KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đức. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

CHÍNH PHỦ ĐỨC KHÔNG CÓ QUYỀN CAN THIỆP VÀO HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ Ở VIỆT NAM


Đức nên ngậm miệng lại thì hơn.

CHÍNH PHỦ ĐỨC KHÔNG CÓ QUYỀN CAN THIỆP VÀO HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ Ở VIỆT NAM

Ngày 08/01/2018, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội bắt đầu phiên Sơ thẩm xét xử các bị cáo trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”“Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC). Trong số các bị cáo bị đem ra xét xử, có Trịnh Xuân Thanh. Ngay lập tức phía Đức đã có những hoạt động nhũng nhiễu phiên tòa.
Theo tờ Thời báo de - một tờ báo của những kẻ chống phá Việt Nam đã loan báo thông tin "Chính phủ CHLB Đức một lần nữa yêu cầu xét xử Trịnh Xuân Thanh theo chuẩn mực nhà nước pháp quyền".

CHÍNH PHỦ ĐỨC KHÔNG CÓ QUYỀN CAN THIỆP VÀO HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ Ở VIỆT NAM

Trang Thời báo de dẫn Nguồn Chính phủ CHLB Đức:
"Sau cuộc họp báo, trên cổng thông tin điện tử chính thức của Chính phủ CHLB Đức đã đăng nội dung của cuộc họp báo với tựa đề "Bắt cóc là phá vỡ lòng tin"
Tại Hà Nội bắt đầu phiên tòa xét xử tham nhũng chống lại ông Trịnh Xuân Thanh, một doanh nhân người Việt Nam mà đã bị bắt cóc tại Đức đem về nước vào đầu tháng 8/2017. Việc bắt cóc trên lãnh thổ Đức là không thể chấp nhận được và đã làm niềm tin giữa Việt Nam và Đức bị tổn hại, phát ngôn viên chính phủ Seibert nói.
Đại diện của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội đã được vào phiên tòa tham dự với tư cách quan sát viên, phát ngôn viên chính phủ cho biết.
Trước đây, ông Seibert phát ngôn viên chính phủ cũng từng nhấn mạnh: "Chúng tôi đã nói rất rõ ràng rằng qua vụ bắt cóc này lòng tin giữa hai chính phủ chúng ta cũng bị tổn hại và rằng Việt Nam cần phải hành động để khôi phục lại lòng tin đó."
Ngoài ra, vào ngày 10/8/2017 Tổng Cộng tố viện CHLB Đức đã đảm nhận cuộc điều tra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Cho đến nay cuộc điều tra này vẫn chưa kết thúc".
Hết trích.

Xin hỏi: Từ bao giờ Chính phủ Đức cho phép mình can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, mà cụ thể là can thiệp vào phiên Tòa xét xử tội phạm tham nhũng là công dân Việt Nam?
Chính phủ Đức luôn đòi hỏi Trịnh Xuân Thanh phải được xét xử theo chuẩn mực nhà nước pháp quyền, thì sao lại đòi can thiệp vào hoạt động xét xử? Nói thẳng luôn, thượng tôn luật pháp không cho phép bất cứ chính phủ nào can thiệp vào hoạt động xét xử. Vì thế, hãy để yên cho Tòa án phán xử theo đúng các quy định của pháp luật.
Cũng hỏi, các người dựa trên cơ sở nào mà nói "Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc bởi mật vụ Việt Nam"? Mời chứng minh? Cũng xin nói luôn, Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú tại Việt Nam, tại trụ sở cơ quan an ninh điều tra. Vì thế, không có chuyện bắt cóc ở đây. Chính phủ Đức hãy học cách có liêm sỉ khi phát ngôn.
Trịnh Xuân Thanh là tên tội phạm tham nhũng - một loại tội phạm mà cả thế giới đang tìm cách loại trừ, trong đó có cả Đức và Việt Nam. Không có lý do gì để Đức đồng lõa và bảo kê cho loại tội phạm này, trừ khi Đức muốn chế độ chính trị của Việt Nam nhanh chóng sụp đổ.
Xử lý tội phạm tham nhũng (một loại tội phạm kinh tế) là yêu cầu đòi hỏi của tất cả các quốc gia trên thế giới. Việc Tòa án Việt Nam xét xử Trịnh Xuân Thanh là phù hợp với mong mỏi của người dân tiến bộ trên khắp hành tinh này. Cớ gì mà Đức yêu sách, nhũng nhiễu này nọ?
Trịnh Xuân Thanh là công dân Việt Nam, vi phạm pháp luật Việt Nam, trên lãnh thổ Việt Nam, lại tự thú tại đất nước của  mình, và vì vậy anh ta cần được đối xử công bằng bởi pháp luật Việt Nam. Và việc anh ta bị tóa án Việt Nam xét xử bắt đầu từ ngày hôm qua, 8/1/2018 là biểu hiện cao nhất của tinh thần thượng tôn luật pháp - Một nội dung căn cốt nhất của nhà nước pháp quyền.
Phiên tòa diễn ra đến nay đã là ngày thứ 2. Tại đây, nhà nước Việt Nam đã áp dụng quy trình Tố tụng mới bằng sơ đồ mới, nhân văn hơn và cũng áp dụng BLHS 1999 nhưng sẽ áp dụng những điều khoản mới ở BLHS 2015 nếu nó có lợi cho các bị cáo. Động thái này cho thấy, Nhà nước Việt Nam đã tỏ rõ sự nhân văn và thượng tôn luật pháp như thế nào.
Thực tế, tới dự phiên tòa, ngoài các bị cáo, người thân của các bị cáo, những giám định viên, những cá nhân và tổ chức có nghĩa vụ và quyền lợi có liên quan, thì có cực kì đông các phóng viên báo chí của các hãng truyền thông có mặt để đưa tin, trong đó có cả 2 nhân viên ngoại giao của Chính phủ Đức tham dự với tư cách là quan sát viên. Nhiều người đã phải đánh giá rằng, phiên tòa rất đông người tham dự, đông đến nỗi không còn đủ chỗ cho các phóng viên và người tham dự, mặc dù Tòa đã dành ra 4 phòng rộng lớn để giúp người dân theo dõi trực tiếp các diễn biến phiên tòa.
Xin thưa Chính phủ Đức, 
Chúng tôi nghĩ, những gì viết ra trên đây, hẳn đã đủ để các ông nhận thức được vấn đề với năng lực hình sự ở mức trung bình. Tôi nghĩ, để bảo toàn thể diện cho nước Đức, Chính phủ Đức nên ngâm miệng lại thì hơn.