KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn lính cứu hỏa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lính cứu hỏa. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

CHÁY CHUNG CƯ CAO TẦNG - KỸ NĂNG THOÁT HIỂM

Hỏa hoạn có thể xảy ra bất kỳ nơi đâu, bất kỳ lúc nào và hậu quả để lại thường rất thảm khốc, nhất là khi hỏa hoạn xảy ra ở các tòa nhà cao tầng, khu vực đông dân cư. Đặc biệt, hỏa hoạn xảy ra ở các chung cư cao tầng thường để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Rạng sáng ngày 23/3/2018 đã xảy ra vụ cháy chung cư cao tầng Carina Plaza (F.16, Q.8, Tp HCM) làm 13 người chết và 60 người bị thương.
CHÁY CHUNG CƯ CAO TẦNG - KỸ NĂNG THOÁT HIỂM

Khi xảy ra hỏa hoạn, chúng ta thường có rất ít thời gian để phản ứng, chính vì vậy nắm được các kỹ năng thoát hiểm là yếu tố quyết định đến sự sinh tồn của bạn và người thân. Vậy, khi gặp hỏa hoạn ở chung cư cao tầng, chúng ta cần làm gì để thoát hiểm, bảo đảm an toàn tính mạng của mình và người thân. Dưới đây là một số kỹ năng cơ bản để thoát hiểm trong những tình huống cháy chung cư cao tầng.
CHÁY CHUNG CƯ CAO TẦNG - KỸ NĂNG THOÁT HIỂM

