KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn RANH GIỚI CỦA THÁI ĐỘ VÀ XÚC PHẠM CÁ NHÂN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn RANH GIỚI CỦA THÁI ĐỘ VÀ XÚC PHẠM CÁ NHÂN. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2022

RANH GIỚI CỦA THÁI ĐỘ VÀ XÚC PHẠM CÁ NHÂN

Những ngày qua vụ việc thông tin và hình ảnh về mối quan hệ của ca sĩ Hiền Hồ và một người được cho là đại gia phát tán rộng rãi trên mạng khiến cộng đồng mạng dậy sóng. Câu chuyện ầm ĩ này đã đặt ra nhiều điều đáng suy ngẫm về văn hóa ứng xử trên mạng và thái độ của công chúng đối với người nổi tiếng. Bên cạnh đó, những vấn đề pháp lý trong câu chuyện này cũng cần được xem xét …
Đào xới mọi ngóc ngách đời tư

Sự việc bắt đầu từ tối 20-3 khi loạt hình ảnh thân thiết của ca sĩ Hiền Hồ cùng một “đại gia” U60 đã có gia đình được một người dùng mạng xã hội chia sẻ. Ngay sau đó, báo chí và các trang mạng liên tục đăng tải với mật độ dày đặc những thông tin, hình ảnh về đời tư của hai nhân vật được nhắc tới, thậm chí cả gia đình, người thân và công việc của hai người đều được đào xới mọi ngóc ngách một cách tùy tiện…
Đáng nói, kéo theo đó là vô vàn những lời bàn tán, thậm chí chửi bới, nhục mạ cô ca sĩ này cùng với người đàn ông được cho là đại gia liên tục xuất hiện cùng với những hình ảnh thân mật của hai người. Câu chuyện đã gây sự chú ý lớn trên khắp các diễn đàn và hội nhóm trực tuyến.
Những người trong cuộc, mỗi người chọn một cách hành xử khác nhau càng khiến cho cư dân mạng hoài nghi, không rõ thực hư. Hiền Hồ - vốn được coi là nữ ca sĩ khá có tài năng, được khán giả yêu thích không chỉ bởi giọng hát thu hút và nhan sắc xinh đẹp mà còn bởi hình tượng dễ thương, ngây thơ, hồn nhiên - đã hoàn toàn im lặng, không có bất cứ phản hồi nào liên quan, đồng thời khóa hầu hết các trang mạng xã hội của cá nhân. Trong khi đó, người đàn ông trong ảnh được nhắc tới là doanh nhân Hồ Nhân (Chủ tịch HĐQT một công ty lớn) lại có những chia sẻ ngắn gọn. Theo chia sẻ của ông Hồ Nhân, ông và ca sĩ Hiền Hồ là anh em họ và hai người coi nhau như anh em ruột trong nhà, nương tựa, giúp đỡ lẫn nhau. Bên cạnh đó, ông Hồ Nhân khẳng định những thông tin lan truyền trên mạng là sai sự thật...
Ngay sau chia sẻ của ông Hồ Nhân, cộng đồng mạng càng được dịp bùng nổ với hàng ngàn bình luận và đáng nói trong hầu hết các bình luận đó đều cho rằng những chia sẻ của ông Hồ Nhân là không đúng sự thật… Dù chưa có bất cứ kết luận nào của cơ quan chức năng về mối quan hệ thật sự giữa ca sĩ Hiền Hồ và doanh nhân Hồ Nhân thì cư dân mạng vẫn suy đoán, thậm chí là quy kết cho rằng mối quan hệ của ca sĩ Hiền Hồ và người đàn ông kia “là hoàn toàn sai trái, là không trong sáng”…
Một vấn đề được cư dân mạng và dư luận rất quan tâm đó là nhân vật nào đã phát tán những hình ảnh được cho là thân mật của hai nạn nhân? Và dĩ nhiên, cư dân mạng đã đặt ra nhiều giả thuyết cùng với các suy đoán theo “thuyết âm mưu”, bất chấp những suy đoán đó có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực đến những người được nhắc tới.
