KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn AI CŨNG CÓ 1 ĐÔI MẮT VÀ 1 CÁI MIỆNG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn AI CŨNG CÓ 1 ĐÔI MẮT VÀ 1 CÁI MIỆNG. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

AI CŨNG CÓ 1 ĐÔI MẮT VÀ 1 CÁI MIỆNG, QUAN TRỌNG LÀ BIẾT NHÌN VÀO ĐÂU, NÊN NÓI NHỮNG GÌ.

Từ đầu mùa lũ đến giờ, chúng ta phải chịu rất nhiều những mất mát, hy sinh cả về người và của, không ai có thể cầm lòng được khi nhìn bà con, chiến sĩ mình vật lộn chống chọi lại với thiên tai. Nhưng chính trong những giờ phút khó khăn như thế, Việt Nam ta lại bừng sáng lên những truyền thống quý báu mà cha ông đã để lại từ ngàn đời nay.

Chúng ta có 1 cô ca sĩ, liễu yếu đào tơ, dấn thân vào vùng tâm lũ, chúng ta có những cụ bà, chống gậy, cõng 1 thùng mỳ để góp sức cho đồng bào miền Trung và chúng ta có những dòng xe nối đuôi nhau, tắc cả đoạn được tỉnh lộ để trao gửi những yêu thương của cả nước đến với bà con đang gặp khó.
Tuy nhiên, trong lúc đó, vẫn không thiếu những con sâu bỏ rầu nồi canh: ăn chặn, bớt xén hoặc không ngừng kích động dư luận bằng cách lồng ghép các vấn đề tiêu cực vào trong công tác phòng, chống lụt bão của ta.
Như đã nói ở bài trước, thì xuyên suốt chiều dài lịch sử hơn 4000 năm của dân tộc ta là những cuộc chiến. Thù trong giặc ngoài, tới tận năm 1975 đất nước mới thực sự hòa bình, nhưng sau đó là những giới hạn kinh tế bị đặt ra cho đến tận năm 1994. Chúng ta mới có vỏn vẹn 45 năm để tập trung vào công cuộc phát triển và tái thiết sau chiến tranh, nhất là với 1 nước "Quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vừng nền tự do, độc lập" như Việt Nam thì những gì cần phải làm càng nhiều hơn thế.
Họ ngồi ở quê hương, mơ về những xứ sở thiên đường châu Âu, nơi mà các nước tuyên bố độc lập trước chúng ta cả vài thế kỷ. Tiêu biểu sớm nhất là Thụy Sĩ (1291), Thụy Điển (1523), Hà Lan (1581),... và không ít nước trong số đó còn là các nước thực dân, đưa quân vơ vét tài sản, khoáng sản, nhân công của các nước thuộc địa về làm giàu cho mẫu quốc của mình.
Dân tộc nào cũng muốn giàu có, đất nước nào cũng muốn trù phú, nhưng lịch sử hình thành phát triển đã có những sự khác nhau. Rất đúng với câu: "Nếu muốn người ta tìm cách, không muốn thì người ta tìm cớ" nhưng họ luôn bắt nước ta phải tìm ra cách ngay và không tìm ra cách cho họ thấy thì có nói cái gì cũng là giải thích.
Vậy xem, Hà Lan tìm cách trong bao nhiêu năm. Từ 2000 năm trước, Hà Lan đã xây dựng hệ thống đê điều nhưng càng xây thì mối đe dọa từ thiên tai càng lớn và càng nặng nề hơn. Tiêu biểu vào các năm 1134, 1287, 1404, 1421, 1530, 1570, 1717, 1916, 1953, thiên tai đã giết chết hàng ngàn người và làm ngập hàng ngàn ha đất.
Mãi đến năm 1959, dự án Delta Works mới được được thực hiện và hoàn thành cơ bản các hạng mục chính vào năm 1997. Công trình này được coi là "kỳ tích" trị thủy không chỉ ở Hà Lan mà trên toàn thế giới. Tức là từ khi tuyên bố độc lập (thực ra là chỉ tách khỏi đế chế Tây Ban Nha) họ mất 400 năm để tạo ra kỳ tích và giải quyết vấn nạn thiên tai. => 4 thế kỷ tìm cách.
Mặt khác, cá nhân công trình đê ngăn biển của họ mới được sử dụng hoàn toàn đúng chức năng 1 lần duy nhất sau 30 năm xây dựng. Hỏi nếu 1 công trình mất mấy tỷ đô từ những năm 50 thế kỷ trước ở Việt Nam mà chỉ sử dụng đúng 1 lần thì hội "tam côn xuyên diệp" sẽ vin vào đó để xuyên tạc những gì?