Để có thể thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn ở tòa nhà cao tầng như chung cư, trung tâm thương mại… trước hết chúng ta cần phải nhận biết được đặc điểm cấu trúc thoát hiểm của tòa nhà, phân loại được đám cháy, các phương tiện chữa cháy được trang bị và một số qui tắc chữa cháy, thoát hiểm cơ bản.
Nếu là cư dân ở chung cư hoặc nhân viên thường xuyên làm việc ở các tòa nhà cao tầng, bạn hãy dành một ít thời gian tìm hiểu cấu trúc thoát hiểm của tòa nhà. Lối thoát hiểm trong các tòa nhà thường được bố trí hợp lý, có bản chỉ dẫn, có hệ thống chiếu sáng kể cả khi bị cúp điện… nhưng nếu chúng ta không khảo sát ít nhất một lần khi gặp sự cố, trong trạng thái mất bình tĩnh thường rất khó khăn để thoát theo lối thoát hiểm.
Lần đầu tiên đến các tòa nhà cao tầng, nếu không có thời gian, ít nhất bạn cần phải quan sát, định hướng được lối thoát hiểm của tòa nhà để có thể dễ dàng tìm ra lối thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn.
Trong các tòa nhà cao tầng thường trang bị một số phương tiện báo cháy, chữa cháy tại chỗ như chuông báo cháy, bình chữa cháy. Chuông báo cháy thường dễ dàng nhận biết. Tuy nhiên, các loại bình chữa cháy chỉ phù hợp với từng loại nguyên liệu phát sinh lửa mà nếu không nhận biết được có thể dẫn đến việc không dập tắt được lửa mới phát sinh mà còn làm cho ngọn lửa bùng to hơn.
Ở chung cư hoặc các tòa nhà cao tầng thường được dự phòng 02 loại bình chữa cháy cơ bản:
Bình bột có nhiều loại khác nhau để chữa các vật liệu cháy có tính năng khác nhau được ký hiệu lần lượt là A (chữa cháy chất rắn), B (chữa cháy chất lỏng), C (chữa cháy chất khí), D hoặc E (chữa cháy do chập điện).
Bình CO2 chuyên chữa cháy chất lỏng (xăng, dầu, cồn), chữa cháy khí (methan, gas) và thiết bị điện. Trên thân bình thường ghi rõ ký hiệu CO2 hoặc MT2, MT3, MT5.
Trên các bình chữa cháy thường không có chú thích tiếng Việt, tuy nhiên bạn có thể nhận biết qua các ký hiệu ghi rất rõ trên bình với điều kiện ít nhất 1 lần quan sát hoặc được tập huấn.
Bên cạnh đó, bạn cần nắm được các bước cơ bản khi phát hiện có ngọn lửa phát sinh trong tòa nhà cao tầng theo tiêu lệnh chữa cháy theo các cấp độ gồm 04 bước: 1. Báo động; 2. Cúp cầu giao điện; 3. Sử dụng phương tiện chữa cháy phù hợp để dập lửa; 4. Gọi 114.
Những kỹ năng này cần phải được huấn luyện hoặc tự trang bị, thậm chí cần phải phổ biến cho các thành viên trong gia đình kể cả trẻ em để chủ động xử lý khi hỏa hoạn xảy ra ở chung cư hoặc tòa nhà cao tầng.
Đối với những vụ cháy nhỏ phát sinh trong căn hộ, nơi làm việc ở chung cư hoặc tòa nhà cao tầng. Trước tiên, cần phải bình tĩnh, nhận diện sơ bộ nguyên liệu phát sinh lửa, phải nhấn chuông báo cháy, cúp cầu giao điện. Nếu xét thấy có khả năng dùng phương tiện tại chỗ để dập tắt được đám cháy cần phải nhanh chóng sử dụng phương tiện phù hợp dập tắt đám cháy. Tránh trường hợp xử lý máy móc gọi ngay cho 114 hoặc vội vàng báo động mà không tích cực dập tắt đám cháy mới phát sinh dẫn đến hình thành đám cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng.
Đối với những đám cháy lớn, khó có khả năng dập tắt, cần phải nhấn chuông báo cháy để báo động, nhanh chóng báo hiệu cho người xung quanh khi họ chưa phát hiện đám cháy và tổ chức di tản theo lối thoát hiểm hoặc xử lý an toàn nhất theo từng tình huống.
Nếu bạn đang ở trong phòng kín, nghe chuông báo cháy, hãy bình tĩnh phán đoán. Khi chưa có khói trong phòng hãy nhanh chóng đóng kín cửa chính để hạn chế khói bay vào phòng. Hãy chuẩn bị sẵn một chiếc khăn thấm đẫm nước, nếu không có khăn có thể sử dụng áo của mình thấm nước để che mũi, miệng đề phòng khi di chuyển gặp phải khói lửa. Nếu kịp hãy chuẩn bị một chiếc chăn thấm nước để sẵn sàng vượt qua lửa khi cần thiết.
Khi đã chuẩn bị sẵn sàng thoát ra ngoài, cần dùng mu bàn tay (nếu dùng lòng bàn tay có khả năng bị bỏng sẽ gây khó khăn cho việc thoát hiểm) áp vào cửa để kiểm tra nhiệt độ bên ngoài xem có lửa cháy hay không. Khi thấy nhiệt độ bình thường, không vội vàng mở cửa tháo chạy mà cần phải hé mở cửa, đứng nép vào cánh cửa tránh bị lửa (nếu có) táp vào người và khói xông vào phòng.
Nếu nhận thấy an toàn hoặc có khả năng thoát khỏi phòng, căn hộ mới thoát ra ngoài qua lối thoát hiểm, khi ra khỏi phòng không nên bấm khóa cửa dự phòng có thể phải quay lại.
Tuyệt đối không sử dụng thang máy trong tình huống hỏa hoạn vì khi có báo cháy thông thường ban quản lý tòa nhà sẽ cúp điện hoàn toàn tòa nhà do đó hệ thống thang máy không thể vận hành hoặc bị dừng vận hành bất ngờ khi đang di chuyển.
Khi di chuyển đến lối thoát hiểm, nếu còn thời gian và điều kiện hãy báo động bằng cách gõ cửa các căn hộ, phòng mà bạn đi qua để báo động cho họ. Phải di chuyển nhanh nhất có thể nhưng cần chú ý nếu có khói phải cúi người hoặc bò, trườn để tránh làn khói hắt thẳng vào mặt gây ngạt thở. Khi di chuyển nên bám sát vách tường tránh đi giữa hành lang, nếu đông người nên di chuyển theo hàng dọc theo vách tường theo hướng dẫn của người đi đầu tránh trường hợp bị xô đẩy dẫn đến hoảng loạn.
Khi mở cửa lối thoát hiểm, cần phải quan sát bên dưới xem có an toàn không rồi mới di chuyển xuống dưới, cần bám vào lan can cầu thang bộ, không nên chen lấn, xô đẩy có thể dẫn đến ngã cầu thang, bị chấn thương, tạo nên trạng thái hoảng loạn của đám đông. Khi thoát ra ngoài, đến vị trí an toàn, cần phải kiểm danh các thành viên trong gia đình, xem xét có người bị thương, bị bỏng để sơ cứu hoặc gọi cứu thương.
Khi di chuyển theo lối thoát hiểm, có khả năng quần áo, đầu tóc của bạn bị bén lửa, đừng hoảng hốt bỏ chạy vì càng chạy ngọn lửa sẽ càng bùng to gây tổn thương nghiêm trọng cho bạn. Nếu lửa cháy trên tóc phải nhanh chóng cởi áo trùm kín đầu để dập lửa. Nếu lửa bén trên quần áo phải nằm ngay xuống đất, lăn qua lăn lại đến khi lửa tắt hẳn mới đứng dậy. Nếu người khác bị bén lửa hãy giúp họ bằng cách dùng mền, quần áo trùm lên người họ hoặc yêu cầu họ nằm xuống đất, lăn qua lăn lại để dập lửa.
Nếu di chuyển đến lối thoát hiểm, nhận thấy phía dưới lối thoát hiểm đã bị khói lửa phong tỏa phải tính toán tìm lối thoát hiểm khác hoặc chạy lên phía trên để tránh xa lửa, khói. Trường hợp tất cả cầu thang, lối thoát hiểm đã bị lửa khói xông vào cần phải quay lại nơi an toàn nhất. Có thể quay lại chính căn hộ, phòng làm việc của mình hoặc chọn một căn hộ, phòng làm việc có cửa sổ nơi có thể được lực lượng cứu hỏa ứng cứu.
Khi vào phòng, căn hộ, cần đóng cửa ra vào dùng quần áo, chăn mền, rèm cửa bằng vải… nhúng nước chèn bên dưới khe cửa để khói và hơi nóng không lọt vào bên trong. Nếu ở tầng quá cao, tốt nhất nên chờ lực lượng cứu hỏa ứng cứu không nên liều lĩnh leo ra bên ngoài hoặc nhảy xuống dưới. Trong thời gian đó cần phải chuẩn bị sẵn vật dụng để để có thể báo hiệu cho lực lượng ứng cứu.
Nếu đang ở tầng thấp, trong tình thế bị lửa khói bao vây bên ngoài, khi chưa có lực lượng ứng cứu, có thể tính toán phương án tận dụng vật liệu có sẵn trong căn hộ tết lại thành dây để leo xuống bên dưới, trước tiên cần cho một người khỏe mạnh đi trước, sau đó lần lượt buộc dây neo từng người xuống, ưu tiên cho trẻ em, người già và phụ nữ di chuyển trước.
Trong trường hợp đang ở trong căn hộ, phòng làm việc ở chung cư, tòa nhà cao tầng, khi nghe chuông báo cháy, khói đã tràn vào phòng cần phải nhanh chóng nằm xuống sàn để tránh làn khói, dùng khăn nhúng đẫm nước hoặc áo của mình nhúng nước bịt mũi, miệng. Kiểm tra cửa ra vào, dùng mu bàn tay kiểm tra cánh cửa cảm nhận độ nóng bên ngoài, có thể hé cửa để quan sát nếu thấy khói, mùi hóa chất, hơi nóng dày đặc phải đóng cửa lại ngay. Dùng vật liệu mềm nhúng nước chèn ở khe cửa bên dưới để hạn chế khói vào phòng.
Cần phải bình tĩnh chờ lực lượng ứng cứu, tránh hoảng loạn dẫn đến liều lĩnh trèo ra bên ngoài dẫn đến tai nạn hoặc mở cửa chính chạy ra ngoài gây nguy hiểm cho bản thân và những người trong căn hộ, trong phòng. Cần phải sử dụng đồ vật có sẵn trong nhà để báo hiệu cho lực lượng ứng cứu, dùng điện thoại di động gọi cho lực lượng cứu hộ để xác định rõ vị trí, tình trạng sức khỏe, mức độ nguy hiểm của bạn để lực lượng cứu hộ kịp thời ứng cứu.

TS Đoàn Văn Báu

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018

ANH ẤY CHỈ NGỒI ĐÓ...

ANH ẤY CHỈ NGỒI ĐÓ...

12h trưa, những tiếng hét thất thanh vang lên từ block B của chung cư Carina, Q.8. Khói bốc lên mù mịt, người dân hốt hoảng ôm con tháo chạy. Lại cháy ở tầng hầm B. Từ hướng dưới hầm, một anh chiến sỹ PCCC ôm bàn tay chạy lên, chân trần, người ướt sũng. Tay anh bỏng nặng, da gần như bị lột hoàn toàn. Nhưng anh ngồi đó, rên khe khẽ và đầu thì liên tục hướng về phía tầng hầm đang cháy. 

Báo chí, người dân và lực lượng cứu hộ lúc này đang tập trung về hướng tầng hầm để tác nghiệp và xử lý sự cố. Tôi nói anh "Anh không ngồi thế này được, phải đi cấp cứu ngay". Anh lắc đầu, đứng lên đi qua đi lại, vẫy vẫy bàn tay bị bỏng nặng có lẽ để cho bớt đau nhưng mắt vẫn hướng về phía các đồng nghiệp mình đang xử lý vụ cháy. 

Vừa chụp vội vài tấm ảnh (có cả tấm out nét như bên dưới) tôi vừa kêu to cầu cứu mọi người "Có ai chở anh ấy đi cấp cứu giùm với", mọi người lúc này mới quay lại nhìn. Khi ấy anh khều tay tôi nói nhỏ "chị ơi, chị giở áo hộ tôi xem lưng có bị gì không, sao tôi thấy rát quá". Tấm lưng anh đỏ rát loang lổ, cũng may mà có áo

ANH ẤY CHỈ NGỒI ĐÓ...

Chiếc xe của một bác công an tới, lúc này, phải sau gần 10 phút, anh mới được chở đi cấp cứu. Anh ấy chỉ ngồi đó, không kêu la, chỉ để mọi người tập trung xử lý đám cháy.