Liên quan đến vụ việc này, trước đây ca sĩ Hiền Hồ từng có lần chia sẻ rằng cô đã bị mất điện thoại. Thực tế, điện thoại là nơi lưu trữ rất nhiều hình ảnh riêng tư cũng như thông tin cá nhân quan trọng của mỗi người. Chính vì vậy, khi điện thoại bị mất, nhiều khả năng những thông tin cũng như hình ảnh riêng tư của nữ ca sĩ sẽ rơi vào tay người khác. Ngoài ra, trên mạng xã hội cũng xuất hiện tin đồn có người đã cố tình “hack” điện thoại của Hiền Hồ và cái kết um xùm như đã xảy ra... Kéo theo đó là hậu quả nặng nề mà ca sĩ này phải nhận đó là cô bị hủy các sô diễn và hàng loạt các nhóm “antifan” được thành lập với số lượng từ vài nghìn đến gần 30 nghìn thành viên. Những thành viên trong hội nhóm này thể hiện thái độ chửi bới, chỉ trích, yêu cầu tẩy chay không cho cô hoạt động nghệ thuật…
Vẫn biết dư luận hay khán giả có quyền lên tiếng, bày tỏ thái độ hay lên án một nghệ sĩ có hành vi sai trái. Thái độ nghiêm khắc, dứt khoát của khán giả, dư luận chính là sự cần thiết và để phần nào điều chỉnh hành vi của những người mang danh nghĩa nghệ sĩ nhưng sống lệch chuẩn. Nhưng nó không đồng nghĩa với việc khán giả hay dư luận có thể thoải mái dùng những câu chửi bới cay nghiệt hay miệt thị họ rồi lôi cả người thân, gia đình họ ra để bàn tán, dè bỉu như trong câu chuyện này những ngày qua đã diễn ra.
Hành vi xúc phạm cá nhân?
Trao đổi xung quanh câu chuyện này, Tiến sĩ Hà Thanh Vân, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, là một người nghiên cứu, chị nhìn sự việc dưới những góc độ như sau: Chúng ta thường nghe nói khái niệm “The Fourth Estate” tức là quyền lực thứ tư để chỉ báo chí bên cạnh các quyền hành pháp, tư pháp và lập pháp. Hiện nay theo quan điểm của truyền thông đại chúng hiện đại, chúng ta có quyền lực thứ năm. Quyền lực thứ năm là gì? Đó là những phương tiện truyền thông mới qua Internet như blog cá nhân, mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter và Youtube, Tik Tok...
Ưu điểm của quyền lực thứ năm là không bị giới hạn về không gian (có thể đọc được ở mọi nơi, bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau) và thời gian (đọc lúc nào cũng được, dễ dàng tìm lại các tư liệu cũ chưa đọc). Tiếp đó là tính tiện nghi và linh hoạt, chúng ta có thể sử dụng các thiết bị từ đắt tiền đến rẻ tiền để đọc và viết, ở bất kỳ trạng thái nào. Thứ ba đó là tính cá nhân song hành với tính cộng đồng. Một cá nhân nào đó có thể lập ra một trang mạng hoặc blog, hoặc trang Facebook, tài khoản Instagram, Twitter, Tik Tok… và thu hút cộng đồng tham dự.
Tất nhiên quyền lực thứ năm cũng là con dao hai lưỡi, trên đó chúng ta thấy thông tin giả song hành cùng thông tin thật, người xấu chen với người tốt, và những người tỉnh táo, hiểu biết thì luôn có sự nhìn nhận, đánh giá rõ ràng của riêng mình. Thực tế trong xã hội Việt Nam bây giờ, quyền lực thứ tư và quyền lực thứ năm đang có sự cạnh tranh gay gắt trong rất nhiều vụ việc, cung cấp thông tin và rất nhiều lần, cán cân và lòng tin của công chúng nghiêng hẳn về quyền lực thứ năm.
Vụ việc phát tán hình ảnh, thông tin cá nhân của ca sĩ Hiền Hồ là một minh chứng cụ thể cho quyền lực thứ năm. Từ đó, chúng ta thấy rằng dư luận, cụ thể là những luồng thông tin trên mạng xã hội có sức ảnh hưởng khủng khiếp như thế nào đến với những cá nhân và đặc biệt là với người nổi tiếng. Cho nên ca sĩ Hiền Hồ đã phải khóa tất cả những tài khoản mạng xã hội để tránh sự tấn công từ những “antifan”.
Vậy vấn đề đặt ra là những hình ảnh nhạy cảm bị phát tán kèm với những dư luận, ý kiến phê phán, vùi dập, lên án… hai nhân vật chính trong sự việc này gây xôn xao trên mạng thể hiện điều gì? “Ở đây tôi chỉ nói đến việc các netizens (công dân mạng) Việt thường quan tâm đến những thông tin gì khi tham gia mạng xã hội cũng như xem các phương tiện truyền thông online? Cách đây hai năm tôi có tổ chức một cuộc điều tra xã hội học, tuy nhiên chỉ giới hạn độ tuổi từ 15 đến 50 do vậy cũng không khái quát được hết sự quan tâm đọc và biết các loại nội dung thông tin của netizens Việt.
