, quyết định sự thành bại của lực lượng CAND, cũng là nguyên tắc được hoàn thiện trong quá trình Đảng lãnh đạo CAND. Ngay sau khi thành lập, trong thời kỳ lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành chính quyền, Đảng đã lập ra các tổ chức tiền thân của lực lượng CAND: đội Tự vệ đỏ, Xích vệ đỏ, Tự vệ công nông đến Đội danh dự Việt Minh, Danh dự trừ gian, Tự vệ cứu quốc, Đội hộ lương diệt ác...
Hoạt động của các tổ chức này đã góp phần quan trọng thúc đẩy cao trào cách mạng, tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Từ những tổ chức tiền thân đó, lực lượng CAND Việt Nam đã ra đời trong khí thế đấu tranh sôi nổi Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Ngày 19-8 trở thành Ngày truyền thống của lực lượng CAND và ngày hội Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc.
Những năm đầu sau khi chính quyền nhân dân non trẻ được thành lập, ngày 21-02-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 23/SL hợp nhất các lực lượng Công an trong toàn quốc thành Việt Nam Công an vụ. Đảng đã cử những cán bộ trung kiên, tin cậy sang lãnh đạo lực lượng Công an. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Nha Công an tiếp tục được kiện toàn thành Thứ Bộ Công an rồi Bộ Công an.
Ngày 05-5-1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 10-CT/TW, đây là chỉ thị đầu tiên của Đảng khẳng định sự lãnh đạo của Đảng đối với Công an, đề ra một số nhiệm vụ cho các cấp uỷ nhằm uốn nắn những quan điểm lệch lạc trong cách lãnh đạo đối với Công an. Ngày 12-5-1951, Ban Bí thư Trung ương ra Chỉ thị số 5-CT/TW “về nhiệm vụ và tổ chức công an” xác định rõ các cấp uỷ phải cử những cán bộ tin cậy có trình độ vào lãnh đạo công tác công an.
Nhằm tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với Công an, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết nghị số 26-QN/TW ngày 23-11-1952 “về công tác công an”, Chỉ thị số 64-CT/TW “về tăng cường lãnh đạo công tác công an” ngày 20-2-1954 xác định rõ: “Các cấp bộ Đảng trực tiếp làm công tác công an phải là một cấp uỷ viên được bố trí chuyên trách đi sâu vào công tác công an; công tác công an là do cấp uỷ mỗi cấp trực tiếp chỉ đạo”.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vô cùng gay go, ác liệt, nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự ở miền Bắc và đấu tranh chống địch phá hoại ở miền Nam rất nặng nề, đòi hỏi lực lượng CAND phải được củng cố vững chắc và tăng cường, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Công an cũng từng bước được bổ sung, hoàn thiện.
Trung ương Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về tăng cường lãnh đạo công tác công an và xây dựng lực lượng CAND. Ngày 30-10-1956, Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 13-QĐ/TW về việc thành lập Đảng Đoàn Bộ Công an (Đảng Tổ Bộ Công an) và Ban Bảo vệ an ninh Xứ uỷ Nam Bộ. Đây là dấu mốc quan trọng thể hiện sự quan tâm toàn diện và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Công an. Nghị quyết 40-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 20-01-1962 về vấn đề củng cố và tăng cường lực lượng CAND, nêu rõ: “Lực lượng Công an là một trong những công cụ chuyên chính dân chủ nhân dân quan trọng, là vũ khí đấu tranh sắc bén của Đảng và Nhà nước...
Toàn Đảng cần phải nắm chắc lực lượng Công an và coi việc tăng cường lực lượng Công an là một nhiệm vụ chính trị quan trọng...
Lực lượng Công an các cấp phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của cấp ủy Đảng các cấp”, đồng thời “cần đặt lực lượng Công an vào khu vực an ninh và quốc phòng” (Văn kiện Đảng toàn tập (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 23, tr.56, 57, 59). Nghị quyết khẳng định sự phát triển trong nhận thức của Đảng về tầm quan trọng xây dựng lực lượng CAND thành một trong lực lượng vũ trang nòng cốt của Đảng và Nhà nước.
Sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất Tổ quốc, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 45-QĐ/TW, ngày 14-11-1979 quy định về tổ chức Đảng ở Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Đảng bộ Bộ Nội vụ được thành lập và trở thành đầu mối trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; tổ chức Đảng ở Công an địa phương trực thuộc cấp ủy Đảng cùng cấp. Với quyết định này, sự lãnh đạo của Đảng đối với CAND đã được cụ thể hóa, tăng cường một bước quan trọng.
Ngày 30-11-1987, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 07-NQ/TW về nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới, trong đó tiếp tục khẳng định nguyên tắc “Đảng lãnh đạo toàn diện, trực tiếp công tác bảo vệ an ninh quốc gia; xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh” (Đảng Cộng sản Việt Nam (2019), Lịch sử Đảng Bộ Công an Trung ương (1945-2015), Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, tr.246). Tuy nhiên, trong giai đoạn này, Đảng lãnh đạo CAND thông qua hệ thống tổ chức Đảng trong CAND theo cơ chế đảm bảo: các tổ chức Đảng trong Công an lãnh đạo chính trị, tư tưởng để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị, còn các mặt công tác chuyên môn và công tác tổ chức cán bộ, cấp ủy chỉ tham gia ý kiến với thủ trưởng.
Thực hiện cơ chế này đã bộc lộ một số bất cập: giữa công tác Đảng và công tác chuyên môn tách rời nhau; cấp ủy thường nặng về cơ cấu, ít chú ý đến trình độ, năng lực; thủ trưởng và lãnh đạo chuyên môn không muốn và ít tham gia cấp ủy... Do đó, vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong CAND không được phát huy đúng mực, hạn chế đến chất lượng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của lực lượng CAND.
Những năm đầu của thời kỳ đổi mới, tình hình thế giới có nhiều biến động sâu sắc, ảnh hưởng trực tiếp cách mạng Việt Nam, đe dọa đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ. Trong bối cảnh đó, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 110-QĐ/TW ngày 30-8-1990 thành lập Đảng ủy Công an Trung ương; nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với CAND ngày càng được xác định đầy đủ và toàn diện.
Từ năm 1990 đến nay, Đảng đều phân công các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham gia Đảng ủy Công an Trung ương. Đối với Công an địa phương, tỉnh ủy, thành ủy, quận ủy, huyện ủy, thị ủy đều chỉ định hoặc phân công đồng chí phó bí thư thường trực, chủ tịch Ủy ban nhân dân tham gia phụ trách Đảng ủy cùng cấp.
Từ khi Đảng ta ra đời cho đến nay, ở mọi thời kỳ cách mạng, Đảng luôn quan tâm rèn luyện và trực tiếp lãnh đạo lực lượng CAND lớn mạnh, trưởng thành về mọi mặt, là lực lượng vũ trang mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân sâu sắc. Bất luận trong hoàn cảnh nào, điều kiện nào đều kiên định nguyên tắc Đảng lãnh đạo CAND tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt. Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, lập thành tích, chiến công xuất sắc, viết nên truyền thống vẻ vang, hào hùng của CAND Việt Nam.
Phát huy truyền thống, đúc kết bài học kinh nghiệm và các giá trị cao quý suốt 75 năm qua, trong thời gian tới, lực lượng CAND tiếp tục giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, lập nhiều thành tích, chiến công xuất sắc. Luôn ghi nhớ, khắc sâu vào tâm trí mình và thực hiện cho bằng được chân lý: “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, “Còn Đảng thì còn mình”, “Danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất”, “xứng danh là thanh bảo kiếm của Đảng, lá chắn thép vững vàng trong đấu tranh với các loại tội phạm”.
Lan Hương