Hết Hà Lan, họ bảo chỉ là ví dụ, họ lại nói về Nhật Bản. Chính xác, Nhật Bản là 1 nước phát triển trong công tác phòng chống thiên tai. Nhưng trong đợt mưa lớn vào tháng 7 vừa rồi, lượng mưa 200-300ml, có hơn 13.000 ngôi nhà bị ngập và tất nhiên trong số đó, chẳng có cái nhà chống lũ mẹ nào hết. Còn ở Việt Nam đỉnh điểm tại miền Trung lượng mưa lên tới 500-600ml.
Các nghiên cứu về nhà chống lũ, chống động đất tại Nhật hầu hết đều đang dừng lại ở "mô hình" chứ chưa thực sự áp dụng vào đời sống nên đừng xem mấy clip trên mạng rồi nói ở nước bạn có rồi sao Việt Nam chưa có. Vậy Nhật Bản cũng đã mất rất nhiều thời gian mà điều họ làm tốt nhất đến thời điểm này là khắc phục hậu quả sau thiên tai chứ không phải chống lại thiên tai. Bởi cói những thứ dự đoán được còn những thứ thì không.
Thứ hai, trước những sự phát triển của Singapore hay công trình trị thủy Hà Lan, truyền thông quốc tế luôn đặt vào trước nó 2 chữ "kỳ tích". Họ ngưỡng mộ kỳ tích của nước ngoài nhưng quên những gì mà ông cha hay chính chúng ta đã làm được. Thắng giặc Nguyên Mông - đế chế hùng mạnh nhất thế giới 3 lần - đó là kỳ tích. Thắng Thực dân Pháp và Đế Quốc Mỹ - quân đội tối tân nhất thế giới - đó là kỳ tích. Thắng giặc Covid-19 - dịch bệnh khiến cả thế giới khiếp sợ 2 lần - đó là kỳ tích. Vậy trong khoảng thời gian các nước khác nghiên cứu về trị thủy thì chúng ta làm gì? Đánh giặc.
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều làm nên những kỳ tích của mình, quan trọng thời gian bao lâu và ở khía cạnh nào. Vậy ví dụ như đại dịch Covid vừa qua, chúng ta đủ thời gian chiến thắng tận 2 lần, chấp cả những pha cõng rắn cắn gà nhà huyền thoại thì các nước khác đang làm gì? Họ tìm cách hay tìm lý do? Giải quyết hay giải thích?
Họ nói nhiều về thủy điện vì đây là nơi sinh ra lợi ích kinh tế, dễ để kích động lòng dân. Họ bàn về quy trình nhưng những công trình đó được xây dựng trong khoảng thời gian mà chúng ta "đang tím cách" và hình như với họ, trong khoảng thời gian này, chúng ta không được phép mắc sai lầm.
Họ có 2 con mắt, 1 để nhìn vào những thứ tốt đẹp ở nước ngoài, còn 1 để nhìn những điều tiêu cực tại Việt Nam. Họ có 1 cái miệng và luôn nói vào khi không cần nói. Đóng góp ý kiến chống lũ? Hoan nghênh nhưng tại sao không vào 1 thời điểm khác mà lại vào lúc lòng dân đang hoang mang để kích động, hướng cái nhìn của nhiều người vào những mặt tối của xã hội? Mục đích là gì chắc hẳn ai cũng đều đã rõ.
Chúng tôi không gọi ai là rác vì Beatvn là 1 cộng đồng không phải trẻ con như ai đó nói. Member của Beatvn tập trung ở độ tuổi 25-40 và có nhiều người nổi tiếng cũng như làm những công việc có đóng góp lớn cho xã hội. Chỉ khác là cộng đồng của chúng tôi, có cái nhìn lạc quan, tích cực vào cuộc sống, yêu, ghét rõ ràng và biết công nhận thành quả của đất nước.
Tất nhiên, không ai muốn Việt Nam mất 400 năm để tìm ra cách như Hà Lan, hay có nhiều thiên tai để rút ra kinh nghiệm như Nhật Bản, và cũng công nhận trong 45 năm tái thiết, phát triển đất nước không phải không có những sai lầm nhưng nhìn vào những gì Việt Nam đã đạt được thì chúng tôi tin vào tương lai ngày 1 tốt hơn của nước nhà.
Chốt lại vấn đề: 
+ Họ bắt chúng ta tìm cách để giải quyết các vấn đề những nước phát triển hơn mất mấy trăm năm trong vòng mấy chục năm.
+ Họ chỉ ra lỗi sai trong quá trình chúng ta tìm cách để hướng cộng đồng đến mục đích mà họ muốn.
+ Ở nước ngoài, thiên tai là do mẹ thiên nhiên còn ở Việt Nam thì là do..... tư tưởng này chắc không đáng để nhắc tới.
Và lời cuối gửi tới nam ca sĩ "cởi trần giữa mùa đông", hãy nhìn những gì "giấc mơ tuyết trắng" đang làm chứ đừng ngồi 1 chỗ mà tỏ lòng yêu nước!