Tuy nhiên, dựa vào những số liệu đã có trong cuộc điều tra xã hội học kể ở trên cùng với sự quan sát các nhóm (group) trên facebook, có thể thấy các netizens Việt quan tâm hàng đầu đến những vấn đề sau: Các thông tin về thời sự (trong đó nổi bật là các thông tin về dịch bệnh, chính trị, kinh tế, lừa đảo, tai nạn), các thông tin mang tính giải trí (nổi bật là thông tin về showbiz Việt và thế giới, thông tin về người nổi tiếng như các ngôi sao bóng đá, giới siêu giàu), các thông tin có tính xã hội và nhằm phục vụ cá nhân (nổi bật là thông tin về làm đẹp, thời trang, du lịch và mua sắm sản phẩm). Câu chuyện của ca sĩ Hiền Hồ hội đủ các yếu tố gây ra sự chú ý của dư luận: Showbiz, đại gia (tức là những người nổi tiếng) và chuyện tình cảm trái đạo đức. Chính vì thế, sự việc trở thành đề tài bàn tán xôn xao trên mạng xã hội và một số báo chí, trang web…”, TS Hà Thanh Vân nhận định.
Theo TS Hà Thanh Vân, từ xưa đến nay có một quan điểm được nhiều người mặc định là đúng: Nếu là người nổi tiếng, là người của công chúng thì phải giữ tư cách đạo đức, phải là người trong sạch. Công chúng đã đưa họ lên thành thần tượng thì thần tượng đó phải xứng với sự kỳ vọng, tin yêu của công chúng. Vì thế, những dư luận lên án, chửi bới dữ dội hai nhân vật chính trong sự việc này, kèm theo những suy đoán liên đới, lôi kéo nhiều người khác vào trong vụ việc… được đa phần các netizens Việt xem đó là… chuyện bình thường. Tuy nhiên, TS Hà Thanh Vân lại cho rằng đây là chuyện không bình thường nếu xét từ khía cạnh văn hóa ứng xử trên mạng: “Không đề cập đến những vấn đề pháp lý khi phát tán những hình ảnh cá nhân riêng tư khi chưa được cho phép, tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng: Cho dù là người của công chúng và phải chấp nhận việc hình ảnh của mình có thể bị phát tán khắp nơi, song vẫn cần phải có một ranh giới rõ ràng giữa việc lên án một hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức, với việc miệt thị, chửi bới, nhục mạ và phát tán thông tin cá nhân. Ranh giới này rất mỏng manh và các netizens Việt Nam dường như không phân biệt được ranh giới này”.
TS Hà Thanh Vân đặt vấn đề: nếu đây là hai con người bình thường, không nổi tiếng, thì liệu công chúng có biết đến và mang sự việc ra để miệt thị, lên án không? Thiết nghĩ đã đến lúc công chúng Việt Nam cần hiểu rõ về ranh giới này. Mặt khác, bản thân những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật cũng cần hiểu rõ về “Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật” gồm 3 chương, 11 điều mới được ban hành cuối năm 2021 để từ đó có nhận thức và lối sống đúng đắn, đáp ứng được với mong chờ của công chúng.
Về mặt pháp lý, Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh cho biết việc sử dụng hình ảnh cá nhân, đời tư của người khác nhằm mục đích làm nhục, bôi nhọ, vu khống khi chưa có kết luận của cơ quan chức năng là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu nhẹ thì bị xử phạt hành chính theo Nghị định số 14/2022/NĐ-CP và Nghị định15/2020/NĐ-CP. Nếu nặng thì tùy tính chất, hậu quả, mức độ, tính chất hành vi mà có thể bị xử lý hình sự về tội “Làm nhục người khác”, tội “Vu khống”.
Về quyền nhân thân được bảo vệ theo Bộ luật Dân sự: Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 thì cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của mình. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự nhân phẩm, uy tín còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
Hiến pháp năm 2013 cũng quy định quyền nhân thân, hình ảnh, cá nhân được pháp luật bảo vệ.
Do vậy, mọi hành vi vu khống, bịa đặt, làm nhục người khác trên mạng xã hội nói chung, Facebook nói riêng đều có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự, thậm chí phải bồi thường về mặt dân sự khi các nạn nhân, người bị xâm hại khởi kiện ra tòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại.